Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Biện pháp lắp Cầu bailey

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.23 KB, 17 trang )

BIỆN PHÁP THI CÔNG VÀ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
Dự án: Nhiệt điện Mông Dương 2
Hạng mục: Lắp đặt cầu qua kênh
Chủ đầu tư: Công ty TNHH điện lực AES-TKV Mông Dương (Công ty BOT)
Nhà thầu thi công: Công ty CP Lilama 69-1 Phả Lại
A. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN VÀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN:
- Dự án điện BOT Mông Dương 2 do Công ty TNHH Điện lực AES-TKV Mông Dương
(Công ty BOT) làm chủ đầu tư. Công ty TNHH Điện lực AES-TKV Mông Dương
(Công ty BOT) là một công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập bởi các công ty
thành viên của AES Corporation (Mỹ), Posco Energy (Hàn Quốc) và China
Investment Corporation (Trung Quốc).
- Công suất: 1120 MW tinh, với 2 tổ máy mỗi tổ 560MW.
- Nhiên liệu: đốt than.
- Vốn đầu tư: khoảng 2 tỉ USD.
- Hình thức đầu tư: 100% đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức Xây dựng – Kinh
doanh – Chuyển giao (BOT). Nhà máy sẽ được chuyển giao cho Chính phủ Việt Nam
sau 25 năm vận hành.
- Thời điểm dự kiến Vận hành thương mại Nhà máy điện: trong năm 2015.
- Các nhà thầu:
+ Xây lắp và Chạy thử: Công ty TNHH Công nghiệp nặng Doosan Việt Nam
+ Cung cấp thiết bị: Công ty Công nghiệp nặng và Xây dựng Doosan Hàn Quốc
+ Thiết kế và Kỹ thuật công trình: Công ty Doosan Thiết bị điện Ấn Độ.
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bản vẽ thiết kế cầu Bailey: AP2-SD9-DRG-TPL-C-00601 đến AP2-SD9-DRG-TPL-
C-00641.
- Tiêu chuẩn 22TCN 280-01: Hàn cầu thép.
- Quy trình hàn cầu thép AASHTO/AWS D1.5-2002.
- Tiêu chuẩn TCVN 4244 : 1986: Quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
- Tiếp nhận và nghiên cứu tài liệu, thiết kế kỹ thuật, các yêu cầu về chất lượng, tiến độ,


Nội quy, quy định của công trường…
- Lập quy trình hoạch định thực hiện sản phẩm bao gồm cả kế hoạch cung cấp nguồn
lực: con người, vật tư, phương tiện dụng cụ thi công theo quy trình quản lý chất lượng
ISO 9000-2008 của Nhà thầu.
- Tiếp nhận mặt bằng thi công tại dự án, thiết lập sơ đồ tổ chức thi công, lập văn phòng
chỉ huy và kho hiện trường, trình chủ đầu tư phê duyệt phương án xin trích cung cấp
nguồn điện, nước và thi công việc trích điện, nước phục vụ thi công theo phương
án đó, lập hàng rào tạm phục vụ thi công và tổ bảo vệ.
- Làm phiếu công tác cho các công việc thi công theo yêu cầu về thi công xen kẽ đảm
bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Biên chế đầy đủ nhân lực như: Chỉ huy trưởng, kỹ sư - kỹ thuật, cán bộ giám sát an
toàn, cán bộ KCS và các thợ lành nghề đáp ứng đúng yêu cầu việc thi công gói thầu,
tất cả những người tham gia thi công đều phải học biện pháp thi công, biện pháp an
toàn, và nội quy, quy định của công trường để việc thi công của bên B không gây cản
trở đến hoạt động bình thường của bên A, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị của
các bên, không gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường, mất trật tự công cộng tại nơi thi
công và khu vực lân cận.
- Liên hệ chặt chẽ với bên A để được hướng dẫn các quy trình công nghệ, yêu cầu kỹ
thuật, lập phiếu công tác của từng hạng mục, được phối hợp trong công tác bảo vệ an
ninh trật tự, được phê duyệt cấp điện, nước phục vụ thi công theo phương án mà bên
B đệ trình, phối hợp nghiệm thu, chạy thử, bàn giao.
- Huy động đến công trường và mua bảo hiểm cho phương tiện, dụng cụ phục vụ thi
công, bảo hiểm tai nạn cho con người.
- Tập kết máy móc thiết bị thi công, vật liệu phụ như: sắt thép, ô xy và phương tiện,
dụng cụ phục vụ cho thi công.
- Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị trong quá trình thi công, đảm bảo
kỹ thuật chất lượng cũng như tiến độ lắp đặt của công trình. Công tác chuẩn bị đòi hỏi
phải cụ thể như sau:
1. Chuẩn bị nhân lực (tổng số 26 người):
- Kỹ sư cơ khí: 02 người

