Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Quan hệ quốc tế ở châu âu thời cận đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.47 KB, 36 trang )

PHầN Mở đầU
Như Jacques Droz đó núi:”Lịch sử quan hệ quốc tế chính là việc nghiên cứu
sự xuất hiện và phát triển của các vấn đề lớn, chính sách đối ngoại của các
cường quốc”. khi nghiên cứu về quan hệ quốc tế khụng chớ sắp xếp một
cách có thứ tự các sự kiện quan trọng trong lịch sử loài người mà còn phân
tích chúng để đưa ra ánh sáng những lợi ích đan xen, những sự hợp tác được
che đậy khéo léo. Và công cụ quan trọng nhất của quan hệ quốc tế là ngoại
giao_là một hoạt động đặc biệt mà mỗi quốc gia sử dụng để phục vụ cho
chính sách đối ngoại của mình.
Lịch sử ngoại giao thời Cận đại bao trùm khoảng thời gian từ thế kỷ XVI
đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất.
Quá trình hình thành quan hệ tư bản chủ nghĩa dần dần diễn ra ngay từ hậu
kỳ Trung đại. Bước thúc đẩy nhảy vọt cho quá trình này là những phát kiến
địa lớ cựng những cuộc xâm chiếm thuộc địa đầu tiên vào thế kỷ XV_XVI.
Quan hệ thương mại thế giới phát triển, quan hệ hàng hóa tiền tệ được củng
cố vững chắc. Các tuyến đường và trung tâm thương mại chuyển từ Địa
Trung Hải và biển Ban-tich sang bờ biển Đại Tây Dương. Kể từ lúc ấy,
những quốc gia nằm gần kề những trung tâm này bắt đầu đóng vai trũ chớnh
trong quan hệ quốc tế của châu Âu. Đó là những quốc gia Bồ Đào Nha, Tây
Ban Nha, Pháp và Anh. Trong chính sách đối ngoại của các quốc gia này,
đóng vai trò quyết định là lợi ích của chế độ quân chủ cha truyền con nối và
khát vọng tham tàn của giai cấp quý tộc phong kiến. Thế nhưng giai cấp tư
sản đang lên mà lợi ích của họ gắn với việc xâm chiếm thị trường mới,
chiếm lĩnh thuộc địa, bảo đảm ưu thế thương mại của nước mình, vẫn gây
ảnh hưởng ngày một mạnh mẽ lên chính sách nói trên. Những lợi ích đó có
1
thể ẩn tàng, là cơ sở của phần lớn các cuộc chiến tranh diễn ra ở châu Âu
thời Cận đại và là nội dung của hầu hết các điều ước quốc tế thời bấy giờ.
Ngoại giao châu Âu khi đó cũng phục vụ chính những mục tiêu trên.
Về cơ bản, ngoại giao thời đó vẫn thuộc độc quyền của các chế độ quân chủ
chuyên chế. Chỉ riêng ở Anh, nhất là sau cách mạng tư sản, Quốc hội đó cú


những ảnh hưởng ngày càng sâu đậm lên chính sách đối ngoại của nước này.
Thế nhưng bước ngoặt thực sự trong lĩnh vực này chỉ được thực hiện ở Pháp
cuối thế kỷ XVIII. Cách mạng tư sản Pháp 1789 đã tuyên bố nguyên tắc
mới, đó là nguyên tắc quyền dân tộc tối thượng trong tất cả các vấn đề chính
trị đối nội và đối ngoại. Lẽ đương nhiên ở đây dân tộc được đánh đồng với
giai cấp tư sản chiến thắng.
Nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử quan hệ ngoại giao châu Âu thời Cận đại là
một công việc phức tạp nhưng rất hay và đầy bất ngờ. Chúng ta phải tập
trung vào mối quan hệ, mâu thuẫn, sự hợp tỏc…giữa 3 khu vực trên thế giới
với những quốc gia điển hình: khu vực Tây Âu xảy ra xung đột giữa 4 cường
quốc hàng đầu là Tây Ban Nha, Pháp, Anh và Hà Lan; khu vực Đông và
Nam Âu gồm Áo, Nga, Pháp( theo đạo Thiên Chúa) với Ôttoman( theo đạo
Hồi); khu vực Đông và Bắc Âu là các cường quốc Nga, Blan, Thụy Điển
tranh giành quyết liệt để giành quyền kiểm soát biển Ban-tớch. Quan hệ,
mâu thuẫn giữa các cường quốc đế quốccuar 3 khu vực trên tồn tại song
song, đan xen và tạo nên nhiều liên minh phức tạp trong quan hệ quốc tế ở
châu Âu thời Cận đại.
2
PHẦN NÉI DUNG
Chương 1
Những nét đặc trưng về quan hệ quốc tế và sự hình thành quan hệ quốc tế
trên phạm vi thế giới.
1.1.Khái quát chung.
Quan hệ quốc tế là quan hệ chính trị giữa nhà nước này với nhà nước khác
và sự tổng hợp của các mối quan hệ trờn cỏc lĩnh vực kinh tế- chính trị- văn
hóa- xã hội của các chủ thể hành động trong cộng đồng quốc tế. là công việ
chính trị quốc tế mà cá nhà nước và các tập đoàn chính trị tham gia, là tổng
hợp những chế định quốc tếvaf hình thức hoạt động quốc tế.
Quan hệ quốc tế được coi là một khoa học hay nghệ thuật thương lượng
hoặc khoa học về các mối quan hệ quốc tế gồm toàn bộ hệ thống các lợi ích

được nảy sinh trong mối quan hệ giữa các dann tộc, có mục đích trực tiếp là
nhằm giữ gìn hòa bình, đảm bảo sự hòa hợp giữa các quốc gia.
Như đã nói ở phần trước, công cụ quan trọng nhất của quan hệ quốc tế là
ngoại giao. Lịch sử ngoại giao thời Cận đại đã được chuẩn bị bởi những
thành quả của sự phát triển tư bản chủ nghĩa nổi lên rõ rệt ở châu Âu ngay từ
thời có những phát kiến địa lí. Từ đó trở đi, quan hệ ngoại giao giữa các
nước, các khu vực, các tổ chức chính trị…trở nên sôi động, phức tạp và đầy
bất ngờ trên toàn thế giới mà trọng tâm là châu Âu.
Từ khi hình thành các quốc gia đã sớm xuất hiện mối giao lưu giữa các
nước gần nhau do nhu cầu qua lại, kết thân, buôn bán và tiến hành nhưnhx
cuộc chiến tranh giành giật đất đai mở rộng lãnh thổ. Trong điều kiện của
nền kinh tế tự nhiên, việc buôn bán giữa cỏc vựng miền chưa phát triển thì
3
vấn đề thương mại chưa trở thành mặt chủ yếu trong mối quan hệ giữa các
nhà nước. nổi lên vẫn là những cuộc chiến tranh bành trướng diễn ra liên
miên, có khi được tiến hành dưới danh nghĩa tôn giáo qua các cuộc Thập tự
chinh. Khi nhà nước lớn mạnh thì những mối quan hệ giữa quốc gia với
quốc gia ngày càng phát triển, đa dạng và phức tạp. Những cuộc chiến tranh
bành trướng ở châu Âu cũng như châu Á đã làm xuất hiện những đế quốc
chiếm lĩnh cả một vùng đất đai rộng lớn, thu phục nhiều vương triều nhỏ bé
thành chư hầu, xác lập quyền lực và uy thế của Đế chế( như Đế chế
BaTu(550-330TCN), Đế chế HiLap, LaMa…).
Những phát kiến địa lí đã tác động mạnh mẽ vào sự biến đổi ở châu Âu và
châu Nĩ trong các thế kỷ XVI-XVII. Hai quốc gia đi tiên phong trong những
cuộc thám hiểm trở thành hai nước giàu có nhờ vào việc thiết lập hệ thống
thuộc địa và cướp bóc, vơ vét của cải ở những vùng mới khám phá. Người
Bồ Đào Nha đặt ách thống trị thực dân ở một số nơi thuộc ven biển châu
Phi( Ănggola, Mụdambich, Ghine Bitxao) và lập thương điếm ở Ấn Độ,
Malacca, Macao…một phần lãnh thổ Nam Mỹ là Braxin cũng thuộc Bồ Đào
Nha sau cuộc thám hiểm của nhà hàng hải Cabran( Pedro Alvares Cabral)

