Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước việt nam từ năm 2010 đến năm 2012 và đầu năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 37 trang )

Tiểu luận nghiệp vụ thị trường mở
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
BỘ MÔN NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG


c&d

ĐỀ TÀI
NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY
Lớp: Thứ 5 ca 1
Giảng đường: H310A
Page 2
Tiểu luận nghiệp vụ thị trường mở
Giảng viên: Th.s Nguyễn Tường Vân.
Page 3
Tiểu luận nghiệp vụ thị trường mở
LỜI NÓI ĐẦU
Phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, thực hiện các nghị quyết của chính phủ, trong
khoảng thời gian gần 6 năm qua, từ năm 2007 đến khoảng đầu năm 2013, Ngân hàng nhà
nước đã có những biện pháp khá linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ từ “ thắt chặt”
cho đến nới lỏng trong khoảng thời gian năm 2007 – 2008 nhằm giảm thiểu tác động của
cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Sau đó chính sách tiền tệ lại được chuyển sang thắt
chặt nhằm kiềm chế lạm phát, từ tháng 11/2010 đến nay chính sách tiền tệ chặt chẽ và linh
hoạt để ưu tiên kiềm chế lạm phát , ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức
phù hợp thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô.
Để thực hiện các mục tiêu trên NHNN đã có hàng loạt các biện pháp quyết liệt đúng
đắn để kiềm chế lạm phát, tái cơ cấn nền kinh tế, bảo đảm phúc lợi, an sinh xã hội… Tăng
trưởng kinh tế cả nước có tín hiệu khả quan. Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm
trong nước (GDP) năm 2012 (theo giá so sánh 1994) ước tính tăng 5,03% so với năm 2011,


trong đó quý I tăng 4,64%; quý II tăng 4,80%; quý III tăng 5,05%; quý IV tăng 5,44%. Khu
vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục tăng trưởng khá ổn định. 6 tháng đầu năm 2012,
xuất khẩu ước đạt 53,1 tỷ USD, tăng 22,2% so cùng kỳ. Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI)
liên tục giảm trong 6 tháng đầu năm 2012, CPI tháng 12 năm 2012 tăng 0,27% so với
tháng 11 và tăng 6,81% so với tháng 12/2011. CPI bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với
bình quân năm 2011. Sang năm 2013, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2013 ước
tính tăng 4,89% so với cùng kỳ năm 2012, cao hơn mức tăng 4,75% của quý I/2012. Chỉ số
giá tiêu dùng tháng 3/2013 giảm 0,19% so với tháng trước và đây là tháng Ba có chỉ số giá
giảm kể từ sau năm 2009.
1
Nhìn chung mức tăng trưởng năm 2012 tuy thấp hơn mức tăng
5,89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung
thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy
là hợp lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua từng quý, khẳng định tính kịp thời, đúng đắn
và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp thực hiện của Trung ương Đảng, Quốc hội và
Chính phủ .Trong đó đặc biệt là nghiệp vụ thị trường mở đã được sử dụng khá có hiệu
Page 4
Tiểu luận nghiệp vụ thị trường mở
quả để đảm bảo các mục tiêu thực hiện chính sách trực tiếp là lãi suất, thanh khoản cho các
tổ chức tín dụng và cho nền kinh tế.
Sau một thời gian dài chuẩn bị về hàng lang pháp lý, trang thiết bị, nhân lực, …
nghiệp vụ thị trường mở đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức khai trương
vào ngày 12/7/2000. Trải qua hơn 12 năm hoạt động, nghiệp vụ thị trường mở đã được
thực hiện an toàn, góp phần quan trọng vào việc điều tiết và kiểm soát lượng tiền cung ứng
của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, cũng như các công cụ chính sách tiền tệ khác của
Ngân hàng nhà nước, nghiệp vụ thị trường mở đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Số
lượng các tổ chức tín dụng tham gia ít, doanh số giao dịch nhỏ, hàng hoá giao dịch chưa
nhiều, các quy định về quy trình, xử lý thông tin còn chưa hoàn thiện. Vì vậy, nhu cầu đổi
mới và hoàn thiện công cụ nghiệp vụ thị trưởng mở là hết sức cấp bách và cần thiết. Do
vậy, chúng em đã lựa chọn đề tài “Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam” để làm đề tài nghiên cứu của mình, đặc biệt là việc chúng em sẽ tập trung phân tích
những vấn đề liên quan tới thực trạng hoạt động nghiệp vụ TTM của NHNN trong những
năm gần đây, qua đó có thể đánh giá những kết quả đạt được cũng như một số hạn chế còn
tồn tại của NV TTM và đề xuất 1 số ý kiến giải quyết.
Tuy nhiên, do hiểu biết còn hạn chế nên trong quá trình làm bài không thể tránh khỏi
những sai sót, chúng em rất mong nhận được những lời đóng góp quý giá của cô để các bài
tiểu luậu sau của chúng em được tốt hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Page 5
Tiểu luận nghiệp vụ thị trường mở
PHỤ LỤC
I. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NHNN
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
1. Thực trạng hoạt động NV TTM hiện nay.
Luôn thể hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, Từ năm
2008, NHNN đã bơm ròng 100.685 tỷ đồng, trong năm 2009 cũng bơm ròng tới 122.830
tỷ đồng; năm 2010 bơm ròng 294.304 tỷ đồng
Doanh số giao dich trên nghiệp vụ thị trưởng mở liên tục tăng, năm sau cao hơn năm
trước theo cả 2 chiều mua và bán. Năm 2008 tổng doanh số trúng thầu là 1.036.066 tỷ đồng,
đến cuối năm 2010 tổng doanh số trúng thầu là 2.108.715 tỷ đồng. trong các hình thức giao
dịch thị trường mở thì hình thức NHNN mua các GTCG- “bơm” tiền ra là chủ yếu, có thời
điểm là 100% trong tổng doanh số trúng thầu như 6 tháng đầu năm 2009 và năm 2010. Khối
lượng giao dịch trong từng phiên cũng ngày càng tăng từ bình quân 2.577 tỷ đồng/phiên
năm 2008 lên 3.240 tỷ đồng/phiên năm 2010 và 9.544 tỷ đồng/phiên năm 2011. Trong năm
2008, trước những biến động bất thường của thị trường, nhằm đáp ứng khả năng thanh toán
cho các tổ chức tín dụng, doanh số giao dịch có phiên là 10.000-15.000 tỷ đổng/phiên, sang
năm 2010 gần đến thời điểm cuối năm doanh số giao dịch có phiên là 20.000 tỷ đồng.
Những tháng đầu năm 2011 có phiên giao dịch lên đến 25.000 tỷ đổng, và đầu năm 2012 có
phiên lên tới 30.000 tỷ đồng.
Lãi suất thị trường cũng có nhiều biến động: nếu năm 2008 mua có kỳ hạn 7 ngày lãi

