Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

rèn luyện kỹ năng đọc hiểu đoạn trích của truyện ngắn số phận con người (sôlôkhốp) cho học sinh lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 127 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





NGUYỄN HOÀNG HOA





RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU
ĐOẠN TRÍCH CỦA TRUYỆN NGẮN
SỐ PHẬN CON NGƯỜI (SÔLÔKHỐP)
CHO HỌC SINH LỚP 12

Chuyên ngành: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học Văn - Tiếng Việt
Mã số: 60 14 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC





Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN THANH HÙNG







THÁI NGUYÊN - 2012



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả


Nguyễn Hoàng Hoa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ chuyên

ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt, Khoa Ngữ văn,
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ,
giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình !
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn
Thanh Hùng - người thầy đã tận tình giúp đỡ truyền đạt những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Ngữ
văn trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, khoa Sau đại học - Đại học Thái
Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy trong suốt quá trình tôi học tập và nghiên cứu
tại trường.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè đã
luôn cổ vũ động viên tôi trong suốt thời gian qua
Trong quá trình thực hiện luận văn do còn hạn chế về mặt thời gian,
kinh phí cũng như trình độ chuyên môn nên không tránh khỏi những sai sót.
Rất mong nhận được những ý kiến nhận xét quý báu của các thầy cô giáo, các
nhà khoa học, cùng bạn bè, đồng nghiệp!
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 26 tháng 4 năm 2012
Tác giả


Nguyễn Hoàng Hoa



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC
Trang

Trang bìa phụ
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề kĩ năng đọc hiểu 3
2.1. Lịch sử nghiên cứu kĩ năng đọc hiểu trong dạy học Ngữ văn 3
2.2. Lịch sử nghiên cứu kĩ năng đọc hiểu đoạn trích của truyện ngắn
Số phận con người (Sô-lô-khốp) 9
3. Mục đích nghiên cứu 11
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 11
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
6. Phương pháp nghiên cứu 12
7. Giả thuyết khoa học 13
8. Cấu trúc luận văn 13
PHẦN 2: NỘI DUNG 14
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA KĨ NĂNG
ĐỌC HIỂU 14
1.1. Cơ sở lý luận 14
1.1.1. Khái niệm kĩ năng đọc hiểu 14
1.1.2. Nội dung kĩ năng đọc hiểu 25
1.1.3. Tầm quan trọng của kĩ năng đọc hiểu trong day học tác phẩm
văn chương 34
1.1.4. Nguyên tắc thực hiện kĩ năng đọc hiểu trong dạy đọc hiểu tác
phẩm văn chương 39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iv
1.2. Cơ sở thực tiễn 41
1.2.1. Thực tiễn nghiên cứu và vận dụng đọc hiểu tác phẩm văn chương 41
1.2.2. Thực tiễn nghiên cứu và vận dụng đọc hiểu tác phẩm văn
chương trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn trung
học phổ thông 42
1.2.3. Thực tiễn đọc hiểu tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà
trường phổ thông 44
Chƣơng 2. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH
TRUYỆN NGẮN SỐ PHẬN CON NGƢỜI (SÔLÔKHÔP) 46
2.1. Vận dụng kĩ năng đọc hiểu trong quá trình dạy đoạn trích truyện
ngắn Số phận con người (Sô-lô-khốp) 46
2.1.1. Trang bị tri thức đọc hiểu đọc văn học nước ngoài cho học sinh 46
2.1.2. Trang bị tri thức đọc hiểu đọc đoạn trích của truyện ngắn Số
phận con người (Sô-lô-khốp) cho học sinh 51
2.2. Định hướng hoạt động đọc hiểu để học sinh tự đọc hiểu đoạn
trích của truyện ngắn Số phận con người (Sô-lô-khốp) 54
2.2.1. Đọc chính xác đoạn trích để đọc hiểu giá trị ý nghĩa tầng cấu trúc
ngôn từ đoạn trích truyện ngắn Số phận con người (Sô-lô-khốp) 54
2.2.2. Đọc kĩ và đọc phân tích từng đoạn văn để đọc hiểu giá trị ý
nghĩa tầng cấu trúc hình tượng nghệ thuật của đoạn trích
truyện ngắn Số phận con người (Sô-lô-khốp) 57
2.2.3. Đọc sáng tạo những hình tượng nghệ thuật để khám phá giá
trị ý nghĩa của tầng cấu trúc tư tưởng và ý vị nhân sinh của
truyện ngắn Số phận con người (Sô-lô-khốp) 65
2.2.4. Đọc tích lũy và khái quát hóa ý nghĩa tư tưởng và hình thức nghệ
thuật độc đáo của truyện ngắn Số phận con người (Sô-lô-khốp) 71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