- Giám sát an toàn: 01 người
- Thợ hàn điện : 03 người
- Thợ hàn hơi: 02 người
- Thợ lắp máy: 10 người
- Thợ trắc đạc: 01 người
- Thợ cầu chuyển, lái xe: 04 người
- Thủ kho: 01 người
- Bảo vệ: 02 người
2. Chuẩn bị vật tư:
- Trên cơ sở dự toán chúng tôi chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
chất lượng để thi công theo yêu cầu của HSMT.
- Chuẩn bị đầy đủ máy móc thiết bị thi công đến chân công trình
- Chuẩn bị đầy đủ vật tư biện pháp cho công việc lắp đặt.
3. Chuẩn bị máy móc thiết bị dụng cụ thi công:
TT Tên thiết bị Quy cách Đvt Số lượng Ghi chú
I Thiết bị nâng, vận chuyển
1 Cẩu KATO 200 tấn Xe 1
2 Cẩu KATO 150 tấn Xe 1
3 Xe cẩu tự hành 10 tấn Xe 1
4 Xe ô tô tải 3 tấn Xe 1
5 Tời lắc 3,2 tấn 3,2 tấn Cái 4
6 Pa lăng xích 3.2 tấn 3,2 tấn Cái 4
7 Pa lăng xích 5.0 tấn 5 tấn Cái 4
8 Pa lăng xích 20 tấn 10 tấn Cái 3
9 Kích thủy lực 50 tấn Cái 2
10 Kích thủy lực 30 tấn Cái 2
11 Mã ní 5 tấn Cái 4
12 Mã ní 15 tấn Cái 4
13 Cáp thép Φ34 Đôi 5
14 Cáp thép (4m/1 sợi) Φ14 Sợi 8

II Thiết bị máy
1 Mỏ cắt gas (cắt hơi) Bộ 2
2
Máy cắt bằng đá HITACHI,
MAKITA F 125 (Cầm tay)
F 125 Cái 5
3
Máy mài cầm tay HITACHI,
MAKITA F125
F125 Cái 5
4 Máy đánh rỉ cầm tay BOSCH Cái 10
5 Máy xiết bu long 1,5Kw Cái 2
III Thiết bị hàn điện
1 Máy hàn điện 6 mỏ Cái 1
2 Kìm hàn điện + dây hàn điện Bộ 3
3 Trở hàn Cái 3
4 Phích sấy que hàn Cái 5
IV Thiết bị kiểm tra, đo lường
1 Máy thủy bình Cái 1
2 Máy kinh vĩ Cái 1
3 Máy toàn đạc Cái 1
4 Cờ lê lực
Từ 500 đến
1500 Nm
Cái 1
5 Ni vô xây dựng 500mm Cái 4
6 Thước đo chiều dài 50m Cái 1
7 Thước đo chiều dài 5m Cái 10
8 Thước đo chiều dài 3m Cái 10
9 Thước đo góc vuông Cái 4

