Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí kinh tế ở huyện yên mô,tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.92 KB, 84 trang )

MC LC
DANH MC CC CH VIT TT
DANH MC CC BNG, BIU
DANH MC CC CH VIT TT 1
LI M U 1
Rt nhiu nghiờn cu khỏc nhau v nguụn nhõn lc, v cht lng ngun
nhõn lc cng nh cht lng i ng cỏn b cụng chc trong quỏ trỡnh cụng
nghip húa, hin i húa. Mt s nghiờn cu v nõng cao cht lng ngun
nhõn lc ca mt s ngnh kinh t c th nh: lun vn thc s ca H Quc
Thỏi (2010) Phỏt trin ngun nhõn lc kho bc tnh Thỏi Nguyờn; Phát
triển nguồn nhân lực quản lý bay trong quá trình hiện đại hoá ngành hàng
không Việt Nam ca Th Sỏnh; Phát triển nguồn nhân lực ngành hải
quan Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Lấy ví dụ ở hải
quan tỉnh Đồng Nai) ca Huỳnh Thanh Bình; Phỏt trin ngun nhõn lc cho
qun lý d ỏn xõy dng trong lnh vc giao thụng ng b Vit Nam ca
Hong c Thng 2
C S Lí LUN V THC TIN V NNG CAO 5
CHT LNG I NG CN B QUN Lí KINH T TRONG QU
TRèNH CễNG NGHIP HểA, HIN I HểA 5
THC TRNG CHT LNG I NG CN B 33
QUN Lí KINH T HUYN YấN Mễ, TNH NINH BèNH 33
CHNG 3 61
INH HNG VA GIAI PHAP NNG CAO CHT LNG ễI NGU
CAN Bễ QUAN LY KINH Tấ HUYấN YấN Mễ TINH NINH BINH . .61
DANH MC CC CH VIT TT
CNH - HH : Cụng nghip hoỏ hin i hoỏ
NNL : Nguồn nhân lực
CMNV : Chuyên môn nghiệp vụ
CN - TTCN : Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
DANH MC CC BNG, BIU
DANH MC CC CH VIT TT 1


LI M U 1
Rt nhiu nghiờn cu khỏc nhau v nguụn nhõn lc, v cht lng ngun
nhõn lc cng nh cht lng i ng cỏn b cụng chc trong quỏ trỡnh cụng
nghip húa, hin i húa. Mt s nghiờn cu v nõng cao cht lng ngun
nhõn lc ca mt s ngnh kinh t c th nh: lun vn thc s ca H Quc
Thỏi (2010) Phỏt trin ngun nhõn lc kho bc tnh Thỏi Nguyờn; Phát
triển nguồn nhân lực quản lý bay trong quá trình hiện đại hoá ngành hàng
không Việt Nam ca Th Sỏnh; Phát triển nguồn nhân lực ngành hải
quan Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Lấy ví dụ ở hải
quan tỉnh Đồng Nai) ca Huỳnh Thanh Bình; Phỏt trin ngun nhõn lc cho
qun lý d ỏn xõy dng trong lnh vc giao thụng ng b Vit Nam ca
Hong c Thng 2
C S Lí LUN V THC TIN V NNG CAO 5
CHT LNG I NG CN B QUN Lí KINH T TRONG QU
TRèNH CễNG NGHIP HểA, HIN I HểA 5
THC TRNG CHT LNG I NG CN B 33
QUN Lí KINH T HUYN YấN Mễ, TNH NINH BèNH 33
CHNG 3 61
INH HNG VA GIAI PHAP NNG CAO CHT LNG ễI NGU
CAN Bễ QUAN LY KINH Tấ HUYấN YấN Mễ TINH NINH BINH . .61
Biu 2.1 : V s lng cỏn b ca huyn Yờn mụ qua cỏc nm (2005- 2010)
Error: Reference source not found
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nhiều nghiên cứu và thực tiễn đã khẳng định nguồn nhân lực là một yếu
tố, là một tiền đề quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc
biệt đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn,
chất lượng nguồn nhân lực (đặc biệt cán bộ quản lý kinh tế) trở thành vấn đề
mấu chốt cho tiến sự thành công của tiến trình này. Đối với địa bàn Huyện,
cán bộ quản lý kinh tế góp phần triển khai, thực hiện chiến lược, chính sách

phát triển kinh tế của Đảng, Nhà Nước trong hoạt động thực tế của các cấp cơ
sở. Quá trình phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam đòi hỏi các cán bộ quản lý kinh tế cần am hiểu kinh tế thị trường, vận
dụng kiến thức kinh tế thị trường vào quản lý kinh tế trong điều kiện mới.
Chính vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực này ở các cấp, nhất là cấp huyện, có
ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của quá trình CNH, HĐH nông
nghiệp nông thôn.
Yên Mô nằm ở phía Đông Nam tỉnh Ninh Bình, Kinh tế ở huyện Yên mô
nông nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng. Chất lượng đội ngũ lao động, chất
lượng cán bộ quản lý kinh tế ở huyện Yên mô là một yếu tố đáng kể hạn chế
khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp,
ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Tuy huyện Yên Mô đã nỗ lực nhiều trong xây dựng đội ngũ
cán bộ quản lý kinh tế, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập đòi hỏi phải
có sự nỗ lực hơn mới đáp ứng tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn mới.
Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, trong kế hoạch 5 năm và
quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình, cũng như trong
quy hoạch phát triển của từng ngành cho giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng
tới 2020 thì việc cần có đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện là vấn đề
hết sức quan trọng.
1
Vi ý ngha ú, tỏc gi la chn ti Nõng cao cht lng i ng cỏn
b qun lớ kinh t huyn Yờn Mụ,tnh Ninh Bỡnh nghiờn cu cho lun vn cao hc.
2. Tỡnh hỡnh nghiờn cu ca ti.
Rt nhiu nghiờn cu khỏc nhau v nguụn nhõn lc, v cht lng ngun
nhõn lc cng nh cht lng i ng cỏn b cụng chc trong quỏ trỡnh cụng
nghip húa, hin i húa. Mt s nghiờn cu v nõng cao cht lng ngun
nhõn lc ca mt s ngnh kinh t c th nh: lun vn thc s ca H Quc
Thỏi (2010) Phỏt trin ngun nhõn lc kho bc tnh Thỏi Nguyờn; Phát triển
nguồn nhân lực quản lý bay trong quá trình hiện đại hoá ngành hàng không Việt

