Lời mở đầu
“… Tuyệt nhiên không có một lý thuyết hay mô hình kinh tế nào là khuôn mẫu, là
mực thước cho sự thành công chắc chắn trong kinh doanh, cũng chẳng hề có một chiếc
đũa thần hay viên ngọc ước nào dành sẵn cho những ai ưa thích mộng mơ giữa chốn
thương trường đầy giông gió. Chấp nhận thị trường có nghĩa là chấp nhận sự ngự trị tự
nhiên của qui luật thị trường vừa mang tính sòng phẳng vừa chứa đựng chính trong lòng
nó đầy tính bất trắc đến nghiệt ngã.”(Nguyễn Tấn Bình). Những lời nói ấy viết ra dường
như để dành riêng nói về một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt với những chủ thể kinh doanh
đặc biệt được người ta biết đến dưới cái tên : hệ thống các ngân hàng thương mại. Cạnh
tranh khốc liệt, nghiệt ngã và chứa đựng đầy rủi ro - đó chính là những đặc tính nổi bật
lĩnh vực kinh doanh của các ngân hàng.
Tự xác định chỗ đứng cho mình là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ- nơi nhạy cảm
nhất của nền kinh tế- mỗi ngân hàng - ví như chiếc thuyền căng buồm trong phong ba-
đều nỗ lực không biết mệt mỏi để tạo cho mình một chỗ đứng và một tiếng nói riêng trong
chốn cạnh tranh khốc liệt đó. Câu thần chú mở ra cánh cửa thành công dường như rất đơn
giản: “ Biết mình, biết ta trăm trận trăm thắng” nhưng không phải ai cũng nhận thức
được điều này một cách sâu sắc. Đó có lẽ là một trong những lí do khiến cho phân tích
BCTC đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và trở nên là việc làm không thể thiếu đối với
bất kì ngân hàng nào, bởi đối với nhà quản trị ngân hàng phân tích BCTC chính là con
đường ngắn nhất để tiếp cận với bức tranh toàn cảnh tình hình tài chính của chính ngân
hàng mình, thấy được cả ưu và nhược điểm cũng như nguyên nhân của những nhược điểm
đó để có thể có định hướng kinh doanh đúng đắn trong tương lai.
Ra đời từ ngày 7/5/2008 và phát triển cho đến nay mới gần 4 năm, do đó Ngân
hàng TMCP Tiên Phong (TienPhongBank) là một ngân hàng còn khá non trẻ. Tuy đã
khẳng định được chỗ đứng cho mình là một trong 5 ngân hàng cổ phần hàng đầu Việt nam
nhưng cũng như các ngân hàng khác, công tác phân tích BCTC ở TienPhongBank còn
đang ở chặng đầu của quá trình phát triển và vẫn còn rất nhiều hạn chế. Chính điều này đã
ảnh hưởng không tốt tới công tác quản trị trong ngân hàng. Vì lí do này, em đã quyết định
lựa chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp cho công tác quản trị tài chính – kế toàn
của TiênPhong Bank về vấn đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chinh”cho bài báo cáo thực
tập tốt nghiệp của mình với hy vọng sẽ góp một tiếng nói và đóng góp một phần công sức
nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện công tác phân tích BCTC ở TienPhongBank nói
riêng và trong hệ thống các NHTM nói chung.
Bài báo cáo sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích với hệ thống sơ đồ,
bảng biểu để trình bày các nội dung lí luận và thực tiễn
Do đề tài còn mới mẻ, thời gian thực tập chỉ trong 5 tuần, cùng với hạn chế về kiến
thức của bản thân nên bài báo cáo khó tránh khỏi các sai sót. Em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Lê Trường Thọ
Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương 1: Giới Thiệu KháI Quát về ngân hàng Tiên Phong BaNK
1.1.Tên và địa chỉ của ngân hàng TiênPhong Bank 5
1.2. Ngành nghề kinh doanh của ngân hàng Tiên Phong Bank 5
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Tiên Phong Bank 6
1.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 8
1.5. Phân tích KQKD của ngân hàng năm 2009; 2010 và quý 3 năm 2011 12
Chương 2: Thực trạng về công tác phân tích BCTC ở NH TMCP Tiên Phong
2.1. Thực trạng phân tích BCTC ở TienPhongBank
2.1.1. Phân tích khái quát cơ cấu tài sản - nguồn vốn……………….………14
2.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn của ngân hàng 19
2.1.3. Phân tích tình hình sử dụng vốn của TienPhongBank 23
2.1.4. Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời của ngân hàng….30
2.1.5. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ 35
2.2. Nhận xét chung về việc phân tích báo cáo tài chính tại TienPhongBank
2.2.1. Ưu điểm 36
2.2.2. Tồn tại 37
2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại 38
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác phân tích BCTC ở
TienPhong bank
3.1. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác phân tích BCTC ở
TienPhongBank
3.1.1) Về phân tích cơ cấu tài sản- nguồn vốn của ngân hàng 39
3.1.2) Về phân tích cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng: 41
3.1.3) Về tình hình đánh giá sử dụng vốn 48
3.1.4) Về tình hình dánh giá thu nhập- chi phí và lợi nhuận của ngân hàng 51
3.1.5). Về Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ 54
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện vịệc công tác phân tích BCTC tại TienPhongBank.
3.2.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 57
3.2.2. Đối với Ngân hàng TienPhongBank 58
Kết luận 60
Chương 1:
Giới Thiệu KháI Quát về ngân hàng Tiên Phong BaNK
1.1.Tên và địa chỉ của ngân hàng TiênPhong Bank
Tờn doanh nghiệp: Ngõn hàng TMCP TIấN PHONG
Tờn Tiếng Anh: TIEN PHONG COMMERCIAL JIONT STOCK BANK
Tờn viết tắt: TIEN PHONG BANK
Mó Chứng Khoỏn: TPB
Vốn điều lệ : 3.000.000.000.000 đồng
Trụ sở chớnh: Tầng 1, tũa nhà FPT, đường Phạm Hùng, Quận Cầu giấy, Hà Nội
Điện thoại: (84-04) 3.7688998 - Fax: (84-04) 3.7689532
Website: www.tpb.com.vn
1.2. Ngành nghề kinh doanh của ngân hàng Tiên Phong Bank
1.2.1. Kinh doanh ngân hàng, bao gồm các nghiệp vụ được phép tiến hành kinh doanh :
a. Huy động vốn:
• Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hỡnh thức
tiền gửi khụng kỳ hạn, tiền gửi cú kỳ hạn và cỏc loại tiền gửi khỏc.
• Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ
chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
chấp thuận;
• Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổ chức tín
dụng nước ngoài;
• Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt
Nam
• Cỏc hỡnh thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b. Hoạt động tín dụng:
• Cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hỡnh thức cho vay, chiết khấu thương phiếu
và giấy tờ cú giỏ khỏc, bảo lónh, cho thuờ tài chớnh và cỏc hỡnh thức cấp tớn dụng khỏc theo
quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
c. Dịch vụ thanh toỏn và ngõn quỹ:
• Cung ứng các phương tiện thanh toán;
• Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng;
• Thực hiện cỏc dịch vụ thu hộ, chi hộ;
• Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước VN.
• Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế theo quy định của pháp luật;
• Thực hiện dịch vụ thu và chi tiền mặt cho khỏch hàng;
• Tổ chức hệ thống thanh toỏn nội bộ và tham gia hệ thống thanh toỏn liờn ngõn hàng trong
nước. Việc tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
chấp thuận.
1.2.2 . Các hoạt động khác bao gồm :
• Góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp khác theo quy định của phỏp luật;
• Tham gia thị trường tiền tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
• Trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân, hạch toán
độc lập bằng vốn tự có để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường
quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;
• Uỷ thác, nhận uỷ thác, làm đại lý trong cỏc lĩnh vực liờn quan đến hoạt động ngân hàng,
kể cả quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng uỷ
thác, đại lý;
• Cung ứng dịch vụ bảo hiểm, thành lập công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân, hạch
toán độc lập bằng vốn tự có hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của phỏp
luật;
• Tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hỡnh thức trực tiếp tư vấn cho khỏch hàng
hoặc thành lập công ty trực thuộc theo quy định của pháp luật;
• Bảo quản hiện vật quý, giấy tờ cú giỏ, cho thuờ tủ kột, cầm đồ và các dịch vụ khác theo
quy định của pháp luật;
• Trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc có tư cách pháp nhõn, hạch toán
độc lập bằng vốn tự có để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác có liên quan đến hoạt động
ngân hàng theo quy định của pháp luật.
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Tiên Phong Bank
Được thành lập bởi Công ty cổ phần FPT, Công ty thông tin di động VMS (MobiFone)
và Tổng Cụng ty Cổ phần Tỏi bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare), TiênPhongBank được kế
thừa các thế mạnh về công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông di động, tiềm lực tài chính và vị
thế của các cổ đông lớn này mang lại. TiênPhongBank xác định phát huy các ưu thế này để xây
dựng cho mỡnh một nền tảng bền vững và mang đến cho khách hàng cuộc sống tài chính đơn
giản và hiệu quả hơn.
FPT là cổ đông lớn nhất với 16.90% cổ phần, đóng vai trũ quan trong việc hỗ trợ công
nghệ và kinh nghiệm khai thác các giải pháp công nghệ thông tin trong hoạt động của Ngân
hàng. Các khách hàng của TiênPhongBank cũng được hưởng lợi khi sử dụng các sản phẩm, dịch
vụ khác của FPT như viễn thông, máy tính, điện thoại di động, chứng khoán, đầu tư…nhờ các
gói dịch vụ trọn gói của TiênPhongBank phối hợp với FPT.
Tổng Cụng ty Tỏi bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) là cổ đông lớn thứ 2 của
TiờnPhongBank với số vốn gúp 10%. Vinare gúp phần quan trọng cho TiờnPhongBank về tiềm
lực tài chính, hệ thống đối tác rộng khắp và kinh nghiệm, chuyên môn sâu trong lĩnh vực quản trị
tài chính.
Công ty Thông tin di động VMS (MobiFone) cũng là cổ đông lớn của TiênPhongBank
với số vốn góp 4.76%. VMS (MobiFone) đóng vai trũ chiến lược trong việc hỗ trợ các giải pháp
về việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng thông qua kênh điện thoại di động (Mobile Banking) với
chất lượng dịch vụ cao. Mobile Banking là một yếu tố không thể thiếu của một ngân hàng hiện
đại nhằm phục vụ các khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện. Các khách hàng của
MobiFone cũng sẽ được hưởng lợi khi có thêm sự lựa chọn trong việc sử dụng dịch vụ ngân
hàng thông qua mạng di động chất lượng cao mà họ gắn bó.
Ngoải ra, phải nói đến là SBI Ven Holding Pte. Ltd Singapore: cổ đông nước ngoài sở
hữu 4,9% vốn điều lệ của TiênPhongBank. SBI Ven Holding Pte. Ltd có trụ sở chính ở
Singapore, hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, dịch vụ tài chính, quản lý tài sản, bất
động sản.
CÁC CỘT MỐC ĐÁNG NHỚ CỦA TIấNPHONGBANK :
• Thỏng 5- 2008:
Nhận giấy phộp thành lập TiờnPhongBank
Hoàn tất việc triển khai hệ thống ngõn hàng lừi Flex-cube
• Thỏng 6- 2008:
Khai trương TiênPhongBank
Ký kết hợp tỏc chiến lược toàn diện với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam (BIDV)và khung hợp tỏc chung với Ngõn hàng Citi
• Thỏng 8 – 2008:
Khai trương TiênPhongBank chi nhánh Hà Nội
Chính thức tham gia mạng thanh toán lớn nhất Việt Nam – SmartLink
Ra mắt hệ thống ngân hàng tự động MiniBank 24/7
• Thỏng 9 – 2008:
Chính thức là công ty đại chỳng
• Thỏng 10 -2008:
Khai trương TiênPhongBank Chi nhánh Tp. HCM
Ra mắt dịch vụ Internet Banking dành cho khách hàng cá nhân và doanh
nghiệp
• Thỏng 12 – 2008:
Nhận chứng chỉ ISO 9001: 2000 cho toàn bộ hoạt động, sản phẩm, dịch
vụ của TiênPhongBank
• Thỏng 3 - 2009:
Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất của TiênPhongBank được tổ chức
• Thỏng 6 - 2009:
Khai trương TiênPhongBank chi nhánh CầnThơ
Kỷ niệm 1 năm thành lập
• Thỏng 8 - 2009 :
Khai trương chi nhánh Hải Phũng
• Thỏng 9 - 2009:
Khai trương chi nhánh Đà Nẵng
• Thỏng 3 - 2010:
Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai của TiênPhongBank được tổ chức
• Thỏng 5 - 2010:
Khai trương Sở giao dịch của TiênPhongBank tại Hà Nội
• Thỏng 8 - 2010:
Tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng
• Thỏng 9- 2010:
Khai trương chi nhánh Sài Gũn
• Thỏng 10- 2010:
Khai trương chi nhánh Thăng Long
• Thỏng 12- 2010:
Tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng
• Thỏng 11-01- 2011:
Khai trương chi nhánh Đồng Nai
Khai trương chi nhánh An Giang
• Thỏng 4 - 2011:
Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba của TiênPhongBank được tổ chức
Đến 31/12/2010, số vốn điều lệ của TiênPhongBank đạt 3.000 tỷ đống.
1.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
1.4.1. Cơ cấu tổ chức
1.4.2. chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
a,Đại hội đồng cổ đông
• Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của TiênPhongBank, quyết định
các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ TiênPhongBank quy định.
b. Hội đồng Quản trị
• Do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng
để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề
thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trũ định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động
hằng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội
đồng.
c. Ban Kiểm soỏt
• Do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát
việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ
của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chớnh xỏc,
trung thực, hợp phỏp về bỏo cỏo tài chớnh của Ngõn hàng.
d. Các Hội đồng, Ủy ban
• Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị Ngân hàng, thực hiện
chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đó đề
ra. Hiện nay, Ngân hàng có hai Hội đồng và một Ủy ban, bao gồm:
Ủy ban Rủi ro
Do HĐQT thành lập, có chức năng tham mưu cho HĐQT trong việc ban hành các quy
trỡnh, chớnh sỏch thuộc thẩm quyền của mỡnh liờn quan đến quản trị rủi ro trong hoạt động
ngân hàng, tham mưu trong việc quyết định phê duyệt các khoản đầu tư, các giao dịch có liên
quan, phương án xử lý rủi ro trong phạm vi chức năng do HĐQT giao
Hội đồng ALCO
Có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngõn hàng, xõy dựng và giỏm
sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.
