Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín - chi nhánh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (849.58 KB, 35 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN




BÁO CÁO THỰC TẬP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN SÀI GÒN THƢƠNG TÍN (SACOMBANK)
– CHI NHÁNH ĐỒNG NAI


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Khiêm Hòa
SVTT: Dƣơng Văn Long
Lớp: ĐH25HT01
MSSV: 030225090021


Tp.HCM, 03-2013

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt khoảng thời gian học tập tại Trƣờng Đại học Ngân Hàng Thành Phố
Hồ Chí Minh, đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ, tận tình chỉ bảo và giảng dạy của Quý Thầy
Cô, Gia Đình và Bạn Bè, đã giúp em tiếp thu đƣợc một nguồn kiến thức quý báu.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến Quý Thầy Cô Trƣờng Đại học
Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Quý Thầy Cô trong Khoa Công Nghệ
Thông Tin lời cảm ơn chân thành nhất.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Th.S. Nguyễn Thị Khiêm Hòa – ngƣời đã
tận tâm giúp đỡ, hƣớng dẫn em trong suốt thời gian qua để em có thể hoàn thành tốt bài


báo cáo này.
Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn đến Quý ban lãnh đạo cùng các anh, chị
nhân viên Phòng Hỗ trợ Kinh doanh tại Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phẩn (TMCP) Sài
Gòn Thƣơng Tín – Chi nhánh Đồng Nai đã tạo điều kiện và hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo
em trong thời gian thực tập tại ngân hàng.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn đến Quý Thầy Cô, Quý Ban Lãnh Đạo
và Quý Anh Chị cùng những ngƣời đã quan tâm, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua
để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập của mình.
Xin chân thành cảm ơn!



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN






















Tp.HCM, ngày… tháng… năm …….

NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP





















Tp.HCM, ngày… tháng… năm …….


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nƣớc ta đang ngày càng phát triển và hội nhập
với nền kinh tế thế giới, các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng nói riêng sẽ có
đƣợc nhiều cơ hội để phát triển và mở rộng quy mô sản xuất – kinh doanh của mình.
Do đó, các ngân hàng đang ngày càng nỗ lực để không ngừng phát triển, cả về chất
lƣợng lẫn số lƣợng.Tuy nhiên, nền kinh tế thị trƣờng không chỉ mang đến cho các ngân
hàng ở nƣớc ta những cơ hội phát triển to lớn, mà còn mang lại những thách thức và
khó khăn không kém, đòi hỏi các ngân hàng phải hết sức tỉnh táo nhằm giải quyết và
thoát ra khỏi những khó khăn này. Bên cạnh việc phải nỗ lực cạnh tranh trên một thị
trƣờng khách hàng khó tính với nhiều đối thủ lớn, các ngân hàng còn phải đối mặt với
những khó khăn từ chính hoạt động bên trong của ngân hàng.
Công tác tín dụng từ lâu đã trở thành một trong những hoạt động quan trọng tạo
ra lợi nhuận cho ngân hàng. Ngƣợc lại, ngân hàng cũng dồn phần lớn nguồn vốn của
mình vào hoạt động này. Lợi nhuận càng cao thì rủi ro cũng càng nhiều. Tín dụng có
thể mang lại những lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng, nhƣng ngƣợc lại tín dụng cũng
mang lại cho ngân hàng những rủi ro nhất định. Nếu không kiểm soát và thực hiện tốt
công tác quản trị rủi ro tín dụng này, ngân hàng sẽ phải đối mặt với những nguy cơ hết
sức to lớn, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự tồn tại và phát triển lâu dài của ngân hàng.
Đề tài “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thƣơng Tín – Chi nhánh Đồng Nai” tập trung phân tích thực trạng hoạt động tín dụng
và công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, qua đó đƣa ra những đánh giá và
một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – Chi nhánh Đồng Nai.
Do khả năng nghiên cứu và kiến thức bản thân còn hạn chế, nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót trong bài báo cáo này. Kính mong thầy cô trƣờng Đại Học Ngân
Hàng TP.HCM, Thạc sĩ Nguyễn Thị Khiêm Hòa – Giảng viên trƣờng Đại Học Ngân
Hàng TP.HCM cùng các anh chị tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – Chi
nhánh Đồng Nai đóng góp những ý kiến quý báu để giúp em hoàn thành tốt hơn bài
báo cáo này.
MỤC LỤC


