Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật canh tác ngô trên đất dốc tại địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.45 MB, 128 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



TRỊNH DUY NAM


NGHIÊN CỨU KĨ THUẬT CANH TÁC NGÔ TRÊN ðẤT DỐC TẠI
ðỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Mã số : 60.60.01.10


Người hướng dẫn : TS. NGUYỄN ÍCH TÂN
PGS.TS. HÀ THỊ THANH BÌNH




HÀ NỘI - 2013



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ cho một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược
chỉ rõ nguồn gốc./.
Tác giả luận văn


Trịnh Duy Nam











Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


ii


LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thiện luận văn Thạc sĩ nông nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản
thân tôi còn ñược sự giúp ñỡ quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Nông
học, trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
ñến thầy giáo, TS. Nguyễn Ích Tân và PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình, bộ môn
Canh tác học, khoa Nông học, trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã trực
tiếp hướng dẫn và tạo ñiều kiện thuận lợi ñể tôi hoàn thành ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ của Ban Giám ñốc Trung tâm
Nghiên cứu và Phát triển nông lâm nghiệp Tây Bắc, Viện Khoa học Kĩ thuật
nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc ñã tạo ñiều kiện về thời gian và cho phép
tôi ñược tham gia thực hiện dự án “Cải thiện hệ thống sản suất nông nghiệp và
liên kết thị trường nông sản vùng cao Tây Bắc Việt Nam” - AGB 002/2008.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh ñạo Bộ môn Côn trùng, Viện Bảo vệ thực
vật (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) ñã tạo ñiều kiện về thời gian, vật
chất ñể tôi tiến hành thực hiện và hoàn thiện luận văn này.
Nhân ñây tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến góp ý và sự giúp ñỡ
của TS. Gunnar Kirchor, chuyên gia của dự án (ðại học Qeensland, Australia).
ðể hoàn thiện ñược luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm
ñộng viên từ gia ñình, sự giúp ñỡ từ bạn bè và các ñồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn



Trịnh Duy Nam


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
PHẦN 1 MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu của ñề tài 3
1.2.1 Mục tiêu của ñề tài 3
1.2.2 Yêu cầu của ñề tài 4
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 4
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 4
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 4
PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU 5
2.1 Cơ sở khoa học của ñề tài 5
2.1.1 Khái niệm về nông nghiệp bền vững 5
2.1.2 Cơ sở khoa học của kĩ thuật gieo hạt trực tiếp trên lớp phủ 9
2.1.3 Tiềm năng của ñất dốc 11
2.1.4 Hạn chế của ñất dốc 12
2.1.5 Các giải pháp canh tác bền vững trên ñất dốc 18
2.2 Thực trạng sử dụng ñất dốc trên thế giới và ở Việt Nam 22
2.2.1 Thực trạng sử dụng ñất dốc trên thế giới 22
2.2.2 Thực trạng sử dụng ñất dốc ở Việt Nam 28

2.3 Các nghiên cứu về canh tác bền vững trên thế giới và ở Việt Nam 31


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iv

2.3.1 Tình hình nghiên cứu về canh tác bền vững trên thế giới 31
2.3.2 Tình hình nghiên cứu về canh tác bền vững ở VIệt Nam 34
PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
3.1 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 43
3.1.1 ðối tượng nghiên cứu 43
3.1.2 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 43
3.2 Nội dung nghiên cứu 43
3.3 Phương pháp nghiên cứu 43
3.3.1 Phương pháp ñiều tra và thu thập tài liệu 43
3.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 44
3.3.3 Phương pháp xử lí số liệu 51
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 52
4.1 ðiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La 52
4.1.1 ðiều kiện tự nhiên 52
4.1.2 ðiều kiện kinh tế xã hội 57
4.2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La 58
4.2.1 Hiện trạng sử dụng ñất 58
4.2.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Mai Sơn 60
4.2.3 Những khó khăn và thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp của
huyện Mai Sơn
63
4.3 Ảnh hưởng của các biện pháp kĩ thuật canh tác ñến khả năng sinh

trưởng, phát triển và năng suất của ngô 64
4.3.1 Ảnh hưởng của các biện pháp kĩ thuật canh tác ñến khả năng sinh
trưởng và phát triển của ngô
64
4.3.2 Ảnh hưởng của các biện pháp kĩ thuật canh tác ñến sâu, bệnh và
khả năng chống chịu với ngoại cảnh của ngô 73


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


v

4.3.3 Ảnh hưởng của các biện pháp kĩ thuật canh tác ñến năng suất và
các yếu tố cấu thành năng suất của ngô
75
4.3.4 Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác ñến các tính chất của ñất 80
4.3.5 Ảnh hưởng của các biện pháp kĩ thuật canh tác ñến vật liệu che
phủ có sẵn trên ñồng ruộng
92
4.3.6 Kết quả xây dựng mô hình trình diễn các biện pháp kĩ thuật canh
tác ngô bèn vững
96
4.4 ðề xuất biện pháp kĩ thuật canh tác phù hợp trên ñất dốc ñược lựa
chọn từ thử nghiệm 98
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 99
5.1 Kết luận 99
5.2 ðề nghị 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 108




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu Chú giải
HQKT Hiệu quả kinh tế
HH Hữu hiệu
LAI Chỉ số diện tích lá
LSD
0,05
Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05
NSG Ngày sau gieo
NSLT Năng suất lí thuyết
T Công thức
TLM Tỉ lệ mọc



















