Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế vib, chi nhánh hoàn kiếm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 88 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Phan Thu Hiền
MỤC LỤC
1.1.2.1 Mô hình tổ chức 4
1.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh ngân hàng VIB Hoàn Kiếm 6
1.1.3.1 Ban lãnh đạo 6
1.1.3.2 Văn phòng 7
1.1.4.2 Hoạt động tín dụng 11
1.2.1 Mục đích, căn cứ của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư 15
1.2.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VIB Hoàn Kiếm 16
2.1.2 Định hướng cho công tác thẩm định tài chính dự án của chi nhánh trong giai đoạn 2011 - 2015 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
Nguyễn Thi Huyền – Kinh tế đầu tư 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Phan Thu Hiền
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TMCP : Thương mại cổ phần
NHTM : Ngân hàng thương mại
DADT : Dự án đầu tư
CBTĐ : Cán bộ thẩm định
NHNN : Ngân hàng nhà nước
VCSH : Vốn chủ sở hữu
TSCĐ : Tài sản cố định
HĐV : Huy động vốn
DT : Doanh thu
CP : Chi phí
DN : Doanh nghiệp
NVL : Nguyên vật liệu
VĐT : Vốn đầu tư
VNĐ : Việt Nam đồng
Thuế TNDN : Thuế thu nhập doanh nghiệp
Công ty TNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn
SXKD : Sản xuất kinh doanh


ROA : Thu nhập ròng trên tổng tài sản
ROE : Thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu
CSTK : Công suất thiết kế
Nguyễn Thi Huyền – Kinh tế đầu tư 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Phan Thu Hiền
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
BẢNG
1.1.2.1 Mô hình tổ chức 4
1.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh ngân hàng VIB Hoàn Kiếm 6
1.1.3.1 Ban lãnh đạo 6
1.1.3.2 Văn phòng 7
1.1.4.2 Hoạt động tín dụng 11
1.2.1 Mục đích, căn cứ của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư 15
1.2.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VIB Hoàn Kiếm 16
2.1.2 Định hướng cho công tác thẩm định tài chính dự án của chi nhánh trong giai đoạn 2011 - 2015 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
Biểu đồ 1: Tình hình huy động vốn của VIB Hoàn Kiếm giai đoạn 2006-2010
Error: Reference source not found
Biểu đồ 2: Tình hình sử dụng vốn của VIB Hoàn Kiếm 2006 – 2010 Error:
Reference source not found
Biểu đồ 3: Tình hình nợ quá hạn trung và dài hạn tai VIB Hoàn Kiếm 2006- 2010
Error: Reference source not found
Biểu đồ 4: Tình hình thẩm định dự án tại VIB Hoàn Kiếm 2006- 2010 Error:
Reference source not found
Nguyễn Thi Huyền – Kinh tế đầu tư 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Phan Thu Hiền
LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia (tầm vĩ mô), với
doanh nghiệp (tầm vi mô). Gắn liền với hoạt động đầu tư là các dự án đầu tư. Một
dự án đầu tư mới có tính khả thi hay không cần phải được xem xét và đánh giá một

cách chính xác và đầy đủ về dự án đó. Để từ đó doanh nghiệp mới có thể quyết định
có nên đầu tư hay không. Tuy nhiên, các dự án đầu tư thường đòi hỏi phải có một
lượng vốn lớn mà không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng tài chính để thực
hiện. Điều đó bắt buộc Doanh nghiệp phải tính đến phương án nguồn vốn khác.
Hệ thống ngân hàng thương mại là một trong những kênh dẫn vốn quan trọng
đối với các chủ đầu tư. Sự phát triển của các ngân hàng làm cho sự luân chuyển của
các dòng tiền nhanh hơn và tạo nhiều lợi ích hơn cho xã hội. Hiện thực đã chứng
minh điều đó, những năm gần đây hệ thống ngân hàng phát triển mạnh, rất nhiều
ngân hàng mới cả trong nước lẫn nước ngoài xuất hiện tại Việt Nam làm cho sự
phát triển của các ngành tăng cao.
Ngân hàng quốc tế VIB Việt Nam đã góp phần không nhỏ trước những thành
tựu trên. Là một trong những ngân hàng có hệ thống chi nhánh lớn, mạng lưới mở
rộng đến từng quận huyện của Hà Nội và các tỉnh thành phố trên khắp đất nước.
Với hoạt động nhiều năm đủ sức tài trợ cho nhiều hoạt động vay vốn của nhiều
thành phần kinh tế. Ngân hàng quốc tế VIB chi nhánh Hoàn Kiếm, một chi nhánh
của Ngân hàng VIB Việt Nam cũng luôn cố gắng để góp sức mình vào thành tựu
chung của hệ thống ngân hàng quốc tế.
Trong những năm vừa qua, mặc dù các ngân hàng thương mại nói chung và
ngân hàng TMCP quốc tế VIB nói riêng đã chú trọng đến công tác thẩm định nhưng
kết quả đạt được chưa thực sự tương xứng với sự phát triển của nền kinh tế. Chính
vì vậy, trong thời gian thực tập tại chi nhánh ngân hàng ngân hàng quốc tế VIB
Hoàn Kiếm, e đã chọn đề tài : “ Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án
đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế VIB, chi nhánh Hoàn Kiếm “
Về mục đích nghiên cứu của đề tài: Đi sâu tìm hiểu và phân tích quy trình,
nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư của các doanh nghiệp tại
chi nhánh ngân hàng VIB Hoàn Kiếm, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho bản
thân, đồng thời xem xét những tồn tại ở chi nhánh và đưa ra giải pháp, kiến nghị để
công tác thẩm định tại chi nhánh ngày càng hoàn thiện hơn.
Nguyễn Thi Huyền – Kinh tế đầu tư 49B
1

