Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Bàn về vấn đề tăng vốn chủ sở hữu để nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.7 KB, 24 trang )

BÀN VỀ VẤN ĐỀ TĂNG VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐỂ NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới
WTO vào ngày 7/11/2006. Một trong những cam kết của Việt Nam khi gia nhập
WTO là mở cửa dần lĩnh vực ngân hàng – tài chính.
Đên nay tại Việt Nam đã có sự hiện diện của những tập đoàn ngân hàng hàng
đầu thế giới như Citibank, HSBC, ANZ… Theo đánh giá của AFP về hệ thống
ngân hàng Việt Nam thì công cuộc hiện đại hóa ngành tài chính Việt Nam diễn ra
chậm chạp nhưng vững chắc đã thúc đẩy các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào
Việt Nam, nắm giữ một số cổ phần nhỏ nhưng quan trọng ở các đối tác làm ăn tốt.
Chúng ta có thể thấy rằng, sau khi gia nhập WTO, thì lĩnh vực Ngân hàng – Tài
chính của Việt Nam sẽ trở nên rất sôi động. Các tổ chức tài chính nước ngoài, đặc
biệt là các ngân hàng lớn trên thế giới sẽ lần lượt tăng thêm ảnh hưởng của mình
tại Việt Nam với những công nghệ và sản phẩm dịch vụ mới, hiện đại, cũng sẽ có
những ngân hàng thương mại của Việt Nam không cạnh tranh được và sẽ phải phá
sản.
Vì vậy, đề tài này được nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao khả năng cạnh
tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng việc tăng vốn chủ sở hữu của
mình. Có như vậy, các ngân hàng thương mại Việt Nam mới có thể đứng vững
trên sân chơi toàn cầu này.
2. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung vào việc nghiên cứu vấn
đề tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng
thương mại cổ phần, các ngân hàng liên doanh.
1
3. Các phương pháp sử dụng để nghiên cứu.
Trong vấn đề nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng 3 phương pháp nghiên cứu là:
Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp lôgic, phương pháp thống kê
Phương pháp duy vật biện chứng sử dụng để nghiên cứu sự phát triển của hệ


thống ngân hàng thương mại việt nam trong trạng thái động, nghiên cứu về quá
trình tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay đang
thực hiện là như thế nào
Phương pháp thống kê: Phương pháp này sử dụng các tài liệu về các ngân hàng
thương mại Việt Nam để đánh giá một cách khái quát quá trình tăng vốn chủ sở
hữu của các ngân hàng này
Phương pháp lôgic: Phương pháp này được sử dụng để phân tích mối liên hệ
giữa các vấn đề tác động từ bên trong cũng như bên ngoài tới các ngân hàng
thương mại để đẫn tới yêu cầu tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại
việt nam
2
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý thuyết về tăng vốn chủ sở hữu để nâng cao năng lực cạnh tranh
của các ngân hàng thương mại Việt Nam
1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của vốn chủ sở hữu đối với các ngân hàng
thương mại
Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại hay còn gọi là vốn chủ sở hữu của
ngân hàng thương mại là nguồn tiền được đóng góp bởi những người chủ ngân
hàng. Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết
bị, nhà cửa cho ngân hàng. Nguồn hình thành và nghiệp vụ hình thành loại vốn
này rất đa dạng tùy theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng và
yêu cầu phát triển của thị trường.
Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại bao gồm giá trị thực có của vốn
điều lệ, các quỹ dự trữ, một số tài sản "Nợ" khác của tổ chức tín dụng theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước. Vốn chủ sở hữu là căn cứ để tính toán các tỷ lệ bảo
đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng. Vốn điều lệ là số vốn được ghi trong điều
lệ của ngân hàng, cũn cỏc quỹ dự trữ là cỏc quỹ được ngân hàng trích lập và sử
dụng theo những mục đích nhất định
Căn cứ vào nguồn hình thành của loại vốn này, chúng ta có các phân loại vốn
chủ sở hữu của ngân hàng gồm 4 loại là: nguồn vốn hình thành ban đầu, nguồn