năm 1500. Người Tây Ban Nha từ các hòn đảo đặt chân đầu tiên thuộc vùng
biển Ăngti đã lần lượt xâm nhập Mờhico rồi lan xuống hầu khắp vùng
Trung-Nam Mỹ. Quần đảo Philippin ở Đông Nam Á cũng thuộc về Tây Ban
Nha cho đến năm 1898 thì chuyển sang tay Mỹ. Tiếp theo là các cuộc chinh
phục thuộc địa của người Hà Lan, Anh, Pháp và các nước châu Âu khỏc trờn
cỏc phần còn lại của châu Á, châu Phi và Mĩ la tinh. Cùng với những thành
tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, quá trình chinh phục
thuộc địa được coi là hoàn thành vũa cuối thế kỷ XIX, khi không cũn vựng
đất nào khong bị người phương Tây xâm chiếm. Do vậy, cuộc đua tranh
4
giành giật lại thuộc địa giữa các nước thực dân đã trở thành nội dung quan
trọng trong quan hệ quốc tế.
Đến lúc này, mối quan hệ quốc tế đã vượt qua khuôn khổ nhỏ hẹp giữa
một số nước trong từng khu vực mà liên quan đến nhiều quốc gia thuộc các
châu lục, xoay quanh nhiều vấn đề trên phạm vi thế giới.
Kể từ cuối thế kỷ XV, châu Âu bước vào giai đoạn mới của quan hệ quốc
tế. Thời gian này, những quốc gia lớn đã hình thành như: Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha, Pháp, Ba Lan, Áo( đất đai thừa kế của dòng họ Hỏp-xbua) nổi lên
trong khuôn khổ của đế quốc La Mã thần thánh của dân tộc Đức, Thổ Nhĩ
Kỳ, những quốc gia Xcăng-đi-na-via nhỏ hơn một chút- Đan Mạch, Thụy
Điển, Nauy- và những công quốc Tây Đức nhỏ xíu, những nước cộng hòa
thành thị Italia, những chính thể bạo chúa và những quốc gia nhỏ bộ…làm
thành bức tranh chính trị đầy đủ của châu Âu. Tại miền đụng chõu Âu, quốc
gia Mat-xcơ-va rộng lớn bước lên vũ đài chính trị châu Âu kể từ nửa sau thế
kỷ XVI. Từ giai đoạn này trở đi, sau khi hoàn thành công cuộc thống nhất
chính trị quốc gia Mat-xcơ-va ít nhiều đã trỏ thành một nhà nước tập quyền,
rồi sau đó là quân chủ chuyên chế.
Tóm lại, quan hệ quốc tế ở châu Âu thời Cận đại bao gồm những mối
quan hệ, mâu thuẫn phức tạp, chằng chéo giữa các quốc gia; là sự thôn tính,
bành trướng và xâm lược cỏc vựng đất mới ở châu Á, châu Phi, Mĩ la tinh, là

sự giành giật thuộc địa giữa các nước thực dân với nhau…Cuối cùng đi tới
những quy định, bản hiệp ước hay hòa ước nhằm đạt được ít nhiều quyền lợi
về quốc gia mình; thậm chí mâu thuẫn, tranh giành giữa các đế quốc đã dẫn
tới cuộc chiến tranh toàn thế giới với những thiệt hại không thể kể hết.
5
Chương 2
Quan hệ quốc tế ở châu Âu thời cận đại( thế kỷ XVI_1918)
1. Quan hệ quốc tế ở châu Âu trong thời kỳ đầu của lịch sử Cận đại( thế
kỷ XVI đến chiến tranh Phỏp-Phổ 1871).
Vào thế kỷ XVI, sau khi phát hiện Tân lục địa và con đường biển sang Ấn
Độ, trước mắt các cường quốc phương Tây lần đầu tiên nảy sinh gay gắt vấn
đề đánh chiếm thuộc địa và mở rộng các lãnh địa hải ngoại. Cuộc đấu tranh
ở châu Âu càng phức tạp thêm do đấu tranh ở thuộc địa. Từng cuộc xung đột
ở châu Âu đều kéo theo sự thay đổi trong những lãnh địa thực dân của các
cường quốc phương Tây.
Vào thế kỷ XVI, Pháp và Tây Ban Nha là những nước thực dân mạnh
nhất ở châu Âu. Từ nửa sau thế kỷ XVI, tiềm năng thực dân của Anh bắt đầu
tăng lên. Cũng vào nửa sau thế kỷ XVI nổ ra cuộc cách mạng tư sản Hà Lan-
Vựng đất thấp- chống lại ách thống trị của Tây Ban Nha, thành lập cộng hòa
Hà Lan. Đấu tranh giữa Pháp và Tây Ban Nha trên lục địa châu Âu, cạnh
tranh giữa Anh và Tây Ban Nha giành quyền thống trị trên biển- đó là nội
dung cơ bản trong quan hệ quốc tế ở phía Tây châu Âu thế kỷ XVI. Kết quả
cuộc đấu tranh này là Tây Ban Nha suy yếu, lực lượng bị mất mat trong cuộc
cạnh tranh với Anh và nhất là trong cuộc đấu tranh với thần dân Vùng đất
thấp của mỡnh, cũn Anh, Pháp và Hà Lan lại mạnh lên. Vào thế kỷ XVII,
Pháp trở thành cường quốc hùng mạnh nhõt trờn lục địa và có tham vọng bá
quyền ở châu Âu; trong thế kỷ này cũng diễn ra cuộc cách mạng tư sản ở
Anh. Bắt đầu cuộc chiến tranh giữa hai cường quốc biển Anh và Hà Lan để
giành quyền thống trị mặt biển, cuộc tranh chấp này được giải quyết theo
hướng vó lợi cho Anh. Vào thế kỷ XVIII, Anh chỉ còn lại một đối thủ ở châu

6
Âu, đó là Pháp. Trong cuộc đấu tranh giữa hai nước diễn ra trong suốt thế kỷ
XVIII, Pháp vẫn là cường quốc mạnh nhất lục địa, nhưng bị mất phần lớn
các thuộc địa hải ngoại. Nước Anh vào cuối thế kỷ XVIII không chỉ trở
thành một cường quốc biển và thực dân số một ở châu Âu, mà còn dần dần
trở thành một” công xưởng của thế giới” sản xuất hàng hóa cho khắp thế
giới. Đến cuối thế kỷ XVIII. Phổ và phần nào Áo bắt đầu có địa vị trên
trường chính trị quốc tế.
Có thể chia lịch sử quan hệ quốc tế và ngoại giao thời kỳ này ở châu Âu
thành các thời kỳ như sau:
a. Thời kỳ Tây Ban Nha chiếm ưu thế ở châu Âu, bao trùm gần hết thế
kỷ XVI. Đồng thời đây còn là thời kỳ của những cuộc chiến tranh tôn
giáo khốc liệt mà Tây Ban Nha tham dự với tư cách là thành lũy của
phe phong kiến-tư bản phản động. Ở miền Tây châu Âu là thời kỳ đối
đầu và đấu tranh giữa Pháp và Tây Ban Nha.
b. Thời kỳ bá quyền của Pháp ở châu Âu. Đỉnh cao của nó là Hòa ước
Vột-pha-li-a( Westphalia)(1648) và chính sách đối ngoại của Lui XIV
liên quan tới nó. Đõy cũng là thời kỳ đấu tranh căng thẳng giữa Pháp
với Hà Lan, thời kỳ hoạt động ngoại giao thành công rực rỡ của nước
cộng hòa Hà Lan trẻ tuổi cùng những đại diện của nó; Thời kỳ nước
Anh mạnh lên đáng kể, nhất là sau cuộc cách mạng tư sản thế kỷ XVII
và vai trò của nước Anh tăng lên ở châu Âu.
c. Thời kỳ thứ ba gần như trùng với thế kỷ XVIII. Đây trước hết là thời
kỳ đấu tranh giữa Pháp và Anh giành thuộc địa và giành địa vị số một
trong đời sông chính trị thế giới. Vào thời kỳ này, tại miền Đụng chõu
Âu xuất hiện đế quốc Nga non trẻ với tư cách là thành viên thường
xuyên tham gia quan hệ quốc tế.
7
d. Sang thế kỷ XVIII, bước sang thế kỷ XIX là hàng loạt những quan hệ
chằng chéo tiếp diễn giữa các đế quốc, mở đầu là việc triệu tập Hội