suất bình quân là 12,82%/năm, 14 ngày là 13,12/năm, thì năm 2009 đã giảm xuống tương
ứng là 7,23%/năm và 7,51%/năm, năm 2010 tương ứng là 8,35%/năm và 7,69%/năm, trong
năm 2011, lãi suất tín phiếu kỳ hạn 7 ngày lại tăng lên (14%). Điều này cho thấy năm 2008
Page 6
Tiểu luận nghiệp vụ thị trường mở
và năm 2011 có lạm phát cao, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt dẫn đến tính
thanh khoản của các ngân hàng thương mại gặp khó khăn đặc biệt là các ngân hàng
thương mại cổ phẩn quy mô nhỏ. Trước tình thế đó, NHNN đã sử dụng linh hoạt thị trường
mở kết hợp với cho vay tái cấp vốn để hỗ trợ thanh khoản cho các Ngân hàng thương mại
có khó khăn về thanh khoản.
a. NĂM 2010
Năm 2010, NHNN đã tăng lượng tiền cung ứng thông qua việc điều hành linh hoạt
nghiệp vụ thị trường mở, giúp các NHTM gia tăng lượng vốn khả dụng thông qua việc điều
hành thị trường mở 1 cách linh hoạt, trong đó chủ yếu theo hướng là chào mua GTCG với
kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày. Trong 6 tháng đầu năm 2010, lãi suất qua kênh này cũng được
giảm đáng kể, từ 7,8%/năm kỳ hạn 7 ngày xuống còn 7,5% - 7%/năm và tương đối ổn
định. Lãi suất kỳ hạn 28 ngày giảm xuống ở mức 8%/năm. Hoạt động thị trường mở được
duy trì 2 phiên/ngày với khối lượng trúng thầu liên tục trong khoảng 5000 – 8000 tỷ VND.
Trạng thái vốn ròng được thị trường xác định cho thấy NHNN thực hiện bơm tiền vào nền
kinh tế thông qua NHTM.
- Đầu năm 2010, khối lượng trúng thầu trong khoảng 2 tuần trở lại phổ biến với khối
dưới 1000 tỷ VND – đây là mức tương đối thấp, một số phiên khác đạt 4000 – 6000 tỷ
VND với lượng vốn do NHNN hỗ trợ qua OMO từ 12000 – 15000 tỷ VND; nghiệp vụ thị
trường mở được tăng 2 phiên/ngày.
- Trong tháng 3 trở đi phổ biến là khối lượng thấp dưới 1000 tỷ đồng, một số phiên đạt
4000 – 6000 tỷ VND, trung bình 10005 tỷ VND/2 phiên. Ngày 3/3/2010, kết quả đấu thầu
lên tới 10005 tỷ đồng/2 phiên/ngày. Ngày 4/3/2010, khối lượng trúng thầu giảm mạnh chỉ
còn 3200 tỷ VND; ngày 10/3 là 2983 tỷ VND; đặc biệt trong các ngày 11, 12 và 15/3 lượng
tiền chỉ còn tương ứng 796,454 và 742 tỷ VND, cá biệt đột biến lên tới 12000 tỷ VND
trong phiên thứ 93 ngày 22/3.

Page 7
Tiểu luận nghiệp vụ thị trường mở
- Cuối tuần đầu tháng 4, NHNN đã tăng thêm phiên giao dịch buổi chiều trên thị
trường mở thay vì chỉ có một phiên buổi sáng. Trong đó phiên giao dịch buổi sáng cho kỳ
hạn 28 ngày và phiên giao dịch buổi chiều cho kỳ hạn 7 ngày. Đồng thời, NHNN bơm
8200 tỷ đồng kỳ hạn 4 tuần với lãi suất 8% và 2500 tỷ đồng kỳ hạn 7 ngày với mức lãi suất
7,5%.
Nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước tiếp tục được bơm ròng qua thị trường mở
(OMO) và có định hướng tiếp tục tăng cường
Lượng vốn bơm qua OMO (đơn vị: tỷ đồng, mốc xác định theo ngày kết thúc tuần

