Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

đề thi hóa 9 hk1 tự luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.86 KB, 1 trang )


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN: HÓA HỌC 9
Thời gian làm bài: 60 phút
Bài 1 (2 điểm):
a) Hãy nêu những tính chất hóa học khác nhau của bazơ tan và bazơ không tan. Dẫn ra ví
dụ, viết phương trình hóa học.
b) Trình bày tính chất hóa học của kim loại, viết các phương trình hóa học minh họa. Khi
tham gia phản ứng hóa học, kim loại đóng vai trò gì ?
Bài 2 (3 điểm):
a) Viết các PTHH thực hiện các chuỗi biến hóa sau, ghi rõ điều kiện phản ứng:
FeS
2


)1(
SO
2


)2(
SO
3


)3(
H
2
SO
4



)4(
Na
2
SO
4


)5(
BaSO
4

b) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học khi cho dd NaOH từ từ vào ống nghiệm
chứa dd CuSO
4
, sau đó lọc lấy chất kết tủa rồi đun nhẹ.
c) Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các dung dịch không màu đựng trong các lọ
riêng biệt : Na
2
CO
3
, Na
2
SO
4
, KCl, KNO
3.
Viết phương trình hóa học xảy ra.
Bài 3 (2 điểm):
a) Hãy nêu ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại ?

b) Hãy sắp xếp các kim loại sau theo chiều hoạt động hóa học giảm dần: Na, Al, Pb, Fe,
Zn, Ag, Cu.
Bài 4 (3 điểm):
1. Ngâm 1 lá kẽm trong 32g dd CuSO
4
10% cho tới khi kẽm không thể tan được nữa.
a) Viết PTHH. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?
b) Tính khối lượng kẽm đã phản ứng.
c) Xác định nồng độ % của dd sau phản ứng.
2. Cho dd NaOH 2M tác dụng hoàn toàn với 3,36l khí clo (đktc).
a) Tính thể tích dd NaOH tham gia phản ứng.
b) Tính nồng độ các chất sau phản ứng. (Giả thuyết cho thể tích dung dịch thay đổi
không đáng kể).

Hết
Họ và tên thí sinh:
Số báo danh:



×