Nam ca Th Sỏnh; Phát triển nguồn nhân lực ngành hải quan Việt nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Lấy ví dụ ở hải quan tỉnh Đồng Nai) ca
Huỳnh Thanh Bình; Phỏt trin ngun nhõn lc cho qun lý d ỏn xõy dng trong
lnh vc giao thụng ng b Vit Nam ca Hong c Thng.
Mt s nghiờn cu v thc trng v gii phỏp nõng cao cht lng ngun
nhõn lc cỏc a phng trong tnh nh: ti thc s ca tỏc gi Phm
Thanh H v Nõng cao cht lng ngun nhõn lc qun lý nh nc v kinh
t thnh ph Ninh Bỡnh, tnh Ninh Bỡnh. Tuy nhiờn cỏc ti trờn mi ch
i sõu vo phõn tớch khớa cnh phm vi c nc, hoc ch nghiờn cu pham
vi mụt nganh kinh tờ cu thờ, cha i sõu vo nghiờn cu mt cỏch y ,
ton din v c tip cn mt cỏch cú h thng t c s lý lun n thc tin
trờn gúc ca kinh t chớnh tr cua cõp huyờn, t ú a ra cỏc gii phỏt
phự hp cú tớnh thc tin ỏp dng, nhm phỏt trin NNL noi chung can bụ
quan ly kinh tờ noi riờng cho cõp huyờn . Vỡ vy ờ tai m tỏc gi la chn l
khụng tnao trung lp vi ờ tai tac gia nghiờn cu trong luõn vn nay.
3. Mc ớch nghiờn cu ca lun vn
- Gúp phn lm rừ nhng vn lý lun c bn v cht lng cỏn b
qun lý kinh t núi chung v cht lng can bụ quan ly kinh tờ cp huyn
2
- Đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ quản lý kinh tế huyện Yên Mô,
tỉnh Ninh Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
quản lý kinh tế huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh
tế và phát triển kinh tế huyện trong những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế.
- Phạm vị nghiên cứu:
+ Về không gian: trên địa bàn huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
+ Thời gian: Từ năm 2005 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Quá
trình nghiên cứu tác giả sử dụng các phương pháp phân tích, nghiên cứu kinh
tế như: phương pháp phân tích hệ thống, thống kê, so sánh, sử dụng các kết
quả điều tra đồng thời kết hợp các công trình nghiên cứu khoa học quản lý
cũng như qua nghiên cứu thực tiễn để thực hiện mục tiêu của nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã nghiên cứu, kế thừa có chọn lọc các quan điểm, ý kiến của
các nhà quản lý, nhà nghiên cứu từ đó đề ra những phương hướng và giải
pháp chủ yếu cho định hướng phát triển. Những đóng góp chủ yếu của Luận
văn là:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về chất lượng đội ngũ
cán bộ quản lý kinh tế cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.
- Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn Huyện Yên
Mô, Ninh Bình .
3
- Đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
quản lý kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Huyện
Yên Mô, Ninh Bình.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ quản lý kinh tế trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế ở
huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ quản lý kinh tế ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh
Bình.

4
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG
QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
1.1. Một số vấn đề cơ bản về cán bộ quản lý kinh tế
1.1.1. Cán bộ quản lý kinh tế và đặc điểm vai trò của cán bộ quản lý kinh tế.
1.1.1.1. Quan niệm về cán bộ quản lý kinh tế :
Khái niệm cán bộ quản lý kinh tế:
Ở mỗi quốc gia khác nhau thì việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức là
hoàn toàn khác nhau. Ở nước ta, theo pháp lệnh cán bộ công chức được ban
hành ngày 9/3/1998 thì cán bộ công chức là những người có Quốc tịch Việt
Nam, trong biên chế, làm việc theo chế độ ngạch bậc, được hưởng lương từ
ngân hàng Nhà nước theo luật định. Các tiêu chí để xác định cán bộ công
chức ở Việt Nam hiện nay: Là công dân Việt Nam; Được tuyển dụng, bổ
nhiệm hoặc bầu cử vào làm việc trong biên chế chính thức của bộ máy Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội; Được xếp vào một ngạch trong hệ thống
ngạch bậc của công chức do Nhà nước qui định; Được hưởng lương từ ngân
sách Nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường vai trò của bộ phận này ngày càng quan
trọng, nó đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế
thích hợp với nó. Theo cách hiểu ngày nay khái niệm về Đội ngũ cán bộ quản
lý kinh tế được hiểu là một bộ phận của cán bộ, công chức. Cán bộ quản lý
kinh tế là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong đội ngũ cán bộ, công chức
nói chung. Họ là những người làm việc trong lĩnh vực quản lý kinh tế, trong
các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, tham gia hoạch định chính sách
kinh tế và thực hiện việc quản lý của nhà nước đối với các hoạt động kinh tế
5
trên phạm vi toàn quốc trên phạm vi toàn quốc hoặc trong từng vùng hay lĩnh
vực cụ thể.

