Môn: Tài chính quốc tế Gv: TS. Võ Thị Thúy Anh
Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng
Khoa Tài chính-Ngân Hàng
TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2012
GVHD: TS.Võ Thị Thúy Anh
SVTH: Nhóm 02-TCQT01
• Nguyễn Thị Ly Na
• Nguyễn Duy Thanh
• Nguyễn Thanh Phương Tuấn
• Nguyễn Thành Khoa
Nhóm 02-TCQT01 Trang 1
Đà Nẵng, tháng 7/ 2012
Môn: Tài chính quốc tế Gv: TS. Võ Thị Thúy Anh
MỤC LỤC
1.1. Tỷ giá hối đoái 6
1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái: 6
1.1.2. Phân loại tỷ giá 6
1.2. Chính sách tỷ giá 8
1.2.1. Khái niệm và hệ thống chính sách tỷ giá 8
1.2.2. Các công cụ của Chính sách tỷ giá 8
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến TGHD 10
1.3.1. Sức mua của mỗi đồng tiền trong một cặp tiền tệ 10
1.3.2. Cán cân thanh toán quốc tế 10
1.3.3. Yếu tố tâm lý 11
1.3.4. Vai trò quản lý của Ngân hàng trung ương 11
1.3.5. Năng suất lao động 11
2.1. Tình hình biến động tỷ giá trong năm 2008 12
Trong giai đoạn Từ 01/01/2008 đến 25/03/2008 (tỷ giá liên tục giảm dưới mức sàn), tỷ giá
USD/VND trên thị liên ngân hàng giảm mạnh từ 16.112 đồng xuống còn 15.960 đồng. Tỷ giá trên
thị trường tự do có lúc rớt xuống thấp hơn tỷ giá liên ngân hàng, dao động từ mức 15.500-16.000
đồng/USD. Sự sụt giảm này bắt nguồn từ các biện pháp của Chính phủ trong việc kiềm chế lạm
phát 13
Trong giai đoạn Từ 26/03/2008 đến ngày 16/07/2008 (tăng với tốc độ chóng mặt tạo cơn sốt
USD trên thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do) 13
Và trong giai đoạn từ 16/10/2008 đến 31/12/2008 (tỷ giá USD tăng trở lại). Sau khi NHNN tăng
biên độ tỷ giá, mặc dù tỷ giá USD/VND LNH công bố vẫn duy trì ở mức ~16.500 đồng, tỷ giá tại
các ngân hàng thường xuyên được duy trì ở mức trần ~17.000 đồng. Tỷ giá giao dịch trên thị
trường không chính thức ở mức 17.200 đồng -17.450 đồng (NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên
3% trong ngày 7/11/2008). Tỷ giá giao dịch tạm ổn định ở mức trần, được trợ giúp bởi thâm hụt
thương mại được cải thiện, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD giảm, và việc USD có xu hướng
đứng giá và giảm nhẹ so với các ngoại tệ khác sau quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản của vào
ngày 17/12/2008 từ 1% xuống 0-0,25% 15
2.2. Tình hình biến động tỷ giá trong năm 2009 16
2.3. Tình hình biến động tỷ giá trong năm 2010 18
2.4. Tình hình biến động tỷ giá năm 2011 22
2.5. Tình hình biến động tỷ giá hối đoái hai quý đầu năm 2012 25
3.1. Nhận xét về sự biến động của tỷ giá hối đoái 28
3.2 Đề xuất một số giải pháp để bình ổn tỷ giá hối đoái 29
31
Nhóm 02-TCQT01 Trang 2
Môn: Tài chính quốc tế Gv: TS. Võ Thị Thúy Anh
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2
1. Nguyễn Thị Ly Na 35K08.2 Chương 1 và Chương 2: Năm
2008, Năm 2010
Email:
Số điện thoại: 0973.672.023
2. Nguyễn Duy Thanh 35K14 Chương 2: Năm 2011
3. Nguyễn Thanh Phương Tuấn 35K14 Chương 2: Hai quý đầu năm
2012 và Chương 3
4. Nguyễn Thành Khoa 36K18 Chương 2: Năm 2009
Nhóm 02-TCQT01 Trang 3
Môn: Tài chính quốc tế Gv: TS. Võ Thị Thúy Anh
BẢNG CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CPI Chỉ số giá tiêu dùng
DN Doanh nghiệp
DTBB Dự trữ bắt buộc
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
EU Liên minh Châu Âu
FDI Đầu tư nước ngoài trực tiếp
FII Vốn đầu tư gián tiếp
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
PMI Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng
LNH Liên ngân hàng
MSCI Chỉ số đo lường chứng khoán
NK Nhập khẩu
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
TTCK Thị trường chứng khoáng
TGHĐ Tỷ giá hối đoái
USD Đô la Mỹ
XK Xuất khẩu
VND Đồng Việt Nam
Nhóm 02-TCQT01 Trang 4
Môn: Tài chính quốc tế Gv: TS. Võ Thị Thúy Anh
LỜI NÓI ĐẦU
Trong một nền kinh tế mở, thương mại quốc tế trở nên phổ biến, việc thanh toán giữa
các quốc gia với nhau phải sử dụng tiền tệ nước này hay nước khác. Cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của thương mại quốc tế, ngày nay TGHĐ đã trở thành công cụ điều tiết vĩ mô quan
trọng của mỗi quốc gia, tỷ giá là một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng có tác động tới nhiều
mặt hoạt động của nền kinh tế. Xây dựng thành công một chính sách điều hành tỷ giá thích
hợp là một vấn đề vô cùng khó khăn phức tạp. Kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra rằng không có
một khuôn mẫu sẵn có cho một nền kinh tế thực hiện chính sách tỷ giá của mình. Loại trừ
một vài trường hợp cá biệt, phần lớn các nền kinh tế đều xây dựng một chính sách tỷ giá
trong một không gian chính sách khá rộng rãi giữa hai thái cực: chế độ tỷ giá cố định với
biên dao động rất hẹp và chế độ thả nổi tỷ giá. Hơn thế nữa, giữa những quy định có tính
pháp lý về chế độ tỷ giá được công khai với việc thực thi chính sách tỷ giá trên thực tế có
những khác biệt khá lớn. Việc đánh giá, xem xét chế độ tỷ giá của một nền kinh tế do vậy
phần nhiều là một vấn đề mang tính thực nghiệm, cần được xem thông qua các bằng chứng
thực tế.
Trên thực tế cũng có những khác biệt rất lớn giữa một bên là những kỳ vọng về những
tác động mà những chính sách tỷ giá có thể mang lại với bên kia là những tác động mà
những chính sách tỷ giá có thể mang lại với bên kia là những tác động thực sự đến nền kinh
tế của những biện pháp chính sách đó. Thêm vào đó, có sự đánh đổi nhất định giữa các mục
tiêu chính sách, thông thường có quá nhiều mục tiêu được đặt ra cho chính sách tỷ giá, trong
khi đó các công cụ thực thi chính sách và dư địa thực hiện chính sách lại khá hạn hẹp. Việc
điều chỉnh tỷ giá sẽ có ảnh hưởng nhất định đến tình hình kinh tế xã hội chính trị, đặc biệt là
hoạt động xuất nhập khẩu Theo dõi tình hình biến động của TGHĐ sát hợp với tín hiệu thị
trường, theo hướng điều tiết của Nhà nước, khuyến khích xuất khẩu, nâng cao uy tín của
đồng tiền và tiến tới một đồng Việt Nam có khả năng chuyển đổi là một công cụ quan trọng
góp phần vào việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái phù hợp với tình hình đất nước.
Với những lý do này, nhóm chúng em chọn đề tài:”Tình hình biến động tỷ giá hối đoái
giai đoạn 2008-2012”.
Nội dung nghiên cứu bao gồm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết cơ bản về tỷ giá hối đoái
Chương 2: Tình hình biến động tỷ giá USD/VND giai đoạn 2008-2012 tại Việt Nam”.
Chương 3: Nhận xét và đề xuất nhằm bình ổn tỷ giá hối đoái trong thời gian tới.
Trong quá trình làm bài, do những hạn chề về khả năng, kinh nghiêm, thời gian và việc
tìm kiếm tài liệu nên bài báo cáo không thể tránh được có nhiều thiếu sót. Nhóm chúng em
rất mong nhận được ý kiến đánh giá góp ý của cô để hoàn thiện hơn bài báo cáo này.
Nhóm 02-TCQT01 Trang 5
Môn: Tài chính quốc tế Gv: TS. Võ Thị Thúy Anh
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1.1. Tỷ giá hối đoái
1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái là giá chuyển đổi từ một đơn vị tiền tệ nước nay sang thành những đơn
vị tiền tệ nước khác.