Ủy ban Nhõn sự
Do HĐQT thành lập, có chức năng tham mưu cho HĐQT về quy mô và cơ cấu HĐQT,
BĐH phù hợp với quy mô hoạt động và chiến lược phát triển của Ngân hàng, tham mưu về các
vấn đề liên quan đến thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh HĐQT/BKS/BĐH, các vấn đề
về lương thưởng, các chính sách đói ngộ với cỏn bộ, nhõn viờn Ngõn hàng
Ủy ban Đầu tư
Do HĐQT thành lập, có chức năng tham mưu cho HĐQT về xõy dựng và thực hiện kế
hoạch đầu tư tài chính, phê duyệt các các hoạt động tài chính trong phạm vi thẩm quyền
được phân công/ủy quyền
Ủy ban tớn dụng
Quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tớn dụng trờn toàn hệ thống Ngõn
hàng, xột cấp tớn dụng của Ngõn hàng, phờ duyệt hạn mức tiền gửi của Ngõn hàng tại cỏc
tổ chức tớn dụng khỏc.
Hội đồng Xử lý Rủi ro Tín dụng
Do HĐQT thành lập, có chức năng tham mưu cho HĐQT về phê duyệt việc áp dụng biện
phỏp xử lý nợ, xử lý rủi ro, và miễn giảm lói theo quy định.
d, Tổng Giám đốc
• Là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của
Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc, các Giám đốc cao cấp,
Giám đốc tài chính, Giám đốc các Trung tâm, Trưởng phũng Kế toán, Trưởng, Phó cỏc phũng
ban chuyờn mụn nghiệp vụ.
e, Phó giám đốc:
• Giúp việc cho giám đốc, trực tiếp quản lý điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh. Ngoài ra
, phó giám đốc chịu trách nhiệm phụ trách các phũng kế toỏn, phũng tớn dụng , phũng hành
chớnh, phũng ngõn quỹ và cỏc phũng giao dịch trực thuộc.
f, Phũng kế toỏn:
• Thực hiện công tác hạch toán, ghi chép phản ánh đầy đủ mọi hoạt động và nghiệp vụ kinh
tế phát sinh vào sổ sách kế toán, thực hiện báo cáo thống kê kịp thời đầy đủ …
g, Phũng tớn dụng :
• Thực hiện cụng tỏc quản lý vốn theo quy chế của Ngõn hàng Tiờn Phong
• Kinh doanh tín dụng : sử dụng nguồn vốn an toàn, hiệu quả, cho vay đối với mọi thành
phần kinh tế theo đúng pháp luật, đúng nguyên tắc của ngành quy định : thực hiện công tác tín
dụng và thụng tin tớn dụng .
• Lập các báo cáo về công tác tín dụng, báo cáo sơ kết, tổng kết tỡnh hỡnh hoạt động kinh
doanh .
• Ngoài ra , phũng tớn dụng cũn thực hiện một số cụng việc do ban giám đốc giao.
h,Phũng ngõn quỹ :
• Quản lý và sử dụng cỏc quỹ chuyên môn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân
hàng TMCP Tiên Phong.
• Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định. Chấp hành quy định về an
toàn kho quỹ, định mức tồn quỹ theo luật định. Chấp hành các dự trữ bắt buộc theo quy định của
Nhà nước.
• Phối hợp với phũng hành chớnh đề xuất các biện pháp quản lý tài sản, chỉ tiêu tài chính, chế
độ của cán bộ viên chức về BHXH, thai sản, ốm đau và các chế độ khác theo quy định của
Ngành ….
i,Phũng hành chớnh;
• Thực hiện lưu trữ hồ sơ có liên quan của Chi nhỏnh .
• Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ viên chức đi công tác học tập trong
và ngoài nước .
• Thực hiện trả lương, nâng lương, chính sách , chế độ liên quan đến người lao động theo bộ
luật Lao Động, các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, của ngành Ngân hàng và của Ngân hàng
Tiên Phong .
• Trực tiếp quản lý hồ sơ của cán bộ Chi nhánh.
• Tổng hợp theo dừi, đề xuất khen thưởng cho tập thể, cá nhân theo đúng quy định . Tổng
hợp và xây dựng chương trỡnh cụng tỏc thỏng, quý, năm của Chi nhỏnh và cỏc phũng giao dịch
trực thuộc.
• Trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhỏnh, thực hiện cụng tỏc hành chớnh , văn thư
• Thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban giám đốc giao …
1.5. Phân tích KQKD của ngân hàng năm 2009 và 2010
• Ta cú bảng chỉ tiờu phõn tớch sau :
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
Quý III Năm
2011
Chênh lệch 2010 với
2009
Chênh lệch 2011 với
2010
(nghìn
đồng)
(nghìn
đồng)
(nghìn đồng) Tuyệt đối
Tương
đối
Tuyệt đối Tương đối
I.Thu nhập lói thuần 216,469,815 212,706,040 -50,642,682 -3,763,775 -1.74% -263,348,722 -123.81%
II.Lói/lỗ thuần từ
hoạt động dịch vụ
18,361,036 21,385,942 -70,232,983 3,024,906 16.47% -91,618,925 -428.41%
III.Lói/lỗ thuần từ
hoạt động KD ngoại
hối
-31,157,884 -5,489,641 691,882 25,668,243 -82.38% 6,181,523 -112.60%
IV.Lói/lỗ thuần từ
mua bỏn chứng
khoỏn KD
21,422,924 1,806,771 - -19,616,153 -91.57% - -
V.Lói/lỗ thuần từ
mua bỏn CK đầu tư
79,449,064 11,522,128 1,168,868 -67,926,936 -85.50% -10,353,260 -89.86%
VI.Lói/lỗ thuần từ
hoạt động khác
4,047,522 210,866,261 283,670,643 206,818,739 5109.76% 72,804,382 34.53%
VII.Thu nhập từ gúp
vốn, mua cổ phần
658,797 6,229,732 628,950 5,570,935 845.62% -5,600,782 -89.90%
VIII.Chi phi hoạt
động
123,838,413 196,628,394 60,574,653 72,789,981 58.78% -136,053,741 -69.19%
IX.LN thuần từ
HĐKD trước CP dự
phũng rủi ro tớn
dụng
185,412,861 262,398,839 104,710,025 76,985,978 41.52% -157,688,814 -60.10%
X.Chi phớ dự phũng
rủi ro tớn dụng
20,700,055 48,905,260 - 28,205,205 136.26% - -
XI.Tổng LNTT 164,712,806 213,493,579 104,710,025 48,780,773 29.62% -108,783,554 -50.95%
XII.Chi phớ thuế
TNDN
36,507,730 51,815,962 25,644,435 15,308,232 41.93% -26,171,527 -50.51%
XIII.LNST 128,205,076 161,677,617 79,065,589 33,472,541 26.11% -82,612,028 -51.10%
XIV.Lói cơ bản trên
cổ phiếu
1,020 830 - -190 -18.63% - -
(Nguồn: Báo cáo KQ hoạt động kinh doanh đã kiểm toán của Tiên Phong Bank qua các năm)
Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy, LNST của năm 2010 (161,677,617 nghìn đồng) đã tăng
33,472,541 nghìn đồng, tương đương tốc độ tăng là 26.11% so với năm 2009. Đây là một con số mà
tập thể cán bộ công nhân viên TienPhong Bank đã không ngừng phấn đấu trong suốt cả
năm.Tuy nhiên tính đến quý III năm 2011, thì LNST của TienPhongBank đã giảm 51.10%, về số
tuyệt đối là 82,612,028 nghìn đồng so với năm 2010. Đó cũng là 1 điều có thể chấp nhận được bởi
lẽ năm 2011 là năm nền kinh tế vẫn đang trong tình cảnh khó khăn, thêm vào đó là các chính
sách cởi mở của chính phủ dành cho Bất động sản và chứng khoán, không những thể chính phủ
còn áp dụng các chính sách mạnh để tái cấu trúc các ngân hàng, do đó đẩy các ngân hàng ( đặc
biệt là ngân hàng mới phát triển) vào tình cảnh rất khó khăn.
