Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn, mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chạch sông mastacembelus armatus(lacépède, 1800) từ giai đoạn 20/25g con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
o0o



VƯƠNG VĂN TUẤN


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN, MẬT ðỘ
ðẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ CHẠCH SÔNG
MASTACEMBELUS ARMATUS (Lacépède, 1800)
TỪ GIAI ðOẠN 20 -25 G/ CON


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP



Chuyên ngành : Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60 62 03 01
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Thúy Hà




HÀ NỘI – 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận vn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


i



LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa sử dụng ñể bảo vệ một
học vị nào.
Tôi cũng xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiên luận văn
này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược ghi rõ
nguồn gốc.

Tác giả



Vương Văn Tuấn














Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận vn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



ii

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu tới Tiến sỹ Trần Thị Thúy Hà,
người ñã ñịnh hướng và tận tình giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành ñến tập thể cán bộ phòng Di truyền -
Chọn giống, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1; các cán bộ Trung tâm
giống thủy sản cấp 1 Bắc Giang ñã giúp ñỡ tôi trong thời gian thực hiện ñề tài
tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu ðại học Nông nghiệp Hà Nội, Ban giám
ñốc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho
tôi hoàn thành khóa học này.
Lời cảm ơn chân thành xin gửi tới gia ñình, bạn bè và ñồng nghiệp,
những người ñã giúp ñỡ và ñộng viên tôi trong quá trình học tập cũng như
trong cuộc sống./

Hà nội, tháng 5 năm 2013
Tác giả



Vương Văn Tuấn







Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận vn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iii

MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục từ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
1 MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu của ñề tài 2
1.3 Nội dung nghiên cứu 2
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Một số ñặc ñiểm sinh học của cá Chạch sông 3
2.1.1 ðặc ñiểm hình thái, ñịnh loại 3
2.1.2 ðặc ñiểm sinh trưởng 4
2.1.3 ðặc ñiểm dinh dưỡng 5
2.1.4 ðặc ñiểm sinh sản 5
2.2 Các nghiên cứu sản xuất giống và nuôi cá Chạch sông ở Việt Nam 6
2.2.1 Nghiên cứu sản xuất giống 6
2.3 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu ñề tài 7
3 VẬT LIỆU VÀ PHÁP NGHIÊN CỨU 9
3.1 Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 9
3.2 Phương pháp nghiên cứu 9

3.2.1 Thí nghiệm về thức ăn 9
3.2.2 Thí nghiệm về mật ñộ nuôi 10
3.3 Phương pháp thu thập số liệu 12
3.3.1 Theo dõi về tốc ñộ tăng trưởng và tỷ lệ sống 12
3.3.2. Theo dõi một số chỉ tiêu về môi trường 12
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận vn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iv

3.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 13
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 14
4.1 Kết quả thí nghiệm về thức ăn 14
4.1.1 Biến ñộng một số yếu tố môi trường 14
4.1.2 Tốc ñộ tăng trưởng và tỷ lệ sống 14
4.2 Kết quả thí nghiệm mật ñộ nuôi 21
4.2.1 Biến ñộng một số yếu tố môi trường 21
4.2.2 Tốc ñộ tăng trưởng và tỷ lệ sống 21
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT 28
5.1 Kết luận 28
5.2 ðề xuất 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
PHỤ LỤC 31

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận vn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


L Chiều dài
Mð Mật ñộ
NXB Nhà xuất bản
TA Thức ăn
TB Trung bình
DLG Daily Length Gain
DWG Daily Weight Gain
FCR Hệ số thức ăn
TLS Tỷ lệ sống
W Khối lượng







Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận vn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang


Bảng 4.1. Nhiệt ñộ, ôxy, pH trong quá trình nuôi ở thí nghiệm thức ăn 14
Bảng 4.2. Khối lượng trung bình (g) của cá Chạch sông nuôi ở 3 công

thức thức ăn khác nhau (TB ± SE)
15
Bảng 4.3. Tăng trưởng khối lượng (g) trung bình theo ngày của cá Chạch
sông nuôi ở 3 công thức thức ăn khác nhau (TB ± SE)
16
Bảng 4.4. Tăng trưởng chiều dài (cm) trung bình của cá Chạch sông nuôi
ở 3 công thức thức ăn khác nhau (TB ± SE) 17
Bảng 4.5. Tăng trưởng chiều dài (cm) trung bình ngày DLG (TB ± SE)
của cá Chạch nuôi ở 3 công thức thức ăn khác nhau
19
Bảng 4.6. Bảng chi phí thức ăn tăng trọng ñược 1kg cá 20
Bảng 4.7. Nhiệt ñộ, ôxy, pH trong quá trình nuôi ở thí nghiệm mật ñộ 21
Bảng 4.8. Tăng trưởng khối lượng (g) trung bình của cá Chạch sông nuôi
ở 3 mật ñộ khác nhau (TB ± SE).
22
Bảng 4.9. Tăng trưởng khối lượng (g) theo ngày của cá Chạch sông nuôi
ở 3 mật ñộ khác nhau (TB ± SE)
23
Bảng 4.10. Tăng trưởng chiều dài (cm) trung bình của cá Chạch sông
nuôi ở 3 mật ñộ khác nhau (TB ± SE)
24
Bảng 4.11. Tăng trưởng chiều dài (cm) trung bình ngày DLG (TB±SE)
của cá Chạch sông nuôi ở 3 công thức mật ñộ
25

