Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

đánh giá các tác động của nợ xấu trong các ngân hàng thương mại vn (nghiên cứu khoa học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.71 KB, 14 trang )

Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: Vũ Mạnh Chiến
MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ……………………… 2
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
4. TÓM LƯỢC CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN 3
5. GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5
a) Giả thuyết:
5
b) Mô hình:
5
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG 6
a) Thiết kế nghiên cứu định tính
6
a
1.
Xác định các thông tin thứ cấp cần thiết và nguồn gốc thông tin 6
a
2.
Xác định loại nghiên cứu định tính thích hợp 7
a
3
. Qui mô mẫu 8
a
4.
Phương pháp chọn đối tượng nghiên cứu vào mẫu 8
a
5.
Thiết kế bản câu hỏi định tính 8
b) Thiết kế nghiên cứu định lượng 8
b


1
. Thiết kế bản câu hỏi định lượng 8
b
2
. Phương pháp xử lý dữ liệu 11
7. THỜI GIAN BIỂU 12
8. NGÂN SÁCH NGHIÊN CỨU 13
9. KẾT LUẬN 14
10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
PHỤ LỤC
Lớp: CH18B- Kế Toán 1
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: Vũ Mạnh Chiến
NỘI DUNG
1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
a. Phát biểu lý do nghiên cứu:
Trước đây, nước ta có rất ít ngân hàng, không có ngân hàng thương mại trong nước mà
chỉ có ngân hàng Nhà nước, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhưng trong 15
năm gần đây, nước ta đã xuất hiện rất nhiều ngân hàng, có khoảng 60 ngân hàng tất cả. Điều này
dẫn đến sự cạnh tranh của các ngân hàng về dịch vụ và chính sách tín dụng, đồng thời cũng làm
nóng lên thị trường tín dụng, thị trường vốn.
Nợ xấu là một trong những vấn đề được dư luận và cả nền kinh tế quan tâm nhất hiện
nay. Trên các phương tiện thông tin truyền thông, chủ đề về nợ xấu và tái cấu trúc ngân hàng
xuất hiện dày đặc. Và cả trong các phát biểu của các quan chức và tại Quốc hội, nợ xấu cũng
thường xuyên được nhắc đến trong suốt một thời gian dài.
Trong 5 năm gần đây, sau sự phát triển kinh tế một cách quá nhanh chóng với sự xuất
hiện của nhiều công ty chứng khoán và những sàn giao dịch bất động sản đã để lại những hậu
quả nghiêm trọng. Đó là sự gia tăng của lạm phát và con số nợ xấu đang ngày càng tăng nhanh
trong các ngân hàng thương mại cổ phần. Nó làm ảnh hưởng lớn đến ngân hàng: làm giảm uy tín
của ngân hàng, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, làm giảm khả năng hội nhập của ngân hàng…
Để hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới ngân hàng thì một phần phải làm giảm tác động của nợ xấu

tới ngân hàng. Để có thể có những biện pháp giảm nợ xấu thì điều cần thiết trước tiên là tìm ra
những nguyên nhân gây ra nợ xấu. Vì như vậy chúng ta mới có thể ngăn chặn sự gia tăng của nợ
xấu và tìm ra những biện pháp để hạn chế và giải quyết được.
b. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hiện tại và tương lai tín dụng vẫn đem lại nguồn thu chính cho các ngân hàng
thương mại, kiểm soát chất lượng tín dụng là một thành phần không thể thiếu trong quản trị ngân
hàng với mục tiêu đảm bảo cho hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả. Mà hiện nay cùng với sự
tăng trưởng của tín dụng thì nợ xấu đang gia tăng và vấn đề nợ xấu cần được quan tâm và giải
quyết một cách bài bản và khoa học.
Vì những lý do đó mà nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá các nhân tố tác động
đến sự gia tăng nợ xấu trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Những mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài như sau:
 Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về nợ xấu trong hoạt động tín dụng của các ngân
hàng thương mại.
 Làm rõ nội dung và các nhân tố dẫn đến nợ xấu trong các ngân hàng thương mại.
 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến sự gia tăng về nợ xấu của các ngân hàng.
 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cơ bản về nợ xấu và các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại các
ngân hàng thương mại, từ kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số ngân hàng thương mại các
Lớp: CH18B- Kế Toán 2
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: Vũ Mạnh Chiến
nước và vận dụng vào hoàn cảnh thực tế tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
hạn chế và xử lý nợ xấu.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: các nhà quản lý, các nhân viên tín dụng ngân hàng của Việt Nam tại
thành phố Hà Nội.
- Các nhân tố được xem xét bao gồm: Nhóm yếu tố cơ bản; Nhóm yếu tố kỹ thuật; Nhóm yếu
tố tâm lý; Nhóm yếu tố thông tin.
- Địa bàn nghiên cứu: các ngân hàng của Việt Nam tại thành phố Hà Nội (bao gồm cả các
ngân hàng thương mại, có thể cả ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