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN –
CHI NHÁNH ĐỒNG NAI 1
1.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín 1
1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – Chi nhánh Đồng Nai . 1
1.2.1. Giới thiệu chung về lịch sử hình thành và phát triển 1
1.2.2. Cơ chế hoạt động và bộ máy tổ chức 2
1.2.2.1. Lĩnh vực hoạt động 2
1.2.2.2. Các phòng giao dịch trực thuộc 3
1.2.2.3. Cơ cấu tổ chức 4
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI 5
2.1. Tình hình hoạt động của Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai 5
2.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh 5
2.1.2. Tình hình huy động vốn: 7
2.1.3. Tình hình cho vay: 11
2.1.4. Tình hình dƣ nợ tín dụng: 13
2.2. Chất lƣợng tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi
nhánh Đồng Nai: 15
2.2.1. Chất lƣợng tín dụng 15
2.2.1.1. Nợ quá hạn: 16
2.2.1.2. Nợ xấu: 17
2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng: 17
2.2.2.1. Nhận diện rủi ro: 17
2.2.2.2. Đo lƣờng rủi ro: 18
2.2.2.3. Chính sách tín dụng: 18
2.2.2.4. Quy trình cấp tín dụng: 19


2.3. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh Đồng

Nai: 20
2.3.1. Những điểm tích cực: 20
2.3.2. Những thách thức và hạn chế: 21
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN – CHI NHÁNH ĐỒNG
NAI 23
3.1. Nâng cao chất lƣợng tín dụng: 23
3.2. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quy trình tín dụng: 24
3.3. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tín dụng: 25
3.4. Nâng cao hiệu quả thu thập, sử dụng thông tin hỗ trợ hoạt động tín dụng: 26

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
A. DANH MỤC BẢNG:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động của Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai 2010 – 2012
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế tại Sacombank – Chi nhánh
Đồng Nai (2010 – 2012)
Bảng 2.3: Tình hình cho vay của Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai (2010 – 2012)
Bảng 2.4: Tình hình dƣ nợ tín dụng của Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai (2010 –
2012)
Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn tại Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai (2010 – 2012)
Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu của Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai (2010 – 2012)
B. DANH MỤC BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 2.1: Tình hình lợi nhuận của Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai (2010 – 2012)
Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn của Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai (2010 –
2012)
Biểu đồ 2.3: Tình hình cho vay của Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai (2010 – 2012)
C. DANH MỤC SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai
Sơ đồ 2.1: Quy trình cấp tín dụng của Sacombank


Trang 1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG
TÍN – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI
1.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín có tên giao dịch quốc tế là Sai Gon
Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank, gọi tắt là Sacombank, đƣợc thành lập và
chính thức đi vào hoạt động từ ngày 21/12/1991, trên cơ sở chuyển thể Ngân hàng phát
triển kinh tế Gò Vấp (nay là chi nhánh Gò Vấp) và sáp nhập 3 hợp tác xã tín dụng Tân
Bình (nay là chi nhánh Tân Bình) – Thành Công (nay là chi nhánh Hƣng Đạo) – Lữ
Gia (nay là chi nhánh Sài Gòn).
Qua hơn 20 năm hoạt động, mặc dù gặp nhiều khó khăn ngay từ xuất phát điểm
ban đầu và cả trong quá trình hoạt động, Sacombank vẫn không ngừng lớn mạnh và
phát triển. Tính đến hết năm 2011, vốn điều lệ của Sacombank đạt 10.740 tỷ đồng,
hoàn thành 100% kế hoạch và tăng 17% so với năm 2010 (9.179 tỷ đồng). Với những
nỗ lực và đóng góp tích cực cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính – ngân
hàng của Việt Nam nói riêng, Sacombank đã nhận đƣợc nhiều giải thƣởng và bằng
khen cao quý trong nƣớc và quốc tế, nhận đƣợc sự tin tƣởng và đánh giá tích cực từ
phía khách hàng và các đối tác.
1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – Chi nhánh Đồng
Nai
1.2.1. Giới thiệu chung về lịch sử hình thành và phát triển
Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai đƣợc thành lập theo Quyết định số
16/2003/QĐ-HĐQT ngày 07/01/2003 của Hội đồng Quản trị Sacombank. Sacombank
chi nhánh Đồng Nai chính thức triển khai hoạt động vào ngày 04/04/2003. Tính đến
cuối năm 2011, quy mô hoạt động của Sacombank tại Đồng Nai gồm 1 chi nhánh tại số
220, Khu phố 3, Đƣờng 30-4, Phƣờng Thanh Bình, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng
Trang 2

