Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Hỗ trợ tiến trình dạy - học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 142 trang )

______________________________________________________________
Hỗ trợ tiến trình dạy - học 1


Mô đun này nói về cái gì?

Là một hiệu trưởng, bạn phải là người lãnh đạo giảng dạy trong trường mình. Bạn
giống như một người thuyền trưởng dẫn dắt trường mình để đạt được mục tiêu, đó là
mang đến cho học sinh nền giáo dục thật tốt. Người thuyền trưởng phải có trách
nhiệm lập kế hoạch cho cuộc hành trình cũng như có trách nhiệm với mọi người trên
con tàu. Họ không chỉ cần phải biết đi đâu mà còn phải biết cách đi đến nơi đó
nhanh nhất.

Là một nhà lãnh đạo giảng dạy, bạn cần phải làm cho quá trình dạy và học trở nên
dễ dàng hơn. Bạn cần phải giúp giáo viên lĩnh hội được các kỹ năng cần thiết để
giảng dạy trong lớp và kiểm soát các hành vi của lớp học thông qua quá trình giao
tiếp phù hợp. Bạn cũng nên khuyến khích giáo viên từng bước thúc đẩy học sinh học
tập. Bạn có thể tự hỏi: “Làm sao để đạt được điều này? Mình có thể làm gì để giúp
giáo viên phát triển kỹ năng giảng dạy?”. Là một nhà lãnh đạo trường học, bạn cần
phải biết chắc rằng giáo viên và các nhân viên trong trường biết được công việc của
mình là gì để họ có thể làm việc tốt hơn.

Bạn có biết câu ngạn ngữ Filipino: “Bất cứ điều gì xảy ra dù chỉ với ngón tay út, cả
cơ thể đều cảm nhận được”. Bạn có biết câu này có nghĩa là gì không? Mỗi bộ phận
trong cơ thể chúng ta đều có ảnh hưởng đến nhau. Nếu một bộ phận không hoạt
động tốt cũng sẽ ảnh hưởng đến cả cơ thể. Tương tự như vậy, trong trường học,
những giáo viên chính là các bộ phận trong cùng cơ thể, rất cần phối hợp tốt để cả
trường hoạt động hiệu quả hơn. Nếu một giáo viên không làm tốt vai trò giảng dạy
của mình, chất lượng giáo dục của trường sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, giáo viên cần
phải biết cách thực hiện tốt quá trình dạy và học để đạt được mục tiêu giáo dục của
trường. Cuối cùng, học sinh sẽ được hưởng lợi từ việc nâng cao hiệu quả giảng dạy


như thế.

Cốt lõi của hoạt động trường học chính là hoạt động dạy và học. Giáo viên cần phải
phát triển kiến thức, kỹ năng và giá trị của học sinh để chúng trở thành những thành

_
_______________________________________________________________
2 Hỗ trợ tiến trình dạy - học
viên tích cực của xã hội. Là hiệu trưởng, thách thức của bạn chính là phải biết chắc
rằng hoạt động cốt lõi của trường học, quá trình dạy và học đạt kết quả tốt.

Đây là mô đun thứ sáu trong chương trình học tập linh hoạt nâng cao khả năng lãnh
đạo quá trình giảng dạy cho các hiệu trưởng. Nó tập trung vào vai trò của nhà lãnh
đạo giáo dục thông qua việ
c giới thiệu các khái niệm quan trọng trong việc dạy và
học để giúp cho giáo viên giảng dạy hiệu quả hơn và có kết quả hơn, giúp học sinh
nhận được kết quả giáo dục tốt hơn.

Bạn chính là động cơ thúc đẩy sự thành công cho trường mình. Các kiến thức về quá
trình dạy và học sẽ là công cụ đầy uy lực mà bạn có thể sử dụng để đạt mục tiêu giáo
dục của mình. Một hiệu trưởng có năng lực là người được trang bị đầy đủ các kiến
thức về vấn đề này và biết cách áp dụng chúng vào bối cảnh trường mình.

Bạn có muốn học nhiều hơn nữa về bí quyết, phương pháp và thủ thuật dạy và học
hiệu quả? Bạn có sẵn sàng tiếp nhận các kỹ năng cần thiết giúp giáo viên của bạn
giảng dạy tốt hơn? Bạn có muốn biết nhiều cách làm thế nào bạn có thể giúp học
sinh của mình phát huy tối đa việc học? Mô đun này dành cho chính bạn. Nó sẽ giúp
bạn nâng cao vai trò là nhà lãnh đạo giáo dục của mình thông qua việc giúp bạn hiểu
biết sâu rộng hơn về quá trình dạy và học và làm cách nào bạn có thể phát huy được
nó.