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang
2.1 Diện tích cây lương thực có hạt và ñộ che phủ rừng ở miền núi
phía Bắc
16
2.2 Diện tích rừng nước ta qua các năm 17
2.3 Diện tích ñất trống ñồi núi trọc ở Việt Nam thời kì (1943 – 2010) 18
2.5 Sự sụt giảm một số dinh dưỡng chủ yếu trong ñất (Chiềng Pằn,
Yên Châu, Sơn La) khi chuyển từ ñất rừng sang ñất nương rẫy
36
4.1 Phân loại ñất tự nhiên của huyện Mai Sơn 54
4.2 Một số chỉ tiêu khí hậu huyện Mai Sơn (2006 – 2012) 56
4.3 Hiện trạng sử dụng ñất của huyện Mai Sơn năm 2012 59
4.4 Hiện trạng sử dụng ñất của xã Nà Ớt năm 2012 60
4.5 Tập quán sản xuất ngô tại huyện Mai Sơn từ 1995 – 2012 61

4.6 Diện tích và sản lượng các loại cây trồng chính trong huyện Mai Sơn 62
4.7 Ảnh hưởng của các biện pháp kĩ thuật canh tác ñến tỉ lệ mọc và
thời gian sinh trưởng của giống ngô NK54, vụ Hè Thu năm 2011
66
4.8 Chỉ số LAI của giống ngô NK54 qua các thời kì sinh trưởng
chính ở vụ Hè Thu, năm 2011
68
4.9 Hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong lá của giống ngô NK54
qua các thời kì sinh trưởng ở vụ Hè Thu, năm 2011
69
4.10 Khối lượng sinh khối của ngô qua các thời kì sinh trưởng 70
4.11 Ảnh hưởng của các biện pháp kĩ thuật canh tác ñến khả năng
chống chịu của giống ngô NK54 vụ Hè Thu, năm 2011
73
4.12 Ảnh hưởng của các biện pháp kĩ thuật canh tác ñến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giố
ng ngô NK54
ở vụ Hè Thu năm 2011 76


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


viii

4.13 Hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức 80
4.14 Kết quả phân tích ñất vụ Hè Thu 2011 tại Nà Ớt 82
4.15 Lượng các chất dinh dưỡng mất ñi theo lượng ñất xói mòn 87
4.16 Khối lượng vật liệu che phủ có sẵn trên ñồng ruộng trước và sau
khi làm ñất vụ Hè Thu, năm 2011

93
4.17 Lượng chất khoáng có trong lượng vật liệu che phủ tương ứng
trước và sau khi làm ñất và ñốt vật liệu che phủ
95







Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


ix

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang
4.1 ðịa ñiểm triển khai thí nghiệm tại tỉnh Sơn La 52
4.2 Ảnh hưởng của các biện pháp kĩ thuật canh tác ñến chiều cao cây
của giống ngô NK54 ở vụ Hè Thu năm 2011
72
4.3 Năng suất của giống ngô NK54 ở vụ Hè Thu năm 2011 79
4.4 Ảnh hưởng của các biện pháp kĩ thuật canh tác ñến khả năng hạn
chế xói mòn ñất trồng ngô, vụ Hè Thu năm 2011
85
4.5 Khả năng thấm nước của ñất trồng ngô vụ Hè Thu, năm 2011 tại
xã Nà Ớt
88

4.6 Ảnh hưởng của các biện pháp kĩ thuật canh tác ñến ñộ xốp của ñất 89
4.7 Ảnh hưởng của các biện pháp kĩ thuật canh tác ñến ñộ ẩm ñất 92
4.8 Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây ngô của các mô hình trình
diễn các biện pháp canh tác ngô, vụ Hè Thu, năm 2012
97
4.9 Năng suất ngô của mô hình trình diễn các biện pháp kĩ thuật canh
tác ngô, vụ Hè Thu, năm 2012
97


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1

PHẦN 1. MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Từ thủa hồng hoang ñến nay ñất ñai luôn là một trong những tài nguyên
quan trọng nhất ñối với sự tồn tại và phát triển của loài người. Việt Nam có
tổng diện tích ñất tự nhiên khoảng 33,929 triệu ha, trong ñó ñất ñồi núi (ñất
dốc) chiếm ¾ diện tích ñất tự nhiên. Nhìn chung, ñây là những vùng ñất khó
khai thác, ñặc biệt khi bị bóc trần khỏi thảm thực vật che phủ.
Sức ép của sự gia tăng dân số ñã dẫn ñến thiếu ñất sản xuất nông nghiệp,
nhất là khi hiệu ứng nhà kính thể hiện rõ ảnh hưởng của nó, ñặc biệt là khi
mực nước biển dâng cao và nhấn chìm những vùng châu thổ rộng lớn. Lúc ñó,
miền núi không chỉ sẽ trở thành nơi cư trú chính của nhân dân ta mà còn là nơi
duy nhất có thể sản xuất lương thực… ðất nông nghiệp của nước ta quá ít, chỉ
có 7,384 triệu ha (chiếm 22,20 % diện tích). Bình quân ñất nông nghiệp trên
ñầu người không những thấp mà còn giảm dần theo thời gian: năm 1980 -
1.318 m

2
; 1990 - 1080 m
2
(Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên, 1999) [25], ñến năm
2000 với dân số là 77685,5 nghìn người thì ñất canh tác trên ñầu người là
950,0 m
2
,

nhưng ñến năm 2010 với dân số 86927,7 nghìn người (Tổng cục
thống kê, 2010) [31] ñất canh tác trên ñầu người chỉ còn lại 849,4 m
2
. Mật ñộ
dân số càng cao thì sức ép lên ñất canh tác nông nghiệp càng lớn, ñiều ñó buộc
nông dân miền núi phải canh tác trên ñất dốc, thậm chí trên những nơi có ñộ
dốc lớn hơn 25
0
nên ñất bị xói mòn mạnh và thời gian canh tác bị rút ngắn,
thường chỉ trồng ñược 2-3 vụ cây lương thực ngắn ngày, sau ñó trồng sắn và
bỏ hoá.
Tập quán canh tác lạc hậu: du canh, du cư, phá rừng làm nương rẫy bất
hợp lí ñã làm những vùng ñất này bị thoái hóa nặng, khó phục hồi, dẫn ñến
việc phát triển các cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn… trở nên rất khó
khăn. Bên cạnh ñó hạn hán, lũ lụt, nhất là lũ quét xảy ra thường xuyên hơn, dẫn