Nai, và 9 phòng giao dịch. Trụ sở chi nhánh đƣợc xây dựng 9 tầng và đƣợc trang bị cơ

sở vật chất hiện đại nhằm phục vụ cho quá trình làm việc.
Sacombank Chi nhánh Đồng Nai đã không ngừng phát triển các sản phẩm
truyền thống nhƣ tiền gửi, thanh toán, cho vay, chuyển tiền… cùng với đội ngũ cán bộ
nhân viên trẻ trung năng động với phong cách phục vụ chuyên nghiệp đã tạo đƣợc uy
tín trong cộng đồng khách hàng (doanh nghiệp và cá nhân) trên địa bàn tỉnh.
Phƣơng châm hoạt động của Sacombank là “Nhanh chóng – Nhiệt tình – An
toàn – Hiệu quả”, cùng với mong muốn sẽ luôn đem những tiện ích ngân hàng tốt nhất
đến tận tay khách hàng nên Sacombank đã không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm,
dịch vụ, đồng thời triển khai mạnh mẽ chiến lƣợc mở rộng mạng lƣới hoạt động của
ngân hàng đến mọi miền đất nƣớc.
1.2.2. Cơ chế hoạt động và bộ máy tổ chức
1.2.2.1. Lĩnh vực hoạt động
Sacombank Chi nhánh Đồng Nai là Chi nhánh cấp 1 nên lĩnh vực hoạt động chủ
yếu bao gồm:
- Huy động nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dƣới hình thức tiền gửi
có kỳ hạn, không kỳ hạn và chứng chỉ tiền gửi.
- Tiếp nhận nguồn vốn đầu tƣ và phát triển của các tổ chức trong nƣớc, vay
vốn của các tổ chức tín dụng khác.
- Hoạt động cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn.
- Chiết khấu thƣơng phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá.
- Góp vốn và liên doanh theo pháp luật.
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế.
- Hoạt động thanh toán của ngân hàng.
- Huy động nguồn vốn từ nƣớc ngoài.
Trang 3

- Các dịch vụ khác nhƣ nạp tiền Easytopup, thanh toán hóa đơn điện thoại,
điện, nƣớc…, fax chứng từ theo yêu cầu của khách hàng, dịch vụ kiều hối chuyển tiền
nhanh MoneyGram từ nhiều quốc gia trên thế giới cho khách hàng trong nƣớc.

1.2.2.2. Các phòng giao dịch trực thuộc
- Phòng Giao dịch Long Khánh, số 908B Hùng Vƣơng, Thị xã Long
Khánh.
- Phòng Giao dịch Hố Nai, số 367/8 Xa Lộ Hà Nội, Khu phố 5B, Phƣờng
Tân Biên, Thành phố Biên Hòa.
- Phòng Giao dịch Biên Hòa, số 141/5 Quốc lộ 15, Phƣờng Tam Hiệp,
Thành phố Biên Hòa.
- Phòng Giao dịch Trảng Bom, số 82/3 Ấp Thanh Hóa, Xã Hố Nai 3,
Huyện Trảng Bom.
- Phòng Giao dịch Gia Kiệm, số 112/4 Ấp Tân Yên, Xã Gia Tân, Huyện
Thống Nhất.
- Phòng Giao dịch Long Bình Tân, số C2/9 Khu phố 1, Phƣờng Long Bình
Tân.
- Phòng Giao dịch Đông Hòa, Quốc lộ 1A, Ấp An Bình, Xã Trung Hòa,
Huyện Trảng Bom.
- Phòng Giao dịch Long Thành, Tổ Khi Văn Hải, Quốc lộ 51, Thị trấn
Long Thành, Huyện Long Thành.
- Phòng Giao dịch Phƣơng Lâm, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai.
Trang 4

1.2.2.3. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai

















(Nguồn: Phòng Kế Toán Hành Chánh Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai)
Giám Đốc Chi Nhánh
Phó Giám Đốc Chi Nhánh
Phòng
Doanh
Nghiệp
Phòng
Cá Nhân
Phòng
Hỗ Trợ
KinhDoanh
Phòng
Kế Toán
Hành Chánh
Phòng
Giao Dịch
Bộ Phận
Kinh Doanh
Ngoại Hối
Bộ Phận Tín
Dụng Doanh
Nghiệp

Bộ Phận
Tƣ Vấn
Bộ Phận
Tín Dụng
Cá Nhân
Bộ Phận
Quản Lý
Tín Dụng
Bộ Phận
Thanh Toán
Quốc Tế
Bộ Phận Xử
Lý Giao Dịch
Và Quỹ
Bộ Phận
Kế Toán
Bộ Phận
Hành Chánh
Trang 5