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận vn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


vii


DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang


Hình 2.1. Hình thái cá Chạch sông 4

Hình 3.1. Sơ ñồ thí nghiệm thức ăn nuôi cá Chạch sông 10

Hình 3.2. Sơ ñồ thí nghiệm mật ñộ nuôi cá Chạch sông 11

Hình 4.1. Tăng trưởng khối lượng trung bình của cá Chạch sông nuôi ở 3
công thức thức ăn khác nhau 16

Hình 4.2. Tăng trưởng chiều dài trung bình cá Chạch sông nuôi ở 3 thức
ăn khác nhau
18

Hình 4.3. Tỷ lệ sống (%) của cá Chạch nuôi ở 3 công thức thức ăn khác nhau 19

Hình 4.4. Tăng trưởng khối lượng trung bình của cá Chạch sông nuôi ở 3
mật ñộ khác nhau 22

Hình 4.5. Tăng trưởng chiều dài trung bình của cá Chạch sông nuôi ở 3
mật ñộ khác nhau
25

Hình 4.6. Tỷ lệ sống (%) của cá Chạch sông nuôi ở 3 mật ñộ khác nhau 27






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận vn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


1

1. MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Nhằm ñáp ứng nhu cầu thị trường, bên cạnh những ñối tượng nuôi mang
tính truyền thống, việc nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm một
số ñối tượng có giá trị kinh tế là việc cần thiết.
Cá Chạch sông Mastacembelus armatus là một trong năm loài cá Chạch
thuộc giống Mastacembelus có ñặc ñiểm riêng ñặc trưng cho loài. Cá Chạch
sông là loài có giá trị kinh tế, thịt thơm ngon ñược coi là loại cá ñặc sản nước
ngọt của nước ta với giá bán cá thương phẩm trên thị trường hiện nay khoảng
150.000 - 250.000 ñồng/ kg. Cá phân bố chủ yếu trên hệ thống sông Hồng và
một số sông suối khác ở Miền Bắc cho ñến Nam trung Bộ. Cá có ñặc ñiểm ưa
sống ở khe, kè ñá nước chảy…tại các kè chân cầu cá tập trung nhiều và rất dễ
bị khai thác. Việc khai thác quá mức bằng các phương tiện hủy diệt, không
ñúng quy cách như xung ñiện, thuốc nổ, bằng lưới mau … là nguyên nhân
chủ yếu trực tiếp làm giảm nghiêm trọng nguồn lợi loài cá này (Bộ thủy sản,
1996).
Những nghiên cứu trước ñây trên cá Chạch sông trong và ngoài nước chỉ
dừng lại nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học, mô tả phân loại hoặc thử nghiệm sinh
sản ở quy mô nhỏ. Một số nghiên cứu về mật ñộ thả và thức ăn giai ñoạn cá
bột, cá hương cũng ñã ñược tiến hành. Thức ăn phù hợp ñể ương cá chấu từ
giai ñoạn cá bột ñến 30 ngày tuổi là trùn chỉ (Phan Phương Loan, 2009). Cá

Chạch sông ương ở ñộ 150 con/ bể 50 lít ñạt tỷ lệ sống cao nhất 93,8%. Giai
ñoạn ương nuôi từ cá hương lên cá giống sử dụng cùng loại thức ăn là trùn chỉ
+ giun quế và thả mật ñộ khác nhau, thời gian ương là 45 ngày cho thấy mật
ñộ ương từ 200 con/m
3
ñạt tỷ lệ sống cao nhất 94,5% và mật ñộ 400 con/m
3

ñạt tỷ lệ sống thấp nhất là 89,6% (Ngô Văn Chiến, 2011).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận vn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


2

Cho ñến nay, chưa có nghiên cứu nào về nuôi thương phẩm ñối tượng
này ñược công bố. Chính vì vậy, việc thử nghiệm thức ăn và mật ñộ khác
nhau ñể tìm ra loại thức ăn và mật ñộ nuôi phù hợp với thực tế sản xuất là cần
thiết. Xuất phát từ thực tế trên tôi thực hiện ñề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn, mật ñộ ñến sinh trưởng và
tỷ lệ sống của cá Chạch sông Mastacembelus armatus (Lacépède, 1800) từ
giai ñoạn 20 -25g/ con”
1.2. Mục tiêu của ñề tài
Xác ñịnh ñược loại thức ăn và mật ñộ nuôi phù hợp cho cá Chạch sông
giai ñoạn từ cá 20-25g/ con.
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Xác ñịnh loại thức ăn phù hợp cho cá Chạch sông giai ñoạn từ 20 -
25g/con.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật ñộ nuôi ñến tỷ lệ sống và sinh trưởng
của cá Chạch sông giai ñoạn 20 - 25g/con.










Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận vn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Một số ñặc ñiểm sinh học của cá Chạch sông
2.1.1. ðặc ñiểm hình thái, ñịnh loại
Cá Chạch sông có mầu nâu hoặc xám ñen ở thân, bụng màu vàng nhạt.
Toàn thân hoặc từ ñường bên trở lên có nhiều vân chấm ñen. Dọc thân có
những ñốm mầu nâu và thường có ñường sọc sẫm mầu, những ñốm mầu nâu
này ngoằn ngoèo và tạo thành những hình dạng rất khác biệt như mắt lưới.
Gai lưng: 33- 49, tia mềm: 67 – 82, hậu môn: 76 - 83 (Robins và cộng sự,
1991).
Cá có thân tròn dài, phần ñuôi dẹp hai bên. ðầu rất nhọn. Mõm dài hơn
ñường kính mắt, phía dưới có nếp ra có thể hoạt ñộng ñược. Hai hàm có nhiều
răng nhỏ nhọn, miệng nhỏ. Mắt nhỏ, sâu, ngang ở hai bên ñầu. Phía dưới mắt
có một gai nhọn, ñầu gai chĩa về sau hơi chếch xuống phía dưới. Khe mang bé
mở ra ở phía dưới hướng về phía trước ñến giữa xương nắp mang trước, phía
dưới sau nắp mang trước có 3- 4 gai nhọn.
Cá Chạch sông có vây lưng dài, vây lưng và vây hậu môn ñược kết nối

với vây ñuôi, vây lưng có nhiều gai nhọn gồm hai phần: Phần trước là các gai
nhỏ nhọn rời nhau, màng vây chỉ ở hai gốc gai. Phần sau là tia mềm có màng
da dầy liên kết chặt chẽ với các tia vây mút cuối gắn liền với vây ñuôi. Vây
ñuôi nhỏ ngắn. Vây hậu môn có 3 gai, gai thứ hai to khỏe, gai thứ 3 chìm sâu
phần tia mềm ăn liền với vây ñuôi. Khởi ñiểm tia mềm của vây lưng sau khởi
ñiểm tia mềm vây hậu môn một ít. Vây ngực ngắn, bằng, viền hai bên tròn.
Cá Chạch sông không có vây bụng. Toàn thân phủ vẩy rất nhỏ. ðường bên
liên tục phần trước hơi lên phía trên, sau ñó ñi vào giữa thân, phía dưới và sau
hai bên mắt có vẩy (Bộ thủy sản, 1996).


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận vn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


4

Cá Chạch sông có tên tiếng Anh là Track eel (Fishbase, 2007). Hiện nay
ở Việt Nam tồn tại 5 loài trong giống cá Chạch, trong ñó loài cá Chạch sông
(Mastacembelus armatus) có vị trí phân loại như sau:
Ngành ñộng vật có xương sống: Chordata
Lớp cá xương: Oisteichthyes
Phân lớp cá vây tia: Actianopterygii
Bộ cá Chạch sông: Sybranchiformes
Họ cá Chạch sông: Mastacembelidae
Giống cá Chạch sông: Mastacembelus
Loài: M. armatus (Lacépède, 1800)
Tên thường gọi là cá Chạch sông, cá Chạch chấu.

Hình 2.1. Hình thái cá Chạch sông
2.1.2. ðặc ñiểm sinh trưởng

Cá Chạch sông là loài cá tăng trưởng tương ñối chậm, kích cớ trung bình .
Cá khai thác thường có kích thước 25 - 40 cm và khối lượng tương ứng 60 -
250g/ con (Bộ thủy sản, 1996). Vây cá nhỏ, sử dụng xương gốc vây ñuôi ñể
xác ñịnh tuổi và tốc ñộ sinh trưởng của cá.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận vn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


5

2.1.3. ðặc ñiểm dinh dưỡng
Cá Chạch sông có ống ruột ngắn, khoảng 50- 60% chiều dài thân. ðộ no
của dạ dầy cá thường thấy chủ yếu ở bậc 2, 3 ( Bộ thủy sản, 1996). Là loài cá
ăn tạp, thiên về ñộng vật. Cá thích bắt mồi về ban ñêm, trong tự nhiên chúng
ăn các loại côn trùng sống ñáy, cá, các loại giun, ấu trùng giáp xác và cả mùn
bã hữu cơ (Rainboth, 1996). Theo Phan Phương Loan và cộng sự (2010),
trong môi trường nhân tạo các Chạch sông có thể ăn các loại thức ăn tươi
sống hay ñông lạnh như: Các loài tôm, cá nhỏ, ấu trùng muỗi, ñộng vật phù
du ñặc biệt rất thích ăn các loại giun ñất.
Theo Nikolsky (1963), những loài cá có tính ăn thiên về ñộng vật sẽ có
trị số chiều dài ống tiêu hóa/ chiều dài cơ thể ≤ 1, cá ăn tạp có chiều dài ống
tiêu hóa/ chiều dài cơ thể = 1-3 và ăn thiên về thực vật chiều dài ống tiêu hóa/
chiều dài cơ thể ≥ 3. ðối với cá Chạch tỷ lệ này là 0,62 ± 0,08 (Nguyễn Văn
Triều, 2010).
2.1.4. ðặc ñiểm sinh sản
Cá Chạch sông thành thục sau một năm tuổi. Việc phân biệt ñực cái khi cá
ñã thành thục và vào mùa vụ sinh sản và chủ yếu dựa vào các ñặc ñiểm bên ngoài.
Cá ñực khi thành thục thường có thân thon, dài, lỗ sinh dục nhỏ dài và nhọn, vào
mùa vụ sinh sản khi vuốt nhẹ hai bên lườn bụng gần lỗ sinh dục có giọt sẹ nhỏ
mầu trắng ñục chảy ra; mầu sắc thân hơi xậm hơn cá cái. Cá cái thường có mầu