- Giới hạn thời gian: số liệu tổng quan hai năm gần đây (2010-2011), số liệu điều tra năm
2011-2012.
4. TÓM LƯỢC CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN
4.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
a. Khái niệm
Rủi ro tín dụng (gọi tắt là rủi ro): là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động cho vay của
ngân hàng do người đi vay không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ
của mình theo cam kết.
Quản lý rủi ro: Là việc ngân hàng áp dụng các biện pháp nhằm quản lý, phòng ngừa, xử lý
rủi ro trong quá trình cho vay để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay hoặc giảm
thiểu tổn thất trong quá trình cho vay.
Dự phòng rủi ro: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy
ra trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
b. Các biểu hiện của rủi ro tín dụng
- Không thu được lãi đúng hạn
- Không thu được vốn đụng hạn
- Không thu đủ lãi
- Không thu đủ vốn cho vay
c. Hậu quả của rủi ro tín dụng
- Đối với ngân hàng thương mại: Ở mức độ thấp thì ngân hàng thương mại mất đi cơ hội,
khả năng tích lũy vốn, giảm sức mạnh của ngân hàng. Ở mức độ cao thì ngân hàng thương mại
có thể bị mất thanh khoản nghiêm trọng và dẫn đến phá sản.
- Đối với người đi vay: Mất đi nguồn tài trợ từ các ngân hàng, cơ hội kinh doanh bị bỏ lỡ,
tài sản bị tịch thu hoặc phát mại, người đi vay đứng trên nguy cơ bị phá sản.
- Đối với nền kinh tế: Lợi ích kinh tế xã hội không có, sản xuất và lưu thông hàng hóa sẽ
bị đình trệ, chức năng điều tiết nền kinh tế của chính phủ bị suy yếu.
d. Các cách phân loại rủi ro tín dụng:
- Theo đối tượng sử dụng vốn vay
- Theo phạm vi ảnh hưởng
- Theo giai đoạn phát sinh

- Theo sản phẩm tín dụng
Lớp: CH18B- Kế Toán 3
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: Vũ Mạnh Chiến
e. Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng
- Chỉ tiêu lợi nhuận
- Chỉ tiêu lãi suất
- Chỉ tiêu định tính
4.2. Nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
a. Khái niệm nợ xấu
Khái niệm nợ xấu của Việt Nam tại Quyết định 493/2005/QĐ-Ngân hàng Nhà nước ngày
22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước được hiểu như sau: nợ xấu là nợ đã quá hạn trên 90 ngày và
khả năng trả nợ là đáng lo ngại. Đây được coi là định nghĩa của VAS.
Còn theo định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê – Liên hợp quốc, “về cơ bản một khoản
nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ
90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản
phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng
khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”.
b. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu
- Nguyên nhân khách quan:
+ Môi trường tự nhiên: Biến động về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng tới đến hoạt động
sản xuất kinh doanh đặc biệt nông nghiệp
+ Môi trường kinh tế: Với tư cách là trung gian tài chính rủi ro trong hoạt động của các
ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi trình độ phát triển của nền kinh tế.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Sự quản lý yếu kém của ngân hàng: Trình độ yếu kém của cán bộ ngân hàng, chính sách
cơ cấu nợ của ngân hàng còn lỏng lẻo.
+ Cơ chế trích lập quỹ dự phòng rủi ro không hợp lý
+ Nạn tham nhũng, hối lộ trong hoạt động ngân hàng
+ Nhóm nhân tố chủ quan gây ra từ phía khách hàng
c. Phân loại nợ xấu