Theo theo cập nhật từ một số công ty chứng khoán uy tín, Ngân hàng Nhà nướcvẫn
duy trì trạng thái bơm ròng vốn qua OMO trong suốt 3 tháng qua.
Cụ thể, trong bản tin cập nhật tới nhà đầu tư đầu tuần này, một công ty chứng khoán
cho biết: “Việc nới lỏng tiền tệ trong thời gian gần đây được thấy rõ hơnqua việc Ngân
hàng Nhà nước đang bơm tiền vào hệ thống ngân hàng thông qua OMO.Mức bơm ròng
trong tháng 5 là 19 nghìn tỷ, tháng 6 là 9 nghìn tỷ và 3 tuần đầutháng 7 là xấp xỉ 10 nghìn
tỷ”. Trong khi đó, bản tin hỗ trợ nhà đầu tư của một công ty chứng khoán khác lại cho biết
chi tiết hơn diễn biến lượng tiền bơm qua thị trường này.
Page 8
Tiểu luận nghiệp vụ thị trường mở
Theo nguồn tin trên, trong tuần kết thúc vào ngày 28/5, lượng vốn bơm qua OMO là-
7.275 tỷ đồng; tượng tự các tuần kết thúc vào các ngày 4/6 là 5.783 tỷ đồng,ngày 11/6 là
113 tỷ đồng, ngày 18/6 là -1.556 tỷ đồng, ngày 25/6 là 5.142 tỷđồng, ngày 2/7 là 1.554 tỷ
đồng, ngày 9/7 là 1.849 tỷ đồng, ngày 16/7 là -278 tỷđồng và tuần kết thúc vào ngày 23/7
là 5.597 tỷ đồng
Lãi suất hình thành qua những phiên đấu thầu này ổn định ở 8%/năm, bằng với lãi suất tái
cấp vốn hiện hành, tập trung chủ yếu ở kì hạn 14 ngày. Trong những thời điểm căng thẳng
về vón khả dụng, lãi suất hình thành qua đấu thầu có thể cao hơn lãi suất tái cấp vốn
Nhìn chung, trong 9 tháng đầu năm, NVTTM được điều hành nhằm hỗ trợ vốn thanh toán

VND, ổn định thị trường tiền tệ và hỗ trợ các TCTD giảm mặt bằng lãi suất huy động vốn:
Thực hiện chào mua GTCG với kỳ hạn 7, 14 , 28 ngày; lãi suất được điều chỉnh giảm( ls
kỳ hạn 7 ngày giảm từ 7,8%/ năm xuống 7,5%/năm và xuống 7%/ năm, ls kỳ hạn 14 ngày
từ 8%/năm xuống 7,5%/năm, 28 ngày là 8%/năm). Khối lượng chào mua bình quân
khoảng 5400 tỷ đồng/ phiên, khối lượng trúng thầu bình quân khoảng 3200 tỷ đồng/ phiên.
Sau khi liên tục bơm ròng, qua những dữ liệu từ các tổ chức trên, Ngân hàng
Nhà nước định hướng sẽ vẫn tiếp tục tăng cường hoạt động thị trường này, tăng cường
nguồn vốn hỗ trợ và xem đó là một trong những giải pháp để tiếp tục thực hiện chủ
trương hạ dần lãi suất và thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới.
Ba tháng cuối năm trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, tín dụng và tổng thanh
toán vượt mục tiêu, nghiệp vụ thị trường mở được điều hành chặt chẽ hơn nhưng đảm bảo
ổn định thị trường tiền tệ thông qua việc giảm dần kỳ hạn chào mua từ dài nhất là 28 ngày
xuống chỉ thực hiện chào mua vs kỳ hạn 7 ngày từ ngày 10/11/2010; lãi suất chào mua kỳ
Page 9
Tiểu luận nghiệp vụ thị trường mở
hạn 7 ngày tăng từ 7%-8,75%-9%-10%/năm; khối lượng chào mua bình quân khoảng 7160
tỷ đồng/phiên, khối lượng trúng thầu bình quân khoảng 6970 tỷ đồng/ phiên.
Cùng với việc điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, NVTTM đã góp phần
ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo an toàn thanh toán cho hệ thống TCTD; lãi suất thị
trường liên ngân hàng có xu hướng xoay quanh lãi suất NVTTM.
Từ tháng 10 đến tháng 11, việc cập nhật kết quả đấu thầu trên thị trường mở theo
nguồn công bố chính thống của Ngân hàng Nhà nước ở trạng thái “đóng băng”. Kết quả
của phiên đấu thầu gần nhất dừng lại ở ngày 26/11/2010, phiên thứ 441 với 11 thành viên
dự thầu, mua giấy tờ có giá kỳ hạn 7 ngày, khối lượng trúng thầu 2.148 tỷ đồng và lãi suất
trúng thầu là 8,75%/năm.
Trạng thái “đóng băng” đó và kết quả gần nhất nói trên không phản ánh đúng tình hình
hoạt động của thị trường trong khoảng một tháng trở lại đây. Đặc biệt là lãi suất chào mua
đã có một bước tăng mạnh.
Thông tin cập nhật từ một kênh khác của Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất chào
mua nghiệp vụ thị trường mở kỳ hạn 7 ngày đã lên 10%/năm, tăng mạnh so với mức