Mô đun này bao gồm ba bài, giúp bạn làm quen với những phương pháp và kỹ năng
nâng cao quá trình dạy và học, đó là:
Bài 1: Hiểu được quá trình dạy và học
Bài 2: Hướng tới việc dạy và học hiệu quả
Bài 3: Giao tiếp đúng cách để giảng dạy hiệu quả




______________________________________________________________
Hỗ trợ tiến trình dạy - học 3


Bài 1 sẽ giới thiệu cách viết triết lý giảng dạy. Đây được xem như là nền tảng của
hoạt động giảng dạy của giáo viên. Bạn sẽ học được hai cách giảng dạy chủ yếu -
truyền thống và giảng dạy mang tính hỗ trợ. Bài này cũng đưa ra những giả thuyết
được xem như nền tả
ng cho phương pháp dạy cụ thể của bạn.

Bài 2 mô tả các phong cách học tập khác nhau của học sinh. Bạn sẽ được học các
nhân tố ảnh hưởng đến việc học và một số quan niệm chủ quan thông thường về các
phong cách học tập. Bạn sẽ làm quen với những động lực học tập bên trong và bên
ngoài cũng như các vấn đề liên quan đến việc sử dụng những lời khen như là động
lực giáo dục. Cuối cùng, bạn sẽ học được nhiều bí quyết có thể giúp nâng cao hoạt
động dạy và học ở trường mình.

Ở bài 3, bạn sẽ học được cách đưa ra các câu hỏi tư duy nhằm khuyến khích quá
trình dạy và học. Bạn sẽ học về phương pháp học tập tích cực cũng như cách ghi
nhật ký như là một phần của việc giảng day có xem xét.


Những bài học trong mô-đun này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức và kỹ năng
giúp cho các giáo viên của bạn nâng cao hoạt động dạy và học.

Mỗi bài học có thể hoàn thành trong hai tiếng. Như vây, cả mô đun mất khoảng 6
tiếng nếu bạn thật sự dành thời gian cho nó. Tuy nhiên, bạn có thể mất 1 tuần cho
mô đun này. Giống như những mô đun trước về Quá trình giảng dạy và chương trình
giảng dạy mang tính chỉ đạo, m
ỗi bài học trong những mô đun này cũng có các hoạt
động cho bạn làm thử. Hãy chắc chắn rằng bạn làm các hoạt động và các bài kiểm
tra nghiêm túc và đầy đủ để biết được bạn đã học được bao nhiêu.



_
_______________________________________________________________
4 Hỗ trợ tiến trình dạy - học
Bạn sẽ học những gì?

Sau khi học xong mô đun này, bạn có thể hiểu được quá trình dạy và học và cách
nâng cao nó. Bạn sẽ phát triển các kỹ năng có thể giúp cho giáo viên của mình giảng
dạy hiệu quả hơn. Sau khi hoàn thành xong mô đun này, bạn sẽ có thể:

- Đánh giá các cách giảng dạy khác nhau
- Phân biệt cách giảng dạy truyền thống với cách giảng dạy mang tính hỗ trợ
- Mô tả các phong cách học và yếu tố khác nhau có ảnh hưởng đến việc học
- Đưa ra các ví dụ về các bí quyết nâng cao việc dạy và học
- Giải thích khái niệm góp phần tạo động lực trong ngữ cảnh dạy và học
- Nêu ra những câu hỏi mang tính tư duy và thách thức
- Phát huy quá trình học tập tích cực và suy nghĩ có phê phán.



















______________________________________________________________
Hỗ trợ tiến trình dạy - học 5


Bảng hướng dẫn









Bài học Trọng tâm Chủ đề
1. Hiểu được
quá trình dạy
và học
Định nghĩa triết lý giảng
dạy là gì, xác định hai cách
giảng dạy khác nhau, và liệt
kê các giả thuyết của mỗi
phương pháp
- Triết lý giảng dạy là gì?
- Bảng câu hỏi về phong cách
giảng dạy của mỗi giáo viên
- Các cách giảng dạy
- Lý thuyết về các kiểu giảng dạy
- Quan sát mối tương tác trong
lớp học để
phân tích kiểu giảng dạy
của giáo viên
2. Hướng đến
việc dạy và học
hiệu quả
Mô tả các phong cách học
khác nhau của học sinh và
các yếu tố ảnh hưởng đến
việc học của chúng.
Bàn luận về động lực học
tập của học sinh cũng như
những bí quyết có thể nâng
cao việc dạy và học ở

trường.
- Các phong cách (kiểu) học
- Những ý kiến xung quanh các
kiểu học khác nhau
- Bài kiểm tra để nhận biết các
phong cách học tập khác nhau
cho giáo viên
- Thúc đẩy học sinh học tập: Bí
quyết giảng dạy hiệu quả
- Khoa học giảng dạy
- Các động lực học tập bên trong
và bên ngoài
- Bí quyết giảng dạy hiệu quả