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2


ñến những thiệt hại to lớn về người và của cho nhân dân và gây nhiều trở ngại
cho phát triển. Cuộc sống của nông dân miền núi vẫn chưa thoát ra khỏi vòng
luẩn quẩn ñói nghèo.
ðất dốc là hệ sinh thái nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Mọi sai lầm trong
quản lý ñất dốc ñều tiềm ẩn nhiều hậu quả khó lường, thiệt hại sẽ nặng nề hơn
trên phạm vi rộng lớn hơn. Vì vậy, ñất dốc cần ñược quan tâm nhiều hơn nữa
nhằm sử dụng hiệu quả những tiềm năng của vùng miền núi ñể tăng và ổn
ñịnh năng suất cây trồng mà vẫn bảo tồn ñược tài nguyên ñất và nước ñể canh
tác lâu dài. Các kỹ thuật nâng cao ñộ che phủ ñất và canh tác theo kiểu làm ñất
tối thiểu trên ñất dốc có thể ñáp ứng ñược những yêu cầu nêu trên. Khi ñược
che phủ, các loài cây ñều sinh trưởng tốt hơn và cho năng suất cao hơn. Tuy
nhiên, rất ít hoặc chưa có những nghiên cứu sâu và hệ thống về kỹ thuật này
nhằm khai thác hết các ñiểm mạnh của nó ñể khuyến cáo và triển khai rộng
trong sản xuất.
Mai Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, có diện tích tự nhiên
141.026 ha, dân số 137.341 người và có 6 dân tộc sinh sống, với phần lớn dân
số là các dân tộc thiểu số như: Thái, H’Mông, Xinh mun, Khơ mú, Mường,…
trình ñộ dân trí thấp, sản suất nông nghiệp chiếm trên 80% cơ cấu kinh tế của
huyện [24]. ðời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản suất nông nghiệp là
chính, nhưng sản suất nông nghiệp còn rất bấp bênh, hiệu quả thấp vì các lý
do như: Diện tích ñất nông nghiệp ít, chủ yếu là ñất dốc, ñất nương rẫy phụ
thuộc vào nước trời…
Cây ngô ñóng vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng của huyện. Trước
ñây, ngô chỉ ñược sử dụng làm thức ăn cho người và gia súc hoặc bán ñể ñổi
gạo. Song trong những năm gần ñây, nhờ những thành tựu của công tác chọn
tạo giống ñã ñưa cây ngô lên một tầm cao mới. Không chỉ ñáp ứng nhu cầu
lương thực tại chỗ của ñịa phương, ngô còn là nguồn nguyên liệu chính cho
nghiệp chế biến và xuất khẩu. ðiều này ñã phần nào nâng cao ñời sống cho



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3

người trồng ngô. Cây ngô ñã trở thành cây hàng hoá ñặc biệt quan trọng của
huyện và vùng Tây Bắc và là một trong những cây xoá ñói, giảm nghèo cho
ñồng bào dân tộc vì vậy người dân phát triển và mở rộng diện tích trồng ngô
bằng mọi cách, mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, với việc khai thác thiên nhiên ñể
trồng ngô như hiện nay chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả xấu như ñộ phì ñất
giảm nhanh do ñất bị xói mòn mạnh dẫn ñến mất khả năng canh tác; Tài
nguyên rừng bị cạn kiệt do bị chặt ñốt ñể mở rộng diện tích trồng ngô thay thế
cho diện tích ñất ñã bị thoái hóa. Cứ như vậy, hậu quả tất yếu là sẽ không còn
ñất trồng ngô nói riêng và các loài cây lương thực khác nói chung. Như vậy,
việc ñẩy mạnh phát triển một cách bền vững hệ thống canh tác ñối với những
vùng ñất dốc càng trở nên cấp thiết.
Xuất phát từ nhu cầu sử dụng ñất dốc bền vững, nâng cao hiệu quả sản
xuất nông nghiệp miền núi theo hướng thị trường và nhằm ñưa cây ngô trở
thành cây hàng hóa phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, ñồng thời
ñáp ứng ñược nhu cầu lương thực tại chỗ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống của nông dân miền núi, việc “Nghiên cứu kĩ thuật canh tác ngô trên ñất
dốc tại ñịa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La’’ là cấp thiết và ñáp ứng ñược
nhu cầu thực của tiễn.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục tiêu của ñề tài
- Xác ñịnh ñược ảnh hưởng của các biện pháp kĩ thuật canh tác (các
phương thức làm ñất và vật liệu che phủ) ñến khả năng sinh trưởng, phát triển,
năng suất của cây ngô và khả năng bảo tồn tài nguyên ñất, nước, môi trường
sinh thái.
- Xác ñịnh ñược hiệu quả kinh tế của các biện pháp kĩ thuật tác ñộng so
với phương thức canh tác truyền thống của nông dân, từ ñó làm cơ sở ñể

khuyến cáo, mở rộng ñưa vào sản xuất.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4

1.2.2. Yêu cầu của ñề tài
- ðánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện Mai Sơn - Sơn La.
- Xây dựng thí nghiệm so sánh các kĩ thuật canh tác ñối với cây ngô.
- ðánh giá hiệu quả kinh tế.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Từ kết kết quả nghiên cứu, ñề tài góp phần xác ñịnh cơ sở lí luận và
thực tiễn ñể phát triển hệ thống canh tác bền vững trên ñất dốc (bảo tồn ñất,
nước, dinh dưỡng cây trồng và bảo vệ môi trường) nhờ vai trò của lớp phủ là
tàn dư thực vật và các phương thưc làm ñất bền vững.
- Là cơ sở khoa học cho ñịnh hướng sử dụng ñất nông nghiệp bền vững
vùng ñất dốc.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Hướng tới một phương thức canh tác ngô trên ñất dốc hiệu quả hơn
nhưng vẫn bảo tồn ñược tài nguyên thiên nhiên (ñất, nước) và bảo vệ môi
trường.
- Tăng năng suất, giảm chi phí ñầu tư và công lao ñộng, dẫn ñến nâng cao
thu nhập cho người trồng ngô.
- Giảm nhẹ gánh nặng cho người lao ñộng, nhất là phụ nữ và trẻ em khỏi
những công việc lao ñộng nặng nhọc trên ñồng ruộng.
- Nhờ vào việc hạn chế sử dụng hóa chất ñộc hại, do vậy ñất và nước ít hoặc
không bị ô nhiễm, bệnh tật giảm, sức khoẻ cộng ñồng ñược cải thiện.