V Thiết bị điện, an toàn
1 Tủ điện phục vụ thi công 250A Cái 1
2 Cáp điện 2x4 (m) 2x4 m 200
3 Cáp điện 4x4 (m) 4x4 m 200
4 Hộp dụng cụ (Kìm, tuốc nơ vít ) Theo TT
5 Dây điện 2x2.5 2x2,5 m 300
6 Bình cứu hỏa Cái 10
7 Dây an toàn Cái 30
VI Thiết bị văn phòng
1 Container văn phòng 12 fít Cái 1
2 Container kho 12 fít Cái 1
3 Máy tính Cái 2
4 Máy in Cái 1
5 Máy fax Cái 1
B. BIỆN PHÁP THI CÔNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT :
1. Sơ đồ bố trí mặt bằng:
- Qua việc khảo sát thực tế tại hiện trường, dựa vào khối lượng của toàn bộ cầu là
khoảng 40 tấn chúng tôi sẽ sử dụng 2 cẩu Kato 200 tấn và Kato 150 tấn bánh lốp để
cẩu lắp.
1
0
0
0
0
9
0
0
0
1
0

0
0
1
6
0
0
0
C?u KATO 200 t?n
V? trí c?n san n?n, r?i dá h?c
Mặt bằng bố trí tổ hợp và lắp đặt.
- Hiện tại vị trí đứng của cẩu 200 tấn là quá xa so với vị trí lắp cầu. Do vậy đề nghị bên
xây dựng hỗ trợ thêm phần san nền và đổ đá cho cẩu 200 tấn đứng sát vị trí lắp đặt (vị
trí được đánh dấu trên hình vẽ).
- Các thiết bị, chi tiết của cầu được gia công tại xưởng cơ khí của Nhà thầu và được trở
xuống công trình để tổ hợp thành cầu hoàn chỉnh, vị trí tổ hợp là trên cầu Đức Trung.
Quá trình tổ hợp dung cẩu tự hành 10 tấn.
- Sử dụng những thanh gỗ khối 250x250x2500 để kê, tạo mặt phẳng trong quá trình tổ
hợp cầu. Sử dụng máy thủy bình để kiểm tra và căn chỉnh độ đồng phẳng của những
thanh kê.
2. Trình tự lắp đặt cầu qua sông:
- Tính toán chọn cáp cho việc cẩu lắp cầu, khối lượng của toàn bộ cầu là 40 tấn, do
chúng tôi sử dụng 2 cẩu để lắp nên mỗi cẩu sẽ chịu tải trọng khoảng 20 tấn. Trong
quá trình lắp đặt, cẩu kéo, vận chuyển thiết bị cần tính chọn đường kính của cáp sao
cho phù hợp với tải trọng của mã hàng cũng như thiết bị cần năng hạ và vận chuyển
là rất quan trọng. Việc chọn đúng đường kính cáp không những đảm bảo an toàn cho
con người và thiết bị mà còn đảm bảo tính kinh tế. Khi chọn cáp cẩu hàng cần chú ý:
không sử dụng cáp cẩu khi quá tải, không nên chọn cáp cẩu hàng khi quá non tải.
Khi móc cáp cẩu hàng cần chú ý: góc hợp bởi hai sợi cáp không nên chọn quá 60
0
.

Lực tác dụng lên mỗi sợi cáp được tính theo công thức
S
max
=
.cosαN
Q
x
Trong đó:
S
max
: Lực căng trong mỗi dây cáp
Q: Trọng lượng cần nâng Q = 20 tấn
N
x
: Số nhánh dây cáp. Ở đây ta chọn số nhánh dây cáp là 2.
α: Góc giữa dây cáp với phương thẳng đứng α = 30
0
Thay số ta được: S
max
=
.cosαN
Q
x
=
2.cos30
20
= 11,55 tấn
Khi chọn cáp cẩu hàng cần đảm bảo lực kéo đứt của cáp: S

≥ S

max
.m
S
max
= 11,55 tấn
M: hệ số an toàn, m = 4 ÷ 9, chọn m = 5 thay số ta được
S

≥ 11,55 x 5 = 57,75 tấn
Tra bảng 5 TCVN 4244-86 về tính chọn cáp. Với cáp thép có giới hạn bền kéo của vật
liệu δ
b
= 160KG/mm
2
, chọn được cáp thép có đường kính cáp Ф34mm, có lực kéo đứt
cáp S