_
_______________________________________________________________
6 Hỗ trợ tiến trình dạy - học
Bài học Trọng tâm Chủ đề
3. Giao tiếp
đúng cách để
giảng dạy hiệu
quả
Giải thích cách thức để đưa
ra các câu hỏi mang tính tư
duy góp phần nâng cao việc
học, đưa ra các chỉ dẫn đối
với việc học tập tích cực và
ghi nhật ký như là một phần
của giảng dạy có xem xét,
đối chiếu

- Những khó khăn để đạt
được giao tiếp hiệu quả
- Đặt những câu hỏi hay để
nâng cao việc học tập
- Những phương pháp để
chuyển những câu hỏi dễ
sang những câu hỏi mang
tính thách thức cao hơn
- Giảng dạy tích cực
- Giảng dạy có xem xét, đối
chiếu: Việc giảng dạy
hướng đến phát triển tính
chuyên nghiệp


















______________________________________________________________
Hỗ trợ tiến trình dạy - học 7


Bạn đã biết được những gì?

Để xem bạn đã biết được những gì về những khái niệm sẽ được đề cập trong mô đun
này, hãy thử trả lời các câu hỏi sau:

1. Lý do căn bản của việc viết triết lý giảng dạy?






2. Khoanh tròn các chữ cái có những từ /cụm từ liên quan đến phương pháp
giảng dạy mang tính hỗ trợ. Có 7 câu trả lời đúng.
a. Lấy giáo viên làm trung tâm
b. Dân chủ
c. Lấy chương trình giảng dạy làm trung tâm
d. Lấy học sinh làm trung tâm
e. Khuyến khích học sinh tư duy phê phán
f. Bàn ghế sắp xếp theo hàng lối như thông thường
g. Học tập cụ thể
h. Phụ thuộc hoàn toàn vào bài giảng
i. Không khuyến khích cạnh tranh, thi đua
j. Tập trung nâng cao kỹ năng tư duy phê phán của học sinh
k. Khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động trong l
ớp









_
_______________________________________________________________
8 Hỗ trợ tiến trình dạy - học
3. Ở đây đã đưa ra 4 kiểu học tập dựa theo sự thích thú của học sinh. Hãy đưa
ra 2 ví dụ về hoạt động giảng dạy có khả năng tối ưu hoá từng phong cách
học tập trong khoảng trống dưới đây
a. Thấy được




b. Nghe được





c. Vận động được






d. Chạm được





4. Hãy định nghĩa động lực/ động cơ học tập là gì?

















______________________________________________________________
Hỗ trợ tiến trình dạy - học 9


5. Điều gì sẽ xảy ra nếu giáo viên không để học sinh lựa chọn hoạt động học

tập?






6. Hãy chuyển hai lời khen dưới đây thành hai lời động viên học sinh:
a. Em vẽ rất tốt!


b. Cô/ Thầy rất vui vì em đã hoàn thành bài tập đúng hạn


7. Tại sao giảng dạy có xem xét, đối chiếu lại quan trọ
ng?








8. Tại sao các giáo viên nên đặt các câu hỏi khuyến khích tư duy thay vì các câu
hỏi thuộc lòng?













_
_______________________________________________________________
10 Hỗ trợ tiến trình dạy - học
Phản hồi:

Hãy kiểm tra câu trả lời của bạn qua việc so sánh chúng với đáp án ở trang 105-106.
Một số câu trả lời sẽ không chính xác từng câu từng chữ như của bạn nhưng miễn là
ý tưởng giống nhau, có nghĩa là câu trả lời của bạn đúng.

Điểm lý tưởng là 18 điểm. Nếu điểm của bạn là 15 hoặc hơn, bạn đã biết rõ mô đun
này. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải học mô đun này để cập nhật kiến thức và biết thêm
những khái niệm mới. Nếu bạn đạt được từ 10 đến 14, bạn đã có khái niệm về
những vấn đề được đề cập tới trong mô đun. Nhưng nếu bạn chỉ đạt 9 điểm trở
xuống, bạn nên học lại mô đun này kỹ càng hơn.

Trước khi học bài 1, hãy đánh giá khả năng hiện có của bạn bằng cách điền vào
bảng tự đánh giá năng lực sau đây. Hãy đánh dấu vào ô mô tả những gì mà bạn có
thể thực hiện được.


























______________________________________________________________
Hỗ trợ tiến trình dạy - học 11


Bạn đã biết được những gì?