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5

PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
2.1.1. Khái niệm về nông nghiệp bền vững
*Khái niệm.
Từ thủa hồng hoang mới xuất hiện loài người, cuộc sống của con người
hoàn toàn dựa vào thiên nhiên. Họ kiếm ăn nhờ vào săn bắt, hái lượm những
thứ có sẵn trong tự nhiên. Tuy nhiên, sau khi ñã quy tụ thành bầy ñoàn, bộ lạc
do số dân ngày một gia tăng, việc tìm kiếm thức ăn trong tự nhiên trở nên
không ñủ và khó khăn nên loài người phải tìm cách sản xuất nông nghiệp bằng
trồng trọt và chăn nuôi ñể có ñủ, chủ ñộng và ổn ñịnh nguồn lương thực, thực
phẩm. ðây cũng là bước tiến vĩ ñại của loài người trong sản xuất nông nghiệp
và thời kì này ñã kéo dài cùng với sự tiến hóa của loài người. Cũng bắt ñầu từ
ñấy loài người phải tìm cách cung cấp thức ăn cho cây, tìm hiểu các biện pháp
làm cho cây trồng tốt lên ñể năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn và bền
vững hơn.
Như vậy, nông nghiệp bền vững là việc quản lý tài nguyên nông nghiệp
ñể thoả mãn nhu cầu thay ñổi của con người mà vẫn duy trì thậm chí còn làm
tăng chất lượng môi trường và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Nền nông nghiệp bền vững là một hệ thống nông nghiệp hướng tới các
mục tiêu sau:
- Năng suất và thu nhập của các cộng ñồng dân cư ngày càng tăng. Năng
suất là số ño tổng lượng sinh khối ñược sản xuất ra trên một ñơn vị diện tích
và ñơn vị thời gian, có nghĩa là sản lượng mỗi ha mỗi vụ trồng; thu nhập của

mỗi hộ gia ñình từ sản xuất.
- ðảm bảo tính công bằng. Tính công bằng thể hiện sự ngang bằng trong
phân phối sản phẩm giữa những người hưởng lợi; các nhân tố ảnh hưởng tới


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6

tính công bằng là sở hữu ñất ñai, và tiếp cận sản xuất khác nhau.
- Tính ổn ñịnh và bền vững của hệ thống ñược tiến triển qua việc bảo tồn
ñất, nước và dinh dưỡng. Tính ổn ñịnh là sự ñảm bảo sản xuất qua thời gian;
khả năng của hệ thống ñể duy trì mức sản xuất nào ñó cần ñể ñáp ứng nhu cầu
của nhân loại. Tính bền vững hướng tới tính ổn ñịnh của hệ thống ñể chịu
ñựng ñược các cản trở chính như hạn hán, lũ lụt, sự thay ñổi ñất bất lợi,
ðịnh nghĩa này chỉ cho phép hướng dẫn các hoạt ñộng với 2 lý do:
+ Tính bền vững có ñặc trưng sinh lý học và xã hội như: Tuần hoàn dinh
dưỡng, duy trì chất lượng ñất, ña dạng sinh học và ổn ñịnh, tuần hoàn và bảo
tồn nước, tạo sinh khối.
+ Quá trình xã hội là: Người dân tự tham gia, cấu trúc và tổ chức xã hội,
khả năng kinh tế, tính nhạy cảm, dòng thông tin, ñịnh hướng nhu cầu, các mối
liên kết xã hội.
Tính bền vững thể hiện ở các mức ñộ và phạm vi thời gian khác nhau.
Tính bền vững có ñược nếu các quá trình xã hội và sinh thái bổ sung cho nhau
ñể cho phép thời gian mà hệ thống bình phục và tiếp tục phát triển.
* ðặc trưng của nông nghiệp bền vững:
- Thoả mãn lương thực. ðó là khả năng của một hệ thống nông nghiệp
sản xuất ñủ lượng lương thực ñáp ứng nhu cầu lương thực của dân số trong
thời gian dài.
- Là người quản lý môi trường. Tính bền vững gắn liền với sự duy trì chất

lượng môi trường. Duy trì chất lượng môi trường là cách thiết yếu ñể bảo tồn
khả năng sản xuất của nguồn tài nguyên ñất. Tính bền vững môi trường ñược
ñịnh hướng tới các mặt như: Ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm, mất nơi
cư trú của sinh vật, giảm sút ña dạng sinh học.
*Một số nguyên tắc cơ bản của nông nghiệp bền vững:
ðảm bảo ñất thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng. ðiều này liên quan tới
việc quản lý và ñiều khiển các quá trình sinh hoá và lý học theo các ñiều kiện