v
Chƣơng 3. THIẾT KẾ THỰC NGHIỆM DẠY ĐỌC HIỂU ĐOẠN
TRÍCH TRUYỆN NGẮN SỐ PHẬN CON NGƢỜI (SÔ-LÔ-KHỐP) 76
3.1. Mục đích thiết kế thực nghiệm 76
3.2. Địa bàn thực nghiệm 76
3.3. Kế hoạch thực nghiệm 76
3.4. Quy trình thực nghiệm 76
3.4.1. Soạn thiết kế thực nghiệm 76
3.4.2. Dạy thực nghiệm và dạy đối chứng 87
3.5. Kết quả thực nghiệm đối chứng 89
3.5.1. Bảng so sánh kết quả (Khảo sát qua điểm kiểm tra trắc nghiệm) 89
3.5.2. Nhận xét kết quả so sánh 89
3.6. Đánh giá hiệu quả của thiết kế thực nghiệm 90
PHẦN 3. KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 97


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GV: Giáo viên
HS: Học sinh
SGK: Sách giáo khoa
SGV: Sách giáo viên
THPT: Trung học phổ thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đổi mới phương pháp dạy học đang là một vấn đề thu hút được sự
quan tâm của toàn xã hội. Dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động của học sinh. Trong dạy học tác phẩm văn chương, đọc hiểu là mục đích
cao nhất của việc đọc văn nhưng vận dụng như thế nào có hiệu quả vào thực
tế vẫn còn là điều khó khăn với không ít giáo viên dạy Văn hiện nay. Dạy
Văn như thế nào để giúp học sinh vừa rèn luyện kĩ năng đọc hiểu vừa không
làm giảm chất văn của môn Văn ?
1.2. Đặc biệt hiện nay, việc lựa chọn và giảng dạy văn học nước ngoài
trong nhà trường phổ thông bên cạnh những thành công lớn vẫn còn tồn tại
nhiều hạn chế. Ở trường THPT còn đưa vào không ít văn bản chưa tốt cả về
nội dung và nghệ thuật. Giáo viên trong nhà trường hầu hết giảng dạy văn học
nước ngoài theo bản dịch. Đối với văn xuôi ở mức độ nào đó còn có thể chấp
nhận được nhưng với thơ thì thật khó. Do sự bất đồng ngôn ngữ và sự khác
biệt về nền văn hóa của mỗi dân tộc cũng là khó khăn cho giáo viên và học
sinh trong việc dạy - học văn học nước ngoài.
Vì vậy, trong đề tài này tôi xin đề cập đến “Rèn luyện kỹ năng đọc
hiểu đoạn trích của truyện ngắn Số phận con người - Sôlôkhốp cho học
sinh lớp 12”.
1.3. Hêminguay (1899-1960) văn hào Mĩ, được giải thưởng Nobel về
văn chương năm 1954 đã từng viết: “Tôi rất thích văn học Nga… Trong các
nhà văn hiện đại tôi thích Sôlôkhốp”
Mikhain Alêchxanđrôvich Sôlôkhốp (1905-1984) là nhà văn lỗi lạc
nước Nga, được giải thưởng Nobel về văn chương năm 1965. Ông cũng là
một trong số những nhà văn tự họa mà thành tài, Sôlôkhốp được ca ngợi là
“một trong những nhà văn xuôi lớn nhất thế kỷ 20”.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Năm 1926, Sô-lô-khốp lần đầu tiên xuất hiện trên văn đàn với hai tập truyện
ngắn: “Truyện sông Đông” và “Thảo nguyên xanh”. Năm 1957, Sô-lô- khốp viết
truyện “Số phận con người” mô tả chiến tranh trong bộ mặt của nó, biểu
dương khí phách anh hùng của người lính Xô viết, khám phá chiều sâu tính
cách Nga bình dị, nhân ái- tất cả được thể hiện bằng một bút pháp nghệ thuật
độc đáo đầy sáng tạo, hấp dẫn vô cùng.
Truyện ngắn Số phận con người là một những kiệt tác kinh điển của văn
học Nga và thế giới thế kỉ XX. Sô-lô-khốp đã dựng lên chân dung một con
người Nga bình thường nhất, một người Xô Viết chân chính. Số phận ấy tiêu
biểu cho bao người con ưu tú đã viết nên trang sử thời đại hào hùng nhất.
Sô-lô-khốp là nhà văn Nga đầu tiên đề cập đến số phận con người sau chiến
tranh, đằng sau sự ngưỡng mộ, biết ơn của mọi người thì ai quan tâm đến mất
mát tinh thần của những người lính trở về từ chiến trường đầy máu lửa ?
Vì vậy, chọn đề tài “Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu đoạn trích của truyện
ngắn Số phận con người - Sôlôkhốp cho học sinh lớp 12”, tôi muốn hướng
dẫn học sinh đọc hiểu sự vẻ vang và khổ đau mất mát về tinh thần của con
người trong chiến tranh được thể hiện trong truyện ngắn Số phận con người
(Sô-lô-khốp) - đoạn trích trong Sách giáo khoa Ngữ văn 12. Đồng thời cũng
muốn trả lời câu hỏi, liệu những nỗi đau về tinh thần mà con người phải chịu
đựng do chiến tranh gây ra có phải là vấn đề của toàn nhân loại trong mọi thời
đại hay không ?
1.4. Như vậy, với luận văn này tôi hi vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc đọc
hiểu và đánh giá đúng giá trị truyện ngắn Số phận con người (Sô-lô-khốp) và
đề xuất được cách rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn học nước ngoài cho học
sinh lớp 12. Qua đó, tôi có thể rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cho
bản thân nói riêng và giáo viên nói chung khi giảng dạy truyện ngắn Số phận