Ví dụ: Trên thị trường ngoại tệ Việt nam, giá của 1 USD là 20.828 VND, đây là TGHĐ
giữa USD và VND ( ngày 27/07/2011).
Đồng tiền định giá là VND (term currency)
Đồng tiền yết giá là USD (Commodity currency
1.1.2. Phân loại tỷ giá
1.1.2.1. Theo phương tiện chuyển hối:
• Tỷ giá điện hối (Telegraphic Transfer Rate): là tỷ giá mua bán ngoại tệ cũng như
các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ được chuyển bằng điện. Tỷ giá điện hối là tỷ giá cơ sở
để xác định ra các loại tỷ giá khác.
• Tỷ giá thư hối (Mail Transfer Rate): là tỷ giá mua bán ngoại tệ và các giấy tờ có
giá bằng ngoại tệ được chuyển bằng thư. Tỷ giá thư hối nhỏ hơn tỷ giá điện hối do chi
phí chuyển bằng thư rẻ hơn chuyển bằng điện. Ngoài ra, việc chuyển ngoại hối bằng thư
chậm hơn do đó mà người ta phải tính lãi suất phát sinh trong thời gian đó và được khấu
trừ vào tỷ giá.
1.1.2.2. Theo phương tiện thanh toán quốc tế:
• Tỷ giá séc: là tỷ giá mua bán các loại séc ghi bằng ngoại tệ.
• Tỷ giá hối phiếu là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu ghi bằng ngoại tệ.
1.1.2.3. Theo thời điểm mua bán ngoại tệ:
• Tỷ giá mở cửa (open exchange rate): là tỷ giá áp dụng cho việc mua bán bán các
món ngoại tệ đầu tiên trong ngày làm việc tại các trung tâm hối đoái. Nó có thể là tỷ giá
chào hàng vào đầu giờ giao dịch hay tỷ giá mua bán ngoại hối của phiên giao dịch đầu
tiên trong ngày làm việc.
• Tỷ giá đóng cửa (closed exchange rate): là tỷ giá áp dụng cho mua bán món
Nhóm 02-TCQT01 Trang 6
Môn: Tài chính quốc tế Gv: TS. Võ Thị Thúy Anh
ngoại tệ cuối cùng trong ngày làm việc tại các trung tâm hối đoái. Nó có thể là tỷ giá
chào hàng vào đầu giờ giao dịch hay tỷ giá mua bán ngoại hối của phiên giao dịch đầu
tiên trong ngày làm việc.
1.1.2.4. Theo nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng:
• Tỷ giá mua (bid exchange rate): là tỷ giá mà ngân hàng mua ngoại hối vào.
• Tỷ giá bán (offer exchange rate): là tỷ giá mà ngân hàng bán ngoại hối ra.
Tỷ giá mua bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán và khoảng cách chênh lệch đó là lợi
nhuận kinh doanh ngoại hối của ngân hàng.
1.1.2.5. Theo việc chuyển trả ngoại hối bằng tiền mặt hay chuyển khoản:
• Tỷ giá tiền mặt (Bank note rate): là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc chuyển trả
ngoại hối bằng tiền mặt
• Tỷ giá chuyển khoản (transaction rate): là tỷ giá mua bán ngoại hối trong đó việc
chuyển trả ngoại hối được thực hiện bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng. Tỷ giá
chuyển khoản lớn hơn tỷ giá tiền mặt do khi sử dụng tỷ giá chuyển khoản không cần
phải có sự xuất hiện của một lượng tiền mặt thực sự do vậy giảm được chi phí lưu thông
tiền mặt.
1.1.2.6. Theo phương thức mua bán, giao nhận ngoại tệ :
• Tỷ giá giao nhận ngay (spot exchange rate): là tỷ giá mua bán ngoại tệ mà việc
giao nhận chúng sẽ được thực hiện chậm nhất sau hai ngày làm việc.
• Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn (forward exchange rate): là tỷ giá mua bán ngoại tệ
mà việc giao nhận chúng sẽ được thực hiện sau một khoảng thời gian nhất định, theo
một tỷ giá xác định lúc ký kết hợp đồng.
1.1.2.7. Theo chế độ quản lý ngoại hối:
• Tỷ giá hối đoái chính thức (official exchange rate): là tỷ giá hối đoái do nhà
nước công bố
• Tỷ giá tự do (Black market exchange rate): là tỷ giá được hình thành tự phát và
diễn biến theo quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị trường.
1.1.2.8. Theo phương pháp xác định tỷ giá:
• Tỷ giá danh nghĩa (nominal exchange rate): là tỷ giá phổ biến được sử dụng
hằng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối.
Nhóm 02-TCQT01 Trang 7
Môn: Tài chính quốc tế Gv: TS. Võ Thị Thúy Anh
• Tỷ giá thực(real exchange rate): bằng tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi thay
đổi trong tương quan sức mua của đồng tiền trong nước và nước ngoài. Tương quan
giữa tỷ giá thực (E
R
) và tỷ giá danh nghĩa (E) được biểu diễn như sau:
E
R
= E x P
*
/P
Trong đó: P
*
: mức giá cả ở nước có đồng tiền yết giá.
P: mức giá cả ở nước có đồng tiền định giá.
1.2. Chính sách tỷ giá.
1.2.1. Khái niệm và hệ thống chính sách tỷ giá
* Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái:
Chính sách tỷ giá là tổng thể các nguyên tắc công cụ biện pháp được dung để tác động
lên cung cầu ngoại tệ trên thị trường của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt
mục tiêu đã định trong chiến lược phát triển của quốc gia đó.
Để quản lý và điều hành tỷ giá NHTW thường sử dụng các chính sách chủ yếu sau:
• Chính sách chiết khấu: khi NHTW nâng cao lãi suất chiết khấu làm lãi suất trên
thị trường tăng, làm các nguồn vốn ngắn hạn trên thị trường quốc tế chạy vào nước
mình để thu lợi tức cao làm dịu sự căng thẳng của cầu vượt cung ngoại hối do đó làm tỷ
giá giảm xuống và ngược lại.
• Chính sách hối đoái: khi tỷ giá lên cao NHTW bán ngoại hối ra thị trường kéo tỷ
giá tụt xuống và ngược lại. Tuy nhiên NHTW phải có dự trữ ngoại hối đủ lớn, nếu cán
cân thanh toán thiếu hụt thường xuyên thì khó có đủ ngoại hối thực hiện phương pháp
này.
• Phá giá tiền tệ: là sự nâng cao một cách chính thức TGHĐ hay là việc nhà nước
hạ thấp sức mua đồng tiền nước mình so với ngoại tệ làm đẩy mạnh xuất khẩu hạn chế
nhập khẩu cải thiện cán cân thương mại làm tỷ giá bớt căng thẳng.
• Nâng giá tiền tệ: là việc Nhà nước chính thức nâng giá đơn vị tiền tệ nước mình
so với ngoại tệ làm cho tỷ giá giảm xuống.
1.2.2. Các công cụ của Chính sách tỷ giá
1.2.2.1. Nhóm công cụ trực tiếp
NHTW thông qua việc mua bán đồng nội tệ nhằm duy trì một tỷ giá cố định hay ảnh
hưởng làm cho tỷ giá thay đổi đạt tới một mức nhất định theo mục tiêu đã đề ra. Hoạt động
can thiệp trực tiếp của ngân hàng trung ương tạo ra hiệu ứng thay đổi cung tiền có thể tạo ra
áp lực lạm phát hay thiểu phát không mong muốn cho nền kinh tế vì vậy đi kèm hoạt động
Nhóm 02-TCQT01 Trang 8
Môn: Tài chính quốc tế Gv: TS. Võ Thị Thúy Anh
can thiệp này của NHTW thì phải sử dụng thêm nghiệp vụ thị trường mở để hấp thụ lượng
dư cung hay bổ sung phần thiếu hụt tiền tệ ở lưu thông.
• Mua bán ngoại hối trên thị trường:
- Đây là nghiệp vụ dễ dàng thực hiện và có tác động trực tiếp đến TGHĐ. Nghiệp
vụ này tác động đến cung tiền trong nước, NHNN đóng vai trò là người mua bán tiền tệ
trực tiếp cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng (LNH) tại một mức tỷ giá nào đó. Để
công cụ này có hiệu quả thì quốc gia phải có lượng dự trữ ngoại tệ lớn.
- Trong lưu thông khi mà ngoại tệ bị thừa dẫn đến ảnh hưởng đến đồng VND bị
định giá cao làm ảnh hưởng đến xuất khẩu thì NHNN tiến hành mua mua ngoại tệ vào
và đẩy VND ra nhằm làm tỷ giá ổn định. . Đây là công cụ có tác động mạnh lên tỷ giá
hối đoái.