Có tất cả 5 nhóm nợ, trong đó có 3 nhóm được coi là nợ xấu là:
- Nợ nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn)
- Nợ nhóm 4 (nghi ngờ)
- Nợ nhóm 5 (Có khả năng mất vốn)
4.3. Quan niệm về hạn chế và xử lý nợ xấu
Hạn chế nợ xấu là quá trình sử dụng các công cụ, biện pháp trước, trong và sau quá trình
cấp tín dụng nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất việc phát sinh nợ xấu.
4.4. Chỉ tiêu đánh giá
- Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ qua thời gian
- Biến động của cơ cấu các nhóm nợ trong nợ xấu
- Tỷ lệ các khoản nợ xấu đã thu hồi được
- Tỷ lệ các khoản nợ xấu đã tái cấu trúc
4.5. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số nước trên thế giới
- Phương pháp trích lập dự phòng ở Anh
Lớp: CH18B- Kế Toán 4
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: Vũ Mạnh Chiến
- Phương pháp trích lập dự phòng ở Mỹ
- Phương pháp trích lập dự phòng ở Pháp
5. GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
a. Giả thuyết
- Giả thuyết 1: Yếu tố khách quan tác động đến tình hình nợ xấu của ngân hàng thương mại
- Giả thuyết 2: Yếu tố chủ quan từ phía ngân hàng thương mại tác động đến tình hình nợ xấu
của ngân hàng thương mại
- Giả thuyết 3: Yếu tố chủ quan từ phía khách hàng tác động đến tình hình nợ xấu của ngân
hàng thương mại
b. Mô hình
H1
H2
H3
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG

a. Thiết kế nghiên cứu định tính
a1. Xác định các thông tin thứ cấp cần thiết và nguồn gốc thông tin
Lớp: CH18B- Kế Toán 5
Yếu tố khách quan
Môi trường tự nhiên: Thời tiết, địa bàn
Môi trường xã hội: hành lang pháp lý
Môi trường kinh doanh:
+Tốc độ tăng trưởng kinh tế
+ Chỉ số sản xuất công nghiệp
+ Tiêu dùng cá nhân
+ Chỉ số lạm phát
NỢ XẤU CỦA
NGÂN HÀNG
GIA TĂNG
Yếu tố chủ quan từ phía NHTM
Cơ chế trích lập quỹ dự phòng rủi ro không
hợp lý
Quản lý yếu kém
Cán bộ tín dụng thiếu đạo đức và trình độ
chuyên môn nghiệp vụ
Nạn tham nhũng, hối lộ trong hoạt động ngân
hàng
Yếu tố chủ quan từ phía khách hàng
Hoạt động kinh doanh thua lỗ
Sử dụng vốn sai mục đích
Không có thiện chí trong việc trả nợ vay
Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: Vũ Mạnh Chiến
Theo dẫn nguồn từ tài liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy đến ngày
31/5/2012, nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng theo số liệu của các tổ chức tín dụng (TCTD) tự

công bố là 117,723 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4.47% tổng dư nợ tín dụng.
Trong đó, nợ xấu của nhóm NHTM nhà nước là 54.6 ngàn tỷ đồng, chiếm 3.96% dư nợ
tín dụng của nhóm này; nhóm NHTM cổ phần là 41 ngàn tỷ đồng, chiếm 4.54% dư nợ tín dụng
của nhóm này.
Mặc dù số liệu nợ xấu trên cập nhật hơn nhưng lại thấp hơn rất nhiều so với con số nợ
xấu theo cơ quan giám sát của NHNN. Theo NHNN, đến ngày 31/3/2012 nợ xấu của các TCTD
là 202,099 tỷ đồng, chiếm 8.6% tổng dư nợ cấp tín dụng.
Trong đó, nợ xấu của nhóm NHTM nhà nước là 125.8 ngàn tỷ đồng, chiếm 10.37% dư
nợ nhóm này; nhóm NHTM cổ phần là 60.9 ngàn tỷ đồng, chiếm 5.8% dư nợ của nhóm này.
Như vậy, dựa trên mức độ bao quát và toàn diện hơn từ kết quả giám sát của NHNN, có thể thấy:
(1) Nợ xấu của các TCTD công bố thấp hơn quá nhiều so với số liệu của cơ quan giám sát dù chỉ
cách nhau có hai tháng. Liệu có khả năng nào các TCTD đã kéo giảm được nợ xấu xuống gần
một nửa chỉ trong vòng hai tháng? (2) Nợ xấu của nhóm NHTM nhà nước cao gấp đôi so với nợ
xấu của nhóm NHTM cổ phần.
Theo số liệu của NHNN, trong giai đoạn 2008 - 2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng
bình quân là 26.56% nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu bình quân ở mức 51%. Trong 7 tháng đầu
năm 2012, dư nợ chỉ tăng 1.02% nhưng nợ xấu lại tăng tới 45.5%.
Lý giải cho điều này, Thống đốc đã đưa ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Nguyên nhân khách quan được đề cập đến là do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, các nguyên nhân chủ quan chủ yếu do năng
lực điều hành, quản trị rủi ro của các TCTD. Ngoài ra, Thống đốc cũng nhắc đến năng lực thanh
tra, giám sát còn hạn chế của NHNN.
Tuy vậy, vẫn còn khá nhiều nguyên nhân sâu xa chưa chưa đề cập.
(1) Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” đầu
tháng 7/2012, tổng số nợ của các DNNN là 1,008,000 tỷ đồng (trong khi vốn chủ sở hữu là
790,000 tỷ đồng). Con số này chiếm gần ½ tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống
Với những thực tế phát sinh trong nhiều năm qua, nhóm đối tượng DNNN được cho là
đang chiếm tỷ lệ nợ xấu cao của hệ thống ngân hàng. Lập luận này tỏ ra khá hợp lý khi như đề
cập ở trên, tỷ lệ nợ xấu ở các NHTM nhà nước là rất cao – đây cũng chính là các ngân hàng
thường ưu ái trong thẩm định cho vay đối với DNNN.