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Phan Thu Hiền
Về bố cục chuyên đề: bao gồm 2 chương:
Chương I : Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân
hàng quốc tế VIB – chi nhánh Hoàn Kiếm
Chương II : Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm
định tài chính dự án tại ngân hàng VIB Hoàn Kiếm
Chuyên đề tốt nghiệp này được hoàn thành với sự giúp đỡ của các anh chị ở
phòng tín dụng và phòng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng VIB Hoàn Kiếm.
Do hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm nên bài chuyên đề của em còn nhiều
điểm hạn chế, em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo bài
viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thi Huyền – Kinh tế đầu tư 49B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Phan Thu Hiền
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ
VIB – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
1.1 Vài nét về ngân hàng TMCP quốc tế VIB – chi nhánh Hoàn Kiếm
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP quốc tế
VIB – chi nhánh Hoàn Kiếm
Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam, viết tắt là ngân hàng quốc
tế (VIB), được thành lập ngày 18/9/1996, trụ sở đặt tại 198B Tây Sơn, quận Đống
Đa, Hà Nội.
Sau 14 năm hoạt động, VIB đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP
hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 94 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 4000 tỷ
đồng, mạng lưới chi nhánh hơn 130 đơn vị kinh doanh trên cả nước.
Từ ngày thành lập đến nay, VIB luôn được xếp hạng A theo các tiêu chí xếp

hạng của ngân hàng nhà nước. Trong nhiều năm gần đây, VIB luôn đạt mức tăng
trưởng nhanh và ổn định. Theo xếp hạng của UNDP, năm 2007, VIB là doanh
nghiệp lớn đứng thứ 137 trong số 200 doanh nghiệp hàng đầu trong nước. Báo
VietNamnet bình chọn VIB đứng thứ 3 trong số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất
Việt Nam về doanh thu. VIB cũng giành được nhiều danh hiệu và giải thưởng do
các tổ chức uy tín trong nước và nước ngoài trao tặng, như danh hiệu thương hiệu
mạnh Việt Nam, danh hiệu ngân hàng có dịch vụ bán lẻ được hài lòng nhất, ngân
hàng thanh toán quốc tế xuất sắc… Năm 2010 đánh dấu bước phát triển quan trọng
của VIB bằng việc hợp tác chiến lược với ngân hàng
Commonwealth( Commonwealth bank of Australia) – ngân hàng bán lẻ hàng đầu
của Úc.
Là một ngân hàng đa năng, VIB cung cấp những sản phẩm dịch vụ hiện đại,
tiện ích cho khác hàng. Với quyết tâm trở thành “ ngân hàng luôn sáng tạo và
hướng đến khách hàng nhất tại Việt Nam”, trong thời gian tới VIB sẽ tăng hiệu quả
sử dụng vốn và tăng cường năng lực quản trị điều hành, tiếp tục chú trọng phát triển
mạng lưới ngân hàng bán lẻ và các sản phẩm mới thông qua các kênh phân phối đa
Nguyễn Thi Huyền – Kinh tế đầu tư 49B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Phan Thu Hiền
dạng, cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói cho các nhóm khách hàng trọng tâm.
Ngân hàng quốc tế VIB chi nhánh Hoàn Kiếm, hay gọi tắt là VIB Hoàn Kiếm,
được thành lập vào 27/12/2004, là một trong 35 chi nhánh tại Hà Nội. VIB – chi
nhánh Hoàn Kiếm được thành lập do nhu cầu phát triển thị trường của VIB, đáp
ứng yêu cầu phát triển của 1 doanh nghiệp, và trên cơ sở nhu cầu thực tế của thị
trường đối với những sản phầm tài chính mà VIB phục vụ.
Chi nhánh đặt trụ sở tại 76 phố Huế, quận Hai Bà Trưng.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức ngân hàng VIB Hoàn Kiếm
1.1.2.1 Mô hình tổ chức
Ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam ( VIB ) được quản lý bởi hội đồng quản
trị ( HĐQT) và điều hành bởi tổng giám đốc ( TGĐ). VIB được tổ chức thành hệ

thống tập trung thống nhất; thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ
ngân hàng theo quy định của pháp luật.
VIB chi nhánh Hoàn Kiếm có các phòng ban sau :
- Văn phòng
- Phòng tín dụng
- Phòng kế toán nội bộ
- Phòng quan hệ đối ngoại và thanh toán quốc tế
- Phòng tiền tệ, kho quỹ
- Phòng kế hoạch và dịch vụ khách hàng
- Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Điều hành các phòng là các trưởng phòng, giúp việc các trưởng phòng là các
phó phòng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước TGĐ, HĐQT. Thực hiện nhiệm
vụ được giao, đồng thời có quyền giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong phòng,
quản lý, theo dõi, đánh giá kết quả công việc được giao và phải liên đới chịu trách
nhiệm trước TGĐ, HĐQT về những sai phạm xẩy ra của cán bộ phòng mình do
buông lỏng quản lý.
Nguyễn Thi Huyền – Kinh tế đầu tư 49B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Phan Thu Hiền
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu điều hành của VIB Hoàn Kiếm
Nguồn: Báo cáo thường niên VIB
Sơ đồ 2: Sơ đồ ban điều hành của VIB Hoàn Kiếm
Nguyễn Thi Huyền – Kinh tế đầu tư 49B
Chi nhánh
Văn
phòng
Phòng
tín
dụng
Phòng

kế
toán
nội bộ
Phòng
quan
hệ đối
ngoại

thanh
toán
quốc tế
Phòng
tiền tệ,
kho
quỹ
Phòng
kế
hoạch

dịch
vụ
khách
hàng
Tổ
kiểm
tra,
kiểm
toán
nội bộ
Giám đốc

Phó giám
đốc
Trưởng
phòng kế
toán
Tổ
kiểm
tra nội
bộ
Các
phòng
chuyên
môn
Phòng
giao
dịch
Quỹ
tiết
kiệm
5
Đơn vị giao dịch trực
thuộc
Ban giám đốc
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Phan Thu Hiền
Nguồn : Báo cáo thường niên VIB
1.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh ngân hàng VIB Hoàn Kiếm
Trước hết nói về chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh, VIB Hoàn Kiếm thực
hiện tốt các hoạt động của mình nhằm củng cố vị thế của VIB nói chung trên thị
trường và làm cho VIB Hoàn Kiếm nói riêng ngày một hoàn thiện, hiệu quả hơn
đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