nghị Viên giữa các nước đồng minh thắng Pháp( năm 1815) đem lại
nền hòa bình mới nhưng không phải là nền hòa bình chõn chớnh…Nổi
lờn trong quan hệ quốc tế là quốc gia Mat-xcơ-va Nga và “Vấn đề
Phương Đụng”
Những mâu thuẫn, tranh chấp trên trở thành điển hình, chủ đạo trong quan
hệ ngoại giao giữa các đế quốc và là những vấn đề chính yếu trong quan hệ
quốc tế.
1.1. Thời kỳ hưng thịnh của Tây Ban Nha ở châu Âu.
Vào thế kỷ XV, khi nước Anh còn là một đất nước nhỏ với 3,5 đến 4 triệu
dân, đứng đầu châu Âu thời đó là Pháp và Tây Ban Nha, hai cường quốc đã
hoàn thành việc thống nhất lãnh thổ vào đầu thế kỷ XVI ( Pháp khoảng 15
triệu dân, Tây Ban Nha 10 triệu dân). Tình hình đời sống quốc tế thế kỷ XVI
đã đua Tây Ban Nha lên vị trí số một.
Nhờ tài xông xáo của người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, cuối thế kỷ XV
đã phát hiện ra Lục địa mới_chõu Mỹ (1492) và con đường biển sang Ấn Độ
(1498), đã khiến cho hai nước này trở nên cực kỳ giàu có. Lãnh địa Tây Ban
Nha bao gồm những thuộc địa mới phát hiện, thêm Đức, Italia cùng những
vùng đất bên kia đại dương…khiến người ta nói mặt trời không bao giờ lặn
trên lãnh địa của Sỏclơ I (vua Tây Ban Nha). Đây thực sự là một đế quốc thế
giới rộng lớn chưa từng thấy ở châu Âu thời bấy giờ. Thế nhưng tính chất
phong kiến thuần túy của Tây Ban Nha_cơ sở của đế quốc này, đó xỏ định
trước cơ cấu toàn bộ chế độ quân chủ của Sỏclơ I cũng như phương hướng
chính sách đối ngoại của ông ta.
Chính sách đối ngoại của Sỏclơ V( gọi theo tư cách là hoàng đế Đức) nổi
bật lên ở sự kết hợp kì lạ giữa tính hiện thực và hoang đường. Đó là chính
8
sách phục hồi lại câu chuyện hoang đường thời trung cổ về một quốc gia Ki
tụ giỏo thống nhất rộng lớn. Mục tiêu có tính “lý tưởng” của chính sách này
nhằm che đậy cỏi tớnh hiện thực thô thiển nhất_ hệ thống những cuộc chiến
tranh xâm chiếm và cướp bóc. Tư tưởng chính trị về một nền quân chủ toàn

thế giới mà Sỏclơ V ấp ủ chỉ là một điều không tưởng không hơn không
kém.
Trong các cuộc “cắn xộ” với các vương hầu khác của Đức, Sỏclơ V đã thể
hiện nghệ thuật ngoại giao lớn, mặc dù vậy ông ta vẫn chuốc lấy thất bại.
Ông ta dùng thủ thuật ngoại giao lôi kéo đồng minh về phía mình (đó là
vương công Đức mạnh nhất) và sớm giành được thắng lợi. Nhưng chớnh tờn
“Giu-đa phản Chỳa” đó âm mưu và bắt đầu chống lại Sỏclơ V. Với Hòa ước
tôn giáo Ô-gơ-xbua (1555) là một bước tiếp theo làm suy yếu quyền lực của
hoàng đế Sỏclơ V.
Một phương pháp ngoại giao tiêu biểu nữa của thời kỳ này là dùng hôn
nhân, là phương cách của nhiều bậc vua chúa thế kỷ XVI. Và Sỏclơ V dự
định mở rộng quyền lực và ảnh hưởng của triều đại mình bằng con đường
hôn nhân. Nhưng thời cận đại khi những vùng đất phong kiến lâu đời đã
biến thành những quốc gia dân tộc, thì việ thực hiên những biện pháp chính
trị bằng con đường hôn nhân ít có điều kiện thuận lợi để thành công. Do đó,
âm mưu của Sỏclơ V đã sụp đổ, bản thân ông ta phải từ bỏ ngai vàng và lui
vào tu viện.
Kế nhiệm Sỏclơ V là Philip II. Chính sách của Philip II khác người cha
nhưng cũng hoang đường chẳng kém. Ông ta tin tưởng tuyệt đối vào sự
vững chắc của quyền lực chế độ chuyên chế và giáo hội Gia tụ giỏo, đó áp
đặt chế độ cai trị kiểu Tây Ban Nha lên toàn bộ phần đất trong cái quốc gia
mênh mông của mình, bài xích đạo Tin lành, không từ thủ đoạn nào để đạt
được mục đích.
9
Chính sỏch đú áp dụng vào Hà Lan đã gieo mầm thúc đẩy cho cuộc cách
mạng tư sản thành công đầu tiên ở châu Âu. Còn đối với Pháp, chính sách
của Philip II khụng gõy hiệu quả, cả ở Anh cũng vậy. Những chính sách của
Philip, đúng hơn đó là hiện thân của chính sách đầy tham vọng của giai cấp
phong kiến nhằm chống lại quá trình phát triển tư bản của châu Âu, bị sụp
đổ ở khắp mọi nơi.

Nếu như Tây Ban Nha từ cuối thế kỷ XVI đã bắt đầu đi vào suy thoái kinh
tế, để rồi 50 năm sau kéo theo suy thoái chính trị, thì chế độ quân chủ
chuyên chế của Pháp hình thành dưới thời Lui XI đang ở thế đi lên trong
suốt thế kỷ XVII.
Lịch sử của nền ngoại giao Anh thế kỷ XVI rất khác với ngoại giao Pháp.
Ở Pháp chế độ quân chủ chuyên chế mạnh hơn bất kỳ nơi nào. Trái lại, ở
Anh ngay vào lúc quyền lực hoàng gia được củng cố mạnh nhất, thì Quốc
hội, nơi các quận công ( lord ) và tư bản thương nghiệp thống trị, vẫn không
ngừng tồn tại, gây sức ép và hạn chế quyền lực của nhà vua. Tầng lớp quý
tộc và tư sản ngay từ thế kỷ XVI đã chiếm lĩnh đỉnh cao lãnh đạo trong nền
kinh tế đất nước, đến thế kỷ XVII đã thực hiện cuộc cách mạng tư sản; trật
tự mới do nó thiết lập đã mở ra những chân trời mới cho quá trình phát triển
tiếp theo của chủ nghĩa tư bản.
Vào nửa cuối thế kỷ XVI, Anh tiến hành cuộc chiến tranh quyết kiệt với
Tây Ban Nha. Cũng thời gian này, các nhà ngoại giao Anh tiến hành một
chính sách hết sức nhất quán tại các triều đình vua chúa châu Âu. Tính nhất
quán này chứng tỏ giai cấp thống trị nhận thức rất rõ những mục tiêu của
mình, điều mà chỉ có một giai cấp thống trị mạnh, đang ở thế đi lên mới có
được.
1.2. Thời kỳ bá quyền của Pháp ở châu Âu thế kỷ XVII. Chiến tranh 30
năm (1618_1648) và Hiệp ước Vetxphalia.
10
Nếu như vào thế kỷ XVI Tây Ban Nha đóng vai trò hàng đầu trong quan
hệ quốc tế ở châu Âu, thì sang thế kỷ XVII có thể nói về quyền bá chủ thực
sự của nước Pháp, chí ít là trên lục địa. Pháp bước ra khỏi thời kỳ những
biến động nội chiến to lớn vào nửa cuối thế kỷ XVI với tư cách một chế độ
quân chủ chuyên chế hoàn chỉnh và vững mạnh. Giai cấp nông dân đông đảo
và giai cấp tư sản giàu có là tiềm lực của Pháp. Những phương tiện ấy cho
phép vua Phỏp cựng giai cấp quý tộc thi hành một chính sách đối ngoại năng
nổ, đưa nước Pháp lên vị trí hàng đầu ở châu Âu.