Năm 2010, LNST của TienPhong Bank tăng 26.11% so với năm 2009, đó là do các yếu tố
chính sau :
+ Do lãi thuần từ các hoạt động khác tăng 206,818,739 nghìn đồng, tương đương tốc độ
tăng là 5109.76%.
+ Do LN thuần từ hoạt động kinh doanh trước CP dự phòng rủi ro tín dụng tăng
76,985,978 nghìn đồng, tương đương tốc độ tăng là 41.52%.
+ …
Năm 2011, LNST của TienPhong Bank giảm 51.10% so với năm 2010, đó là do các yếu tố
chính sau :
+ Do thu nhập lãi thuần đã giảm 263,348,722 nghìn đồng, về số tương đối là giảm
123.81%.
+ Do LN thuần từ hoạt động kinh doanh trước CP dự phòng rủi ro tín dụng giảm
157,688,814 nghìn đồng, tương đương tốc độ giảm là 60.10%.
+ …
Ngoài ra, là một ngân hàng cổ phần nên trong đánh giá nội dung này nhà quản trị TienPhong
Bank còn quan tâm đến tỷ lệ chi trả cổ tức của ngân hàng. Ta có thể thấy được việc chi trả đó
qua thời gian như sau:
Năm 2008: Tỷ lệ Cổ tức/ Vốn điều lệ = 2%
Năm 2009: Tỷ lệ Cổ tức/ Vốn điều lệ = 6,28%
Năm 2010: Tỷ lệ Cổ tức/ Vốn điều lệ = 8%
Như thế, có thể thấy tỷ lệ này của TienPhong bank tăng liên tục qua các năm, biểu hiện
một tỷ lệ chi trả cổ tức lớn - đây là một điều làm hài lòng tất cả các cổ đông ngân hàng, biểu
hiện sự lớn mạnh và hiệu quả của TienPhong bank trong họat động kinh doanh thực tiễn.
Chương 2:
Thực trạng về công tác phân tích BCTC ở NH TMCP Tiên Phong
2.1. Thực trạng phân tích BCTC ở TienPhongBank
2.1.1. Phân tích khái quát cơ cấu tài sản – nguồn vốn.
Đây là nội dung phân tích đầu tiên mang đến cho nhà quản trị ngân hàng một cái nhìn
tổng quát về tài sản – nguồn vốn của ngân hàng cũng như mối quan hệ cân đối của 2 khoản mục
này trên BCĐKT. Con mắt nhìn tổng quát đó sẽ giúp cho các nhà phân tích có những nhận xét,
đánh giá sơ bộ đầu tiên và giúp có cái nhìn toàn diện ngay cả khi đi sâu phân tích các nội dung
chi tiết.
Để có thể tiến hành phân tích các nhà quản trị TienPhongbank đã phân loại tài sản- nguồn
vốn thành các khoản mục lớn theo đúng tinh thần quy định của NHNN trên cơ sở phân tổ là tính
chất thị trường và kỳ hạn của đồng vốn và đối tượng sở hữu vốn. Sau khi đã thực hiện phân tổ
các khoản mục nhà quản trị sẽ tính toán tỷ trọng của từng khoản mục tài sản- nguồn vốn và tiến
hành so sánh tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản, của từng nguồn vốn trong tổng
nguồn vốn, so sánh tỷ trọng của từng loại tài sản- nguồn vốn đó với kỳ trước để có thể thấy được
một cách khái quát nhất sự biến động về cơ cấu tài sản- nguồn vốn và tìm ra những nguyên nhân
giải thích cho sự biến động đó.
Công việc cụ thể được thực hiện thông qua bảng 2.1:
Bảng 2.1 : Bảng phân tích quy mô, cơ cấu tài sản- nguồn vốn
Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 Chênh lệch
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tuyệt đối
số tơng
đối
(nghìn đồng) (%) (nghìn đồng) (%)
I. Tài sản
1. Tiền mặt tại
quỹ
92,990,782 0.87% 198,470,769 2,04 105,479,987 113.43%
2. Tiền gửi tại
NHNN
122,950,498 1.15% 412,926,476 1.98% 289,975,978 235.85%
3. Tiền gửi tại
các TCTD khác
1,156,808,654 10.78% 3,103,061,224 14.85% 1,946,252,570 168.24%
4. Chứng khoán
kinh doanh
138,738,229 1.29% 117,599,758 0.56% -21,138,471 -15.24%
5. Cho vay
khách hàng
3,171,529,528 29.56% 5,155,958,641 24.68% 1,984,429,113 62.57%
6. Chứng khoán
đầu tư
4,828,328,195 45.00% 6,805,339,066 32.58% 1,977,010,871 40.95%
7. Đầu tư dài
hạn
3,000,000 0.03% 10,000,000 0.05% 7,000,000 233.33%
8. TSCĐ 106,605,479 0.99% 112,685,220 0.54% 6,079,741 5.70%
9. TS có khác 1,107,580,966 10.32% 4,973,213,063 23.81% 3,865,632,097 349.02%
Tổng tài sản có
10,728,532,33
1
100.00%
20,889,254,21
7
100.00%
10,160,721,88
6
94.71%
II. Nguồn vốn
1. Nợ chính phủ
và NHNN
417,974,904 3.90% 516,412,603 2.47% 98,437,699 23.55%
2. Tiền gửi và
vay các TCTD
khác
3,751,975,969 34.97% 7,205,182,308 34.49% 3,453,206,339 92.04%
3. Tiền gửi của
khách hàng
4,230,310,564 39.43% 7,557,456,566 36.18% 3,327,146,002 78.65%
4. Công cụ tài
chính phái sinh
và nợ tài chính
khác
8,188,480 0.08% 46,395,555 0.22% 38,207,075 466.60%
5. Phát hành
giấy tờ có giá
0 0.00% 1,781,939,859 8.53% 1,781,939,859 0.00%
6. Các khoản nợ
khác
681,994,917 6.36% 584,285,617 2.80% -97,709,300 -14.33%
7. Vốn và các
quỹ
1,638,087,497 15.27% 3,197,581,709 15.31% 1,559,494,212 95.20%
Tổng nguồn
vốn
10,728,532,33
1
100.00%
20,889,254,21
7
100.00%
10,160,721,88
6
94.71%
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của Tiên Phong Bank năm 2009, 2010)
Nhìn vào bảng trên ta thấy :
Về tài sản:
Năm 2010 tổng tài sản của TienPhong Bank đạt 20.889 tỷ đồng tăng 10.160 tỷ so với
năm 2009, tương đương mức tăng về số tương đối là 94,71%. So với kế hoạch đề ra là tổng tài
sản đạt 15.530 tỷ đồng, tăng 44,75% so với năm 2009 thì thực tế TienPhong Bank đã làm vượt
chỉ tiêu kế hoạch là 5.359 tỷ đồng, tăng 49,95 % so với mục tiêu phấn đấu. Tính đến ngày
30/9/2011 tổng tài sản của TienPhong Bank là 32.586 tỷ đồng, tăng 11.697 tỷ đồng so với cuối
năm 2010. Chỉ điểm qua vài nét như thế ta cũng có thể thấy sự tăng trưởng vượt bậc và liên tục
