Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tài liệu lập kế hoạch kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.88 KB, 21 trang )

Viện đào tạo Doanh nhân Việt




1








Tài liệu

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH

Tài liệu đào tạo giành cho các Doanh nghiệp – Hợp tác xã








Tháng 10 năm 2012


Viện đào tạo Doanh nhân Việt






2
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
Để có thể kinh doanh thành công, nhất là bạn muốn thành lập Doanh nghiệp
mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, Bạn cần phải có một kế hoạch kinh doanh
khả thi dựa trên phân tích các điều kiện bên trong, Các cơ hội bên ngoài bản thân
và gia đinh minh.Từ đó Bạn phải động não hình thành và lựa chọn cho mình ý
tưởng kinh doanh phù hợp nhất. Chọn cho mình mô hình Doanh nghiệp mà bạn
muốn thành lập theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện bản thân.
Công việc lập kế hoạch kinh doanh bắt đầu từ việc động não, hình thành và
lựa chọn ý tưởng kinh doanh.
I- LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỘNG NÃO, HÌNH THÀNH VÀ LỰA CHỌN Ý
TƯỞNG KINH DOANH KHẢ THI:
Thế nào là một sự động não?
Đó là phương tiện để tạo ra một số lượng lớn các ý tưởng trong một khoảng thời
gian ngắn, trong một nhóm người. Bạn có thể áp dụng trong gia đình và Doanh
nghiệp của mình phương pháp động não khôn ngoan.
Những điều cần chú ý
- Trong thời gian thực hành bài “động não” không được phép có những đánh
giá, nhận xét về các ý tưởng được đưa ra. Nếu có ai đó đưa ra một câu tương
tự như: “cái ý nghĩ đó mới ngốc nghếch làm sao”, sẽ bị buộc phải huỷ bỏ ý
kiến của mình.
- Mọi ý kiến tốt, xấu, khôn ngoan, ngốc nghếch đều được phép và ghi lên bảng
lật.
Nguyên tắc động não:
- Càng nhiều ý tưởng càng tốt.
- Càng nhanh càng tốt.

- Không phê phán, bình luận hoặc vặn vẹo những ý tưởng của người khác.
- Khuyến khích những ý tưởng độc đáo, mới lạ.
- Khuyến khích cả những ý tưởng hoang dại, phi thực tế thậm chí cả điên rồ.
Viện đào tạo Doanh nhân Việt




3
Hướng dẫn lựa chọn ý tưởng kinh doanh
- Khi Bạn quyết định bắt đầu kinh doanh cần chú trọng việc chọn sản phẩm, dịch
vụ kinh doanh phù hợp. Nếu nóng vội thì hoạt động kinh doanh có thể thất bại.
Điều đó không chỉ dẫn đến khó khăn về tài chính mà còn làm nản ý chí không dám
thử sức tiếp trước một ý tưởng nhiều hứa hẹn hơn.
- Có nhiều lĩnh vực kinh doanh nhỏ phù hợp với tình hình ở nông thôn như trồng
trọt, chăn nuôi, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, làm nghề thủ công, làm dịch
vụ… Các Bạn sẽ lựa chọn một lĩnh vực kinh doanh phù hợp và triển vọng nhất với
điều kiện và nguồn lực của Bạn.
- Bạn sử dụng nguyên tắc động não để động viên các thành viên trong gia đình
hoặc trong Doanh nghiệp đưa ra các ý tưởng dự định sẽ kinh doanh và các loại hình
Doanh nghiệp đự định để làm căn cứ cho việc lựa chọn ý tưởng kinh doanh khả thi.
Khi lựa chọn ý tưởng kinh doanh phải dựa trên các yếu tố sau:
- Sản phẩm, dịch vụ nào mà thị trường cần? có nghĩa là những gì còn thiếu
trong làng xã của bạn hoặc những người ở làng xã của bạn cần những sản
phẩm, dịch vụ gì?
- Khả năng, nguồn lực của bạn/ gia đình bạn như thế nào? Bạn đã có trình độ
và khả năng để tiến hành công việc kinh doanh hay chưa? Nguồn vốn bạn có
đã đủ để bắt đầu hay chưa?
- Các vấn đề khác liên quan (nguồn cung cấp nguyên liệu, các máy móc, dụng
cụ sản xuất….)