• Biện pháp kết hối:
Là việc chính phủ quy định với các thể nhân và pháp nhân có nguồn thu ngoại tệ phải bán
một tỷ lệ nhất định trong một thời hạn nhất định cho các tổ chức được phép kinh doanh ngoại
hối.
Biện pháp này được áp dụng trong thời kỳ khan hiếm ngoại tệ giao dịch trên thị trường
ngoại hối.
Mục đích chính của biện pháp này là tăng cung ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho
thị trường, hạn chế hành vi đầu cơ và giảm áp lực phá giá đồng nội tệ.
• Ngoài ra Chính phủ còn sử dụng các Quy định hạn chế đối tượng được mua
ngoại tệ, quy định hạn chế mục đích sử dụng ngoại tệ, quy định hạn chế số lượng người
mua ngoại tệ, quy định hạn chế thời điểm mua ngoại tệ. Tất cả các biện pháp này để
giảm áp lực thiếu hụt ngoại tệ, tránh đầu cơ và giữ cho tỷ giá cố định.
Tuy nhiên các biện pháp này có tính chất hành chính không phù hợp với xu thế tự do hóa
và thương mại hóa nền kinh tế.
1.2.2.2. Các công cụ gián tiếp
• Lãi suất tái chiết khấu là công cụ hiệu quả nhất.
Khái niệm: Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất mà NHNN đánh vào các khoản tiền cho các
NHTM vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này. Lãi
suất tái chiết khâu là một công cụ của chính sách tiền tệ để điều chỉnh lượng cung tiền và nó có
tác động đến TGHĐ
Cơ chế tác động đến tỷ giá hối đoái của nó như sau: Khi lãi suất chiết khấu thay đổi kéo
theo sự thay đổi cùng chiều của lãi suất trên thị trường. Từ đó tác động đến xu hướng dịch
chuyển của dòng vốn quốc tế làm thay đổi tài khoản vốn hoặc ít nhất làm cho người sở hữu vốn
trong nước chuyển đổi đồng vốn của mình sang đồng tiền có lãi suất cao hơn để thu lợi và làm
Nhóm 02-TCQT01 Trang 9
Môn: Tài chính quốc tế Gv: TS. Võ Thị Thúy Anh
thay đổi vốn của mình sang đồng tiền có lãi suất cao hơn để thu lợi và làm thay đổi tỷ giá hối
đoái. Cụ thể lãi suất tăng dẫn đến xu hướng là một dòng vốn vay ngắn hạn trên thị trường thế
giới sẽ đổ vào trong nước và người sở hữu vốn ngoại tệ trong nước sẽ có xu hướng chuyển
đồng ngoại tệ của mình sang nội tệ để thu lãi suất cao hơn do đó tỷ giá sẽ giảm (nội tệ tăng) và
ngược lại muốn tăng tỷ giá sẽ giảm lãi suất tái chiết khấu.
• Các loại thuế quan:
Thuế quan là một trong những công cụ phổ biến nhất mà chính phủ dùng để hạn chế
hay kích thích xuất nhập khẩu, loại thuế này buộc nhà nhập khẩu phải nộp một tỷ lệ nhất
định theo giá trị hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở giá quốc tế.
Thuế quan cao có tác dụng hạn chế nhập khẩu, cầu ngoại tệ giảm nội tệ lên giá, làm
giảm sức ép lên tỷ giá, kéo tỷ giá đi xuống dần dẫn đến thế cân bằng trên thị trường hối
đoái. Do đó muốn giảm tỷ giá hối đoái thì Chính Phủ có thể quy định mức thuế quan cao
những mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Và ngược lại sẽ làm tăng tỷ giá hối đoái.
• Hạn ngạch:
Hạn nghạch (hạn chế số lượng) là quy định một nước về số lượng cao nhất của một mặt
hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập từ một thị trường trong một thời gian
nhất định thông qua hình thức giấy phép.
Hạn nghạch có tác dụng hạn chế nhập khẩu do đó có tác dụng lên tỷ giá tương tự như
thuế quan.Dỡ bỏ hạn nghạch có tác dụng làm tăng nhập khẩu, do đó có tác dụng lên tỷ giá
giống như thuế quan thấp.
Ngoài ra Chính Phủ có thể sử dụng một số biện pháp khác như điều chỉnh tỷ lệ dự trữ
bắt buộc bằng ngoại tệ vớiNHTW, quy định mức lãi suất trần kém hấp dẫn đối với tiền gửi
bằng ngoại tệ. Mục đích là phòng ngừa rủi ro tỷ giá, hạn chế đầu cơ ngoại tệ, làm giảm áp
lực lên tỷ giá khi cung cầu mất cân đối.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến TGHD
1.3.1. Sức mua của mỗi đồng tiền trong một cặp tiền tệ.
Do tỷ giá được xác định dựa trên quan hệ cung cầu về ngoại hối và nguyên tắc một giá
nên khi sức mua của đồng nội tệ tăng lên sẽ làm tỷ giá giảm xuống và ngược lại
1.3.2. Cán cân thanh toán quốc tế.
Đây là yếu tố cực kì quan trọng trong những yếu tố kinh tế tác động đến tỷ giá. Đánh
giá chung có tính chất truyền thống đối với sự biến động của TGHĐ, các nhà kinh tế đều cho
rằng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và dịch vụ quốc gia là những nhân tố cơ bản đứng sau
lưng tăng giá TGHĐ.
Nhóm 02-TCQT01 Trang 10
Môn: Tài chính quốc tế Gv: TS. Võ Thị Thúy Anh
Tình trạng của cán cân thanh toán tác động đến cung cầu về ngoại hối do vậy, tác động
trực tiếp đến TGHĐ.
1.3.3. Yếu tố tâm lý.
Dựa vào sự phán đoán từ các sự kiện kinh tế, chính trị của một nước và tình hình thế
giới, cả chính trị và kin tế có liên quan các nhà kinh doanh ngoại hối bao gồm các ngân hàng
thương mại, các doanh nghiệp và kể cả người đầu cơ tùy theo sự phán đoán đó mà hành
động.
Yếu tố tâm lý ảnh hưởng một cách hết sức nhạy cảm đối với thị trường tài chính, trong
đó có thị trường hối đoái. Tuy nhiên những biến động này bao giờ cũng mang tính chất ngắn
hạn, xác lập một vị thế ngắn hạn.
1.3.4. Vai trò quản lý của Ngân hàng trung ương.
Chế độ tỷ giá mà phần đông các nước vận hành là thả nổi có quản lý do đó vai trò can
thiệp của nhà nước giữ vị trí quan trọng. NHTW tự biến mình thành một bộ phận của thị
trường, quyện chặt với thị trường, lúc với tư cách người mua lúc khác là tư cách người bán,
nhằm tác động về phía cung hay cầu của quỹ ngoại hối thị trường nhằm cho ra một tỷ giá
phù hợp như ý đồ của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên điều kiện vật chất để có thể can thiệp là
thực lực về tiềm năng quốc gia biểu hiện bằng quỹ ngoại tệ bình ổn giá, bao gồm ngoại tệ dự
trữ quốc gia.
1.3.5. Năng suất lao động.
Nếu năng suất lao động trong nước có sự gia tăng, khi đó nền kinh tế của một nước phát
triển mạnh, nhu cầu đồng tiền của nước này sẽ gia tăng và giá trị đồng tiền nước này cũng sẽ
mạnh hơn,nghĩa là sẽ làm cho mức giá tương đối có xu hướng sụt giảm làm đồng ngoại tệ có
xu hướng giảm hay đồng nội tệ lên giá làm tỷ giá giảm xuống. Ngược lại, một nền kinh tế yếu
kém sẽ làm suy yếu đồng tiền của một nước.
Nhóm 02-TCQT01 Trang 11
Môn: Tài chính quốc tế Gv: TS. Võ Thị Thúy Anh
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI USD/VND
TẠI VIỆT NAM THỜI KÌ 2008-2012
2.1. Tình hình biến động tỷ giá trong năm 2008
Nền kinh tế thế giới trong năm 2008 đã chứng kiến sự suy thoái sâu rộng trên quy mô
toàn cầu. Nếu như những tháng đầu năm 2008, các nền kinh tế trên thế giới gồng mình
chống chọi với sự tăng giá chóng mặt của các loại hàng hóa và tài sản thì đến nửa cuối năm
2008, vấn đề quan tâm hàng đầu lại là sự đổ vỡ dây chuyền của các định chế tài chính, sự
đóng băng của thị trường tín dụng và suy thoái kinh tế. Trước những biến động, rủi ro và
thua lỗ do hệ thống tài chính ngân hàng gây ra, các nhà đầu tư trên thế giới đã bán chứng
khoán và nắm giữ các tài sản ít rủi ro hơn mà chủ yếu là trái phiếu chính phủ Mỹ. Chỉ số
chứng khoán MSCI của các thị trường mới nổi giảm trên 60% so với mức đỉnh tháng
10/2007, trong đó Ukraine giảm 80%, Romani và Bulgari giảm 75%, Nga giảm 73%. Brazil,
Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam đều giảm trên 60%. Thị trường chứng khoán toàn cầu suy
giảm hơn 17.000 tỷ USD vốn hóa.