con người (Sô-lô-khốp) và thâm nhập vào thế giới nghệ thuật muôn màu của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
văn chương Sô-lô-khốp. Khi luận văn này thành công, chúng ta sẽ có cái nhìn
toàn diện hơn về phong cách truyện ngắn của nhà văn thiên tài này và tìm ra
phương pháp giảng dạy văn học nước ngoài tốt nhất.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề kĩ năng đọc hiểu
2.1. Lịch sử nghiên cứu kĩ năng đọc hiểu trong dạy học Ngữ văn
Trong thời đại kinh tế tri thức và hội nhập thế giới với lượng tri thức
tăng lên hàng ngày theo cấp số nhân. Để đáp ứng nhu cầu càng cao của xã hội
và nâng cao trình độ văn hóa của chính bản thân mình, mỗi người đều phải
biết tự học.
Tự đọc sách là một cách phổ biến của tự học để phát huy năng lực trí
tuệ và lao động tinh thần. Việc tự đọc sách khi đã trở thành ý thức và thói
quen thì sẽ góp phần bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa của người đọc.
Tự học có thể thực hiện ở tất cả các môn học trong nhà trường thông
qua việc đọc sách. Nhưng hiệu quả nhất là tự đọc để học văn. Ngôn ngữ
văn chương là nghệ thuật ngôn từ. Tác phẩm văn chương sáng tác ra để cho
mọi người cùng đọc. Đọc là nhu cầu tự nhiên của con người, bởi văn
chương không chỉ chứa đựng tri thức mà còn chứa đựng tư tưởng nghệ
thuật của tác giả gửi gắm qua từng câu chữ. Đọc văn sẽ giúp người đọc
hiểu nhà văn, hiểu bản thân mình và hiểu cuộc đời giúp cho con người
sống đẹp hơn, gần nhau hơn.
Đọc văn là tiền đề của vấn đề đọc hiểu. Đọc văn là biểu hiện của văn
hóa đọc, muốn tìm hiểu và khám phá những gì mình đã đọc một cách thấu
đáo. Từ đó khái niệm đọc hiểu ra đời.
Đọc hiểu là một thuật ngữ kép. Trên thế giới lí thuyết đọc hiểu và dạy
đọc hiểu đã được biết đến và nghiên cứu rất sớm.