- Cuối cùng bạn cần lưu ý rằng: Một ý tưởng kinh doanh tốt phải đáp ứng
được cái mà khách hàng muốn (nhu cầu của họ) và họ có tiền để sẵn sàng chi
trả.
- Có thể sử dụng bảng sau để phân tích lựa chọn một ý tưởng kinh doanh khả
thi phù hợp với bản thân và gian đình, đồng thời có cơ hội thị trường nhất.


Viện đào tạo Doanh nhân Việt




4
II- BẢNG LỰA CHỌN Ý TƯỞNG KINH DOANH
Sản
phẩm/ ý
tưởng
Sắn có thị
trường
Sẵn có
công
nghệ
Sẵn có
nguyên
liệu
Sẵn có kỹ
năng và
quản lý
Sẵn có
vốn

Sự ủng
hộ CQ
và địa
phương
Nhân
tố
quyết
định
Tổng số





































Mức độ: Rất tốt =>Tốt =>Khá =>Trung bình => Kém
- Có thể cho điểm các yếu tố cùng một thang điểm lấy từ cao xuống thấp.
- Sau khi cho điểm các yếu tố với các ý tưởng kinh doanh, Bạn cộng tổng lại. Ý
tưởng nào có tổng điểm cao là căn cứ để bạn lựa chọn lập kế hoạch kinh doanh khả
thi
III- LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
1 - Giới thiệu
Chúng ta tham gia vào các hoạt động kinh doanh để kiếm lợi nhuận hay nói
cách khác chúng ta kinh doanh để thu lại được nhiều tiền hơn là phần chi phí mà
chúng ta đã bỏ ra để sản xuất kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ. Nên thống nhất
quan điểm các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm thu lợi nhuận cũng chính là
hoạt động kinh doanh. Mục đích của khoá này là làm cho các hoạt động nông
nghiệp trở thành các hoạt động mang tính thương mại và phát triển những người
sản xuất nông nghiệp trở thành những người kinh doanh. Doanh nghiệp kinh doanh
trên lĩnh vực nông nghiệp cũng giống như các Doanh nghiệp kinh doanh trên các

lĩnh vực khác.
2 - Kế hoạch kinh doanh là gì?
- Kế hoạch kinh doanh là tài liệu hướng dẫn dành cho bất cứ một cá nhân nào
đang tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp hay
Viện đào tạo Doanh nhân Việt




5
các lĩnh vực khác. Kế hoạch này tập trung vào các vấn đề như lựa chọn các hình
thức kinh doanh, nghiên cứu tính khả thi của thị trường, lập bảng xác định tổng vốn
đầu tư cũng như dự tính các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh
từ đó dự tính được kết quả công việc kinh doanh có mang tính khả thi hay không?
(lãi hay lỗ). Về cơ bản thì đây chính là một bản kế hoạch tổng thể cho công việc
sản xuất kinh doanh và cũng là những định hướng cho tương lai.
- Mặt khác, Các loại hình Doanh nghiệp theo quy định của luật Doanh nghiệp
cũng được cung cấp cho bạn để bạn lựa chọn cho mình quyết định và tiến hành các
thủ tục đăng ký, thành lập Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh theo pháp luật
3 – Vì sao phải lập kế hoạch kinh doanh
Một số lý do để lập kế hoạch kinh doanh là:
- Kế hoạch kinh doanh cho biết khả năng của thị trường, tính khả thi của công việc
sản xuất kinh doanh, nhờ đó người làm kinh doanh sẽ biết được tình hình tài chính
cũng như lợi nhuận trước khi tiến hành bất kỳ hình thức đầu tư nào thông qua việc
lập kế hoạch kinh doanh.
- Vì đây là một kế hoạch tổng thể nên có thể sử dụng nó như là một tài liệu tham
khảo để kiểm tra, theo dõi xem các hoạt động có được tiến hành như dự kiến
không?
- Qua việc xem xét mọi vấn đề của quá trình triển khai các hoạt động sản xuất kinh
doanh, việc lập kế hoạch sẽ giảm thiểu các rủi ro cho người kinh doanh.