Năm 2008 do đó cũng là năm chứng kiến sự can thiệp chưa từng có tiền lệ của hầu
hết Chính phủ và ngân hàng trung ương các nước vào hệ thống tài chính ngân hàng và nền
kinh tế. “Bơm tiền”, “quốc hữu hóa”, “gói cứu trợ” là những cụm từ chúng ta bắt gặp nhiều
nhất trong năm 2008 đặc biệt là mấy tháng cuối năm. Tính tới thời điểm hiện tại, còn quá
sớm để đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp này, tuy nhiên đây là những hành động
quyết liệt cần thiết, niềm tin trong hệ thống tín dụng đã được củng cố phần nào, lãi suất liên
ngân hàng của hầu hết các nền kinh tế mặc dù còn biến động nhiều nhưng đã giảm mạnh
Đồ thị tỷ giá hối đoái
Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008 - Nguồn: BIDV
Năm 2008 được coi là năm bất ổn định của tỷ giá với những biến động tỷ giá rất phức
Nhóm 02-TCQT01 Trang 12
Môn: Tài chính quốc tế Gv: TS. Võ Thị Thúy Anh
tạp với những ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô, cung cầu ngoại tệ và thậm chí là do những tin
đồn. Chỉ trong năm 2008 đã có 5 lần điều chỉnh tỷ giá, mật độ chưa từng có trong lịch sử.
Với Bốn giai đoạn trong diễn biến tỷ giá 2008,. Nếu như trong những năm trước, tỷ giá
luôn được định hướng tăng nhẹ (1%/năm) thì trong năm 2008, tỷ giá công bố LNH, vốn có
xu hướng được duy trì tương đối ổn định, đã tăng ~ 5% và tỷ giá giao dịch LNH tăng ~10%.
Trên cơ sở các quyết định điều chỉnh biên độ tỷ giá chính thức của NHNN, chúng tôi chia
diễn biến tỷ giá trong năm thành 4 giai đoạn chính:
Trong giai đoạn Từ 01/01/2008 đến 25/03/2008 (tỷ giá liên tục giảm dưới mức sàn),
tỷ giá USD/VND trên thị liên ngân hàng giảm mạnh từ 16.112 đồng xuống còn 15.960
đồng. Tỷ giá trên thị trường tự do có lúc rớt xuống thấp hơn tỷ giá liên ngân hàng, dao
động từ mức 15.500-16.000 đồng/USD. Sự sụt giảm này bắt nguồn từ các biện pháp của
Chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát.
Bên cạnh các nguyên nhân như lượng kiều hối (5,5 tỷ USD) chuyển về tăng mạnh trong
dịp Tết dương lịch, lượng vốn FDI và vốn FII vào Việt Nam tiếp tục đà tăng mạnh từ năm
2007, các nhà đầu tư dự kiến VND sẽ tăng giá so với USD, cộng thêm chênh lệch lãi suất
lớn giữa USD và VND nên cácn nhà đầu tư đẩy mạnh việc bán USD chuyển qua mua VND
rồi đi gửi tiết kiệm sẽ thu được lợi nhuận cao hơn là gửi tiết kiệm trong nước, VND lên giá
chủ yếu do USD đã mất giá quá mạnh trên thị trường thế giới trong giai đoạn đầu năm 2008.
Trong thời gian này, để giữ cho hệ thống ngân hàng không rơi vào tình trạng mất thanh
khoản, nhưng vẫn theo chủ trương tăng giá VND, kiềm chế lạm phát,Chính phủ đã sử dụng
biện pháp thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm (12/2007) lên 8,75%(2/2008).
NHNN quyết định mở rộng biên độ mua,bán ngoại tệ của NHTM so với tỷ giá giao dịch bình
quân trên thị trường liên ngân hàng từ +/- 0,75% lên mức 1% vào ngày 10/3/2008. Khác với
các lần điều chỉnh tỷ giá khác, tỷ giá USD/VND đã về mức sàn ngay sau khi có quyết định
tăng biên độ của NHNN.
Trong giai đoạn Từ 26/03/2008 đến ngày 16/07/2008 (tăng với tốc độ chóng mặt
tạo cơn sốt USD trên thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do)
, tỷ giá diễn biến trái chiều với giai đoạn một với sự mất giá của VND so với USD, tỷ giá
LNH công bố từ 15.960 đ- 15.946 đồng. Tỷ giá USD/VND vẫn tiếp tục tăng khiến lãi suất
USD bước vào cuộc đua mới. Ở các NHTM, giá USD tăng kịch trần, hết biên độ cho
phép,trên thị trường tự do, giá bán dao động xung quanh 17.100-17.500 VND/USD.Tính
toán của tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 5, giá USD tính theo VND đã tăng mạnh
với 1,02% so với tháng trước đó, đặc biệt trong tháng 6/2008 khi tỷ giá trên thị trường LNH
có lúc lên tới 19.400 đồng và cao hơn 2.600 đồng so với tỷ giá trần quy định. Còn trên thị
Nhóm 02-TCQT01 Trang 13
Môn: Tài chính quốc tế Gv: TS. Võ Thị Thúy Anh
trường tự do cao hơn khoảng 100-150 đồng.
Nguyên nhân chính của sự mất giá của VND là do những số liệu cho thấy nền kinh tế có
dấu hiệu lạm phát tăng cao và thâm hụt cán cân thương mại (~ 15 tỷ USD tính đến hết tháng
6/2008). Do tâm lý bất ổn của doanh nghiệp và người dân khi thấy USD tăng giá dẫn đến
trạng thái những người đầu cơ găm hàng và lo sợ VND mất giá. Nhu cầu USD để nhập khẩu
vàng do chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế và nhu cầu rút vốn của
nhà đầu tư nước ngoài do những lo ngại về nền kinh tế trong nước và các tin đồn cũng là
những nguyên nhân chính dẫn tới sự trượt giá của VND so với USD. Vào ngày 27/6/2008,
Ngân hàng nhà nước đã quyết định tăng biên độ tỷ giá lên +/-2%( 17/6)
Trong tháng 7/2008 chênh lệch giữa thi trường ngoai tệ liên ngân hàng và thị trường tự
do không quá cách biệt,giá USD trên thị trường tự do đã lùi xuống dưới 17.000 đồng…
Nguyên nhân là bắt nguồn từ việc NHNN đã công bố dự trữ ngoại tệ là 20,7 tỷ USD, cộng cả
ngoại tệ do bộ Tài chính quản lý và khoản dự trữ điều hòa thị trường hối đoái của NHNN thì
cao hơn con số đã công bố, thanh khoản của Việt Nam tương đối ổn định giúp cải thiện tâm
lý lo lắng nơi người dân, qua đó giảm bớt tình trạng găm giữ, đầu cơ ngoại tệ dẫn đến tỷ giá
ổn định trong thời gian này.
Trong tháng 8/2008, tỷ giá bình quân liên ngân hàng có diễn biến nhích từng tuần. Cụ
thể tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng từ 16.489 VND/USD lên 16.493 VND/USD và
dừng ở mức 16.496 VND/USD trong hai tuần cuối tháng 8.
Từ tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới đã gây sức ép khiến
VND mất giá ngày càng cao, do các nguyên nhân:
• Xuất khẩu yếu đi do sự xấu đi nhanh chóng của các thị trường xuất khẩu chủ yếu
như Mỹ, Nhật, khối EU.
• Sự tăng giá của đồng USD so với các đồng tiền khác (5%-10%) do nhiều nhà
đầu tư vẫn coi USD là nơi trú ẩn an toàn trong giai đoạn khủng hoảng toàn cầu. Tại
nhiều thị trường mới nổi đã diễn ra tình trạng rút vốn lớn của các nhà đầu tư nước ngoài
khiến cho đồng nội tệ mất giá so với USD, hàng hóa của các nước này cũng trở nên có
sức cạnh tranh cao hơn so với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
• Thâm hụt thương mại có dấu hiệu gia tăng trở lại khi xuất khẩu giảm sút nhưng
nhập siêu vẫn ở mức cao. Nhu cầu rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài là rõ ràng ngay tại
TTCK Việt Nam.
• Tính từ khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lan rộng (giữa tháng 9/2008) đến
cuối năm, nhà ĐTNN liên tục bán ròng trên thị trường trái phiếu (~ ~26.000 tỷ VND)
và thị trường cổ phiếu (~1800 tỷ VND), một phần số vốn thu được đã được chuyển đổi
sang USD dẫn tới cầu USD cao tại các ngân hàng nước ngoài. Vào cuối giai đoạn này,
biên độ tỷ giá được điều chỉnh vào ngày 7/11/2008 từ +/-2% lên mức +/- 3%.