của TienPhong Bank qua các năm. Các khoản mục tăng mạnh có thể kể đến là: chứng khoán đầu
tư tăng 1.977 tỷ đồng (tương đương tốc độ tăng 40,95%); Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác
tăng 1.946 tỷ (tương đương về số tương đối tăng 168.24%) ; Tài sản có khác tăng 3.865 tỷ đồng (
tương đương về số tương đối tăng 349,02 %) …
Có thể thấy, trong cơ cấu tổng tài sản của TienPhong Bank thì khoản mục tiền gửi tại các
TCTD khác luôn là khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản qua các năm 2009, 2010 và
quý 3 năm 2011. Trong năm 2009, khoản tiền gửi là 1.156 tỷ đồng chiếm 10,78% trong tổng tài
sản của ngân hàng. Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong tổng tài sản. Sang đến năm
2010, khoản mục tiền gửi của ngân hàng tiếp tục tăng lên đạt 3.103 tỷ đồng chiếm 14,85 % trong
tổng tài sản. Như vậy khoản mục tiền gửi tại các TCTD qua hai năm đã tăng 1.946 tỷ đồng,
tương đương với tốc độ tăng là 168.24% Đến cuối quý III năm 2011 là 12.461 tỷ đồng tăng
9.358 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm tỷ trọng là 38,24% trong tổng tài sản của ngân hàng.
Và quan trọng hơn hết, phải nói đến đó là khoản mục : chứng khoán đầu tư. Khoản mục
này liên tục tăng qua các năm. Năm 2009 là 4.828 tỷ đồng chiếm 45% tổng tài sản, năm 2010 là
6.805 tỷ đồng chiếm 32,58%, tương ứng mức tăng là 1.977 tỷ đồng ( về số tương đối là tăng
40.95%) và đến quý 3 năm 2011 khoản mục này đã tăng lên là 8.233 tỷ đồng chiếm 25,27%
trong cơ cấu tổng tài sản. Chứng khoán đầu tư là khoản mục mang lại lợi nhuận lớn nhất cho
ngân hàng. Việc đầu tư vào loại CK là cách để TienPhongBank đa dạng hóa danh mục đầu tư, tối
ưu hóa các nguồn vốn lỏng, nâng cao hệ số sử dụng vốn đồng thời lại bảo đảm khả năng thanh
toán lúc cần thiết cho NH do NH có thể bán và chiết khấu thông qua thị trường. Việc ngày càng
phất triển danh mục đầu tư của TienPhongBank đưa đến cho ngân hàng nhiều lợi nhuận, nhiều
điều kiện thuận lợi nhưng nhà quản trị ngân hàng cũng cần xem xét để có một cơ cấu đầu tư hợp
lý do trong điều kiện TTCK của Việt nam chưa phát triển, thu nhập từ hoạt động này chưa cao
và hàm chức nhiều rủi ro đối với thực tiễn kinh doanh của ngân hàng.
Trong năm 2010 hầu hết các khoản mục trong tổng tài sản của TienPhongBank đều có sự
tăng trưởng và phát triển. Nhìn một cách tổng quát ta thấy, cơ cấu tài sản của TienPhongBank
khá hợp lí. Các khoản mục sinh lời đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của ngân hàng, mà
cao nhất là các khoản chứng khoán đầu tư, cho vay khách hàng và tiền gửi tại các TCTD khác. 3
khoản mục này luôn đứng đầu trong tỷ lệ về cơ cấu tổng tài sản qua các năm. Các khoản mục
khác đều có mức tăng trưởng và tỷ trọng ở mức hợp lý. Tuy vậy, NH nên nâng cao tỷ trọng của
khoản mục tín dụng trong tổng tài sản đồng thời với việc đó là nâng cao chất lượng tín dụng.
Việc tăng các khoản tín dụng tại các TCTD trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu thanh toán
là tốt song nên có mức cơ cấu hợp lý hơn. Viêc đầu tư mang lại lợi nhuận, đa dạng hóa danh mục
họat động, tăng tính thanh khoản khi nắm giữ các CK hiệu quả nhưng các nhà quản trị NH cũng
phải xây dựng một tỷ lệ hợp lý trong tổng tài sản của NH.
Về nguồn vốn
Có thể thấy một điều rất rõ ràng là qua gần 4 năm hoạt động, nguồn vốn của TienPhong
Bank luôn có sự tăng trưởng, nguồn vốn năm sau cao hơn năm trước và tốc độ tăng lớn. Qua
việc so sánh nguồn vốn có được qua các năm ta có biểu đồ sau :
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán qua các năm của Tiên Phong Bank)
Ta càng nhận thấy rõ nét hơn về tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn qua các năm. Cụ thể
Tổng nguồn vốn năm 2010 là 20.889 tỷ đồng tăng 10.160 tỷ so với năm 2009 tương ứng với tốc
độ tăng là 94,71%. Tính đến cuối quý 3 năm 2011 tổng nguồn vốn của TienPhongBank là 32.586
tỷ, tăng 11.697 so với năm 2010, tương đương với tốc độ tăng là 56%% và so với cùng kỳ qúy 3
năm 2009 đã tăng 3.928 tỷ, tương đương tăng 37%. Các con số kể trên đã phần nào nói lên được
tính hiệu quả trong hoạt động và uy tín của TienPhong Bank trong thực tiễn hoạt động kinh
doanh ngân hàng.
Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn, ta nhận thấy vốn huy động là thành phần chiếm tỷ trọng cao
nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, thể hiện rõ nhất ở 2 khoản mục là : tiền gửi của khách
hàng và tiền gửi và vay các TCTD khác. Nếu năm 2009 tiền gửi của khách hàng là 4.230 tỷ
đồng chiếm 39,43% trong tổng nguồn vốn thì sang đến năm 2010 con số đó đã tăng thêm 3.327
tỷ, lên mức 7.557 tỷ đồng, tương đương tăng 78.65% để đạt tổng nguồn vốn năm 2010 là 20.889
tỷ. So với mục tiêu đặt ra cho năm 2010 là vốn huy động đạt 6.582 tỷ đồng tăng 56% so với năm
2009 thì thực tế công tác huy động vốn của TienPhongBank đã hiệu quả hơn thế rất nhiều. Vốn
huy động liên tục tăng và tăng mạnh biểu hiện vị trí vững vàng, uy tín chắc chắn của
TienPhongBank trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Đây chính là một lợi thế để
TienPhongBank phát huy trong thời gian tiếp theo.