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN – CHI NHÁNH ĐỒNG
NAI
2.1. Tình hình hoạt động của Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai
2.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động của Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai 2010 –
2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010

2011
2012
2011/2010
2012/2011
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Doanh thu
360.580
407.529
448.282
46.949
13,02%
40.753
10%
Chi phí
256.060
291.529
325.900
35.469
13,85%
34.371
11,79%
Lợi nhuận
104.520
116.000
122.382

11.480
10,98%
6.382
5,5%

(Nguồn: Phòng Hỗ trợ kinh doanh Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai từ năm 2010-2012 ngày càng phát triển.
Năm 2010, doanh thu của ngân hàng đạt 360.580 triệu đồng. Trong khi đó,
doanh thu của năm 2011 là 407.529 triệu đồng, tăng thêm 46.949 triệu đồng so với
năm 2010, tƣơng ứng với tỷ lệ 13,02%. Tuy nhiên, chi phí trong năm 2011 là 291.529
triệu đồng, đã tăng thêm 35.469 triệu đồng so với mức chi phí năm 2010 là 256.060
triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ 13,85%, lớn hơn tỷ lệ tăng trƣởng của doanh thu. Do đó,
Trang 6

lợi nhuận năm 2011 chỉ tăng 10,98% so với năm 2010, với mức tăng 11.480 triệu đồng,
đạt 116.000 triệu đồng.
Năm 2012, doanh thu hoạt động của ngân hàng đạt 448.282 triệu đồng, tăng
40.753 triệu đồng so với năm 2011, tƣơng ứng với tỷ lệ 10%. Trong khi đó, chi phí
hoạt động năm 2012 là 325.900 triệu đồng, đã tăng 11,79% so với năm 2011, với mức
tăng là 34.371 triệu đồng. Do tỷ lệ tăng của chi phí hoạt động năm 2012 tăng nhanh
hơn do với tỷ lệ tăng của doanh thu, đã khiến cho lợi nhuận năm 2012 chỉ tăng 5,5% so
với năm 2011, đạt 122.382 triệu đồng với mức tăng 6.382 triệu đồng so với năm 2011.
Trong bối cảnh thị trƣờng tài chính – tiền tệ trong nƣớc và quốc tế trong thời
gian qua có những biến động tiêu cực đã ảnh hƣởng xấu đến tình hình hoạt động của
các tổ chức tài chính nói chung và các ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, với những nỗ
lực không biết mệt mỏi và quyết tâm cao của đội ngũ nhân viên và các cấp lãnh đạo,
Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai đã vững vàng đƣơng đầu với những khó khăn,
thách thức này và đã đạt đƣợc những kết quả khá khả quan, cho ra những sản phẩm,
dịch vụ mới, nâng cao chất lƣợng các dịch vụ sẵn có và đặc biệt là nâng cao uy tín,

hình ảnh thƣơng hiệu của ngân hàng trong tâm trí khách hàng. Nhờ đó, Sacombank –
Chi nhánh Đồng Nai đã đạt đƣợc những thành công nhất định, những tín hiệu hoạt
động tích cực và ổn định.

Trang 7

Biểu đồ 2.1: Tình hình lợi nhuận của Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai (2010 –
2012)

Qua biểu đồ, ta thấy lợi nhuận của Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai tăng dần
qua các năm. Nếu nhƣ năm 2010, lợi nhuận chỉ đạt 104.520 triệu đồng, thì năm 2011,
con số này đã tăng lên thành 116.000 triệu đồng, và đến năm 2012, lợi nhuận tiếp tục
tăng lên 122.382 triệu đồng. Mặc dù chi phí hoạt động của ngân hàng tăng dần qua các
năm, nhƣng nhờ vào mức tăng trƣởng nhanh hơn của doanh thu, giúp cho ngân hàng
đảm bảo đƣợc mức tăng về lợi nhuận. Đây là một trong những thành tích quan trọng
nhất mà ngân hàng cần phát huy hơn nữa trong những năm tới, đặc biệt trong bối cảnh
nền kinh tế thị trƣờng đang gặp phải những khó khăn nhất định. Nếu Sacombank – Chi
nhánh Đồng Nai tiếp tục phát huy đƣợc những thế mạnh của mình để đảm bảo lợi
nhuận của ngân hàng ngày càng tăng, chứng tỏ rằng, Sacombank – Chi nhánh Đồng
Nai đã trở thành một điểm đến lý tƣởng, một đối tác uy tín, quan trọng của các cá nhân,
doanh nghiệp và các tổ chức khác.
2.1.2. Tình hình huy động vốn:
Hoạt động chính của Sacombank là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo
các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn
ủy thác đầu tƣ; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nƣớc; cho vay ngắn,
95,000
100,000
105,000
110,000
115,000