- Đây cũng là một tài liệu hữu ích để có thể có được những hỗ trợ vay vốn, tài
chính… từ phía ngân hàng, các tổ chức tín dụng hay các nhà tài trợ khác.
Người ta đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng những người làm kinh doanh có
kế hoạch cho công việc kinh doanh của mình thì bao giờ cũng thành công hơn
những người không có một kế hoạch nào trong hoạt động kinh doanh.
Để lập kế hoạch kinh doanh có nhiều cách. Mẫu kế hoạch kinh doanh sau
đây dùng cho các Doanh nghiệp tiềm năng ở khu vực Nông thôn, những người có
nguyện vọng thành lập Doanh nghiệp và kinh doanh từ quy mô nhỏ tránh các rủi ro
có thể gặp phải và có cơ hội thành công.
Viện đào tạo Doanh nhân Việt




6

CẤU TRÚC CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH
Giới thiệu chung
Yếu tố 1: Nghiên cứu tính khả thi của thị trường
1.1 - Thị trường tiêu thụ sản phẩm
1.2 - Dự báo doanh số
1.3 – Các chiến lược Marketing
Yếu tố 2: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
2.1 - Lựa chọn loại hình doanh nghiệp và đặt tên
2.2 – Phân công trách nhiệm, các thủ tục đăng ký, thành lập Doanh nghiệp
Yếu tố 3: Bạn cần những tài sản cố định gì trong sản xuất kinh doanh
Yếu tố 4: Xác định các chi phí cơ bản trong sản xuất kinh doanh
4.1 - Chi phí khấu hao tài sản cố định
4.2 – Chi phí trước hoạt động
4.3 – Chi phí nguyên vật liệu

4.4 – Chi phí lao động
4.5 – Chi phí bán hàng
4.6 – Lãi tiền vay
4.7 – Các chi phí khác
Yếu tố 5: Xác định tổng vốn đầu tư
Yếu tố 6: Dự tính lãi lỗ
Yếu tố 7: Phân tích hiệu quả kế hoạch kinh doanh qua các hệ số tài chính
Kết luận


Viện đào tạo Doanh nhân Việt




7

HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
1 - Yếu tố 1: Nghiên cứu tính khả thi của thị trường
1.1 Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Kinh doanh hiệu quả phải xuất phát từ nhu cầu của khách hàng. Vì vậy
không nên làm ra một sản phẩm mà bạn thiếu tay nghề hoặc không có nguồn lực và
không hợp thị hiếu khách hàng. Điều đó có nghĩa là không nên làm ra các sản phẩm
mà không có ai sẽ mua nó. Khi xác định được sản phẩm mình định làm ra, người
kinh doanh phải nghiên cứu, khảo sát thị trường. Thị trường, có nghĩa là khách
hàng mua sản phẩm. Cạnh tranh, đó là những ai bán sản phẩm tương tự.
Thông tin về khách hàng:
- Nhóm khách hàng là ai? Phụ nữ, nam giới, trẻ em, nhà buôn hay hộ gia đình,
các cơ quan
- Họ sống ở đâu ? Thành thị hay nông thôn ?

- Mối quan tâm, sở thích ? Thói quen mua hàng của họ như thế nào ?
- Họ có thể trả bao nhiêu ?
-
Hiểu rõ khách hàng sẽ giúp cho người kinh doanh sản xuất được những mặt
hàng mà khách hàng cần.
Sản phẩm của mình định làm có thực sự thích hợp với nhóm khách hàng ?
Thông tin về cạnh tranh:
Cần phải xem xét xem sản phẩm của mình có sức cạnh tranh không? Trong làng,
xã của mình có những ai làm cùng loại sản phẩm, dịch vụ đó hay không? Khách
hàng thích gì khi chưa có ai bán? Ví dụ: Nhóm làm nước chanh tươi, đối thủ
cạnh tranh không phải chỉ là những người bán nước chanh tươi khác mà là cả
những người bán đồ uống nhẹ. Người bán dầu hoả có thể cạnh tranh với người
bán củi … Vì vậy cần phải xác định được ai là đối thủ cạnh tranh chính? Mình
phải làm gì để giành được lợi thế hơn họ? (Ví dụ như tìm một vị trí tốt hơn, cải
Viện đào tạo Doanh nhân Việt




8
tiến sản phẩm chất lượng tốt hơn, có dịch vụ nhanh hơn, đóng gói hoặc nhãn
mác đẹp hơn…) Trong trường hợp cần thiết, bạn có khả năng đổi sản phẩm hoặc
dịch vụ để duy trì kinh doanh hay không?
Bạn cần thu thập một số thông tin chủ yếu về họ:
- Họ là ai?
- Họ bán ở đâu?
- Họ bán gì và bán cho ai?
- Giá bán của họ?
- Phương thức thanh toán ( trả ngay, nợ gối đầu, trả chậm…)
- Làm như thế nào để bạn thu thập được các thông tin này?