vốn bổ sung trong quá trình hoạt động, các quỹ của ngân hàng, quỹ thặng dư vốn
và nguồn vay nợ có thể chuyển đổi
Thứ nhất là nguồn vốn hình thành ban đầu của ngân hàng. Căn cứ vào nguồn
gốc hình thành của mỗi ngân hàng khác nhau mà nguồn vốn ban đầu của các ngân
hàng cũng khác nhau. Đối với ngân hàng thương mại nhà nước thì nguồn vốn ban
đầu của ngân hàng này sẽ do nhà nước cấp vốn từ ngân sách nhà nước. Đối với
ngân hàng thương mại cổ phần, nguồn vốn hình thành ban đầu của ngân hàng do
các cổ đông thành lập ngân hàng đóng góp thông qua việc mua cổ phần hay cổ
3
phiếu của ngân hàng. Điều này có nghĩa là giá trị vốn góp ban đầu của các cổ đông
được chia làm nhiều phần nhỏ bằng nhau. Với mỗi người khi nắm giữ một phần
bằng nhau đó, họ trở thành các cổ đông của các ngân hàng. Đối với ngân hàng liên
doanh thì vốn góp ban đầu do các thành viên liên doanh góp vốn. Nguồn vốn này
đối với các ngân hàng rất quan trọng. Nó là nguồn đề giúp cho các ngân hàng có
thể mua sắm trang thiết bị, xây dựng nhà cửa cho ngân hàng.
Thứ hai là nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Trong
quá trình hoạt động của mình, ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu của mình theo nhiều
cách khác nhau. Ngân hàng sử dụng phần lợi nhuận không chia của mình để bổ
sung làm tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Theo đó, ta thấy, dựa vào lợi nhuận
sau thuế của ngân hàng sau khi đã chi trả cổ tức cho các cổ đông, trích lập các quỹ
như quỹ dự phòng rủi ro, quỹ khen thưởng phúc lợi… thì còn lại phần lợi nhuận
không chia của ngân hàng. Nhờ có phần lợi nhuận không chia này mà ngân hàng
có thể làm tăng thêm vốn chủ sở hữu của mình, giúp ngân hàng có thể tái đầu tư
nguồn vốn đó. Ngoài ra, ngân hàng có thể bổ sung thêm cho vốn chủ sở hữu của
mình thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu hay ngân hàng được tái cấp vốn.
Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần thì một trong những cách chúng ta
thường thấy nhất là các ngân hàng này sẽ phát hành thêm cổ phiếu để tăng thêm
vốn chủ sở hữu của mình. Các ngân hàng cổ phần thường chủ yếu phát hành thêm
cổ phiếu cho các cổ đông của mình, trong trường hợp các cổ đông không mua hết
sẽ đem ra đấu giá ra công chúng. Với các ngân hàng thương mại nhà nước thì