Nhóm 02-TCQT01 Trang 14
Môn: Tài chính quốc tế Gv: TS. Võ Thị Thúy Anh
Và trong giai đoạn từ 16/10/2008 đến 31/12/2008 (tỷ giá USD tăng trở lại). Sau khi
NHNN tăng biên độ tỷ giá, mặc dù tỷ giá USD/VND LNH công bố vẫn duy trì ở mức
~16.500 đồng, tỷ giá tại các ngân hàng thường xuyên được duy trì ở mức trần ~17.000
đồng. Tỷ giá giao dịch trên thị trường không chính thức ở mức 17.200 đồng -17.450
đồng (NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3% trong ngày 7/11/2008). Tỷ giá giao dịch
tạm ổn định ở mức trần, được trợ giúp bởi thâm hụt thương mại được cải thiện, chênh
lệch lãi suất giữa VND và USD giảm, và việc USD có xu hướng đứng giá và giảm nhẹ so
với các ngoại tệ khác sau quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản của vào ngày 17/12/2008
từ 1% xuống 0-0,25%.
Trong khoảng thời gian từ tháng 10-tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài đẩy manhk
việc bán ra chứng khoán trong đó bán trái phiếu (700 triệu USD), cổ phiếu (100 triệu USD).
Nhu cầu mua ngoại tệ của khối nhà đầu tư nước ngoài tăng cao khi muốn đảm bảo thanh
khoản của tổ chức. Nhu cầu mua USD của các ngân hàng nước ngoài cũng tăng mạnh
(khoảng 40 triệu USD/ngày).
Vào ngày 24/12/2008, Bộ Kế hoạch - Đầu tư công bố GDP cho năm 2008 ở mức
6,23%, thấp hơn rất nhiều so với mức dự tính trước đó là ~ 6,5%. Thông tin thống kê xuất
khẩu tháng 11 giảm 4,8% so với tháng 10 (trong khi cùng kỳ năm trước xuất khẩu tăng 6%).
Trước những thông tin lo ngại trên về tình hình kinh tế và xuất khẩu, cùng ngày 24/12,
NHNN đã công bố việc điều chỉnh tỷ giá USD/VND LNH tăng 3% (hay VND trượt giá 3%)
từ mức 16.494 đồng (24/12/08) lên 16.989 đồng (25/12/2008). Tỷ giá USD/VND của
Vietcombank cũng biến động ngay sau công bố của NHNN lên mức 17.180-17.350 đồng.
Trên thực tế, các ngân hàng dường như đã dự tính trước về khả năng này khi ngay
từ đầu tháng 12/2008, nhiều ngân hàng đã tích cực thu mua ngoại tệ nhưng không cho vay,
duy trì trạng thái dương về ngoại tệ (ĐTCK- 26/12/2008). Cho đến những ngày đầu năm
2009, tỷ giá giao dịch USD của các ngân hàng vẫn đứng ở mức cao sát trần: 17.370-17.480
đồng (05/01/2009).
Kết luận:
Năm 2008 đánh giá một năm VND giảm giá rất mạnh (~10%) so với mức điều chỉnh
nhẹ nhàng ~ 1%/năm trong khoảng 6-7 năm gần đây. Điều này cho thấy chính phủ cũng đã
nhận thấy sức tàn phá của cuộc khủng hoảng lần này, đặc biệt là tới xuất nhập khẩu trong khi
Việt Nam là một nước có độ mở thuộc diện cao nhất thế giới. Việc NHNN điều chỉnh tỷ giá
khá mạnh tay ~ 3% vào những ngày cuối cùng năm 2008 là một tín hiệu đáng mừng, góp
phần phá băng thị trường ngoại hối và giảm bớt sức ép giảm giá VND ít nhất là trong vài
tháng tới. Động thái này cũng đã cho thấy NHNN không còn giữ chủ trương duy trì tỷ giá
công bố LNH ổn định (xoay quanh mức 16.500 trong các năm trước) mà sẽ chủ động điều
chỉnh tỷ giá này tùy theo diễn biến thị trường.
Nhóm 02-TCQT01 Trang 15
Môn: Tài chính quốc tế Gv: TS. Võ Thị Thúy Anh
2.2. Tình hình biến động tỷ giá trong năm 2009
Trong năm 2009, tỷ giá USD/VND đã trải qua hai lần điều chỉnh, một lần vào tháng 3
(+2%) do tăng biên dộ giao dịch từ 3% lên 5% và lần thứ hai vào tháng 11 (+5,4%). Nguyên
nhân mất giá của VND trong năm 2009 là do việc thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng của
Chính phủ đã làm cho VND mất giá, do cung tiền đồng tăng. Thứ hai, là do VND bị dịnh giá
cao trong một thời gian khá dài. Ngoài ra, tình trạng nhập siêu cao khiến cho NHNN luôn phải
điều chỉnh tỷ giá theo hướng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.Năm 2009 được coi
là năm tiền tệ tại Việt Nam. Tỷ giá USD/VND tăng mạnh, nhập siêu cao, lạm phát đứng trước
áp lực tăng trở lại năm 2010, khan hiếm cục bộ USD, giá vàng sốt nóng, lãi suất ngân hàng lên
kịch trần, VND chịu sức ép giảm giá so với USD…Trên thị trường, các ngân hàng thương mại
có xu hướng niêm yết tỷ giá mua bằng tỷ giá bán và sát mức trần được phép. Các doanh nghiệp
nhập khẩu và người dân có nhu cầu sử dụng ngoại tệ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận
với nguồn ngoại tệ từ ngân hàng thương mại khiến cho tỷ giá trên thị trường tự do tăng mạnh,
thường cao hơn mức giá trần từ 500-700 USD.
Trong những tháng đầu năm 2009, tỷ giá USD/VNĐ lại tiếp tục tăng đà tăng trong 4 tháng
đầu năm, đặc biệt sau khi NHNN thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-5% khiến cho tỷ giá
ngoại tệ liên NH đã có đợt tăng đột biến và giao dịch trên TTTD tiến sát mức 18000đồng/USD.
Trong bối cảnh nguồn ngoại tệ ròng vào VN là + trong 4 tháng đầu năm thì dường như yếu tố
chính khiến cho tỷ giá USD/VNĐ tăng mạnh lại là do sự găm giữ ngoại tệ.
Diễn biến tỷ giá VNĐ/USD năm 2008-2009
Diễn biến tỷ giá Nguyên nhân
Nhóm 02-TCQT01 Trang 16
Môn: Tài chính quốc tế Gv: TS. Võ Thị Thúy Anh
Giai
đoạn 1
(từ 01/01
–
24/11/20
09): tỷ
giá liên
tục tăng.
Tỷ giá biến động mạnh
trên cả thị trường liên ngân
hàng và thị trường tự do.Cụ
thể:
-Từ tháng 1 đến tháng 3:
tỷ giá LNH dao động trong
khoảng 17.450 - 17.700
đồng/USD, cách giá trần
khoảng từ 0 – 200đồng,còn
TTTD cao hơn tỷ giá LNH
khoảng 100 đồng
-Từ tháng 4 đến tháng
9 :tỷ giá trên 2 thị trường
dao động trong khoảng
18.180 - 18.500 đồng/USD.
-Từ tháng 10 đến
25/11/2009: Biến động tỷ
giá rất dữ dội từ 18.545 –
19.300đồng/USD, có lúc đạt
đỉnh 20.000 đồng/USD trên
TTTD và 19.750 đồng/USD
trên thị trường liên ngân
hàng.
+ Hiện tượng găm giữ ngoại tệ chờ giá
lên của người dân
+Có hiện tượng DN vay USD tuy chưa
đến kỳ trả nợ nhưng đã mua sẵn USD để giữ
vì sợ tỷ giá sẽ tăng. Chính lượng đặt mua
nhiều của DN khiến cầu ngoại tệ tăng. Ngoài
ra, do tâm lý bất ổn của cả DN và người dân
khi tỷ giá tăng nhanh dẫn tới hiện tượng găm
giữ ngoại tệ.
+Do tác động của chính sách hỗ trợ lãi
suất cho các DN bằng tiền đồng, do lãi suất
vay tiền đồng thấp, phạm vi và thời gian vay
được mở rộng theo chủ trương của chính phủ
nên một số DN có ngoại tệ có xu hướng
không muốn bán ngoại tệ và chỉ muốn vay
tiền đồng. Đây là 1 tác động thiếu tích cực
không mong muốn khi triển khai gói kích cầu.