= 60,45 tấn.
Vậy ta chọn cáp để cẩu hàng có đường kính ≥34 mm
Q (tấn)
Smax
Smax
Smax
Smax
a
2.1 Hàn tổ hợp dàn Bailey loại 3 (Tổng 02 dàn, tổng khối lượng: 4,3 tấn):
- Hàn tổ hợp dàn Bailey loại 3 theo bản vẽ số: AP2-SD9-AES-DRG-TPL-C-00631 đến
AP2-SD9-AES-DRG-TPL-C-00635 và tham khảo phần ghi chú chung bản vẽ số: AP2-
SD9-AES-DRG-TPL-C-00602.
2.2 Hàn tổ hợp dàn Bailey loại 2 (Tổng 05 dàn, tổng khối lượng: 17,5 tấn):

- Hàn tổ hợp dàn Bailey loại 2 theo bản vẽ số: AP2-SD9-AES-DRG-TPL-C-00626 đến
AP2-SD9-AES-DRG-TPL-C-00630 và tham khảo phần ghi chú chung bản vẽ số: AP2-
SD9-AES-DRG-TPL-C-00602.
2.3 Hàn tổ hợp dàn Bailey loại 1 (Tổng 06 dàn, tổng khối lượng: 12,6 tấn):
- Hàn tổ hợp dàn Bailey loại 1 theo bản vẽ số: AP2-SD9-AES-DRG-TPL-C-00621 đến
AP2-SD9-AES-DRG-TPL-C-00625 và tham khảo phần ghi chú chung bản vẽ số: AP2-
SD9-AES-DRG-TPL-C-00602.
2.4 Hàn tổ hợp và lắp đặt cầu công tác AC1(Tổng 01 cầu, tổng khối lượng: 1,18 tấn):
- Hàn tổ hợp cầu công tác AC1 theo bản vẽ số: AP2-SD9-AES-DRG-TPL-C-00638 và
tham khảo phần ghi chú chung bản vẽ số: AP2- SD9-AES-DRG-TPL-C-00602.
- Sử dụng xe ô tô tự hành 10 tấn cẩu lắp cầu công tác AC1 theo bản vẽ số: AP2-SD9-
AES-DRG-TPL-C-00604.
2.5 Hàn tổ hợp và lắp đặt cầu công tác AC2(Tổng 01 cầu, tổng khối lượng: 325 kg):
- Hàn tổ hợp cầu công tác AC2 theo bản vẽ số: AP2-SD9-AES-DRG-TPL-C-00639 và
tham khảo phần ghi chú chung bản vẽ số: AP2- SD9-AES-DRG-TPL-C-00602.
- Sử dụng xe ô tô tự hành 10 tấn cẩu lắp cầu công tác AC2 theo bản vẽ số: AP2-SD9-
AES-DRG-TPL-C-00604.
2.6 Tổ hợp dàn Bailey:
- Sử dụng các thanh gỗ kê 250x250x2500 tạo thành mặt phẳng để tổ hợp dàn Bailey.
- Sử dụng xe ô tô tự hành 10 tấn tổ hợp dàn Bailey theo bản vẽ số: AP2-SD9-AES-
DRG-TPL-C-00620 và tham khảo phần ghi chú chung bản vẽ số: AP2- SD9-AES-
DRG-TPL-C-00602.
- Lần lượt tổ hợp, liên kết giữa các dàn Bailey loại 3 với loại 1, loại 1 với loại 2, loại 2
với loại 1 từ trục A1 đến trục A2 theo bản vẽ số AP2- SD9-AES-DRG-TPL-C-00620.
- Lực xiết bu lông khi tổ hợp dàn Bailey theo phụ lục số 01 (Đính kèm), tùy theo loại bu
lông và cường độ bu lông mà chọn lực xiết cho phù hợp.
- Khi đã tổ hợp hoàn chỉnh mời các bên đến nghiệm thu tổ hợp trước khi lắp đặt.
2.7 Lắp đặt hành lang cho người đi bộ (Khối lượng 1,34 tấn):
- Sử dụng xe ô tô tự hành 10 tấn cẩu lắp từng tấm thép dành cho người đi bộ theo bản
vẽ số: AP2-SD9-AES-DRG-TPL-C-00641 và tham khảo phần ghi chú chung bản vẽ

