Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh nhno& ptnt huyện bình sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.35 KB, 54 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn
LỜI MỞ ĐẦU
Huyện Bình Sơn là một huyện nông nghiệp, có tiềm năng lớn về sản xuất
nông nghiệp. Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp đã thu được những
thành tựu to lớn góp phần cải thiện đời sống người dân. Nhu cầu vốn đòi hỏi
rất lớn từ nội lực các gia đình từ ngân sách và từ nguồn vốn tín dụng Ngân
hàng. Do đó phải mở rộng đầu tư vốn cho kinh tế hộ để tận dụng, khai thác
những tiềm năng sẵn có về đất đai, mặt nước, lao động, tài nguyên làm ra
nhiều sản phẩm cho xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên trên thực tế
việc mở rộng cho vay vốn đối với hộ sản xuất ngày càng khó khăn do món vay
nhỏ, chi phí nghiệp vụ cao hơn nữa đối tượng vay gắn liền với điều kiện thời
tiết, nắng mưa bão lụt, hạn hán nên ảnh hưởng rất lớn đến đồng vốn vay, khả
năng rủi ro luôn tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng. Với chủ trương công nghiêp
hoá-hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, xoá đói giảm nghèo, xây dựng
nông thôn mới thì nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất ngày càng lớn hoạt đông
kinh doanh ngân hàng trong lĩnh vực cho vay hộ sản xuất sẽ có nhiều rủi ro.
Bởi vậy mở rộng tín dụng phải đi kèm với việc nâng cao hiệu quả, đảm bảo
an toàn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Có như vậy hoạt động kinh
doanh của ngân hàng mới thực sự trở thành " Đòn bẩy " thúc đẩy nền kinh tế
phát triển.
Qua quá trình tiềm hiểu, tiếp xúc với các hình thức cho vay tại chi nhánh
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bình Sơn, em chọn đề
tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh
NHNo&PTNT huyện Bình Sơn” để làm báo cáo thực tập.
1. Mục đích nghiên cứu đề tài.
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về HSX vai trò của tín dụng NH đối với
việc phát triển kinh tế HSX, qua đó thấy được tầm quan trọng của việc nâng
cao chất lượng tín dụng NH đối với HSX.
- Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng NH đối với HSX tại
NHNo&PTNT huyện Bình Sơn. Từ đó thấy được những tồn tại, đưa ra những
giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng NH đối với HSX.


2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Với tính chất phức tạp của vấn đề nghiên cứu nên đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu những vấn đề thực tiễn, cụ thể trong hoạt động cho vay hộ sản xuất
tại NHNo&PTNT huyện Bình Sơn trong 03 năm 2009 – 2011.
3. Phương pháp nghiên cứu.
SVTH: Hoài Duyên
Trang 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn
Sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích thống kê, so
sánh, đánh giá. Kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của
NHNo&PTNT huyện Bình Sơn.
4. Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Hộ sản xuất và hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất.
Chương 2: Thực trạng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh
NHNo&PTNT huyện Bình Sơn.
Chương 3: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ
sản xuất tại chi nhánh NHNo& PTNT huyện Bình Sơn.
SVTH: Hoài Duyên
Trang 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn
CHƯƠNG 1: HỘ SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ CHO
VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT.
1.1 HỘ SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA HỘ SẢN XUẤT ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN.
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm hộ sản xuất:
1.1.1.1Khái niệm hộ sản xuất:
Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ, được Nhà nước giao đất quản lý
và sử dụng vào sản xuất kinh doanh và được phép kinh doanh trên một số lĩnh
vực nhất định do nhà nước quy định.
- Trong quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự:

Những hộ gia đình là những hộ mà các thành viên có tài sản chung để hoạt
động kinh doanh kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản
xuất nông, lâm, ngư, nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh
khác do pháp luật quy định, là chủ thể trong các quan hệ đó. Những hộ gia
đình mà đất ở được giao cho hộ cũng là chủ thể trong quan hệ dân sự liên quan
đến đất ở đó.
- Đại diện hộ sản xuất:
Chủ hộ là đại diện của hộ sản xuất trong các giao dịch dân sự vì lợi ích
chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ
hộ. Chủ hộ có thể ủy quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện
của chủ hộ trong quan hệ dân sự. Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ
sản xuất xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa
vụ của cả hộ sản xuất.
- Tài sản chung của hộ sản xuất:
Gồm tài sản của các thành viên cùng nhau tạo lập lên hoặc được tặng cho
chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của
hộ. Quyền sử dụng đất hợp pháp của hộ cũng là tài sản chung của hộ sản xuất.
- Trách nhiệm dân sự của hộ sản xuất:
Hộ sản xuất phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa
vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh hộ sản xuất. Hộ chịu
trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ. Nếu tài sản chung của hộ không
đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ, thì các thành viên phải chịu trách
nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình.
Như vậy, hộ sản xuất là một lực lượng sản xuất to lớn ở nông thôn. Hộ sản
xuất trong nhiều ngành nghề hiện nay phần lớn hoạt động trong lĩnh vực nông
SVTH: Hoài Duyên
Trang 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn
nghiệp và phát triển nông thôn. Các hộ này tiến hành sản xuất kinh doanh
ngành nghề phụ. Đặc điểm sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề mới trên đã

góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các hộ sản xuất ở nước ta trong
thời gian qua.
1.1.1.2Đặc điểm hộ sản xuất:
Tại Việt Nam hiện nay, trên 70% dân số sinh sống ở nông thôn. Trong điều
kiện đó, hộ là đơn vị kinh tế cơ sở mà chính ở đó diễn ra quá trình phân công
tổ chức lao động, chi phí cho sản xuất, tiêu thụ, thu nhập, phân phối và tiêu
dùng.
Hộ được hình thành theo những đặc điểm tự nhiên, rất da dạng. Tùy thuộc
vào hình thức sinh hoạt ở mỗi vùng và địa phương mà hộ hình thành một kiểu
cách sản xuất, cách tổ chức riêng trong phạm vi gia đình. Các thành viên trong
hộ quan hệ với nhau hoàn toàn theo cấp vị, có cùng sở hữu kinh tế. Trong mô
hình sản xuất chủ hộ cũng là người lao động trực tiếp, làm việc có trách nhiệm
và hoàn toàn tự giác. Sản xuất của hộ khá ổn định, vốn luân chuyển chậm so
với các ngành khác.
Đối tượng sản xuất phát triển hết sức phức tạp và đa dạng, chi phí sản xuất
thường thấp, vốn đầu tư có thể rải đều trong quá trình sản xuất của hộ mang
tính thời vụ, cùng một lúc có thể kinh doanh sản xuất nhiều loại cây trồng, vật
nuôi hoặc tiến hành các ngành nghề khác lúc nông nhàn, vì vậy thu nhập cũng
rải điều, đó là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển toàn
diện.
Trình độ sản xuất của hộ ở mức thấp, chủ yếu là sản xuất thủ công, máy
móc cũng còn ít, quy mô nhỏ không được đào tạo bài bản. Hộ sản xuất hiện
nay nói chung vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh theo tính chất truyền thống,
thái độ lao động thường bị chi phối bởi tình cảm đạo đức gia đình và nếp sinh
hoạt theo phong tục tập quán của làng quê.
Từ những đặc điểm trên ta thấy kinh tế hộ rất dễ chuyển đổi hoặc mở rộng
cơ cấu vì chi phí bỏ ra ít, trình độ khoa học kỹ thuật thấp.
Quy mô sản xuất của hộ thường nhỏ, hộ có sức lao động, có các điều kiện
về đất đai, mặt nước nhưng thiếu vốn, thiếu hiểu biết về khoa học, kỹ thuật,
thiếu kiến thức về thị trường nên sản xuất kinh doanh còn mang nặng tính tự