+Ngoài ra, còn 1 số nguyên nhân khác
như: thâm hụt cán cân thương mại lớn các
tháng cuối năm 2008, yếu tố tin đồn ,…
Giai
đoạn 2
(từ 25/11
đến hết
năm
2009)
Tỷ giá bắt đầu giảm về
quanh mức 18.500 đồng
/USD
Nguyên nhân là do NHNN thực hiện các
biện pháp bình ổn tỷ giá, đặc biệt có sự chung
góp sức của các NHTM đã làm giảm tỷ giá
sau 1 giai đoạn đầy biến động.
Càng về cuối năm thì tỷ giá càng biến động và mất giá mạnh, thị trường ngoại hối luôn có
biển hiện căng thẳng, đồng thời USD tín dụng thì thừa, USD thương mại thì thiếu. Các ngân
hàng không có ngoại tệ để bán cho các doanh nghiệp và nếu có bán thì mức tỷ giá cũng cao
Nhóm 02-TCQT01 Trang 17
Môn: Tài chính quốc tế Gv: TS. Võ Thị Thúy Anh
hơn mức giá trần do NHNN quy định. Những bất ổn trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái
đã tiếp tục gây ra những khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Hơn nữa đồng tiên mất giá
còn ảnh hưởng đến lạm phát trong nước do giá hàng nhập khẩu tăng mạnh.
Xu hướng chung của năm 2009 là sự mất giá danh nghĩa của VND so với USD. Cho đến
cuối năm 2009, tỷ giá chính thức VND/USD đã tăng 5,6% so với cuối năm 2008. Trong khi
trong năm 2008, tỷ giá niêm yết tại các NHTM biến động liên tục, đầu năm còn có giai đoạn
thấp hơn tỷ giá chính thức, thì năm 2009 lại là một năm mà tỷ giá NHTM luôn ở mức trần của
biên độ giao động mà NHNN công bố.
Tình hình thị trường ngoại hối trong năm 2009 có thể đã trầm trọng hơn nếu không có: sự
sụt giảm nhu cầu ngoại tệ do thu nhập từ đầu tư do các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài
chuyển ra khỏi Việt Nam giảm (trong năm 2009 ước đạt -3 tỷ USD, so với -4,4 tỷ USD năm
2008) và sự gia tăng cung ngoại tệ do lượng kiều hối vẫn đứng vững ở con số khá tích cực hơn
6 tỷ USD. FDI giải ngân ước đạt 10 tỷ USD. Đầu tư gián tiếp nước ngoài chảy ra khỏi Việt
Nam vào đầu năm nhưng cũng có dấu hiệu đảo chiều vào cuối năm
2.3. Tình hình biến động tỷ giá trong năm 2010.
Tỷ giá VND/USD năm 2010 vẫn tiếp tục là một vấn đề gây sự chú ý đặc biệt của các
nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và các nhà đầu tư khi nó liên tục có những diễn
biến bất thường, gây bất ổn về nền kinh tế vĩ mô. Năm 2009 và năm 2010 là một giai đoạn đầy
sóng gió với NHNN trong điều hành tỷ giá, khi mà tình trạng dư cung ngoại tệ đã đảo chiều
thành khan hiếm ngoại tệ. Cán cân thanh toán tổng thể năm 2009 đã thâm hụt lớn, ở mức trên 8
tỷ USD. Tình hình khan hiếm ngoại tệ càng trầm trọng hơn khi mà tình hình găm giữ ngoại tệ
trong tổ chức và dân cư trở nên phổ biến. Lượng ngoại tệ của Bộ Tài chính bán cho NHNN sụt
giảm mạnh. NHNN đã thực hiện nhiều giải pháp như: nới rộng biên độ +/-5% (3/2009); hạ biên
độ xuống +/- 3% (2/2010), đồng thời với việc điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng 3,36% ;
4/2010 NHNN yêu cầu các Tổng công ty, Tập đoàn có thu ngoại tệ phải bán cho ngân hàng và
kiểm kiểm soát chặt chẽ các giao dịch mua bán ngoại tệ tại các địa điểm mua bán ngoại tệ. Vào
ngày 18/8/2010, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng lên hơn 2% (từ
18.544VND/USD lên 18.932 VND/USD) và giữa nguyên biên độ. Với những giải pháp này, thị
trường ngoại tệ, thị trường vàng đã từng bước bình ổn, tỷ giá chính thức so với tỷ giá trên thị
trường tự do được thu hẹp, từng bước lành mạnh hóa các giao dịch vốn trong xã hội.
Nhóm 02-TCQT01 Trang 18
Môn: Tài chính quốc tế Gv: TS. Võ Thị Thúy Anh
Hình : Tỷ giá USD/VND năm 2010 và cùng kỳ năm trước trên thị trường tự do
Sau lần điều chỉnh ngày 11/02, NHNN đã quyết định điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân
hàng, tăng 3,36% từ 17.961 lên 18.544 VND/USD, theo thông tư số 03/2010/TT-NHNN. Mức
lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế (trừ TCTD) tại TCTD cũng được NHNN
điều chỉnh xuống còn 1%/năm. Giá USD trên thị trường tự do giữ đã có 1 thời gian dài ổn định
ở mức 19.010-19.040 đồng/USD trong khi tỷ giá liên ngân hàng ở mức 18.544 đồng/USD. Hầu
hết thời gian 7 tháng đầu năm chứng khiến việc tỷ giá tự do xuống sát, thậm chí có lúc còn thấp
hơn tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại. Từ chỗ mất cân đối cung cầu ngoại tệ đến
Nhóm 02-TCQT01 Trang 19
Môn: Tài chính quốc tế Gv: TS. Võ Thị Thúy Anh
nay các NHTM bắt đầu tự cân đối được cung cầu ngoại tệ và thậm chí bán ngoại tệ cho NHNN
(từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 5, NHNN đã mua được từ các TCTD hơn 1 tỷ USD bổ sung vào
nguồn dự trữ). Tính thanh khoản của thị trường được cải thiện rõ rệt, nhu cầu mua ngoại tệ
được đáp ứng đầy đủ. Do đó mà giá USD trên thị trường tự do liên tục giảm. Lượng cung USD
tăng mạnh do các chính sách và biện pháp hành chính liên quan đến quản lý thị trường ngoại
hối NHNN trong quý I (như kết hối ngoại tệ, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại
tệ, mở rộng đối tượng được vay ngoại tệ,…). Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng khá hiếm
hoi này này bắt nguồn từ tăng trưởng tín dụng ngoại tệ đầu năm rất cao, 7 tháng tăng hơn 30%.
Điều này dẫn đến sự ổn định tạm thời của tỷ giá với lượng “cung ảo” khá dồi dào. Tuy nhiên,
khi các khoản vay này đến hạn, tình trạng đảo ngược chiều cuối năm đã xảy ra.
Sau một thời gian ổn định trong suốt 7 tháng đầu năm, tỷ giá có dấu hiệu tăng trở lại.
NHNN bất ngờ có quyết định nâng tỷ giá giữa USD/VND thêm 2,1%, từ 18.544 lên 18.932, với
biên độ được giữ nguyên ở mức
±
3%, áp dụng từ ngày 18/08/2010.
Sau lần tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lần thứ 2 vào ngày 18/08, tỷ giá trên thị
trường tự do tăng lên mức 19.400-19.500 VND/USD; tỷ giá giao dịch của các ngân hàng
thương mại cũng tiếp tục tăng lên sát mức kịch trần khoảng 19.450-19.500 VND/USD. Mốc
này được giữ tương đối ổn định đến cuối quý III.
Việc điều chỉnh này của NHNN là khá bất ngờ. Mục đích chủ yếu là nhằm giải quyết sự
mất cân đối cung cầu ngoại tệ tại thời điểm quý III trên thị trường ngoại hối, điều này dẫn đến
sự tăng giá mạnh của USD trên thị trường tự do trong tháng 7 và 8; khơi thông ngồn cung
ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng, từ đó góp phần giảm căng thẳng trên thị trường ngoại hối,
tránh áp lực cho nguồn dự trữ ngoại hối hiện đang khá mỏng.