Bạn nên thu thập thông tin về khách hàng và đối thủ bằng cách nói chuyện hoặc
quan sát khách hàng, người bán và các nhà sản xuât cũng có thể thông qua các
phương tiện thông tin liên lạc khác : Tel. Internet. Kênh thông tin truyền miệng
có tính linh hoạt, nhanh, hiệu dụng và không tốn kém tuy nhiên tính chân thực
cần phải được cân nhắc.
1.2 - Dự báo doanh số
Dựa trên kết quả khảo sát thị trường và khả năng sản xuất/ kinh doanh của
chính doanh nghiệp, bạn hãy dự tính số lượng sản phẩm/ dịch vụ có thể tiêu thụ
được trong năm và giá bán của mỗi loại sản phẩm/ dịch vụ đó.

Sản phẩm/ dịch
vụ
Số lượng SP tiêu
thụ
Giá bán 1 sản
phẩm
Thành tiền









Tổng doanh số





Viện đào tạo Doanh nhân Việt




9
1.3 Các chiến lược Marketing
Thị trường bắt đầu bằng việc nghiên cứu, khảo sát và sản xuất ra một sản
phẩm, dịch vụ và kết thúc khi khách hàng mua sản phẩm đó. Ngoài ra còn có các
dịch vụ sau bán hàng. Nếu không có ai muốn mua sản phẩm hay dùng dịch vụ của
mình thì có nghĩa là bạn không thể tạo ra lợi nhuận. Vì thế bán phải tìm ra những
cách làm hài lòng khách hàng và bán được hàng tạo ra lợi nhuận.
Chúng ta sẽ nghiên cứu các yếu tố sau:
- Sản phẩm: Sản phẩm cần có chất lượng tốt, có sẵn, có bảo quản tốt, đóng
gói thích hợp và đẹp mắt. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải cung cấp các dịch
vụ sau bán hàng cho khách như sẵn sàng đổi lại hàng, sửa chữa miễn phí
trong khoảng thời gian nhất định…
- Nơi bán: Nơi bán sản phẩm ở trung tâm, dễ thấy, sạch đẹp và có các điều
kiện cơ sở vật chất… Ngoài ra bạn cũng cần xác định cách bán hàng của
mình sao cho thuận lợi nhất đối với khách hàng (bán trực tiếp, bán qua trung
gian) và vận chuyển tới tận nơi theo yêu cầu của khách hàng.
- Giá bán: Giá bán sản phẩm phải chăng và mang tính cạnh tranh. Phải tính
đến phương pháp định giá đặc biệt để thu hút, hấp dẫn khách hàng và đưa ra
những hình thức thanh toán thuận tiện (cho nợ gối đầu, trả chậm, trả góp…)
- Hỗ trợ bán hàng: Phải biết cách giới thiệu thông tin về sản phẩm, trưng bày
và thu hút khách hàng đồng thời đưa ra các biện pháp, chương trình khuyến
mại để khách hàng mua nhiều hơn và trung thành với sản phẩm của bạn như
chương trình giảm giá, tặng quà…
- Người bán hàng: Người bán hàng phải lịch sự, khiêm tốn, thật thà và có thái

độ phục vụ tốt để giúp khách hàng lựa chọn và hài lòng với sản phẩm của
mình.
2 - Yếu tố 2: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
2.1 Lựa chọn loại hình doanh nghiệp và đặt tên
Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Bạn hãy
so sánh và lựa chọn một hình thức nào đó cho phù hợp với công việc sản xuất kinh
Viện đào tạo Doanh nhân Việt




10
doanh của mình, trước khi quyết định bạn có thể tham khảo thêm ý kiến từ các tổ
chức, các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương… Những yếu tố chính để
xem xét là mức độ trách nhiệm của cá nhân, mức thuế phải nộp, sự ràng buộc trách
nhiệm pháp lý… Dưới đây là một số hình thức phổ biến đối với các vùng Nông
thôn, khu vực có nhiều khó khăn.
- Doanh nghiệp : Có các loại hình Doanh nghiêp sau để bạn lựa chọn:
a/ Doanh nghiệp tư nhân.
b/ Công ty trách nhiệm hữu hạn ( 2 thành viên trở lên và CTTNHH 1 thành viên )
c/ Công ty cổ phần.
d/ Công ty liên Danh.
g/ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
( Tham khảo về luật Doanh nghiệp và hướng dẫn tại phòng đăng ký kinh doanh- Sở
Kế hoạch và đầu tư )
- Hợp tác xã: Là một tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu
cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp
luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực
hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời
sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