cấp, tự túc. Nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước về cơ chế chính sách, về vốn
thì kinh tế hộ không thể chuyển sang sản xuất hàng hóa, không thể tiếp cận
với cơ chế thị trường.
SVTH: Hoài Duyên
Trang 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn
1.1.2 Vai trò hộ sản xuất trong phát triển kinh tế:
- Hộ sản xuất là cầu nối trung gian để chuyển nền kinh tế tự nhiên sang
kinh tế hàng hóa.
Lịch sử phát triển hàng hóa đã trải qua giai đoạn đầu tiên là kinh tế tự
nhiên sang kinh tế hàng hóa nhỏ trên quy mô hộ gia đình. Tiếp theo là giai
đoạn chuyển biến từ kinh tế hàng hóa nhỏ lên kinh tế hàng hóa quy mô lớn đó
là nền kinh tế hoạt động mua bán trao đổi bằng trung gian tiền tệ.
Bước chuyển biến từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa nhỏ trên quy
mô hộ gia đình là một gia đoạn lịch sử mà nếu chưa trải qua thì khó có thể
phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, giải thoát khỏi tình trạng nền kinh tế
kém phát triển.
- Hộ sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, giải
quyết việc làm ở nông thôn.
Việc làm là một trong những vấn đề cấp bách đối với toàn xã hội nói
chung và đặc biệt là nông thôn hiện nay. Nước ta có trên 70% dân số sống ở
nông thôn. Với một đội ngũ lao động dồi dào, kinh tế quốc doanh đã được nhà
nước chú trọng mở rộng song mới chỉ giải quyết được việc làm cho một số
lượng lao động nhỏ. Lao động thủ công và lao động nông nhàn còn nhiều.
Việc sử dụng khai thác số lao động này là vấn đề cốt lõi cần được quan tâm
giải quyết.
Từ khi được công nhận hộ gia đình là một đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời
với việc nhà nước giao đất, giao rừng cho nông-lâm nghiệp, đồng muối trong
diêm nghiệp, ngư cụ trong ngư nghiệp và việc cổ phần hóa trong doanh
nghiệp, hợp tác xã đã làm cơ sở cho mỗi hộ gia đình sử dụng hợp lý và có hiệu

quả nhất nguồn lao động sẵn có của mình. Đồng thời chính sách này đã tạo đà
cho một số hộ sản xuất thành các mô hình kinh tế trạng trại, tổ hợp tác xã thu
hút sức lao động dư thừa ở nông thôn.
- Hộ sản xuất có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường thúc đẩy sản
xuất hàng hóa.
Ngày nay, hộ sản xuất đang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự tự do
cạnh tranh trong sản xuất hàng hóa, là đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ, các hộ
sản xuất phải quyết định mục tiêu sản xuất kinh doanh của mình là sản xuất
cái gì? Sản xuất như thế nào? Để trực tiếp quan hệ với thị trường. Để đạt được
điều này các hộ sản xuất điều phải không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã
SVTH: Hoài Duyên
Trang 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn
sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu và một số biện pháp khác để kích thích
cầu, từ đó mở rộng sản xuất đồng thời đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Kinh tế hộ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội. Là
động lực khai thác các tiềm năng, tận dụng các nguồn lực vốn, lao động, tài
nguyên, đất đai đưa vào sản xuất làm tăng sản phẩm cho xã hội. Là đối tác
cạnh tranh của kinh tế quốc doanh trong quá trình cùng vận động và phát triển.
Hiệu quả đó gắn liền với sản xuất kinh doanh, tiết kiệm được chi phí, chuyển
hướng sản xuất, tạo được quỹ hàng hóa cho tiêu dùng và xuất khẩu, tăng thu
cho ngân sách nhà nước.
Xét về lĩnh vực tài chính tiền tệ thì kinh tế hộ tạo điều kiện mở rộng thị
trường vốn, thu hút nhiều nguồn đầu tư.
Như vậy, hộ sản xuất có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế xã hội nước
ta hiện nay, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Kinh
tế hộ phát triển góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong cả nước nói
chung, kinh tế nông thôn nói riêng, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương
cũng như ngân sách nhà nước
1.2 CHO VAY VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT.

1.2.1 Cho vay đối với hộ sản xuất:
1.2.1.1Khái niệm và đặc điểm của cho vay đối với hộ sản xuất:
a) Khái niệm:
Cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu
sang người sử dụng và sau một thời gian nhất định được quay trở lại sở hữu
một lượng giá trị lớn hơn ban đầu.
Trong cho vay ngân hàng đối với hộ sản xuất thì Ngân hàng là người
chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (người cho vay),còn hộ sản xuất là
người nhận lượng giá trị đó (người đi vay). Sau một thời gian nhất định hộ sản
xuất trả lại số vốn đã nhận được từ ngân hàng, số vốn hoàn trả lại lớn hơn số
vốn ban đầu (phần lớn hơn gọi là lãi).
b) Đặc điểm của tín dụng hộ sản xuất:
- Tính thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của động thực vật:
Tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay và
thu nợ của ngân hàng. Nếu Ngân hàng tập trung cho vay vào các chuyên
ngành hẹp như cho vay một số cây, con nhất định thì phải tổ chức cho vay tập
trung vào một thời gian nhất định của năm, đầu vụ tiến hành cho vay, đến kỳ
thu hoạch, tiêu thụ tiến hành thu nợ. Chu kỳ sống tự nhiên của cây, con là yếu
tố quyết định để ngân hàng tính toán thời hạn cho vay.
SVTH: Hoài Duyên
Trang 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn
- Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của
khách hàng:
Nguồn trả nợ ngân hàng chủ yếu là tiền thu từ bán nông sản và các sản
phẩm chế biến có liên quan đến nông sản. Như vậy, sản lượng nông sản thu
được là yếu tố quyết định khả năng trả nợ của khách hàng. Mà sản lượng nông
sản chịu ảnh hưởng thiên nhiên rất lớn.
- Chi phí tổ chức cho vay cao:
Cho vay hộ sản xuất đặc biệt là cho vay hộ nông dân thường chi phí nghiệp