số: AP2- SD9-AES-DRG-TPL-C-00602.
2.8 Lắp đặt cửa cầu:
- Lắp đặt cửa cầu theo bản vẽ số: AP2-SD9-AES-DRG-TPL-C-00640 và tham khảo
phần ghi chú chung bản vẽ số: AP2- SD9-AES-DRG-TPL-C-00602.
2.9 Lắp đặt cầu Bailey vào vị trí (Khối lượng 40 tấn):
- Vì sử dụng 2 cẩu để cẩu đấu nên phải sử dụng bộ đàm để xi nhan cho cẩu, việc xi
nhan cho cẩu được thực hiện bởi 1 tổ trưởng lắp đặt có nhiều kinh nghiệm.
- Người xi nhan phải ra tín hiệu rõ rang, rứt khoát cho từng cẩu.
- Sử dụng cáp Ф34mm và 2 pa lăng 20 tấn để cẩu lắp.
- Trong quá trình cẩu lắp người chỉ huy phải luôn luôn chú ý ra tín hiệu cho 2 cẩu nhịp
nhàng, tránh để xảy ra hiện tượng giằng kéo hàng giữa 2 cẩu, rất nguy hiểm cho người
và thiết bị.
2.10 Hoàn thiện lắp đặt và nghiệm thu:
- Hoàn thiện lắp đặt và mời các bên liên quan tiến hành nghiệm thu.
- Sau khi có biên bản nghiệm thu lắp đặt thì tiến hành nghiệm thu bàn giao sản phẩm.
C. CÁC QUY ĐỊNH VÀ BIỆN PHÁP AN TOÀN CHUNG KHI THAM GIA THI
CÔNG:
1. Những quy định chung
- Tất cả mọi người khi tham gia thực hiện công việc đều phải có đủ sức khoẻ, được
kiểm tra theo định kỳ, được học và nắm vững biện pháp kỹ thuật thi công, kỹ thuật an
toàn này.
- Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ phiếu công tác.
- Sử dụng trang bị bảo hộ lao động và phương tiện bảo vệ cá nhân đầy đủ, đúng quy
định.
- Cấm sử dụng rượu, bia, các chất kích thích khác trước và trong khi làm việc.
- Tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp và của cấp trên. Thực hiện
đúng vị trí và các công việc được giao.
- Nếu thấy hiện tượng mất an toàn cho người và thiết bị phải dừng công việc ngay và
báo cho người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp trên biết để xử lý.
- Trong quá trình thi công, tất cả các vật tư, thiết bị phải được sắp xếp gọn gàng, không

gây cản trở cho người và các phương tiện qua lại khác.
- Tuyệt đối đảm bảo an toàn lao động - Vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ.
- Trước khi vào làm việc hoặc trong khi đang làm việc nếu thấy sức khoẻ không bình
thường thì không được tiếp tục làm việc mà phải nghỉ làm ngay .
2. Qui định cụ thể
2.1. An toàn về điện:
- Trong quá trình làm việc, người công nhân thường xuyên tiếp xúc với nguồn điện
thông qua máy móc thiết bị, dụng cụ phục vụ sản xuất, cũng như phải làm việc gần
các thiết bị vẫn còn điện do đó yêu cầu mọi người phải tuân thủ và thực hiện nghiêm
túc các qui định về an toàn điện như sau.
- Chỉ có những người có nhiệm vụ mới được phép vận hành sử dụng các thiết bị và các
máy móc có sử dụng nguồn điện (cẩu trục, máy mài cầm tay, máy cắt). Các loại máy
mài cầm tay, máy cắt phải có cơ cấu bảo vệ chống đá văng.
- Các tủ phân phối điện phải có cầu dao trung gian, phải có nắp đậy đầy đủ các thiết bị
an toàn như: aptomat, cầu dao, ổ cắm.
- Tất cả các thiết bị và vị trí thao tác khi làm việc trên cao phải được cách điện tuyệt
đối.
- Khi làm việc trong hầm tối, buồng kín chỉ được sử dụng những thiết bị có điện áp ≤
36V.
- Khi máy móc thiết bị ngừng làm việc hoặc ngừng để sửa chữa, phải cắt toàn bộ nguồn
điện vào máy. Trong khi sửa chữa thì tại tủ điện, cầu dao phải treo biển báo: “Cấm
đóng điện, có người đang sửa chữa”.
- Khi làm những công việc có liên quan về điện phải cử những người có chuyên môn về
điện. Mỗi nhóm phải có 02 người trở lên.
- Các cầu dao cấp điện cho thi công được đặt trong hộp bảo vệ có mái che chống mưa
và để trên giá cao >0,7 m so với mặt nền đang thi công
2.2. An toàn về cháy nổ:
- Khi làm việc trong môi trường thiết bị dễ cháy nổ như chai ôxy, bình gas và các
hoá chất dễ cháy như xăng, dầu, sơn mọi người phải tuyệt đối chú ý đến phòng
chống cháy, nổ.