Ở Việt Nam những năm gần đây vấn đề đọc hiểu đã được nghiên cứu
và chính thức đưa vào chương trình SGK trung học như định hướng đổi mới
phương pháp dạy học văn, nhất là với dạy học tác phẩm văn chương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Người đầu tiên có nhiều bài viết đi sâu về vấn đề này phải kể đến đầu
tiên là GS.TS.Nguyễn Thanh Hùng. Các bài viết của giáo sư được đăng nhiều
trên tạp chí Giáo dục. Trong bài “Đọc hiểu văn chương” trên báo giáo dục số
92, tháng 7/2004, giáo sư đã đưa ra một cách hiểu khá chi tiết về đọc hiểu,
theo giáo sư “đọc hiểu không phải chỉ là tái tạo âm thanh từ chữ mà còn là
quá trình thức tỉnh cảm xúc, quá trình nhuần thấm tín hiệu nghệ thuật chứa
mã văn hóa đồng thời với việc huy động vốn sống, vốn kinh nghiệm cá nhân
người đọc để lựa chọn giá trị tư tưởng thẩm mĩ và ý nghĩa vốn có của tác
phẩm văn chương. Đọc hiểu là đón đầu những gì đang đọc qua từng từ, từng
câu, từng đoạn rồi lại quay về với những gì đã đọc để kiểm chứng và đi tìm sự
hợp sức của tác giả để tác phẩm được tái tạo trong tính cụ thể và giàu tưởng
tượng”. Cũng trong bài viết này, giáo sư cho rằng có ba dạng đọc: đọc kĩ
nghĩa là phải đọc đi đọc lại nhiều lần, tiếp đến là đọc sâu, mục đích của đọc
sâu là để hiểu những gì mà nhà văn muốn chuyển tải trong tác phẩm trong
mối liên hệ giữa nội dung và hình thức. Dạng đọc cuối cùng là đọc sáng tạo.
Dạng đọc này nhằm bổ sung nội dung mới, làm giàu có về ý nghĩa xã hội và ý
vị nhân sinh của tác phẩm. Ở một bài viết khác “Những khái niệm then chốt
của vấn đề đọc hiểu văn chương” đăng trên Tạp chí giáo dục số 100, tháng
11/2004, GS. Nguyễn Thanh Hùng đi sâu làm rõ vấn đề “hiểu” trong văn bản
văn chương. Giáo sư nhấn mạnh, hiểu văn bản trước hết là hiểu những gì tác
giả gửi gắm trong đó và ông nêu lên năm nội dung cần hiểu đối với một văn
bản văn chương là: Khám phá ý nghĩa nội dung chứa đựng trong văn bản, ý
nghĩa này do tác giả bày tỏ, biểu lộ trong văn bản; Hiểu mối quan hệ ý nghĩa

