SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯNG HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT TAM QUAN Môn: Giáo dục- Công dân 10
Năm học 2008 – 2009
Thời gian 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
ĐỀ 1: ( Từ 10A1 đến 10A7)
Câu 1: (2,5 điểm) Thực tiễn là gì? Nêu vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
Câu 2: (3,5 điểm)
a) Vận động là gì? Vì sao mọi sự vật, hiện tượng đều phải vận động?
b) Nêu các hình thức vận động? Cho ví dụ ?
Câu 3: (4,0 điểm)
a) Thế nào là phủ đònh siêu hình, phủ đònh biện chứng? Cho ví dụ?
b) Nêu khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng? Rút ra bài học kinh
nghiệm đốùi với bản thân?
SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯNG HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT TAM QUAN Môn: Giáo dục- Công dân 10
Năm học 2008 – 2009
Thời gian 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
ĐỀ 1: ( Từ 10A1 đến 10A7)
Câu 1: (2,5 điểm) Thực tiễn là gì? Nêu vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
Câu 2: (3,5 điểm)
a) Vận động là gì? Vì sao mọi sự vật, hiện tượng đều phải vận động?
b) Nêu các hình thức vận động? Cho ví dụ ?
Câu 3: (4,0 điểm)
a) Thế nào là phủ đònh siêu hình, phủ đònh biện chứng? Cho ví dụ?
b) Nêu khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng? Rút ra bài học kinh
nghiệm đốùi với bản thân?
ĐÁP ÁN ĐỀ 1
Câu 1:
- Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lòch sử – xã hội của
con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
- Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
+ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức: mọi nhận thức của con người dù trực tiếp hay gián
tiếp đều bắt nguồn từ thực tiễn. Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự vật hiện tượng mà con
người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất quy luật của chúng.
+ Thực tiễn là động lực của nhận thức: thực tiễn luôn đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ,
phương hướng cho nhận thức phát triển.
+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức: các tri thức khoa học chỉ có giá trò khi nó vận
dụng vào thực tiễn.
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: chỉ có đem những tri thức thu nhận được kiểm
nghiệm qua thực tiễn mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng.
Kết luận: thực tiễn là cơ sở động lực, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân
lý.
Câu 2:
a) - Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật hiện tượng trong giới tự nhiên và
đời sống xã hội.
- Mọi sự vật hiện tượng phải vận động vì vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn
tại của sự vật hiện tượng.
b) Có năm hình thức vận động:
+ Vận động cơ học: là sự di chuyển vò trí của các vật thể trong không gian.
Ví dụ: chim bay, mưa rơi, lá rơi.
+ Vận động vật lý: là sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, các quá trình nhiêt,
điện,…
Ví dụ: nước đun sôi bò bốc hơi.
+ Vận động hóa học: là quá trình hóa hợp và phân giải các chất .
Ví dụ: 2H + O
2
= H
2
O
+ Vận động sinh học: là sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường.
Ví dụ: cây xanh hút cácbonic thải oxi.
+ Vận động xã hội:là sự biến đổi, thay đổi của các xã hội trong lòch sử.
Ví dụ: Từ xã hội nguyên thủy
→
xã hội chiếm hữu nô lệ
→
xã hội phong kiến
→
xã hội
tư bản chủ nghóa
→
xã hội chủ nghóa.
Kết luận: năm hình thức vận động trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có thể chuyển
hóa lẫn nhau.
Câu 3:
- Phủ đònh siêu hình là phủ đònh được diễn ra do sự tác động can thiệp từ bên ngoài nhằm
cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại, phát triển tự nhiên của sự vật hiện tượng.
Ví dụ: gió bão làm đổ cây cối; con người dùng hóa chất đánh bắt tôm cá; xay hạt thóc
thành gạo…
- Phủ đònh biện chứng là phủ đònh được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật hiện
tượng, có sự kế thừa những yếu tố tích cực từ sự vật hiện tượng cũ để phát triển thành sự vật
hiện tượng mới.
Ví dụ: Hạt thóc gặp điều kiện sau đó phát triển thành cây lúa, quả trứng gà nở ra con
gà.
- Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng: là vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa
và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ cao hơn và hoàn thiện hơn.
-Bài học:
+ Tôn trọng thành quả quá khứ.
+ Tạo điều kiện cho cái mới ra đời, chống cái bảo thủ, lạc hậu.
+ Không ảo tưởng về sự ra đời dễ dàng của cái mới nhưng phải tin vào sự chiến thắng
của cái mới.