- Tuyệt đối cấm ngọn lửa hở trong hiện trường làm việc (trừ hàn hơi, hàn điện), tất
cả các thiết bị và hoá chất dễ cháy nổ cần phải: để đúng nơi quy định, cách xa
nguồn nhiệt > 10m, che chắn cẩn thận và có biển báo: “Cấm lửa”
- Chai chứa ôxy và bình gas phải để ngoài gian máy, để cách xa nhau và cách xa
nguồn nhiệt ít nhất 10m.
- Khi hàn hoặc cắt ở những nơi gần các chất dễ cháy nổ như sơn, xăng, dầu phải
có biện pháp che chắn cẩn thận.
- Khi làm việc trong môi trường dễ cháy nổ phải lập phương án phòng cháy chữa
cháy, nổ và trang bị đầy đủ dụng cụ phòng cháy chữa cháy như: Bình cứu hoả
(Bình bọt, Bình CO2), thùng chứa cát, nước và các dụng cụ khác như xẻng, xô,
chậu, câu liêm, chăn dạ
2.3. An toàn sử dụng thiết bị nâng (cần trục, tời điện, xe nâng) trong tháo lắp:
- Người vận hành các loại thiết bị nâng có chuyên môn, tay nghề vững vàng và có
bằng nghề do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
- Được huấn luyện an toàn trong vận hành các thiết bị nâng và được cấp thẻ bởi cơ
quan có thẩm quyền.
- Phải có đầy đủ các trang thiết bị phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp với công
việc thực hiện đến.
- Phải làm đúng thủ tục giao nhận ca, trước khi điều khiển máy phải kiểm tra các
thiết bị an toàn (như phanh, cóc hãm ), cơ cấu điều khiển, nếu đảm bảo an toàn
mới được phép vận hành.
- Trong lúc vận hành phải chú ý đến các đồng hồ báo: tải trọng (đang mang và cho
phép) và báo mô men lật của thiết bị nâng nếu các đồng hồ báo đến 80% tải trở lên
thì cần phải báo với người chỉ huy trực tiếp để cử người quan sát độ cân bằng của
thiết bị nâng, của khối hàng và nhất thiết chỉ hoạt động từng thao tác, không kết
hợp thao tác để tránh mất ổn định thiết bị nâng và khối hàng.
- Khi nâng, hạ di chuyển thiết bị nâng hoặc tải trọng phải dùng tín hiệu để loan báo
cho mọi người xung quanh biết.
- Khi vận hành phải quan sát quá trình dây cáp (xích, xy lanh - bàn nâng) chuyển
động qua ròng rọc (bánh răng), trống cuốn cáp để xử lý không cho dây xoắn, xếp