Bảng tự đánh giá năng lực

Hướng dẫn: Hãy đánh dấu vào cột mô tả chính xác mức độ nắm vững các khả năng

của bạn.

Khả năng
Tôi có thể
thực hiện
rất tốt điều
này
(Chuyên
gia)
Tôi có thể
thực hiện
điều này
nhưng tôi
cần học
nhiều hơn
nữa để tiến
bộ
(Người
thực hành)
Tôi đang
học cách
để thực
hiện điều
này
(Thực
tập viên)
Tôi
chưa
làm
được

điều
này
(Mới
vào
nghề)
1. Giúp giáo viên xác định được
phong cách giảng dạy của họ


2. Viết triết lý giảng dạy của mình


3. Hướng dẫn giáo viên viết triết
lý giảng dạy


4. Phân biệt phương pháp giảng
dạy truyền thống với phương
pháp giảng dạy mang tính hỗ trợ


5. Đánh giá phong cách giảng dạy
của bạn


6. Mô tả các kiểu học khác nhau


7. Xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến việc học



8. Xác định một vài ý kiến chung
về các kiểu học









_
_______________________________________________________________
12 Hỗ trợ tiến trình dạy - học
Khả năng
Tôi có thể
thực hiện
rất tốt điều
này
(Chuyên
gia)
Tôi có thể
thực hiện
điều này
nhưng tôi
cần học
nhiều hơn
nữa để tiến

bộ
(Người
thực hành)
Tôi đang
học cách
để thực
hiện điều
này
(Thực
tập viên)
Tôi
chưa
làm
được
điều
này
(Mới
vào
nghề)
9. Phân biệt động lực bên trong và
bên ngoài


10. Thảo luận những ưu điểm và
nhược điểm của lời khen được
xem như là một động lực giáo
dục


11. Thảo luận những nguyên tắc về

động lực được áp dụng trong
quá trình học tập


12. Cho một vài ví dụ về những bí
quyết và kiểu mẫu nhằm nâng
cao hoạt động dạy và học

13. Liệt kê các hướng dẫn để đặt
các câu hỏi hay trong lớp học

14. Áp dụng các phương pháp
chuyển đổi các câu hỏi dễ sang
những câu khó hơn

15. Giải thích quá trình học tập chủ
động

16. Giải thích về giảng dạy có xem
xét, đối chiếu


Bạn thấy như thế nào? Bạn cần phát triển khả năng nào thêm? Hãy nhớ kỹ điều này
khi bạn học các bài sau.









______________________________________________________________
Hỗ trợ tiến trình dạy - học 13


Bài 1:

Quá trình dạy và học

Bài học này nói về vấn đề gì?

Là một nhà lãnh đạo giáo dục, bạn đóng vai trò quan trọng trực tiếp trong việc
hướng ngôi trường của mình đạt được mục tiêu giáo dục. Vì vậy, bạn phải thường
xuyên hướng dẫn giáo viên để giúp họ mang đến cho học sinh chương trình giáo dục
chất lượng. Nhưng làm thế nào có thể đạt được nền giáo dục chất lượng? Muốn đạt
được chất lượng trong giáo dục trước hết phải gi
ảng dạy hiệu quả. Giảng dạy là mục
tiêu chính của trường học, được ví như là trái tim và tâm hồn của một trường học.
Đó chính là cốt lõi của hoạt động giáo dục. Vì vậy, cần phải làm tốt hoạt động quan
trọng này nếu bạn muốn trường của mình đạt được mục tiêu giáo dục. Học sinh đến
trường không chỉ để tiếp thu kiến thức, chúng cần phải
được chỉ bảo làm gì với các
kiến thức đó và làm thế nào để áp dụng nó trong cuộc sống hằng ngày.

Tuy nhiên, trước khi muốn giáo viên dạy tốt, bạn cần phải giúp họ bày tỏ thái độ và
quan điểm về công việc giảng dạy. Tại sao họ lại trở thành giáo viên? Họ đang phấn
đấu trờ thành giáo viên như thế nào? Họ có những suy nghĩ gì về học sinh và việc
học, họ có xem đó là phần quan trọng cần chú ý khi giảng dạy không? Biết được thái
độ, ý kiến và các hoạt động giảng dạy sẽ giúp bạn hiểu được tại sao họ lại gặp vấn

đề trong giảng dạy. Điều này cũng chính là xem xét nền tảng kiến thức hay triết lý
giảng dạy của giáo viên. Bạn đã xem triết lý giảng dạy của giáo viên chưa? Cho dù
bạn đã biết hay chưa biết cách thức xây d
ựng triết lý giảng dạy hay chỉ đơn giản là
muốn làm mới kiến thức đã có, bài học này cũng là khởi đầu rất tốt.