sắc sáng hơn, lỗ sinh dục có hình ô van, bụng to mềm da bụng mỏng.
Theo Michael (1996) tuyến sinh dục của cá phát triển qua 6 giai ñoạn. Chiều
dài trung bình của cá Chạch sông thành thục lần ñầu là 29,0 ± 8,4 cm; cá ñực
thành thục có chiều dài trung bình là 25,5 ± 2,5 cm, còn cá cái là 31,9 ± 8,2cm.
Mùa vụ sinh sản của cá Chạch sông là từ tháng 5 ñến tháng 8, nhưng chủ yếu
tập trung vào tháng 6 và tháng 7. Hệ số thành thục trung bình của cá cái là 3,36%,
cá ñực là 0,21%. Sức sinh sản tuyệt ñối là từ 11.209 - 45.631 trứng/ cá cái
(Nguyễn Văn Triều, 2010). Theo nghiên cứu của Bộ thủy sản (1996), mùa vụ sinh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận vn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


6

sản của cá Chạch sông từ tháng 4 ñến tháng 6; cá thường ñẻ ở các hang, hốc khe
ñá ven bờ. Sức sinh sản tuyệt ñối dao ñộng 4.500- 7.500 trứng. Trứng cá nhỏ có
mầu vàng.
2.2 Các nghiên cứu sản xuất giống và nuôi cá Chạch sông ở Việt Nam
2.2.1. Nghiên cứu sản xuất giống
a. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo
Nguyễn Thành Trung và cộng sự (2009), ñã thành công bước ñầu trong
nghiên cứu về kích thích sinh sản nhân tạo cá giống cá Chạch sông. Kết quả
nghiên cứu cho thấy liều tiêm phù hợp ñể cho cá rụng trứng khi sử dụng HCG
là 2500 - 3000UI/ kg, não thùy cá chép là 4 - 5 mg/ kg và LHRH - a là 150 -
200 µg/ kg cá bố mẹ. Ở nhiệt ñộ nước 28- 30
0
C thì thời gian hiệu ứng của các
kích dục tố này ñối với cá Chạch lấu là 46- 49 giờ. Thời gian phát triển phôi
là 40- 42 giờ ở nhiệt ñộ 28- 31
0
C. Tỷ lệ nở dao ñộng từ 33 - 38%.

Nghiên cứu của Phan Phương Loan và cộng sự (2009), ñã sử dụng HCG
và LH- RHa ñể tiêm cho cá Chạch sông (M. armatus). ðối với HCG thí
nghiệm ñược bố trí với 3 liều lượng (2000 UI, 2500 UI và 3000UI ); còn với
kích dục tố LH- RHa + 10 mg Motilium thì với 3 liều lượng (100 µg, 150 µg
và 200 µg). Kết quả cho thấy, tất cả các nghiệm thức sử dụng kích dục tố ñều
rụng trứng; thời gian hiệu ứng là 36 - 40 giờ, thời gian cá nở 58 - 61 giờ ở
nhiệt ñộ nước 26-29
0
C. Sức sinh sản tương ñối dao ñộng từ 24,53 - 40,81
trứng/ g cá cái, tỷ lệ thụ tinh 63,6-71,7% và tỷ lệ nở 90,3 - 93,1%. Nghiên cứu
bước ñầu khẳng ñịnh trong thực tế sản xuất có thể sử dụng liều lượng 2000UI
HCG/ kg và 100µg LHRH- a/ kg ñể kích thích cá cái rụng trứng, với phương
pháp tiêm hai lần.
Nghiên cứu của Trần Thị Thúy Hà (2010), trên cá Chạch sông (M.
armatus) khi sử dụng 3 công thức: (I) (2,5mg DOM + 15 µg LRHa + 25mg
não thùy thể/ kg cá bố mẹ); (II) (2,5mg DOM +15 µg LRHa/ kg + 500UI
HCG/ kg cá bố mẹ); (III) (25mg não thùy thể/ kg +500UI HCG/ kg cá bố mẹ),
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận vn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


7

ñể kích thích sinh sản. Cá ñược tiêm 2 lần, liều quyết ñịnh sau liều sơ bộ 24
giờ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở nhiệt ñộ nước 22- 28
0
C cá ñẻ sau khi
tiêm liều quyết ñịnh 30- 35 giờ, tất cả các công thức sử dụng ñều cho cá rụng
trứng. Tuy nhiên, ở công thức (II) (2,5mg DOM +15 µg LRHa/ kg + 500UI
HCG/ kg cá bố mẹ), cho tỷ lệ cá rụng trứng cao nhất (69,6%).
b. Nghiên cứu ương nuôi từ cá bột lên cá giống