- Hộ kinh doanh cá thể: Do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, kinh
doanh tại một địa điểm cố định thường xuyên thuê lao động, không có con dấu và
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Bên cạnh đó, bạn cũng đã nắm rất rõ các hình thức kinh doanh (thương mại,
sản xuất, dịch vụ), bây giờ bạn hãy suy nghĩ và lựa chọn một mô hình cho cơ sở
kinh doanh của bạn?
Ví dụ: Bạn sẽ lựa chọn loại hình Doanh nghiệp tư nhân để kinh doanh hình
thức kinh doanh là thương mại, chuyên kinh doanh các mặt hàng tạp hoá và bạn
đặt tên cho cơ sở của mình là “DN tư nhân Quê Hương”
Viện đào tạo Doanh nhân Việt




11
2.2 Phân công trách nhiệm và quản lý nhân sự.
Hãy tự hỏi xem những ai trong Doanh nghiệp của Bạn sẽ tham gia vào công
việc kinh doanh? Có phải thuê thêm người ngoài không? Ai sẽ điều hành và chịu
trách nhiệm chính? Những người còn lại sẽ làm gì? Hãy viết bản mô tả cụ thể và
chi tiết về công việc của từng người ?
Nhưng trước khi phân công trách nhiệm cụ thể cho từng người, bạn hãy cân
nhắc thêm một số hướng dẫn sau:
- Người quản lý, điều hành chung phải nắm chắc từng việc khác nhau trong toàn bộ
hoạt động kinh doanh, phải biết được lợi nhuận, khó khăn trong từng phầnn việc,
phải đưa ra các quyết định chính.Vì vậy người này phải có cái nhìn tổng thể, có khả
năng quyết đoán nhanh.
- Người phụ trách mua hàng hoá, nguyên vật liệu phải đảm bảo giá cả hợp lý, thời
gian, địa điểm và nguồn cung ứng đúng theo yêu cầu, việc này bao gồm những việc
như mua nguyên vật liệu, thoả thuận hình thức, chi phí vận chuyển, dự phòng địa

điểm cung ứng.
- Người phụ trách sản xuất hoặc dịch vụ phải đảm bảo sao cho sản phẩm, dịch vụ
của mình phù hợp với tiêu chuẩn và chất lượng, được sản xuất đúng số lượng, sản
xuất đúng thời hạn và với chi phí thấp nhất cho chất lượng cần thiết.
- Người phụ trách ghi chép sổ sách có trách nhiệm chính là ghi chép các khoản thu,
chi theo những mẫu sổ đơn giản và tính toán các khoản lãi, lỗ. Yêu cầu đối với
người này phải biết viết, tính toán đơn giản, có ý thức kỷ luật, có thể ghi chép sổ
sách một cách rõ ràng, trung thực, hiểu được ý nghĩa của lãi lỗ và tính toán được
tiền lãi, lỗ.
- Người phụ trách thị trường có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, bảo đảm khách
hàng biết rõ về sản phẩm và mua ở đâu, kiểm tra xem việc bán hàng đã chuẩn bị
sẵn sàng chưa (quầy bán hàng, giấy phép bán hàng, phương tiện vận chuyển hàng
đến chợ, hộp đựng tiền ), kiểm tra khả năng cạnh tranh.
Tuy nhiên, thực tế xảy ra đối với những Doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì
một người sẽ gánh vác nhiều công việc khác nhau, họ sẽ phải kiêm nhiệm vai trò
Viện đào tạo Doanh nhân Việt




12
vừa là người quản lý, người điều hành vừa là người phụ trách sản xuất kinh
doanh
Yếu tố 3: Bạn cần đầu tư những tài sản cố định gì trong SXKD
Tài sản cố định là những nhà xưởng, máy móc thiết bị (dùng trong sản xuất,
chế biến công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp) hay chuồng trại, vườn cây lâu năm, súc
vật làm việc, cho sản phẩm (trong nông nghiệp) và những phương tiện vận chuyển
hay những tài sản khác có giá trị tương đối lớn và thời gian sử dụng từ một năm trở
lên. Tài sản cố định có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh,
giá trị của nó được dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Phần

chuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi phí (gọi là chi phí khấu hao tài sản cố
định) và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ.
Nên tính toán chi tiết cần đến đâu thi đầu tư đến đó tránh lãng phí đầu tư mua
sắm tài sản cố định, công cụ, dụng cụ quá thừa không cần thiết. Tài sản nào đã có,
tài sản nào cần đầu tư mua thêm.
Bạn có thể dùng mẫu bảng sau để tính toán số tiền mà chúng ta cần đầu tư
vào tài sản cố định.