Cán bộ quản lý kinh tế là công chức Nhà nước làm việc trong lĩnh vực
quản lý Nhà nước về kinh tế, được bố trí trong hệ thống các cơ quan quản lý
kinh tế nằm trong bộ máy Nhà nước.
Cán bộ quản lý kinh tế trong phạm vi hẹp là một bộ phận công chức làm
việc trong các cơ quan quản lý kinh tế của Chính phủ và chính quyền các cấp.
Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế:
Nhiều nghiên cứu dựa trên các căn cứ khác nhau như cấp quản lý, ngành,
chức năng nhiệm vụ, giới tính, dân tộc, tôn giáo, trình độ đào tạo… để phân
loại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế. Việc nghiên cứu cơ cấu đội ngũ cán bộ
quản lý đóng vao trò rất quan trọng đối với nghiên cứu, đề xuất những biện
pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, cũng như để đội
ngũ này nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý.
Dựa trên các cấp quản lý khác nhau, đội ngũ này được phân thành cán bộ
quản lý kinh tế cấp trung ương, tỉnh, thành phố, quận huyện. Dựa trên cơ sở
các ngành kinh tế khác nhau, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế bao gồm cán bộ
quản lý kinh tế ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… Dựa trên cơ sở
chức năng chủ yếu của cán bộ quản lý kinh tế, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế
bao gồm cán bộ hoạch định chính sách chiến lược phát triển kinh tế, cán bộ
quản lý tác nghiệp các nghiệp vụ kinh tế…
Mỗi cấp quản lý khác nhau, cán bộ quản lý kinh tế có chức năng nhiệm
vụ chủ yếu khác nhau. Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp trên như cấp trung
ương, tỉnh thành được chú trọng nhưng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp
quận huyện không được chú trong đúng mức thì hiệu quả quản lý kinh tế của
nhà nước không được nâng cao. Chiến lược chính sách quản lý đúng đắn nếu
thiếu sự vận dụng linh hoạt vào thực tiễn địa phương thì không thể phát huy
6
để khai thác điều kiện hiện có cho sự phát triển kinh tế được. Tương tự như
vậy chất lượng của cán bộ quản lý kinh tế đảm nhiệm tác nghiệp cụ thể sẽ ảnh
hưởng đến hiệu quả của của chính sách, chiến lược kinh tế. Chính vì lẽ đó nên
cơ cấu cán bộ quản lý kinh tế có trình độ chuyên môn cao cần được chú trọng

trọng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, tuy nhiên cũng cần chú trọng đến cán bộ
quản lý kinh tế có trình độ kỹ năng trung bình, vì nhiều khi với chức năng tác
nghiêp hoạt động quản lý cụ thể thì không nhất thiết cần phải trang bị cả kỹ
năng của cán bộ quản lý cấp cao về chiến lược chính sách kinh tế.
Cơ cấu cán bộ quản lý kinh tế theo tiêu chí giới tính, tín ngưỡng hay theo
tiêu chí dân tộc cũng cần được chú trọng vì với cơ cấu hợp lý thì sẽ phát huy
thế mạnh của từng cán bộ quản lý kinh tế đạt hiệu quả cao của quá trình quản
lý kinh tế.
1.1.1.2. Đặc điểm cán bộ quản lý kinh tế
Cũng như mọi cán bộ quản lý, cán bộ quản lý kinh tế được bố trí thường
xuyên trong các cơ quan, tổ chức thuộc guồng máy nhà nước ( được Đảng,
Nhà nước trả lương hoặc trợ cấp hàng tháng về lương). Họ là những cán bộ
được tuyển dung, bổ nhiệm theo ngạch bậc, được hưởng lương hoặc trợ cấp
về lương từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên cán bộ quản lý kinh tế có một số
đặc điểm khác với cán bộ quản lý nói chung và cán bộ quản lý ở các lĩnh vực
như xã hội, quản lý nhà nước về văn hóa, ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất: Đội ngũ cán bộ đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nước cũng
như tác nghiệp về lĩnh vực kinh tế
Thứ hai: Đội ngũ cán bộ có kiến thức sâu và rộng về lĩnh vực quản lý
kinh tế
Đối với đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện hiện nay, ngoài đặc điểm kể
trên thì họ còn là là cán bộ quản lý kinh tế gắn bó chặt chẽ với hoạt động kinh
tế của nhân dân địa phương. Khác với cán bộ quản lý kinh tế cấp tỉnh thành,
7
cấp trung ương và ở các ngành kinh tế, một số được đào tạo bài bản, có trình
độ chuyên môn và tác phong quản lý cao, còn phần không nhỏ là trưởng
thành từ thực tế.
1.1.1.3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế và những vấn đề đặt ra đối
với đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế.
Trong quá trình phát triển kinh tế, nguồn nhân lực đóng vai trò quan

trọng. Trong đó đội ngũ cán bộ nói chung và đặc biệt là cán bộ quản lý kinh tế
là nguồn nhân lực đảm nhiệm những hoạt động có tác động đến định hướng
và hiệu quả của quá trình trên. Mọi cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước
dù ở vị trí nào đi chăng nữa thì cũng đều có những vai trò nhất rđịnh đối với
sự thành công hay thất bại của công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất
nước vì đây là nguồn lực giúp khai thông và sử dụng các nguồn lực khác nhau
của đất nước. Trong đó nổi lên vai trò của các cán bộ quản lý kinh tế, đặc biệt
là trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện
nay đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế đã trở thành một lực lượng quan trọng
trong hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế cũng như trong toàn
bộ nền kinh tế quốc dân.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế là con đường tất yếu của một quốc
gia đang phát triển trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế. Chỉ có
thông qua quá trình CNH, HĐH thì tạo ra cơ cấu kinh tế hiện đại trong đó
công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò quan trọng dựa trên nền tảng công nghệ
và kỹ thuật tiên tiến. Trong nền kinh tế truyền thống, nền kinh tế thị trường
chưa phát triển, các hoạt động quản lý kinh tế chưa đòi hỏi cần nhiều kiến
thức thị trường, kiến thức về hội nhập kinh tế. Hơn nữa nền tảng kinh tế nông
nghiệp là chủ yếu, các mối liên kết kinh tế chưa phức tạp và công nghệ sản
xuất chưa đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế thì quá
8
trình sản xuất chỉ cần những cán bộ quản lý kinh tế có kinh nghiệm từ thực
tiễn đã có thể hoàn thành nhiệm vụ. Với thực tiễn trên quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đặt nhiều yêu cầu mới cho đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế,
cụ thể là:
Thứ nhất, các cán bộ quản lý kinh tế đặc biệt là các cán bộ cấp cao và
các chuyên gia là những người tham gia vào quá trình hoạch định đường lối,
chiến lược, định hướng, chính sách phát triển kinh tế; xây dựng lên cơ chế và
thể chế quản lý kinh tế của đất nước. Các cán bộ quản lý kinh tế cùng với Nhà