của văn bản do tác giả xây dựng tổ chức nên; Khẳng định mục đích, ý đồ, nội
dung thực hiện, tiền giả định và sự khái quát hóa của tác giả trong văn bản;
Đánh giá tư tưởng của tác giả; Sáp nhập, hòa đồng thông tin và tư tưởng của
tác giả với tri thức và kinh nghiệm phù hợp của người đọc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Trong bài viết này giáo sư còn phân tích rõ “Để quá trình đọc hiểu văn
bản diễn ra một cách có hiệu quả cần phải tìm ra phương thức trình bày nghệ
thuật của văn bản. Đặc trưng thể loại và kiểu hình là nền móng để hộ phát
hiện ra cái mới, cái đặc sắc trong sáng tạo của người viết. Từ đó xác định
những vấn đề khó hiểu, chưa nắm bắt được rõ ràng chứa đựng trong tác
phẩm. Sau đó, người đọc lựa tuyển cách đọc nào để có thể tiếp cận dễ dàng,
đúng hướng giá trị văn bản, mà lại thu nhận tối đa sự hiểu biết, sự đánh giá
và thưởng thức về văn bản”.
Trong bài viết “Con đường nâng cao hiệu quả đọc hiểu cho học sinh”
trên tạp chí giáo dục số 140, tháng 6/2006, giáo sư Nguyễn Thanh Hùng đã
đưa ra vấn đề mang tính thời sự “Chúng ta có thể làm gì để nâng cao khả
năng đào tạo trình độ đọc cho học sinh”. Giáo sư đã đưa ra vài hướng dẫn để
học sinh đọc có hiệu quả cao hơn. Trước hết, giáo viên cần phải hướng vào sự
trải nghiệm và tạo niềm vui cho học sinh, đồng thời phải đảm bảo việc đọc ấy
mang tính khách quan khoa học, nghĩa là chú trọng bản chất của hoạt động
đọc, quá trình đọc. Bước tiếp theo là giúp học sinh biết nắm vững hình thức
đọc đối với tài liệu và mục đích đọc của bản thân.
Như vậy, chỉ trong ba bài báo ngắn gọn, GS.TS.Nguyễn Thanh Hùng đã
trình bày đầy đủ, cụ thể về khái niệm đọc hiểu và cách đọc hiểu văn bản.
Những bài viết này đã đặt nền móng về mặt cơ sở lí luận cho vấn đề đọc hiểu.
TS. Nguyễn Trọng Hoàn là người dành nhiều tâm huyết nghiên cứu vấn
đề đọc hiểu. Trong bài viết “Một số ý kiến về đọc hiểu văn bản ngữ văn ở

trường phổ thông” đăng trên tạp chí giáo dục số 143, kì 1 tháng 8/2006,
TS. Nguyễn Trọng Hoàn cũng bày tỏ một số quan điểm về vấn đề đọc hiểu
“Thông qua việc hiểu văn học, người đọc hình thành những cách thể hiện văn
bản viết (bài tập làm văn). Chính trong quá trình này, sẽ được củng cố sự
hiểu biết về văn bản đã đọc”. Theo ông đọc hiểu văn bản tốt sẽ làm cho kĩ
năng viết của học sinh phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Nhấn mạnh hơn mối quan hệ giữa đọc hiểu với những phân môn khác.
Trong bài viết: “Dạy đọc-hiểu văn bản môn Ngữ văn Trung học cơ sở”, ông
khẳng định “đọc-hiểu văn bản đối với học sinh không chỉ là hoạt động chiếm
lĩnh kiến thức phân môn văn học mà còn là đầu mối cho việc vận dụng và liên
thông kiến thức đối với các phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn”.
Trần Thị Thu Hồng cũng đóng góp ý kiến của mình về vấn đề này qua bài
Mô hình đọc hiểu theo đặc trưng thể loại với việc hình thành và bồi dưỡng kĩ
năng đọc hiểu văn bản văn chương cho học sinh Trung học Phổ thông. Tác giả
đã xây dựng mô hình đọc hiểu tác phẩm văn chương theo thể loại. Tác giả lí
giải về vấn đề này như sau: “Tác phẩm nào cũng tồn tại trong hình thức một
thể loại nhất định và thể loại là phạm trù về chỉnh thể tác phẩm. Tác giả sáng
tác theo thể loại thì độc giả cũng đọc và cảm nhận theo đặc trưng thể loại đó.
Việc dạy và học một tác phẩm văn chương cũng phải tôn trọng đặc trưng ấy
của tác phẩm” (Tạp chí giáo dục số 162, kì 1, tháng 5/2007).
Quách Duy Bình có bài viết “Mấy suy nghĩ về đọc hiểu văn bản văn học”
đăng trên tạp chí Dạy và học ngày nay số 7/2007, cũng nhấn mạnh việc đọc
gắn liền với đặc trưng thể loại của tác phẩm. “Mỗi thể loại cần có phương
pháp đọc -hiểu riêng” và tác giả cũng đưa ra từng phương pháp đọc-hiểu cụ
thể: Phương pháp đọc hiểu văn bản thơ, phương pháp đọc hiểu văn bản truyện
hay tiểu thuyết, phương pháp đọc hiểu văn bản kịch.

