Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

bài 7 bệnh vách ngăn mũi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.88 KB, 5 trang )

Bài 7:
BỆNH CỦA VÁCH NGĂN MŨI
Một số bệnh ở vách ngăn thường là u máu, apxe loét hoặc pôlyp chảy máu
I. U máu.
U máu thường do chấn thương làm vỡ sụn
vách ngăn, một số ít do các bệnh nhiễm trùng
nặng như thương hàn. U nằm ở giữa sụn tứ giác
và niêm mạc.
U máu xuất hiện ngay sau khi bò chấn
thương và gồm có hai túi, mỗi bên vách ngăn
một túi. Vách ngăn bò phồng ở vùng tiền đình và
che lấp hố mũi. Niêm mạc màu đỏ sẫm, mềm,
có thể ấn lõm được. Mỗi khi ấn túi bên này thì
túi hên kia phình lên và bệnh nhân kêu đau.
Nếu chấn thương quá mạnh, bệnh nhân có thể
bò gãy xương mũi và chảy máu.
Nếu không điều trò, sau năm sáu ngày hoặc
vài tuần túi máu sẽ bò nhiễm trùng và biến thành
apxe vách ngăn.
Cách điều trò: rạch niêm mạc ở vách ngăn
mũi cho máu chảy ra rồi dùng bấc có thấm dầu
gômênol 3% nhét chặt vào hai hên mũi. Đến
hôm thứ sáu bắt đầu rút bấc ra. Lý do phải rút
muộn là để tránh u máu tái phát.
II. Apxe vách ngăn.
Phần lớn những loại apxe mũi là do u máu nhưng cũng có một số nhỏ do các
bệnh khác như thương hàn, sâu răng cửa. Trong giai đoạn đầu có hiện tượng mưng
mũ, trong giai đoạn sau sụn bò hoại tử.
Khám bệnh sẽ thấy hai túi mủ bít hai cửa
mũi trước như một u máu nhưng có kèm theo
triệu chứng viêm như đau nhức, sưng đầu mũi và


môi trên, da mũi đỏ, bệnh nhân bò sốt, nhức đầu
và ngạt mũi. Dùng bơm tiêm và kim to chọc vào
sẽ có mủ và máu.
Bệnh sẽ đưa đến hoại tử sụn tứ giác gây ra
sụp sống mũi (mũi hình ống nhòm). Biến chứng
đáng sợ là viêm tắc tónh mạch xoang hang nhưng
biến chứng này rất hiếm.
Trong chẩn đoán nên loại ra những bệnh:
- Nhọt ở tiền đình (sưng một bên).
- Erysipen (viêm quầng da đỏ có nồi gờ).
Cách điều trò: phải rạch thật rộng để dẫn lưu mũ, nếu rạch một bên không đủ
phải rạch hai bên. Sau đó dùng bấc thấm dầu gômênol nhét vào hai bên mũi, mỗi
ngày thay bấc một lần.
Nến sụn đã bò hoại tử thì phải nạo lấy sụn chết ra rồi nhét bấc như trên, đồng
thời phải tiêm pênixilin mỗi ngày 500.000 đơn vò cho đến khi hết mủ. Nếu
pênixilin it tác dụng với vi trùng thì có thể kèm thêm streptomyxin hoặc colistin,
mỗi ngày một gam.
III. Thủng vách ngăn.
Có nhiều loại thủng vách ngăn mũi do những nguyèn nhân khác nhau. Các
triệu chứng chung là chảy máu và xì ra vảy hoặc tiết nhờn. Riêng đối với những lỗ
thủng nhỏ có thể tạo ra tiếng kêu như tiếng còi mỗi khi bệnh nhân thở mạnh.
Thường lỗ thủng hay bò vảy che lấp, phải dùng que trâm thăm dò mới phát hiện
được.
1. Vách
ngăn có thể thủng do phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật xén vách
ngăn dưới niêm mạc của Killian. Chẩn đoán loại này tương đối dễ,
chỉ cần hỏi bệnh nhân là được.
2. Vách ngăn có thể thủng do giang mai. Vò trí của lỗ thủng
thường là ở xương lưỡi cày ( vomer) và có kèm theo hôi thối (xem
bài sau).