Tên TSCĐ
Đơn giá
Số lượng cần
Tổng giá trị
1. Chi phí quyền sử dụng đất



2. Nhà xưởng, nhà kho cửa hàng
(hoặc trang trại, chuồng nuôi gia
súc, gia cầm )



3. Các máy móc, thiết bị (Ví dụ:
máy cày, máy kéo )



4. Vườn cây lâu năm




5. Súc vật sinh sản (trâu, bò,
lợn )



6. Súc vật làm việc (trâu, bò



Viện đào tạo Doanh nhân Việt




13
kéo)
7. Các phương tiện vận chuyển



8. Các tài sản cố định khác
















Tổng cộng




Yếu tố 4: Xác định các chi phí trong sản xuất kinh doanh
( Thông thường có các loại chi phí sau cho kế hoạch sản xuất kinh doanh)
4.1 Chi phí khấu hao tài sản cố định:
Trong quá trình sử dụng, do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác
nhau nên tài sản cố định sẽ bị hao mòn dần. Để bù đắp giá trị hao mòn này, người
làm kinh doanh phải biết chuyển dịch phần giá trị đã hao mòn vào giá trị của sản
phẩm sản xuất ra có nghĩa là phần giá trị hao mòn này được cấu thành một loại chi
phí (chi phí khấu hao tài sản cố định). Về nguyên tắc, việc tính khấu hao phải phù
hợp với một mức độ hao mòn của tài sản cố định và đảm bảo thu hồi đầy đủ vốn
đầu tư ban đầu nhằm tái sản xuất giản đơn hoặc tái sản xuất mở rộng.
Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: có nhiều phương pháp để tính
khấu hao tài sản cố định song để đơn giản và dễ tính toán, chúng ta sẽ áp dụng
phương pháp khấu hao bình quân (hay còn gọi là tuyến tính cố định, khấu hao theo
đường thẳng).
Công thức:
Mức khấu hao = giá mua ban đầu của TSCĐ/ thời gian sử dụng
Tỷ lệ khấu hao(%) = (Mức khấu hao/ giá mua ban đầu) x 100%
Theo phương pháp này, tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao hàng năm được xác định

theo mức không đổi trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định.
Viện đào tạo Doanh nhân Việt




14
Chúng ta sẽ dùng mẫu bảng sau để tính mức khấu hao tài sản cố định:

Tên TSCĐ
Tổng giá trị
Số năm sử
dụng
Mức khấu hao
năm
1. Chi phí quyền sử dụng đất



2. Nhà xưởng, nhà kho (hoặc trang
trại, chuồng nuôi gia súc, gia cầm )



3. Các máy móc (thiết bị (như máy
cày, máy kéo )



4. Vườn cây lâu năm




5. Súc vật sinh sản (trâu, bò, lợn )



6. Súc vật làm việc(trâu, bò kéo)



7. Các phương tiện vận chuyển



8. Các tài sản cố định khác











Chi phí khấu hao 1 năm





4.2 Chi phí trước hoạt động (nếu có)
Là những chi phí mà bạn phải bỏ ra trước khi công việc sản xuất kinh doanh
của bạn được tiến hành thực sự như chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí đào tạo,
khảo sát thị trường, tìm kiếm thông tin, chi phí sản xuất thử
4.3 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu là những thứ mà bạn dùng để sản xuất, chế tạo ra sản phẩm.
Ví dụ như với một người nghề may thì nguyên liệu ở đây sẽ là vải, cúc, chỉ, côn
Viện đào tạo Doanh nhân Việt