Khác với các bài nghiên cứu trên, bài viết Đọc - hiểu thơ trữ tình trong
mối quan hệ với hoàn cảnh cảm hứng của tác giả, PGS.TS Nguyễn Huy Quát
cho rằng, bên cạnh việc tìm hiểu về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác
phẩm thì cũng cần lưu ý đến hoàn cảnh cảm hứng của tác giả khi sáng tác để
góp phần hiểu sâu sắc và đánh giá đúng hơn mỗi tác phẩm được học. Vì nó có
thể diễn tả nội tâm ở những trạng thái và cung bậc khác nhau, trong những
hoàn cảnh khác nhau (Tạp chí giáo dục số 182, kì 2 tháng 1/2008). Bàn về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
vấn đề đọc hiểu, PGS.TS. Nguyễn Huy Quát coi đọc hiểu nằm trong định
hướng về phương pháp dạy học với phương châm lấy học sinh làm trung tâm
đòi hỏi phải biến môn văn thành môn dạy học kĩ năng đọc hiểu bất cư một văn
bản nào. Từ đó tác giả xác định vai trò đọc hiểu trong phương pháp dạy học và
nêu ra những yêu cầu đối với giáo viên: “giáo viên phải có cách dạy bắt buộc
học sinh phải tự đọc sách giáo khoa, coi đó cũng là một hoạt động đọc hiểu
trong suốt quá trình ngồi trên ghế nhà trường, rèn luyện thói quen tự học”.
Nhìn lại một số tài liệu nghiên cứu về vấn đề đọc hiểu cho thấy vấn đề
này đã thu hút được sự quan tâm của khá nhiều nhà khoa học, mỗi người có
một cách lí giải khác nhau cho vấn đề mình quan tâm.
PGS.TS Nguyễn Thái Hòa trong bài viết Vấn đề đọc hiểu và dạy đọc
hiểu đăng trên tạp chí Thông tin khoa học sư phạm số 8, năm 2004 đã nêu
lên tầm quan trọng, ý nghĩa cấp thiết của vấn đề đọc hiểu. Tác giả khẳng
định: “Đọc đúng, hiểu đúng, đọc nhanh, hiểu kĩ, đọc diễn cảm, hiểu tinh tế
là một yêu cầu cấp thiết của mọi người để tiếp nhận, giải mã thông tin trong
thời đại thông tin dồn dập như vũ bão hiện nay. Vì vậy dạy đọc hiểu có tầm
quan trọng đặc biệt để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường”.
Tác giả còn đưa ra khái niệm “đọc hiểu là hành vi ngôn ngữ, là một kĩ năng
tích hợp”. Từ chỗ xem đọc hiểu là một kĩ năng, Nguyễn Thái Hòa chia kĩ