Với số dư lớn và quy trình thẩm định dễ dãi, rõ ràng hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả
ở khối DNNN có thể đã tác động mạnh đến tình hình nợ xấu toàn hệ thống.
NHNN cũng là cơ quan quản lý vốn nhà nước tại các ngân hàng này. Như vậy, bên cạnh vai trò
của cơ quan giám sát, vai trò cổ đông nhà nước của NHNN chưa được đánh giá một cách toàn
diện.
(2) Nhiều NHTM cổ phần được thành lập để phục vụ một số nhóm khách hàng ưu tiên cao.
Đây là các doanh nghiệp “sân sau” hay có mối quan hệ mật thiết với các cổ đông lớn. Quy mô tín
dụng cho các đối tượng này là không hề nhỏ, và sự dễ dãi cũng dễ dàng đẩy nợ xấu tăng cao;
trong khi các quy định giám sát hầu như chưa thể chế tài.
Lớp: CH18B- Kế Toán 6
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: Vũ Mạnh Chiến
(3) Trong giai đoạn tăng trưởng nóng, các lĩnh vực bất động sản và chứng khoán đã thu hút
sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư, môt phần vì độ mở khá lớn trong việc tiếp cận nguồn vốn
vay. Bong bóng xì hơi sau đó theo cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến nhiều món nợ
vay “khủng” bị mắc kẹt đến ngày nay.
Việc thiếu định hướng để chạy theo lợi nhuận trước mắt khiến hệ thống ngân hàng lâm
vào thế khó, tiềm ẩn rủi ro cao theo biến động của thị trường tài chính.
Giới chuyên gia cũng chưa nhận thấy vai trò điều tiết kịp thời từ cơ quan giám sát trong việc
kiểm soát các khoản vay rủi ro cao, như thường thấy ở các thị trường ngân hàng phát triển.
• Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng:
• Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5/tổng dư nợ: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro tín dụng
của ngân hàng. Cho thấy với 100 đơn vị tiền tệ khi ngân hàng cho vay thì có bao nhiêu
đơn vị tiền tệ mà ngân hàng không thu hồi được đúng hạn tại thời điểm xác định
• Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ: Đây là chỉ tiêu phản ánh chung tỷ lệ của toàn bộ các khoản nợ
xấu của ngân hàng so với tổng dư nợ.
• Tỷ lệ xóa nợ ròng/tổng dư nợ: Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu nợ từ các khoản nợ
đã chuyển ra ngoại bảng và đang được các ngân hàng sử dụng biện pháp mạnh để đòi.
Xóa nợ ròng = dư nợ các khoản vay đã xóa nợ vì rủi ro – giá trị các khoản thu bù đắp
thiệt hại.
• Tỷ lệ trích dự phòng/tổng dư nợ: Đây là tỷ lệ giữa số dư có của tài khoản dự phòng rủi ro