Ngoại giao của nước Pháp được tổ chức tương đối quy củ. Chính khách
có ảnh hưởng và là người đặt nền móng của ngoại giao Pháp là Hồng y giáo
chủ_Tể tướng Risơliơ dưới thời Lui XIII (1610-1640). Ông là người đề ra
những nguyên tắc có tác dụng dẫn đường cho ngoại giao Pháp phát triển, đó
là: chính sách của bất kỳ một chính phủ nào không thể đi đến thành công
nếu không giành được sự ủng hộ của dư luận quốc gia; quyền lợi của quốc
gia phải được đặt lên trên tất cả mọi quan niệm, sự thiên kiến tình cảm, học
thuyết hay lý tưởng; sự cân bằng chính trị giữa các cường quốc là cách duy
nhất đảm bảo sự yên ổn và an toàn của các cường quốc châu Âu; các hoạt
động thương lượng ngoại giao cần phải tạo hoạt động thường xuyên, chúng
không chỉ là kết quả của một sự kiệ ngẫu nhiên mà là một hành động có ý
thức, chúng không nên bị ngắt quãng trong thời bình cũng như khi có chiến
tranh, bởi các cuộc thương lượng có nghĩa là việc điều chỉnh những vấn đề
còn đang bất đồng, chúng là phương tiện của sự thông tin; hiệp định cần
phải được kí kết với trách nhiệm cao nhất và khi đó kớ kết rồi thì cần tuân
thủ một cách nghiêm túc nhất, chúng cần phải bao gồm những điều khoản rõ
ràng trong đó phải loại trừ bất cứ sự gian trá, suy diễn nào mà sau đó chúng
có thể mang đến sự căng thẳng; đại sứ (sứ thần) tuyệt đối không được xa rời
11
sự hướng dẫn của đấng tối cao, bởi nó có thể thỏa hiệp những ý định tốt đẹp
của đấng tối cao của mình.
Trong lĩnh vực chính trị đối ngoại và ngoại giao, ông là người kế tục
chính sách “hiện thực” của Hen-rớch IV, tìm kiếm “những biên giới tự
nhiờn” của nước Pháp, phản ánh toàn bộ tiềm lực đang lên của nền quân chủ
Pháp và duy trì thế “cõn bằng chính trị” nhằm làm suy yếu triều đại Háp-
xbua-đú là cơ sở cho chính sách ngoại giao của ông. Và Ri-sơ-li-ơ hành
động không phải chỉ bằng vũ khí mà bằng cả sự tuyên truyền (thời kỳ Ri-sơ-
li-ơ đánh dấu sự xuất hiện tờ báo đầu tiên). Trong “di chỳc chớnh trị” của
ông ta ghi lại một câu như sau: “Mục đích khi còn tại vị của ta là trả lại cho
Ga-li-a vùng cương vực mà thiên nhiên đã ban cho xứ ấy, trả lại vị đế vương

Gụ-loa cho người Gụ-loa, đặt nước Pháp vào vị trí của xứ Ga-li-a và vào bất
kỳ nơi nào từng là xứ Ga-li-a cổ, tạo dựng nên nước Pháp mới”.
Vào thời kỳ Ri-sơ-li-ơ còn đang làm tể tướng (1624-1642), nguy cơ mới
về một vương triều Hỏp-xbua mạnh lên lại lơ lửng trên đầu nước Pháp.
Dòng họ Hỏp-xbua lại bắt đầu nhòm ngó Đức, mưu toan thiết lập lại ảnh
hưởng và vương quyền đã bị cuộc cải cách làm cho suy yếu. Đầu thế kỷ
XVII, dòng họ Hỏp-xbua đang nắm quyền kiểm soát Rụma_Giộcman thần
thánh (Đức), kiểm soát cả khu vực rộng lớn Tây Ban Nha, khiến các quốc
gia khác ở châu Âu lo ngại bởi nguy cơ dòng họ Hỏp-xbua nắm quyền thống
trị châu Âu.
Tữ đầu thế kỷ XVII, cuộc chiến tranh giành giật quyền lực giữa các quốc
gia mang màu sắc tôn giáo lan rộng ở châu Âu. Dũng Hỏp-xbua ra sức củng
cố thế lực của đạo Thiên Chúa, đàn áp những người theo đạo Tin Lành. Năm
1618, những người Bụ-hờ-mi-a chống lại các sứ giả của Hoàng đế La Mã
thần thánh, đã làm bùng nổ cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm (1618-1648).
Khởi đầu là những trận chiến từ nước Đức giữa hai lực lượng tôn giáo thuộc
12
phái Tin Lành và phái Thiên Chúa, dần dần lôi cuốn nhiều nước châu Âu
tham chiến. Đó là cuộc chiến tranh giữa hai thế lực: một bên là dòng họ
Hỏp-xbua đang thống trị đế quốc La mã thần thánh cùng Tây Ban Nha và
các công quốc ở Đức theo đạo Thiên Chúa; bên kia là các công quốc cũng ở
Đức theo đạo Tin lành với sự tham gia của Đan Mạch, Thụy Điển và Pháp.
Thụy Điển và Pháp tuy là quốc gia theo đạo Thiên Chúa giáo nhưng lại đứng
về phe Tin lành Đức nhằm hạn chế sự bành trướng thế lực của dòng họ Hỏp-
xbua. Điều đó cho thấy về thực chất, đây không hẳn là cuộc chiến tranh vì
mục tiêu tôn giáo mà là cuộc đấu tranh giữa sự khặng định quyền lực của
các nhà nước đang lớn mạnh với sự thống trị của dòng họ Hỏp-xbua trong
đế chế.
Tháng 10 năm 1648, Hiệp ước Vetsphalia được ký kết giữa hai bên tham
chiến, kết thúc cuộc chiến với thắng lợi của các nước Đan mạch ,Pháp, Thụy

Điển.cững trong dịp này, nền độc lập cua Hà Lan ,THụy Sĩ được công nhận.
Hiờp ước Vetsphalia là văn bản xác nhận sự hình thành hệ thống các quốc
gia độc lõp và co chủ quyen ở châu âu. No đánh dấu một bước tiến quan
trọng là quốc gia đã trở thành chủ the cơ bản trong quan hệ quốc tế. Có thể
nói một cách khác hiệp ước Vộtphalia dó mở đầu cho việc hình thành một”
trạt tự thế giúi” o đó địa vị chủ thể của cỏc quụcs gia đã được xác lạp, dần
dần xuất hiện một số “nước lớn”co vai trò chi phối những biến động trong
quan hệ quốc tế.