8,75%/năm theo kết quả đấu thầu được cập nhật cuối tháng 11 vừa qua.
Đó cũng là sự gia tăng đáng chú ý khi lãi suất này ở kỳ hạn 7 ngày thời điểm đầu năm
chỉ ở mức 7%/năm, rồi lên 8%/năm và qua lần tăng đồng loạt các lãi suất chủ chốt của
Ngân hàng Nhà nước (từ ngày 5/11/2010) lên 8,75%/năm, hiện đã lên 10%/năm.
Kết luận:
Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán giấy tờ có giá giữa Ngân hàng
Nhànước với các tổ chức tín dụng, trong đó Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là ngườiđiều
hành hoạt động thị trường. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, Ngânhàng Nhà
nước tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng,từ đó điều tiết
lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường. Cùng với các biện pháp
tiền tệ như tăng khối lượng cho vay tái cấp vốn, hỗ trợ thanh khoản trực tiếp cho các
NHTM quy mô nhỏ, giữ ổn định lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết
Page 10
Tiểu luận nghiệp vụ thị trường mở
khấu việc NHNN mua vào giấy tờ có giá với lãi suất thấp hơn đã góp phần không nhỏ ổn
định thị trường tiền tệ - tín dụng. Đồng thời là việc tiến hành kiểm soát việc cạnh tranh
không lành mạnh, giữ ổn định lòng tin về đồng tiền nhằm giúp giảm lãi suất trong năm
2010 và đồng thời gián tiếp làm cho thanh khoản của các NH tốt hơn.
Năm 2010, nghiệp vụ thị trường mở đc điều hành linh hoạt, bám sát cung cầu vốn
trên thị trường, góp phần ổn định lãi suất thị trường. Hàng ngày, NHNN thực hiện giao
dịch chào mua GTCG với kỳ hạn ngắn chủ yếu để hộ trợ thanh toán VND cho các
TCTD, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, đồng thời hỗ trợ các TCTD giảm mặt bằng
lãi suất huy động vốn theo chỉ đạo của chính phủ và kiểm soát tiền tệ chặt chẽ trong
những tháng cuối năm 2010 trước áp lực lạm phát tăng cao trở lại.
b. NĂM 2011:
Tình hình hoạt động thị trường mở 6 tháng đầu năm 2011
Theo số liệu thống kê về hoạt động thị trường mở thông qua mua bán giấy tờ có giá
năm 2011, nếu như quý I NHNN đã thực hiện bơm ròng thì đến quý II NHNN lại tiến hành
hút ròng với một lượng rất lớn. Cụ thể, quý I NHNN đã bơm ròng ra 7373 tỷ đồng, trong
đó lượng bơm ra là 1302218 tỷ đồng và hút vào 1294845 tỷ đồng. Quý II, NHNN có thực

hiện hút ròng lên tới 62875 tỷ đồng, tuy nhiên cả lượng bơm vào và hút ra đều giảm so với
quý I. Đặc biệt lượng bơm ra quý II là 997489 tỷ đồng, giảm 304729 tỷ đồng so với quý I,
tương đương 23,4%. Tình hình cụ thể ở bảng số liệu dưới đây:
Thời gian Cung ứng Hút vào Cung ứng ròng
Quý I 1302218 1294845 7373
Quý II 997489 1060364 -62875
Ta cũng có tình hình hoạt động thị trường mở cụ thể 6 tháng đầu năm 2011 như sau:
Page 11
Tiểu luận nghiệp vụ thị trường mở
Tháng Cung ứng Hút về Cung ứng ròng
1 495,827 443,677 52150
2 314,488 345,778 -31290
3 466,903 485,390 -18487
4 524,931 493,176 31755
5 353,650 391,472 -37822
6 141,908 194,447 -52539
Tổng 2297707 2353940 -56233
Nhìn vào bảng trên ta thấy, chỉ tháng 1 và tháng 4 là NHNN thực hiện bơm ròng, 4
tháng còn lại NHNN đều hút ròng đặc biệt là 2 tháng 5 và 6. Tháng 1, NHNN đã bơm ra
495827 tỷ đồng đồng thời hút vào 443,667 tỷ đồng, mức bơm ròng tưng ứng là 52150 tỷ
đồng.
Thời gian Cung ứng Hút vào Cung ứng ròng
3/1-7/1 100557 98154 2403
10/1-14/1 112,252 100,960 11,292
17/1-21/1 132,311 112,252 20,059
24/1-28/1 150,707 132,311 18,396
Nếu như tuần đầu tiên trong năm, NHNN chỉ thực hiện bơm ròng nhẹ( 2403 tỷ đồng)
với mục đích chính là tập trung duy trì thanh khoản của hệ thống ngân hàng ở trạng thái tốt
nhất có thể thì 3 tuần sau đó, NHNN tiếp tục bơm ròng nhưng với lượng tăng đột biến.
Tuần từ 17/1 đến 21/1 NHNN đã bơm ròng lên đến 20059 tỷ đồng và tuần từ 24/1-28/1