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7

ñược tạo ra hoặc duy trì như sau: Xác ñịnh thời gian có khả năng cho nước,
không khí và dinh dưỡng ñủ số lượng và cân ñối. Tạo cấu trúc ñất tốt cho rễ
sinh trưởng, trao ñổi không khí, khả năng dự trữ nước. ðảm bảo nhiệt ñộ ñất
tốt cho cây sinh trưởng. Hạn chế các yếu tố ñộc hại. Phần tử cấu tạo thiết yếu
của ñất là hạt ñất, nước, không khí, mùn, chất hữu cơ thô và sinh vật.
Năm cách cơ bản giữ chất hữu cơ bao gồm sử dụng trực tiếp như chất
che phủ hoặc vùi vào ñất, ủ hoặc phân xanh, cho ñộng vật ăn, lên men khí và
ñốt tạo khoáng. ðiều kiện ñất cũng có thể ñược cải thiện bằng cách làm ñất có
ảnh hưởng ñến kết cấu ñất, khả năng giữ nước, thoáng khí, khả năng thấm,
nhiệt ñộ và bốc hơi,
*Tối ña hoá khả năng quay vòng dinh dưỡng:
Dinh dưỡng mất có thể giảm tối thiểu bằng cách: Quay vòng chất thải
hữu cơ bằng cách trả chúng trực tiếp cho ñồng ruộng hoặc xử lý lên men hoặc
phân giải. Giữ phân hoá học và hữu cơ theo cách dinh dưỡng không bị rửa trôi
hoặc bốc hơi. Giảm hoặc không ñốt thảm thực vật. Duy trì hàm lượng mùn
cao trong ñất. Dùng cây gỗ bơm một phần dinh dưỡng bị rửa trôi lên, sử dụng
lá cây và rễ dưới sâu như nguồn phân bón. Sử dụng sản phẩm phụ cho ñộng

vật hoặc phân hữu cơ.
* Một số cách giữ và quản lý dinh dưỡng:
Cố ñịnh ñạm bằng vi sinh vật cộng sinh với cây họ ñậu, cây trồng và cây
bụi. Thu dinh dưỡng bằng cách giữ chất lắng của gió hoặc nước từ bên ngoài
(bằng thảm thực vật hoặc ao). Sử dụng ñộng vật ñể mang dinh dưỡng từ ngoài
vào trại (phân).
Cung cấp dinh dưỡng từ nguồn bên ngoài
Chất hữu cơ từ các nơi bên ngoài: phân chuồng từ trại khác, chế biến sản
phẩm phụ, phân bắc và các chất phân huỷ khác từ thành phố. Mua bán cỏ hoặc
thực phẩm của con người. Phân khoáng và phân nhân tạo.
Giảm sự mất mát do côn trùng và dịch bệnh


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8

Mất mát do côn trùng và dịch bệnh là rất nghiêm trọng, ñối với cả cây
hàng năm và lâu năm. Giải quyết hạn chế này là một phần của hệ thống nông
nghiệp bền vững. Bảo vệ cây trồng ñược thực hiện bằng cách làm sạch bệnh
cho hạt giống và cây giống. Trồng trọt ña mục tiêu như trồng xen, luân canh,
cây trồng bẫy, cây trồng che bóng, cũng tạo ñiều kiện phòng trừ dịch bệnh vì
chúng ta duy trì sự giám sát tự nhiên của hệ thống về mật ñộ của một số sinh
vật có thể trở thành dịch hại khi mật ñộ của chúng chiếm ưu thế trội. Kết hợp
biện pháp sinh học và cơ giới tạo tiềm năng cho bảo vệ cây trồng và vật nuôi
thành công.
*Quản lý các dòng năng lượng mặt trời, không khí và nước:
ðiều này liên quan ñến việc quản lý tiểu khí hậu (ñộ ẩm, nhiệt ñộ), nước và
xói mòn ñất. Ví dụ, ñiều này có thể ñược thực hiện bằng việc phát triển một hệ
thống nông nghiệp bắt trước môi trường tự nhiên. Hệ thống canh tác ña dạng,

nhiều tầng tạo ñiều kiện môi trường tốt cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng.
*Khai thác ñồng thời với sự phối hợp các nguồn gen:
Sự hỗn hợp giữa cây trồng và vật nuôi trên một trang trại không phải là
bộ sưu tập ngẫu nhiên các nguồn gen. Mỗi loài phải phù hợp với môi trường
sinh học và kinh tế xã hội của trang trại và phải có chức năng sản xuất, tái sản
xuất, bảo vệ hoặc xã hội, hoặc phối hợp các chức năng này. Một số nguyên tắc
cơ bản về các tương tác như sau:
Khai thác sự tương tác của thực vật. Các kỹ thuật liên quan ñến không
gian có thể ñược sử dụng ñể ñạt ñược sự phát triển cây trồng theo ý muốn gắn
liền với mật ñộ cây trồng khác nhau, các công thức luân canh và sự sắp xếp
không gian. Các kỹ thuật liên quan ñến thời gian là ngày trồng, luân canh và
phân bón.
Duy trì ña dạng sinh học và tính mềm dẻo, linh ñộng. Nông dân có thể
duy trì ña dạng sinh học bằng việc sử dụng hỗn hợp các loài khác nhau, giống
khác nhau của cùng loài,


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9

Trồng trọt hỗn hợp là trồng hai hay nhiều loại cây trồng trong cùng mảnh
ruộng, hoặc cùng thời gian ngay sau mỗi vụ khác nhau sẽ có các lợi thế sau:
- Năng suất của sản phẩm thu hoạch trên mỗi ñơn vị diện tích sẽ cao hơn
trồng ñộc canh với cùng mức quản lý. Lợi thế năng suất có thể thay ñổi từ
20% ñến 60%.
- Khi có vài loại cây trồng, thất thu của một cây có thể ñược ñền bù bởi
cây khác. ðiều này sẽ làm giảm rủi ro trong canh tác.
- Một hệ thống ñồng cỏ và cây rừng lâu năm sẽ có xói mòn ít hơn, chúng
có khả năng sử dụng tốt hơn không gian cho sinh trưởng rễ và tán, chu kỳ dinh

