Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 61 trang )

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Hằng

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM


Lý do chọn đề tài.
Trong tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, khó

lường đặc biệt là sau khi Việt Nam tham gia tổ chức thương mại quốc tế WTO
7/11/2006, nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập một cách sâu rộng thì việc huy động
và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan
trọng, mục tiêu đẩy mạnh cơng cuộc đổi mới, từng bước cơng nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước, nắm vững thời cơ, vượt qua khó khăn thách thức, huy động mọi nguồn lực
trong và ngoài nước, tạo ra những động lực mới, những đột phá mới, từ tư duy đến thực
tiễn để sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng chậm phát triển và cơ bản trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Thực tiễn sinh động của công
cuộc đổi mới ở nước ta đã chỉ ra rằng qua 10 năm thành lập và phát triển từ tháng
7/2000, TTCK đã đáp ứng yêu cầu về vốn đặc biệt là vốn trung và dài hạn nhằm thực
hiện sự nghiêp CNH-HĐH đất nước. Tuy nhiên, nó vẫn cịn rất nhiều yếu tố rủi ro chính
vì lý do đó mà tơi chọn đề tài “Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt
Nam” để làm luận văn tốt nghiệp.


Mục tiêu của đề tài.
Đề tài nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh giá một cách có hệ thống TTCK, phân

tích các rủi ro gắn liền với các loại chứng khoán, để làm cơ sở lý giải một cách khoa học
những vấn đề lý luận và thực tiễn về quá trình hình thành và phát triển thị trường chứng


khoán Việt Nam kết hợp với việc đánh giá thực trạng cơ sở vật chất. Từ đó, đề xuất một
số chiến lược phát triển và hồn thiện thị trường chứng khốn ở Việt Nam.


Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu qua các phương tiện thông tin như

wedsite, tivi…Qua các sách báo, tạp chí kinh tế, chứng khốn,...
Phương pháp xử lý số liệu: Lý luận cơ bản là chủ yếu sau đó tiến hành so sánh,
phân tích, tổng hợp các biến động của thị trường qua các năm qua đó có thể thấy thực
trạng TTCK trong những năm qua, trong hiện tại và những định hướng trong tương lai

SVTH: Hoàng Văn Hùng

Trang 1


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Hằng

từ đó, đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững
của TTCK Việt Nam.


Phạm vi nghiên cứu
Chủ yếu nghiên cứu những biến động của TTCK Việt Nam từ đầu năm 2010 đến

nay.



Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm:
Lời mở đầu
Phần 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam
Phần 2: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam
Phần 3: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Kết luận

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN
1.1 Lý luận về thị trường chứng khoán
1.1.1 Khái niệm TTCK
TTCK là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế chuyển vốn trực
tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát hành, qua đó thực hiện chức năng của thị trường tài
chính là cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Cũng có định nghĩa cho
rằng TTCK là thị trường vốn mua bán các giấy nợ trung, dài hạn (chứng khốn có thời
hạn trên 1 năm) và các loại cổ phiếu.
Các công cụ trên TTCK bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, trái phiếu cơng ty,
trái phiếu chính quyền địa phương, các hợp đồng vay thế chấp. Các cơng cụ trên thị
trường vốn thường có thời hạn dài như trái phiếu, cổ phiếu…nên có mức rủi ro cao do
đó giá cả của nó dao động mạnh hơn so với các công cụ của thị trường tiền tệ vì vậy
phải có cơ chế phát hành và lưu thơng chặt chẽ nhằm hạn chế những biến động và thiệt
hại cho nền kinh tế.
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển.
Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách tự phát và rất sơ khai vào giữa
thế kỷ 15 ở tại những thành phố trung tâm buôn bán ở phương Tây, các thương gia
SVTH: Hoàng Văn Hùng

Trang 2



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Hằng

thường tụ tập tại các quán cà phê để trao đổi việc mua bán các vật phẩm hàng hoá. Lúc
đầu chỉ là một nhóm nhỏ sau đó tăng dần rồi hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ
15, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành “thị trường” với việc họ thống
nhất các quy ước và dần dần các quy ước được sửa đổi hoàn chỉnh thành những quy tắc
có giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia “ thị trường”. Phiên chợ riêng đầu
tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia đình Vanber ở Bruges (Bỉ), tại
đó có một bảng hiệu hình ba túi da với một tiếng Pháp là “Bourse” tức là “mậu dịch thị
trường” hay còn gọi là “Sở giao dịch”. Vào năm 1547, thành phố ở Bruges Bỉ mất đi sự
phồn thịnh do eo biển Even bị cát lấp nên mậu dịch thị trường ở đây bị sụp đổ và giữa
thế kỷ 16 một quan chức đại thần của Anh quốc đã đến quan sát và về thiết lập một mậu
dịch thị trường tại London (Anh), nơi mà sau này được gọi là Sở giao dịch chứng khoán
London. Các mậu dịch thị trường khác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức và
Bắc Âu.
Thị trường ngày càng phát triển cả về lượng và chất với số thành viên tham gia
đông đảo và nhiều nội dung khác nhau. Vì vậy, theo tính chất tự nhiên nó lại được phân
ra thành nhiều thị trường khác nhau như: Thị trường giao dịch hàng hoá, thị trường hối
đoái, thị trường giao dịch các hợp đồng tương lai và thị trường chứng khốn, … với đặc
tính riêng của từng thị trường thuận lợi cho giao dịch của người tham gia vào thị trường
đó.
Ngày nay, theo sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật, các phương thức giao
dịch ở các Sở giao dịch chứng khoán cũng được cải tiến dần theo tốc độ và khối lượng
yêu cầu nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng cho giao dịch, các Sở giao dịch đã dần dần
sử dụng máy vi tính để truyền các lệnh đặt hàng và chuyền dần từ giao dịch thủ cơng kết
hợp với máy vi tính sang sử dụng hoàn toàn hệ thống giao dịch điện tử thay cho thủ

cơng trước kia.
Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán trên Thế giới cho thấy
thời gian đầu, thị trường hình thành một cách tự phát, đối tượng tham gia chủ yếu là các
nhà đầu cơ, dần dần về sau mới có sự tham gia ngày càng đông đảo của công chúng.
Khi thị trường bắt đầu xuất hiện sự trục trặc và bất ổn, chính phủ buộc phải can thiệp
bằng cách thành lập các cơ quan quản lý nhằm bảo vệ quyền lợi của cơng chúng đầu tư
và sau đó dần dần hệ thống pháp lý cũng bắt đầu được ban hành. Kinh nghiệm đối với
SVTH: Hoàng Văn Hùng

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Hằng

những thị trường mới hình thành về sau này cho thấy thị trường sau khi thiết lập chỉ có
thể hoạt động có hiệu quả, ổn định và nhanh chóng nếu có sự chuẩn bị chu đáo về mọi
mặt về hàng hoá, luật pháp, con người, bộ máy quản lý và đặc biệt sự giám sát và quản
lý nghiêm ngặt của Nhà nước.
1.1.3. Phân loại TTCK
a) Căn cứ vào tính chất phát hành hay lưu hành chứng khoán, TTCK được chia làm