vụ cho một đồng vốn vay thường cao do quy mô từng món vay nhỏ. Số lượng
khách hàng đông, phân bố ở khắp mọi nơi nên mở rộng cho vay thường liên
quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ.
Do đặc thù kinh doanh của hộ sản xuất đặc biệt là hộ nông dân có độ rủi ro
cao nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác.
1.2.1.2Vai trò của cho vay đối với hộ sản xuất:
- Đã đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh tế hộ mở rộng sản xuất, kinh doanh,
mở rộng thêm ngành nghề. Khai thác các tiềm năng về lao động, đất đai, mặt
nước và các nguồn lực vào sản xuất, tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập
cho hộ sản xuất.
- Thúc đẩy kinh tế hộ sản xuất chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản
xuất hàng hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
- Là một công cụ để nhà nước định hướng phát triển kinh tế hộ nông dân
và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
- Giúp các ngân hàng ở nước ta góp phần hạn chế và xóa bỏ dần cho vay
nặng lãi ở nông thôn.
- Cung ứng vốn cho quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân, hiện tượng
tạm thừa và thiếu vốn trong quá trình sản xuất của hộ nông dân luôn diễn ra.
- Góp phần thúc đẩy quá trình hình thành thị trường tín dụng ở nông thôn,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tính hàng hoá của sản phẩm nông nghiệp
trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Góp phần phát triển các quan hệ kinh tế của hộ nông dân, phát triển các
hình thức đầu tư của ngân hàng như: cho vay qua tổ liên đới chịu trách nhiệm
của hộ nông dân, ủy thác cho vay đầu tư ngắn hạn, đầu tư theo dự án… tạo
điều kiện cho các hộ nông dân tăng cường hợp tác với nhau và mở rộng quan
hệ với các doanh nghiệp, các nhà sản xuất, các tài trợ trong nước.
Tóm lại: Tín dụng NH có vai trò to lớn đối với HSX. Để vốn Tín dụng NH
ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay của các HSX, các NHTM nói chung,
SVTH: Hoài Duyên
Trang 7

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn
NHNo&PTNT nói riêng phải hoàn thiện mạng lưới tổ chức và biện pháp
nghiệp vụ để đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu vốn cho các HSX.
1.2.2 Hiệu quả của cho vay đối với hộ sản xuất:
1.2.2.1 Quan niệm về hiệu quả cho vay hộ sản xuất:
Hiệu quả cho vay là kết quả đầu tư vốn thu được sau một chu kỳ sản xuất
kinh doanh, kỳ sau cao hơn kỳ trước cả về số lượng và giá trị.
Hiệu quả cho vay được thể hiện qua các quan điểm:
Đối với khách hàng: Về lãi suất, kỳ hạn, phương thức thanh toán, hình thức
thanh toán đưa ra phải phù hợp với yêu cầu của khách hàng và thủ tục đơn
giản thuận tiện nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc cho vay.
Đối với ngân hàng: Ngân hàng đưa ra các hình thức cho vay phù hợp với
phạm vi, mức độ, giới hạn của bản thân ngân hàng để luôn đảm bảo tính cạnh
tranh, an toàn, sinh lời theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ và có lợi nhuận.
1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay:
Nghiệp vụ cho vay hiện nay vẫn còn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của
NHTM. Vì thế sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng phụ thuộc rất nhiều
vào cho vay và hiệu quả cho vay. Việc đánh giá chất lượng tín dụng ở các
ngân hàng hiện nay thông qua các chỉ tiêu cơ bản sau:
a) Doanh số cho vay trên tổng nguồn vốn:
DSCV/TNV(%) =
DSCV
TNV
Chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng giúp cho ngân hàng xác định
cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý hay chưa để có giải pháp kịp thời. Chỉ số này
càng cao chứng tỏ ngân hàng tận dụng hết nguồn vốn để cho vay.
b) Nợ quá hạn trên tổng nguồn vốn:
NQH/TNV(%) =
Nợ quá hạn
Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này giúp xác định trong tổng nguồn vốn có bao nhiêu phần trăm là
nợ quá hạn. Nếu hệ số này càng cao chứng tỏ Ngân hàng làm ăn không hiệu
quả và ngược lại.
c) Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay:
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng:
DSTN/DSCV(%) =
Doanh số thu nợ
Doanmh số cho vay
SVTH: Hoài Duyên
Trang 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn
Với doanh số cho vay nhất định trong một chu kỳ nào đó thì ngân hàng sẽ
thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao thì hiệu quả thu nợ của
Ngân hàng càng tốt.
d) Thu nhập cho vay hộ nông dân trên tổng thu nhập:
Chỉ tiêu này phản ánh thu nhập từ cho vay hộ nông dân chiếm bao nhiêu
trong tổng thu nhập. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy hoạt động cho vay này có
hiệu quả và ngược lại. Chỉ tiêu này cũng được sử dụng để tính toán hiệu quả
hoạt động của các ngành nghề, đối tượng khác trong tổng thu nhập của một
ngân hàng.
e) Dư nợ cho vay/ tổng nguồn vốn huy động:
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay
vốn. Thông thường khi nguồn vốn huy động ở ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so
với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy
động. Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì
không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Do vậy, tỷ lệ
này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động Ngân hàng, khi đó Ngân hàng sử
dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được. Ta có công thức:
Tỷ lệ dư nợ/vốn huy
động