_
_______________________________________________________________
14 Hỗ trợ tiến trình dạy - học
Bài học sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về cách xây dựng triết lý giảng dạy, bước đầu
tiên rất quan trọng để giúp bạn hỗ trợ giáo viên của mình nâng cao kỹ năng giảng
dạy. Đây là cách rất hữu hiệu giúp bạn xác định được triết lý giảng dạy của họ có
phù hợp với tầm nhìn của trường mình không. Bạn cũng s
ẽ học được sự khác nhau
giữa cách giảng dạy truyền thống và mang tính hỗ trợ, cũng như những ảnh hưởng
của chúng đối với quá trình dạy và học. Bạn có muốn biết nhiều hơn về cách làm thế
nào để giúp giáo viên của bạn xây dựng triết lý giảng dạy và những ảnh hưởng của
chúng đối với hoạt động giảng dạy. Nếu bạn mong muốn như
vậy, hãy đọc các bài
học nhé.

Bạn sẽ học được những gì?

Sau khi học xong bài này, bạn có thể:

- bàn luận về bản chất của mục tiêu dạy và học
- giúp giáo viên xác định được phong cách giảng dạy của mình
- viết được triết lý giảng dạy của mình
- giúp giáo viên viết triết lý giảng dạy của họ
- phân biệt giảng dạy truyền thống và giảng dạy mang tính hỗ trợ
- đánh giá phong cách giảng dạy của giáo viên












______________________________________________________________
Hỗ trợ tiến trình dạy - học 15


Hãy đọc

Hãy đọc hai tình huống dưới đây thật kỹ:




















Giáo viên A:
Ông Kamulwat là giáo viên lớp 3 ở trường tiểu học Cam-pu-chia. Ông đã dạy được 5
năm. Ông thích giảng dạy và xem đó như sự nghiệp của mình. Ông tin rằng mỗi học
sinh có một khả năng riêng có thể giúp phát triển bằng cách tạo cơ hội học tập và thực
hành những kỹ năng cho chúng. Ông cảm thấy rằng học sinh của mình có nhiều điều
để ông học hỏi vì vậy ông khuyến khích chúng đặt nhiều câu hỏi và lên kế hoạch cho
những hoạt động để tạo cơ hội cho chúng áp dụng những điều đã học vào thực tế. Ông
cho học sinh cơ hội làm việc theo nhóm và thực hiện các bài tập lớn nhằm phát hiện
thêm nhiều kỹ năng mới của chúng.
Ông Kamulwat vẫn có thái độ rất thân thiện nhưng đầy chuyên nghiệp đối với học
sinh của mình. Ông trân trọng ý kiến của học sinh và dạy chúng bằng cách đưa ra
nhiều ví dụ.
Giáo viên B:
Bà Prinsakorn là một giáo viên tiểu học. Bà cho rằng học sinh giống như những cái
bình rỗng cần phải được lấp đầy kiến thức. Tất nhiên, vai trò của một giáo viên là phải
trang bị cho học sinh càng nhiều kiến thức càng tốt. Phương pháp giảng dạy ưa thích

của bà là diễn giảng. Bà giao cho học sinh các bài tập thật dài để khuyến khích chúng
suy nghĩ nhiều hơn. Bà thích dựa vào quyền của người giáo viên. Vì thế, bà có khuynh
hướng nghiêm khắc trong lớp học. Bà cau mày khi lớp học ồn ào hoặc diễn ra các hoạt
động không cần thiết. Bà Prinsakorn dạy theo giáo án từng bước một. Bà muốn học
sinh của mình phải lắng nghe chăm chú khi bà giảng bài. Bà đặt những câu hỏi để
kiểm tra xem chúng có thuộc những khái niệm mà bà đã giảng không. Bà xem học
sinh là những người tiếp nhận thông tin thụ động. Bà cho rằng vai trò của mình trong
giáo dục cũng giống như vai trò của người tài xế
đối với hành khách của mình. Cho
nên, tất nhiên là tài xế phải có toàn quyền quyết định.


_
_______________________________________________________________
16 Hỗ trợ tiến trình dạy - học
Vậy bạn muốn học lớp của ông Kamulwat hay bà Prinsakorn? Hãy nêu lý do tại
sao? Ai tạo cho học sinh nhiều cơ hội thật sự để suy nghĩ và tư duy hơn là chỉ nhồi
nhét thông tin? Hai phương pháp giảng dạy này có gì khác nhau?

Hãy tiến hành hoạt động sau (Hoạt động 1.1)

Hãy so sánh giữa hai giáo viên. Xem lại hai câu chuyện trên và điền vào bảng dưới
đây.