15
Đối với chăn nuôi thì sẽ là các con giống, thức ăn, thuốc thú y với lĩnh vực trồng
trọt thì sẽ là các cây giống, hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu
Chi phí nguyên vật liệu là số tiền mà bạn phải bỏ ra để mua nguyên vật liệu
phục vụ cho sản xuất kinh doanh bao gồm cả các nguyên vật liệu phụ.
4.4 Chi phí lao động
Bao gồm cả chi phí lao động trực tiếp là lao động gián tiếp. Lao động trực
tiếp là những người tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm hay làm
ra dịch vụ. Lao động gián tiếp bao gồm những người tham gia quản lý điều hành và
những người làm gián tiếp khác như kế toán, thủ quỹ, nhân viên hành chính
Bạn hãy liệt kê xem mình cần những loại lao động nào, số lượng là bao
nhiêu và sau đó hãy tính toán số tiền công mà mình sẽ phải trả cho họ trong một
ngày/ một tháng là bao nhiêu?
4.5 Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng bao gồm những chi phí như tiền thuê cửa hàng (nếu có),
chi phí vận chuyển, đóng gói, bao bì hoa hồng cho người môi giới bán sản phẩm

4.6 Lãi tiền vay
Lãi tiền vay là số tiền mà bạn phải trả cho các khoản tiền bạn đi vay từ các
nhà ngân hàng, các tổ chức tín dụng.
4.7 Chi phí khác
Bao gồm các chi phí như tiền thuế, điện, nước, vệ sinh môi trường, sổ sách
ghi chép, bảo hiểm
Sau khi đã liệt kê được tất cả các loại chi phí, bạn hãy tính toán số tiền sẽ
phải chi ra cho từng khoản chi phí đó vào bảng mẫu sau.




Viện đào tạo Doanh nhân Việt




16
Khoản mục
Số lượng
cần
Đơn giá
Tổng chi phí/ chu
kỳ (lứa, vụ )
Tổng chi
phí/ năm
1. Khấu hao TSCĐ (1)





2. Chi phí trước hoạt động














Tổng (2)




3. Chi phí nguyên vật liệu




















Tổng (3)




4. Chi phí lao động















Tổng (4)




5. Chi phí bán hàng









Tổng (5)




6. Chi phi lãi vay (6)




7. Chi phí khác










Tổng (7)




Tổng cộng
(1+2+3+4+5+6+7)








Viện đào tạo Doanh nhân Việt




17
Yếu tố 5: Xác định tổng vốn đầu tư và các nguồn tài chính
Tổng vốn đầu tư là toàn bộ số tiền mà bạn cần phải có để tiến hành công việc
sản xuất kinh doanh. Nó được cấu thành bởi 2 phần là đầu tư vào tài sản cố định và

tài sản lưu động.
Đầu tư vào tài sản cố định là đầu tư vào đất đai, nhà xưởng, chuồng trại …
mà chúng ta đã tính toán được ở yếu tố 3.
Đầu tư vào tài sản lưu động: Tài sản lưu động là số tiền mặt hoặc hiện vật
cần có thường xuyên để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành
thường xuyên, liên tục. Nó bao gồm các yếu tố sau:
- Chi phí nguyên vật liệu: Đối với các hộ gia đình sản xuất hay kinh doanh, chế
biến thì nguyên vật liệu cần được gữa trong kho để bảo đảm sản xuất được liên tục.
Đối với các gia đình chăn nuôi thì nguyên liệu ở đây là các con giống để nuôi trong
1 lứa. Đối với các gia đình trồng trọt, nguyên liệu ở đây là các hạt giống, cây giống
cần sử dụng trong 1 mùa, một vụ… Để tính được số tiền cần thiết để mua nguyên
vật liệu, bạn chỉ cần lấy số lượng của chúng với giá mua một đơn vị.
- Các chi phí bằng tiền khác: Là số tiền mặt cần thiết để chi trả các khoản tiền
lương, tiền công, các chi phí bán hàng, chi phí trước hoạt động (nếu có), chi phí
khác (thuế, lãi vay, điện, nước….) trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Khoản mục
Vốn vay
Vốn tự có
Tổng số
A/ Đầu tư dài hạn và TSCĐ



- Chi phí quyền sử dụng đất



- Nhà xưởng




- Chuồng trại



- Máy móc thiết bị



- Phương tiện vận chuyển



- Vườn cây lâu năm



- Súc vật làm việc, cho sản phẩm



- Các tài sản cố định khác



Viện đào tạo Doanh nhân Việt





18
….