nước thiết lập những khuôn khổ chung cho thị trường hoạt động như hệ thống
pháp luật, các chính sách kinh tế… để góp phần khắc phục các khuyết tật của
thị trường và giúp cho thị trường hoạt động có hiệu quả hơn. Họ còn giúp Nhà
nước xây dựng đúng đắn đường lối, chiến lược phát triển kinh tế trong từng
giai đoạn, từng ngành, từng lĩnh vực và từng địa phương, do đó đảm bảo công
bằng xã hội và phát triển toàn diện nền kinh tế. Hơn thế nữa, họ còn là những
người quyết định tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế và lựa chọn
cán bộ để thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ quản lý và tạo ra môi trường
kinh doanh thuận lợi trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Thứ hai, các cán bộ quản lý kinh tế là những người biến chủ trương,
đường lối, chiến lược, chính sách, kế hoạch và các dự án phát triển kinh tế của
Đảng và Nhà nước thành hiện thực. Họ sử dụng quyền lực Nhà nước để thực
hiện nhiệm vụ quản lý và điều hành các hoạt động của nền kinh tế theo
nguyên tắc tập trung dân chủ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước và
quản lý kinh tế ở phạm vi cả nước hay từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa
phương cụ thể. Dựa trên cơ sở các chủ trương, đường lối, chiến lược… phát
triển kinh tế mà Nhà nước đưa ra, các cán bộ quản lý kinh tế thực hiện việc
phối hợp các quá trình quản lý kinh tế để điều chỉnh kịp thời những mất cân
9
đối, những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình quản lý giúp cho toàn bộ nền
kinh tế vận hành đúng hướng và đạt được những mục tiêu đặt ra nhằm làm
cho đất nước ngày càng phát triển.
Thứ ba, các cán bộ quản lý kinh tế là người có thể thu nhập được những
nguyện vọng chính đáng và hợp lý của nhân dân, là cầu nối giữa Nhà nước
với nhân dân và các tổ chức kinh tế. Công việc của họ gắn liền với cuộc sống
của nhân dân, đôi khi họ phải làm việc trực tiếp với nhân dân, với các thành
phần kinh tế để tìm hiểu mức sống và nguyện vọng của nhân dân, tình hình
hoạt động và mong muốn của các thành phần kinh tế đối với Nhà nước. Trên
cơ sở đó, Nhà nước cùng các cán bộ quản lý kinh tế tìm ra các giải pháp,

chính sách thích hợp để phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, tạo
môi trường thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế hoạt động.
Thứ tư, các cán bộ quản lý kinh tế giúp Nhà nước có thể sử dụng và khai
thác có hiệu quả nhất các nguồn lực và cơ hội quốc gia. Trong quá trình vạch
ra chủ trương, đường lối phát triển kinh tế trong cả ngắn hạn và dài hạn, học
có khả năng tổng hợp, phân tích các thông tin thu thập được về thực trạng các
nguồn lực, các điều kiện kinh tế xã hội, tiềm năng của đất nước… để đưa ra
các phương án hoạt động tối ưu nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực
xã hội như tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động… Trong quá trình thực
hiện công việc quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế, các cán bộ quản lý kinh
tế chính là những người phát hiện ra những cơ hội và thách thức của đất nước
trong tình hình mới. Trên cơ sở đó, họ cùng Nhà nước tìm ra những việc làm
cụ thể nhằm hạn chế những nguy cơ, khó khăn có thể xảy ra kìm hãm đà phát
triển của đất nước và nắm bắt những cơ hội, thời cơ để phát triển đất nước.
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế.
Chất lượng cán bộ quản lý kinh tế được thể hiện qua các nhóm tiêu chí
chủ yếu sau: Trình độ đào tạo về chuyên môn; các kỹ năng nghề nghiệp;
10
phẩm chất đạo đức; bồi dưỡng thể chất; , kinh nghiệm sống, năng lực hiểu
biết thực tiễn, phẩm chất đạo đức, thái độ và phong cách làm việc của người
cán bộ quản lý kinh tế ; tiềm năng phát triển; cơ cấu giữa các yếu tố, bộ phận
mức độ đáp ứng hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế.
Chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế được thể hiện qua trình độ
và năng lực chuyên môn được đánh giá chủ yếu qua các chỉ tiêu về bậc học,
học vị của họ, ngạch, bậc công chức và họ được đào tạo dưới hình thức nào…
Ngoài ra, còn có thể được đánh giá thông qua các chỉ tiêu khác như thâm niên
công tác, vị trí công tác mà người đó đã từng nắm giữ, khả năng thành thạo
công việc, cách giao việc và sử dụng nhân viên trong quá trình thực hiện quản
lý… Người cán bộ quản lý kinh tế phải có những hiểu biết rộng lớn về kinh tế
thị trường, xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới, biết phân tích và khái