=
Dư nợ * 100 (%)
Vốn huy động
1.2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất:
Việc nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất có ý nghĩa rất lớn đối
với ngân hàng vì nó quyết định sự thành bại của ngân hàng. Do vậy, phải nâng
cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất là yêu cầu thường xuyên đối với Ngân hàng.
Nhưng cần phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay hộ sản
xuất.
a) Sự tác động của thiên nhiên:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, người sản xuất kinh doanh vay vốn
Ngân hàng gặp phải rủi ro như nắng hạn kéo dài, mưa lũ, chăn nuôi bị dịch
bệnh… không được thu hoạch, không có vốn trả nợ vốn vay đã gây ảnh hưởng
đến hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại.
b) Sự tác động của thị trường:
Thị trường cũng là nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay của Ngân hàng
thương mại, yếu tố thị trường tác động đến đầu ra của sản phẩm, của hàng hóa
trong sản xuất kinh doanh. Đôi lúc nó tác động bất lợi đến tiêu thụ sản phẩm
gây khó khăn cho người sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của
Ngân hàng vì người sản xuất vay vốn ngân hàng.
SVTH: Hoài Duyên
Trang 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn
c) Chính sách của Đảng và nhà nước:
Về cơ chế cho vay, về đảm bảo tiền vay, về giao đất, giao rừng.
Về hành lang quản lý.
Về tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm, trợ giá trong sản xuất nông nghiệp, đối
tượng cho vay…
d) Chủ quan của ngân hàng thương mại:
Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng

thương mại như:
+ Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại.
+ Uy tín-tín nhiệm-tinh thần phục vụ của Ngân hàng thương mại.
+ Trình độ của cán bộ ngân hàng trong thẩm định cho vay, trong tiếp thị và
sự am hiểu về khoa học kỹ thuật cũng như am hiểu về pháp luật.
+ Tổ chức, phân công công tác phù hợp với năng lực của cán bộ.
e) Chủ quan của khách hàng vay vốn:
Yếu tố chủ quan của khách hàng vay vốn cũng là những yếu tố cơ bản tác
dộng đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng:
+ Trình độ, năng lực sản xuất kinh doanh.
+ Sự am hiểu về khoa học kỹ thuật.
+ Sự am hiểu và nhạy cảm với kinh tế thị trường và thị yếu.
+ Trình độ quản lý và chấp hành pháp luật cũng như sự am hiểu pháp luật.
1.3 SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI
VỚI HỘ SẢN XUẤT:
Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ, được nhà nước giao đất quản lý
và sử dụng sản xuất kinh doanh và được phép kinh doanh trên một số lĩnh vực
do nhà nước quy định. Ở nước ta hiện nay trên 70% dân số sống ở nông thôn
và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Do vậy, Đảng và nhà nước
ta đặc biệt quan tâm đến chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp. Với sức
lao động sẵn có trong mỗi gia đình hộ sản xuất, họ được phép kinh doanh,
được chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên diện tích được giao. Để thực hiện
được mục đích trên họ cần có vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Đồng
thời đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn.Vì vậy, Ngân hàng là nơi
hỗ trợ về vốn để họ thực hiện những phương án trồng trọt-chăn nuôi hay kinh
doanh dịch vụ trên quê hương họ.
Thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về vay vốn đáp
ứng nhu cầu đối với nông nghiệp-nông thôn. Ngân hàng đã cho vay tới tận hộ
sản xuất, đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết để phát triển kinh tế. Xuất phát từ
SVTH: Hoài Duyên

Trang 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn
chức năng của Ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay nên vốn vay phải
hoàn trả đúng hạn gốc+lãi. Như vậy Ngân hàng mới hoạt động bình thường.
Vì vậy cần phải nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất, có nâng
cao hiệu quả cho vay mới giúp hộ sản xuất có vốn để đầu tư vào sản xuất kinh
doanh, mang lại hiệu quả, tăng thêm thu nhập cho gia đình hộ, tăng thêm việc
làm,…
SVTH: Hoài Duyên
Trang 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ
SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNo VÀ PTNT HUYỆN
BÌNH SƠN.
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI CHI NHÁNH NHNo VÀ PTNT HUYỆN BÌNH SƠN.
2.1.1 Một số nét về NHNo và PTNT huyện Bình Sơn:
a) Quá trình hình thành:
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tên tiếng Anh là
Vietnam Bank for Agriculture and Development, tên viết tắt là NHNo&PTNT
Việt Nam hay là AGRIBANK. Được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT
ngày 26/03/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ), hoạt động theo
luật các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Chi nhánh NHNo huyện Bình Sơn được thành lập theo quyết định số
340/QĐ-NHNo-02 của Tổng Giám đốc NHNo ban hành 19/06/1988 thành lập
chi nhánh NHNo&PTNT Bình Sơn là một trong 13 chi nhánh huyện, thành
phố trực thuộc và chịu trách nhiệm trước NHNo&PTNT Quảng Ngãi về tổ
chức và hoạt động kinh doanh. Agribank huyện Bình Sơn là chi nhánh Ngân
hàng cấp II, có trụ sở đặt tại Quốc lộ 1A-Thị trấn Châu Ổ-Huyện Bình Sơn-
Tỉnh Quảng Ngãi.

Ngay từ khi thành lập đến nay chi nhánh ngân hàng Bình Sơn đã thực sự đi
vào hoạt động kinh doanh tổng hợp đúng nghĩa của một NHTM. Đây là NH
giữ vai trò chủ đạo trong việc đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế nhất là
kinh tế hội nông dân, là một trong những chi nhánh mạnh, hoạt động có hiệu
quả trong hệ thống NHNo&PTNT Quảng Ngãi.
b) Cơ cấu tổ chức:
Hiện nay, ngoài trụ sở chính là Agribank huyện Bình Sơn, còn có một
phòng giao dịch Châu Ổ trực thuộc Agribank huyện.
Có thể khái quát sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh Agribank huyện Bình
Sơn qua sơ đồ:
SVTH: Hoài Duyên
Trang 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn
Ghi chú: Tác động trực tiếp
Tác động gián tiếp
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh huyện Bình Sơn.
Tổng số CBCNV là 29 người, trong đó:
- Ban Giám đốc gồm 2 người, trong đó:
+ 1 Giám đốc trực tiếp điều kiển công việc chung.
+ 1 Phó Giám đốc.
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh gồm 13 người: Chuyên sâu về kỹ thuật
nghiệp vụ kinh doanh, có chức năng thực hiện nghiệp vụ tín dụng cho vay,
thẩm định và lập kế hoạch kinh doanh của NH.
- Phòng kế toán ngân quỹ gồm 8 người: Chuyên sâu về nghiệp vụ hạch
toán kế toán, thanh toán kho quỹ.
- Phòng giao dịch Châu Ổ gồm 6 người: 01 Giám đốc, 03 cán bộ tín
dụng, 02 cán bộ ngân quỹ.
c) Chức năng và nhiệm vụ chính của chi nhánh:
NHNo&PTNT huyện Bình Sơn là NH đứng đầu trong lĩnh vực đầu tư vốn
vào nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện. NH thực hiện huy động vốn