trong quá trình hoạt động của mình, các ngân hàng này cũng thường xuyên nhận
được sự tái cấp vốn từ ngân sách nhà nước. Nhờ đó mà quy mô của các ngân hàng
này tăng lên nhanh chóng.
Thứ ba là các quỹ của ngân hàng thương mại. Mỗi quỹ của ngân hàng được lập
ra có những mục đích khác nhau. Quỹ dự phòng tổn thất được trích lập hàng năm
để đề phòng những tồn thất có thể xảy ra. Quỹ bảo toàn vốn được lập ra để bù đắp
hao mòn của vốn dưới tác động của lạm phát. Ngoài ra còn có các quỹ khác của
ngân hàng như quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ giám đốc… Tuy nhiên, trong các
quỹ này, chúng tôi muốn nhấn mạnh tới việc sử dụng quỹ thặng dư vốn. Quỹ
4
thặng dư vốn là phần đánh giá lại tài sản của ngân hàng và chênh lệch giữa thị giá
và mệnh giá của cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu mới. Điều này có nghĩa là khi
đến một thời kì nhất định, ngân hàng sẽ đánh giá lại tài sản của ngân hàng. Nếu
giá trị đánh giá lại lớn hơn so với giá trị đã khấu hao theo sổ sách thì ngân hàng đã
có thêm một khoản vốn mới nằm trong quỹ thặng dư vốn. Đặc biệt là khi ngân
hàng phát hành cổ phiếu mới, lúc này khoản chênh lệch giữa thị giá và mệnh giá
của trái phiếu sẽ được ghi vào quỹ thặng dư vốn.
Thứ tư là nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần. Các khoản vay trung
và dài hạn của ngân hàng thương mại có khả năng chuyển đổi thành vốn cổ phần
có thể được coi là một bộ phận của vốn sở hữu của ngân hàng. Nguồn vốn này có
đặc điểm là sử dụng lâu dài, có thể dầu tư vào nàh cửa, đất đai và có thể không
phải hoàn trả khi đến hạn. Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần mà
chúng ta thường gặp nhất là trái phiếu chuyển đổi. Trái phiếu chuyển đổi có thời
hạn trung bình từ 5 – 10 năm. Đối với trái phiếu chuyển đổi, lãi suất của nó
thường thấp hơn nhiều so với các trái phiếu khác. Ngân hàng sẽ không phải chịu
áp lực về trả nợ lãi và gốc cho trái phiếu này. Khi ngân hàng tiến hành cổ phần
hóa, những người chủ nợ sở hữu trái phiếu sẽ được quyền chuyển từ trái phiếu này
thành cổ phiếu theo một tỉ lệ nhất định do ngân hàng quy định. Ngoài ra còn một
loại trái phiếu dài hạn khác là trái phiếu có lãi suất thả nổi. Thời hạn trung bình
của loại trái phiếu này thường từ 10 – 20 năm. Loại trái phiếu này luôn có lãi suất

cao hơn lãi suất ngân hàng. Do vậy, các ngân hàng sẽ phải trả lãi cho người nắm
giữ trái phiếu này cao hơn. Nhưng với loại trái phiếu này, do thời hạn của trái
phiếu rất dài nên ngân hàng hoàn toàn có thể chủ động trong việc sử dụng nguồn
vốn từ phát hành trái phiếu này.
Vốn chủ sở hữu rất quan trọng đối với hoạt động ngân hàng. Nó giúp cho ngân
hàng có thể đạt được tỉ lệ an toàn vốn theo quy định của ngân hàng nhà nước. Tỉ lệ
an toàn vốn được tính bằng tỉ số giữa vốn chủ sở hữu và tổng số tiền gửi huy động
được của ngân hàng. Hiện nay tỉ lệ này được quy định tối thiểu là 8%. Những
ngân hàng nào vốn chủ sở hữu lớn thì ngân hàng đó có khả năng huy động được
một lượng lớn tiền gửi từ công chúng. Nó sẽ làm tăng quy mô của ngân hàng, làm
5
tăng uy tín của ngân hàng trên thị trường. Đặc biệt với những ngân hàng có tỉ lệ an
toàn vốn cao, họ sẽ có được sự tin tưởng của khách hàng khi gửi tiền, tạo ra được
lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác
1.2. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại là khả năng duy trì các lợi thế
của ngân hàng trên thị trường để đạt được mức lợi nhuận và chiếm được mức thị
phần nhất định hoặc có khả năng chống lại một cách thành công sức ép của các lực
lượng cạnh tranh.
Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại được đánh giá trên 2 chỉ tiêu,
đó là năng lực tài chính và năng lực hoạt động kinh doanh
a. Năng lực tài chính
Năng lực tài chính được thể hiện qua 2 mặt là khả năng sinh lời và khả năng
phòng ngừa, chống đỡ rủi ro của ngân hàng
* Khả năng sinh lời của ngân hàng
Khả năng sinh lời của ngân hàng phản ánh sự hiệu quả của đồng vốn kinh
doanh trong hoạt động ngân hàng. Khả năng sinh lời được xác định chủ yếu dựa
trên 2 chỉ tiêu là doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) và doanh lợi tài sản (ROA)
Doanh lợi vốn chủ sở hữu ROE được xác định bằng cách chi thu nhập sau thuế
cho vốn chủ sở hữu. Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu tăng mức

doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quả lý
tài chính doanh nghiệp.
Doanh lợi tài sản ROA là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả
năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Doanh lợi tài sản được xác định bằng cách
lấy thu nhập sau thuế chia cho tổng tài sản
Với ngân hàng thương mại có tỉ số ROA và ROE càng cao thì nó phản ánh khả
năng sinh lời của ngân hàng đó càng lớn. Điều đó gúp phần nâng cao năng lực tài
chính của ngân hàng.
6
* Khả năng phòng ngừa và chống rủi ro của ngân hàng
Khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro của ngân hàng thương mại là khả
năng làm giảm đi những tác động xấu tới nguồn vốn và tài sản của ngân hàng
thương mại. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng và rủi ro có liên quan mật thiết đến
nhau. Vốn chủ sở hữu chủ yếu là tiền do những người chủ ngân hàng đóng góp.
Do vậy có rất nhiều rủi ro mà người chủ ngân hàng phải đối mặt. Chúng bao gồm:
rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái và rủi ro tội phạm
Rủi ro tín dụng: là rủi ro đối với ngân hàng khi người đi vay không thể hoàn trả
các khoản vay cho ngân hàng. Chúng ta đều biết rằng, ngân hàng chủ yếu cho vay
bằng các khoản tiền gửi của những người gửi tiền và các khoản tiền ngân hàng đi
vay. Do vậy, khi người vay không thể hoàn trả nợ cho ngân hàng sẽ dẫn tới việc
ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn trả lãi và gốc cho người gửi tiền và
chủ nợ ngân hàng.
Rủi ro thanh khoản: là rủi ro khi ngân hàng không còn đủ tiền mặt để đáp ứng
nhu cầu rút tiền gửi và cho vay vốn đối với những khách hàng chất lượng tốt. Nếu
ngân hàng không thể tăng lượng tiền mặt kịp thời, nó có thể sẽ mất khách hàng và
sụt giảm về lợi nhuận trong trường hợp không thể cho vay khách hàng tốt. Còn khi
ngân hàng không đủ khả năng thanh toán cho các khoản tiền rút ra của khách hàng
thì nó sẽ đẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán và có thể sụp đổ. Sự sụp đổ
của một ngân hàng có thể dẫn tới sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Rủi ro lãi suất: Ngân hàng phải đương đầu với rủi ro trong mức chênh lệch lãi

suất. Đây là mối nguy hiểm khi thu lãi từ các tài sản hoặc chi phi sẽ tăng đáng kể,
thu hẹp khoản chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi, làm giảm thu nhập ròng.
Rủi ro về khả năng lãi suất thay đổi sẽ dẫn đến sự tăng hoặc giảm giá trị của tài
sản hay của những khoản thu nhập từ tài sản của ngân hàng.
Rủi ro hoạt động: Là những rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại
do sự giảm sút chất lượng quản lý, do cung cấp những dịch vụ không hiệu quả, do
những sai lầm trong công tác quản lý hay do những thay đổi trong nền kinh tế và
sự cạnh tranh của các đối thủ mới về dịch vụ tài chính trên thị trường ngân hàng.
7
Những thay đổi trên có thể tác động tiêu cực tới dòng thu nhập làm tăng chi phí
hoạt động của ngân hàng
Rủi ro tội phạm: Là những rủi ro do tham ô hay biển thủ tài sản ngân hàng hay
các vụ cướp ngân hàng.
Tất cả các rủi ro trên đều làm suy giảm hoạt động ngân hàng. Vì vậy, để phòng
tránh các rủi ro trên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, các ngân hàng
thương mại đã nâng cao chất lượng quản lý, đa dạng hóa các nguồn vốn và sử
dụng nguồn vốn, thực hiện bảo hiểm tiền gửi và tăng vốn chủ sở hữu của ngân
hàng. Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động ngân hàng, đa dạng hóa các nguồn
vốn và bảo hiểm tiền gửi là các phương pháp ngăn chặn rủi ro, vốn chủ sở hữu sẽ
bù đáp cho sự tổn thất từ các khoản cho vay và thua lỗ từ đầu tư chứng khoán,
giúp ngân hàng có thể khắc phục được những khó khăn trước mắt.
b. Năng lực hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Năng lực hoạt động kinh doanh của ngân hàng là khả năng chiếm lĩnh thị phần
về cho vay và các dịch vụ khác của ngân hàng thương mại
* Khả năng cho vay của ngân hàng thương mại
Cho vay là việc ngõn hàng đưa tiền cho khỏch hàng với cam kết khỏch hàng
phải hoàn trả cả gốc và lói trong khoảng thời gian xỏc định. Cho vay là tài sản lớn
nhất trong khoản mục tớn dụng. Cho vay thường được định lượng theo 2 chỉ tiờu:
Doanh số cho vay trong kỡ và dư nợ cuối kỡ. Doanh số cho vay trong kỡ là tổng
số tiền mà ngõn hàng đó cho vay ra trong kỡ. Dư nợ cuối kỡ là số tiền mà ngõn