không tuần tự hoặc bị mắc kẹt.
- Chỉ dùng thiết bị nâng để nâng hạ những khối hàng theo phương thẳng đứng, cấm
dùng để kéo xiên hoặc kéo lê khối hàng trên mặt sàn.
- Khi thiết bị nâng làm việc hoặc di chuyển gần đường dây dẫn điện, cần tuân thủ
khoảng cách an toàn theo theo tiêu chuẩn ngành điện.
- Cấm đi lại phía dưới, hoặc đứng trên khối hàng khi đang tiến hành nâng hạ, di
chuyển nó.
- Phải thống nhất hiệu lệnh giữa người xi nhan và người vận hành thiết bị nâng cấm
để mỏ móc lệch với trọng tâm của khối hàng khi nâng hạ, tháo lắp nó.
- Những điểm móc cáp, treo múp, điểm neo tời phải chắc chắn và thích hợp, cáp cẩu
hàng phải theo đúng tiêu chuẩn qui phạm Việt Nam 4244-86.
- Người chỉ huy trực tiếp tại công trường phải: nắm được chính xác trọng lượng,
kích thước của từng khối hàng trong gói thầu, cho ghi rõ ràng các thông số này lên
ít nhất 2 phía của khối hàng trước khi tháo lắp đồng thời phải có trong tay và hiểu
rõ đặc tính tải trọng của các thiết bị nâng sẽ sử dụng tại công trường.
- Các khối hàng quan trọng nhất thiết phải dùng cáp treo hàng có hệ số an toàn >5;
đồng thời chỉ cho phép tải trọng <80% tải trong cho phép của thiết bị nâng trong
tình huống định sử dụng.
- Cấm dùng thiết bị nâng để nâng chuyển người trong thi công.
2.4. An toàn khi làm việc trên cao:
- Khi làm việc ở độ cao 3m trở lên hoặc dưới 2m nhưng có chướng ngại vật tất cả mọi
người phải tuân theo các quy định sau:
- Chỉ những người có đủ sức khoẻ (đã được cơ quan y tế chứng nhận) mới được phép
làm việc trên cao.
- Nghiêm cấm không được uống bia rượu khi làm việc trên cao.
- Làm việc trên cao quần áo phải gọn gàng ngăn nắp, mũ có quai và đi giày bảo hộ.
- Khi làm việc trên cao phải đeo dây an toàn, dây an toàn phải dược kiểm tra trước khi
sử dụng.
- Dây an toàn được móc ở vị trí chắc chắn, tin cậy, vị trí móc dây phải cao hơn hoặc
bằng 2/3 chiều cao của người và sao cho khi thao tác được thuận tiện.

- Những dụng cụ phục vụ cho thi công trên cao phải gọn gàng, tránh rơi xuống dưới.
- Không được phép ném dụng cụ, thiết bị từ trên cao xuống.
- Xung quanh vị trí có người làm vịêc trên cao, ở phía dưới trong vòng bán kính rộng
5m khu vực phải căng dây, có biển báo cấm người qua lại.
- Khi cần di chuyển trên sàn thao tác có độ nguy hiểm cao phải căng dây thừng hoặc
cáp để móc dây an toàn.
- Phải có biện pháp che đậy để tránh các vật liệu thải rơi xuống phía dưới trong quá
trình làm việc và vệ sinh công nghiệp.
2.5. An toàn khi sử dụng hàn hơi:
- Chỉ những người được đào tạo và được người có trách nhiệm phân công được sử dụng
máy hàn hơi, khi làm việc phải có đầy đủ trang thiết bị cần thiết.
- Phải đảm bảo tuân thủ trong việc bảo quản và sử dụng bình axetilen và chai chứa oxy.
- Mặt bằng đặt chai oxy và bình chứa axetylen phải bằng phẳng, không có khả năng tạo
tia lửa khi va chạm cọ xát.
- Cấm những ngọn lửa trần xung quanh bình chứa axetylen và chai oxy.
- Không để chai oxy tiếp xúc với dầu mỡ.
- Khi hàn cắt phải bắt chặt các đầu mối nối để tránh rò rỉ.
2.6. An toàn khi hàn, cắt bằng điện:
- Thợ hàn điện phải qua một thời gian huấn luyện về chuyên môn, hiểu rõ tính năng
và cấu tạo của máy hàn và các thiết bị, hiểu rõ phương pháp hàn, kích thước mặt
cắt vật liệu và vị trí hàn. Qua sát hạch nếu đủ tiêu chuẩn mới được đảm nhiệm
công tác độc lập.
- Thợ hàn khi làm việc phải có đầy đủ các trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
chuyên dùng cho thợ hàn.
- Khi làm việc, phải đi dày da, quần áo phải có cúc cài túm lại ở cổ tay, chân, áo
ngoài không được bỏ trong quần, găng tay bằng vật liệu khó cháy, cách điện, và
chịu được tác động cơ học, choàng tấm choàng bằng da hay bằng vải bạt, đeo mặt
nạ hàn.
- Hàn ở những chỗ ẩm ướt thì phải cẩn thận hơn không được sờ mó vào các bộ phận
có điện của thiết bị hàn.