Trong quá trình đấu tranh giành quyền bá chủ chõu õu của Pháp ,Lui
XIV (1643-1715) là người đã đưa Pháp đến đỉnh cao của chế độ quân chủ
chuyên chế.
13
Bối cảnh quốc tế vào thời kì đầu trị vì của Lui XIV(1661 độn 1683)
hết sức thuận lợi cho nước Phỏp.Hũa ướ Vetsphalia cho thấy những kẻ thù
truyền kiếp của Phỏp –dũng họ Hapxbua ở Đức va Tây ban nha đã hoàn toàn
bị đánh quỵ. Dòng họ xtiu-uot trung hưng o Anh (1660)va chính sách phản
động của vương triều đã làm suy yếu vai trò quốc tế của đất nước vừa mới
trải qua cuộc cách mạng tư sản này. Vua Anh Saclo II vốn liên tục tranh
chấp với quốc hội , đó tỡm chỗ dựa bên ngoài để chống lại các thần dân của
mình và co thể nói đã ăn nhờ vua Pháp ở châu Âu, Pháp không còn đối thủ
nào đáng kể, triều đình Pháp là triều đình cường thịnh bậc nhất chõu õu,
tiếng Pháp được lấy làm ngôn ngữ chính thức của ngoại giao và các văn kiện
quốc tế.
Trong thời gian cầm quyền, Lui XIV tiến hành chiến tranh liên miên,
những cuộc chiến tranh có tính chất kiểu mẫu xét theo quan điểm lịch sử
ngoại giao. Lui XIV có người giúp việc đắc lực là quan tổng thanh tra tài
chính Cụnbe, nhà hoạt động quốc gia lỗi lạc của Pháp thế kỷ XVII. Cụnbe
đó thống nhất luật pháp, tổ chức lại nền tài chinh, phát triển công thương
nghiệp, hàng hải và thuộc địa. Nhờ đó tiềm lực mọi mặt, đặc biệt là kinh tế

của Pháp rất mạnh giúp Lui XIV thu được những thắng lợi lớn trong ngoại
giao.
Hòa ước Ni-mờ-gơ (1679) đánh dấu thời kỳ cường thịnh nhất của
nước Pháp ở châu Âu. Lợi dụng tình trạng suy yếu chính trị của đế chế Đức ,
Lui XIV bắt đầu sát nhập những vùng lãnh thổ Đức giáp giới với Phỏp…Đế
chế và Tây Ban Nha theo Hiệp định tại Rờghenxbua (1684) phải thừa nhận
cho Lui XIV làm công việ sát nhập trên.
Việc Pháp tiếp tuc mạnh lên đã làm cả châu Âu náo động, lo ngại. Hà
Lan đứng ra thành lập liên minh chống Pháp. Trong cuộc chiến tranh Hà Lan
(1672), để bảo vệ nền độc lập của mình, nhân dân Hà Lan đã anh dũng mở
14
các cống và phỏ cỏc đê ngăn nước biển làm cho phần lớn đất đai ngập nước,
thành thị biến thành những hòn đảo. Nhờ sự hy sinh này, người Hà Lan đã
chặn được sự tấn công của quân Pháp.
Sau cuộc chính biến 1688-1689, từ chỗ đứng trung lập hoặc là đồng
minh của Pháp, Anh trở thành địch thủ của Pháp. Xung quanh nước Pháp là
một vòng vây kẻ thù. Từ đõy Pháp đi vào một cuộc chiến tranh kéo dài với
Anh, với liên minh toàn châu Âu chống Pháp hình thành ngay sau đó. Chiến
tranh kéo dài 9 năm (1688-1697), theo Hòa ước 1697, Lui XIV phải thừa
nhận Vinhem-Orangiơ làm vua Anh, trả lại phần lớn những đất đai chinh
phục từ Hòa ước Nimegơ.
Thế lực của Pháp dừng lại. Đến nửa sau triều Lui XIV, một thời kỳ
mới trong lịch sử ngoại giao châu Âu bắt đầu. Mà đặc điểm là sự tăng cường
địa vị quốc tế của Anh, nhờ cuộc đấu tranh chống Pháp nhằm chiếm ưu thế
trong việc xâm chiếm thuộc địa. Năm 1701, cuộc chiến tranh thừa kế Tây
Ban Nha bùng nổ và kéo dài 13 năm, kết quả Pháp thất bại, không những
mất ưu thế ở châu Âu, Phỏp cũn bị kiệt quệ, hao người tốn của, sức lực của
nhân dân bị phung phí vô ích.
Nhìn lại toàn bộ chính sách đối ngoại của Lui XIV, đến khi vua chết
(1715), nước Pháp được mở rộng hơn, có những biên giới vững mạnh hơn .

Nhưng, chính sách bành trướng của “vua mặt trời” đã hao phí rất nhiều sinh
mạng và tiền của; sự phát triển của thế lực hàng hải bị đình trệ rồi thụt lùi ,
còn cơ sở thuộc địa ở châu Mỹ thỡ cú những dấu hiệu tan rã. Sự xa hoa của
triều đình không che dấu nổi sự cùng khổ khủng khiếp của nhân dân. Chế độ
quân chủ chuyên chế triều Lui XIV bước vào khủng hoảng suy yếu.
Cuộc cách mạng tư sản thế kỷ XVII ở Anh đã mở đường cho chủ
nghĩa tư bản trên đà phát triển mạnh mẽ, chuẩn bị bước vào giai đoạn cách
mạng kỹ thuật , giai đoạn công nghiệp hóa. Nhưng Pháp đang thâm nhập
15
khỏ sõu vào Ấn Độ, còn giữ và phát triển những vùng đất đai rộng lớn ở Bắc
Mĩ là Canada, Luidian và vùng Hồ Lớn. Anh muốn bẻ gãy sức phát triển đó
của Pháp ở châu Á và Bắc Mĩ. Anh và Pháp tích cực chuẩn bị chiến tranh
cướp giật nhau. Mùa thu năm 1775, 300 tàu Pháp và 800 lính thủy đã bị bắt
giữ. Chiến tranh giữa Anh va Pháp bùng nổ kéo dài 7 năm, gọi là cuộc chiến
tranh 7 năm (1756-1763).
Chiến tranh kết thúc bằng hai hiệp ước là: Hiệp ước Pari (10/2/1763)
và Hiệp ước Hu-bơ-xbuốc (15/2/1763). Pháp bị thiệt hại lớn, bị mất nhiều
vùng và phải bồi thường cho các nước… Chiến tranh 7 năm đã dẫn đến sự
thanh toán đất hải ngoại của Pháp, đồng thời Anh khẳng định bá quyền mặt
biển nói riêng và bá quyền thế giới nói chung của mình. Đó là sự thắng lợi
của chủ nghĩa tư bản trên đà phát triển đối với chế độ phong kiến đang
khủng hoảng. Chiến tranh 7 năm cũng làm cho nước Phổ quân phiệt phản
động tăng cường uy thế của mỡnh trờn nước Đức. Mặt khác 3 nước phong
kiến phản động Phổ, Áo, Nga đã cùng nhau kí kết phân chia Ba lan năm
1772 (lần thứ nhất), còn lần thứ hai là năm 1793, lần thứ ba là năm 1795.
1.3. Quan hệ quốc tế thời kỳ cách mạng Pháp đến hội nghị Viên (1789-
1815).
Những sự kiện quan trọng chi phối mối quan hệ quốc tế ở châu Âu từ
năm 1789 đến 1815 là cuộc Cách mạng tư sản Pháp và cuộc chiến tranh của
Napụlờụng; Kết thúc lịch sử một phần tư thế kỷ đầy biến động trong quan hệ