Các hoạt động chính của chi nhánh là :
- Huy động vốn: Ngân hàng VIB Hoàn Kiếm huy động vốn của các tổ chức,
các nhân trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ
tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong và
ngoài nước
- Vay vốn của ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác: trong những
trường hợp cần thiết chi nhánh có thể nhờ tới sự giúp đỡ của ngân hàng Trung
Ương và các tổ chức tín dụng khác bằng cách vay vốn từ NHTW và các tổ chức tín
dụng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn: Hoạt động chính của ngân hàng là đi vay để
cho vay, gần 70% thu nhập của ngân hàng là từ hoạt động cho vay. Vì thế đây có
thể coi là hoạt động đặc trưng, căn bản của ngân hàng.
- Hùn vốn liên doanh theo quy định pháp luật: Chi nhánh có thể không đủ khả
năng tài trợ một dự án nên có thể liên kết với các ngân hàng khác để thực hiện cho
vay theo quy định của pháp luật.
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác: Ngân hàng
thực hiện thanh toán hộ giữa các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp bằng việc chiết
khấu thương phiếu, hối phiếu và các giấy tờ có giá.
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng
Mỗi phòng ban trong chi nhánh có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng
đều hỗ trợ giúp chi nhánh thực hiện tốt các hoạt động của mình.
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ chính của từng phòng ban trong chi nhánh
1.1.3.1 Ban lãnh đạo
Nguyễn Thi Huyền – Kinh tế đầu tư 49B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Phan Thu Hiền
Ban lãnh đạo gồm : một giám đốc và hai phó giám đốc.
Giám đốc ngân hàng là người đứng đầu, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
mình theo quy định của pháp luật và của ngân hàng cấp trên. Giám đốc chịu trách

nhiệm về hoạt động của Ngân hàng VIB Hoàn Kiếm. Giám đốc có quyền phân
công, uỷ quyền cho các phó giám đốc giải quyết và ký một số văn bản thuộc thẩm
quyền của mình.Ban giám đốc điều hành công việc theo chương trình, kế hoạch
tháng, quý, năm theo quy định của ngân hàng cấp trên.
Phó giám đốc là người trợ giúp công việc của Giám đốc, phụ trách điều hành
một số nghiệp vụ hoạt động kinh doanh của đơn vị và phải chịu trách nhiệm trước
Giám đốc, trước pháp luật về việc thực hiện các nghiệp vụ được phân công.
1.1.3.2 Văn phòng
Thực hiện những nhiệm vụ như: tuyển tập hồ sơ CBNV theo quy chế của VIB,
tổ chức phục vụ thi tuyển; theo dõi báo cáo các vấn đề về chế độ, tiền lương ; quản
lý TSCĐ, TSLĐ và các trang thiết bị, sản phẩm, vật liệu của VIB
1.1.3.3 Phòng tín dụng
Phòng tín dụng chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tín dụng của năm và tổ
chức thực hiện kế hoạch tín dụng; xây dựng quy trình nghiệp vụ tín dụng; trực tiếp
thẩm định và cho vay đối với cá nhân và tổ chức
1.1.3.4 Phòng kế toán nội bộ
Nhiệm vụ của phòng là thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các
công việc liên quan đến quản lý tài chính, chi tiêu nội tài chính của chi nhánh.
1.1.3.5 Phòng quan hệ đối ngoại và thanh toán quốc tế
Phòng này chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiệp vụ quan hệ đối ngoại và
thanh toán quốc tế. Cụ thể như:
- Thực hiện nghiệp vụ và thanh toán xuất nhập khẩu theo hạn mức được cấp
- Thực hiện nghiệp vụ về mua bán ngoại tệ
- Phối hợp với phòng kế toán thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài
1.1.3.6 Phòng tiền tệ kho quỹ
Nhiệm vụ của phòng là nhận và quản lý an toàn các loại tiền mặt, hồ sơ thế
chấp của khách hàng; thực hiện thu chi tiền mặt theo địa chỉ của khách hàng; lập và
Nguyễn Thi Huyền – Kinh tế đầu tư 49B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Phan Thu Hiền

báo cáo về tiền mặt, kho quỹ theo quy định của NHNN.
1.1.3.7 Phòng kế hoạch và dịch vụ ngân hàng
Có nhiệm vụ chính là nghiên cứu kinh tế, nghiên cứu thị trường tài chính –
tiền tệ, dự kiến chiến lược kinh doanh, xây dựng kế hoạch quý, năm và kế họach dài
hạn của VIB, thông báo chỉ tiêu kế hoạch cho đợn vị trực thuộc.
1.1.3.8 Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ có chức năng kiểm tra, kiếm toán các hoạt
động kinh doanh tại trụ sở chi nhánh và các đơn vị trực thuộc chi nhánh nhằm đảm
bảo thực hiện đúng pháp chế và quy định của nghành.
Mỗi phòng ban có nhiệm vụ khác nhau nhưng đều nhằm mục đích củng cố vị
thế của VIB nói chung trên thị trường, và làm cho VIB Hoàn Kiếm nói riêng ngày
càng hoàn thiện, hiệu quả, đáp ứng hơn nữa yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
1.1.4 Một số hoạt động kinh doanh của chi nhánh VIB Hoàn Kiếm
Chính thức đi vào hoạt động từ 27/12/2004, sau gần 8 hoạt động, VIB Hoàn
Kiếm đang từ bước khẳng định vị thế là một trong những chi nhánh có tốc độ phát
triển bền vững trong hệ thống
Với 28 cán bộ nhân viên VIB Hoàn Kiếm đã luôn nỗ lực để hoàn thành xuất
sắc các chỉ tiêu kinh doanh được giao. Để nâng cao chất lượng dịch vụ, bộ phận
dịch vụ khách hàng mà trực tiếp các giao dịch viên chi nhánh đã đóng góp không
nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh những nhân viên ngân hàng thân thiện và nhiệt
tình.Với nghiệp vụ vững vàng các giao dịch viên VIB Hoàn Kiếm nhiệt tình giải
đáp cặn kẽ mọi vướng mắc của khách hàng. Ngược lại thông qua hòm thư góp ý
khách hàng lại là những tư vấn viên tốt nhất cho chi nhánh trong việc hoàn thiện
chất lượng dịch vụ và phong cách phục vụ. Từ những việc làm thiết thực ấy VIB
Hoàn Kiếm đã, đang và sẽ dành được nhiều thiện cảm và ủng hộ của khách hàng
nhờ phương châm phục vụ “Ưu tiên số 1 - chất lượng dịch vụ khách hàng”.
Những năm qua đặc biệt là năm 2009, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa
các ngân hàng thương mại về tiền gửi từ khách hàng để đảm bảo nguồn vốn và
thanh khoản, chi nhánh Ngân hàng VIB Hoàn Kiếm vẫn đạt mức tăng trưởng tốt về
Nguyễn Thi Huyền – Kinh tế đầu tư 49B