Nguyễn Thành Trung và cộng sự (2009), thí nghiệm ương cá Chạch lấu
từ cá bột lên cá giống 45 ngày tuổi trong bể xi măng có diện tích 2- 4 m
2
, sâu
0,5- 0,8m; mật ñộ thả 300 con/ m
2
với 3 nghiệm thức thức ăn (1- Bón phân
gây mầu theo phương pháp của Trần Văn Vỹ (1982): 2- Moina và trùn chỉ;
3- Thức ăn chế biến có hàm lượng ñạm 35- 40%). Kết quả sau 45 ngày ương
cho cá ăn thức ăn kết hợp Moina và trùn chỉ cho kết quả cao nhất. Tỷ lệ cá
sống ñạt 60%, chiều dài ñạt trung bình 6,50 ± 0,18cm.
Nghiên cứu của Phan Phương Loan và cộng sự (2010), về ương nuôi cá
Chạch lấu từ cá bột lên cá giống với 4 nghiệm thức thức ăn: (I) cho ăn hoàn
toàn bằng ñộng vật phù du; (II) cho ăn hoàn toàn bằng trùn chỉ; (III) cho ăn
thịt cá tạp xay nhuyễn và (IV) cho ăn bằng thức ăn công nghiệp (UP- T501)
có hàm lượng 40%. Mật ñộ ương 500 con/ bể 500 lít, thời gian thí nghiêm là
45 ngày. Kết quả cho thấy khi ương cá Chạch lấu giống thì trùn chỉ là thức ăn
cho kết quả tăng trưởng và tỷ lệ sống cao nhất. Về tỷ lệ sống của cá sau 45
ngày thí nghiệm cao nhất là ở nghiệm thức II (cho ăn hoàn toàn bằng trùn chỉ),
ñạt 70,13± 10,63%.
2.3. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu ñề tài
Mật ñộ cá thả là nhân tố quan trọng ảnh hưởng ñến năng suất và việc sử
dụng thức ăn. Năng suất nuôi cao nhất sẽ có thể ñạt ñược với mật ñộ thích
hợp, mật ñộ nuôi thay ñổi sẽ ảnh hưởng ñến năng suất cá nuôi. Nếu mật ñộ
quá thấp thì sẽ gây lãng phí diện tích và thức ăn trong ao. Nếu mật ñộ quá cao
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận vn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


8


sẽ cho năng suất thấp vì cá chậm lớn. Năng suất cá nuôi ñạt mức cao nhất với
một mật ñộ nuôi nào ñó. Tuy nhiên, mật ñộ thả cá ban ñầu cũng phải tính ñến
ñể ñảm bảo sự sinh trưởng bình thường của cá khi cá lớn. ðể giải quyết vấn
ñề này, biện pháp nuôi cá với mật ñộ thay ñổi theo từng giai ñoạn nên ñược
áp dụng. Khi cá nhỏ nuôi mật ñộ cao và khi cá lớn thì nuôi với mật ñộ thưa.
Trong những năm gần ñây, một số người dân ñã bắt ñầu nuôi cá Chạch
sông với quy mô nhỏ lẻ trong lồng và trong ao. Tuy nhiên, do ñây là ñối
tượng mới chưa có quy trình kỹ thuật hướng dẫn cụ thể ñặc biệt là về thức ăn
và mật ñộ thả phù hợp cho nên tốc ñộ tăng trưởng cũng như tỷ lệ sống còn
thấp. Các nghiên cứu về ñối tượng này ñược công bố chủ yếu là về sinh sản
nhân tạo và ương nuôi lên cá giống như: Nghiên cứu của Phan Phương Loan
(2009) cũng chỉ dừng ở việc ương nuôi từ cá bột lên cá hương với mật ñộ 300
con/ m
2
và thức ăn phù hợp cho giai ñoạn này là trùn chỉ; hay nghiên cứu của
Nguyễn Trung Thành và cộng sự (2009), cũng chỉ thí nghiệm các nghiệm
thức thức ăn khi ương nuôi cá Chạch lấu từ bột lên giống ñến 45 ngày tuổi ở
mật ñộ 300 con/ m
2
;…Các nghiên cứu nuôi thương phẩm ñối tượng này chưa
ñược công bố.
Dựa vào những kết quả thử nghiệm của nhóm nghiên cứu Phòng di
truyền Chon giống, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 thí nghiệm về thức
ăn, mật ñộ và số lượng cá giống sản xuất ñược năm 2011 chúng tôi thiết kế thí
nghiệm với 3 công thức thức ăn và 3 công thức mật ñộ trong nghiên cứu này.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận vn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



9

3. VẬT LIỆU VÀ PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu
Thời gian: Từ tháng 6 / 2012 ñến tháng 01 / 2013
ðịa ñiểm: Trung tâm giống thủy sản cấp I
ðịa chỉ: Xã Phi Mô – huyện Lạng Giang – tỉnh Bắc Giang
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Thí nghiệm về thức ăn
+ Vật liệu nghiên cứu
Cá Chạch sông cỡ 20 – 25 g/ con, sản xuất tại Phòng Di truyền Chọn
giống, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (năm 2011).
+ Công thức thức ăn:
• Công thức thức ăn 1 (TA1): 50% thịt cá Mè băm + 50% cám công
nghiệp Cargill 30 % ñộ ñạm.
• Công thức thức ăn 2 (TA2): 100% thịt cá Mè băm.
• Công thức thức ăn 3 (TA3): 30% thịt cá Mè băm + 30% cám công
nghiệp Cargill 30% ñộ ñạm + 40% các loại thức ăn khác (20% giun + 20%
tép tươi).
+ Mật ñộ thả là 10 con/m
3