quát các vấn đề kinh tế để từ đó có thể tránh được sự hụt hẫng về kỹ năng,
nghiệp vụ trong công tác của họ; đưa ra những giải pháp giải quyết các vấn đề
một cách phù hợp, dễ dàng thích ứng được với hoàn cảnh.
Một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế giỏi sẽ là một cơ sở vững chắc để
phát triển kinh tế đất nước một cách toàn diện, để có một đội ngũ cán bộ quản
lý kinh tế giỏi nếu chỉ tập trung vào việc nâng cao trình độ chuyên môn thì
chưa đủ, bởi lẽ một cán bộ quản lý kinh tế tốt ngoài có trình độ chuyên môn
giỏi thì cũng cần phải có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt. Như vậy, phẩm
chất đạo đức chính trị là rất quan trọng đối với mỗi cán bộ quản lý kinh tế.
Phẩm chất đạo đức của người cán bộ quản lý kinh tế bao gồm cả đạo đức cá
nhân như dũng cảm, cẩn thận, quả quyết sửa lỗi của mình…; cả những phẩm
chất cần có trong quan hệ với mọi người, với công việc, họ không chỉ làm cho
mình trong sạch, tiến bộ mà họ còn biết cách làm cho mọi người xung quanh
cũng trong sạch và tiến bộ. Cùng với đó, đội ngũ cán bộ công chức nói chung
và cán bộ quản lý kinh tế nói riêng còn cần phải có đạo đức chính trị cách
11
mạng, đặc biệt là trong tình hình thế giới luôn luôn biến động hiện nay. Họ
phải luôn là những người trung thành với sự nghiệp cách mạng của đất nước;
biết đặt lợi ích của đất nước, của tập thể lên trên lợi ích của bản thân; luôn có
ý thức tôn trọng pháp luật, làm một tấm gương sáng cho mọi người xung
quanh mà đặc biệt là với quần chúng nhân dân; và họ có ý thức không ngừng
học tập vươn lên để tự hoàn thiện mình. Luận văn sẽ tập trung phân tích các
tiêu chí phản ánh chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế sau đây:
Thứ nhất nhóm tiêu chí phản ánh về trình độ và năng lực chuyên môn.
Nhóm tiêu chí này là quan trọng để đánh giá chất lượng cán bộ quản lý
kinh tế bao gồm các tiêu chí như trình độ học vấn, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước, trình độ quản
lý kinh tế, trình độ tin học. Cùng với việc học tập lý luận cách mạng, người
cán bộ quản lý còn phải tích cực học tập văn hóa, khoa học - kỹ thuật ; sử
dụng những tri thức đó để quản lý tốt nền kinh tê. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho

rằng, nhiệm vụ này quan trọng hơn bao giờ hết, bởi chúng ta đi lên chủ nghĩa
xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu. Người viết: 'Đại học thì cần kết hợp
lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến
của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích cho
công cuộc xây dựng nước nhà. Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những
tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây
dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ ( CMNV) là kiến thức và kỹ năng
cần thiết để đảm đương các chức vụ quản lý, kinh doanh các hoạt động
nghề nghiệp.
Lao động có CMNV bao gồm những công nhân từ bậc 3 trở lên (có hoặc
không có bằng) cho tới những người có trình độ đại học; họ được đào tạo
trong các trường, lớp, dưới các hình thức khác nhau và có bằng hoặc không
12
có bằng (đối với CMNV không có bằng), song nhờ có kinh nghiệm trong
thực tế, trong sản xuất mà có trình độ CMNV tương đương bậc 3 trở lên.
Để đánh giá trình độ CMNV của cán bộ quản lý kinh tế người ta thường
dùng các chỉ tiêu sau:
- Tỷ lệ cán bộ quản lý kinh tế đã qua đào tạo so với lực lượng cán bộ
công chức đang làm việc: Là % số cán bộ quản lý kinh tế đã qua đào tạo (từ
sơ cấp, công nhân kỹ thuật đến đại học và sau đại học) so với lực lượng cán
bộ công chức đang làm việc. Chỉ tiêu nay dùng để đánh giá khái quát về
CMNV của cán bộ quản lý kinh tế.
- Tỷ lệ cán bộ quản lý kinh tế được đào tạo theo cấp bậc: Là số % cán bộ
quản lý kinh tế có trình độ CMNV (sơ cấp, công nhân kỹ thuật, trung học
chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học) so với tổng số cán bộ quản
lý đang làm việc. Chỉ tiêu này đánh giá một cách cụ thể nhất về trình độ
CMNV của NNL.
- Cơ cấu các loại cán bộ quản lý kinh tế đã qua đào tạo theo trình độ
CMNV và cấp bậc đào tạo: Thể hiện cơ cấu cán bộ có trình độ đại học và cao

đẳng/ số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp/ số lao động công nhân
kỹ thuật.
Chỉ tiêu này cho thấy cơ cấu đào tạo có cân đối với nhu cầu nhân lực của
nền kinh tế hay không; trên cơ sở đó, có kế hoạch điều chỉnh nhu cầu đào tạo
cho phù hợp.
Thứ hai, nhóm tiêu chí phản ánh về phẩm chất đạo đức chính trị
cách mạng .
Sự nghiệp cách mạng càng khó khăn càng đòi hỏi người cách mạng phải
có đạo đức cách mạng, phải coi đạo đức cách mạng là cái gốc rễ, nền tảng.
Trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc” được viết năm 1947 Bác Hồ nhấn
13
mạnh: “Cũng như sông phải có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì
sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải
có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được
nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự
thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán
bộ tốt hay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có
nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà
không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì
cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để
hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. (Nguồn Tư tưởng HCM về đạo đức cách
mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư).
Thứ Ba là, nhóm tiêu chí phản ánh về bồi dưỡng thể chất: Người cán
bộ quản lý ngoài các tiêu chí nêu trên cần phải có sức khỏe vì vậy vấn đề bồi
dưỡng thể chất là không thể thiếu được. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan
tâm đến sự phát triển toàn diện của người cán bộ quản lý, trong đó có sự phát
triển về mặt thể chất. Theo Người, việc giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà,
thực hiện đời sống mới tất thảy đều phải có sức khỏe thì mới thành công.
Bởi vì, 'Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân
mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe. Với tinh thần đó, Người đã tự mình