8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Phan Thu Hiền
nguồn vốn.
1.1.4.1 Hoạt động huy động vốn
Công tác huy động vốn của Chi nhánh không ngừng tăng cao và được thể hiện
qua các năm dưới bảng sau:
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của VIB Hoàn Kiếm giai đoạn 2006-2010
Đơn vị : Triệu đồng
ST
T
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng nguồn huy động
(VNĐ)
823,467 898,372 978,938 1,154,600 1,298,708
I. Nguồn nội tệ huy động 573,382 637,627 759,637 793,668 1,004,026
1 Tiền gửi doanh nghiệp 198,678 200,467 234,788 247,842 292,828
2 Tiền gửi tiết kiệm 167,387 212,738 223,646 245,996 330,613
3 Phát hành các công cụ nợ 8,382 10,628 10,755 11,648 15,094
4
Tiền gửi các định chế tài
chính
100,657 145,678 173,342 183,223 231,192
5 Tiền vay các tổ chức khác 98,278 68,116 117,106 104,957 134,300
II.
Nguồn ngoại tệ huy
động
250,085 260,745 219,301 360,994 294,682
1 Tiền gửi doanh nghiệp 90,646 94,566 76,688 143,624 123,435
2 Tiền gửi tiết kiệm 57,878 58,133 45,678 72,552 18,738
3 Phát hành các công cụ nợ 4,678 5,355 6,456 6,767 7,525

4
Tiền gửi các định chế tài
chính
67,767 70,345 59,356 92,945 90,567
5 Tiền vay các tổ chức khác 29,116 32,346 31,123 45,106 54,417
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH VIB Hoàn Kiếm
giai đoạn 2006-2010)
Nguyễn Thi Huyền – Kinh tế đầu tư 49B
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Phan Thu Hiền
Biểu đồ 1: Tình hình huy động vốn của VIB Hoàn Kiếm giai đoạn 2006-2010
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ huy động vốn của chi nhánh ta thấy tổng
nguồn vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng qua các năm, trừ năm 2008,
do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tổng vốn huy động giảm.
Điển hình như tổng vốn huy động tăng từ 1,154,600 triệu đồng ( 1,154 tỉ đồng)
năm 2009 lên 1,298,708 ( 1,298 tỉ) năm 2010, tương ứng với tốc độ tăng 12,5%.
Trong đó huy động vốn bằng VNĐ chiếm 68,74% năm 2009 lên 77,3 % trong năm
2010 trên tổng vốn huy động. Trong khi đó huy động bằng ngoại tế giảm từ 33,86%
( 2009 ) xuống còn 22,7 % ( 2010). Nguyên nhân do năm 2009 lượng ngoại tệ vào
Việt Nam lớn và nguồn chủ yếu là do các kiều bào gửi về cho người thân qua hệ
thống ngân hàng.
Nguyên nhân tăng trưởng trong nguồn vốn huy động của chi nhánh là do:
- Chi nhánh được đầu tư vốn từ ngân hàng trên để mở rộng mạng lưới từ 01
phòng giao dich và 02 quỹ tiết kiệm ban đầu lên thành 04 phòng giao dịch và 04
Nguyễn Thi Huyền – Kinh tế đầu tư 49B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Phan Thu Hiền
quỹ tiết kiệm vào 2010.
- Chi nhánh luôn điều chỉnh lãi suất phù hợp với thị trường, áp dụng các
hình thức huy động vốn hợp lý giúp khách hàng tạo được lợi nhuận từ nguồn vốn

nhàn rỗi.
- Chi nhánh luôn tìm cách quảng bá, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ tạo nhiều
sự chọn lựa cho khách hàng.
1.1.4.2 Hoạt động tín dụng
Bên cạnh hoạt động huy động vốn cũng phải kể đến tình hình cho vay và đầu
tư lại của ngân hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng của ngân hàng, nó
mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Cho vay trong hoạt động của ngân hàng
là một quá trình tạo lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với chức
năng chính là đi vay để cho vay nên các ngân hàng nói chung cũng như ngân hàng
VIB Hoàn Kiếm nói riêng phải tìm mọi cách để thu hút khách hàng như: đầu tư,
phát triển các yếu tố nhằm nâng cao chất lượng của công tác tín dụng, đảm bảo kinh
doanh có hiệu quả và an toàn vốn. Kết quả là chi nhánh đã thực sự giúp các đơn vị
nhất là các doanh nghiệp nhà nước duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, luôn
quan tâm đến đầu tư trung và dài hạn, tạo môi trường giúp các doanh nghiệp đổi
mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản
phẩm giúp doanh nghiệp thắng trong cạnh tranh.
Bảng 2 : Tình hình sử dụng vốn của VIB Hoàn Kiếm giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ
tiêu
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
I. Doanh số cho vay 436,247 647,737 798,783 802,978 1,043,883
1. Cho vay ngắn hạn 301,282 435,367 498,382 535,318 795,922
2.
Cho vay trung và dài
hạn
134,965 212,370 300,402 267,660 247,961
II. Doanh số thu nợ 301,145 423,245 699,282 702,589 925,445
1. Thu nợ ngắn hạn 245,776 300,566 412,345 513,224 623,567
2.