2 cấp:
- Thị trường sơ cấp (hay thị trường phát hành): Là hoạt động chào bán ra công chúng
lần đầu tiên một loại chứng khốn của Chính phủ hay doanh nghiệp, đó chính là việc
phát hành chứng khốn ra cơng chúng. Trừ trái phiếu chính phủ, tất cả các tổ chức kinh
tế muốn phát hành chứng khoán đều phải được phép của Ủy ban chứng khốn Nhà nước
(UBCKNN ). Thơng thường việc phát hành CK ra công chứng được sự giúp đỡ của các
tổ chức tài chính trung gian như cơng ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư,…

- Thị trường thứ cấp hay thị trường lưu hành CK là hoạt động chuyển nhượng quyền
sở hữu CK từ nhà đầu tư này sang nhà đầu tư khác. Các nhà đầu tư có thể mua bán
chứng khoán nhiều lần.
- Mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp: Thị trường sơ cấp là tiền
đề cho hoạt động của thị trường thứ cấp vì nó tạo ra hàng hóa cho thị trường thứ cấp.
Ngược lại, thị trường thứ cấp tạo động lực cho sự phát triển của thị trường sơ cấp.
Chính việc mua đi bán lại trên thị trường thứ cấp đã tạo ra tính thanh khoản cho CK, đó
là tính chất dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. Các nhà đầu tư nắm giữ các loại CK
thường nhắm các cơ hội bán đi CK để kiếm lời, chính tính thanh khoản đã thu hút các
nhà đầu tư đến với TTCK.
b) Căn cứ vào tính chất pháp lý của hình thức tổ chức thị trường chia ra: TTCK

tập trung (SGDCK) hay TTCK không tập trung (thị trường OTC).
- TTCK tập trung: Là địa điểm hoạt động chính thức của các giao dịch chứng khốn
gọi là SGDCK. Đó là nơi các nhà mơi giới kinh doanh chứng khốn gặp gỡ để đấu giá,
thương lượng mua bán chứng khoán cho khách hàng hay cho chính mình theo những
ngun tắc và quy chế giao dịch của SGDCK đề ra trên cơ sở của Luật chứng khốn.

SVTH: Hồng Văn Hùng

Trang 4


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Hằng

- TTCK không tập trung (thị trường OTC): là hoạt động giao dịch của CK không
thông qua SGDCK, mà thực hiện bởi các cơng ty chứng khốn thành viên với phương
thức giao dịch thơng qua mạng điện thoại và mạng máy tính.

c) Căn cứ vào phương thức giao dịch của thị trường, chia ra 2 loại thị trường:

- Thị trường giao ngay (Spot market): Là thị trường của những giao dịch CK mà lệnh
của khách hàng được thực hiện ngay căn cứ vào giá trị hiện tại và sẽ thanh toán ngay
hoăc vào một ngày gần sau đó.
- Thị trường kỳ hạn hay thị trường tương lai (Future market):Là thị trường của các
hợp đồng tương lai và các công cụ dẫn xuất từ chứng khoán. Hợp đồng được ký kết căn
cứ vào giá cả hiện tại, nhưng giao dịch thanh toán lại diễn ra một ngày ở tương lai trong
kỳ hạn.
1.2 Chức năng của TTCK
1.2.1 Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế.
Vai trò quan trọng đầu tiên của TTCK là thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội
để hình thành các nguồn vốn lớn có khả năng tài trợ cho các dự án đầu tư dài hạn phát
triển kinh tế cũng như tài trợ tăng vốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Thực tiễn đã chứng
minh TTCK là công cụ huy động vốn hết sức hiệu quả.
1.2.2 Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.
TTCK tạo ra cơ hội thuận tiện khuyến khích xã hội tiết kiệm và biết cách sử dụng
tiền tiết kiệm một cách có hiệu quả, qua việc đầu tư vào các loại chứng khoán. Mỗi cá
nhân, tổ chức trong xã hội chỉ có một số tiền tiết kiệm nhỏ, nhưng tổng số tiền tiết kiệm
của cả xã hội sẽ tạo ra một nguồn vốn lớn cho đầu tư.
Mặt khác, trong xã hội cũng tồn tại các quỹ tiền tệ tập trung: Ngân hàng đầu tư, ngân
hàng thương mại, quỹ bảo hiểm,… đều có mục đích khuyến khích tiết kiệm, nhưng các
quỹ tiền tệ này cũng chỉ phát huy hết tác dụng của nó khi có một TTCK tồn tại song
hành với nó.
1.2.3 Cung cấp mơi trường đầu tư cho công chúng.
TTCK cung cấp cho xã hội một môi trường đầu tư lành mạnh với nhiều cơ hội lựa
chọn các loại CK trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro cho
phép khách hàng có thể lựa chọn loại hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu, sở thích
của mình.
SVTH: Hồng Văn Hùng


Trang 5


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Hằng

1.2.4 Tạo mơi trường giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô.
Các chỉ số của TTCK phản ánh sinh động thực trạng của nền kinh tế một cách nhanh
chóng và chính xác nhất. Giá CK tăng cho thấy đầu tư đang được mở rộng, nền kinh tế
tăng trưởng và ngược lại giá CK giảm cho thấy những dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế.
Có thể nói TTCK là phong vũ biểu của nền kinh tế, là công cụ quan trọng giúp chính
phủ thực hiện các chính sách vĩ mơ.
1.2.5 Cung cấp khả năng thanh tốn cho các chứng khốn.
Nhờ có thị trường chứng khốn các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khốn
họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các chứng khoán khác khi họ muốn, đây là yếu tố linh
hoạt, an toàn của vốn đầu tư.
1.2.6 Đánh giá giá trị doanh nghiệp.
Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một
cách tổng hợp và chính xác giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh
nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện từ đó tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.3 Sở giao dịch chứng khoán
1.3.1 Khái niệm.
SGDCK là nơi tập trung các giao dịch chứng khốn một cách có tổ chức tuân theo
những luật định nhất định. SGDCK không tham gia vào việc mua bán chứng khốn,
khơng tham gia vào việc ấn định và can thiệp giá chứng khoán mà là nơi gặp gỡ các nhà
mơi giới chứng khốn để thương lượng đấu giá, mua bán chứng khoán, là cơ quan phục
vụ cho hoạt động giao dịch mua bán chứng khốn.

1.3.2 Hình thức sở hữu.
SGDCK là một tổ chức có tư cách pháp nhân, được thành lập theo qui định của luật
pháp, SGDCK có thể có các hình thức sau:
+ Là một tổ chức vận hành theo nguyên tắc thành viên.
+ Là một tổ chức do chính phủ sở hữu.
1.3.3 Chức năng của SGDCK
+ Tổ chức quản lý điều hành việc mua bán chứng khoán.
+ Quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán.
+ Cung cấp các dịch vụ liên quan đến mua bán chứng khốn.
SVTH: Hồng Văn Hùng

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Hằng

1.4 Hàng hóa của thị trường chứng khốn
1.4.1 Cổ phiếu
1.4.1.1 Khái niệm
Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp
của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành.
Khi một công ty cổ phần huy động vốn để thành lập hoặc mở rộng, hiện đại hoá sản
xuất, họ chia số vốn cần huy động thành những phần nhỏ bằng nhau, gọi là cổ phần, các
nhà đầu tư sẽ đầu tư vào công ty bằng cách mua các cổ phần. Khi đó, các nhà đầu tư trở
thành cổ đông. Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu.
1.4.1.2 Đặc điểm của cổ phiếu
a) Hình thức cổ phiếu:


Cổ phiếu có thể tồn tại dưới dạng chứng chỉ hoặc dưới dạng tài khoản hay bút toán
ghi sổ (các cổ đơng nắm giữ giấy báo Có số tiền trên tài khoản của mình). Hình thức thứ
hai cịn được gọi là chứng khoán phi vật thể hay chứng khốn phi vật chất. Hình thức cổ
phiếu do Bộ tài chính phát hành, thống nhất trên tồn quốc. Cơng ty cổ phần nào niêm
yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khốn thì mẫu cổ phiếu phải do Nhà nước quản
lý.
b) Thời hạn cổ phiếu:

Thời hạn của cổ phiếu gắn chặt với thời hạn hoạt động của công ty cổ phần phát
hành ra nó. Về ngun tắc, cổ đơng chỉ được hồn vốn khi cơng ty cổ phần chấm dứt
hoạt động. Trên thực tế, rất ít khi một cơng ty đang hoạt động hiệu quả mà lại giải thể.
Còn một khi công ty hoạt động kém hiệu quả buộc phải giải thể thì khả năng hồn vốn
cho cổ đơng là rất nhỏ. Do đó, cổ phiếu được coi như một loại chứng khốn vĩnh viễn,
vơ thời hạn. Trên thực tế, vẫn có những loại cổ phiếu được hồn vốn và điều này do Đại
hội đồng cổ đông của công ty quyết định.
c) Mệnh giá cổ phiếu:

Mệnh giá, hay giá trị danh nghĩa của cổ phiếu là giá trị mà công ty cổ phần ấn định
cho cổ phiếu, ghi trên bề mặt cổ phiếu, xác định số tiền tối thiểu mà công ty phát hành
phải nhận được trên mỗi cổ phiếu. Mệnh giá chỉ có giá trị vào thời điểm phát hành lần
đầu để huy động vốn và không tác động đến giá trị thị trường của cổ phiếu. Ở Việt Nam,
mệnh giá của cổ phiếu niêm yết tại SGDCK được quy định thống nhất là 10.000 VND.
SVTH: Hoàng Văn Hùng

Trang 7


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Hằng


1.4.1.3 Phân loại cổ phiếu
+ Phân loại theo quyền lợi cổ đông
+ Phân loại theo thị trường huy động vốn
1.4.2 Trái phiếu
1.4.2.1 Khái niệm
Trái phiếu là một loại chứng khoán phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc chứng từ
ghi sổ xác nhận nghĩa vụ trả nợ cả gốc lẫn lãi của tổ chức phát hành đối với người sở
hữu trái phiếu.
1.4.2.2 Đặc điểm của trái phiếu
a) Trái phiếu có mệnh giá:

Mệnh giá trái phiếu có thể do luật định hoặc do tổ chức phát hành quy định. Ở Việt
Nam, mệnh giá trái phiếu doanh nghiệp nhà nước và trái phiếu chính phủ sẽ do Nhà
nước quy định trên cơ sở đề nghị của Bộ tài chính và quyết định cho từng đợt phát hành
trái phiếu.Theo quy định hiện hành là 100.000 VND và các bội số của 100.000 VND.
b) Trái phiếu có thời hạn:
Thời hạn của trái phiếu là thời hạn đi vay của tổ chức phát hành đối với trái chủ và
được ghi rõ trên bề mặt trái phiếu. Trái phiếu có thể được hồn vốn khi đáo hạn, nhưng
cũng có thể được hoàn vốn trước hạn toàn bộ hay từng phần, do đó, thời hạn trung bình
(thời gian mà tồn bộ 100% số tiền của trái phiếu được sử dụng) của trái phiếu có thể có
thể bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đáo hạn của trái phiếu.
c) Trái phiếu có quy định lãi suất và thời hạn trả lãi:

Mỗi trái phiếu đều ghi cam kết của tổ chức phát hành thanh toán cho người sở hữu
trái phiếu một số tiền lãi cố định vào một ngày nhất định. Số lãi thường được ghi là một
tỷ lệ phần trăm của mệnh giá trái phiếu, gọi là lãi suất.
1.4.2.3 Phân loại trái phiếu
a) Trái phiếu công ty:


Là các trái phiếu do các công ty phát hành để vay vốn dài hạn. Trái phiếu cơng ty có
đặc điểm chung sau: Trái chủ được trả lãi định kỳ và trả gốc khi đáo hạn, song không
được tham dự vào các quyết định của công ty. Nhưng cũng có loại trái phiếu khơng
được trả lãi định kỳ, người mua được mua dưới mệnh giá và khi đáo hạn được nhận lại
mệnh giá. Khi công ty giải thể hoặc thanh lý, trái phiếu được ưu tiên thanh tốn trước
SVTH: Hồng Văn Hùng

Trang 8


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Hằng

các cổ phiếu.
Trái phiếu công ty bao gồm những loại sau:
- Trái phiếu có đảm bảo: Là trái phiếu được đảm bảo bằng những tài sản thế chấp cụ
thể, thường là bất động sản và các thiết bị. Người nắm giữ trái phiếu này được bảo vệ ở
một mức độ cao trong trường hợp cơng ty phá sản, vì họ có quyền đòi nợ đối với một tài
sản cụ thể.
- Trái phiếu khơng bảo đảm: Trái phiếu tín chấp khơng được đảm bảo bằng tài sản
mà được đảm bảo bằng tín chấp của công ty. Nếu công ty bị phá sản, những trái chủ của
trái phiếu này được giải quyết quyền lợi sau các trái chủ có bảo đảm, nhưng trước cổ
động. Các trái phiếu tín chấp có thể chuyển đổi cho phép trái chủ được quyền chuyển
trái phiếu thành cổ phiếu thường của công ty phát hành. Tuỳ theo quy định, việc chuyển
đổi có thể được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào, hoặc chỉ vào những thời điểm cụ
thể xác định.
Ngoài những đặc điểm trên, mỗi đợt trái phiếu được phát hành có thể được gắn kèm
theo những đặc tính riêng khác nữa nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của một bên nào đó.
Cụ thể là:

- Trái phiếu có thể mua lại cho phép người phát hành mua lại chứng khoán trước khi
đáo hạn khi thấy cần thiết. Đặc tính này có lợi cho người phát hành song lại bất lợi cho
người đầu tư, nên loại trái phiếu này có thể có lãi suất cao hơn so với những trái phiếu
khác có cùng thời hạn.
- Trái phiếu có thể bán lại: Cho phép người nắm giữ trái phiếu được quyền bán lại
trái phiếu cho bên phát hành trước khi trái phiếu đáo hạn. Quyền chủ động trong trường
hợp này thuộc về nhà đầu tư, do đó lãi suất của trái phiếu này có thể thấp hơn so với
những trái phiếu khác có cùng thời hạn.
- Trái phiếu có thể chuyển đổi cho phép người nắm giữ nó có thể chuyển đổi trái
phiếu thành cổ phiếu thường, tức là thay đổi tư cách từ người chủ nợ trở thành người
chủ sở hữu của cơng ty.
b) Trái phiếu chính phủ và các cơ quan nhà nước

Trái phiếu chính phủ: Là những trái phiếu do chính phủ phát hành nhằm mục đích bù
đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các cơng trình cơng ích, hoặc làm cơng cụ điều tiết
tiền tệ.
SVTH: Hoàng Văn Hùng

Trang 9


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Hằng

Trái phiếu chính phủ là loại chứng khốn khơng có rủi ro thanh tốn và cũng là loại
trái phiếu có tính thanh khoản cao. Do đặc điểm đó, lãi suất của trái phiếu chính phủ
được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của các công cụ nợ khác có
cùng kỳ hạn.
c) Trái phiếu cơng trình:


Là loại trái phiếu được phát hành để huy động vốn cho những mục đích cụ thể,
thường là để xây dung những cơng trình cơ sở hạ tầng hay cơng trình phúc lợi cơng
cộng. Trái phiếu này có thể do chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa phương phát
hành.
1.4.3 Các chứng khoán phái sinh.
Khi thị trường chứng khoán ngày càng phát triển, bên cạnh hai công cụ lưu thông
chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu, còn xuất hiện các giao dịch mua bán các chứng từ tài
chính có nguồn gốc chứng khoán, bao gồm những loại sau:
a) Chứng quyền.