nêu gương sáng về rèn luyện thể dục, thể thao; đồng thời, kêu gọi tất cả mọi
người, dù gái hay trai, già hay trẻ, đều phải thường xuyên rèn luyện thân thể,
coi luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe vừa là trách nhiệm, vừa là bổn phận
của mỗi người dân yêu nước. Đặc biệt, đối với người cán bộ quản lý phải có
sức sống dẻo dai, thể chất cường tráng, tinh thần mạnh mẽ và nghị lực lớn. Để
có được như vậy, không có cách nào khác ngoài việc hăng hái, tích cực rèn
luyện thể dục, thể thao.
14
Thứ tư, nhóm tiêu chí phản ánh về năng lực quản lý kinh tế, thái độ
và phong cách làm việc của người cán bộ quản lý kinh tế.
Khi nói tới người cán bộ quản lý kinh tế, ngoài thể lực và trí lực của con
người cũng cần phải nói tới kinh nghiệm sống, năng lực hiểu biết thực ntiễn;
bởi vì kinh nghiệm sống, đặc biệt là những kinh nghiệm nếm trải trực tiếp của
con người, đó là nhu cầu và thói quen vận dụng tổng hợp tri thức và kinh
nghiệm của mình, của cộng đồng vào việc tìm tòi, cách tân các hoạt động, các
giải pháp mới trong công việc như một sự sáng tạo văn hóa.
Thứ năm, nhóm tiêu chí phản ánh tiềm năng phát triển của người cán
bộ quản lý kinh tế.
Đây là nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng trên cơ sở xem xét khả năng
đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ của cán bộ quản lý kinh tế trong tương lai. Hầu
hết khi phân tích đánh giá chất lượng cán bộ đều dựa trên cơ sở trạng thái tĩnh
của công việc hoặc của một tổ chức kinh tế. Trên thực tế công việc luôn thay
đổi; nhiệm vụ noi dung của công việc luôn thay dổido các yếu tố khách quan
như áp dụng sự tiến bộ của khoa học công nghệ trong quản lý kinh tế do yêu
cầu của quá trình hội nhập, do yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH. Trong quá trình hoạt động kinh tế đối với cán bộ không thể làm việc cố
định tại một vị trí nhất định, một công việc nhất định, hoặc một tổ chức nhất
định mà phải có luân chuyển, điều động, đề bạt…. Nếu như cán bộ quản lý
kinh tế không nhận thức vấn đề này theo sự phát triển của nền kinh tế hội
nhập với nền kinh tế quốc tế thì sẽ không có sự đầu tư cập nhật kiến thức,

nâng cao kỹ năng thay đổi thái độ và hành vi của mình thì sẽ không đảm nhận
được công việc trong tương lai hoặc công việc khi luân chuyển đến vị trí mới.
Đáng giá tiềm năng phát triển còn là cơ sở cho công tác qui hoạch, đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ quản lý để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tương lai.
15
Thứ sáu, nhóm tiêu chí phản ánh cơ cấu của đội ngũ cán bộ quản lý
kinh tế.
Chất lượng cán bộ quản lý kinh tế được phán ánh ngoài các tiêu chí trên
không thể không có sự phân tích của cơ cấu về: cán bộ quản lý kinh tế hoạch
định chiến lược và định hướng phát triển kinh tế, cán bộ quản lý tác nghiệm cụ
thể, hay về độ tuổi, giới tính; dân tộc, ngành nghề, tôn giáo, trình độ đào tạo…
Thứ bảy nhóm tiêu chí phản ánh về mức độ đáp ứng và hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
Đây là nhóm tiêu chi mà tác giả của luận văn khi nghiên cứu gặp rất
nhiều khó khăn để đưa ra các tiêu thức cụ thể rõ ràng đánh giá được thế nào là
một cán bộ nói chung và cán bộ quản lý kinh tế nói riêng hoàn thành và đáp
ứng được công việc vì tiêu chí này rất trìu tượng và nếu không cẩn thận và
thận trọng khi đánh giá tiêu chí này sẽ sa đà vào nhận xét có tính cá nhân
thường được lồng ghép vào trong tiêu chí này. Thế nào là một cán bộ quản lý
kinh tế đáp ứng yêu cầu và hoàn thành xuát sắc, hoàn thành tốt, hoàn thành và
không hoàn thành nhiệm vụ (4 mức hiện nay cac cơ quan quản lý kinh tế cũng
như các tổ chức chính trị đang áp dụng khi đánh giá nhận xét cán bộ).
1.2. Nội dung, nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ quản lý kinh tế.
1.2.1. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế.
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn cán bộ quản lý kinh tế, nhất là
nguồn cán bộ chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định
quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế
cạnh tranh dài hạn, bảo đảm kinh tế - xã hội phát triển nhanh, hiệu quả, bền
vững. Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, đội

ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ
khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn cán bộ đáp ứng yêu cầu đa
16
dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành
nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao
động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu
xã hội. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối
với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng,
phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức.
Ở bất kỳ một quốc gia nào giáo dục – đào tạo luôn là con đường cơ bản
để có một nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu cầu của sự phát triển kinh tế
xã hội. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế cũng vậy, nó không chỉ
bảo gồm sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung vì đào tạo ở đây không chỉ đơn
thuần đào tạo về chuyên môn mà còn giáo dục về chính trị, đạo đức, ý thức
trách nhiệm, tác phong công tác, vai trò và vị trí của người cán bộ quản lý
kinh tế trong bộ máy nhà nước. Đây là một quá trình thường xuyên, liên tục
tức là người cán bộ quản lý kinh tế không chỉ được đào tạo một lần như giáo
dục phổ thông mà họ phải thường xuyên học tập trau dồi thêm những kiến
thức mới về quản lý kinh tế cũng như nâng cao hiểu biết về nền kinh tế thị
trường thế giới.
Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế cùng một mục đích là trang
bị kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế. Nhưng đào tạo là quá trình
truyền thụ kiến thức mới để người cán bộ quản lý kinh tế có một trình độ cao
hơn. Còn bồi dưỡng là quá trình hoạt động làm tăng thêm những kiến thức đòi
hỏi với những người mà họ đang giữ một chức vụ nhất định. Tóm lại, đào tạo
và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế là các hoạt động nhằm nâng cao năng lực
cho cán bộ quản lý kinh tế trong việc đóng góp vào hoạt động của các cơ quan
quản lý Nhà nước.
Trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế thì việc làm
sao để đạo tạo và bồi dưỡng có chất lượng cao lại là một vấn đề nan giải. Chất

17
lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế thể hiện ở trình độ, khả
năng thực hiện các công việc tương ứng với thời gian và bằng cấp mà các cán
bộ quản lý kinh tế chấp nhận được.
1.2.1.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
kinh tế.
Việc lập chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cũng như phát triển con
người nói chung khó khăn hơn nhiều so với xây dựng chiến lược cho sản phẩm, tài
chính hay cạnh tranh. Các cá nhân có tác động đến những chiến lược liên quan đến
họ và thực tế là họ đang tham gia vào quá trình xây dựng chiến lược trong quá
trình xác định mục tiêu và mục đích của tổ chức đó.
Sự lan tỏa của chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế không
giống như chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển nguồn cán bộ quản lý lan
tỏa trong toàn bộ tổ chức. Nó không chỉ là nhiệm vụ của bộ phận nhân sự mà mỗi
người trong tổ chưucs đều có nhiệm vụ góp phần xây dựng mục tiêu tương lai về
nguồn cán bộ quản lý của tổ chưucs và giúp đỡ tổ chức thực hiện mục tiêu đó.
1.2.1.2. Nâng cao Chất lượng chuyên môn của cán bộ quản lý kinh tế.
Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn cán bộ quản lý vững vàng về chính
trị, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong
sáng, tinh thông nghiệp vụ và ngoại ngữ, có tác phong công nghiệp và tinh
thần kỷ luật cao. Trong phát triển nguồn nhân lực theo những tiêu chuẩn
chung nói trên, cần chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh
hiểu biết sâu về luật pháp quốc tế và nghiệp vụ chuyên môn, nắm bắt nhanh
những chuyển biến trên thương trường quốc tế để ứng xử kịp thời, nắm được
kỹ năng thương thuyết và có trình độ ngoại ngữ tốt. Bên cạnh đó, cần hết sức
coi trọng việc đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao.
Cùng với việc đào tạo nguồn nhân lực, cần có chính sách thu hút, bảo vệ
và sử dụng nhân tài; bố trí, sử dụng cán bộ đúng với ngành nghề được đào tạo
và với sở trường năng lực từng người.
18

Cần bổ sung điều chỉnh và chi tiết hóa các quy định của Luật Lao động
về các chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm về hưu, bệnh tật, tai nạn lao động
hoặc bệnh nghề nghiệp, sinh đẻ, áp dụng cho các khu vực thành thị và các
doanh nghiệp. Luật chỉ quy định những nguyên tắc chung, còn các biện pháp
tổ chức thực hiện giao cho chính quyền các cấp xử lý. Về nguyên tắc, mỗi chế
độ có một qũy riêng. Nguồn qũy gồm hai khoản do người sử dụng lao động
đóng được chia thành hai tài khoản riêng gồm hai khoản trên và tài khoản
chung chỉ do doanh nghiệp đóng góp để chi dùng chung trong những trường
hợp đặc biệt. Chỉ khi nào mất cân đối thu - chi do các nguyên nhân bất khả
kháng thì Nhà nước mới hỗ trợ từ ngân sách, còn bình thường thì doanh
nghiệp và người lao động phải bảo đảm. Với cách làm này, Nhà nước, doanh
nghiệp và người lao động đều thấy rõ các khoản tiền của từng loại chủ thể, cơ
bản khắc phục được tình trạng sử dụng sai mục đích, lẫn lộn giữa qũy của chế
độ này sang qũy của chế độ khác, hoặc bị thất thoát. Vì mỗi cá nhân đều có tài
khoản nên ngân hàng và bưu điện chịu trách nhiệm chi trả các khoản bảo
hiểm xã hội, không cần đến một hệ thống chi trả đông người. Người lao động
biết được mình có bao nhiêu tiền trong các tài khoản bảo hiểm xã hội, số tiền
đó trước sau họ cũng được hưởng toàn bộ (nhất là tài khoản hưu trí) nên tự họ
có sự điều chỉnh sử dụng thế nào cho có hiệu quả, do đó tránh được tình trạng
đóng ít hưởng nhiều hoặc đóng nhiều mà không hưởng. Đồng thời, người lao
động sẽ tích cực đóng góp hơn do họ biết là tiền trong tài khoản cá nhân thực
chất là tiền tích cóp và còn được hưởng phần qũy chung.
1.2.1.3. Hình thành và nâng cao tác phong chuyên nghiệp của cán bộ quản lý
kinh tế.
Do đặc thù công việc là thực thi công vụ, nhiệm vụ được nhà nước giao
phó, nên công chức phải giữ vững chuẩn mực hành vi cá nhân, phải chính
trực liêm khiết, đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật và đạo đức
19
nghề nghiệp khi thực thi nhiệm vụ. Phẩm chất đạo đức là những đặc điểm
quan trọng trong yếu tố xã hội của cán bộ quản lý; phẩm chất đạo đức biểu