Thu nợ trung và dài
hạn
55,369 122,679 386,937 189,365 301,878
III. Dư nợ cuối kỳ 299,456 400,344 578,666 625,689 801,010
1. Nợ ngắn hạn 199,567 289,563 404,345 504,223 595,641
Nguyễn Thi Huyền – Kinh tế đầu tư 49B
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Phan Thu Hiền
2. Nợ trung và dài hạn 99,889 110,781 174,321 121,466 205,369
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VIB Hoàn Kiếm 2006 -2010)
Biểu đồ 2: Tình hình sử dụng vốn của VIB Hoàn Kiếm 2006 – 2010
Từ bảng và biểu đồ trên cho thấy doanh số cho vay của ngân hàng tăng qua
các năm. Trong 2 năm 2006, 2007, do mới đi vào hoạt động được 2 năm ( bắt đầu
từ 27.12.2004) nên doanh số cho vay còn thấp. Những năm sau, doanh số cho vay
dần tăng lên do hoạt động kinh doanh đã bắt đầu đi vào quỹ đạo. Điển hình như
doanh số tăng từ 802,978 trđ ( 2009 ) lên 1,043,883tr đ ( 2010 ), tương ứng với tốc
độ tăng 30%. Điều này cho thấy tình hình phát triển kinh doanh trên địa bàn quận là
khá tốt dẫn đến nhu cầu vốn tăng. Tỉ lệ cho vay ngắn hạn trên tổng doanh số là
66,67% ( 2009 ) tăng lên 76,24% ( 2010) cho thấy ngân hàng tập trung vào cho vay
ngắn hạn để tăng khả năng đảm bảo an toàn vốn so với cho vay dài hạn. Đồng thời
doanh số thu nợ cũng thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỉ lệ doanh số
thu nợ trên doanh số cho vay năm 2010 tăng 1,156% so với 2009.
Nguyễn Thi Huyền – Kinh tế đầu tư 49B
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Phan Thu Hiền
Bảng 3 : Tình hình nợ quá hạn trung và dài hạn tại ngân hàng VIB Hoàn Kiếm
giai đoạn 2006-2010
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Doanh số thu nợ 300,132 387,225 471,086 508,772 605,345
Thu nợ ngắn hạn 264,546 339,503 409,266 448,395 523,244

Thu nợ trung, dài hạn 35,586 47,722 61,819 60,377 82,101
Dư nợ cuối kì 287,467 372,886 450,357 540,882 632,234
Nợ ngắn hạn 256,277 323,259 379,432 465,507 547,468
Nợ trung và dài hạn 31,190 49,627 70,925 75,375 84,766
Nợ quá hạn 5,476 6,053 6,758 7,482 8,045
Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 1,904% 1,62% 1,5% 1,38 1,272%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2006-2010)
Biểu đồ 3: Tình hình nợ quá hạn trung và dài hạn tai VIB Hoàn Kiếm 2006- 2010
Nguyễn Thi Huyền – Kinh tế đầu tư 49B
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Phan Thu Hiền

Bảng doanh số thu nợ cũng đã cho ta thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay năm 2007 tăng 0,73% so với năm
2007, sang năm 2008 tăng lên 0,76%. Tiếp theo đó tăng dần qua các năm, năm 2009
doanh số thu nợ trên doanh số cho vay đạt 0,79% và đến năm 2010 mặc dù tăng k
nhiều nhưng cũng đạt 0,8%. Có được kết quả này, ngân hàng phải thường xuyên
theo dõi hoạt động kinh doanh của khách hàng, kiểm tra, đôn đốc và đẩy mạnh công
tác thu nợ. Về dư nợ cuối kỳ, năm 2008 tăng 20,78% so với năm 2007, sang năm
2009 thì bằng 20,1%. Trong đó nợ ngắn hạn chiếm 84,25% năm 2008 và chiếm
86,06% năm 2009. Điều này cho thấy ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn vì đây
là nguồn vốn có khả năng quay vòng nhanh và do chi nhánh Hoàn Kiếm thành lập
chưa lâu nên khả năng huy động vốn chưa cao, việc cho vay ngắn hạn sẽ giúp cho
vốn huy động được luân chuyển nhanh hơn.
Bên cạnh đó việc quản lý nợ của ngân hàng VIB Hoàn Kiếm có nhiều chuyển
biến tích cực. Nhìn vào bảng doanh số thu nợ ta thấy ngay tỷ lệ nợ quá hạn trên
tổng dư nợ giảm dần qua các năm. Năm 2006 đang là 1,904%, đến năm 2007 giảm
xuống còn 1,62% và đến 2010 chỉ còn 1,272%. Điều này cho thấy việc quản lý các
khoản nợ ngày càng có hiệu quả. Chi nhánh luôn tập trung mọi nguồn lực để thu nợ,
luôn luôn có kế hoạch để đôn đốc người vay trả nơ, phân loại các khoản nợ của

khách hàng theo quy định của NHNN để có các biện pháp xử lý.
1.1.4.3 Các hoạt động kinh doanh khác
1.1.4.3.1 Hoạt động thanh toán
Được trang bị thiết bị, máy móc tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin và có
mạng lưới liên kết chặt chẽ tạo niềm tin và sự thuận lợi cho khách hàng. Nhờ đó mà
doanh số từ hoạt động thanh toán tăng đáng kể từ năm 2009 đến năm 2010. Trong
đó, thu chi hộ giữa các tổ chức tín dụng là 55,804 triệu năm 2009 lên 67,890 năm
2010. Thanh toán hộ giữa các tổ chức tín dụng là 45,602 tr năm 2009 lên 78,900tr
năm 2010.
1.1.4.3.2 Các hoạt động dịch vụ khác
Tuy không phải là hoạt động chính của ngân hàng nhưng các hoạt động này
mang lại doanh thu không nhỏ cho ngân hàng bên cạch đó các hoạt động này tạo sự
thuận tiện trong kinh doanh cho khách hàng như: thu từ nghiệp vụ bảo lãnh tăng từ
556 triệu năm 2009 lên 667 tr năm 2010. Thu từ dịch vụ ngân quỹ tăng từ 415tr
Nguyễn Thi Huyền – Kinh tế đầu tư 49B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Phan Thu Hiền
năm 2009 lên 598 triệu năm 2010
1.2 Thực trạng thẩm định tài chính dự án vay vốn đầu tư tại NH quốc tế
VIB Hoàn Kiếm
1.2.1 Mục đích, căn cứ của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư
1.2.1.1 Mục đích thẩm định tài chính
Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, chi nhánh ngân hàng VIB Hoàn Kiếm
phải thẩm định trên nhiều phương diện khác nhau để làm sao có cái nhìn khách
quan trước khi quyết định cho vay. Chi nhánh VIB Hoàn Kiếm với tư cách là người
cho vay, tài trợ cho dự án đầu tư, đặc biệt quan tâm đến khía cạnh thẩm định tài
chính dự án, nó có ý nghĩa quyết định trong các nội dung thẩm định. Hoạt động cho
vay là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, các khoản cho vay
thường chiếm 60% tài sản của ngân hàng và 65 - 70% lợi tức ngân hàng sinh ra từ
các hoạt động cho vay. Thành công của ngân hàng tuỳ thuộc chủ yếu vào việc thực