NHNN đã bơm ròng ra 18396 tỷ đồng. Lý do chính khiến NHNN bơm ròng lớn trong thời
gian này là xuất phát từ nhu cầu thanh toán và chi trả lương thưởng của các DN. Đây là
điều hết sức bình thường trong việc điều hành OMO của NHNN: sẵn sàng bơm ra một
lượng tiền lớn khi nhu cầu thanh toán gia tăng. Ngay sau dịp Tết, NHNN đã nhanh chóng
hút ròng về. Điều này thể hiện ở mức cung ứng ròng trong 2 tháng 2 và 3. Đặc biệt, tháng
Page 12
Tiểu luận nghiệp vụ thị trường mở
2, NHNN đã hút ròng về 31290 tỷ đồng. Khi thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã được
đảm bảo thì việc hút tiền về là cần thiết vì ưu tiên hàng đầu của Chính phủ thời điểm này
vẫn là chống lạm phát. Kể từ đầu năm đến cuối T3 NHNN mới chỉ bơm mới ra thị trường
chưa đến 500 tỷ. Động thái này của NHNN(với mục tiêu tăng trưởng tổng phương tiện
thanh toán chỉ 15-16% năm 2011) nhằm thực hiện CSTT thắt chặt, góp phần vào mục tiêu
chung của Chính Phủ là kiềm chế lạm phát.
Ngay sau khi đẩy một lượng tiền lớn qua OMO (NHNN đã bơm ròng 34402 tỷ đồng từ
ngày 18/4 đến ngày 22/4), NHNN đã có liên tiếp 9 tuần hút ròng trên thị trường mở. Việc
bơm ròng lớn như vậy có thể là do yếu tố kỹ thuật vì thời gian đó, lạm phát còn rất cao và
chưa có dấu hiệu dừng lại( lạm phát tháng 3/2011 tăng 2,17%, tháng 4/2011 tăng
3,32%_mức tăng theo tháng cao nhất trong 2 năm trở lại đây). Vì thế, việc hút ròng ở
những tuần đầu với lượng lớn cho thấy động thái thu về nhanh chóng lượng tiền đã bơm ra
trước đó( vì mục tiêu cao nhất của NHNN vẫn là kiểm soát cung tiền để phòng chống lạm
phát).
Page 13
Tiểu luận nghiệp vụ thị trường mở
Qua biểu đồ ta thấy, lượng tiền bơm ra và hút vào giảm liên tục trong 9 tuần này, tuy
nhiên mức cung ứng ròng có sự chênh lệch đáng kể. Xong việc hút ròng liên tục như này
kèm với tình hình cụ thể đã cho thấy một số điểm tích cực như sau:
• NHNN liên tục hút ròng nhưng không ảnh hưởng quá nhiều tới thanh khoản của hệ
thống NH khi lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ổn định ở mức khá thấp. Trong 2
tháng đó, lãi suất liên ngân hàng giảm dần và ổn định( tính đến cuối T6 lãi suất qua đêm là
11,8-12%, kỳ hạn 1 tuần là 12,5-13%, kỳ hạn 2 tuần là 13,5%).

• NHNN rất cẩn trọng trong việc điều hành cung tiền( khi bơm tiền đồng ra để mua
ngoại tệ và tái cấp vốn cho các NH thì NHNN đã ngay lập túc hút lượng tiền dư thừa qua
kênh OMO). Từ tuần 25/4-29/4 đến tuần 13/6-17/6, NHNN đã hút ròng 94138 tỷ đồng.
Con số này xấp xỉ với lượng tiền NHNN đã bơm ra để tái cấp vốn cho một số ngân
hàng( khoảng 70000 tỷ đồng) cũng như mua vào 1 tỷ USD để cải thiện dự trữ ngoại
hối( 21000 tỷ đồng).
Diễn biến lãi suất cho vay trên thị trường mở 6 tháng đầu năm như sau:
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, 6 tháng đầu năm 2011, NHNN liên tục tăng mức lãi suất cho
vay trên thị trường mở, mức tăng đều đặn từ ngày 10/1 đến 17/5. Tình đến cuối T6, mức lãi
suất cho vay này là 15%. Mức lãi suất này cao hơn mức lãi suất đấu thầu TPCP đã giúp
Page 14
Tiểu luận nghiệp vụ thị trường mở
hạn chế được tình trạng đầu cơ lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, từng bước đưa hoạt
động của thị trường này trở nên ổn định hơn.
(Số liệu thống kê từ Bản tin trái phiếu hàng tuần của công ty Chứng khoán Bảo Việt)
Tình hình hoạt động thị trường mở 6 tháng cuối năm 2011
Trong 6 tháng cuối năm, NHTW tiếp tục bơm, hút tiền vào lưu thông, nhưng lượng
tiền cung ra vẫn lớn hơn lượng tiền hút về. Cụ thể, trong quý III, lượng tiền cung ứng ròng
đạt 18945 tỷ đồng, và dến quý IV, con số này đã tăng lên 28628 tỷ đồng. số liệu cụ thể
được tóm tắt trong bảng dưới đây:
Thời gian Cung ứng Hút vào Cung ứng ròng
Quý III 138981 120036 18945
Quý IV 357855 329227 28628
Trong tuần đầu tiên của tháng 7, NHTW bơm ròng trở lại sau một thời gian hút ròng.
Tuy nhiên, khối lượng bơm ròng vẫn còn hết sức hạn chế, chỉ đạt gần 1.000 tỷ đồng. Khối
lượng giao dịch hàng ngày qua kênh OMO duy trì ở mức rất thấp, trung bình chỉ khoảng
3.000 tỷ đồng/ngày. Việc thị trường lãi suất liên ngân hàng ổn định trong một thời gian dài
cùng với tình trạng thanh khoản của các ngân hàng được cải thiện đã khiến cho các giao
dịch qua thị trường OMO không còn được sôi động như trước. Điều này chỉ có thể thay đổi
khi NHNN điều chỉnh lãi suất cho vay qua OMO xuống mức thấp hơn tương đối so với lãi