tín dụng chia cho tổng dự nợ cuối kỳ.
a2. Xác định loại nghiên cứu định tính thích hợp
Phương pháp nghiên cứu: thực hiện bằng hai phương pháp sau
• Thảo luận tay đôi (Phỏng vấn không cấu trúc)
Là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu xã hội. Khi sử dụng
phương pháp này nghiên cứu viên phải nhớ một số chủ đề cần phỏng vấn và có thể sử dụng một
danh mục chủ đề để khỏi bỏ sót trong khi phỏng vấn. Nghiên cứu viên có thể chủ động thay đổi
thứ tự của các chủ đề tùy theo hoàn cảnh phỏng vấn và câu trả lời của người được phỏng vấn.
Phỏng vấn không cấu trúc giống như nói chuyện, làm cho người được phỏng vấn cảm
thấy thoải mái và cởi mở trả lời theo các chủ đề phỏng vấn. Điều cốt yếu quyết định sự thành bại
của phỏng vấn không cấu trúc là khả năng đặt câu hỏi khơi gợi một cách có hiệu quả, tức là khả
năng kich thích người trả lời cung cấp thêm thông tin.
• Phương pháp quan sát
Các phương pháp quan sát cung cấp các thông tin về quan niệm, thái độ, giá trị và hành
vi thực của các đối tượng cho phép hiểu hơn hành vi được nghiên cứu. Có thể quan sát trực tiếp
các hành vi thực tế hoặc có thể quan sát các dấu hiệu của hành vi. Đôi khi chỉ có thế quan sát
gián tiếp các dấu hiệu phản ánh hành vi. Các hình thức quan sát bao gồm:
Quan sát tham gia hoặc không tham gia
Quan sát công khai hay bí mật
Giải thích rõ mục tiêu của quan sát hoặc không nói rõ về mục đích thực của quan sát
cho đối tượng bị quan sát biết
Lớp: CH18B- Kế Toán 7
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: Vũ Mạnh Chiến
Quan sát một lần/Quan sát lặp lại
Quan sát một hành vi/Quan sát tổng thể
Quan sát thu thập số liệu định tính, mở và mô tả/Quan sát thu thập số liệu định lượng
dựa trên danh mục các điểm cần quan sát
a3. Qui mô mẫu
Quy mô mẫu cho nghiên cứu định tính là 30 người (n=30)
a4. Phương pháp chọn đối tượng nghiên cứu vào mẫu

Chọn đối tượng nghiên cứu vào mẫu theo phương pháp phi xác suất thuận tiện
a5. Thiết kế bản câu hỏi định tính
(dàn bài thảo luận dành cho thảo luận nhóm hay dành cho thảo luận tay đôi).
• Theo anh/chị, nguyên nhân nào dẫn đến nợ xấu tại các ngân hàng hiện nay tăng cao ?
• Trong các nguyên nhân đó, theo anh/chị nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ yếu ?
• Tại tổ chức anh/chị làm việc, quy trình quản lý tín dụng như thế nào?
• Theo anh/chị, quy trình quản lý tín dụng đó cần thay đổi như thế nào?
• Hoạt động kiểm tra, giám sát các loại hình tín dụng tại tổ chức anh/chị làm việc diễn ra
theo thời gian như thế nào?
• Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng tại tổ chức anh/chị làm việc?
• Tại đơn vị anh chị lập quỹ phòng ngừa nợ xấu ra sao?
• …….
b. Thiết kế nghiên cứu định lượng
• Qui mô mẫu :
Qui mô mẫu cho nghiên cứu định lượng là 300 người (n=300)
• Phương pháp chọn mẫu định lượng:
Chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất thuận tiện. Bảng câu hỏi đưa trực tiếp các
nhân viên, cán bộ tín dụng qua 7-11 các ngân hàng thương mại cổ phần và các ngân hàng trực
thuộc nhà nước, công ty bảo hiểm (Ngân hàng Nhà nước, Argribank, BIDV, Vietcombank,
Vietinbank, VPBank, Techcombank, ACB, Manulife,…)
• Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn theo phương pháp đối tượng tự trả lời.
b1. Thiết kế bản câu hỏi định lượng:
Phần I. Nhận định chung
1. Hiện nay, các doanh nghiệp thường được vay theo hình thức nào
☐ Vay ngắn hạn
☐ Vay trung hạn
☐ Vay dài hạn
2. Các khoản nợ xấu chủ yếu thuộc loại nợ nào?
☐ Nợ nhóm 3
☐ Nợ nhóm 4