Ông Kamulwat Bà Prinsakorn
Quan điểm về học
sinh


Quan điểm về việc

giảng dạy


Thái độ đối với
vai trò của giáo
viên


Hoạt động ưa
thích trong lớp
học





Phản hồi

Hãy đối chiếu câu trả lời của bạn với đáp án trang 106-107. Thật tuyệt nếu câu trả
lời của bạn tương tự như vậy.



______________________________________________________________
Hỗ trợ tiến trình dạy - học 17


Hãy tiến hành hoạt động sau (Hoạt động 1.2)

Hãy trả lời những câu hỏi sau đây về ông Kamulwat và bà Prinsakorn trước khi học

phần tiếp theo.

1. Bạn thích ai sẽ là giáo viên của trường mình hơn? Nêu lý do tại sao?







2. Tại sao quan điểm và thái độ đối với việc giảng dạy của hai giáo viên lại
khác nhau?








3. Tại sao hiệu trưởng như bạn lại rất cần biết quan điểm và thái độ của giáo
viên?










Phản hồi


Hoạt động này cho bạn thấy rằng tất cả các giáo viên đều có các phương pháp giảng
dạy khác nhau bởi vì họ có triết lý giảng dạy khác nhau. Triết lý giảng dạy bao gồm
những quan điểm mà giáo viên đánh giá cao và sử dụng nó như là những chỉ dẫn
cho các hoạt động giảng dạy. Nó bao gồm quan điểm của giáo viên về học sinh, việc
học, việc giảng dạy và vai trò với tư cách là một nhà giáo dục.



_
_______________________________________________________________
18 Hỗ trợ tiến trình dạy - học
Quan điểm và thái độ của giáo viên khác nhau bởi vì cá nhân mỗi người có những
kinh nghiệm và suy nghĩ riêng. Những kinh nghiệm cho dù là đút kết được qua quá
trình giảng dạy hay có từ khi còn là học sinh, đều tạo nên nền tảng cho hoạt động
giảng dạy của họ. Là một hiệu trưởng, việc giúp giáo viên nhận biết và xem xét các
quan điểm và thái độ của mình đối với ho
ạt động dạy và học là một bước quan trọng
nhằm giúp họ có phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn.

Hãy đọc

Triết lý giảng dạy là gì?

Là một hiệu trưởng, bạn mong muốn học sinh của mình sẽ nhận được những điều tốt
đẹp từ chương trình giáo dục của nhà trường. Mục tiêu của các trường học ở mọi nơi
đều như nhau, đó chính là cung cấp kiến thức và kỹ năng thông qua việc giảng dạy.

Ngoài ra, tất cả các trường đều có mục tiêu xây dựng cho học sinh những thái độ và
giá trị sẽ hỗ trợ chúng rất nhiều trong cuộc sống. Những kỹ năng, kiến thức này sẽ
được xây dựng như thế nào phụ thuộc trước hết vào những giáo viên, những người
chịu trách nhiệm về các hoạt động giảng dạy trong nhà trường.

Mỗi giáo viên là một cá thể riêng biệt. Mỗi người đều có kinh nghiệm giảng dạy của
riêng mình, có ảnh hưởng đến cách mà h
ọ lên kế hoạch, thực hiện và đánh giá hoạt
động giảng dạy của mình. Thành tích của một trường phụ thuộc vào việc những triết
lý giảng dạy của giáo viên có đóng góp như thế nào đối với mục tiêu giảng dạy.

Hãy tiến hành hoạt động sau (Hoạt động 1.3)

Như đã đề cập ở phần trước, triết lý giảng dạy bao gồm những quan điểm mà giáo
viên đánh giá cao và sử dụng như là những chỉ dẫn cho hoạt động giảng dạy. Nó bao
gồm quan điểm của giáo viên về học sinh, việc học, việc giảng dạy và vai trò là nhà


______________________________________________________________
Hỗ trợ tiến trình dạy - học 19


giáo dục của mình. Nó rất quan trọng bởi vì nó tạo nên nền tảng cơ bản về quan
điểm cũng như suy nghĩ của giáo viên đối với việc giảng dạy.
Triết lý giảng dạy được xác định như thế nào? Để giúp bạn xác định triết lý giảng
dạy, hãy trả lời các câu hỏi sau đây. Nó sẽ giúp bạn bi
ết được phong cách giảng dạy
của mình là gì và giúp bạn viết được triết lý giảng dạy của mình.