suất liên ngân hàng, khi đó các NHTM sẽ cân nhắc hơn trong việc vay qua thị trường
OMO.
Page 15
Tiểu luận nghiệp vụ thị trường mở
NHNN giảm lãi suất cho vay qua OMO xuống 14%. Như vậy, sau một thời gian dài
liên tục tăng và duy trì ở mức cao, đây là lần đầu tiên NHNN giảm lãi suất cho vay qua
OMO nhằm thu hẹp khoảng cách với lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng.
Trong những ngày cuối tháng 7, hoạt động của OMO trầm lắng hơn. Trong tuần thứ 3
của tháng 7, NHNN hút ròng 2.000 tỷ đồng. Tổng khối lượng vốn NHNN bơm ra chỉ đạt
Page 16
Tiểu luận nghiệp vụ thị trường mở
5.000 tỷ đồng trong khi khối lượng hút về là 7.000 tỷ đồng.
Lãi suất liên ngân hàng tiếp tục trạng thái đi ngang. Trong khi lãi suất ở kỳ hạn qua
đêm có chút dao động nhẹ từ 12- 12,3% thì lãi suất ở kỳ hạn 1 tuần và 2 tuần hầu như
không có bất kỳ biến động nào khi trụ vững ở mốc 13,5%.
Những tuần kế tiếp, NHTW lại bơm ròng ra thị trường với mức bơm ra bằng với mức
hút về nên lượng bơm ròng bằng 0. Cụ thể, trong trung tuần tháng 8, lượng bơm ra và hút
về hàng ngày đều là 1000 tỷ đồng. dường như thồi gian này, NHTW đang có ý định thu
hẹp hoạt động của OMO.
Page 17
Tiểu luận nghiệp vụ thị trường mở
Biểu đồ lãi suất OMO từ 2010-2012
Từ biểu đồ trên ta thấy, từ 04/7/2011 đến 6/1/2012, lãi suất OMO luôn ở mức là 14%.
So với 6 tháng đầu năm 2011, mức lãi suất này đã giảm gần hơn với mức lãi suất trên thị
trường liên ngân hàng.
Năm 2011 nền kinh tế có lạm phát cao, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt
chặt dẫn đến tình hình thanh khoản của các NHTM khó khăn, đặc biệt là các NHTM
cổ phần quy mô nhỏ. Trước diễn biến đó, NHNN sử dụng linh hoạt thị trường mở, kết
hợp với cho vay tái cấp vốn để hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM có khó khăn về thanh
Page 18

Tiểu luận nghiệp vụ thị trường mở
khoản. Như vậy, tất cả những sự điều chỉnh trên đều cho thấy quyết tâm kiềm chế lạm
phát mà hiện nay đang được Chính phủ đang ưu tiên hàng đầu.
c. NĂM 2012:
Theo số liệu thống kê về nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá năm 2012, NHNN đã bơm
ra thị trường 341704,96 tỷ đồng, trong khi hút vào 394001,365 tỷ đồng. Như vậy, cả năm
2012, NHNN đã hút ròng 52296,405 tỷ đồng. Số liệu cụ thể tổng hợp ở bảng số liệu dưới
đây:
Bảng số liệu diễn biến thị trường mở năm 2012
Quý Cung ứng Hút về Cung ứng ròng
I 203206 289036 -85830
II 18871 22376 -3505
III 61029.96 45889.365 15140.595
IV 58598 36700 21898
Tổng 341704.96 394001.365 -52296.405
Biểu đồ thể hiện diễn biến thị trường mở năm 2012
Dựa vào biểu đồ trên ta thấy, quý I hoạt động thị trường mở sôi nổi nhất cả năm 2012.
Từ quý II trở đi, thị trường hoạt động khá trầm lắng.
Ta cũng so sánh với quý I năm 2011, 2012 và quý I năm nay, có bảng số liệu sau:
Thời gian Cung ứng ròng (tỷ đồng)
Page 19
Tiểu luận nghiệp vụ thị trường mở
Quý 1 năm 2011 9373
Qúy 1 năm 2012 -89409
Quý 1 năm 2013 -101656.595
Cũng như những năm trước, để đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng dịp Tết Nguyên
đán, 4 tuần đầu năm NHNN đã liên tiếp bơm ròng khiến cho lượng cung ứng ra lớn. Cụ
thể, tuần từ 9/1/2012 NHNN bơm ra thị trường 81.257 tỷ đồng, tuần từ 16/1-20/1/2012
bơm ra thị trường hơn 78.800 tỷ đồng.
Trong khi đó, 4 tuần trước Tết Tân Mão 2011 NHNN bơm ra mỗi tuần hơn 100.000 tỷ,