hiện kế hoạch tín dụng và thành công tín dụng, xuất phát từ chính sách cho vay của
ngân hàng. Trong các hoạt động cho vay của ngân hàng thì cho vay theo dự án được
ngân hàng đặc biệt quan tâm vì nó đòi hỏi vốn lớn, thời hạn kéo dài và rủi ro cao
nhưng lợi nhuận cao. Vô số các rủi ro khác nhau khi cho vay nói chung và cho vay
theo dự án nói riêng, xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc không chi trả
được nợ khi đến hạn. Do đó để quyết định có chấp nhận cho vay hay không, ngân
hàng cần phải coi trọng phân tích tín dụng nói chung và thẩm định tài chính dự án
nói riêng. Thông qua việc thẩm định này, ngân hàng có cái nhìn toàn diện về dự án
đánh giá về nhu cầu tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và tình hình sử dụng nguồn
vốn, hiệu quả tài chính mà dự án mang lại cũng như khả năng trả nợ của dự án.
Với mục tiêu hoạt động là an toàn và sinh lời, ngân hàng VIB chi nhánh Hoàn
Kiếm chỉ cho vay đối với các dự án có hiệu quả tài chính tức là dự án mang lại lợi
nhuận và khả năng trả nợ thì ngân hàng mới có thể thu hồi được gốc và lãi, khoản
cho vay mới đảm bảo, Ngân hàng mới có được khoản vay có chất lượng.
1.2.1.2 Căn cứ thẩm định tài chính dự án
Công tác thẩm định tài chính dự án chủ yếu cần dựa vào hồ sơ tín dụng của dự
án bao gồm:
• Giấy đề nghị vay vốn
Nguyễn Thi Huyền – Kinh tế đầu tư 49B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Phan Thu Hiền
• Các tài liệu chứng minh năng lực pháp lý của chủ đầu tư
• Tài liệu về tài chính
• Tài liệu thuyết minh vay vốn
• Tài liệu về bảo đảm tín dụng
Trong đó quan trong nhất là các tài liệu về tài chính của khách hàng vay vốn,
bao gồm:
- Báo cáo tài chính của 2-3 năm gần nhất bao gồm : bảng cân đối kế toán,
bảng lưu chuyển tiền tệ, bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp vay vốn.

- Bảng kê công nợ tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
- Bảng liệt kê các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho.
- Liệt kê những nguồn tài trợ vốn cho dự án, khả năng tài chính của các cổ đông
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh, bảng dự kiến doanh thu của dự án.
Ngoài ra công tác thẩm định tài chính còn dựa trên một số căn cứ pháp lý sau:
- Các văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động đầu tư do các cơ quan chức năng
nhà nước ban hành: luật đầu tư 2006 số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005, luật Doanh
nghiệp 2005, Luật thương mại 2005, pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, nghị định
78/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 quy định về đầu tư trực tiếp nước ngoài,
- Quản lý, sử dụng trích khấu hao tài sản cố định theo thông tư 203/2009/TT-
BTC ngày 20-10-2009 của Bộ Tài Chính
- Quy chế về giới hạn tín dụng và thẩm quyền phê duyệt tín dụng của hệ thống
ngân hàng VIB ban hành kèm theo
- Các tiêu chuẩn, quy phạm, các định mức kinh tế kỹ thuật: như công văn số
1784/BXD về định mức vật tư, công văn 1776/BXD về định mức dự toán xây dựng
công trình xây dựng, văn bản 28/2010/TT- BTNMT định mức kinh tế kỹ thuật về
điều tra đánh giá chất lượng đất
- Các quy ước, thông lệ quốc tế nếu dự án có những yếu tố vượt khỏi phạm vi
quốc gia như: nguồn nguyên liệu đầu vào nhập khẩu, khách hàng nước ngoài
- Một số tài liệu liên quan khác như Bộ luật tố tụng dân sự 2005
1.2.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VIB Hoàn Kiếm
1.2.2.1 Quy trình thẩm định dự án tại VIB Hoàn Kiếm
Quá trình thẩm định dự án đầu tư tại VIB Hoàn Kiếm được thông qua các
phòng Tín dụng, phòng Thẩm định, Cán bộ tín dụng (CBTD), Cán bộ thẩm định
(CBTĐ), phòng Nguồn vốn và một số phòng khác có liên quan. Tuy nhiên quy trình
Nguyễn Thi Huyền – Kinh tế đầu tư 49B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Phan Thu Hiền
này chỉ mang tính chất định hướng, tổng quát và cơ bản. Trong quá trình thẩm định
dự án, tuỳ theo quy mô, tính chất, đặc điểm của từng dự án đầu tư xin vay vốn, tuỳ