☐ Nợ nhóm 5
Lớp: CH18B- Kế Toán 8
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: Vũ Mạnh Chiến
3. Các doanh nghiệp có nợ xấu chủ yếu nằm trong thành phần kinh tế nào?
☐ Doanh nghiệp tư nhân
☐ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
☐ Doanh nghiệp Nhà nước
Phần II. Các nguyên nhân gây ra nợ xấu tại các ngân hàng
4. Theo anh/chị, tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng tăng cao là do những nhân tố nào tác
động? (Đề nghị đánh dấu
X vào
một ô thích hợp cho từng phát biểu
sau)
STT Nguyên nhân gây ra nợ xấu
Mức độ đồng ý
Rất đồng ý
Đồng ý
Phân vân
Khôn đồng ý
Rất không đồng ý
I. Hành lang pháp lý
C4.1 Do thiếu kiểm soát với hoạt động cho vay
C4.2 Do các quyết định của bộ tài chính chưa phù hợp
II. Nền kinh tế vĩ mô
C4.3 Do lạm phát tăng
C4.4 Do điều chỉnh tỷ giá
C4.5 Do khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008
C4.6 Do chính sách thắt chặt tiền tệ
C4.7 Do nợ xấu được tích lũy từ nhiều năm trước
C4.8 Do tình trạng nợ công ở Châu Âu gia tăng

III. Yếu tố nội tại các ngân hàng
C4.9 Do tiêu cực trong thẩm định tín dụng
C4.10 Do ngân hàng lách luật khi thực hiện cho vay
C4.11 Do lãi suất cho vay cao
C4.12 Do phân loại nợ chưa phù hợp, chưa trung thực
C4.13 Do tăng trưởng tín dụng nóng
C4.14 Do chiến lược kinh doanh của ngân hàng
C4.15 Do năng lực cạnh tranh của ngân hàng
C4.16 Do ngân hàng cho vay nội bộ nên không kiểm định kỹ
Lớp: CH18B- Kế Toán 9
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: Vũ Mạnh Chiến
C4.17 Do thiếu các điều kiện đảm bảo cần thiết khi cho vay
C4.18 Do cho vay để đầu tư chứng khoán
C4.19 Do cho vay kinh doanh bất động sản
C4.20 Do chính sách cho vay lỏng lẻo
C4.21 Do cho vay một cách ồ ạt
C4.22 Do thiếu biện pháp quản trị rủi ro
IV. Nguyên nhân từ thị tường tín dụng
C4.23 Sự thiếu minh bạch dẫn đến rủi ro đạo đức
C4.24 Các ngân hàng, tổ chức tin dụng che dấu nợ xấu
C4.25 Sự phát triển ồ ạt của hệ thống ngân hàng thương mại
C4.26
Các ngân hàng, tổ chức tín dụng hướng tiền vào lĩnh vực có
yếu tố rủi ro cao
C4.27 Sự cạnh tranh của các ngân hàng, công ty tài chính…
C4.28 Tâm lý của người gửi tiền
V. Nguyên nhân từ các doanh nghiệp
C4.29 Các dự án kém hiệu quả
C4.30 Các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ
C4.31 Kinh doanh kém hiệu quả vẫn được vay vốn

C4.32 Nguồn nguyên vật liệu tăng giá
C4.33 Lượng hàng tồn kho tăng
C4.34 Nhu cầu tiêu dùng giảm
Phần III: Thông tin về đối tượng khảo
sát
5. Anh/chị hãy cho biết anh chị đang làm cho tổ chức nào?
☐ Ngân hàng thương mại cổ phần
☐ Ngân hàng nhà nước
☐ Tổ chức tín dụng khác
6. Vị trí làm việc hiện tại của anh chị là gì?
☐ Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp
☐ Chuyên viên thẩm định tín dụng
☐ Trưởng phòng tín dụng
☐ Giám đốc
Xin trân trọng cảm ơn!
Lớp: CH18B- Kế Toán 10
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: Vũ Mạnh Chiến
b2. Phương pháp xử lý dữ liệu:
 Phần mềm phân tích: SPSS
 Mã hóa dữ liệu:
Câu hỏi 1: Dữ liệu định danh, SA, có 3 biến, mỗi biến có 2 giá trị
Câu hỏi 2: Dữ liệu định danh, SA, có 3 biến, mỗi biến có 2 giá trị
Câu hỏi 3: Dữ liệu định danh, SA, có 3 biến, mỗi biến có 2 giá trị
Câu hỏi 4.1 - 4.34: Thang đo Likert, có 34 biến, mỗi biến có 5 giá trị
Câu hỏi 5: Dữ liệu định danh, SA, có 3biến, mỗi biến có 2 giá trị
Câu hỏi 6: Dữ liệu định danh, SA, có 4 biến, mỗi biến có 2 giá trị
 Các phép kiểm định thống kê:
- Kiểm định mô tả:
Kiểm định mối liên hệ giữa biến “Loại nợ xấu” (trong câu hỏi số 2) và biến “Các doanh
nghiệp có ra nợ xấu” (câu hỏi số 3)