- Phần vỏ kim loại của máy hàn cũng như thiết bị hàn phải được nối đất, nối không
bảo vệ theo tiêu chuẩn Việt Nam tại “Quy phạm nối đất, nối không các thiết bị
điện”.
- Tay cầm kìm hàn và dây dẫn điện khác của máy 4 đầu phải được cách điện tốt, ít
nhất 3 tháng một lần phải kiểm tra lại độ cách điện.
- Máy hàn để ngoài trời phải có mái che mưa, cấm hàn ở ngoài trời trong khi trời
mưa hoặc có giông.
- Trong vòng 10m, cấm mọi người nhìn trực tiếp vào tia lửa hàn nếu không có mặt
nạ hoặc kính hàn. Nếu có thể thì chỗ làm việc nên che lại.
- Xung quanh chỗ làm việc không được để dầu, xăng hoặc những chất dễ cháy khác.
Chỗ hàn phải cách xa những thứ trên ít nhất 10m và xa những chất nổ ít nhất là
20m.
- Khi cần thiết hàn trên cao thì sàn thao tác làm việc phải vững chắc, ván lót phải
định vị chắc chắn đồng thời phía dưới chỗ hàn cũng phải có biển báo, căng dây
cấm người qua lại. Những đầu mẩu que hàn còn lại không được vứt hay làm rơi từ
trên cao xuống.
- Máy hàn phải có cầu dao đóng mở mạch điện, không được dùng lỗ cắm điện vào
mạch như trong mạch bóng đèn.
- Chuôi kìm hàn phải là vật liệu cách điện, chịu nhiệt tốt. Kìm hàn phải kẹp chắc
chắn được que hàn.
- Sử dụng có giá đặt kìm hàn, không đặt kìm hàn lên trên vật hoặc đặt xuống đất.
2.7. An toàn khi sử dụng: palăng, và các dụng cụ cầm tay:
- Trước khi sử dụng phải kiểm tra chắc chắn các điều kiện kĩ thuật làm việc của thiết bị.
Độ cứng vững và tin cậy của các: cơ cấu cơ khí, các cơ cấu hãm, xích tải, xích kéo
- Khi cần nâng chuyển thiết bị cần nâng lên độ cao < 100 mm và để trong thời gian từ 7
đến 10 phút nếu đạt yêu cầu mới nâng chuyển thiết bị.
- Phải thường xuyên kiểm tra độ tin cậy, an toàn của pa lăng xích.
- Các dụng cụ cầm tay như mỏ lết, buá, đục, clê… phải được người sử dụng cầm chắc
trọng tâm điều khiển. Khi vận chuyển trên cao phải có túi đựng tránh rơi xuống
- Các dụng cụ phải được kiểm tra thường xuyên xem cán búa có bị nứt, đục, chòng có bị

ba via hay các hư hỏng khác.
3- Vệ sinh môi trường
- Trong quá trình thi công cần thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường để không làm
ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, ảnh hưởng đến các thiết bị xung quanh và đặc
biệt là ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động, cần thực hiện tốt công tác vệ sinh môi
trường:
- Tất cả các vật tư, thiết bị cũ tháo dỡ đến đâu được thu hồi và trả kho Công ty kịp thời
và đúng quy định.
- Hàng ngày các vật tư cũ và vật liệu phế thải được vận chuyển và đổ đúng nơi quy
định.
Phả lại, ngày tháng 10 năm 2014
ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU
Phụ lục 01: Bảng tra lực xiết bu lông

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×