Đến cuối quý III, đầu quý IV tỷ giá USD tự do có xu hướng phá trần 19.500VND/USD,
tăng mạnh và liên tục lên mức 20.000 VND/USD vào cuối tháng 10. Tuy nhiên, quá trình đi lên
của tỷ giá USD tự do vẫn chưa dừng lại ở đây, tháng 11 đánh dấu sự tăng đột biến của tỷ giá,
tăng vọt từ mức 20.000 VND/USD lên tới trên 21.000 VND/USD. Sang tháng 12 mặc dù tỷ giá
có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng vấn duy trì ở mức trên 21.000 VND.USD đến cuối năm 2010. Lý
giải cho sự tăng lên đột biến của tỷ giá trong giai đoạn 2 và 3, có thể liệt kê ra 3 nguyên nhân
chính:
• Thứ nhất, như đã nêu ra ở giai đoạn 1, tỷ giá tạm thời bình ổn trong khoảng 7
tháng đầu năm nhờ lượng “cung ảo” tăng lên khi tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ ở
mức rất cao (trên 30%). Tuy nhiên, đến đầu quý III, khi các khoản vay đến hạn, tình
trạng đảo ngược diễn ra gây sức ép lên tỷ giá. Về phía cầu, nhu cầu USD tăng mạnh khi
các doanh nghiệp đến hạn phải trả nợ các khoản vay trước đó, thêm vào đó là nhu cầu
vay ngoại tệ để nhập hàng cho các tháng cuối năm. Về phía cung, nhập siêu tiếp tục gia
tăng, năm 2010, tổng nhập siêu lên tới 12.4 tỷ đô la Mỹ (xuất khẩu đạt 71,6 tỷ USD
Nhóm 02-TCQT01 Trang 20
Môn: Tài chính quốc tế Gv: TS. Võ Thị Thúy Anh
trong khi nhập khẩu đạt 84 tỷ USD). Nhập siêu cao đã hút đi 1 lượng lớn ngoại tệ trong
nền kinh tế, gây ra áp lực về phía cung.
Nguyên nhân là do NHNN tiếp tục ban hành thong tư số 03/2010/TT-NHNN, quy
định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng là
1%/năm. Đây được xem là cú hích mạnh khi ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích các tổ chức
kinh tế có tiền gửi bằng USD, khi lãi suất trước đó được hưởng có tư 4%-4,5%/năm.
QUy định này được bình luận là đặt các tổ chức đó vào thế tự xử, phải tính toán lợi ích
và xem xét bán lại ngoại tệ, chuyển sang VND để có lãi suất tiền gửi cao hơn. Khớp với
chính sách này, các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng giá USD mua vào để thu hút
ngoại tệ tiềm năng này.
• Thứ hai, là sự tăng giá mạnh mẽ của giá vàng thế giới trong giai đoạn này. Đầu
tháng 11 chứng kiến sự gia tăng đột biến của giá vàng thế giới từ mức 1.353 USD/ounce
lên mức kỷ lục 1.408 USD/ounce vào ngày 11/11/2010, từ đó góp phần đẩy giá vàng
trong nước tăng mạnh. Giá vàng trong nước trong tháng 11 đã tăng từ mức 33.5 triệu
đồng 1 lượng hồi đầu tháng lên mức bình quân 35-36 triệu đồng/lượng, đặc biệt giá
vàng đã có lúc chạm mức đỉnh cao 37-38 triệu đồng/lượng vào ngày 9/11. Ở Việt Nam
giá vàng và giá đô la Mỹ có quan hệ tăng giảm cùng chiều, khi tỷ giá đô la tăng sẽ đẩy
giá vàng nhập khẩu tăng. Trong khi đó, giá vàng tăng tạo ra mức chênh lệch cao giữa giá
vàng trong nước và thế giới, điều này làm gia tăng hoạt động thu gom đô la để nhập lậu
vàng. Do vậy, có thể thấy sự tăng mạnh của tỷ giá trong tháng 11 có sự góp mặt của cú
sốc giá vàng thế giới rồi từ đó tạo lập 1 vòng xoáy giá vàng – tỷ giá đẩy giá của cả 2 mặt
hàng này lên rất cao.
• Thứ ba, nguyên nhân này cũng rất quan trọng, đó là yếu tố tâm lý lo sợ mất giá
đồng nội tệ của người dân và doanh nghiệp. Hai đợt điều chỉnh tỷ giá bình quân liên
ngân hàng trước đó khiến nảy sinh kỳ vọng sẽ tiếp tục có những đợt phá giá nữa trong
tương lai, cộng với lạm phát tăng cao vào những tháng cuối năm (lạm phát từ tháng 9
đến tháng 12 luôn ở mức cao trên 1%) đã khiến người dân và doanh nghiệp giảm sự tin
tưởng vào giá trị đồng nội tệ, tâm lý gom giữ đô la Mỹ do đó càng tăng mạnh và
khuyếch đại mức độ căng thẳng của tỷ giá trong giai đoạn này.
Kết luận:
Như vậy sự biến động mạnh với nhiều trạng thái khác nhau của USD trong năm 2010 đã
gây nên bất ổn cho nền kinh tế đồng thời khiến cho mất cân đối vĩ mô như tình trạng nhập siêu,
lạm phát… ngày càng trở nên trầm trọng và khó kiểm soát hơn. Cụ thể lạm phát không thể đạt
mục tiểu khi lên tới 2 con số, còn thâm hụt thương mại trong tháng 11 (nếu loại bỏ xuất khẩu
vàng ước tính khoảng 2,8 tỷ USD) cũng lên tới 13,6 tỷ (tương đương với 21,2% tổng kim
ngạch nhập khẩu) vượt mục tiêu 13,5 tỷ USD nhập siêu cho cả năm 2010.
Nhóm 02-TCQT01 Trang 21
Môn: Tài chính quốc tế Gv: TS. Võ Thị Thúy Anh
NH khá chủ động trong việc điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng nhằm ứng phó với
sự biến động của tỷ giá USD. Cả 2 lần điều chỉnh tỷ giá đều là lúc thị trường ngoại hối tự do
không quá căng thẳng, chênh lệch tỷ giá tự do và chính thức chỉ khoảng 300. tuy nhiên NHNN
khá nhỏ giọt khi mỗi lần chỉ điều chỉnh từ 2%-3%. Gây e ngại cho các nhà đảu tư và doanh
nghiệp, tạo tâm lý “trông chờ” khiến cho sự mất cân đối trên thị trường ngoại tệ càng khó giải
quyết.
2.4. Tình hình biến động tỷ giá năm 2011
Vào những tháng cuối năm 2010 thị trường ngoại hối xuất hiện những dấu hiệu mất cân
đối làm căng cứng tỷ giá do đó mà việc điều chỉnh tỷ giá đã được đề xuất để giải quyết
những vấn đề trên
Ngày 11/2/2011, NHNN đã có quyết định số 230/QĐ-NHNN, theo đó nâng tỷ giá LNH từ
18.932 VND/USD lên 20.693 VND/USD (tăng 9,3% so với mức 18.932 VND/USD trước
đó_một mức điều chỉnh kỉ lục), đồng thời thu hẹp biên độ dao động tỷ giá từ +/-3% xuống còn
+/-1%.
Động thái này của NHNN không nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia khi mà sự chênh
lệch giá giữa hai thị trường liên ngân hàng và tự do là khá lớn cũng như các thông tin về dự trữ
ngoại hối, thâm hụt mậu dịch được đăng tải liên tục trên các phương tiện truyền thông đại
chúng trước và sau Tết Nguyên Đán. Mặc dù đã điều chỉnh tỷ giá khá mạnh song tình trạng
căng thẳng tỷ giá vẫn liên tục diễn ra. Trước diễn biến này, song song với việc thắt chặt các
hoạt động mua bán USD trên thị trường tự do, NHNN cũng đã quy định trần lãi suất huy động
Nhóm 02-TCQT01 Trang 22
Môn: Tài chính quốc tế Gv: TS. Võ Thị Thúy Anh
bằng ngoại tệ và DTBB đối với ngoại tệ.
Bên cạnh áp lực lạm phát, yếu tố gây ảnh hưởng lớn tới tỷ giá USD/ VND là tâm lý thị
trường. Khi NHNN chưa điều chỉnh tỷ giá USD/VND thì Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng
như người dân tìm cách găm giữ USD chờ đợi thông tin chính thức từ NHNN.
Sau khi điều chỉnh tỷ giá hồi tháng 02, tỷ giá đã ổn định trong nhiều tháng tiếp theo. Tuy
nhiên cuối tháng 06, nhiều Ngân hàng Thương mại đã niêm yết giá USD bán ra kịch trần
biên độ cho phép; giao dịch trên liên ngân hàng thì có lúc đã chạm ngưỡng 19,150. Đây là
diễn biến bất thường sau khi tỷ giá đã có sự ổn định trong nhiều tháng trở lại. Ngày 7-9-
2011, một tháng sau khi tân Thống đốc tiếp nhận nhiệm vụ điều hành, Ngân hàng Nhà nước
tổ chức hội nghị ngành, và tại đây thông điệp được đưa ra: nếu điều chỉnh tỷ giá USD/VND
thì từ nay (tại ngày 7-9) đến cuối năm không quá 1%.
Trong quý 2, tình hình cung cầu USD hầu như rất yên ả. Cung cầu khá cân bằng giúp
cho tình hình tỷ giá không bị biến động nhiều ngoại trừ việc tỷ giá USD/VND bị ảnh hưởng
bởi tỷ giá vàng.