quốc tế châu Âu là sự thất bại của Napụlờụng và việc triệu tập Hội nghị
Viên năm 1815- Hội nghị ngoại giao lớn đầu tiên trên thế giới.
Cách mạng tư sản Pháp 1789 đã làm rung chuyển cả châu Âu và có
tiếng vang trên toàn thế giới, có ảnh hưởng mạnh mẽ với cách mạng của các
nước láng giềng với Pháp. Nhưng Áo, Nga, Phổ thì coi cách mạng Pháp là
16
kẻ thù nguy hiểm, lo ngại ảnh hưởng của nó sẽ làm lung lay chế độ quân
chủ. Nước Anh tư sản cũng chống lại cách mạng Phỏp vỡ không muốn có
đối thủ cạnh tranh trên thương trường. Sự thù địch với cách mạng Phỏp đó
tập hợp các nước chuyên chế lớn nhỏ ở châu Âu cùng nước Anh tư sản lập
liên minh chống Pháp.
Cuộc khủng hoảng ở Pháp năm 1792-1793 đã dẫn đến cuộc chính
biến ngày 9/11/1799, Napụlờụng trở thành Tổng tài thứ nhất, nắm mọi
quyền hành, năm 1804 thành lập Đế chế thứ nhất, lên ngôi Hoàng đế.
Trong suốt thời gian cầm quyền, Napụlờụng đã liên tiếp tiến hành
chiến tranh mở rộng lãnh thổ Pháp, xâm lược các nước, chống lại các liên
minh chống Pháp. Napụlờụng chỉ gặp thất bại trong chiến dịch tấn công
nước Nga, đó là cuộc chiến đấu nổ ra tháng 6/1812 với quân đội Nga do
Cutudốp chỉ huy. Ngày 30/5/1814, tại Pari đó kớ Hòa ước giữa các nước
chiến thắng và nước Pháp chiến bại. Pháp mất tất cả đất đai đã chiếm được
trong các cuộc chiến tranh cuối thế kỷ XVIII_ đầu thế kỷ XIX. Hòa ước
cũng quy định sẽ tiến hành một hội nghị quốc tế ở Viên để giải quyết những
vấn đề về chính trị và lãnh thổ có liên quan tới các nước châu Âu.
Sự sụp đổ của Đế chế Napụlờụng chấm dứt cả một thời kì chiến tranh
liên miên đã cướp đi 7 triệu sinh mạng. Đó là cuộc chiến tranh mang tính
chất xâm lược. Nhưng về khách quan, nó đó làm lung lay nền tảng của chế
độ quân chủ phong kiến nhiều nước châu Âu. Nhân dân các nước đã đấu
tranh thoát khỏi ách thống trị của nước Pháp tư sản. Nhưng không phải tất cả
các nước đú đó được giải phóng thực sự vì lực lượng đánh bại Napụlờụng là
một liên minh mà đại bộ phận là các quốc gia phong kiến phản động. Tiếp

theo sự sụp đổ của đế chế Napụlờụng là sự tỏn cụng điên cuồng của các thế
lực quý tộc và tăng lữ phản động trong từng nước cũng như trên lục địa châu
Âu.
17
Như vậy trong khoảng một phần tư thế kỷ (1789-1815), tình hình châu
Âu hết sức sôi động bởi thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp và ảnh hưởng
của nó với các nước châu Âu. Trục chính của mối quan hệ quốc tế xoay
quanh mâu thuẫn giữa các nước quân chủ phong kiến châu Âu cùng nước
Anh tư sản chống lại nước Pháp cách mạng. Khi Napụlờụng mở rộng cuộc
chiến tranh xâm lược toàn châu Âu, các liên minh chống Pháp hình thành
nhưng đều không ngăn được bước tiến quân của Napụlờụng. Phải đến thất
bại trên chiến trường nước Nga năm 1812, Đế chế của Napụlờụng mới đi
vào thoái trào và thất bại hoàn toàn tại trận Oatộclụ ở Bỉ (6/1815)_ lịch sử
châu Âu bước sang một thời kì mới.
Sau khi đánh bại Napụlờụng, cỏc nước đồng minh thắng Phỏp đó triệu
tập một hội nghị ngoại giao lớn nhất và quan trọng nhất từ trước đến nay ở
Viên (1814-1815) để thanh toán những cuộc chiến tranh kéo dài hơn 20 năm
đã từng làm đảo lộn trật tự xã hội cũ cũng như bản đồ châu Âu.
Mục đích của các nước tham gia hội nghị: một là, đàn áp những
phong trào dân chủ và dân tộc ở châu Âu, khôi phục trật tự phong kiến cũ ở
các nước đã từng bị Napụlờụng chinh phục; hai là, củng cố thắng lợi , nhăn
cản không cho nước Pháp quay trở lại Đế chế Napụlờụng, muốn vậy phải
mở rộng và tăng cường thế lực các nước có chung biên giới với Pháp, biến
các nước này thành hàng rào chống Pháp; ba là, thỏa mãn tham vọng xâm
chiếm đất đai, phân chia lãnh thổ các nước châu Au mà không đếm xỉa đến
nguyện vọng dân tộc và biên giới các nước.
Trong hội nghị, quyền lợi giữa các cường quốc lớn (Anh, Nga, Áo,
Phổ) trong việc chia sẻ châu Âu đã va chạm nhau kịch liệt và phải dàn xếp
rất gay go mới đi đến thỏa thuận được. Nền hòa bình mà Hội nghị Viên đem
lại không phải là một nền hòa bình chân chính. Những định đoạt phản động

18
và có tính chất cướp bóc của các Hiệp ước ở Viên năm 1815 đã bị nhân dân
châu Âu chống lại.
Để ngăn cản làn sóng cách mạng và để duy trì kết quả của Hội nghị
Viên, bọn vua chúa phản động ở châu Âu đã lập ra một tổ chức phản cách
mạng núp dưới danh nghĩa tôn giáo _ Liên minh thần thánh (26/9/1815).
Ngoài ra, 4 cường quốc lớn cũn kớ kết một liên minh quân sự bí mật
(20/11/1815) để cùng nhau chi phối châu Âu, chúng sử dụng những tổ chức
trên vào những mục đích đen tối. Liên minh thần thánh tồn tại không lâu,
những phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi ở các nước phương Tây trong
những năm 20-30 thế kỷ XIX và những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị giữa
các nước tham gia liên minh, đặc biệt là mâu thuẫn giữa Anh và Nga mà
quyền lợi đã nhiều lần va chạm ở châu Âu và Cận Đông sẽ làm cho nó tan
rã.
1.4.Quốc gia Mátxcơva Nga trong quan hệ quốc tế thời Cận đại.
Vào nửa sau thế kỷ XVI đến lượt quốc gia Mỏtxcơva bước lên vũ đài
quốc tế. Quốc gia này hình thành như một chính thể dân tộc từ trước đó 100
năm. Ban đầu nó chỉ mang một cái tên khiêm tốn “Đại công quốc
Mỏtxcơv”" dưới chính thể quân chủ phong kiến. Quốc gia mới, thống nhất
một khoảng không gian bao la miền Đông Âu dưới quyền lực của mình,
đang chiếm vị trí quốc tế nổi bật. Ngay từ cuối những năm 80 thế kỷ XV,
Đại công quốc Mỏtxcơva đã là một sức mạnh chính trị đáng gờm ở chân trời
châu Âu.
Vai trò to lớn của quốc gia Mỏtxcơva trong quan hệ quốc tế châu Âu
thế kỷ XVI và những hoạt động ngoại giao rộng lớn với châu lục này đồng
thời cũng kéo theo việc đặt vấn đề công nhận pháp lí lực lượng chính trị mới
hình thành ở phương Đông. Tự thân Ivan IV làm lễ đăng quang ngôi Sa
hoàng năm 1547 và tự nhận tước hiệu Sa hoàng (nghĩa là Hoàng đế), điều đó
19
đã xác định địa vị mà quốc gia này đang đòi hỏi giữa các cường quốc Cơ