từng khách hàng và điều kiện thực tế, CBTĐ sử dụng linh hoạt các nội dung theo
mức độ hợp lý để bảo đảm tính hiệu quả của công tác thẩm định. Tuỳ theo từng dự án
cụ thể mà CBTĐ cũng có thể xem xét bỏ qua một số nội dung nếu không phù hợp.
Khi có một dự án xin vay vốn Ngân hàng các cán bộ ngân hàng VIB Hoàn
Kiếm thực hiện theo quy trình tác nghiệp về tín dụng gồm 3 bước sau:
+ Bước 1: Kiểm tra tính hợp lý đầy đủ của bộ hồ sơ pháp lý.
a/ Hồ sơ pháp lý với khách hàng vay vốn lần đầu hoặc có thay đổi
- Quyết định thành lập.
- Đăng ký kinh doanh.
- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng.
- Điều lệ tổ chức và hoạt động.
- Quy chế tổ chức
- Nghị quyết của HĐQT hoặc HĐTV về việc giao quyền cho Giám đốc ký kết
các tài liệu về vay vốn , thế chấp, cầm cố.
- Giấy phép hoặc hạn ngạch XNK
b/ Hồ sơ kinh tế.
Bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả SXKD, báo cáo lưu chuyển
tiền tệ, thuyết minh báo cao lưu chuyển tiền tệ.
c/ Hồ sơ vay vốn
Bao gồm: giấy đề nghị vay vốn, dự án đề nghị vay vốn, hợp đồng kinh tế liên
quan đến khoản vay.
d/ Hồ sơ đảm bảo tiền vay
- Giấy chứng nhận sở hữu tài sản và các giấy tờ có liên quan
+ Bước 2: Thẩm định khách hàng
- Thẩm định yếu tố phi tài chính : Khả năng quản lý , kinh doanh theo ngành
nghề quản lý, kinh nghiệm kinh doanh , vị thế của doanh nghiệp, uy tín của doanh
Nguyễn Thi Huyền – Kinh tế đầu tư 49B
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Phan Thu Hiền
nghiệp trên thị trường.

- Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng: Tình hình SXKD có ổn định
và hiệu quả không , có khả năng bảo toàn và tăng vốn tự có không, có đủ vốn chủ
sở hữu tham gia vào dự án theo quy định của NHCT hay không, tài sản có tính
thanh khoản ra sao, hàng hoà vật tư tồn kho , tình hình luân chuyển công nợ , có
khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn…
+ Bước 3: Thẩm định DAĐT
- Cơ sở pháp lý của dự án: Luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án và quyết
định phê duyệt của các cấp có thẩm quyền theo quy chế đầu tư. Giấy phép đầu tư
thuộc dự án , giấy phép xây dựng , giấy phép sử dụng tài nguyên , hợp đồng bảo
hiểm , chứng nhận bảo hiểm. Phê duyệt tổng dự toán dự án của cấp có thẩm quyền,
hợp đồng mua bán những thiết bị trong nước, hợp đồng nhập khẩu thiết bị, hợp
đồng giao thâu xây lắp…
- Thẩm định phương diện thị trường: Khả năng cung cấp đầu vào, khả năng
tiêu thụ sản phẩm…
- Thẩm định phương diện kỹ thuật nhân lực hạ tầng
- Thẩm định phương diện tổ chức sản xuất và quản lý
- Thẩm định phương diện kinh tế – tài chính:thời hạn thu hồi vốn đầu tư, tỷ
suất sinh lời của dự án, điểm hoà vốn của dự án, NPV, IRR, độ nhạy của dự án
1.2.2.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VIB Hoàn Kiếm
Thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính nói riêng là một phần
không thể thiếu trong nghiệp vụ cho vay của ngân hàng. Đây cũng là công đoạn
phức tạp, đòi hỏi kiến thức tổng hợp và chuyên sâu, kinh nghiệm cũng như sự nhạy
cảm nghề nghiệp của cán bộ thẩm định. Các dự án đầu tư thường có quy mô vốn
lớn và thời gian kéo dài, do đó việc thẩm định trước khi cho vay đòi hỏi phải có một
quy rình chặt chẽ. NH VIB Hoàn Kiếm rất coi trong khâu thẩm định tài chính trước
khi cho vay và luôn tuân thủ theo các bước của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tại
VIB Hoàn Kiếm việc thẩm định tài chính dự án đầu tư cũng tuân theo 3 bước giống
thẩm định chung.
B1: Thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ dự án
Nguyễn Thi Huyền – Kinh tế đầu tư 49B

18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Phan Thu Hiền
B2: Thẩm định khách hàng vay vốn
B3: Thẩm định tài chính dự án đầu tư
Trong quá trình thẩm định, CBTĐ tiến hành tiến hành bước 1 và bước 2 trong
quy trình. Nếu đủ tiêu chuẩn, tức là hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, khách hàng có uy tín,
năng lực thì mới tiếp tục thực hiện thẩm định dự án đầu tư.
Sơ đồ 3: Quy trình thẩm định tài chính dự án tại VIB Hoàn Kiếm
( Nguồn: Tài liệu thẩm định VIB Hoàn Kiếm)
Bước 1: Xác định và phân tích mô hình đầu vào, đầu ra của dự án
Tùy theo từng loại hình đầu tư của từng dự án mà cách xác định mô hình đầu
vào, đầu ra của dự án khác nhau. Nhằm đảm bảo kết quả thẩm định phản ánh trung
thực, chính xác khả năng trả nợ của chủ đầu tư.
+ Đối với những dự án xây mới: Việc xác định quy mô đầu vào và đầu ra của
Nguyễn Thi Huyền – Kinh tế đầu tư 49B
19
Phân tích các yếu tố đầu
vào, đầu ra dự án
Phân tích nhu cầu sản
xuất của dự án
Lập bảng tính trung
gian
Đánh giá các hiệu quả tài
chính dự án
Tiến hành phân tích độ
nhạy
Ra quyết định về tính khả
thi hay không của dự án
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Phan Thu Hiền
dự án được dễ dàng vì khoản mục của dự án được tách biệt rõ ràng.