Chứng quyền là một chứng thư do công ty phát hành cho các cổ đơng hiện hữu,
trong đó quy định cổ đơng đó được quyền mua một lượng cổ phiếu mới phát hành theo
giá quy định thấp hơn giá thị trường trong một thời gian nhất định. Chứng quyền chỉ tồn
tại ở dạng chứng thư, khơng có chứng quyền tài khoản, có thời hạn hiệu lực ngắn và
trong thời hạn đó, hiệu lực của nó là khơng thể huỷ ngang. Trên chứng quyền có ghi rõ
số lượng quyền mua cổ phiếu mới và giá mua ưu đãi. Chứng quyền là một loại hàng hoá
đặc biệt được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khốn, giá của nó phụ thuộc giá trị của
chứng quyền, thời hạn còn lại của chứng quyền, xu hướng biến động về thị giá của cổ
phiếu ấn định trong chứng quyền.
b) Bảo chứng phiếu

Bảo chứng phiếu là một chứng thư do tổ chức phát hành ra cho tất cả những người
mua cổ phiếu và trái phiếu mới của công ty khi có đợt phát hành mới. Người nắm giữ
bảo chứng phiếu được quyền mua một lượng cổ phiếu và trái phiếu nhất định theo một
giá quy định trong tương lai. Giá đó thường cao hơn giá phát hành. Mục đích của việc
phát hành bảo chứng phiếu là nhằm tạo ra một nhu cầu tiềm ẩn đối với cổ phiếu và trái
phiếu của cơng ty mình trong tương lai. Các công ty phát hành chứng minh một cách
gián tiếp là cổ phiếu và trái phiếu của mình sẽ tăng giá trong tương lai, hoặc mức giá
SVTH: Hoàng Văn Hùng


Trang 10


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Hằng

hiện tại là còn ở mức khuyến mại. Cam kết trong bảo chứng phiếu cũng là một cam kết
không thể huỷ ngang trong suốt thời hạn hiệu lực. Thời hạn của bảo chứng phiếu là dài
hạn hoặc vô hạn. Khi phát hành, giá trị nội tại của bảo chứng phiếu là bằng khơng,
nhưng nó sẽ có giá trị trong tương lai. Thị giá của chứng phiếu tuỳ thuộc vào các yếu tố
như giá chuyển đổi, thời hạn còn lại trên chứng khế, giá trị cổ phiếu cơ bản.
c) Hợp đồng quyền chọn.

Đây là loại hợp đồng được ký kết giữa một bên là “người ký phát” và một bên là
người mua hợp đồng, trong đó cho phép người mua hợp đồng được quyền mua hoặc
bán cho người ký phát hợp đồng một lượng chứng khoán, với một giá cả nhất định,
trong một thời hạn quy định trong tương lai. Hợp đồng quyền chọn cũng là một loại
hàng hoá trên thị trường chứng khốn. Hiện nay, ở các nước có nền kinh tế thị trường
phát triển, các giao dịch hợp đồng quyền chọn trên thị trường chứng khoán rất phát triển
d) Hợp đồng tương lai.

Hợp đồng tương lai là hợp đồng giữa người bán và người mua, trong đó người bán
cam kết giao một số lượng nhất định chứng khoán và người mua sẽ trả tiền khi nhận số
chứng khốn đó với một giá nhất định, tại một ngày nhất định trong tương lai, được xác
định trước tại thời điểm ký kết hợp đồng. Hợp đồng tương lai là những hợp đồng chuẩn
theo mẫu, trong đó các điều khoản và điều kiện của hợp đồng được xác định trước,
được quy định cụ thể theo các nguyên tắc giao dịch và thống nhất về số lượng, chất
lượng chứng khoán phải giao, địa điểm giao hàng và nhiều quy định cụ thể khác. Với

hợp đồng tương lai, số tiền đặt cọc của các bên thường lớn, có khi đến 100%, phí hoa
hồng mua bán hợp đồng tương lai thường rất cao, việc thanh toán mua bán các hợp đồng
này thường được thực hiện ngay qua tài khoản mở tại trung tâm thanh toán bù trừ.
1.5 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.
Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được chia thành các
nhóm sau: nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán.
1.5.1 Nhà phát hành.
Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng
khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khốn, hàng hố của thị trường
chứng khốn:
SVTH: Hồng Văn Hùng

Trang 11


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Hằng

- Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính phủ
và trái phiếu địa phương.
- Cơng ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu cơng ty.
- Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các cơng cụ tài chính như các trái phiếu,
chứng chỉ thụ hưởng,... phục vụ cho hoạt động của họ.
1.5.2 Nhà đầu tư.
Nhà đầu tư là những người mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: Nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.
1.5.3 Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán.
- Cơng ty chứng khốn.
- Quỹ đầu tư chứng khốn.

- Các trung gian tài chính.
1.5.4 Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán.
- Cơ quan quản lý Nhà nước.
- Sở giao dịch chứng khoán.
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán.
- Tổ chức lưu ký và thanh tốn bù trừ chứng khốn.
- Cơng ty dịch vụ chứng khốn:
+ Các tổ chức tài trợ chứng khốn.
+ Cơng ty đánh giá hệ số tín nhiệm.
1.6. Nguyên tắc hoạt động và điều kiện cho sự hình thành TTCK.
1.6.1 Nguyên tắc hoạt động.
Sự hoạt động của TTCK là rất phức tạp, nhưng nhìn chung nó hoạt động tn theo
các ngun tắc sau:
a) Nguyên tắc trung gian.

TTCK hoạt động không phải trực tiếp do những người muốn mua hay bán chứng
khoán thực hiện mà do người môi giới trung gian thực hiện. Đây là nguyên tắc trung
gian cơ bản cho tổ chức và hoạt động của TTCK. Nguyên tắc trung gian nhằm bảo đảm
các loại chứng khoán được giao dịch là chứng khoán thực và thị trường chứng khoán
hoạt động lành mạnh, đều đặn, hợp pháp và ngày càng phát triển, bảo vệ lợi ích của nhà
đầu tư.
SVTH: Hồng Văn Hùng

Trang 12


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Hằng


b) Nguyên tắc đấu giá.

Mọi việc mua bán chứng khoán đều phải tuân thủ theo nguyên tắc đấu giá. Hiện nay
có ba hình thức đấu giá cơ bản:
- Đấu giá trực tiếp: Các nhà môi giới trực tiếp gặp nhau (thông qua một trung gian).
- Đấu giá gián tiếp: Là hình thức các môi giới không trực tiếp gặp nhau.
- Đấu giá tự động: Là hình thức đấu giá qua hệ thống nối mạng giữa máy chủ và các
cơ sở giao dịch với hệ máy của các cơng ty chứng khốn thành viên.
c) Nguyên tắc công khai.