đốc giỏo khỏc.
Sang thế kỷ XVII, Mỏtxcơva Nga phải giải quyết sự can thiệp quân sự
của Ba Lan và Thụy Điển vào nước mình.
Sau khi khắc phục những hậu quả can thiệp quân sự của Ba Lan và
Thụy Điển, quốc gia Mỏtxcơva vào những đời vua đầu triều đại Rụ-man-nốp
ít nhiều đã lấy lại những đường nét của một nền quân chủ chuyên chế hùng
mạnh. Kể từ thế kỷ XVII, nước Nga đóng vai trò đáng kể trong đời sống
chính trị của Đông Âu, đến mức không có một vấn đề quốc tế nào ở đây có
thể giải quyết mà thiếu sự tham gia của Mỏtxcơva.
Như vậy vào cuối thế kỷ XVII đã bắt đầu xác định vai trò của quốc
gia Mỏtxcơva như là một trong những cường quốc hùng mạnh của châu Âu.
Có 3 vấn đề quốc gia cơ bản đặt ra cho nước Nga cuối thế kỷ XVII: chưa
giải quyết xong vấn đề tái thống nhất cỏc vựng đất U-crai-na và Bờ-la-rut-
xia đang nằm dưới quyền cai trị của Ba Lan; vấn đề tiến ra vùng Pri-Ban tích
cũng không kém phần quan trọng; vấn đề đấu tranh chống Thổ Nhĩ Kỳ và
chư hầu của nó là Crưm. Cả 3 vấn đề đều xoắn xit lấy nhau hiến cho việc
giải quyết từng vấn đề càng trở nên rối rắm. Trong cuộc đấu tranh với Ba
Lan, đồng minh tự nhiên của Mỏtxcơva là Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ và Crưm.
Nhưng những nước này đồng thời cũng là đối thủ của Mỏtxcơva trong việc
giải quyết di sản Lớt-va_Ba Lan: Thụy Điển yêu sách vùng Pri-Ban tích
thuộc Ba Lan và đất Lớt-va, Thổ Nhĩ Kỳ và Crưm đòi U-crai-na. Mặt khác,
đấu tranh với Thụy Điển giành biển Ban-tớch lại đẩy Mỏtxcơva đi tới liên
minh với Rếch-chi Pốt-xpụ-li-tai-a và đòi hỏi phải thiết lập quan hệ hữu hảo
với vùng đất phương Nam theo Hồi giáo . Cũng như vậy chỉ có thể hành
động chống Thổ Nhĩ Kỳ khi đã liên minh với Ba Lan, nghĩa là phải từ bỏ U-
20
crai-na. Vào nửa cuối thế kỷ XVII, Mỏtxcơva buộc phải hành động trong
một tình hình quốc tế phức tạp như vậy.
Ngoại giao của Đế quốc Nga thế kỷ XVIII cũng vô cùng phức tạp. Sa
hoàng Pi-ốt I kế thừa hai vấn đề phức tạp nhất từ thế kỷ XVII: vấn đề Thổ

Nhĩ Kỳ và Thụy Điển. Giải quyết được vấn đề này hoặc vấn đề kia cũng có
nghĩa là mở đường ra biển: trường hợp thứ nhất – Biển Đen, trường hợp thứ
hai – Biển Ban-tớch. Những năm đầu tiên sau khi lên ngôi, Pi-ốt I dốc toàn
bộ sức lực giải quyết vấn đề Biển Đen. Biển Đen cho đến thời đó vẫn thuộc
nội hải của Thổ Nhĩ kỳ. Vương triều (Pooc-ta) Ốt-tụ-man, theo lối diễn tả
hình ảnh của một nhà ngoại giao, o bế nó, “như o bế một cô gái đồng trinh
và đức hạnh mà không ai dám động chạm đến. Xun-tan thà để cho ai đó vào
trong hậu cung của mỡnh, cũn hơn là đồng ý để cho tàu nước ngoài bơi trên
vùng nước Biển Đen; có họa là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ đi lộn đầu xuống đất
thì điều đó ới xảy ra”.
Pi-ốt I đã triển khai một cuộc vận động ngoại giao hết sức tích cực.
cuộc chiến tranh mà Nga tiến hành với Thụy Điển trong liên mih với các đối
thủ lâu đời của cường quốc này, lập tức biến thành một cuộc chiến tranh
toàn châu Âu. Giờ đây tất cả đều muốn có phần trong di sản của quốc gia
thất trận. Đồng thời ở đây cũng đặt ra vấn đề một cách gay gắt phải duy trì
nguyên tắc cân bằng châu Âu. Tại Ba Lan, Ô-guýt II nhanh chóng khôi phục
ngôi vị, Đan Mạch lại ra nhập liên minh hcoongs Thụy Điển, và đến năm
1714 Phổ (Bran-đen-buốc) lại bước vào cuộc chiến, đó kớ kết với Ha-nụ-vơ
một hiệp ước bảo đảm nền trung lập thiện chí. Trái lại, những quốc gia
thương mại như Anh và Ha Lan lại tìm cách không cho nước Nga mạnh lên
ở vùng Cận Ban-tớch, sợ hại đến việc buôn bán của họ. Bằng những gian kế
ngoại giao, hai nước này âm mưu làm gián đoạn quá trình mở rộng liên
minh chống Thụy Điển. Pháp lúc đó đang bận vào cuộc chiến tranh giành
21
thừa kế Tây Ban Nha nên không thể can thiệp tích cực vào công việc của
Bắc Âu; hơn thế nữa với ý đồ không cho Thụy Điển thất bại và ngăn ảnh
hưởng của Nga và Rếch-chi Pốt-xpoo-li-tai-a mạnh lên, Pháp thúc giục Thổ
Nhĩ Kỳ lên tiếng, mà Thổ Nhĩ Kỳ thì cũng đang rất lo lắng trước chiến thắng
của quân Nga. Sau khi ý định tìm kiếm ở châu Âu những đồng minh chống
Thổ Nhĩ Kỳ không thành, Pi-ốt lại sử dụng những mánh lới đã từng được

dựng vũa thế kỷ XVII. Nhà vua phát động tuyên truyền trong đám cư dân
theo Cơ đốc giáo trong Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ và kí kết hiệp ước với các chư
hầu Cơ đốc giáo của Xun-tan: tiểu vương Mụn-đa-vi-a và Va-lỏt-sơ. Chiến
dịch đánh lẻ không thành công đối với người Nga, nhưng nhờ có nghệ thuật
ngoại giao của viờn phú tổng lí P.P. Sa-phi-rốp cùng với việc mua chuộc đã
đạt được những điều kiện hòa ước tương đối nhẹ nhàng. Đổi lấy việc trả lại
biển A-dốp và nhiều vựng đát chiếm được năm 1700, Pi-ốt bảo đảm được
phần hậu phương của mình trong cuộc chiến tranh chống Thụy Điển nay mai
Thế là cuộc đấu tranh suốt một thế kỷ rưỡi giành giật vùng biển Ban-
tớch đó kết thúc có lợi cho Nga. Mỏc núi: “Cuộc chiến tranh Thụy Điển, xét
về mục tiêu cũng như kết quả và sự kéo dài của nó, ta có thể gọi một cách
đúng đắn rằng đây là cuộc chiến tranh chủ yếu của Pi-ốt Đại đế”.
22/10/1721, Pi-ốt I tự xưng là Hoàng đế _ là biểu hiện bề ngoài của
những thành công quốc tế của nước Nga đạt được trong suốt thời gian ông
trị vì. Lúc sinh thời Pi-ốt, chỉ có Hà Lan và Thụy Điển công nhận tước hiệu
này mà thôi.
Trong 3 vấn đề cơ bản đặt ra cho nước Nga thế kỷ XVII thì một vấn
đề Thụy Điển đã được giải quyết trọn vẹn dưới thời Pi-ốt I. Chỉ còn lại hai
vấn đề _ Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng là những vấn đề cốt lõi trong chính
sách đối ngoại của Nga suốt thế kỷ XVIII. Bên cạnh đó, vấn đề về “thế cân
bằng châu Âu” và ý đồ đóng vai trò quyết định trong công việc chung châu
22
Âu và duy trì uy tín quốc tế mà Nga giành được dưới thời Pi-ốt I, đã dẫn đến
một loạt biện pháp ngoại giao khác.
Vào cuối thời đại trị vì của Pi-ốt I, Tây Âu đã được chia thành hai
nhóm cường quốc đối địch nhau: Pháp, Anh và Phổ mùa thu năm 1725 đó
kớ hiệp ước nhằm chống Áo và Tây Ban Nha. Sự thống trị của Nga trên
vùng biển Ban-tớch tiếp tục làm cho Anh lo ngại, và việc này làm cho mối
quan hệ giữa hai quốc gia càng thêm căng thẳng, thậm chí dẫn đến việc xuất
hiện hải đoàn của Anh trên biển Ban-tớch thang 5/1726. Trong điều kiện