đỉnh điểm tuần từ 17/1-21/1/2011 bơm ra thị trường 132.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên lượng tiền bơm ròng trong tháng 1/2012 lên tới 59.651 tỷ, gấp đôi so với
lượng bơm ròng tháng 1 năm 2011 (chỉ ở mức 30.705 tỷ đồng).
Bơm hút vốn trên OMO tháng 1/2012
Bơm hút vốn trên OMO tháng 1/2011
Page 20
Tiểu luận nghiệp vụ thị trường mở
Lý do là năm trước NHNN bơm vốn mạnh trong tuần nhưng cũng hút mạnh tương
ứng và chỉ sử dụng kỳ hạn 7 ngày. Năm nay NHNN đã linh hoạt sử dụng các kỳ hạn 7
ngày, 14 ngày và 21 ngày nên mặc dù lượng tiền bơm ra trong mỗi tuần giáp Tết chỉ ở mức
80.000 tỷ (thấp hơn cùng kỳ năm trước từ 20-40%/tuần) nhưng lượng hút vào thấp hơn
nhiều so với cùng kỳ năm trước.
Việc này để đáp ứng thanh khoản cho các NHTM mà không phải bơm cùng một lúc
một lượng vốn lớn ra thị trường.
Theo số liệu của NHNN, tuần từ 7/1-13/1/2012, lãi suất giao dịch bình quân trên thị
trường liên ngân hàng bằng VND tăng đối với các kỳ hạn từ 1 tuần đến 2 tháng, với các
mức tăng từ 0,44% đến 1,92%; kỳ hạn 9 tháng và 12 tháng lãi suất tăng mạnh, lần lượt tăng
6,80% và 3,56% so với tuần trước
1
. Sau tháng 1 bơm ra thị trường 1 lượng tiền rất lớn,
nhận thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng cải thiện so với trước Tết, NHNN tiến hành
hút ròng với lượng lớn nên đã làm cho khối hượng hút về lớn. Cụ thể 3 tháng liên tiếp “hút
ròng” với tổng lượng tiền hút về lên đến 187.572 tỷ đồng qua thị trường mở (tháng 2
NHNN đã hút về 110.909 tỷ đồng, tháng 3 hút 34.510 tỷ đồng và tháng 4 hút 42.153 tỷ
đồng).
Trong tháng 5 NHNN đã bơm ra thị trường tổng cộng 712 tỷ đồng. Cụ thể, đối với
nghiệp vụ “Reserve Repo”, tổng lượng tiền trúng thầu trong tháng 5 là 6.514 tỷ đồng, tổng
lượng tiền đáo hạn là 4.860 tỷ đồng, NHNN đã bơm ra thị trường 1.654 tỷ đồng; đối với
nghiệp vụ “Sell Outright”, tổng lượng tiền trúng thầu là 23.942 tỷ đồng, tổng lượng tiền
đáo hạn là 23.000 tỷ đồng, NHNN đã hút về 942 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ này. Như

vậy, “trạng thái ròng” trong tháng 5, NHNN “bơm” ra ngoài thị trường là 712 tỷ đồng.
Cũng trên thị trường này, hơn 156 tỷ là số tiền NHNN phải trả lãi cho 23.000 tỷ đồng tín
phiếu đáo hạn trong tháng 5.
1 Phương Mai- Baomoi.com
Page 21
Tiểu luận nghiệp vụ thị trường mở
Với quy mô, doanh số và tính linh hoạt trong hoạt động của thị trưởng mở như nói
trên, nên tính đến cuối tháng 6 năm 2012, nhìn chung thanh khoản của hệ thống ngân hàng
vẫn trong trạng thái ổn định và dồi dào. Thanh khoản của ngân hàng tốt là một cơ sở để
giảm lãi suất. Tuy vậy để giảm được lãi suất thì cần phải có tín hiệu rõ ràng của giảm lạm
phát.
Nếu như 2011, NHNN tiến hành bơm ròng 9373 tỷ đồng thì trong 2 năm trở lại đây,
NHNN lại thực hiện hút ròng và quy mô năm trước lớn hơn năm sau.
NHNN tiến hành phát hành trái phiếu để hút bớt lượng vốn dồi dào trong hệ thống.
Biểu đồ: Lượng tín phiếu phát hành năm 2012 các kỳ hạn (tỷ đồng)

Năm 2012, NHNN đã tiến hành hút về 172418 tỷ đồng thông qua phát hành tín phiếu
các kỳ hạn 28 ngày, 56 ngày, 91 ngày, 182 ngày. Trong đó, tín phiếu kỳ hạn 91 ngày được
bán ra nhiều nhất với giá trị 62414 tỷ đồng( chiếm 36,2%), 51224 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn
28 ngày( chiếm 29,7%), 30738 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 182 ngày(chiếm 17,8%) và 28042
tỷ đồng tín phiếu 56 ngày(chiếm 16,3%).
Tại thời điểm phát hành tín phiếu lần đầu tiên vào ngày 15/3/2012, lãi suất tín phiếu
các kỳ hạn 28, 91 và 182 ngày lần lượt là 11,5%, 12% và 12,5%/năm. Mức lãi suất này hấp
dẫn hơn rất nhiều so với thời điểm ngày 03/6 (lãi suất của các kỳ hạn này lần lượt là 3,8%,
5,7% và 7,45%/năm). Tổng lượng tín phiếu trúng thầu trong tháng 6 chỉ đạt 3.059 tỷ đồng,
giảm rất mạnh so với các tháng trước đó (khối lượng trúng thầu các tháng 3, 4 và 5 lần lượt
là 29.140 tỷ, 51.343 tỷ và 23.942 tỷ đồng). Thậm chí trong 2 tuần cuối tháng 6, Sở Giao
dịch NHNN không huy động thêm được tín phiếu do lãi suất không còn hấp dẫn đối với
nhà đầu tư. Trong khi đó, khối lượng tín phiếu đáo hạn trong tháng 6 là 14.198 tỷ đồng.
Trạng thái ròng từ nghiệp vụ “Bán kỳ hạn” là 11.139 tỷ đồng. Tính tới thời điểm ngày