+ Bố trí thí nghiệm: Ba công thức thức ăn (TA1, TA2 và TA3) ñược thử
nghiệm cho cùng một mật ñộ (10 con/ m
3
) nhằm xác ñịnh thức ăn phù hợp
cho cá Chạch sông. Mỗi công thức ñược lặp lại ngẫu nhiên 3 lần. Cá thí
nghiệm ñược nuôi trong bể xi măng 5 m
3

nước/ bể. Trong quá trình nuôi
thường xuyên kiển tra môi trường nước ở trong bể, xi phông thức ăn thừa và
chất thải của cá. Các thành phần thức ăn của từng công thức thức ăn ñược
phối trộn ñều với nhau rồi mới cho cá ăn. Cho cá ăn 02 lần/ ngày vào lúc 8h
và 17h. Lượng thức ăn hàng ngày của cá ñược ñiều chỉnh phụ thuộc vào nhiệt ñộ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận vn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


10

nước và tăng trọng của cá. Khẩu phần cho ăn là 4 - 6 % trọng lượng cá/ ngày.
Sử dụng sục khí và cho nước chảy trong quá trình nuôi
Công thức thức ăn tốt nhất, thể hiện sinh trưởng và tỷ lệ sống cao nhất
của cá thí nghiệm sẽ ñược sử dụng cho thí nghiệm về mật ñộ.






`







Hình 3.1. Sơ ñồ thí nghiệm thức ăn nuôi cá Chạch sông


3.2.2. Thí nghiệm về mật ñộ nuôi
+ Vật liệu nghiên cứu
Tổng số 675 cá ñược dùng trong thí nghiệm này, bao gồm 300 cá từ thí
nghiệm 1 và 375 cá cùng quần ñàn nuôi tại phòng Di truyền Chọn giống, Viện
nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1.
+ Công thức mật ñộ:
• Công thức mật ñộ 1 (Mð1): 10 con/ m
3

• Công thức mật ñộ 2 (Mð2): 15 con/ m
3


Thí nghiệm 1

CTTĂ1


CTTA2


CTTA3
Bể 1
Bể 2
Bể 3
Bể 1
Bể 2
Bể 3
Bể 1
Bể 2

Bể 3

CTTA1

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận vn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


11

• Công thức mật ñộ 3 (Mð3): 20 con/ m
3

+ Bố trí thí nghiệm: Cá thí nghiệm ñược nuôi trong bể xi măng (5m
3

nước/ bể) ở 3 mật ñộ trên. Mỗi công thức ñược lặp lại ngẫu nhiên 3 lần. Thức
ăn sử dụng ñược chọn từ công thức thức ăn tốt nhất trong thí nghiệm 1. Cá
ñược nuôi trong môi trường nước chảy nhẹ, liên tục, sử dụng sục khí trong quá
trình nuôi, thường xuyên kiểm tra môi trường nước, xi phông thức ăn thừa và chất
thải của cá. Cho cá ăn 02 lần/ ngày vào lúc 8h và 17h. Lượng thức ăn hàng ngày
của cá ñược ñiều chỉnh phụ thuộc vào nhiệt ñộ nước và tăng trọng của cá. Khẩu
phần cho ăn là 4 - 6 % trọng lượng cá/ ngày.






`








Hình 3.2. Sơ ñồ thí nghiệm mật ñộ nuôi cá Chạch sông


Thí nghiệm 2

CTTĂ1


Mð2


Mð3
Bể 1
Bể 2
Bể 3
Bể 1
Bể 2
Bể 3
Bể 1
Bể 2
Bể 3

Mð1


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận vn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


12

3.3. Phương pháp thu thập số liệu
3.3.1. Theo dõi về tốc ñộ tăng trưởng và tỷ lệ sống
- ðịnh kỳ (30 ngày/ lần) kiểm tra chiều dài (mm) và trọng lượng (g) cá
thí nghiệm. Thu ngẫu nhiên 30 cá thể/ bể/ lần, dùng thước chia vạch mm ñể
ño chiều dài và cân ñiện tử có ñộ chính xác 0,1g ñể cân khối lượng cá.
- Tính tốc ñộ tăng trưởng chiều dài theo ngày giữa hai lần kiểm tra
DLG (cm/ con/ ngày) = (L
tb2
- L
tb1
)/ (t
2
– t
1
)
Trong ñó:
L
tb1
: Chiều dài trung bình thân tại thời ñiểm t
1
(cm)
L
tb2
: Chiều dài trung bình thân tại thời ñiểm t
2