ngắn hạn, trung và dài hạn đối với mọi thành phần kinh tế theo kế hoạch của
nhà nước, kinh doanh tổng hợp về tiền tệ tín dụng và cung cấp các dịch vụ NH
cho khách hàng trên địa bàn, trong đó lấy khách hàng HSX là chủ yếu và từng
bước hoàn thiện cho vay thông qua tổ vay vốn theo tinh thần nghị quyết liên
tịch 2308/NQ-LT giữa TW hội Nông dân Việt Nam ký kết cùng
NHNo&PTNT.
SVTH: Hoài Duyên
Trang 13
Giám Đốc
Phó Giám
Đốc
Phòng Kế toán-
Ngân quỹ
Phòng Nghiệp
vụ kinh doanh
PGD.Châu Ổ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn
NHNo&PTNT Bình Sơn thực hiện mọi nhiệm vụ của mình với phương
châm mang tính triết lý kinh doanh của hệ thống NHNo&PTNT là: “Mang
phồn thịnh đến với khách hàng” cụ thể:
• Nhận tiền gởi của khách hàng bằng đồng Việt Nam và các loại
ngoại tệ mạnh khác như Dolla Mỹ, EURO…của mọi thành phần kinh tế, của
tổ chức cá nhân với kỳ hạn đa dạng, lãi suất linh hoạt. Phát hành kỳ phiếu, trái
phiếu trả lãi trước, huy động tiết kiệm dự thưởng… với nhiều hình thức huy
động phong phú.
• Cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn đối với mọi thành phần kinh tế.
• Cho vay tiêu dùng đời sống.
• Cho vay cầm cố các giấy tờ có giá.
Ngoài ra NH còn thực hiện các dịch vụ uỷ thác đầu tư và dịch vụ NH như
tiếp nhận các nguồn vốn của tổ chức để cho vay phát triển sản xuất kinh

doanh, thực hiện dịch vụ chuyển tiền điện tử chi trả kiều hối bảo đảm an toàn
chi phí thấp, thu nhận và chi trả tiền gởi tại đơn vị.
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh:
a) Tình hình huy động vốn:
Vốn là nguồn lực quan trọng để kinh doanh, đặc biệt là nguồn vốn huy
động, nguồn vốn chủ yếu để cho vay của các Ngân hàng thương mại. Nhận
thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động đối với quá trình kinh
doanh của mình. Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn Huyện Bình Sơn áp dụng nhiều biện pháp, đưa ra nhiều sản phẩm huy
động vốn phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhằm thu hút vốn huy động từ
các thành phần kinh tế.
BẢNG 2.1: Tình hình huy động vốn tiền gửi giai đoạn 2009 -2011
( ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh
10/09
So sánh 11/10
Số tiền
Tỷ
trọn
g
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọ
ng
(%)
Số tiền

Tỷ
trọn
g(
%)
Số
tiền
% Số tiền %
-TG KKH 30.805
19,5
2
32.01
8
14,
41
121.65
1
35,
87
1.21
3
3,94 89.633
279,9
5
-TG CKH
127.00
9
80,4
8
190.2
02

85,
59
217.51
4
64,
13
63.1
93
49,75 27.312 14,36
Tổng
cộng
157.81
4
100
222.2
20
10
0
339.16
5
100
64.4
06
40,81
116.94
5
52,63
SVTH: Hoài Duyên
Trang 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Sơn)
Là NH có mặt đầu tiên trên địa bàn huyện, chi nhánh NHNo&PTNT
huyện Bình Sơn là đơn vị có lượng khách hàng lâu năm và lớn nhất trong
huyện. Mặc dù năm 2009-2011 không có nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh
doanh NH do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế
toàn cầu và thiệt hại nặng nề của cơn bão số 9 trước đây, tuy nhiên NH đã có
nhiều cố gắng nỗ lực vượt qua khó khăn; hoạt động huy động vốn của NH
luôn đạt được kết quả tốt và luôn duy trì ở mức cao so với mặt bằng chung của
các NH trên địa bàn.
Qua bảng số liệu ở trên, ta có thể thấy nguồn tiền gửi liên tục tăng qua 03
năm, đặc biệt năm 2011 lượng vốn huy động tăng 52,63% so với năm 2010 là
một sự nỗ lực vượt bậc của NH; trong đó cả tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi
có kỳ hạn đều tăng nhưng tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong
tổng nguồn tiền gửi mà NH huy động được. Đây là do lãi suất tiền gửi có kỳ
hạn cao hơn không kỳ hạn, nông dân có kế hoạch sản xuất kinh doanh rõ ràng,
họ đã xác định được thời gian lúc nào sử dụng tiền, hoặc do họ không cần
dùng đến lượng tiền này nữa. Cả hai hình thức huy động vốn đều tăng qua các
năm. Điều nay đã làm cho nguồn vốn huy động tăng lên là hoàn toàn hợp lý.
Thành quả này là do sự điều hành quản lý, công tác tổ chức huy động vốn tích
cực của ban lãnh đạo nói riêng và của NH nói chung. Trong 03 năm qua, Chi
nhánh luôn chú trọng khai thác các nguồn vốn với hình thức huy động đa dạng
như: Huy động tiết kiệm, kỳ phiếu… chú trọng công tác quảng cáo, tiếp thị,
Song song với áp dụng cơ chế lãi suất phù hợp, việc mở rộng đối tượng
huy động, Chi nhánh còn đa dạng các thời hạn huy động như 1 tháng, 2 tháng,
3 tháng, 6 tháng,…. Ngoài ra, Chi nhánh còn tranh thủ tiếp nhận nguồn tín
dụng của cấp trên bằng một tỷ lệ phù hợp với nguồn vốn huy động của mình.
Tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, tiền gửi dân cư… là
chủ yếu. Đây là nguồn vốn được xác định là chủ yếu và ổn định trong hoạt
động kinh doanh của ngân hàng.
b) Tình hình cho vay:

Tín dụng là một hoạt động cơ bản nhất của NHNo Bình Sơn và thu nhập
của hoạt động này chiếm hơn 70% trong tổng thu nhập của NH. Sau đây ta
xem xét bảng số liệu sau để thấy được tình hình cho vay của Chi nhánh trong
03 năm qua.
SVTH: Hoài Duyên
Trang 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn
BẢNG 2.2:

Tình hình hoạt động cho vay:
(ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
So sánh 10/09 So sánh 11/10
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Dư nợ
154.855 168.151 219.740 13.296 8,59 51.589 30,68
Dư nợ xấu
2.896 5.033 7.344 2.137 82,62 2.311 45,92
Tỷ lệ nợ
xấu
1,87% 2,99% 3,34%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện
Bình Sơn)