Page 22
Tiểu luận nghiệp vụ thị trường mở
30/6, tổng khối lượng tín phiếu NHNN bán ra là 107.842 tỷ đồng và lượng tín phiếu đáo
hạn là 49.693 tỷ đồng.( theo số liệu ngân hàng nhà nước). Lãi suất tín phiếu giảm mạnh
trong thời gian qua là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc tín phiếu trở nên
kém hấp dẫn so với trái phiếu chính phủ (TPCP). Do đó lượng tiền hút về qua thị trường
mở đã giảm mạnh, dẫn đến lượng tin cung ứng ròng trong tháng 6 là dương.
Biểu đồ: Lãi suất trúng thầu tín phiếu năm 2012 (%)
Nhận xét: trong khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 2012 , lãi suất trúng thầu tín
phiếu ở các kỳ hạn tương đối ổn định. Từ giữa tháng 4 đến tháng 10/2012 lãi suất trúng
thầu tín phiếu có sự biến động mạnh (giảm mạnh) đặc biệt là tín phiếu kỳ hạn 28 ngày lãi
suất giảm từ 11,5% xuống còn 3,8%. Còn khoảng thời gian từ cuối tháng 10 cho đến hết
năm 2012, thì lãi suất tín phiếu các loại kỳ hạn là ít biến động và ở mức tương đối thấp.
Như vậy, tất cả những sự điều chỉnh đều cho thấy quyết tâm kiềm chế lạm phát
mà hiện nay đang được Chính phủ ưu tiên hàng đầu. Có thể nói trong năm 2012,
NHNN đã sử dụng linh hoạt, thận trọng, có hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ trong
đó có nghiêp vụ thị trưởng mở , phục vụ tốt mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của
mình.
d. NĂM 2013:
Biểu đồ: Tín phiếu phát hành đầu năm 2013 (tỷ đồng)
Nhận xét: chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm nay, NHNN đã tiến hành hút về 84672 tỷ
đồng thông qua phát hành tín phiếu (trong đó 38832 tỷ đồng tín phiều kỳ hạn 182 ngày
Page 23
Tiểu luận nghiệp vụ thị trường mở
chiếm 45,9%, 35010 tỷ tín phiếu kỳ hạn 91 ngày chiếm 41,3%, 1300 tỷ tín phiếu kỳ hạn
56ngày chiếm 1,5%, 9530 tỷ tín phiếu kỳ hạn 28 ngày chiếm 11,3%).

Diễn biến lãi suất tín phiếu phát hành quý I năm 2013 (%)
Diến biến lãi suất tín phiếu phát hành quý I năm 2013 nhìn chung ít biến động. Riêng
đầu tháng 3 lãi suất có sự giảm nhẹ sau đó lại tăng nhẹ vào giữa tháng 3 rồi ổn định về cuối

tháng đối với tất cả các tín phiếu kỳ hạn.
Diễn biến lãi suất cho vay của NHNN trên thị trường mở năm 2011-2013 (%)
Nhận xét:
+ Lãi suất cho vay trên thị trường mở của NHNN có sự biến động lớn từ năm 2011 đến
tháng 3 năm 2013. Cụ thể là trong năm 2011, NHNN liên tục tăng 5 lần từ mức 11% lên
15% vào ngày17/5 sau đó lại giảm xuống 14% vào ngày 4/7
+ Trong năm 2012, NHNN liên tục 7 lần giảm lãi suất cho vay trên TTM từ 13%
xuống 7%
+ 26/3/2013 NHNN đã giảm mức lãi suất này xuống chỉ còn 6,5%
=>NHNN đang lới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ các ngân hàng thương mại
trong thời gian tới và giúp các ngân hàng thương mại có thể tiếp cận vốn trên thị trường
mở khi cần thiết.
Như vậy, khi các tổ chức tín dụng thiếu hụt nghiêm trọng vốn khả dụng thì thị
trường mở thực sự là “phao” hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng này, đảm bảo khả năng
thanh toán cho các tổ chức tín dụng trong trường hợp thị trường có những biến động
đột xuất. Điều này đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ ngay tức thì, đáp ứng yêu cầu
vốn khả dụng của các thành viên tham gia thị trường mở.
Page 24
Tiểu luận nghiệp vụ thị trường mở
Trong 4 năm trở lại đây, NHNN chủ yếu thực hiện đấu thầu khối lượng với khối
lượng được công bố trước những phiên chào mua. Khối lượng giao dịch bình quân
trong từng phiên tăng dần trong các năm chứng tổ nghiệp vụ thị trường mở ngày càng
đóng vai trò quan trọng tác động đến tổng khối lượng tiền trong nền kinh tế(M2).
(Số liệu thống kê từ báo cáo trái phiếu hàng tuần của BVSC, Ngân hàng Nhà Nước,
Tổng cục thống kê và tổng hợp của nhóm)
2. Đánh giá tình hình hoạt động nghiệp vụ thị trường mở
a. Kết quả đạt được.
Trong giai đoạn 2011-2012, NHNN điều hành công cụ Nghiệp vụ Thị trường mở theo
Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ- NHNN
và Quyết định 27/2008/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung QĐ 01/2007/QĐ-NHNN. Theo quy

chế trên, Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán
giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng. Các loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông
qua nghiệp vụ thị trường mở hiện nay là:Tín phiếu NHNN, tín phiếu kho bạc, trái phiếu
Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu địa phương do UBND thành phố Hà nội, UBNN thành phố
Hồ Chí Minh phát hành.
Trong thời gian qua, nghiệp vụ thị trường mở phát triển nhanh, quy mô ngày càng
được mở rộng, góp phần giải quyết khó khăn về nguồn vốn thanh toán và kinh doanh cho
các TCTD, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến tổng lượng tiền
cung ứng (M2) trong nền kinh tế, theo mục tiêu của chính sách tiền tệ.
Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, NHNN tác động trực tiếp đến nguồn vốn
khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng tiền tệ cung ứng và tác động gián
tiếp đến lãi suất thị trường theo mục tiêu giảm lãi suất huy động và cho vay của TCTD, giải
quyết khó khăn cho doanh nghiệp.
Page 25

×