Trường hợp xét mối liên hệ giữa “Nợ nhóm 5” (câu hỏi 2c) và “nợ xấu của Doanh nghiệp
nhà nước” (câu hỏi 3c)
Các bước kiểm định:
- Bước 1: Thiết lập giả thuyết
H
0
: Không có mối liên hệ giữa các loại nợ xấu và các doanh nghiệp trong thành phần kinh tế.
H
c
: có mối liên hệ giữa nợ nhóm 5 và nợ xấu của các Doanh nghiệp nhà nước.
- Bước 2: Chọn mức ý nghĩa α (level of significance) = 5%
- Bước 3: Chọn phép kiểm định: Khi bình phương χ
2

- Bước 4: Xác định giá trị tới hạn (critical value) của phép kiểm nghiệm tương ứng
với mức ý nghĩa đã chọn bằng cách tra bảng khi bình phương.
- Bước 5: So sánh giá trị kiểm nghiệm với giá trị tới hạn để ra quyết định bác bỏ hoặc
chấp nhận H
0
.
Tiến hành tương tự trong việc xét mối liên hệ giữa các biến còn lại của câu hỏi số 2
(các loại nợ xấu) và câu hỏi số 3 (doanh nghiệp có nợ xấu), ta kiểm định các giả
thuyết H
0
sau:
H
01
: Không có mối liên hệ giữa Nợ nhóm 3 và Nợ của doanh nghiệp tư nhân
H
02

: Không có mối liên hệ giữa
Nợ nhóm 3 và Nợ của doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài
H
03
: Không có mối liên hệ giữa
Nợ nhóm 3 và Nợ của doanh nghiệp nhà nước
H
04
: Không có mối liên hệ giữa
Nợ nhóm 4 và Nợ của doanh nghiệp tư nhân
H
05
: Không có mối liên hệ giữa
Nợ nhóm 4 và Nợ của doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài
H
06
: Không có mối liên hệ giữa
Nợ nhóm 4 và Nợ của doanh nghiệp nhà nước
H
07
: Không có mối liên hệ giữa
Nợ nhóm 5 và Nợ của doanh nghiệp tư nhân
H
08
: Không có mối liên hệ giữa
Nợ nhóm 5 và Nợ của doanh nghiệp có vốn đầu
Lớp: CH18B- Kế Toán 11
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: Vũ Mạnh Chiến

tư nước ngoài
H
09
:
Không có mối liên hệ giữa
Nợ nhóm 5 và Nợ của doanh nghiệp nhà nước
 Kiểm định mô hình
Phân tích nhân tố (FA):
- Phân tích nhân tố: phân tích nhân tố và tính tin cậy được sử dụng để đánh giá
sự nhất quán nội
tại của mỗi khái niệm nghiên cứu. Có nghĩa là các mức hỏi
phải có sự thống nhất ý nghĩa,
phản ánh được khái niệm nghiên cứu. Phép phân tích nhân tố của mỗi khái niệm nghiên cứu
được xem xét để cung cấp bằng chứng về giá trị phân biệt và giá trị hội tụ của thang đo.
- Giá trị phân biệt : mô tả mức độ mà một thang đo không giống với những thang đo khác.
- Dùng ma trận tương quan giữa các biến độc lập và phụ thuộc và chọn ra những biến mà hệ
số tương quan giữa chúng thấp.
- Giá trị hội tụ: mô tả mức độ một thang đo gồm các mục hỏi phản ánh được giá trị chung nhất
của khái niệm nghiên cứu bằng hệ số tải nhân tố.
- Mục đích: làm giảm biến và dịch chuyển các yếu tố thành phần đo lường một biến này sang
biến khác.
7. THỜI GIAN BIỂU:
Lập thời gian biểu nghiên cứu và bố trí nhân sự nhóm cho từng giai đoạn
Thời
gian
Các công việc (theo nội dung của bản đề cương nghiên cứu) Mức độ tham
gia của các
thành viên (%)
1, 2, 3 4, 5 6, 7 8 9, 10
3/12/2012 Xác định tên đề

tài, vấn đề
nghiên cứu,
mục tiêu nghiên
cứu.
100
5/12/2012 Chỉnh sửa, hoàn
thiện nội dung
1, 2, 3 ở trên và
xây dựng các
câu hỏi nghiên
cứu
100
5/12/2012 Xây dựng
các giả
thuyết và
mô hình
nghiên cứu
100
7/12/2012 x x 100
8/12/2012 x 100
8. NGÂN SÁCH NGHIÊN CỨU
Lớp: CH18B- Kế Toán 12
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: Vũ Mạnh Chiến
Bảng tính ngân sách dự trù cho dự án nghiên cứu:
Khoản mục Chi phí dự kiến Chi phí thực tế Ghi chú
Chi phí nghiên cứu
định lượng
Thực hiện và trả lời
bảng hỏi
2.000.000 Có thể phải trả tiền