dưỡng và nước ở mức cao hơn.
Kết hợp các loài lấy củi
Những loài lấy củi như cây rừng và cây bụi có thể ñóng vai trò vào việc
thay ñổi hệ thống nông trại. Chúng có chức năng sản xuất quan trọng, bảo vệ,
tái sản xuất và về mặt xã hội.
Kết hợp với chăn nuôi
Làm tăng tính an toàn sự sống bằng việc ña dạng các hoạt ñộng tái tạo
lương thực của nông trại và chuyển hoá dinh dưỡng, năng lượng giữa ñộng vật
và cây trồng. Phân chuồng, sức kéo cho trồng trọt và cỏ cho chăn nuôi.
Kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản
Nuôi trồng thuỷ sản gồm cả ñộng thực vật trong nước. Kết hợp cá, ñộng
vật ñất, cây ăn quả, rau và cây trồng ngoài ñồng trong một trang trại là cách tối
ña sản lượng trên một ñơn vị ñất ñai.
Khai thác cây trồng và vật nuôi bản ñịa
Kết hợp cây trồng và vật nuôi ñịa phương trong hệ sinh thái nông nghiệp là
cách tối ưu việc sử dụng ñất, do vậy làm tăng năng suất trên ñơn vị diện tích.
2.1.2. Cơ sở khoa học của kĩ thuật gieo hạt trực tiếp trên lớp phủ (Direct
seeding mulch-based cropping systems - DMC)
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO); Eric


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10

Scopel et al, 2007 [46], [44], ñã xác ñịnh rằng kĩ thuật gieo thẳng trực tiếp trên
lớp phủ gồm có các nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc thứ nhất là không làm ñất hoặc làm ñất tối thiểu. Hạn chế
tối ña làm sáo trộn ñất, nhằm duy trì kết cấu ñất bền chặt, ngăn chặn xói mòn
và ngăn ngừa sự mất nước xảy ra trong ñất, giảm chi phí công lao ñộng cho

cày ñất.
- Nguyên tắc quan trọng thứ hai là luôn tạo ra và duy trì một lớp hữu cơ
(tàn dư thực vật) che phủ ñất. ðiều này sẽ làm tăng khả năng hoạt ñộng của vi
sinh vật và ñộng vật ñất. Cũng nhờ hệ vi sinh vật và ñộng vật ñất này lượng tàn
dư cây trồng sẽ ñược phân hủy thành các chất khoáng dễ tan mà cây trồng có
thể sử dụng ñược. Do ñó có thể góp phần làm giảm chi phí phân bón và giảm
chi phí công lao ñộng cho việc bón phân. Nếu lớp phủ ñược duy trì trong nhiều
năm sẽ tạo ñược lớp mùn ở bề mặt của ñất canh tác. Lớp mùn này rất có ý nghĩa
trong việc hạn chế xói mòn do giảm tác ñộng của hạt mưa vào ñất, tăng ñộ thẩm
thấu của nước mưa vào ñất, cản trở dòng chảy, … Bên cạnh ñó lớp mùn này
cũng góp phần tích cực vào việc cải thiện lí tính của ñất, hạn chế bốc hơi nước,
ñiều này sẽ có lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
- Nguyên tắc thứ 3 là kết hợp giữa luân canh, xen canh, gối vụ nhằm luôn
duy trì lớp phủ liên tục trên ñồng ruộng, hạn chế sự tích tụ, phát sinh, phát
triển gây hại của sâu bệnh, tăng hiệu quả sử dụng ñất, tăng hiệu quả kinh tế…
- Các kỹ thuật phải ñảm bảo sự ổn ñịnh về năng suất. Cùng với việc tạo
năng suất cao, phải có biện pháp phục hồi và trả lại cho ñất lượng chất khô mà
cây trồng ñã lấy ñi. Tức là phải tạo ra sự cân bằng về tổng lượng chất khô thu
hoạch trên mặt ñất và tổng lượng chất khô trả lại cho ñất.
ðối với canh tác miền núi, ñặc biệt là trên ñất dốc, việc bảo vệ và cải
thiện tính chất lý hoá và sinh học của ñất cần ñược quan tâm thoả ñáng. Chúng
ta không chỉ chú ý tới việc tăng cường ñộ phì dinh dưỡng của ñất mà phải tạo
ra môi trường thuận lợi cho các hệ sinh vật ñất hoạt ñộng (vi sinh vật, giun, dế


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11

và các sinh vật khác…). Thành phần thực vật ñóng vai trò rất quan trọng ñối

với sinh thái và nông nghiệp miền núi. Việc phát triển các kỹ thuật nông
nghiệp phải ñảm bảo sự ña dạng và cân bằng thành phần thực vật của hệ sinh
thái. Chỉ có thế mới ñảm bảo sự phát triển ổn ñịnh và bền vững của hệ thống
kỹ thuật ñó.
Nông nghiệp sinh thái phải hạn chế ñược tác ñộng của các yếu tố bên
ngoài như sự mất ñất và gây ra ô nhiễm môi trường. Tóm lại, chúng phải ñảm
bảo ñược tuần hoàn vật chất gắn liền với sự chuyển ñộng liên tục các chất hoá
học hoặc dinh dưỡng qua các hệ sinh thái và sự chuyển ñổi của chúng thành
dạng có thể sử dụng ñược bằng sự phối hợp của các quá trình sinh thái, ñịa lý
và hoá học. Các quá trình này cũng ñược gọi là tuần hoàn sinh ñịa hoá học.
2.1.3. Tiềm năng của ñất dốc
Tiềm năng mở rộng ñất canh tác
ðất dốc là một bộ phận quan trọng trong sản xuất nông nghiệp chiếm
khoảng 973 triệu ha (tức khoảng 66%) trong 1500 triệu ha ñất sản xuất nông
nghiệp trên thế giới [50], [42]. Như ñã nêu trên, ñất dốc chiếm 74% ñất tự
nhiên của Việt Nam. Trong 7,384 triệu ha ñất nông nghiệp thì chỉ có 4,06 triệu
ha là ñất lúa, còn lại chủ yếu là ñất dốc, trong ñó ñất nương rẫy trồng lúa có
khoảng 640 ngàn ha. Còn lại là ñất rừng và ñất chưa sử dụng. Do hầu hết ñất
bằng ñã ñược sử dụng khá triệt ñể, nên miền núi là nơi duy nhất còn tiềm năng
mở rộng ñất canh tác.
Tiềm năng lâm nghiệp
Rừng không chỉ là nguồn lợi tự nhiên quý giá về kinh tế, mà còn có giá
trị cao trong bảo vệ môi trường, lưu giữ nguồn nước, cung cấp ñiều hoà ô xy
và các bon. Ở Việt Nam, rừng chỉ tồn tại ở vùng cao ñất dốc.
Tiềm năng sản xuất cây hàng hoá và ña dạng sản phẩm
So với miền xuôi thì miền núi ña dạng hơn nhiều về cơ cấu cây trồng.
Trong khi hầu hết ñất bằng ở miền xuôi phải giành cho sản xuất lương thực thì