Là nguyên tắc mà tất cả các hoạt động trên thị trường chứng khốn ra cơng chúng
đều được cơng khai, như là các loại chứng khốn trên thị trường chứng khốn, tình hình
tài chính. Kết quả kinh doanh của các cơng ty có chứng khốn đăng ký niêm yết trên thị
trường, số lượng và giá cả từng loại chứng khốn đã mua bán đều được thơng báo công
khai trên thị trường và trên các phương tiện thơng tin đại chúng.
1.6.2 Điều kiện cho sự hình thành TTCK.
Khơng phải bất kì lúc nào ta muốn thành lập TTCK là có thể thành lập được ngay,
muốn TTCK hoạt động có hiệu quả thì phải đảm bảo một số những điều kiện nhất định:
a) Điều kiện về cổ phần hoá.

Nền kinh tế ổn định tạo tiền đề cho các doanh nghiệp cổ phần theo một lộ trình xác
định tạo ra nguồn hàng hóa cho TTCK hoạt động. Chất lượng cổ phần hóa của các
doanh nghiệp cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của TTCK .
b) Điều kiện pháp lý.

TTCK liên quan đến vấn đề sở hữu, quan hệ kinh tế giữa chủ thể và toàn bộ đời sống
kinh tế xã hội. Vì vậy, cần xây dựng kiện tồn hệ thống pháp lý là điều kiện quan trọng
cho TTCK phát triển là tiêu đề duy trì lịng tin và bảo vệ các nhà đầu tư.
c) Điều kiện kỹ thuật và tổ chức.


Để giúp cho hoạt động trên thị trường diễn ra trôi chảy, hiệu quả cần xây dựng một
hệ thống giao dịch, hệ thống xử lý dữ liệu, hệ thống thơng tin, hệ thống thanh tốn bù
trừ, lưu giữ chứng khốn với mơ hình và mức độ tự động hố thích hợp đáp ứng được
khối lượng giao dịch, mặt khác tính được xu hướng mở rộng của thị trường và khả năng
có thể nâng cấp trên cơ sở có sẵn. Bên cạnh xây dựng cơ sở hạ tầng cho TTCK cần phát
triển các tổ chức hoạt động trên thị trường:
SVTH: Hoàng Văn Hùng

Trang 13


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Hằng

- Các công ty bảo hành phát hành CK.
- Các công ty môi giới CK.
- Các công ty giao dịch CK cho chính mình.
- Các quỹ đầu tư.
- Tổ chức tư vấn.
- Nhân viên giao dịch.
Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kế tốn quốc tế áp dụng thống nhất trong tồn ngành.
Đồng thời phát triển các cơng ty kiểm tốn trong và ngồi nước đáp ứng u cầu thẩm
định cả hai phía: các tổ chức CK, các tổ chức kinh doanh chứng khốn.
d) Điều kiện về con người.

Nhân tố con người đóng vị trí hết sức quan trọng đối với sự thành cơng của TTCK.
Vì đây là một ngành rủi ro cao nên phải có đội ngũ cán bộ nhanh nhạy, nghiệp vụ và có
tư cách. Vì vậy cần đào tạo cán bộ cho TTCK, thực hiện trước khi thành lập TTCK.
- Cán bộ quản lý giám sát thị trường, công tác tại Ủy ban chứng khoán.

- Cán bộ quản lý, điều hành tại sở giao dịch CK và tại các hệ thống phụ trợ.
- Nhân viên KDCK tại các công ty KDCK.
1.7 Một số định chế tài chính trung gian
Các tổ chức tài chính trung gian là các tổ chức tài chính thực hiện chức năng dẫn
vốn từ người có vốn tới người cần vốn. Tuy nhiên không như dạng tài chính trực tiếp
người cần vốn và người có vốn trao đổi trực tiếp với nhau ở thị trường tài chính, các
trung gian tài chính thực hiện sự dẫn vốn thơng qua một cầu nối nghĩa là người cần vốn
muốn có được vốn phải thơng qua người thứ ba, đó chính là các tổ chức tài gián tiếp hay
các tổ chức tài chính trung gian.
1.7.1 Chức năng.
a)

Chức năng tạo vốn.

Các trung gian tài chính huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, hình thành các quỹ
tiền tệ tập trung. Bằng cách trả lãi suất, các trung gian tài chính đem lại lợi ích cho
người có tiền tiết kiệm và đồng thời cũng làm lợi cho chính mình trong giai đoạn cung
ứng vốn.
b) Chức năng cung ứng vốn.

Trong nền kinh tế thị trường, người cần vốn là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh
SVTH: Hoàng Văn Hùng

Trang 14


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Hằng


doanh trong và ngồi nước. Tổ chức tài chính trung gian sẽ đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu
cầu vốn và nhận được một khoản lợi nhất định thông qua việc cho vay với lãi suất cho
vay lớn hơn lãi suất các tổ chức này trả cho người tiết kiệm.
c) Chức năng kiểm soát.

Các tổ chức trung gian sẽ kiểm soát nhằm giảm tới mức tối thiểu sự rủi ro bằng cách
thường xuyên hoặc định kỳ kiểm soát trước khi cho vay, trong và sau khi cho các doanh
nghiệp vay vốn.
1.7.2 Các định chế tài chính trung gian.
- Ngân hàng thương mại.
- Cơng ty tài chính.
- Quĩ tín dụng.
- Cơng ty bảo hiểm.
- Cơng ty chứng khốn.
1.8 Mơ hình TTCK Việt Nam.
1.8.1 Cơ quan quản lý TTCK Việt Nam.
Đối với Việt Nam, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UNCKNN) đã được thành lập để
quản lý và giám sát thúc đẩy cho thị trường phát triển theo định hướng XHCN và bảo vệ
quyền lợi cho các nhà đầu tư. Xây dựng và phát triển TTCK là mục tiêu đã được Đảng
và Chính phủ Việt Nam định hướng từ những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ 20) nhằm xác
lập một kênh huy động vốn mới cho đầu tư phát triển. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
(UBCKNN) được thành lập ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là
cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng
khoán và thị trường chứng khoán.
1.8.2 Về sở giao dịch chứng khoán.
Ngày 20/07/2000, Trung tâm giao dịch chứng khốn (TTGDCK) TP HCM đã chính
thức khai trương và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 02 loại
cổ phiếu niêm yết. Qua 10 năm với sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với TTCK
thế giới, Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM đã chính thức được Chính phủ ký
Quyết định số: 599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 chuyển đổi thành Sở giao dịch Chứng

khoán TP HCM. Ngày 08/08/2007, SGDCK TP HCM đã chính thức được khai trương.