Khoản mục cuối cùng trong tổng nguồn vốn của ngân hàng là vốn và các quỹ. Đây là
phần vốn duy nhất thuộc quyền sở hữu của NH, chiếm tỷ trong khiêm tốn nhưng đóng vai trò hết
sức quan trọng trong thực tiễn họat động của bất cứ ngân hàng nào. Nhìn vào bảng ta thấy: năm
2009 Vốn tự có của ngân hàng là 1.638 tỷ chiếm 15,27% trong tổng nguồn vốn. Qua thời gian 1
năm, tính đến cuối năm 2010 con số ấy đã tăng thêm 1.559 tỷ đồng (tương đương tốc độ tăng
95,2%), đưa tổng vốn và các quỹ của TienPhong Bank trong năm 2010 đạt 3.197 tỷ đồng chiếm
15,31% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Tính đến 30/09/2011 tổng vốn tự có của
TienPhongBank đã là 3.278 tỷ, chiếm 10.06% trong tổng nguồn vốn tính đến thời điểm đó.
Tổng nguồn vốn tăng mạnh đồng hành cùng với tổng tài sản của ngân hàng tăng lên cho
thấy sự tăng trưởng và phát triển của TienPhongBank. Với số vốn có trong tay, TienPhong Bank
đã xây dựng cho mình một cơ cấu tài sản khá hợp lý trong đó mảng tín dụng, đầu tư và quan hệ
với thị trường 2 chiếm tỷ trọng lớn. Sự ăn khớp giữa cơ cấu của tài sản- nguồn vốn cho ta thấy
một chiến lược kinh doanh hiệu quả của TienPhong Bank đồng thời cũng tạo ra hình ảnh về một
ngân hàng luôn luôn chủ động trước những biến động trong tương lai, luôn đi tắt, đón đầu và tiến
lên không ngừng trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của mình.
Qua việc đánh giá khái quát quy mô tài sản- nguồn vốn đồng thời đánh giá cơ cấu của hai
khoản mục này của TienPhong Bank ta có thể thấy một số điểm sau:
Thứ nhất:
- Trong đánh giá khái quát tình hình tài sản- nguồn vốn, nhà phân tích đã sử dụng chủ yếu
là phương pháp so sánh (cơ sở so sánh là số liệu kỳ trước hoặc kỳ kế hoạch) và với kỹ thuật so
sánh là so sánh số tương đối và số tuyệt đối.
- Bằng việc so sánh chỉ tiêu tổng tài sản, tổng nguồn vốn giữa các thời kỳ với nhau hoặc
giữa kỳ thực tế với kế hoạch các nhà quản trị TienPhong Bank đã nhận thấy sự tăng trưởng tài
sản- nguồn vốn, đánh giá được sự tăng trưởng đó về cả số tuyệt đối và số tương đối đồng thời
đánh giá được mức độ thực hiện về quy mô tài sản- nguồn vốn so với các mục tiêu NH đã dự
kiến trước.
- Bằng việc tính toán tỷ trọng của từng khoản mục tài sản- nguồn vốn trong tổng tài sản-
nguồn vốn của ngân hàng và thực hiện biện pháp so sánh giữa các kỳ nhà quản trị TienPhong
Bank nhận biết được cơ cấu tài sản- nguồn vốn đồng thời nhận biết sự biến động của cơ cấu ấy
qua các thời kỳ khác nhau, từ đó đưa ra được những nhận xét sơ bộ ban đầu về các mặt mạnh,
mặt yếu, những điều đã làm được và chưa làm được của ngân hàng.
Thứ hai
Trong công tác phân tích, các nhà quản trị TienPhong bank đã sử dụng rất nhiều tiêu thức
khác nhau để phân tổ tài sản và nguồn vốn như:
- Tiêu thức đối tượng sở hữu: dân cư, tổ chức kinh tế, TCTD khác…
- Tiêu thức thị trường: thị trường 1 và thị trường 2
- Tiêu thức kỳ hạn của đồng vốn: ngắn hạn, trung và dài hạn.
- Tiêu thức về đồng tiền hạch toán: VND và USD.
- …
Từ việc làm này, nhà quản trị TienPhong Bank nắm bắt được tính hợp lý hay không hợp
lý của cơ cấu đó cũng như sự biến động trong cơ cấu. Việc xem xét này có thể đưa lại cho nhà
quản trị ngân hàng những nhận định về tình trạng hiện tại đồng thời phát hiện ra các vấn đề thực
tiễn, các nguyên nhân ban đầu để có hướng điều chỉnh trong thời gian tới.
Thứ ba
Trong công tác phân tích Tài sản- nguồn vốn của nhà quản trị TienPhong bank chưa có chỉ tiêu
giúp người phân tích thấy được mối quan hệ mật thiết giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn
hoặc mối quan hệ giữa một bộ phận tài sản có với một bộ phận tài sản nợ và ngược lại.
2.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn của ngân hàng.
Khi phân tích tình hình nguồn vốn các nhà quản trị TienPhong Bank quan tâm phân tích 2
khoản mục đó là: vốn tự có và vốn huy động.
2.1.2.1. Phân tích vốn tự có và các qũy của ngân hàng.
Bằng phương pháp so sánh qua sử dụng biểu đồ cột nhà phân tích có thể thấy sự biến
động của khoản mục vốn tự có qua các năm như biểu đồ 2.2:
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán qua các năm của Tiên Phong Bank)
Nhìn một cách trực quan trên biểu đồ nhà phân tích thấy vốn tự có của TienPhong Bank
liên tục tăng lên qua các năm, biểu thị sự tăng trưởng và phát triển của ngân hàng qua một
khoảng thời gian dài hoạt động. Theo đó, năm 2008 vốn tự có của TienPhong Bank là 1.020 tỷ
đồng, qua năm 2009 là 1.638 tỷ, và tăng nhanh lên 3.197 tỷ vào năm 2010,. Tính đến thời điểm
cuối quý III năm 2011 vốn tự có của TienPhong Bank đã là 3.278 tỷ đồng.
So sánh mức vốn tự có của kỳ này so với kỳ trước, tính toán và so sánh tỷ trọng của từng
khoản mục trong vốn tự có của ngân hàng thông qua bảng 2 nhà quản trị đã đánh giá được tình
hình biến động của vốn tự có và sự biến động trong cơ cấu của vốn tự có của ngân hàng cụ thể
qua hai năm 2009 và 2010 như bảng 2.2:
Bảng 2.2: Đánh giá vốn tự có của TienPhongBank.