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


12

miền núi là nơi có ñủ tiềm năng ñất ñai ñể trồng cây ăn quả, cây công nghiệp có
giá trị cao, ñó là chưa kể các loài rau quả ôn ñới trồng trên các vùng núi cao.
Tiềm năng phát triển chăn nuôi
Muốn biến chăn nuôi thành ngành sản xuất chính thì phải khai thác tiềm
năng ñất ñai và cây thức ăn chăn nuôi ở miền núi. Nếu mở rộng chăn nuôi ở
miền xuôi thì sẽ gặp trở ngại lớn về môi trường. Hơn nữa ñối với ñại gia súc
thì sẽ không có ñủ ñất ñể xây dựng chuồng trại, khu chăn thả và khu ñồng cỏ.
Chỉ miền núi mới ñáp ứng ñược những yêu cầu này.
Tiềm năng phát triển nguồn ñiện
Do ở trên cao và nguồn nước dồi dào, miền núi là nơi có tiềm năng thuỷ
ñiện rất lớn. Các hồ thuỷ nước cho thuỷ ñiện còn là nguồn nước tưới trong
mùa khô và ñiều hoà lũ lụt trong mùa mưa. Trên thực tế thì ñiện lực của Việt
Nam hiện nay chủ yếu dựa vào thuỷ ñiện.
Tóm lại, tuy còn nhiều trở ngại, miền núi là nơi chứa những tiềm năng
cơ bản cho phát triển. Vì vậy, cần quan tâm nhiều hơn nữa ñể vừa thúc ñẩy
sản xuất ñáp ứng nhu cầu cuộc sống của nông dân vùng cao, vừa phải bảo vệ
tài nguyên và môi trường vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của cả dân tộc.
2.1.4. Hạn chế của ñất dốc
Trong tổng số hơn 33,0 triệu ha ñất tự nhiên của Việt Nam chỉ có 8,6 triệu
ha là ñất tương ñồi bằng phẳng, 24,4 triệu ha còn lại là ñất dốc. Như vậy, ñất
dốc chiếm tới 74% diện tích ñất tự nhiên của cả nước. Mặt khác, bình quân diện
tích canh tác trên ñầu người của nước ta vào loại thấp trên thế giới. Trong khi
khả năng mở rộng diện tích canh tác vùng ñất bằng ñã gần giới hạn, việc mở
rộng diện tích canh tác trên ñất dốc một cách bền vững là một vấn ñề bức xúc
hiện nay.
Vì vậy, việc tuyển chọn các hệ thống cây trồng trên ñất dốc cùng các
phương thức canh tác thích hợp với mức ñộ ñầu tư nhất ñịnh của người dân

ñịa phương nhằm bảo vệ ñộ phì của ñất và bảo ñảm thu nhập của họ là một


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

13

vấn ñề thực sự cần thiết.
* Xói mòn và rửa trôi:
Xói mòn và rửa trôi là những mối ñe dọa thường xuyên ñối với ñất dốc
vùng nhiệt ñới ẩm, gây nên sự mất dinh dưỡng và ñộ phì của lớp ñất mặt, dẫn
ñến sự axít hoá trong ñất. Những tác ñộng này thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn
nếu như ñất canh tác của chúng ta không có thảm thực vật che phủ hoặc là ñất
bị ñốt cháy trước mùa mưa.
* Sự thoái hoá ñất:
Do phá và ñốt rừng ñể trồng cây hàng năm làm lương thực, ñất dốc ở
nhiều vùng ngày càng bị thoái hoá nghiêm trọng. Theo Garrity D.P et al, 1993
[47], có rất nhiều lý do dẫn ñến những hạn chế và sự bất ổn ñịnh sản lượng
trên ñất dốc, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do sự thoái hoá ñất
nhanh cả về mặt sinh, lý và hoá học. Việc tăng ñộc tố nhôm trong ñất ñược bắt
nguồn từ ñất bị axít hoá. Thêm vào ñó là sự giảm ñáng kể của các nguyên tố
khoáng như : P, K, Ca, Mg, Zn.
*Hạn hán vào mùa khô:
Việc giữ nước trên ñất dốc là một vấn ñề thực sự khó khăn nên việc canh
tác phải phụ thuộc nhiều vào lượng mưa. Luôn luôn có những ñợt hạn hán
nghiêm trọng vào mùa khô, ở nhiều vùng còn không có ñủ nước cho con
người cũng như ñộng vật. Hạn hán là khó khăn chính ñối với ñất dốc; nếu mưa
chỉ ñến muộn khoảng một tháng so với dự tính thì 1 vụ mùa thất bại là chắc
chắn. Hạn vào mùa khô là do sự mất rừng cũng như do việc canh tác bừa bãi
không thể kiểm soát ñược trên ñất dốc.