SVTH: Hoàng Văn Hùng

Trang 15


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Hằng

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (SGDCK Hà Nội) được thành lập theo Quyết
định số 01/2009/QĐ-Ttg ngày 2/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển
đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. TTGDCK Hà Nội được
thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998, chính thức đi vào hoạt
động từ năm 2005 với các hoạt động chính là tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán
niêm yết, đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu. Sau 5 năm hoạt động, TTGDCK Hà
Nội đã có những bước trưởng thành nhanh và mạnh, thu hút được sự quan tâm của
doanh nghiệp và công chúng đầu tư.
1.8.3 Cách thức và các loại lệnh được sử dụng trong giao dịch.
Việc mua bán chứng khoán trên các thị trường chứng khốn dựa vào các nhà mơi
giới và nhà kinh doanh chứng khoán. Để thực hiện việc giao dịch, nhà đầu tư phải cung
cấp cho nhà môi giới những thông tin nhất định. Một trong những thông số mà nhà đầu
tư phải cung cấp cho nhà môi giới là các loại lệnh mua bán hay Lệnh giao dịch là chỉ thị
mua hoặc bán chứng khoán của người đầu tư cho người mơi giới của cơng ty chứng
khốn để thực hiện giao dịch.
a) Cách thức đặt lệnh

Khi khách hàng muốn giao dịch, họ phải đặt lệnh bằng một trong các hình thức sau
đây:

- Đặt lệnh trực tiếp tại phòng lệnh của cơng ty chứng khốn.
- Đặt lệnh qua điện thoại.
- Qua mạng máy tính nối mạng trực tiếp với phịng lệnh của cơng ty chứng khốn.
Nội dung của mẫu lệnh gồm các thơng tin sau:
- Lệnh đó là Mua hay Bán, được in sẵn với mẫu khác nhau.
- Số lượng.
- Tên chứng khoán, mã số loại chứng khoán.
- Tên của khách hàng và mã số.
- Ngày giờ đặt lệnh.
- Thời gian có hiệu lực của lệnh.
b) Các loại lệnh

- Lệnh thị trường (lệnh mua bán theo giá thị trường ) Là lệnh chỉ thị cho nhà môi
giới mua hoặc bán một chứng khốn theo giá tốt nhất có thể có được trên thị trường (giá
SVTH: Hoàng Văn Hùng

Trang 16


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Hằng

cao nhất đối với lệnh bán hoạc giá thấp nhất đối với lệnh mua). Hiện nay, lệnh này chưa
được sử dụng ở Việt Nam.
- Lệnh giới hạn (LO) là chỉ nhà môi giới khơng được mua một chứng khốn q
mức giá ấn định trước hoặc bán một chứng khoán thấp hơn mức giá đã chỉ định. Lệnh
giới hạn là một lệnh có điều kiện: Khi nhận được lệnh này người môi giới phải mua và
bán một số lượng chứng khoán nhất định theo giá đã được ấn định hoặc tốt hơn.
- Một lệnh mua có giới hạn chỉ có thể được người môi giới thực hiện ở mức giá đã

được ấn định hoặc thấp hơn. Ngược lại, một lệnh bán có giới hạn chỉ được thực hiện ở
mức giá đã được ấn định hoặc ở mức giá cao hơn
- Lệnh dừng là lệnh chỉ cho người môi giới không được thực hiện việc mua bán cho
đến khi giá thị trường lên xuống phù hợp với giá đã ấn định. Có hai loại lệnh dừng mua
khi giá chưa lên đến giá ấn định và lệnh dừng bán khi giá chưa tụt xuống tới mức ấn
định. Hiện tại lệnh này chưa được áp dụng tại Việt Nam.
- Lệnh ATO là lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh. Khi nhập vào hệ thống, lệnh
ATO không cần phải xác định mức giá nhưng sử dụng chữ viết tắt ATO thay cho việc
ghi giá. Trong thời gian đặt lệnh, lệnh ATO được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên trước lệnh
giới hạn. Khi hệ thống tiến hành khớp lệnh, lệnh ATO được coi là lệnh có ưu tiên thực
hiện đầu tiên. Nếu lệnh ATO chỉ được khớp một phần hoặc không được khớp, hệ thống
giao dịch sẽ huỷ bỏ tồn bộ số chứng khốn cịn lại không được giao dịch sau khi khớp
lệnh (tức là lệnh ATO chỉ có giá trị trong một đợt khớp lệnh và khơng có giá trị trong
đợt khớp lệnh tiếp theo). Lệnh ATO được sử dụng trong đợt khớp lệnh định kỳ thứ nhất.
- Lệnh ATC giống lệnh ATO nhưng được sử dụng trong đợt khớp lệnh định kỳ thứ
ba.
- Lệnh Huỷ mua: Dùng để hủy lệnh đã đặt Mua cổ phiếu.
-

Lệnh Huỷ bán: Dùng để huỷ lệnh đã đặt Bán cổ phiếu.

Chú ý: Lệnh chỉ được Huỷ khi lệnh đặt chưa khớp.
1.8.4 Một số kiến thức khác về TTCK.
a) Chỉ số giá chứng khốn

Trên thế giới có nhiều phương pháp tính chỉ số giá chứng khốn khác nhau, nhưng
chỉ số giá chứng khốn được tính bằng cơng thức:
SVTH: Hồng Văn Hùng

Trang 17



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Hằng
∑ Pit xQit
∑PioxQit

HNX-Index =
Trong đó,

Pit: Giá thị trường của cổ phiếu I vào thời điểm hiện tại
Qit: Số lượng cổ phiếu niêm yết của cổ phiếu I vào thời điểm hiện tại.
Pio: Giá thị trường của cổ phiếu I vào ngày cơ sở (gốc i : 1,……, n)
VN INDEX =

∑ Pt∗Qt
∑ Po∗Qo

Trong đó:
Pt là giá tại thời điểm hiện tại
Po là giá tại thời điểm gốc
Qt là số lượng cổ phiếu ở thời điểm hiện tại
Q0 là số lượng cổ phiếu ở thời điểm gốc
b) Khớp lệnh định kỳ:

Là phương thức giao dịch dựa trên cơ sở tập hợp tất cả các lệnh mua bán trong
khoảng thời gian nhất định và tạo ra giá khớp có khối lượng mua bán đạt được là lớn
nhất. Những lệnh thoả mãn giá khớp sẽ được thực hiện theo thứ tự ưu tiên về giá và ưu
tiên về thời gian.

c) Biên độ giao động giá:

Là giới hạn giá chứng khốn có thể biến đổi tối đa trong phiên giao dịch so với giá
tham chiếu hiện tại biên độ giao động giá ở các sàn là: Sàn TP.HCM +- 5%, sàn Hà Nội
+-7%, sàn Upcom +-10%.
d) Thời gian giao dịch

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, trừ ngày nghỉ lễ theo qui định của nhà nước.
 HOSE
• Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư.

- Từ 8g30 đến 9g00: Khớp lệnh định kỳ (xác định giá mở cửa).
- Từ 9g00 đến 10g15: Khớp lệnh liên tục.
- Từ 10g15 đến 10g30: Khớp lệnh định kỳ (xác định giá đóng cửa).
- Từ 10g30 đến 11g00: Giao dịch thỏa thuận.
- 11g00: Đóng cửa.


Đối với trái phiếu.

SVTH: Hồng Văn Hùng

Trang 18


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Hằng

- Từ 8g30-11g00: Giao dịch thỏa thuận

- Giờ giao dịch có thể thay đổi khi:
+ Hệ thống giao dịch gặp sự cố.
+ Khi có ½ thành viên bị sự cố hệ thống.
+ Thiên tai, hỏa hoạn hay các sự cố khác không thể khắc phục được.
 HASTC: Áp dụng phương pháp khớp lệnh liên tục cho cả phiên giao dịch.
e) Đơn vị giao dịch:

Là số lượng chứng khốn nhỏ nhất có thể được khớp lệnh tại hệ thống. Đơn vị giao
dịch còn được gọi là lô chẵn. Lô chẵn là lô giao dịch có số lượng từ 10 đến 19.990 cổ
phiếu. Giao dịch lô chẵn được thực hiện theo phương thức giao dịch khớp lệnh định kỳ
tại thị trường giao dịch tập trung.
Theo qui định của HOSE đơn vị giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quĩ đầu tư là 10 cổ
phiếu, trái phiếu khơng qui định lơ giao dịch. Cịn HASTC đơn vị giao dịch là 100 cổ
phiếu hoặc 10 triệu đồng tính theo mệnh giá trái phiếu.
f)

Đơn vị yết giá.