120,000
125,000
2010
2011
2012
104,520
116,000
122,382
Lợi nhuận
Đơn vị tính:
Triệu đồng
Trang 8

trung và dài hạn; chiết khấu thƣơng phiếu; công trái và các giấy tờ có giá; đầu tƣ vào
các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ,
vàng bạc; thanh toán quốc tế; đầu tƣ chứng khoán; cung cấp các dịch vụ về đầu tƣ, các
dịch vụ về quản lý nợ và khai thác tài sản; và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.
Bảng dƣới đây cho ta thấy sự biến động trong cơ cấu của nguồn vốn huy động
qua các năm 2010 – 2012:
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế tại Sacombank – Chi
nhánh Đồng Nai (2010 – 2012):
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2011/2010
2012/2011
Giá trị
Tỷ

trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Tổ chức
kinh tế
286.915
343.826
378.380
56.911
19,84%
34.554
10,05%
Tiền
gửi tiết
kiệm
dân cƣ
2.640.702
2.724.174
2.792.277
83.472
3,16%
68.103
2,5%
Tổng
vốn huy
động
2.927.617
3.068.000
3.170.657

140.383
4,80%
102.657
3,35%

(Nguồn: Phòng Hỗ trợ kinh doanh Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai)

Trang 9

Qua bảng số liệu, ta thấy nguồn vốn huy động của Sacombank tăng dần qua các
năm. Cụ thể:
Tổng nguồn vốn huy động năm 2010 đạt 2.927.617 triệu đồng, năm 2011 tăng
thêm 140.383 triệu đồng, tƣơng ứng với 4,80% và đạt mức 3.068.000 triệu đồng. Trong
đó:
- Nguồn vốn huy động từ tiền gửi doanh nghiệp (các tổ chức kinh tế) tăng
từ 286.915 triệu đồng lên mức 343.826 triệu đồng, tăng thêm 56.911 triệu đồng, tƣơng
ứng với tỷ lệ tăng 19,84%.
- Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm cá nhân tăng từ 2.640.702 triệu
đồng lên mức 2.724.174 triệu đồng, tăng thêm 83.472 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ
tăng 3,16%.
Tổng nguồn vốn huy động năm 2012 đạt 3.170.657 triệu đồng, tăng thêm
102.657 triệu đồng so với năm 2011, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 3,35%. Trong đó:
- Nguồn vốn huy động từ tiền gửi doanh nghiệp (các tổ chức kinh tế) năm
2012 đạt 378.380 triệu đồng, tăng thêm 34.554 triệu đồng so với năm 2011, tƣơng ứng
với tỷ lệ tăng 10,05%.
- Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm cá nhân tăng năm 2012 đạt
2.792.277 triệu đồng, tăng thêm 68.103 triệu đồng so với năm 2011, tƣơng ứng với tỷ
lệ tăng 2,5%.

Trang 10


Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn của Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai
(2010 – 2012)

Qua biểu đồ, ta thấy tình hình huy động vốn của Sacombank – Chi nhánh Đồng
Nai tăng trƣởng khá ổn định. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng thì
nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm dân cƣ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều
so với nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế. Năm 2010, nguồn vốn huy động từ
tiền gửi tiết kiệm dân cƣ đạt 2.640.702 triệu đồng trên tổng số2.927.617 triệu đồng vốn
huy động, chiếm tỷ trọng 90,2%. Năm 2011, con số này tăng lên thành 2.724.174 triệu
đồng trên tổng số vốn huy động là 3.068.000 triệu đồng, tỷ trọng giảm xuống còn
88,8%. Năm 2012, nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm dân cƣ tăng lên mức
2.792.277 triệu đồng trên tổng số vốn huy động là 3.170.657 triệu đồng, tỷ trọng giảm
xuống còn 88,1%. Mặc dù nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm dân cƣ tăng liên
tục qua 3 năm 2010 – 2012, nhƣng tỷ trọng trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động theo
thành phần kinh tế lại giảm xuống, ngƣợc lại, tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ các
tổ chức kinh tế lại tăng lên. Tuy nhiên, nhìn chung tình hình huy động vốn của
0
500,000
1,000,000
1,500,000
2,000,000
2,500,000
3,000,000
3,500,000
2010
2011
2012
286,915
343,826