Trong tháng 10, NHNN đã tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng tổng cộng 14 lần, đẩy tỷ
giá trần vượt khỏi mốc 21,000. Đến cuối tháng 10, tỷ giá này vẫn được giữ nguyên. Qua
những lần điều chỉnh, tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND với USD đã tăng tới 0,85%
so với thời điểm NHNN đưa ra thông điệp nếu điều chỉnh đến cuối năm không quá 1% (từ
ngày 7/9/2011).
Nhiều phân tích cho thấy nhu cầu ngoại tệ những tháng cuối năm vẫn sẽ cao và gây áp
lực tăng tỷ giá. Vào thời điểm này năm ngoái, tỷ giá USD/ VND bước vào giai đoạn bắt đầu
căng thẳng, mà một trong những áp lực chính là từ tín dụng ngoại tệ tăng mạnh trước đó.
Một số báo cáo phân tích của các tổ chức trong và ngoài nước đều nhấn mạnh ở áp lực cầu
ngoại tệ để trả nợ cuối năm. Bên cạnh đó, tỷ giá liên tiếp tăng trong những ngày qua phản
ánh một thực tế cầu ngoại tệ đang cao có thể còn có tác động từ hoạt động bán vàng bình ổn
của nhóm G5+1 (các tổ chức được mở tài khoản vàng với đối tác nước ngoài) với khối lượng
lớn những ngày qua, làm cho nhu cầu mua ngoại tệ để đối ứng với số lượng vàng đã thực
hiện.
Trong khoảng thời gian từ tháng 11 tới cuối năm 2011, Tỷ giá bình quân liên ngân hàng
USD/VND tăng thêm 0,05% vào ngày 14/12, tuy nhiên mức tăng này cũng không phải là lớn
và vẫn nằm trong phạm vi cam kết của Thống đốc NHNN. Như vậy, tính đến 14/12, tỷ giá
bình quân liên ngân hàng đã tăng tổng cộng 0,9% tính từ ngày 7/9/2011.
Tuy nhiên những diễn biến về tỷ giá trong thời gian vừa qua cũng cho thấy các biện pháp
kiểm soát và điều hành của NHNN đã có những kết quả bước đầu. Sự can thiệp thị trường
vàng hai tháng trở lại đây cũng đã loại trừ giải pháp quen thuộc là chỉ cho
nhập vàng để bình ổn. Sau khi bán ra khoảng 1,5 - 1,8 tỷ USD hỗ trợ thị trường từ giữa
Nhóm 02-TCQT01 Trang 23
Môn: Tài chính quốc tế Gv: TS. Võ Thị Thúy Anh
tháng 8, chủ yếu cho nhập khẩu vàng, từ tháng 10 trở lại đây NHNN không còn phải dùng
đến giải pháp này và giá vàng vì thế ít nhiều cũng đã được kiểm soát và kéo theo đó, tỷ giá
USD/VND cũng đỡ căng thẳng hơn trước.
Diễn biến tỷ giá trong năm 2011 có một số đặc điểm đáng lưu ý.
• Một là: trong 12 tháng của năm 2011, có 5 tháng tỷ giá giảm, 7 tháng tăng.
Chính sự điều hành theo phương thức “giật cục” trước đó đã làm cho tỷ giá USD tăng
cao đột biến vào tháng 2, tháng 3 và kéo theo sự giảm xuống liên tục trong 4 tháng sau
đó, tăng thấp trong tháng 8; tháng 9 tăng cao cũng có một phần do các nhà đầu tư “đón
lõng” việc điều chỉnh tỷ giá vào cuối tháng 8, nhưng đã không xảy ra. Tuy nhiên, nếu
điều hành theo phương thức “trườn bò”, nhưng “trườn bò” nhanh, thì cũng làm cho tỷ
giá tăng cao trong tháng 11, để rồi lại tăng không đáng kể trong tháng 12/2011
• Hai là: tính chung lại, năm 2011, chỉ số đô la mỹ đã tăng 2,24%, thấp hơn nhiều
so với 3 năm trước (năm 2008 tăng 6,31%, năm 2009 tăng 10,7%, năm 2010 tăng
9,68%).
• Ba là: tỷ giá năm 2011 tăng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng tương ứng của giá
tiêu dùng (18,13%), của giá vàng (24,09%).
• Bốn là: tỷ giá trên thị trường tự do cuối năm 2010 đã cao hơn tỷ giá trên thị
trường chính thức, có lúc lên tới gần 10%, tạo sức ép lên tỷ giá thị trường chính thức;
nhưng trong năm 2011, chênh lệch đó đã giảm hẳn, thậm chí có thời điểm còn thấp hơn
thị trường chính thức. Hiện nay, chênh lệch này không đáng kể.
Sự ổn định của tỷ giá đạt được do nhiều nguyên nhân, từ khâu kiểm tra, xử lý việc niêm
yết, mua bán ngoại tệ trên thị trường đến phương thức điều hành tỷ giá “trườn bò” của Ngân
hàng Nhà nước (không “giật cục” mà mỗi lần điều chỉnh một chút), làm cho những người
đầu cơ, làm giá rất khó đón lõng, lướt sóng Thêm vào đó, lãi suất huy động nội tệ cao gấp
nhiều lần lãi suất huy động ngoại tệ (trên 14%/năm so với 2%/năm; cộng thêm sự biến động
tỷ giá thì chưa đến 5%/năm); Lượng ngoại tệ từ các nguồn vào Việt Nam năm 2011 đạt khá,
nhập siêu giảm (9,84 tỷ USD so với 12,6 tỷ USD năm 2010). Cũng có cả nguyên nhân nhiều
người ít biết là do “cánh kéo tỷ giá” (giá cánh kéo) vẫn còn rất lớn - 1 USD tại Việt Nam có
sức mua cao gấp khoảng 3 lần 1 USD tại Mỹ. Sự ổn định của tỷ giá đã góp phần làm cho cán
cân thanh toán năm 2011 được cải thiện một bước quan trọng (nếu năm 2009 bị thâm hụt tới
8,8 tỷ USD, năm 2010 bị thâm hụt 3,07 tỷ USD, thì năm 2011 có thể thặng dư khoảng 3,1 tỷ
USD). Dự trữ ngoại tệ tăng mạnh so với 2 năm trước. Tỷ giá ổn định cũng góp phần kiềm
chế lạm phát, do giúp giá nhập khẩu không còn bị tăng kép, giảm sự khuếch đại lạm phát ở
Nhóm 02-TCQT01 Trang 24
Môn: Tài chính quốc tế Gv: TS. Võ Thị Thúy Anh
trong nước , đồng thời giảm áp lực đối với tâm lý kỳ vọng lạm phát.
2.5. Tình hình biến động tỷ giá hối đoái hai quý đầu năm 2012
3/1 1/2 1/3 1/4 1/5 1/6
Ngay từ đầu năm, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn BìnhThống đốc Nguyễn Văn Bình
chia sẻ: “Nếu loại trừ những yếu tố bất trắc thì có thể khẳng định thị trường ngoại hối năm
2012 sẽ rất ổn định. Biến động của tỷ giá USD/VND có thể ở trong khoảng từ 2 - 3%”. Và
thực tế là tình hình biến động tỷ giá 2 quý đầu năm 2012 đã đi theo nhận định này. Với cam
kết của NHNN thì doanh nghiệp có thể mạo hiểm trong một vài giao dịch nhưng cuối cùng
vẫn là hưởng lợi trên sự biến động nhỏ của tỷ giá.
Vào những ngày đầu năm, đặc biệt những ngày giáp Tết, thị trường ngoại hối không có
nhiều biến động, một sự khác thường so với thời điểm này năm trước. Tỷ giá trên thị trường
tự do sát với tỷ giá chính thức. Đây là tín hiệu tích cực mở đầu năm mới 2012.Từ giữa tháng
1-2012, tình hình mua bán đô la tại ngân hàng cũng như trên thị trường tự do có sự chững lại
rõ rệt. Điển hình ngày 18-1, giá USD bán ra tại các ngân hàng thương mại (NHTM) bất ngờ
giảm xuống 21.000 đồng/USD, giảm từ 106-116 đồng/USD so với mức giá của một ngày
trước đó. Giá đô la trên thị trường tự do của ngày này cũng ở mức dưới 21.000 đồng/USD.
Đáng chú ý, cùng ngày, Sở Giao dịch NHNN đã tăng mạnh mua vào USD với mức giá lên
tới 20.850 VND, tăng đến 230 VND so với nhiều ngày trước. Trước tình hình này, có thông
tin cho rằng Nhà nước đang tăng mua vào ngoại tệ để dự trữ. Hai ngày tiếp theo là 19 và 20-
Nhóm 02-TCQT01 Trang 25