Đơn vị yết giá được biểu thị qua bảng sau:
 HOSE

Mức giá
Đơn vị yết giá
<49.900
100 đ
50.000- 99.500
500 đ
>100.000
1.000 đ
 HASTC: Đối với cổ phiếu là 100 đồng, trái phiếu không qui định.

Đối với giao dịch thỏa thuận không qui định đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá.
g) Ngày thanh toán

Theo quy định của Trung tâm giao dịch chứng khoán là ngày T + 3, tức là 03 ngày
làm việc sau ngày lệnh được thực hiện (không kể ngày Lễ, ngày nghỉ) có nghĩa:
-Khi lệnh mua chứng khốn được thực hiện, sau 03 ngày chứng khoán mới được
chuyển về tài khoản của khách hàng. Khi chứng khoán về tới tài khoản thì bạn mới có
các quyền đối với số chứng khốn đó.
-Khi lệnh bán chứng khốn được thực hiện, sau 03 ngày tiền bán chứng khoán sau
mới được chuyển về tài khoản của khách hàng. Trong đó:
+ Ngày T: Giao dịch.
SVTH: Hoàng Văn Hùng

Trang 19


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Hằng

+ Ngày T+1: Đối chiếu.
+ Ngày T+2: Bù trừ.
+ Ngày T+3: Thanh toán.
h) Ngày giao dịch hưởng cổ tức.

Là ngày mà nhà đầu tư mua cổ phiếu trên thị trường sẽ được hưởng cổ tức của công
ty phát hành.
i)

Ngày giao dịch không hưởng cổ tức.


Là ngày mà nhà đầu tư mua cổ phiếu trên thị trường sẽ không được hưởng cổ tức.
j)

So sánh cơ bản giữa niêm yết tại HOSE và HASTC.
Nội dung
Điều kiện

HOSE
HASTC
Điều kiện niêm yết rất Điều kiện thấp hơn
cao
Thủ tục thông qua trong Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông
nội bộ công ty
Yêu cầu về tổ chức tư Không bắt buộc
Không bắt buộc
vấn
Cơ chế xét duyệt thẩm 45 ngày làm việc
20 ngày làm việc
tra và cấp phép niêm yết
Cơ quan xét duyệt
UBCKNN
UBCKNN
Cơ chế giao dịch
Vốn điều lệ
Từ 80 tỷVND(Thực góp) Từ 10 tỷ VND
Có lãi

SVTH: Hồng Văn Hùng


2 năm liền trước năm 1 năm liền trước năm
niêm yết đồng thời khơng đăng ký.
có lỗ lũy kế.

Trang 20


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Hằng

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
VIỆT NAM.
2.1 Đơi nét về kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2010.
Những tháng đầu năm kinh tế thế giới đã chứng kiến nhiều sự biến động lớn. Đầu
tiên là tín hiệu hồi phục đã trở nên rõ ràng ở một số khu vực kinh tế chủ chốt, tuy nhiên
kinh tế thế giới vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn trên chặng đường hồi phục
của mình. Cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu ngày một nghiêm trọng đang đe dọa lên
nền kinh tế của các nước khu vực Euro cũng như đe dọa đẩy thế giới đến một khủng
hoảng kinh tế mới. Thiên tai liên tục xảy ra ở các khu vực khác nhau với mức độ ngày
càng trở nên nghiêm trọng cũng gây những ảnh hưởng nhất định đến sự phục hồi của
kinh tế thế giới bên cạnh đó mối đe dọa xảy ra xung đột vũ trang ở các khu vực nhạy
cảm như Trung Đông, Nam Mỹ cũng gây ra những áp lực lớn.
Tuy vậy, qua 8 tháng đầu năm 2010 này thì những tín hiệu phục hồi ở hầu hết các
khu vực trên thế giới đã rất rõ ràng các khu vực kinh tế đều vượt qua khó khăn một cách
ngoạn mục và có những bước tăng trưởng tốt, khó khăn đã dần được loại bỏ và tạo lập
được lòng tin cho các nhà đầu tư. Dưới đây là biểu đồ thể hiện sức hấp dẫn của một số
kinh tế trong năm 2009 và những tháng đầu năm 2010. Theo biểu đồ này thì Việt Nam
đứng ở vị trí thứ 60 trong số 66 nước có sức hấp dẫn nhất thế giới.

Biểu đồ sức hấp dẫn của các nền kinh tế năm 2009-2010

SVTH: Hoàng Văn Hùng

Trang 21


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Hằng

2.1.1 Nền kinh tế của một số khu vực kinh tế chủ chốt thế giới.
Nền kinh tế Mỹ tiếp tục đi lên với mức tăng trưởng 0.3 % trong quý I/2010. Đóng
góp chủ yếu vào mức tăng trưởng này là sự cải thiện mức chi tiêu cá nhân, xuất khẩu và
hoạt động đầu tư khu vực tư nhân. Trong những báo cáo gần đây, Cục dự trữ liên bang
Mỹ (FED) cho rằng nền kinh tế đang tiếp tục được cải thiện, cơ quan này cũng nâng dự
báo tăng trưởng kinh tế Mỹ từ mức 2.8% - 3.5% lên mức 3.2 – 3.7% trong năm nay. Tuy
vậy, q trình hồi phục vẫn cịn chậm và còn chứa đựng nhiều rủi ro thị trường việc làm,
tăng lên 9.4% và nhà đất vẫn ảm đạm lượng nhà xây dựng mới giảm 12.8 % mức thấp
nhất trong nửa thế kỷ qua.
Trong quí II/2010 kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng 0.6% vượt qua mức dự báo của
các chuyên gia kinh tế, điều này cho thấy kinh tế Mỹ vẫn đang phục hồi đúng hướng,
với sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong nửa đầu năm 2010 sẽ tạo động
lực cho kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ trong những tháng đầu năm
2010.
Kinh tế châu Âu tăng trưởng chậm, cuộc khủng hoảng nợ công ngày càng trở nên
nghiêm trọng. GDP khu vực EU tăng 0.2% trong quý I, với sự cải thiện của khu vực
công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, sự hồi phục này chưa thật bền vững do sự đe dọa
của cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp có thể gây ảnh hưởng đến nền kinh tế khu vực bất cứ
lúc nào.