cho một số người
được phỏng vấn
Quà tặng 1.200.000 Mỗi người được
phỏng vấn sẽ tặng 1 tờ
lịch trị giá 4000Đ
Chi phí nghiên cứu
định tính
Thực hiện phỏng vấn
đối tượng
1.500.000 Có thể phải trả tiền
cho một số người
được phỏng vấn
Quà tặng 120.000 Mỗi người được
phỏng vấn sẽ tặng 1 tờ
lịch trị giá 4000Đ
Chi phí khác 500.000 Chi phí in tài liệu, phô
tô tài liệu, phô tô bảng
hỏi, chi phí đi lại,
uống nước,…
Tổng cộng 5.320.000
Lớp: CH18B- Kế Toán 13
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: Vũ Mạnh Chiến
9. KẾT LUẬN
Tình hình nợ xấu được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong năm tới do sản xuất kinh doanh
chưa có dấu hiệu khả quan, lạm phát vẫn tăng cao và lãi suất cho vay chưa giảm. Nợ xấu và
tái cấu trúc ngân hàng đang trở thành một vấn đề hết sức cấp thiết cần giải quyết. Tuy nhiên,
việc xử lý nợ xấu trở nên hết sức khó khăn bởi ngay cả số liệu về nợ xấu cho đến nay vẫn còn
là một điều bí ẩn.
Đối với Việt Nam, tuy chưa phải là một cuộc khủng hoảng tài chính thực sự nhưng nợ
xấu cũng hết sức trầm trọng. Đây là hệ quả tất yếu của một nền kinh tế phát triển lệch lạc và

sự yếu kém chung của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Nợ xấu của Việt Nam với con số cao như
hiện nay bởi đã trải qua một quá trình tích lũy lâu dài trong nền kinh tế.
Hệ thống ngân hàng thương mại Nhà nước tại Việt Nam như là một cộng cụ cung cấp tín
dụng cho doanh nghiệp nhà nước và kể cả Chính phủ. Các hoạt động cho vay không được xét
duyệt trên các tiêu chí khách quan, do vậy rất nhiều dự án kém hiệu quả cũng như doanh
nghiệp ốm yếu vẫn được vay vốn. Bên cạnh đó thì việc sử dụng nguồn vốn không được kiểm
soát một cách chặt chẽ nên gây tham ô, lãng phí lớn nguồn vốn vay. Hậu quả tất yếu là nhiều
doanh nghiệp, dự án không đủ khả năng để trả nợ.
Có thể nói nguyên nhân sâu xa của nợ xấu tăng mạnh là do sự thiếu kiểm soát cho vay.
Việc thiếu kiểm soát này là hệ quả tất yếu của một nền kinh tế kém minh bạch. Ngân hàng
vừa không đủ năng lực thẩm định chất lượng khách hàng vừa không có động cơ để thẩm định
nó. Ngoài ra, vì sự thiếu minh bạch đó làm cho nhóm lợi ích chi phối thị trường tài chính và
dẫn đến rủi ro đạo đức. Nền kinh tế gặp khó khăn làm cho nợ xấu tăng và đồng thời cũng
khiến cho nợ xấu được che dấu trước đó bung ra.
Do kiến thức cũng như thông tin và thời gian còn bị hạn chế nên đề tài khó tránh khỏi
những thiếu sót và chưa thật sự đầy đủ. Nhóm em rất mong nhận được sự góp ý cũng như sự
thông cảm của thầy giáo để nhóm có thể hoàn thiện hơn bài nghiên cứu này.
Nhóm chân thành cảm ơn sự chỉ bảo và hướng dẫn của thầy trong suốt thời gian học tập
môn Nghiên cứu khoa học.
10. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nợ xấu ngân hàng gia tăng - Báo Người cao tuổi - Phạm Việt Tường
- Nợ xấu Việt Nam (kỳ 1 và kỳ 2) – Thời báo kinh tế
- Tài liệu học Quản trị rủi ro trong ngân hàng - Đại học Thương Mại
- Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng trung dài hạn ngân hàng - Trần Hoài Nam
- Wikipedia
Lớp: CH18B- Kế Toán 14

×