hiện thông qua nhân cách và tình cảm của con người, thái độ sống và làm việc
theo Hiến pháp và pháp luật, thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức và luân
thường đạo lý, lương tâm nghề nghiệp, phong tục, tập quán và truyền thống
dân tộc. Phẩm chất đạo đức đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát
triển bền vững của mỗi quốc gia.
1.2.1.4. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế.
Muốn làm cho chất lượng cán bộ quản lý kinh tế ngày càng tốt hơn, phải đào tạo,
bồi dưỡng, phải coi việc đào tạo là quyền lợi và nghĩa vụ. Việc đào tạo các cán bộ quản
lý kinh tế bao gồm đào tạo trước khi nắm giữ chức vụ, đào tạo để đề bạt và đào tạo khi
đang nắm giữ chức vụ. Khi đào tạo cần quán triệt các nguyên tắc nhất trí giữa kết quả
học tập với sử dụng. Trên cơ sở yêu cầu về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ
quản lý kinh tế lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hợp lý.
Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và bồi dưỡng cần gắn liền với hoạt động
công vụ của đội ngũ công chức. Đội ngũ này là những người lập ra các kế hoạch, qui
hoạch kiểm tra, giám sát việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước.
1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý bao gồm
một loạt các nhân tố tác giả luận văn nhóm thành các nhân tố bên ngoài và các
nhân tố bên trong; Nhóm nhân tố bên ngoài như tình hình kinh tế, chính trị văn
hóa, xã hội của đát nước nói chung, của từng địa phương nói riêng trong từng giai
đoạn lịch sử nhất định, trình độ văn hóa, sức khỏe chung của dân cư, cộng đồng, sự
phát triển của nền giáo dục quốc dân, sự giao lưu hội nhập quốc tế. Nhóm nhân tố
bên trong như tuyển chọn bố trí sử dụng cán bộ qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đánh
giá năng lực cán bộ, chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần, môi trường điều kiện
sống và làm việc, thể chế quản lý cán bộ…
20
1.2.2.1. Nhân tố bên ngoài:
Thứ nhất : Hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập là mở cửa tham gia vào quá trình toàn cầu hóa - cũng có nghĩa
là quá trình cạnh tranh và phân công lao động quốc tế. Việc phá sản hoặc thu

hẹp sản xuất kinh doanh, thu hẹp quy mô sử dụng lao động của một bộ phận
doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực, ngành nào đó kéo theo sự mất
việc của một bộ phận người lao động trong các doanh nghiệp đó là không thể
tránh khỏi. Tuy nhiên, bên cạnh việc có thể một hoặc một số ngành, nghề bị
mất hoặc teo đi, sẽ có những ngành, nghề mới ra đời hoặc được tập trung phát
triển hơn, thu hút lao động làm việc nhiều hơn trong các doanh nghiệp thuộc
khu vực ngành, nghề này. Như vậy, trong xã hội ở những thời điểm nhất định
có thể sẽ có tình trạng một bộ phận người lao động mất việc và phải tìm việc
làm mới. Nhà nước cần chủ động có chính sách và biện pháp thích hợp giải
quyết vấn đề này, tránh để nó trở thành một vấn đề có thể gây bùng nổ xã hội
bằng việc hỗ trợ cho sự hình thành mạng lưới an sinh xã hội nhằm giải quyết
các nhu cầu của những người không có khả năng tự lo cho mình và có các
chương trình đầu tư xã hội để giúp mọi người được đào tạo những kỹ năng
cần phải có trong một nền kinh tế hiện đại. Nhà nước cần sử dụng vai trò điều
tiết phân phối lại thu nhập xã hội để hỗ trợ những người bị thất nghiệp (Qũy
bảo hiểm xã hội, Qũy hỗ trợ thất nghiệp ) và có chính sách tái đào tạo nghề
nghiệp giúp người lao động bị mất việc có thể chuyển sang nghề khác.
Đặc biệt để chuẩn bị đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu
cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, trong
những năm qua, Nhà nước Việt Nam đã quan tâm việc đào tạo, đào tạo lại,
bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đến nay, phần lớn cán
bộ, công chức, viên chức đã được trang bị kiến thức về lý luận chính trị, quản
lý nhà nước, pháp luật, ngoại ngữ, tin học và các kiến thức xã hội khác. Ở các
21
cơ quan trung ương đã có trên 70% cán bộ, công chức, viên chức đạt trình độ
đào tạo đại học và trên đại học, trên 25% cán bộ, công chức, viên chức đạt
trình độ đào tạo trung, sơ cấp. Ở địa phương đã có trên 41% cán bộ, công
chức, viên chức đạt trình độ đào tạo đại học và trên đại học, trên 30% cán bộ,
công chức, viên chức đạt trình độ đào tạo trung, sơ cấp, và vẫn còn trên 25%
cán bộ, công chức, viên chức mới chỉ được bồi dưỡng ngắn ngày hoặc chưa

qua đào tạo.
Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu hội nhập thì đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức nói chung và cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ quản lý sản xuất kinh
doanh mặc dù đã năng động, thích ứng nhanh với cơ chế mới, nhưng kinh
nghiệm sản xuất kinh doanh trong môi trường của nền kinh tế thị trường và
hội nhập kinh tế quốc tế còn nhiều hạn chế, đặc biệt là thiếu am hiểu về luật
pháp, thông lệ thương mại quốc tế.
Thứ hai: Đường lối chính sách kinh tế xã hội của nhà nước:
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân
lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định quá trình cơ
cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh
dài hạn, bảo đảm kinh tế - xã hội phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Đặc
biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên
gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công
nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của
công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên
kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và
Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực hiện các
chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh
vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài;
đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức.
22

×