+ Đối với những dự án đầu tư mở rộng quy mô sản xuất: Hiệu quả của dự án
được các cán bộ thẩm định xác định trên cơ sở công suất tăng thêm, sản lược tăng
thêm của dự án sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư.
+ Đối với những dự án đầu tư theo chiều sâu, nâng cấp cơ sở hạ tầng: Hiệu
quả của dự án được xác định trên cơ sở là doanh thu tăng thêm, chi phí tiết kiệm,
năng suất lao động, chất lượng của sản phẩm, của dự án sau khi đầu tư.
Trên cơ sở đó CBTĐ đi xem xét các yếu tố đầu ra cần thiết để tính toán các chỉ
tiêu hiệu quả. Chúng được thực hiện bao gồm những bước sau:
- Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án bao gồm: thị trường mục
tiêu, giá bán, tình hình cung cầu sản phẩm của dự án, chu kỳ sản phẩm, xác định
những yếu tố này nhằm đánh giá xem hình thức đầu tư của dự án có hợp lý hay
không. Kỹ thuật công nghệ: công suất, thời gian khấu hao, đời của dự án, định mức
tieu hao nguyên vật liệu.
- Nguồn cung cấp NVL có tương ứng với công suất đã đề ra hay không
- Tổ chức quản lý: nhu cầu lao động, chi phí tiền lương.
- Kế hoạch thực hiện ngân sách.
Sau đó tính toán cho trường hợp thực tế của dự án, trường hợp mà nhà đầu tư
đã kỳ vọng cho tương lai và những trường hợp mà độ xác suất của chúng chưa tin
cậy và nhạy cảm khi có tác động của các yếu tố khác.
Bước 2: Lập bảng tính trung gian
Bảng tính trung gian bao gồm:
Bảng 1: Bảng dự tính sản lượng và doanh thu của dự án
Bảng 2: Bảng tính chi phái hàng năm của dự án: chi phí hoạt động, nhu cầu
vốn lưu động tăng thêm hàng năm, khấu hao, lãi vay, nhu cầu nhiên liệu
Bảng 3: Bảng tính khấu hao: được xác định bằng các quy định của các cơ
quan nhà nước về tính khấu hao.
Bảng 4: Bảng tính lãi vay phải trả hàng năm.
Bước 3 : Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án
Trong bước này CBTĐ đã tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án bao gồm:
Nguyễn Thi Huyền – Kinh tế đầu tư 49B

20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Phan Thu Hiền
+ Bảng dòng tiền của dự án: Từ bảng dòng tiền CBTĐ có thể xác định được
khả năng trả nợ của dự án nên bảng dòng tiền của dự án là rất cần thiết. Bảng dòng
tiền cho ta biết giá trị hiện tại ròng NPV, tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR, thời gian thu
hồi vốn đầu tư T là những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chính xác nhất vì nó đưa
tất cả các yếu tố của dòng tiền về cùng một thời gian.
+ Bảng kế hoạch trả nợ vay vốn của dự án
Bước 4: Tiến hành phân tích độ nhạy
Ở bước này cán bộ thẩm định cần đi theo trình tự sau:
+ Xác định những yếu tố trong bảng dòng tiền có thể thay đổi để tính toán độ nhạy.
+ Liên kết những dữ liệu trong bảng tính có liên quan tới mỗi biến.
+ Xác định các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính của dự án, khả năng trả nợ
của dự án như : NPV, IR, T, ROA, ROE
1.2.3 Các phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư của chi nhánh
1.2.3.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự
Trong phương pháp này, việc thẩm định tài chính được tiến hành theo một trình
tự từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau. Quy trình
này được thực hiện dưới sự phối hợp giữa phòng đầu tư với phòng thẩm định.
Phòng đầu tư tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư và tiến hành thẩm định tổng quát
các nội dung cơ bản thể hiện tính pháp lý, tính phù hợp, tính hợp lý của dự án đặc
biệt là hiệu quả tài chính dự án. Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát
dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án trong chiến lược phát triển nghành
và xã hội, xác định các căn cứ pháp lý của dự án đảm bảo khả năng kiểm soát được
của bộ máy quản lý dự án dự kiến. Đồng thời dự tính hiệu quả mà dự án mang lại.
1.2.3.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu
Khi thẩm định tài chính về mua sắm trang thiết bị, máy móc hay nguyên vật
liệu, phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu thường được sử dụng. Các chỉ tiêu
của dự án sau khi được tính toán dựa trên cơ sở những phân tích về thị trường và kỹ
thuật công nghệ sử dụng sẽ đượng so sánh với các chỉ tiêu tương ứng của các dự án

khác cùng loại và đnag hoạt động, hoặc với giá thành chung trên thị trường. Các
chỉ tiêu của dự án có thể được so sánh với:
Nguyễn Thi Huyền – Kinh tế đầu tư 49B
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Phan Thu Hiền
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế xây dựng; quy chuẩn, tiêu chuẩn về công
nghệ thiết bị.
- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng nguyên liệu, nhân công, tiền
lương, chi phái quản lý của nghành theo các định mức kinh tế - kỹ thuật hiện
hành.
- Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm mà thị trường đòi hỏi.
- Các định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành của
nhà nước, của nghành đối với doanh nghiệp cùng loại.
- Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư; các chỉ tiêu về hiệu
quả đầu tư ( ở mức trung bình tiên tiến ).
Và khi xuất hiện các vấn đề liên quan đến việc nhập khẩu hay xuất khẩu công
nghệ hay nguyên vật liệu thì cán bộ thẩm định phối hợp với bộ phận ngoại hối để
xác định giá thành của các dây chuyền công nghệ qua các L/C chuyển về hoặc
chuyển ra nước ngoài.
1.2.3.3 Phương pháp dự báo
Khi tính doanh thu dự án, CBTĐ thường sử dụng phương pháp dự báo để ước
tính mức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, ước tính nhu cầu thị trường cũng như xu
hướng phát triển và khả năng cạnh tranh trên thị trường hay giá cả và chất lượng
của công nghệ, thiết bị, nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và tính khả
thi của dự án. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi trình độ của CBTĐ phải cao, có
nhiều kinh nghiệm và nhạy bén trong việc dự báo tình hình và rất khó thu thập đầy
đủ số liệu để dự báo.
1.2.3.4 Phương pháp phân tích độ nhạy
Phương pháp này được sử dụng rất nhiều trong thẩm định tài chính, để kiểm
tra tính vững chắc về hiểu quả tài chính của dự án xin vay vốn. Các cán bộ thẩm

định sẽ xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khi các yếu tố có liên
quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Muốn vậy, trước hết phải xác định được những yếu tố
gây ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án . Sau đó dự kiến
một số tình huống bất trắc có thể xẩy ra trong tương lai theo chiều hướng xấu đối
với dự án như: vượt chi phí đầu tư, có thay đổi về chính sách thuế theo hướng bất
lợi…Qua đó đánh giá tác động của cá yếu tố đó đến hiêuj quả tài chính của dự án
đang xem xét.
Mức độ sau chênh lệch so với dự kiến của các yếu tố ảnh hưởng đến dự án
Nguyễn Thi Huyền – Kinh tế đầu tư 49B
22

×