3. Vách mũi có thể thủng do lao. Bờ sần xùi, không đều, niêm
mạc chung quanh bò bong và nhợt. Vò trí của lỗ thủng thường là ở
vùng sụn tứ giác.
4. Vách mũi cũng có thể thủng do hít phải những chất độc hoà lẫn với không
khí như phốt pho, muối crômat. Đây là một bệnh do nghề nghiệp.
5. Lỗ thủng Hagiêc (HaJek) Đây là bệnh tích ở vùng sụn tứ giác, gây ra bởi rối
loạn dinh dưỡng của niêm mạc. Đầu tiên niêm mạc loét và chảy máu sau đó sụn bò
hoại tử rồi niêm mạc mặt bên kia cũng loét nốt. Lỗ thủng hình tròn hoặc hình trái
xoan, to bằng hạt lạc, bờ nhẵn có ít vảy, không hôi thối. Bệnh nhân không đau đớn
và cũng không khó chòu.
Cách điều trò:
Nếu lỗ thủng sinh ra vảy thì nên bôi pômat bôrikê 10% để làm rụng vảy.
Nếu lỗ thủng gây tiếng kêu khi thở mạnh thì dùng phẫu thuật vá lại hoặc cũng
có thể khoét rộng lỗ thủng cho hết tiếng kêu.
Phòng bệnh:
Bảo vệ mũi không tiếp xúc với chất độc, tránh đốt niêm mạc vách ngăn quá
sâu (trong chảy máu cam)…
IV. Polyp chảy máu của vách ngăn.
Đây là khối u nhỏ, rất hay chảy máu, mọc ở
phần trước và ở phía dưới của vách ngăn tại
vùng bớt Kitxenbăc.
U này thuộc về loại u xơ mạch máu. Khối u
to bằng đầu ngón tay út, dính liền vào vách
ngăn, hình dáng sần xùi, màu đỏ sẫm, che lấp
đầu cuốn dưới và đôi khi làm tắc mũi.
Nên làm sinh thiết để loại ra ung thư vách ngăn hoặc papilôm vách ngăn.
Papilloma mũi
Điều trò:
Bóc tách khối u và nền sụn của nó khỏi niêm mạc bên kia, xén khối u cùng
với nền sụn. Không làm thủng niêm mạc bên kia của vách ngăn.

V. U sụn.
U sụn của mũi xuất phát từ vách ngăn và dần chiếm cả hai hố mũi.
Bệnh bắt đầu bằng ngạt mũi, trước ngạt một bên, sau ngạt hai bên, bệnh nhân
không hề đau đớn và thể trạng vẫn tốt.
Soi mũi sẽ thấy môït khối u đều, nhẵn, cứng, to bằng đầu ngón tay, được che
phủ bằng một lớp niêm mạc bình thường, càng ngày u càng lớn và chiếm tiền đình
hai bên mũi, sau cùng u sẽ đẩy dồn cánh mũi và xương chính về phía ngoài làm
cho tháp mũi nở phình ra.
Cần phải làm sinh thiết để loại các u ác tính như : saccôm sụn, saccôm xơ…
Điều trò bệnh này phải dùng phẫu thuật cắt xén khối u và vách ngăn dưới niêm
mạc.
VI. Vẹo vách ngăn, gai vách ngăn, mào vách ngăn.
Vách ngăn gồm cốt cứng bằng xương và
sụn, hai bên vách được bao phủ bởi niêm
mạc mũi. Thành phần của cốt cứng gồm
mảnh đứng của xương sàng, xương lá mía
(vomer) và sụn tứ giác.
Bình thường vách ngăn phải bằng phẳng
nhưng trong thực tế ít khi được như vậy. Khi
thì toàn bộ vách ngăn bò lệch về một bên
theo dạng chữ C, hoặc lệch cả hai bên theo
dạng chữ S (vẹo cả vách ngăn). Khi thì dò
hình khu trú tại một điểm và nhô lên giống
như gai hoa hồng, đó là gai vách ngăn. Khi
thì dò hình thể hiện dưới dạng một nếp gấp
dài từ trước ra sau, đó là mào vách ngăn.
Loại dò hình này thường ở dọc theo bờ trên
của xương lá mía và đi chếch tư dưới lên
trên.
Triệu chứng:

Muốn thấy rõ dò hình cần phải chấm êphêdrin
vào mũi trườc khi soi và trong khi soi phải quan sát
hố mũi từ sàn đến nóc. Những dò hình ở thấp rất dễ
thấy: vách ngăn ngả hẳn về một bên (hay hai bên)
hoặc gai vách ngăn nhọn đâm vào cuốn mũi hoặc
mào vách ngăn làm tắc mũi. Trái lại những dò hình
ở cao rất khó nhìn thấy. Muốn phát hiện ra bệnh
phải dùng một que bông thấm côcain 3% vuốt dọc
theo vách ngăn lên đến khe khứu giác, nếu có dò
hình thì que bò nghẽn lại không lên trên được.
Phim chụp theo tư thế Blôngđô (Blondeau)
(cằm mũi - phim) sẽ giúp thấy được dò hình ở cao.
Nếu dò hình ở thấp (ngang tầm bờ dưới của
cuốn giữa) sẽ gây ra ngạt mũi, bệnh nhân không
thở được một bên mũi và tai bên đó nghe kém.
Nếu dò hình ở cao (từ ngách giữa trở lên) sẽ
gây ra nhức đầu.
Nhức đầu do vẹo vách ngăn có những
đặc điểm sau đây: nó xảy ra sau khi bò cảm
cúm và kéo dài, bệnh nhân đau sâu ở giứa
hai hố mắt, lan về phía sau đầu (vùng chẩm),
thường đau nửa bên đầu nhưng cũng có khi
đau cả hai bên., đau âm ỉ suốt ngày, tối đi ngủ thì quên đau, sáng thức dậy đau trở
lại. Nếu trời nóng hoặc lạnh nhiều hoặc tới chu kỳ kinh nguyệt thì cơn đau tăng
lên. Kèm theo đó bệnh nhân hay có cảm giác nóng, cảm giác kiến bò trong mũi và
hắt hơi.
Nhiều tài liệu cũ cho rằng lệch hình ở vách ngăn như là một nhân tố kích thích
gây ra hen hoặc viêm mũi.
Muốn biết nhức đầu có phải do vách
ngăn không cần làm nghiệm pháp sau đây:

Dùng que trâm đầu tù chọc nhẹ vào
vùng đối diện với chỗ vẹo vách ngăn; nếu
nhức đầu do vẹo vách ngăn, bệnh nhân sẽ
đau nửa bên mặt và nếu bôi côcain l0% vào
chỗ đau thì bệnh nhân sẽ thấy hết nhức đầu
và nhẹ nhõm người.
Trong khi chẩn đoán không được nhầm
vẹo vách ngăn với củ vách ngăn (tubercule
de la cloison). Củ vách ngăn là chỗ mà vách ngăn phình ra cả hai bên, ở phía trước
đầu cuốn giữa, đây là một chi tiết giải phẫu bình thường.
Điều trò:
Nếu bò vẹo vách ngăn, có mào vách ngăn mà không có triệu chứng chức năng
như ngạt mũi hay nhức đầu thì không cần điều trò.
Nếu có ngạt mũi hay nhức đầu thì nên phẫu thuật xén vách ngăn dưới niêm
mạc (phẫu thuật Killian hay còn gọi là phẫu thuật Hajek). Trong phẫu thuật này người
ta cắt bỏ xương và sụn vẹo rồi dựng vách ngăn lại cho thẳng.
Chỉnh hình vách ngăn qua nội soi.
Dũa vách ngăn qua nội soi trong trường hợp gai vách ngăn hoặc mào vách ngăn
(cơ sở nhỏ).
Dùng Shaver chỉnh hình vách ngăn qua nội soi ( cơ sở lớn)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×