Tổng (A)



B/ Đầu tư ngắn hạn và tài sản lưu
động



- Chi phí trước hoạt động



- Chi phí nguyên vật liệu



- Chi phí lao động



- Chi phí bán hàng




- Lãi tiền vay



- Chi phí khác



……



Tổng (B)



Tổng vốn đầu tư = (A) + (B)



Tỷ lệ %




Như vậy bạn đã có thể xác định được mình cần phải có bao nhiêu để tiến
hành công việc kinh doanh của mình. Trong tổng số đó, bạn đã có được bao nhiêu
tiền và bạn cần phải đi vay thêm là bao nhiêu?
Yếu tố 6: Dự tính lãi lỗ

- Doanh thu là toàn bộ số tiền bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ mà doanh
nghiệp/ cơ sở sản xuất kinh doanh được hưởng (bao gồm cả những khoản khách
hàng chấp nhận thanh toán nhưng chưa thanh toán).
- Xác định doanh thu bằng cách lấy số lượng sản phẩm bán ra trong kỳ nhân với
giá bán một sản phẩm (đơn giá).
- Công thức tính lãi/ lỗ = Tổng doanh thu trừ đi Tổng chi phí
+ Doanh thu này bạn đã dự tính được ở phần 1.2 - Dự báo doanh số.
+ Tổng chi phí ở đây là toàn bộ những chi phí mà bạn đã tính ở yếu tố 4 (tính
chi phí chh hoặc bạn có thể tính chi phí cho một lứa hoặc vụ ).
Các nghiã vụ của Doanh nghiệp.
Viện đào tạo Doanh nhân Việt




19
a/ Nghĩa vụ thuế : Thông thường Doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh có
nghĩa vụ thực hiện các loại thuế : thuế môn bài, Thuế VAT, thuế thu nhập Doanh
nghiệp.
b/ Nghĩa vụ đối với người lao động : Doanh nghiệp phải thực hiện việc hợp đồng
lao động, sử dụng lao động, thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm đối với người lao động.
c/ Các nghĩa vụ với địa phương và cam kết xã hội .
d/ Nghĩa vụ thực hiện sản xuất, kinh doanh theo đúng pháp luật

Yếu tố 7: Phân tích hiệu quả của kế hoạch qua các hệ số tài chính
Đến lúc này, bạn đã hoàn thành được việc tính toán, lập kế hoạch cho công
việc sản xuất kinh doanh của mình. Bây giờ bạn hãy xem hệ số sau để đánh giá
xem bản kế hoạch của mình có mang tính khả thi không?
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư = (lãi chia cho tổng vốn đầu tư) nhân
với 100%.

Công thức này cho bạn biết được cứ 100đ vốn bạn bỏ ra thì thu được bao
nhiêu đồng lãi.
Cuối cùng bạn hãy tóm tắt lại những số liệu chính trong bản kế hoạch của mình:
Tổng số vốn đầu tư là: ………………… đ
Tổng doanh thu: ………………………đ
Tổng chi phí: ………………………đ
Tổng lãi là: ………………………đ
Tổng số lao động là: ……………… người.

Thực lãi
1,Tỷ xuất lợi nhuận trên tổng số vốn đầu tư = x 100%
Tổng số vốn đầu tư

Viện đào tạo Doanh nhân Việt




20



Thực lãi
2,Tỷ xuất lợi nhuận trên vốn tự có = x 100%
Vốn tự có




Thực lãi

3, Tỷ xuất lợi nhuận trên vốn vay = x 100%
Vốn vay




Tổng vốn đầu tư
4, Khả năng thu hồi vốn = x 100%
Thực lãi + Khấu hao TSCĐ
Các hệ số này sẽ cho bạn biết hiệu quả của kế hoạch sản xuất kinh doanh. Dự
báo kế hoạch có khả thi hay không? Khả năng thu hồi vốn và hiệu quả đầu tư.
Các hệ số này còn giúp các nhà ngân hàng, những người góp vốn thẩm định dự
án, kế hoạch cho vay hoặc góp vốn.


Viện đào tạo Doanh nhân Việt




21
KẾT LUẬN
[Trong phần này bạn phải khẳng định tính khả thi của dự án về mặt kinh tế xã hội
(thực lãi là bao nhiêu, số lượng lao động tham gia, mức đóng góp vào ngân sách địa
phương… ) đồng thời bạn phải cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả gốc và
lãi đúng hạn (trong trường hợp bạn có vay vốn)……]













×