Chỉ tiêu
Năm 2009
(nghìn đồng)
Năm 2010
(nghìn đồng)
Quý III Năm
2011
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tơng
đối
1. Vốn và
quỹ
1,638,087,497 3,197,581,709 3,278,003,941
1,559,494,212 95.20%
Vốn của
TCTD
1,489,222,225 3,000,001,340 2,997,197,780 1,510,779,115 101.45%
Quỹ của
TCTD
8,508,958 18,533,397 42,145,940 10,024,439 117.81%
LN chưa
phân phối
140,356,314 179,046,972 250,949,937 38,690,658 27.57%
2. ồ TS
10,728,532,33
1
20,889,254,21
7
32,586,489,986
10,160,721,88
6
94.71%
3. Vốn tự
có / ồ TS
15.27% 15.31% 10.06% - -
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán qua các năm của Tiên Phong Bank)
Nhìn vào bảng nhà phân tích thấy: nếu năm 2009 vốn tự có của ngân hàng là 1.638 tỷ
đồng thì sang năm 2010 vốn tự có đã tăng thêm 1.559 tỷ đạt con số 3.197 tỷ ,tương đương tăng
với tốc độ là 95.20% Đây là một tốc độ tăng khá cao cho thấy kết quả kinh doanh của
TienPhongBank qua hai năm. Theo con số mới nhất, tính đến 30/9/2011 thì giá trị vốn tự có của
TienPhong Bank đạt 3.278 tỷ đồng tăng 80 tỷ, tương đương tăng 2.52% so với đầu năm.
Do vốn tự có của ngân hàng có mối quan hệ tổng số nên bằng phương pháp cân đối nhà
phân tích có thể thấy: vốn tự có tăng từ 2009 qua 2010 là do vốn điều lệ tăng từ 1.250 tỷ đồng
năm 2009 lên 3.000 tỷ đồng năm 2010 (tương đương tăng 1.750 tỷ đồng); Thặng dư vốn tăng lên
14,36 tỷ (từ 1.340 nghìn đồng năm 2009 lên 239.222.225 nghìn 2010 với tỷ lệ tăng rất lớn là
17852304.85%). Đồng thời vốn tự có năm 2010 tăng cao sao với năm 2009 còn do Quỹ của
TCTD tăng hơn 10 tỷ đồng ( từ hơn 8 tỷ vào năm 2009 lên hơn 18 tỷ vào năm 2010) Và tính đến
30/9/2011 Quỹ TCTD đã tăng lên hơn 42 tỷ đồng. Nhìn vào chênh lệch của quý III năm 2011 so
với đầu năm (hay chính là so với cuối năm trước) ta cũng thấy vốn và các quỹ của TienPhong
Bank tính đến 30/9/2011 đạt 3.278 tỷ tăng hơn 80 tỷ (tăng xấp xỉ 2.52%) so với đầu năm 2011.
Sự tăng lên này là do so với đầu năm: Quỹ của TCTD tăng lên hơn 23 tỷ (tăng 127,41%) và LN
chưa phân phối tăng hơn 71 tỷ (tăng 40,06%). Mức tăng của vốn tự có tuy không phải là quá lớn
song nó cho thấy những nỗ lực của TienPhong Bank trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của
mình, luôn cố gắng hoạt động thật hiệu quả để tạo ra lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn tự có
của ngân hàng, và điều này hoàn toàn có thể chấp nhận khi năm 2011 là 1 năm đầy sóng gió đối
với các ngân hàng Việt Nam
Khi phân tích về vốn tự có một nội dung cũng rất quan trọng là xem xét về tỷ lệ an toàn
vốn của ngân hàng. Thực tế khi đánh giá nội dung này nhà quản trị TienPhong Bank mới chỉ
dừng lại ở việc tính toán chỉ tiêu vốn tự có/ tổng tài sản của ngân hàng hoặc chỉ tiêu vốn tự có/
vốn huy động mà không sử dụng hệ số Cook để tính toán mặc dù dù 2 chỉ tiêu này bộc lộ nhiều
mâu thuẫn, thiếu tính chính xác và hệ số Cook về bản chất hoàn thiện hơn nhiều so với các chỉ
tiêu trước đây. Xem xét 2 chỉ tiêu này qua các năm nhà quản trị TienPhong bank nhận thấy: tỷ lệ
vốn tự có/ tổng tài sản năm 2009 là 15,27%, 2010 là 15,31% và quý III năm 2011 là 10,06%.
Tuy vào năm 2011, tỷ lệ này có giảm những vẫn đạt chuẩn như quy định của ngân hàng nhà
nước.
Qua việc xem xét thực trạng công tác phân tích vốn tự có ở TienPhong Bank có thể rút ra
mấy nhận xét sau:
Thứ nhất:
Việc phân tích vốn tự có ở TienPhong Bank đã đề cập đến hầu hết các mặt từ phân tích
quy mô, sự biến động, tỷ trọng, đến việc trích lập các quỹ của ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn…
Thứ hai:
Phương pháp sử dụng chủ yếu trong phân tích vẫn là phương pháp so sánh và có sử dụng
thêm phương pháp phân tích tỷ lệ tuy nhiên tỷ lệ sử dụng để phân tích lại thiếu tính chính xác.
Nhà phân tích đã sử dụng chỉ tiêu vốn tự có/tổng tài sản và vốn tự có/vốn huy động để đo lường
và đánh giá về tỷ lệ an toàn vốn nhưng hai chỉ tiêu này bộc lộ một nhược điểm lớn là nó không
cho thấy mối liên hệ giữa vốn tự có của ngân hàng với tổng mức rủi ro mà ngân hàng phải gánh
chịu trong thực tiễn hoạt động (mà rủi ro thì có thể xảy ra bất cứ lúc nào) đồng thời cũng không
tính đến hoạt động ngoại bảng mà ngày nay những rủi ro của nó cũng có tác động không kém
phần khốc liệt so với các hoạt động nội bảng.
Trong việc đánh giá chỉ tiêu an toàn vốn NHNN đã có quyết định 297/QĐ- NH5 quy định
về việc đánh giá hệ số Cook theo tiêu chuẩn của uỷ ban Basel có điều chỉnh cho phù hợp với
thực tế của Việt nam. Nhưng thực tế là các nhà quản trị TienPhong Bank vẫn chưa sử dụng chỉ
tiêu này trong phân tích khiến cho việc đánh giá nội dung an toàn vốn của NH thiếu tính chính
xác.
Thứ ba
Viêc phân tích công tác trích lập quỹ ở TienPhong bank chỉ tính đến việc phân bổ các loại
quỹ theo các tỷ lệ đã quy định tính trên lợi nhuận sau thuế để hình thành số dư các quỹ mà không
chú trọng vào việc phân tích các tỷ lệ của các quỹ tính trên vốn điều lệ của ngân hàng.
2.2.2.2. Phân tích tình hình vốn huy động của ngân hàng.
Bằng việc sử dụng phương pháp phân tổ các nhà quản trị ngân hàng TienPhong bank đã
phân chia chỉ tiêu tổng quát là vốn huy động thành các khoản mục nhỏ hơn. Cụ thể ta có bảng
2.3
Bảng 2.3: Cơ cấu vốn huy động của TienPhong bank
Chỉ tiêu 2009 2010 30/9/1011 Chênh lệch
(nghìn đồng) % (nghìn đồng) % (nghìn đồng) % Nghìn đồng %
1. Nợ
NHNN
417,974,904 4.60% 516,412,603 2.92% 281,788,155 0.96% 98,437,699 23.55%
2Tiền gửi
và vay
TCTD
khác
3,751,975,96
9
41.27% 7,205,182,308 40.73%
17,032,846,09
7
58.12%
3,453,206,33
9
92.04%
3.Tiền
gửi KH
4,230,310,56
4
46.54% 7,557,456,566 42.72% 7,508,192,094 25.62%
3,327,146,00
2
78.65%
công cụ
tài chính
8,188,480 0.09% 46,395,555 0.26% 0 0.00% 38,207,075 466.60%
phái sinh
5. giấy tờ
có giá
0 0.00% 1,781,939,859 10.07% 2,183,291,700 7.45%
1,781,939,85
9
0.00%
6. khoản
nợ khác
681,994,917 7.50% 584,285,617 3.30% 1,371,343,160 4.68% -97,709,300 -14.33%
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán qua các năm của Tiên Phong Bank)
Nhìn vào bảng nhà phân tích thấy: nếu vốn huy động năm 2009 là 9.090 tỷ thì sang đến
năm 2010 đã đạt con số 17.691 tỷ đồng, tăng 8.601 tỷ, tương đương với tốc độ tăng 94.62%.