năng đọc hiểu thành kĩ năng nhỏ hơn là kĩ năng đọc và kĩ năng hiểu. Theo
chúng tôi đọc hiểu là một thuật ngữ kép không thể chia ra thành kĩ năng đọc
và kĩ năng hiểu được.
GS.TS.Trần Đình Sử là người khởi xướng và kiên định về vấn đề đọc
hiểu trong các bài báo và cụ thể là trong bộ SGK Ngữ văn THPT (nâng cao).
Ông khẳng định khả năng phương pháp của đọc hiểu trong đổi mới phương
pháp dạy học văn là vô cùng to lớn. “Đọc hiểu văn bản - một khâu đột phá
trong nội dung và phương pháp dạy văn hiện nay”. Khẳng định tầm quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
trọng của vấn đề đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông
tác giả nhấn mạnh: “Dạy văn là dạy cho học sinh năng lực đọc, kĩ năng đọc
để giúp các em hiểu bất cứ văn bản nào cùng loại.Từ đọc hiểu văn mà trực
tiếp nhận các giá trị văn học, trực tiếp thể hiện các tư tưởng và các cảm xúc
được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình thành cách đọc riêng có cá
tính. Do đó hiểu bản chất môn văn là môn dạy đọc văn vừa thể hiện cánh hiểu
thực sự bản chất của văn học,vừa hiểu đúng thực chất của việc dạy văn là dạy
năng lực, phát triển năng lực chủ thể học sinh”.
Quan niệm của GS.TS.Trần Đình Sử về đọc hiểu còn được thể hiện
trong bộ sách giáo khoa THPT nâng cao. Tác giả trình bày mục đích yêu cầu
điều kiện đọc hiểu, các giai đoạn đọc hiểu, phương pháp đọc hiểu văn bản nói
chung và đặc biệt nhấn mạnh đọc hiểu văn bản văn chương. Tác giả đã bám
sát chương trình SGK phần đọc hiểu hiểu các thể loại văn học và trình bày
ngắn gọn để học sinh và giáo viên dễ hiểu và vận dụng. Các công trình nghiên
cứu của GS.TS.Trần Đình Sử có ý nghĩa lí luận và thực tiễn vô cùng to lớn,
đặt những viên gạch đầu tiên cho việc nghiên cứu vấn đề đọc hiểu và đọc hiểu
tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông.
Nhìn lại một số tài liệu nghiên cứu về vấn đề đọc hiểu cho thấy vấn đề

này đã thu hút được sự quan tâm của khá nhiều nhà khoa học, mỗi người có
một cách lí giải khác nhau cho vấn đề mình quan tâm.
Chúng tôi xin khép lại lịch sử nghiên cứu vấn đề đọc hiểu ở Việt Nam
với các công trình nghiên cứu của GS.TS.Nguyễn Thanh Hùng. Ông là người
đề cập đến vấn đề đọc hiểu sớn nhất ở nước ta. GS.TS.Nguyễn Thanh Hùng
đã xây dựng mô hình lí thuyết của vấn đề đọc hiểu. Tác giả nghiên cứu vấn đề
đọc hiểu tác phẩm văn chương trong môi trường đọc văn. Từ đó khẳng định
“Đọc để hiểu giá trị đích thực trong tác phẩm”. GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng
quan niệm đọc hiểu là vấn đề cơ bản của nội dung và phương pháp dạy học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
tác phẩm văn chương. “Đọc hiểu trước hết được xem là hoạt động tinh thần
của con người có nhu cầu và khát vọng nhận thức thế giới khách quan cùng
các lĩnh vực khoa học và nghệ thuật khác nhau. Đọc hiểu là hàng động trí tuệ
và tình cảm phức tạp của con người từ khi có văn bản viết. Đọc hiểu tác phẩm
văn chương là mô hình vận dụng được phát triển và xây dựng từ mô hình
nghệ thuật của tác phẩm văn chương, mô hình loại thể văn học, mô hình dạy
học. Mỗi cách tiếp cận vấn đề đọc hiểu với những mục đích khác nhau sẽ tạo
ra một hệ thống riêng làm phong phú, đa dạng và tiến gần đến giá trị chung
của vấn đề đọc hiểu” [22].
Trong chuyên luận Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường,
GS.TS.Nguyễn Thanh Hùng cho rằng “chuyên luận mới trình bày được một
số nội dung cơ bản cấp thiết, chưa thể đi sâu hơn về mặt lí thuyết và hướng
dẫn phương pháp và các kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn chương”. Theo
chúng tôi chuyên luận là công trình khoa học có đóng góp to lớn cho việc
nghiên cứu vấn đề đọc hiểu trọng dạy học tác phẩm văn chương. Mục đích
của đọc hiểu văn bản nói chung là nắm bắt thông tin và hiểu ý nghĩa nhân
sinh của văn bản, tìm kiếm cái đẹp của sự cảm hóa tâm hồn người đọc.