378,380
2,640,702
2,724,174
2,792,277
Triệu đồng
Tình hình huy động vốn
Tiền gửi tiết kiệm cá nhân
Tổ chức kinh tế
Trang 11

Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai tăng trƣởng khá ổn định trong bối cảnh nền kinh tế
nƣớc ta gặp nhiều khó khăn, thử thách và phải gánh chịu hậu quả từ các cuộc khủng
hoảng kinh tế trong thời gian qua. Điều này chứng tỏ Sacombank – Chi nhánh Đồng
Nai đang ngày càng khẳng định vị trí của mình so với các đối thủ cạnh tranh trên địa
bàn tỉnh, tạo đƣợc vị thế và uy tín nhất định đối với khách hàng.
2.1.3. Tình hình cho vay:
Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai cung cấp nhiều loại hình cho vay khác nhau,
trong đó đặc biệt là cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiểu thƣơng và
cho vay khách hàng cá nhân nhằm phục vụ cho các mục đích sản xuất, kinh doanh;
phục vụ đời sống; xây dựng và sửa chữa nhà cửa; du học nƣớc ngoài; mua sắm ô tô và
bất động sản… Hai loại hình cho vay chính quan trọng nhất của ngân hàng là cho vay
ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn.
Bảng 2.3: Tình hình cho vay của Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai (2010 –
2012):
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2011/2010
2012/2011

Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Cho vay
ngắn hạn
1.293.352
1.376.767
1.448.358
83.415
6,45%
71.591
5,2%
Cho vay
trung và
dài hạn
781.487
768.936
777.394
(12.551)
(1.61%)
8.458
1,1%
Tổng
doanh số
cho vay
2.074.839
2.145.703

2.225.752
70.864
3,42%
80.049
3,73%

(Nguồn: Phòng Hỗ trợ kinh doanh Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai)
Trang 12

Biểu đồ 2.3: Tình hình cho vay của Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai (2010 –
2012)

Qua bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy tổng doanh số cho vay của Sacombank –
Chi nhánh Đồng Nai tăng dần qua các năm từ 2010 – 2012. Cụ thể:
Tổng doanh số cho vay năm 2010 đạt 2.074.839 triệu đồng, đến năm 2011 con
số này tăng lên mức 2.145.703 triệu đồng, tăng 70.864 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ
3,42%. Trong đó:
- Cho vay ngắn hạn tăng thêm 83.415 triệu đồng, từ 1.293.352 triệu đồng
lên mức 1.376.767 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ 6,45%.
- Cho vay trung và dài hạn năm 2010 đạt 781.487 triệu đồng thì năm 2011
đã giảm 12.551 triệu đồng xuống mức 768.936 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ giảm
1,61%.
Tổng doanh số cho vay năm 2012 đạt 2.225.752 triệu đồng, tăng thêm 80.049
triệu đồng so với năm 2011, tƣơng ứng với tỷ lệ 3,73%. Trong đó:
0
200,000
400,000
600,000
800,000
1,000,000

1,200,000
1,400,000
1,600,000
2010
2011
2012
1,293,352
1,376,767
1,448,358
781,487
768,936
777,394
Triệu đồng
Tình hình cho vay
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung và dài hạn
Trang 13

- Cho vay ngắn hạn đạt mức 1.448.358 triệu đồng, tăng thêm 71.591 triệu
đồng so với năm 2011, tƣơng ứng với tỷ lệ 5,2%.
- Cho vay trung và dài hạn đạt mức 777.394 triệu đồng, tăng thêm 8.458
triệu đồng so với năm 2011, tƣơng ứng với tỷ lệ 1,1%.
Nhìn chung, doanh số cho vay ngắn hạn cao hơn so với mức cho vay trung và
dài hạn. Năm 2011, doanh số cho vay dài hạn có giảm đôi chút trong khi doanh số cho
vay ngắn hạn vẫn giữ đƣợc mức tăng nhanh, chứng tỏ rằng ngân hàng đã tập trung hơn
vào loại hình cho vay ngắn hạn, vốn từ lâu đã là loại hình cho vay chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng doanh số cho vay của Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai. Tuy nhiên, đến
năm 2012 cả doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay trung và dài hạn đều tăng
lên. Trong thời gian này, Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai đã nỗ lực đối phó và khắc
phục đƣợc những khó khăn gặp phải từ thị trƣờng cạnh tranh và những cuộc khủng