như vậy, Nga đương nhiên phải liên kết với Áo, nước này đồng thời cũng là
đồng minh của Nga chống Thổ Nhĩ Kỳ. Hiệp ước liên minh phòng thủ với
Áo đã được kí kết tháng 8/1726. Nhiệm vụ của Pháp kể từ thời điểm này trở
đi là tạo lập xung quanh Nga một vòng vây gồm các nước thù địch với Nga:
Thụy Điển, Ba lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Hai nhóm nước đã đụng độ với nhau ở
Ba Lan nhân vấn đề về người kế ngôi Ô-guýt II. Ở đây, Áo và Nga chống lại
Pháp và đồng minh của Pháp là Thụy Điển. Ô-guýt III con trai vị vua quá
cố, được đưa lên ngai vàng Ba Lan dưới sự ủng hộ của quân đội Nga. Trong
suốt thời gian xung đột về việc lựa chọn vua Ba Lan, giới ngoại giao Phỏp
đó gây sức ép mạnh mẽ với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm mục đích thúc đẩy Thổ lên
tiếng chống Nga. Về phía mình, chính quyền của Nữ hoàng An-na I-va-nốp-
na bằng cái giá là trả lại hco Ba Tư những vùng đất mà Pi-ốt I chiếm được,
đó kớ kết với quốc gia hùng mạnh Na-dia bản “Hũa ước vĩnh cửu” nhằm
chống lại Pooc-ta. Năm 1735 đã diễn ra cuộc chiến tranh tàn khốc giữa Nga
liên minh với Áo chống Thổ và Crưm. Cuộc chiến tranh kết thúc bằng bản
Hòa ước Bờ-ụ-grỏt bất lợi cho Nga, kí với sự trung gian của Pháp năm 1739.
Một trường hợp xung đột khác nữa chống hệ thống liên minh Anh _
Pháp là vùng biển Ban-tớch, nơi mà Thụy Điển đã lên tiếng chống Nga năm
1741do ảnh hưởng của giới ngoại giao Pháp. Chiến tranh kết thúc bằng hòa
23
ước A-bốt, càng củng cố và có phần mở rộng thêm những điều kiện của hòa
ước Nớt-sơ-tỏt…
Như vậy, ngoại giao của Nga trải qua các thế kỷ XVI,XVII,XVIII vô
cùng phức tạp, lúc thăng trầm khác nhau nhưng tựu chung lại là những cuộc
chiến tranh, tranh chấp giữa các đế quốc nhằm tranh giành ảnh hưởng tại
nhiều khu vực trờn các châu lục và hậu quả là những liên minh và hiệp ước
đã ra đời mà Nga đạt được nhiều quyền lợi nhưng cũng chịu nhiều thiệt hại
không kém các đế quốc khác.
1.5. Quan hệ quốc tế xung quanh “Vấn đề phương Đụng”.
Sự tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc châu Âu tập trung

xung quanh vấn đề phương Đông mà tâm điểm là vàng Ban-căng. Trong sự
tranh chấp này, Nga luôn luôn là một trong những đầu mối chủ chốt.
Có 3 yếu tố cơ bản làm xuất hiện “Vấn đề phương Đụng” ngày càng
trở nên phức tạp, gay cấn: một là,sự suy vong của đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ (Đế
quốc Ôxman hay ễttụman) vốn một thời nổi tiếng hùng mạnh; hai là, sự phát
triển của phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước dưới ách
thống trị của Thổ; ba là, mâu thuẫn giữa các cường quốc châu Âu trong việc
tranh giành ảnh hưởng, bành trướng thế lực trong khu vực. Vấn đề trung tâm
là vấn đề Ban-căng: việc bảo hộ cư dân theo đạo Chính Thống ở bán đảo
Ban-căng là cớ để Nga can thiệp vào công việc ỏe Cận Đông, chống lại ý đồ
bành trướng của Anh và Áo. Điều mà Nga quan tâm không phải là quyền tự
quyết củ nhân dân các nước bị Thổ thống trị mà chủ yếu là lợi dụng phong
trào giải phóng dân tộc để mở rộng ảnh hưởng chính trị của Nga ở Ban-căng.
Nhưng do kết quả của một quá trình lâu dài khoảng một thế kỷ dưới sự giúp
đỡ của Nga, nhân dân Ban-căng thoát khỏi ách thống trị của Thổ, giành
được độc lập.
24
Thổ cũng thi hành chính sách xâm lược, trả thù, khôi phục sự thống trị
ở Crưm và Cỏpcadơ đàn áp khốc liệt phong trào giải phóng của nhân dân
các nước bị Thổ áp bức.
Trong những năm 20_50 thế kỷ XIX xuất hiện 3 lần khủng hoảng
trong “Vấn đề phương đụng”:
Một là, vào đầu những năm 20: Cuộc khởi nghĩa năm 1821 ở Hi Lạp.
Hai là, vào dầu những năm 30: khởi nghĩa của Xun-tan Ai Cập chư
hầu và nguy cơ tan rã của đế quốc Thổ.
Ba là, vào đầu những năm 50: sự tranh chấp giữa Nga và Pháp về
“Thỏnh địa Plextin” nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Crưm.
Sau chiến tranh Crưm, ngày 18/3/1856, Hòa ước được kí ở Pari. Hòa
ước tuyên bố “trung lập húa” Hắc Hải mà thực chất Nga và Thổ không được
quyền có hạm đội cũng như pháo đài và kho tàng quân sự ở Hắc Hải. Như

vậy là khi có chiến tranh, bờ biển Hắc Hải của Nga sẽ không được bảo vệ.
Hòa ước Pari cho phép tàu các nước tự do thông thương trên sông Đunai,
mở rộng đường cho hàng hóa Anh, Áo; Pháp vào Ban-căng gây thiệt hại hco
việc xuất khẩu của Nga. Nga cũng mất quyền bảo vệ lợi ích của cư dân theo
đạo Chính Thống ở Đế quốc Thổ, mất quyền bảo hộ đối với Xộcbi và các
vương quốc Đunai, ảnh hưởng của Nga ở Cận Đông bị suy yếu.
Thất bại trờn đó phá hoại uy tín của Nga trên trường quốc tế. Sau
chiến tranh Crưm, chính sách đối ngoại của Nga là bằng mọi giá xóa bỏ
những điều khoản của Hòa ước năm 1856.
Năm 1871, chiến tranh Phỏp_Phổ nổ ra, Nga giữ lập trường trung lập
có lợi cho Phổ, Pháp thất bại. Tại Hội nghị Luân Đôn, Nga đòi xét lại những
điều khoản của Hòa ước năm 1856, được sự ủng hộ của Phổ nên việc xét lại
những điều khoản của Hòa ước được tiến hành và có lợi cho Nga. Nga được
quyền xây dựng công sự và có hạm đội ở Biển Đen. Đó là một thành công
25

×