hàng hiện cũn đang cho vay vào thời điểm cuối kỡ.
Cỏc ngõn hàng thương mại chủ yếu cho vay bằng nguồn tiền gửi của khỏch
hàng và nguồn tiền vay của mỡnh, trong đú, chiếm chủ yếu là tiền gửi. Ngõn hàng
cú vốn chủ sở hữu càng lớn thỡ khả năng cú thể huy động tiền gửi của nú càng
cao. Nhờ vậy mà nú cú thể gia tăng đuợc hiệu quả cho vay của mỡnh, đồng thời cú
thể đỏp ứng đuợc việc cho vay với khối lượng lớn. Do theo quy định hiện hành là
ngõn hàng khụng được cho một tổ chức vay quỏ 15% vốn chủ sở hữu của mỡnh,
cỏc khoản vay vượt giới hạn trờn đều phải cú sự xem xột của ngõn hàng nhà nước.
8
Do vậy chỳng ta thấy rằng khi ngõn hàng cú vốn chủ sở hũu lớn thỡ khả năng đỏp
ứng nhu cầu đi vay của khỏch hàng sẽ tốt hơn
* Khả năng phát triển các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng thương mại
Ngõn hàng thương mại sẽ thực hiện việc huy động vốn dưới nhiều hỡnh thức
khỏc nhau, trờn nhiều địa bàn khác nhau và hướng tới nhiều đối tượng khác nhau.
Ngân hàng có thể huy động vốn với nhiều kỡ hạn khỏc nhau, đồng thời đáp ứng
cho các nhu cầu vay vốn khác nhau về kỳ hạn vay, loại tiền vay bằng ngoại tệ hay
nội tệ, cách giải ngân
Ngoài ra cỏc ngõn hàng hiện nay đang cố gắng phát triển cỏc dịch vụ thanh
toỏn khụng dựng tiền mặt, chuyển khoản, nhờ thu và nhờ chi qua hệ thống ngõn
hàng, tài trợ cho xuất nhập khẩu.
Một xu hướng khác của các ngân hàng là thực hiện cỏc nghiệp vụ quản lý ngõn
quỹ, tài sản, mụi giới chứng khoỏn, đầu tư chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm,
cho thuê tài chính bằng cách thành lập các công ty con hạch toán độc lập với ngân
hàng như công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm…
1.3. Vai trũ của vốn chủ sở hữu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngõn hàng thương mại
a. Vai trũ của vốn chủ đối với việc nâng cao năng lực tài chính của ngân hang
Thứ nhất, vốn là điều kiện đầu tiên và bắt buộc đối với ngân hàng để nó cú
được giấy phép tổ chức và hoạt động. Cũng như bất kỡ cỏc cụng ty khỏc, ngõn
hàng cần có tiền để có thể xây dựng hay thuê nơi làm việc, phải có tiền để mua

sắm trang thiết bị, trả lương cho công nhân viên. Vỡ vậy mà ngõn hàng phải có
một lượng tiền nhất định ban đầu để có thể thực hiện được những điều đó. Nhưng
khi ngân hàng vừa thành lập, nó chưa thực hiện được bất kỡ một hoạt động kinh
doanh nào nên chưa thu được lói, số tiền huy động vốn ban đầu cũng không thể
dùng ngay để mua sắm trang thiết bị. Do đó, vốn chủ sở hữu với ngân hàng lúc
này đóng vai trũ vụ cựng quan trọng. Nú có thể trang trải một phần chi phí hoạt
9

×