hoảng tài chính, qua đó đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh đó,
Sacombank đã tăng lãi suất cho vay ƣu đãi đối với các doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh
xuất nhập khẩu nguyên vật liệu và thiết bị đầu vào để phục vụ quá trình mở rộng sản
xuất kinh doanh. Với mục tiêu và định hƣớng kinh doanh hƣớng đến khách hàng,
Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai đã không ngừng cải thiện, nâng cao chất lƣợng dịch
vụ nhằm đẩy nhanh tốc độ cho vay, qua đó giúp quy trình cho vay của ngân hàng đƣợc
cải thiện, nâng cao mức tăng trƣởng doanh số cho vay của ngân hàng.
2.1.4. Tình hình dƣ nợ tín dụng:
Hoạt động trên một địa bàn đông dân cƣ đang phát triển mạnh về kinh tế - xã
hội, với nhiều tổ chức kinh tế đang hoạt động, chính vì thế để có thể hoạt động hiệu
quả và phát triển bền vững thì Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai cần phải chú trọng
đến nguồn vốn huy động và cả việc sử dụng vốn, nhằm đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu
của khách hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ thế, trong thời gian qua
Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai đã đạt đƣợc những thành tích đáng khen ngợi trong
hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Trang 14

Bảng 2.4: Tình hình dƣ nợ tín dụng của Sacombank – Chi nhánh Đồng
Nai (2010 – 2012):
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2011/2010
2012/2011
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị

Tỷ
trọng
Doanh
nghiệp
964.599
987.910
998.425
23.311
2,4%
10.515
1,1%
Cá nhân
698.521
797.090
882.346
98.569
14,1%
85.256
10,7%
Tổng dƣ
nợ
1.663.120
1.785.000
1.880.771
121.880
7,3%
95.771
5,4%

(Nguồn: Phòng Hỗ trợ kinh doanh Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy:
Năm 2010, tổng dƣ nợ tín dụng là 1.663.120 triệu đồng. Trong đó:
- Dƣ nợ tín dụng khách hàng doanh nghiệp đạt 964.599 triệu đồng, chiếm
58% tổng dƣ nợ tín dụng.
- Dƣ nợ tín dụng khách hàng cá nhân đạt 698.521 triệu đồng, chiếm 42%
tổng dƣ nợ tín dụng.
Năm 2011, tổng dƣ nợ tín dụng tăng 121.880 triệu đồng so với năm 2010, đạt
mức 1.785.000 triệu đồng, tƣơng ứng với mức tăng 7,3%. Trong đó:
- Dƣ nợ tín dụng khách hàng doanh nghiệp tăng thêm 23.311 triệu đồng, đạt
mức 987.910 triệu đồng, tƣơng ứng với mức tăng 2,4% và chiếm 55,35% tổng dƣ nợ
tín dụng.
Trang 15

- Dƣ nợ tín dụng khách hàng cá nhân tăng thêm 98.569 triệu đồng, đạt mức
797.090 triệu đồng, tƣơng ứng với mức tăng 14,1% và chiếm 44,65% tổng dƣ nợ tín
dụng.
Năm 2012, tổng dƣ nợ tín dụng tăng 95.771 triệu đồng so với năm 2011, đạt
mức 1.880.771 triệu đồng, tƣơng ứng với mức tăng 5,4%. Trong đó:
- Dƣ nợ tín dụng khách hàng doanh nghiệp tăng thêm 10.515 triệu đồng, đạt
mức 998.425 triệu đồng, tƣơng ứng với mức tăng 1,1% và chiếm 53,09% tổng dƣ nợ
tín dụng.
- Dƣ nợ tín dụng khách hàng cá nhân tăng thêm 85.256 triệu đồng, đạt mức
882.346 triệu đồng, tƣơng ứng với mức tăng 10,7% và chiếm 46,91% tổng dƣ nợ tín
dụng.
Dƣ nợ tín dụng là chỉ tiêu quan trọng nhất và là bộ mặt của hoạt động tín dụng
của ngân hàng. Nhìn chung, hai mảng tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân tăng
trƣởng khá ổn định, đặc biệt dƣ nợ tín dụng khách hàng cá nhân đang có đƣợc những
bƣớc tăng trƣởng mạnh và đột phá. Dƣ nợ tín dụng khách hàng doanh nghiệp vẫn
chiếm tỷ trọng lớn hơn so với dƣ nợ tín dụng khách hàng cá nhân trong tổng số dƣ nợ
tín dụng, trong đó đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣợc Sacombank –