Mục tiêu đặt ra cho năm 2010 là tổng nguồn vốn huy động đạt 1.535 tỷ đồng tăng 68,89%. Như
thế nếu so sánh thực tế huy động vốn với mục tiêu kế hoạch thì TienPhongBank đã vượt xa chỉ
tiêu đặt ra, đây là một kết quả rất khả quan biểu hiện uy tín của TienPhongBank trong lĩnh vực
kinh doanh đối với các khách hàng. Tính đến 30/9/2011 tổng vốn huy động của TienPhongBank
đạt 29.308 tỷ tăng 11.616 tỷ so với năm 2010.
Do các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu vốn huy động phân theo nguồn gốc phát sinh có
mối quan hệ tổng số nên bằng phương pháp cân đối nhà phân tích nhận thấy: vốn huy động tăng
là do có sự tăng lên ở 6 khoản mục đặc biệt là sự tăng nhanh của khoản mục tiền gửi của khách
hàng và tiền gửi của TCTD khác. Nếu năm 2009 tiền gửi của TCTD khác đạt 3.751 tỷ đồng
(chiếm 41,27% trong tổng vốn huy động) thì đến năm 2010 số dư của khoản mục này đã là 7.205
tỷ, tăng 3.453 tỷ tương đương tốc độ tăng là 92.04%. Với Khoản mục tiền gửi của Khách hàng
cũng đã tăng 6.327 tỷ, tương ứng tốc độ tăng là 78,65% ( Năm 2009 từ 4.230 tỷ chiếm 46.54%
lên 7.557 chiếm 42,72% vào năm 2010). Đây là một tỷ lệ tăng rất cao. Sự tăng lên này là do
TienPhong bank đã tích cực hoạt động trên thị trường, đẩy mạnh và củng cố mối quan hệ với các
ngân hàng bạn, và tăng cường các kênh huy động vốn, tuyển nhân thêm nhân viên tìm kiếm
khách hàng
Qua phân tích nhận thấy huy động vốn của TienPhong bank tăng qua các năm, tuy nhiên
chiếm tỷ trọng lớn nhất lại là tiền gửi của các tổ chức tín dụng, mà không phải là khoản mục huy
động vốn từ các tổ chức kinh tế như các ngân hàng khác. Điều này nói lên mối quan hệ tốt của
TienPhong bank trên thị trường 2 nhưng TienPhong bank cần chú trọng vào việc tăng thêm uy
tín đối với khách hàng để thu hút thêm nguồn tiền từ thị trường 1 bởi đây là thị trường chứa đựng
nguồn vốn dồi dào với chi phí thấp, khả năng linh hoạt cao.
Qua việc xem xét thực trạng phân tích vốn huy động của TienPhong Bank ta có thể thấy:
Thứ nhất
Việc phân tích đã đề cập đến nhiều khía cạnh của vấn đề, sử dụng kết hợp hai phương
pháp có hiệu quả là phương pháp so sánh, phương pháp cân đối, phương pháp phân tổ, nội dung
cần phân tích theo nhiều tiêu thức: tiêu thức kỳ hạn, nguồn gốc phát sinh, đồng tiền hạch toán …
giúp hình dung tương đối cơ bản và rõ ràng về vốn huy động của TienPhong bank trong hai năm
2009 và 2010 cũng như quý III năm 2011.
Thứ hai
Trong luật TCTD chỉ rõ vốn huy động bao gồm: vốn tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá,
vốn vay TCTD khác và vay NHNN. Việc xác định vốn huy động chỉ là các khoản tiền gửi từ các
tổ chức kinh tế, dân cư, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước như ở TienPhong bank là chưa
chính xác.
Thứ ba
Trong công tác phân tích báo cáo tài chính của TienPhong Bank, việc phân tích nguồn
vốn huy động là khá đơn giản chủ yếu là sử dụng các phép so sánh đơn thuần mà không chú
trọng đến việc phân tích mối quan hệ giữa vốn huy động và tình hình tín dụng của ngân hàng.
Thứ tư
Khi phân tích đánh giá tình hình vốn huy động nhà quản trị không phân tích đến tính ổn
định của vốn huy động. Bên cạnh đó, yếu tố về chi phí trả cho nguồn vốn huy động cũng không
được tính đến trong phân tích vốn huy động cho ngân hàng.
2.1.3. Phân tích tình hình sử dụng vốn của TienPhong Bank.
Huy động được một nguồn vốn khổng lồ từ các tác nhân trong nền kinh tế, các ngân hàng
sử dụng nó cho hoạt động kinh doanh của mình cụ thể là: giữ lại một phần làm dự trữ gồm dự trữ
bắt buộc và dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán bộ phận còn lại ngoài khoản tiền dùng để đầu tư
ngân hàng sẽ sử dụng để cung cấp tín dụng cho các chủ thể cần vốn trong nền kinh tế. Do vậy,
khi đánh giá tình hình sử dụng vốn, nhà phân tích chủ yếu đánh giá tình hình dự trữ và tình hình
cấp tín dụng của ngân hàng.
2.1.3.1. Phân tích tình hình dự trữ:
Dự trữ bao gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán. Hai khoản mục
này đều được quan tâm như nhau trong khoản mục dự trữ của ngân hàng.
a. Phân tích dự trữ bắt buộc.
Khi phân tích tình hình thực hiện dự trữ bắt buộc, nhà quản trị TienPhong bank quan tâm
đến việc xác định mức thừa thiếu trên cơ sở so sánh dự trữ thực tế và dự trữ bắt buộc theo quy
định của ngân hàng nhà nước. Theo quy chế hiện nay tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với TienPhong
bank là 3% đối với tiền gửi ngắn hạn bằng VND và 4% đối với tiền gửi ngoại tệ.
Năm 2009 tiền gửi tại NHNN của TienPhongBank là gần 123 tỷ đồng, trong đó tiền gửi
VND là 50,66 tỷ và ngoại tệ là 1218532,77 USD; trong đó dự trữ bắt buộc là 72,27 tỷ đồng –
tuân thủ theo đúng quy định 3% đối với tiền gửi bằng VND và 4% đối với tiền gửi bằng ngoại tệ.
Năm 2010 tiền gửi tại NHNN của TienPhong bank là hơn 412 tỷ đồng trong đó đều đảm bảo
khoản dự trữ bắt buộc là đúng theo luật định đối với VND và ngoại tệ.
b. Phân tích dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán.
Theo quy định 297/1999/QD – NHNN 5 của thống đốc NHNN quy định: “Kết thúc ngày
làm việc tổ chức tín dụng phải duy trì cho ngày làm việc tiếp theo tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tài
sản có có thể thanh toán ngay với tài sản nợ phải thanh toán ngay”.