Bảng câu hỏi về cách giảng dạy của một giáo viên

(Được trích từ: “A handbook for Faculty Development” của William H. Berquist và
Steve R. Philips. [Washington D. C.: The Council for Independence Colleges, June
1975, pp. 22-27] in Kellough, 1994)

Bước 1

Hãy đọc qua 50 câu dưới đây và cho biết nhận xét của bạn theo thang điểm từ 1 đến
3. Hãy điền số vào chỗ trống trước mỗi câu.
Hãy nhớ
1 = Không đồng ý 2 = Bình thường 3 = Hoàn toàn nhất trí
_____1. Phần lớn những gì mà học sinh học được đều là tự học

_____2. Học sinh nên để ý đến thái độ hay phản ứng của những học sinh khác đối
với việc học của mình trong lớp

_____3. Một phần quan trọng của việc học ở trường chính là học cách làm việc cùng
nhau.

_____4. Học sinh tự học một mình sẽ học được nhiề
u hơn là học theo nhóm.



_
_______________________________________________________________
20 Hỗ trợ tiến trình dạy - học
_____5. Học sinh nên có nhiều cơ hội tham gia tích cực vào việc lên kế hoạch và
thực hiện các hoạt động trong lớp


_____6. Điểm số không thích hợp trong môi trường học tập hiệu quả.

_____7. Học sinh thích học trong những lớp mà có mục tiêu học tập và tiêu chí
đánh giá rõ ràng.

_____8. Tôi đánh giá cao phương pháp giảng dạy và những hoạt động lớp học mà
giúp phát huy tối đ
a khả năng độc lập của học sinh, giúp chúng học được từ
chính kinh nghiệm của mình.

_____9. Phần lớn những gì học sinh học được đều từ bạn bè xung quanh.

_____10. Học sinh nên chú trọng đến việc đạt điểm cao trong học tập.

_____11. Một phần quan trọng của việc dạy và học là học cách làm việc độc lập.

_____12. Trong lớp, học sinh không nên phủ nhận và thách thức giáo viên

_____13. Việc trao đổ
i giữa giáo viên và học sinh sẽ gợi ra nhiều ý tưởng hay về
bài học hơn trong sách giáo khoa.

_____14. Học sinh sẽ học được nhiều hơn nếu họ nhận biết được mối quan tâm và
quan điểm của chính giáo viên về bài học

_____15. Không nên cho học sinh điểm quá cao trừ khi chúng xứng đáng.

_____16. Việc học tập phải giúp học sinh trở thành người suy nghĩ độc lập.


_____17.Phần lớn những gì học sinh học được đều từ giáo viên
______________________________________________________________
Hỗ trợ tiến trình dạy - học 21


____ 18. Giáo viên nào bắt buộc học sinh phải làm những gì chúng không thích
không phải là một giáo viên giỏi.

_____ 19.Việc học sẽ hiệu quả hơn khi học sinh biết thi đua với nhau

_____ 20. Giáo viên phải thuyết phục học sinh nghĩ rằng ý kiến riêng của họ là giá
trị và hấp dẫn.

_____ 21. Học sinh cần phải học tốt ở trường.

_____ 22. Nhữ
ng thông tin trong sách giáo khoa luôn luôn đúng.

_____ 23. Tôi đánh giá cao phương pháp giảng dạy và những hoạt động trong lớp
học mà phát huy tối đa quá trình giao tiếp giữa giáo viên và học sinh

_____ 24. Phần lớn những gì học sinh học được đều từ sách vở.

_____ 25. Giáo viên nào mà để học sinh mình làm những gì chúng muốn là một giáo
viên không có năng lực.

_____ 26. Nếu có sự hướng dẫn của người giáo viên tâm huyết, học sinh có thể học
được nhiều hơn họ tự
học một mình.


______ 27. Tôi đánh giá cao phương pháp giảng dạy và những hoạt động trong lớp
học mà tập trung tối đa vào việc học các kiến thức cơ bản môn học của
học sinh.

______ 28. Ý kiến của các học sinh trong lớp cũng sẽ rất hữu ích giúp học sinh hiểu
bài dễ hơn.


_
_______________________________________________________________
22 Hỗ trợ tiến trình dạy - học
_____ 29. Học sinh chỉ nên học những gì mà giáo viên giảng, những gì mà giáo viên
nghĩ là không quan trọng.

_____ 30. Một giáo viên không biết tạo động lực học tập cho học sinh không phải là
giáo viên có năng lực.

_____ 31. Một phần quan trọng của việc giáo dục là học cách để làm tốt trong các
kỳ kiểm tra và đánh giá.

_____ 32. Học sinh có thể học được nhiều điều bằng cách chia sẻ, trao
đổi ý kiến
hơn là chỉ giữ ý kiến của riêng mình.

_____ 33. Giáo viên có khuynh hướng giao cho học sinh quá nhiều các bài tập
không có giá trị.

_____ 34. Học sinh phải lấy những thông tin trong sách giáo khoa làm nguồn dữ
liệu cơ bản.


_____ 35. Học sinh nên được nhận điểm cao để tạo động lực học tập và phát huy
lòng tự trọng.

_____ 36. Những ý kiến phát biểu của học sinh trên lớp sẽ giúp chúng hiểu bài tốt
hơn.

_____ 37. Học sinh nên học những gì quan trọng với mình, không cần thiết phải học
những gì mà giáo viên cho là quan trọng.