Dư nợ của NH liên tục tăng trong 03 năm, năm 2010 dư nợ chỉ tăng
8,59% so với năm 2009 nhưng năm 2011 tăng đến 30,68% so với năm 2010,
điều này cho thấy tín dụng của NH có sự tăng trưởng qua các năm. Nợ xấu
tuy tăng qua 03 năm nhưng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu, chỉ tiêu chính đánh giá chất
lượng cho vay của NH luôn được duy trì dưới ngưỡng 4%, đạt mức an toàn
theo tỷ lệ khống chế toàn hệ thống (5%).
d) Tỷ lệ dư nợ/ vốn huy động:
BẢNG 2.3: Tỷ lệ dư nợ/vốn huy động.
(ĐVT: Triệu đồng )
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Dư nợ cho vay 154,855 168,151 219,740
Vốn huy động 199,728 285,369 403,328
Tỷ lệ 77,53% 58,92% 54.48%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện
Bình Sơn)
Dư nợ cho vay chỉ hơn một nửa vốn huy động trong 02 năm 2010-2011,
NH không đi vay để bổ sung nhu cầu tín dụng của khách hàng. Ta có thể thấy
được sự chủ động của NH trong việc sử dụng vốn. Tuy nhiên NH không thể
xem nhẹ công tác huy động vốn bởi nhu cầu tín dụng của khách hàng ngày
càng tăng mạnh và NH đang chịu sự cạnh tranh rất lớn với các NH khác trên
cùng địa bàn.
SVTH: Hoài Duyên
Trang 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn
e) Kết quả hoạt động kinh doanh :
BẢNG 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009-2011.
(ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ
tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Thu nhập 39.953 100 43.684 100 46.608 100
2.Chi phí 38.158 100 41.323 100 43.466 100
3. Lợi nhuận
1.795 2.361 3.142
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện
Bình Sơn)
Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh ở trên ta có thể thấy lợi nhuận qua 03
năm đều tăng lên đáng kể, năm 2010 lợi nhuận đạt 2.361 triệu đồng tăng
31,53% so với năm 2009 và năm 2011 đạt 3.142 triệu đồng, tăng 33,08% so
với năm 2010, lợi nhuận hứa hẹn còn tiếp tục tăng trong những năm tới, cho
thấy Chi nhánh có nhiều cải thiện tốt trong hoạt động tài chính và ngày càng
có hiệu quả hơn. Đây là một kết quả đáng mừng bởi năm 2009 huyện Bình
Sơn đã phải chịu ảnh hưởng và thiệt hại rất nặng nề của cơn bão số 9. Cách
đây hơn 4 năm, đêm 30/6 sáng ngày 01/7/2008 sự việc Chợ Châu Ổ (ở thị trấn
Châu Ổ, trung tâm thương mại của huyện Bình Sơn) bị cháy cũng đã là một
thiệt hại nặng nề cho huyện. Trong những năm tới, NH sẽ còn tiếp tục phát
huy thế mạnh, đảm bảo tăng trưởng cao và khẳng định được vị thế dẫn đầu
của mình so với các NHTM khác trên cùng địa bàn.
Để đạt được những kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực hết mình của đội ngũ
cán bộ, lãnh đạo trong chi nhánh. Từ kết quả lợi nhuận đạt được đồng nghĩa
với tiền lương và thu nhập của người lao động sẽ được nâng cao, nó là động
lực kích thích sự gia tăng cường độ và hiệu quả trong thực thi công việc.
2.2 THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI
NHÁNH NHNo VÀ PTNT HUYỆN BÌNH SƠN.
2.2.1. Thực trạng quy trình cho vay đối với HSX:
Từ ngày 7/11/2008 hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam đã triển khai áp
dụng chương trình giao dịch IPCAS và tại NHNo&PTNT huyện Bình Sơn đã
áp dụng quy tắc giao dịch một cửa, NH đã trang bị cho mỗi giao dịch viên một
máy tính, một máy điếm tiền, một máy in, một Két sắc để thuận tiện trong việc

giao dịch.
SVTH: Hoài Duyên
Trang 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn
- Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu
vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành
thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định. Hồ sơ cần lập bao gồm:
Thứ nhất: Hồ sơ pháp lý
Bao gồm các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân
sự (Sổ hộ khẩu của gia đình, cá nhân); Giấy tờ hợp pháp hợp lệ được giao, cho
thuê, chuyển quyền sử dụng đất, mặt nước (đối với hộ làm nông nghiệp, ngư
nghiệp)
Thứ hai: Hồ sơ vay vốn
• Áp dụng đối với hộ sản xuất vay vốn ngắn hạn (thời hạn cho vay không
quá 1 năm) bộ hồ sơ gồm:
- Đối với khách hàng cho vay bằng tín chấp: Mức cho vay tối đa là 30 triệu
đồng. Mới đây theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 về chính sách
tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thì mức cho vay tối đa đến 50
triệu đồng đối với đối tượng là cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp.
Tại NHNo&PTNT huyện Bình Sơn việc áp dụng Nghị định này kể từ ngày
01/07/2010.
a. 02 giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn dùng cho Hộ gia đình
vay vốn không đảm bảo bằng tài sản.
b. 02 sổ vay vốn (khách hàng giữ 01 và ngân hàng giữ 01)
c. Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất (Sổ Đỏ) hoặc xác nhận của
Chính quyền địa phương về diện tích đất sử dụng không có tranh chấp trên giấy
đề nghị kiêm phương án vay vốn, khách hàng cam kết khi có sổ đỏ nộp ngay
cho NH.
- Đối với khách hàng vay vốn có đảm bảo bằng tài sản: Hiện NH cho vay
75% giá trị tài sản đảm bảo.

a. Hai giấy đề nghị vay vốn (có xác nhận của chính quyền địa phương)
b. Giấy đăng ký kinh doanh (nếu có)
c. Phương án (dự án) sản xuất kinh doanh.
d. Báo cáo thẩm định, tái thẩm định (do ngân hàng tự lập)
e. Hai hợp đồng tín dụng (do ngân hàng và khách hàng cùng lập)
f. Biên bản xác định giá trị tài sản đảm bảo.
g. Hai hợp đồng thế chấp/cầm cố tài sản.
h. Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với
đất (Nếu tài sản thế chấp là Bất động sản); Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo
đảm (Nếu tài sản thế chấp là Động sản).
SVTH: Hoài Duyên
Trang 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn
i. Nếu tài sản thế chấp là Bất động sản thì cơ quan đăng ký là Phòng tài
Nguyên Môi Trường nơi huyện Bình Sơn. Trường hợp tài sản thế chấp là
Động sản hoặc Tài sản không gắn liền với quyền sử dụng đất cơ quan đăng ký
giao dịch bảo đảm là Trung Tâm Đăng ký Giao dịch tài sản tại Thành Phố Đà
Nẵng.
j. Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất của khách
hàng vay hoặc của Bên thứ ba; Bảo hiểm tài sản nếu tài sản thế chấp phải có
bảo hiểm.
• Hồ sơ vay trung – dài hạn: Tương tự bộ hồ sơ vay vốn ngắn hạn nhưng
áp dụng đối với HSX vay vốn trung hạn có thời hạn cho vay từ 1 năm đến 5
năm và vay vốn dài hạn trên 5 năm. Nghiệp vụ dài hạn ít phát sinh tại NHNo
Bình Sơn.
* Đối với cho vay hộ sản xuất thông qua tổ vay vốn, ngoài các hồ sơ đã
quy định ở trên các hộ phải có thêm: Biên bản thành lập tổ vay vốn, danh sách
thành viên có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, hợp đồng dịch vụ vay vốn.
- Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của
hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm

định (nếu cần thiết) và trình giám đốc quyết định.
- Giám đốc NHNo nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định
(nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay.
+ Nếu cho vay thì NHNo nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tín
dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay (trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài
sản);
+ Khoản vay vượt quyền phán quyết thì thực hiện theo quy định hiện hành
của NHNo Việt Nam;
+ Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết.
- Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho
CBTD thực hiện nghiệp vụ hạch toán để giải ngân cho khách hàng, nếu cho
vay bằng tiền mặt (quy trình giao dịch một cửa), nếu cho vay bằng chuyển
khoản thì lập phiếu Uỷ nhiệm chi chuyển phòng kế toán để chuyển khoản.
- Hàng tháng (cuối tháng), CBTD tự tiến hành sao kê các khoản vay vốn đã
quá hạn, sắp đến hạn, báo cáo lãnh đạo để chỉ đạo điều hành.
- Kiểm tra sử dụng vốn
Sau khi đã giải ngân cho khách hàng, CBTD chuyên quản phải tiến hành
kiểm tra sử dụng vốn vay nhằm giám sát người vay sử dụng vốn có đúng mục
đích đã cam kết. Các lần kiểm tra sau tuỳ thuộc vào thực tế hoạt động sản xuất
SVTH: Hoài Duyên
Trang 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn
kinh doanh của từng khách hàng để tiến hành kiểm tra đột xuất hay kiểm tra
định kỳ.
- Quy trình thu nợ, thu lãi:
Trả lãi: Hàng tháng, hàng quý (hoặc theo thoả thuận) khách hàng có thể
gửi lãi qua Tổ trưởng tổ vay vốn hoặc trực tiếp đem tiền đến trụ sở Ngân hàng
nộp lãi.
Trả nợ: Thực hiện trả nợ trực tiếp cho CBTD đi địa bàn hoặc đến trụ sở
NH.

- Xử lý kỷ luật tín dụng
Đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi trong thời hạn cho vay đã thoả thuận trong
hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không trả được nợ đúng hạn số nợ gốc
hoặc lãi phải trả của kỳ hạn đó và không được NHNo nơi cho vay chấp thuận
chuyển số nợ gốc hoặc lãi chưa trả được sang kỳ tiếp theo thì NHNo nơi cho
vay chuyển toàn bộ số nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó sang nợ quá hạn.
Đến thời điểm cuối cùng của thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp
đồng tín dụng, nếu khách hàng không trả hết nợ gốc hoặc lãi đúng hạn, NHNo
nơi cho vay chuyển toàn bộ số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó sang nợ
quá hạn.
Các trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, bị chấm dứt cho
vay… NHNo nơi cho vay phải thực hiện thu hồi nợ trước hạn đã cam kết hoặc
chuyển ngay sang nợ quá hạn toàn bộ số dư nợ gốc.
Tóm lại: Thực trạng quy trình tổ chức nghiệp vụ tín dụng HSX tại NHNo
Bình Sơn vẫn giống với quy trình tín dụng chung của NHNo Việt Nam.
SVTH: Hoài Duyên
Trang 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn
2.2.2 Tình hình chung hoạt động cho vay:
BẢNG 2.5: Tình hình chung hoạt động cho vay.
(ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
1. Dư nợ

154.855 100 168.151 100 219.740 100
-Hộ SX 92.317,35
8
59,62
104.514,29
7
62,16 168.558 76,71
- Tổ chức kinh tế
55.816,935 36,04 54.909,666 32,65 38.590,898 17,56
-Cá nhân 6.720,707 4,34 8.727,037 5,19 12.591,102 5,73
2.Nợ quá hạn
7.417,841 100 13.560,363 100 20.645,852 100
- Hộ SX 3.380,310 45,57 3.216,518 23,72 3.065,909 14,85
-Tổ chức kinh tế 3.182,996 42,91 8.642,019 63,73 14.675,072 71,08
-Cá nhân 854,535 11,52 1.701,826 12,55 2.904,871 14,07
3.Tỷ lệ nợ QH
4,79 8,06 9,40
-Hộ SX 3,66 3,08 1,82
-Tổ chức kinh tế 5,70 15,74 38,03
-Cá nhân 12,72 19,50 23,07
4.Nợ xấu 2.896 100 5.033 100 7.344 100
-Hộ SX 1.266,595 43,74 1.137,393 22,60 1.133,179 15,43
-Tổ chức kinh tế 1.350,231 46,62 3.351,533 66,57 5.391,965 73,42
-Cá nhân 279,174 9,64 545,074 10,83 818,856 11,15
5.Tỷ lệ nợ xấu 1,87 2,99 3,34
-Hộ SX 1,37 1,09 0,67
-Tổ chức kinh tế 2,42 6,10 13,97
-Cá nhân
4,15 6,25 6,50
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2009 – 20011)

SVTH: Hoài Duyên
Trang 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn
BIỂU ĐỒ 2.1: Biểu đồ thể hiện tình tình dư nợ phân theo thành phần vay
vốn
Dư nợ cho vay HSX ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư
nợ của NH. Năm 2010 dư nợ tăng 13,21% so với năm 2009 và chiếm 62,16%
trong tổng dư nợ của NH. Đến năm 2011dư nợ tăng 61,28% so với năm 2010
và chiếm 76,71% trong tổng dư nợ. Các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu của HSX
liên tục giảm qua 3 năm và chiếm tỷ trọng ngày càng thấp trong tổng nợ quá
hạn, nợ xấu của NH. Năm 2009 nợ quá hạn HSX chiếm tỷ trọng 45,57% và nợ
xấu chiếm 43,74% nhưng đến năm 2011 tỷ trọng này đã giảm rõ rệt còn
14,85% đối với nợ quá hạn và 15,43% đối với nợ xấu. Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ
lệ nợ xấu HSX cũng giảm dần qua các năm, đến năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn
HSX là 1,82% và tỷ lệ nợ xấu HSX là 0,67% ở mức an toàn và thấp hơn nhiều
so với tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh. Qua đó ta có thể thấy cho
vay HSX đang là đối tượng chủ yếu trong chính sách đầu tư của
NHNo&PTNT huyện Bình Sơn và hoạt động này đang ngày càng được nâng
cao về chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của
NH.
SVTH: Hoài Duyên
Trang 22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn
2.2.3 Thực trạng cho vay đối với HSX:
a) Thực trạng dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất theo thời hạn:
BẢNG 2.6:

Thực trạng dư nợ HSX theo thời hạn.
(ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu

2009 2010 2011
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
1. Dư nợ 92.317,35
8
100 104.514,29
7
100 168.558 100
-DN ngắn hạn 81.038,796 87,78 90.588,878 86,68 153.327 90,96
-DN trung, dài hạn 11.278,562 12,22 13.925,419 13,32 15.231 9,04
2.Nợ quá hạn 3.380,310 100 3.216,518 100 3.065,909 100
- Nợ QH ngắn hạn 356,285 10,54 411,071 12,78 460,806 15,03
-Nợ QH trung, dài hạn 3.024,025 89,46 2.805,447 87,22 2.605,103 84,97
3.Tỷ lệ nợ QH 3,66 3,08 1,82
-Ngắn hạn 0,44 0,45 0,30
-Trung, dài hạn 26,81 20,15 17,10
4.Nợ xấu
1.266,595 100 1.137,393 100
1.133,17
9

100
-Nợ xấu ngắn hạn 151,105 11,93 168,448 14,81 185,161 16,34
-Nợ xấu trung, dài hạn 1.115,49 88,07 968,945 85,19 948,018 83,66
5.Tỷ lệ nợ xấu 1,37 1,09 0,67
-Ngắn hạn 0,19 0,186 0,12
-Trung, dài hạn 9,89 6,96 6,22
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2009 – 2011)
BIỂU ĐỒ 2.2: Biểu đồ thể hiện tình hình dư nợ HSX theo thời hạn
SVTH: Hoài Duyên
Trang 23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn
Quy mô tín dụng liên tục tăng qua 03 năm. Năm 2010 dư nợ bình quân
tăng 124,543% so với năm 2009 và năm 2011 tăng 57,283% so với năm 2010.
Tốc độ tăng dư nợ bình quân có phần giảm nhưng đây cũng là một nỗ lực thật
sự của NH trong hoạt động cho vay đối với HSX.
Dư nợ ngắn hạn cũng tăng dần qua các năm. Năm 2010 dư nợ ngắn hạn là
90.588,878 triệu đồng tăng 9.550,082 triệu đồng (11,78%) so với năm 2009.
Năm 2011 tăng 62.738,122 triệu đồng (69,26%) so với năm 2010 và tỷ trọng
dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm bình quân là 88,47 % trong tổng dư nợ cho vay
đối với HSX của NH. Tuy chiếm tỷ trọng cao nhưng nợ quá hạn ngắn hạn và
nợ xấu ngắn hạn lại chiếm tỷ lệ thấp (dưới 17%). Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn
và tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn cũng thấp hơn nhiều so với khoản vay trung, dài hạn.
Điều này cho thấy các khoản vay ngắn hạn đạt hiệu quả cao hơn so với các
khoản vay trung, dài hạn.
Đối với dư nợ trung, dài hạn tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng
bình quân 11,53% trong tổng dư nợ. Số dư nợ này tăng lên là do NH chú
trọng đầu tư tăng lượng vốn trung, dài hạn để đầu tư chiều sâu vào khách
hàng có các phương án kinh doanh khả thi và đầu tư cho HSX mua sắm
máy móc thiết bị góp gần đưa cơ giới vào nông nghiệp nông thôn, từng
bước xây dựng nông thôn theo hướng CNH–HĐH nền kinh tế. Đây là một

hướng đi đúng của chi nhánh NHNo nói chung và của huyện Bình Sơn nói
riêng, góp phần nâng số lượng khách hàng mới tăng lên nhiều, nhưng so
với mục tiêu định hướng mà hệ thống NHNo đưa ra là kết cấu dư nợ trung,
dài hạn chiếm tỷ lệ 45%/tổng dư nợ thì Chi nhánh Bình Sơn đạt thấp. Tuy
nhiên NH cũng cần chú ý hơn nữa đến chất lượng các khoản vay trung, dài
hạn bởi tỷ trọng thấp nhưng các khoản vay này lại có nợ quá hạn và nợ xấu
cao (tỷ trọng trên 83%) mặc dù tỷ lệ này giảm qua 3 năm. Năm 2009 nợ
xấu trung dài hạn chiếm 88,07%, đến năm 2011 là 83,66%; tỷ lệ giảm
nhưng không đáng kể. Tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn năm 2011 là 6,22% trong
khi đó các khoản vay ngắn hạn chỉ là 0,12%.
SVTH: Hoài Duyên
Trang 24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn
BẢNG 2.7: Dư nợ bình quân một HSX
(ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2010/2009 2011/2010
2009 2010 2011 +/- % +/- %
Tổng dư
nợ HSX
92.317,358 104.514,297 168.558
12.196,939 13,21 64.043,703 61,28
Số hộ vay
vốn (hộ)
8.299 8.356 9.570 57 0,68 1.214 14,53
BQ/ hộ 11,124 12,508 17,613 1,384 12,44 5,105 40,81
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2009 – 2011)
Dư nợ bình quân một HSX cũng liên tục tăng trong 03 năm, năm 2010
tăng 12,44% so với năm 2009 và năm 2011 tăng 40,81% so với năm 2010,
trong đó cả tổng dư nợ và số hộ vay vốn qua 3 năm đều tăng. So với hộ nông

dân thiếu vốn sản xuất trong toàn huyện thì số hộ được vay vốn trong NH
năm 2011 là 9.570 hộ chiếm tỷ lệ 26,34% so với tổng số hộ nông nghiệp của
toàn huyện. Mặc dù mức dư nợ bình quân một hộ tại NH là không cao nhưng
tăng được dư nợ bình quân của một HSX là một cố gắng rất lớn của NH,
song muốn nâng cao hiệu quả kinh tế của HSX thì phải tăng hơn nữa dư nợ
bình quân một HSX.
b) Thực trạng dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất theo ngành kinh tế:
SVTH: Hoài Duyên
Trang 25

×