(cm)
t
2
– t
1
: Khoảng thời gian giữa hai lần ño
- Tốc ñộ tăng trưởng khối lượng theo ngày
DWG (g/ con/ ngày) = (Wtb
2
– Wtb
1
)/ (t
2
- t
1
)
Trong ñó :
Wtb
1
: Khối lượng trung bình của cá tại thời ñiểm t
1
(g)
Wtb
2
: Khối lượng trung bình của cá tại thời ñiểm t
2
(g)
t
1
: Thời ñiểm thu mẫu lần trước (ngày)

t
2
: Thời ñiểm thu mẫu lần kiểm tra (ngày)
- Hệ số thức ăn (FCR) = Tổng khối lượng thức ăn ñã sử dụng (kg)/ Tổng
khối lượng cá tăng thêm (kg)
-Tỷ lệ sống (%):
TLS (% ) = (Tổng số cá thu / Số cá ñưa vào nuôi) * 100
- Chi phí thức ăn cho một kg cá tăng trọng (ñồng/ kg)
Chi phí thức ăn = khối lượng thức ăn ñã sử dụng x giá thức ăn/
khối lượng cá tăng trưởng
3.3.2.Theo dõi một số chỉ tiêu về môi trường
Các thông số về môi trường: Nhiệt ñộ, pH, hàm lượng ôxy hòa tan ñược
ño 02 lần/ ngày vào 8h và 15h.
+ Nhiệt ñộ: Dùng nhiệt kế thủy ngân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận vn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


13

+ pH: Dùng máy ño pH meter
+ Hàm lượng ôxy hòa tan: Dùng máy ño ôxy
3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu ñược tổng hợp và tính toán các giá trị trung bình, min, max, sai
số chuẩn, vẽ ñồ thị bằng phần mềm Microsoft Excel 2003. Phân tích phương
sai một nhân tố, so sánh LSD giữa các giá trị trung bình của các công thức thí
nghiệm ñược thực hiện trên phần mềm IRRISTAT 4.0.



















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận vn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


14

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả thí nghiệm về thức ăn
4.1.1. Biến ñộng một số yếu tố môi trường
Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường sáng, chiều trong quá trình thí
nghiệm nuôi cá Chạch sông ñược thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.1. Nhiệt ñộ, ôxy, pH trong quá trình nuôi ở thí nghiệm thức ăn
Chỉ
tiêu
Nhiệt ñộ (
0

C) Oxy hòa tan (mg/ l) pH
TA Sáng chiều Sáng chiều Sáng chiều
1 27,21±0,11

28,73±0,07

5,15±0,03

5,68±0,09 6,81± 0,04

7,65±0,06
2 27,16±0,10

28,70±0,04

5,13±0,05

5,65± 0,03

6,83±0,05 7,68±0,09
3 27,10±0,04

28,68±0,12

5,19±0,08

5,71±0,10 6,79±0,02 7,64±0,04

Kết quả theo dõi cho thấy, trong quá trình thí nghiệm, các thông số môi
trường như nhiệt ñộ, ôxy, pH không có sự chênh lệch giữa các bể thí nghiệm.

Phân tích thống kê không thể hiện sai khác rõ rệt giữa các lô thí nghiệm (p > 0,05).
Các yếu tố môi trường tương ñồng trên phù hợp cho sự phát triển của cá
Chạch sông cho phép so sánh ảnh hưởng của thức ăn ñến sinh trưởng và tỷ lệ
sống của cá Chạch sông trong quá trình thí nghiệm.
4.1.2. Tốc ñộ tăng trưởng và tỷ lệ sống
4.1.2.1. Tăng trưởng về khối lượng
Kết quả theo dõi tăng trưởng về khối lượng của cá nuôi sau 90 ngày thí
nghiệm ñược thể hiện trong bảng 4.2.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận vn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


15

Bảng 4.2. Khối lượng trung bình (g) của cá Chạch sông nuôi ở 3 công
thức thức ăn khác nhau (TB ± SE)
Ghi chú: Các chữ cái trong cùng cột khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa (p < 0,05)
Kết quả tăng trưởng khối lượng trung bình của cá Chạch sông ở bảng
trên cho thấy, sau 30 ngày thí nghiệm ñã có sự khác biệt về khối lượng, cao
nhất là TA2 (28,49 ± 0,04g), kế tiếp là TA1 (26,11 ± 0,02g) và thấp nhất là
TA3 (25,44 ± 0,01g) và sự khác biệt giữa 3 công thức có ý nghĩa thống kê (p
< 0,05).
Ở các lần thu mẫu tiếp theo 30, 60, 90 ngày thí nghiệm, sự tăng trưởng
về khối lượng trung bình của cá Chạch cao nhất vẫn là TA2, tiếp ñến là TA1
và thấp nhất là TA3. Sự khác biệt giữa các công thức thức ăn thí nghiệm có ý
nghĩa thống kê (p <0,05 ).
Kết quả phân tích ở bảng 4.2 cho thấy, thức ăn có ảnh hưởng ñến tăng
trưởng khối lượng của cá Chạch trong quá trình thí nghiệm (90 ngày). Qua kết
quả theo dõi cho thấy, nếu nuôi cá Chạch sông ở giai ñoạn cỡ cá 20-25 g/ con
ở TA2 sẽ cho tốc ñộ tăng trưởng về khối lượng cao nhất. Trong quá trình thí
nghiệm, cá Chạch sông thể hiện ñặc tính ăn của loài, thích loại thức ăn tươi

sống, thức ăn thiên về ñộng vật, tốc ñộ tăng trưởng cao hơn ở công thức thức
ăn sử dụng 100% là thịt cá Mè tạp băm.
ðồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa thức ăn và tốc ñộ tăng trưởng về khối
lượng trung bình của cá Chạch sông ñược thể hiện ở hình 4.
Thức ăn Cá thả 30 ngày 60 ngày 90 ngày
TA1
21,22
a
±0,02