*Tình trạng bị cách biệt:
Vùng núi có nhiều ñịa phương bị cách biệt khỏi các trung tâm phát triển,
vì vậy mà cơ sở vật chất còn vô cùng thiếu thốn. Chính ñiều này ñã gây ảnh
hưởng xấu ñến sự phát triển kinh tế.
Do nghèo nàn lạc hậu về giao thông vận tải, nhiều vùng ñất dốc bị tách


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

14

biệt khỏi thị trường nên nhu cầu trao ñổi hàng hoá của người dân bị hạn chế.
ðiều này ñã làm trễ quá trình thay ñổi cơ cấu cây trồng (từ việc du canh bằng
cách ñốt nương làm rẫy ñể trồng cây hàng năm ñến việc trồng cây lâu năm có
giá trị kinh tế cao) nhằm bảo vệ ñất dốc khỏi bị xói mòn.
*Tỷ lệ ñói nghèo cao và trình ñộ văn hoá thấp:
Dân cư của các vùng ñất dốc chủ yếu là dân tộc thiểu số với tỷ lệ ñói
nghèo cao hơn, còn trình ñộ hiểu biết thì lại thấp hơn so với mức trung bình
của cả nước. Công việc chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước và trồng cây cho
hiệu quả kinh tế ñòi hỏi sự ñầu tư cao hơn và kỹ thuật canh tác cũng cao hơn.
ðây là một khe hổng lớn giữa khai thác ñất dốc và trình ñộ, năng lực của cư
dân ñịa phương.
*Giảm ñộ che phủ:
Việc diện tích rừng bị giảm và các phương pháp canh tác lạc hậu ñã ñể
lại hậu quả là những vùng ñất rộng lớn ñã trở thành ñất trống ñồi núi trọc. Khi
rừng ñã bị phá ñể trồng cây lương thực, ñất sẽ trở nên chua và thường bị cỏ
tranh xâm chiếm. Sau ñó nông dân phải bỏ hoá khu ñất này và tiếp tục phá
khu rừng khác ñể có nương mới trồng cây lương thực. Việc mất thảm thực vật
rừng sẽ ảnh hưởng rất xấu ñến môi trường sinh thái như hạn hán, lũ lụt và lũ
quét ở vùng cao.

*Những khó khăn chính ñối với sản xuất nông nghiệp miền núi:
• ðói nghèo:
Trên thế giới có hơn 750 triệu người sống ở miền núi. Do nhiều nguyên
nhân khác nhau mà phần lớn nông dân miền núi ñều là người nghèo, thiếu ăn.
Do không sản xuất ñủ lương thực ñể ñáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và tiêu
dùng, họ buộc phải khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn ñã cạn
kiệt. Kết quả là môi trường sống bị suy thoái cùng với sự gia tăng của thiên tai
như lũ lụt và hạn hán kéo dài, ñất ñai bị nghèo kiệt, năng suất cây trồng giảm
làm cho khó khăn ngày càng chồng chất, thật khó cho họ ñể thoát ra khỏi vòng


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

15

luẩn quẩn của ñói nghèo.
• Sức ép dân số:
Ở Việt Nam, tốc ñộ gia tăng dân số tương ñối cao. Hầu như cứ mỗi năm
lại tăng thêm 1,18 người/1 km2 ở miền núi phía Bắc.
Do sức ép dân số gia tăng nên hệ số quay vòng ñất tăng lên, thời gian bỏ
hoá bị rút ngắn không còn ñủ ñể phục hồi sức sản xuất của ñất nên năng suất
thấp và thời gian canh tác chỉ còn 1 hoặc hai năm, thậm chí chỉ ñược 1 vụ. Kết
quả nghiên cứu của Trần ðức Viên và nnk, 1996 [37], năng suất lúa nương
giảm 2/3 sau ba năm canh tác (từ 1,3 tấn/ha xuống 0,4 tấn/ha), năng suất sắn
giảm từ 20 tấn củ tưới xuống còn 10 tấn/ha (Trần ðức Viên, 2001) [38]. Một
số tác giả cho rằng mật ñộ dân số từ 5 ñến 10 người/km2 là hợp lý ñể ñảm bảo
sản xuất ñủ nhu cầu cuộc sống nông dân, ñồng thời ñảm bảo cho rừng tái sinh
bình thường (Lê Trọng Cúc, 2002) [4]. Tuy nhiên nếu có sự can thiệp về kỹ
thuật và dịch vụ xã hội thì con số này có thể tăng lên 40 hoặc 100 người/km2
(Trần ðức Viên, 1996) [37]. Tuy nhiên, vì ñiều kiện ở miền núi rất phức tạp

và ña dạng, cần phải áp dụng những phương pháp tiếp cận tổng hợp và ña
dạng. Cần nâng cao hiệu quả sản xuất trên một ñơn vị ñất ñai, kể cả ñất thung
lũng, ñất ruộng bậc thang, ñất dốc và ñất rừng.
• Sự mất rừng:
Trong mấy thập kỷ qua, tài nguyên rừng ñã bị khai thác bừa bãi nên diện
tích che phủ giảm mạnh. Năm 1943, nước ta có khoảng 14,3 triệu ha rừng,
che phủ 44% diện tích thì năm 1990 chỉ còn 9,2 triệu ha, chiếm 28% diện tích.
ðấy là chưa kể sự suy thoái về chất lượng rừng. Tuy nhiên, hơn 10 năm trở lại
ñây, nhờ cố gắng chung ñặc biệt là cộng ñồng các dân tộc sinh sống với rừng
nên tài nguyên rừng ñã dần ñược phục hồi. Năm 2011, ñộ che phủ của rừng cả
nước ñã ñạt 39,7 % (Bảng 2.2), ñặc biệt ñộ che phủ của miền núi phía Bắc ñã
có sự tăng ñột biến (Bảng 2.1).

×