Tuy nhiên, trong quí II/2010 khu vực đồng tiền chung EU có những bước tăng
SVTH: Hồng Văn Hùng

Trang 22


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Hằng

trưởng ngoạn mục với mức 1% có được mức tăng trưởng này là do mối đe dọa của cuộc
khủng hoảng nợ công đã khơng cịn mạnh mẽ như những tháng đầu năm do nỗ lực của
tất cả các chính phủ trong khối UE.
Kinh tế Nhật tăng trưởng mạnh nhờ đẩy mạnh xuất khẩu nhờ nhu cầu nhập khẩu từ
các nền kinh tế mới nổi khu vực châu Á đã hỗ trợ mạnh mẽ cho kinh tế Nhật những
tháng đầu năm 2010. GDP quý I của Nhật tăng 1.2 %, nếu so với cùng kỳ năm ngoái,
nền kinh tế này tăng trưởng với tốc độ 4,9%, cao hơn nhiều so với khu vực châu Âu và
Mỹ. Tuy vậy, kinh tế Nhật đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó lớn nhất là nợ
công và thâm hụt ngân sách đã lên tới mức báo động khiến những chính sách kích cầu,
chống giảm phát kinh tế bị hạn chế và sự phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu trong khi
nhu cầu nội địa vẫn thấp khiến tăng trưởng của Nhật không bền vững trong điều kiện
kinh tế thế giới hồi phục chậm ảnh hưởng tới xuất khẩu ngồi ra, biến động trên chính
trường, việc thay đổi thủ tướng và nội các đầu tháng sáu năm nay là cơ hội cho một sự
thay đổi về điều hành kinh tế, đồng thời cũng là thách thức lớn cho chính phủ mới thành
lập.
Trong bối cảnh hiện nay các nền kinh tế mới nổi với nòng cốt là nhóm BRIC
(Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc) lại là động lực mạnh mẽ kéo kinh tế thế giới đi lên.
Một số nước đã dần lấy lại đà tăng trưởng của giai đoạn trước khủng hoảng. Mặc dù vậy
tăng trưởng quá nóng và nguy cơ lạm phát tại một số nền kinh tế trong nhóm các quốc
gia mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ,… đang đặt ra yêu cầu điều chỉnh chính sách, hạ

nhiệt kinh tế. Thảm họa cháy rừng ở Nga cũng đang rất nghiêm trọng và có thể gây ảnh
hưởng đến ngành nông nghiệp của nước này và nền kinh tế thế giới.
2.2 Đôi nét về nền kinh tế Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam kết thúc năm 2007 với nhiều thành tựu mức thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt kỷ lục 17,8 tỉ USD và tăng trưởng kinh tế đạt 8.4%. Thị
trường chứng khốn có một năm tăng mạnh với chỉ số Vn-Index đạt trên ngưỡng 1.000
điểm kể từ nửa cuối tháng 1-2007 cho đến giữa tháng 11-2007, xen giữa là giai đoạn
giảm nhẹ trong tháng 8 và 9-2007. Tuy nhiên mức nhập siêu tăng đặc biệt là với Trung
Quốc tăng gấp gần 2,5 lần so với năm 2006 và chỉ số lạm phát lần đầu trở lại với 2 con
số sau hơn một thập kỷ kể từ 1995. Đúng vào thời điểm đó thì thị trường tín dụng, bất
động sản của Mỹ xảy ra khủng hoảng và lan rộng một cách nhanh chóng theo một dây
SVTH: Hoàng Văn Hùng

Trang 23


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Hằng

chuyền trong sự liên thông giữa thị trường bất động sản, tiền tệ, chứng khốn, nhiều
ngân hàng và định chế tài chính Mỹ và thế giới rơi vào tình trạng thua lỗ nặng, mất tính
thanh khoản, đối diện với nguy cơ phá sản cao, kể từ tháng 8-2007 cuộc khủng hoảng
kinh tế tài chính thế giới bắt đầu đến tận cuối năm 2009 thì nền kinh tế thế giới mới có
những dấu hiệu phục hồi.
Trong bối cảnh đó Việt Nam vẫn nỗ lực tiếp tục đà tăng trưởng đã đạt được từ những
năm trước đó. Khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu dẫn đến những biến
động lớn về thị trường, tỷ giá, đầu tư và thương mại. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu
ngày càng làm cho thời tiết trở nên bất lợi hơn cho nông nghiệp, thiên tai xuất hiện với
tần số cao hơn, sức tàn phá mạnh hơn, chi phí cho canh tác nơng nghiệp tăng lên.

Tổng kết tình hình kinh tế trong năm 2009 kinh tế nước ta đạt được những thành
tựu: tăng trưởng GDP 5.2%, trên mức trung bình khu vực song là mức thấp nhất từ một
thập kỷ. Lạm phát được kiểm soát duy trì ở mức dưới hai con số.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn những điểm cần chú ý: bội chi ngân
sách tăng lên cả về con số tuyệt đối lẫn theo tỷ lệ GDP, nợ chính phủ và nợ nước ngoài
tăng lên, nhập siêu và cán cân thanh toán tài khoản vãng lai bị thâm hụt, gây sức ép lên
tỷ giá đồng tiền Việt Nam.
Trong quí I năm 2010 nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục đà phục hồi của những quý
cuối năm 2009 với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đạt 5.83%, gấp gần 1.9 lần tốc
độ tăng trong quý I/2009. Đáng chú ý là sự phục hồi diễn ra ở hầu hết các ngành, các
lĩnh vực kinh tế then chốt: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5.8%; giá
trị sản xuất công nghiệp tăng 13.6%, thị trường trong nước tiếp tục phát triển ổn định
với tốc độ tăng trưởng cao,…
Sáu tháng đầu năm 2010 kinh tế Việt Nam có những tín hiệu tích cực Theo Cục Ðầu
tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư), sáu tháng đầu năm 2010, các nhà đầu tư nước
ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 8.43 tỷ USD, bằng 80.9% so với cùng kỳ năm
2009. Số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào nước ta 7 tháng đầu năm
2010 là trên 70 tỷ mức khá cao trong bối cảnh chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng tài
chính và suy thối kinh tế tồn cầu.

SVTH: Hồng Văn Hùng

Trang 24


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Hằng

Biểu đồ so sánh đầu tư nước ngoài FDI 7 tháng đầu năm 2009-và 7 tháng đầu năm

2010
TT

Đơn vị
tính

Chỉ tiêu

7 tháng năm
2009

7 tháng năm
2010

So cùng
kỳ

1

Vốn thực hiện

triệu USD

6,300

6,400

101.6%

2

2.1
.
2.2
.
3
3.1
.
3.2
.
4
4.1
.
4.2
.
5

Vốn đăng ký

triệu USD

13,375

9,128

68.2%

Cấp mới

triệu USD


7,979

8,413

105.4%

Tăng thêm
Số dự án

triệu USD

5,396

715

13.3%

Cấp mới

dự án

635

533

83.9%

Tăng vốn
Xuất khẩu


lượt dự án

241

137

56.8%

triệu USD

16,314

20,674

126.7%

triệu USD
triệu USD

12,611
13,292

17,670
19,453

140.1%
146.4%

Kể cả dầu thô
Không kể dầu thô

Nhập khẩu

Nguồn: www.vneconomy.vn
Tuy nhiên nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn: Chất lượng, hiệu quả tăng
trưởng hạn chế, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn khiêm tốn. Một số nhân tố kinh tế vĩ
mô chưa được cải thiện đáng kể, nhất là cân đối xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, cân
đối thu chi ngân sách Nhà nước, cân đối vốn đầu tư phát triển, chỉ số giá tiêu dùng tuy
đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao.
Những khó khăn, thách thức đó đã tác động khơng nhỏ đến nền kinh tế của nước ta.
Vì vậy, nếu khơng tích cực tìm các giải pháp khắc phục có hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2010 như: sản
SVTH: Hoàng Văn Hùng

Trang 25


×