26,11
b
±0,02


31,52
b
±0,01


37,22
b
±0,07


TA2
21,22
a
±0,02



28,49
a
±0,04


35,76
a
±0,05


43,58
a
±0,02

TA3
21,22
a
±0,02


25,44
c
±0,01


30,21
c
±0,01


35,85
c
±0,01

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận vn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


16

0,00
5,00
10,00
15,00
20,00
25,00
30,00
35,00
40,00
45,00
50,00
Cá thả 30 60 90
Thời gian theo dõi (ngày)
Khối lượng (g)
CT1
CT2
CT3

Hình 4.1. Tăng trưởng khối lượng trung bình của cá Chạch sông nuôi
ở 3 công thức thức ăn khác nhau

Kết quả quả theo dõi tăng trưởng về khối lượng theo ngày của cá ñược
thể hiện ở bảng 4.3. Kết quả cho thấy cá Chạch có tốc ñộ tăng trưởng khối
lượng theo ngày thấp (0,140 – 0,261g/ con/ ngày) và 30 ngày ñầu thí nghiệm
cá tăng trưởng chậm hơn so với những lần tiếp theo. Tốc ñộ tăng trưởng theo
ngày tăng dần theo các lần thu mẫu và ở tất cả các công thức thí nghiệm.
Bảng 4.3. Tăng trưởng khối lượng (g) trung bình theo ngày của cá Chạch
sông nuôi ở 3 công thức thức ăn khác nhau (TB ± SE)
Thức ăn 30 ngày 60 ngày 90 ngày
TA1 0,163
b
±0,0009 0,190
b
±0,0002 0,193
b
±0,0024
TA2 0,242
a
± 0,0013 0,243
a
±0,0016 0,261
a
±0,0005
TA3 0,140
c
±0,0002 0,159
c
±0,0002 0,188
c
±0,0003
Ghi chú: Các chữ cái trong cùng cột khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa (p < 0,05)

Phân tích ảnh hưởng của thức ăn ñến tăng trưởng khối lượng theo ngày
cho thấy sau khi bố trí thí nghiệm 30 ngày ñã có sự khác biệt về tăng trưởng
khối lượng theo ngày, cao nhất là TA2 (0,242 ± 0,0013g/ con/ ngày) kế tiếp là
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận vn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


17

TA1 (0,163 ± 0,0009g/ con/ ngày) và thấp nhất là TA3 (0,140 ± 0,0002g/ con/
ngày), sự khác biệt giữa 3 công thức thức ăn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Ở các lần thu mẫu tiếp theo, sau 60, 90 ngày thí nghiệm, sự tăng trưởng
khối lượng trung bình theo ngày của cá cao nhất vẫn ở TA2, tiếp ñến là TA1
và thấp nhất TA3. Sự khác biệt giữa các công thức thức ăn thí nghiệm có
nghĩa thống kê (p < 0,05).
Tốc ñộ tăng trưởng khối lượng theo ngày của cá trong cả thời gian thí
nghiệm (90 ngày), công thức TA2 có tăng trưởng khối lượng cao nhất, kế tiếp
là TA1 và thấp nhất là TA3.
4.1.2.2. Tăng trưởng về chiều dài
Kết quả theo dõi ảnh hưởng thức ăn ñến tăng trưởng về chiều dài của cá
thí nghiệm ñược thể hiện trong bảng 4.4. Sau 30 ngày ñầu thí nghiệm ñã có sự
khác biệt, cao nhất là TA2 (22,15 ± 0,01 cm), tiếp ñến là TA1 (21,56 ± 0,01
cm) và thấp nhất là TA3 (21,45 ± 0,01 cm). TA2 có sự sai khác có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05) với TA1 và TA3 . TA1 tăng trưởng cao hơn TA3 nhưng
sự sai khác không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4.4. Tăng trưởng chiều dài (cm) trung bình của cá Chạch sông nuôi
ở 3 công thức thức ăn khác nhau (TB ± SE)
Thức ăn Cá thả 30 ngày 60 ngày 90 ngày
TA1 21,14
a
±0,03 21,56

b
±0,01 22,24
b
±0,03 23,03
b
±0,03
TA2 21,14
a
±0,03 22,15
a
±0,01 23,02
a
±0,02 24,09
a
±0,01
TA3 21,14
a
±0,03 21,45
b
±0,01 21,91
c
±0,04 22,55
c
±0,01
Ghi chú: Các chữ cái trong cùng cột khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa (p < 0,05)
Ở các lần thu mẫu tiếp theo, sau 60, 90 ngày tốc ñộ tăng truởng theo
ngày có sự khác biệt rõ rệt giữa các thức ăn nghiên cứu. Tăng trưởng trung

×