Chi nhánh Đồng Nai chú trọng một cách đặc biệt. Có thể nói, Sacombank – Chi nhánh
Đồng Nai đã thành công trong việc tìm kiếm những khách hàng mới bằng những chiến
lƣợc và biện pháp cụ thể, có tính hiệu quả cao, để đạt đƣợc sự tăng trƣởng bền vững và
ổn định trong thời gian qua.
2.2. Chất lƣợng tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank –
Chi nhánh Đồng Nai:
2.2.1. Chất lƣợng tín dụng
Chất lƣợng tín dụng luôn là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng đối với bất cứ một
ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn
tín dụng. Trong đó, việc xác định sớm các khoản nợ quá hạn và nợ xấu để sớm đề ra
Trang 16

các giải pháp phòng ngừa rủi ro và giải quyết luôn là một quá trình phức tạp và không
hề dễ dàng.
2.2.1.1. Nợ quá hạn:
Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn tại Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai (2010 –
2012)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
Tổng dƣ nợ
1.663.120
1.785.000
1.880.771
Nợ quá hạn
10.574
15.341
15.403

Nợ quá hạn từ 10 đến 180 ngày
63,48
3240,3
3073,55
Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày
583,63
4.414,67
3.957,63
Nợ quá hạn trên 360 ngày
9.926,89
7.686,03
8.371,82
Tỷ lệ (Nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ)
0,64%
0,86%
0,82%

(Nguồn: PhòngHỗ trợ kinh doanh Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai)
Qua bảng số liệu, ta thấy nợ quá hạn tăng nhanh trong gian đoạn 2010 – 2011,
nhƣng đến năm 2012, mức tăng của nợ quá hạn đã giảm xuống đáng kể. Năm 2010, nợ
quá hạn là 10.574 triệu đồng, chiếm tỷ lệ trong tổng dƣ nợ là 0,64% thì đến năm 2011,
con số này đã tăng đáng kể lên mức 15.341 triệu đồng, chiếm tỷ lệ trong tổng dƣ nợ là
0,86%. Những con số này cho thấy trong năm 2011, công tác tín dụng và quản trị rủi ro
tín dụng đang tồn tại nhiều vấn đề bất cập, chất lƣợng tín dụng giảm. Một phần nguyên
nhân xuất phát từ nền kinh tế chậm phát triển, lạm phát tăng nhanh, buộc Ngân Hàng
Nhà Nƣớc phải tăng lãi suất cơ bản. Điều này đã kéo theo sự gia tăng lãi suất cho vay
của các Ngân Hàng Thƣơng Mại. Vì vậy mà những doanh nghiệp có tỷ lệ đòn cân nợ
lớn và năng lực tài chính yếu sẽ phải gánh chịu hậu quả là mất hoặc giảm khả năng
thanh toán nợ cho ngân hàng. Đến năm 2012, nợ quá hạn đạt mức 15.403 triệu đồng,
Trang 17


tức chỉ tăng thêm 62 triệu đồng so với năm 2011, chiếm tỷ lệ trong tổng dƣ nợ là
0,82%, tức giảm 0,04% so với tỷ lệ này năm 2011. Điều này chứng tỏ trong năm 2012,
Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai đã có những biện pháp kịp thời và hiệu quả nhằm
cải thiện và nâng cao chất lƣợng tín dụng cùng công tác tín dụng và quản trị rủi ro tín
dụng của ngân hàng.
2.2.1.2. Nợ xấu:
Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu của Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai (2010 –
2012)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
Nợ xấu
10.534,08
12.258,38
12.498,5
Tổng dƣ nợ
1.663.120
1.785.000
1.880.771
Nợ xấu/Tổng dƣ nợ
0,63%
0,69%
0,66%

(Nguồn: Phòng Hỗ trợ kinh doanh Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của Sacombank – Chi
nhánh Đồng Nai khá ổn định qua các năm 2010 – 2012. Năm 2010, nợ xấu chiếm tỷ lệ

là 0,63% tổng dƣ nợ. Đến năm 2011, tỷ lệ này tăng lên thành 0,69%. Nguyên nhân của
sự gia tăng này cũng giống nhƣ những yếu tố đã phân tích ở phần nợ quá hạn phía trên.
Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ đã giảm xuống đôi chút, còn 0,66%, càng cho
thấy rõ hơn chất lƣợng tín dụng của ngân hàng đã đƣợc cải thiện đáng kể.
2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng:
2.2.2.1. Nhận diện rủi ro:
Các tác nhân kinh tế nhƣ lãi suất, tốc độ tăng trƣởng kinh tế hay nền kinh tế thị
trƣờng biến động, giá cổ phiếu niêm yết và phát hành có thể gây ra rủi ro trong hoạt
động tín dụng của ngân hàng.

×