_____ 38. Học sinh sẽ học tập hiệu quả nhất nếu chúng làm việc độc lập.

_____ 39. Giáo viên thường cho học sinh quá nhiều tự do trong việc lựa chọn nội
dung và phương pháp học.
______________________________________________________________
Hỗ trợ tiến trình dạy - học 23


_____ 40. Giáo viên nên nói rõ cho học sinh biết họ mong đợi gì từ học sinh.

_____ 41. Ý kiến về bài học của học sinh thường hay hơn ý kiến, thông tin trong
sách giáo khoa.

_____ 42. Những giờ thảo luận trong lớp sẽ mang lại nhiều kinh nghiệm học tập có
ích cho học sinh

_____ 43. Giáo dục cho một học sinh chính là giúp cho học sinh đó được thành công
và có nhiều đóng góp cho xã hội.

_____ 44. Học sinh sẽ học t
ập hiệu quả nhất nếu chúng biết làm việc cùng nhau.


_____ 45. Giáo viên thường cư xử thân thiện với học sinh.

_____ 46. Giáo viên nên khuyến khích học sinh đưa ra ý kiến trái ngược với giáo
viên và đặt những câu hỏi hóc búa hơn.

_____ 47. Học sinh cần phải làm việc cùng nhau một cách hiệu quả để có thể học
tập tốt.

_____ 48. Để việc học của học sinh đạt dược kết quả tốt nhất, chúng cầ
n phải nhận
thức được trách nhiệm học tập của mình.

_____ 49. Học sinh nên thảo luận về vấn đề học tập với thầy cô và bạn bè nhiều
hơn.

______ 50. Giáo dục một học sinh là phải giúp học sinh đó trở thành một con người
nhạy cảm.



_
_______________________________________________________________
24 Hỗ trợ tiến trình dạy - học
Bước thứ hai

Trong 50 câu trên, hãy chọn ra 3 câu mà bạn hoàn toàn nhất trí và 1 câu mà bạn
không đồng ý.

Không đồng ý. Hoàn toàn nhất trí
















Bước thứ 3:
Hãy xem lại các câu mà bạn đã lựa chọn ở trên. Bạn có thể đánh giá lại bất cứ câu
nào bạn muốn. Bạn có thể thảo luận với đồng nghiệp của mình.

Bước thứ 4:
Chốt lại danh sách các câu mà bạn đã lựa chọn.





______________________________________________________________
Hỗ trợ tiến trình dạy - học 25



Hãy tiến hành hoạt động sau (Hoạt động 1.4)

Bà Prinsakorn cùng làm một bảng câu hỏi với bạn. Sau đây là những mục mà bà
hoàn toàn nhất trí:
7. Học sinh thích học trong những lớp mà có mục tiêu học tập và tiêu chí đánh
giá rõ ràng.
10. Học sinh nên chú ý đạt điểm cao.
12. Trong lớp, học sinh không nên phủ nhận và thách thức giáo viên
15. Không nên cho học sinh điểm quá cao trừ khi chúng xứng đáng.
17. Phần lớn những gì học sinh học được đều từ giáo viên
19. Việc học sẽ hiệu quả hơn khi học sinh biết thi đua với nhau
24. Phần lớn những gì học sinh học được đều từ sách vở.
25. Giáo viên nào mà để học sinh mình làm những gì chúng muốn không phải là
giáo viên giỏi.
29. Học sinh chỉ nên học những gì mà giáo viên giảng, những gì mà giáo viên
nghĩ là không quan trọng.
31. Một phần quan trọng của việc giáo dục là học cách để làm tốt trong các kỳ
kiểm tra và đánh giá.
34. Những thông tin trong sách giáo khoa phải là nguồn dữ liệu cơ bản.

Dựa vào những mục trên đây, hãy viết một đoạn ngắn khoảng nửa trang mô tả triết
lý giảng dạy của bà Prinsakorn. Hãy sử dụng một tờ giấy riêng để viết. Bạn có thể
viết theo dàn bài chỉ dẫn ở trang sau. Bài viết của bạn phải mô tả chính xác triết lý
giảng dạy của bà ấy. Bạn có thể đính kèm nó trong tài li
ệu học tập của bạn.









×