Nhìn lại lịch sử vấn đề đọc hiểu trên thế giới và trong nước, chúng tôi
tìm ra những luận điểm và kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước.
Có những kết luận tương đối giống nhau nhưng cũng có nhưng kết luận hoàn
toàn khác nhau. Đó là vấn đề đặt ra để chúng ta tiếp tục nghiên cứu vấn đề
đọc hiểu tác phẩm văn chương hoàn thiện về tính khách quan khoa học.
2.2. Lịch sử nghiên cứu kĩ năng đọc hiểu đoạn trích của truyện ngắn Số
phận con người (Sô-lô-khốp)
Đoạn trích của truyện ngắn Số phận con người (Sô-lô-khốp) được đưa
vào chương trình Ngữ văn 12, tập 2. Tác phẩm này đã được đưa vào chương
trình SGK từ lâu nên đã quen thuộc với giáo viên và học sinh. Đã có nhiều bài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
nghiên cứu, cảm nhận, phân tích, bình giảng đoạn trích này. Tuy nhiên nghiên
cứu đoạn trích này theo hướng đọc hiểu đến nay chưa nhiều.
Trong cuốn sách Kĩ năng đọc-hiểu văn bản Ngữ văn 12 do Nguyễn
Kim Phong chủ biên. Tác giả đã nhận xét “Số phận con người (1957) là một
truyện ngắn xuất sắc của Sô-lô-khốp, đánh dấu một bước chuyển quan trọng
của nền văn học Xô viết về cách nhìn chiến tranh toàn diện, chân thực, về đổi
mới cách mô tả nhân vật, về khám phá tính cách Nga- phẩm chất anh hùng và
tấm lòng nhân hậu của người lính. Truyện được đánh giá như một hiện tượng
văn học có tầm nhân loại và thời đại”. Tác giả hướng dẫn thực hiện kĩ năng
đọc hiểu qua hai phần: A- Tri thức đọc-hiểu (Tri thức về tác giả, tác phẩm,
một số khái niệm cần lưu ý), B- Yêu cầu đọc-hiểu (Mục tiêu cần đạt, tiến
trình đọc-hiểu). Tùy đặc trưng thể loại hoặc phương thức biểu đạt chính của
văn bản cũng như kĩ năng thực hành của học sinh mà bố cục một số bài có thể
có điều chỉnh nhất định cho hợp lí và hiệu quả.
Cuốn sách Đọc-hiểu văn bản Ngữ văn 12 do Nguyễn Lê Huân (chủ
biên). Tác giả đã định hướng kĩ năng đọc hiểu đoạn trích của truyện ngắn Số

phận con người (Sô-lô-khốp) qua ba phần lớn: I- Gợi dẫn (Nền văn học Nga
Xô viết thế kỉ XX, Sô-lô-khốp, Cốt truyện Số phận con người); II-Kiến thức
cơ bản (Cảm nhận chung về tác phẩm, Phân tích nhân vật); III- Liên hệ. Tác
giả hướng học sinh rèn luyện kĩ năng đọc tác phẩm văn chương theo đặc
trưng thi pháp thể loại (bao gồm cả trích đoạn và tác phẩm văn học trọn vẹn).
Cuốn Đọc-hiểu văn bản Ngữ văn 12 nêu ra một số giải pháp đọc-hiểu văn bản
trong từng bài cụ thể.
Trong Chuyên đề dạy học Ngữ văn 12, TS. Lê Hường đã nghiên cứu
khá chi tiết về tác phẩm từ những tri thức về tác giả đến việc chú thích các
hình ảnh, cách giảng dạy tác phẩm, hướng dẫn học sinh học bài.
Sách Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK lớp 12 môn Ngữ văn -
NXB giáo dục/2008, PGS.TS.Lê Nguyên Cẩn có bài viết về cách cảm thụ về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
đoạn trích của truyện ngắn Số phận con người (Sô-lô-khốp) giúp giáo viên và
học sinh có thêm một tài liệu tham khảo hữu ích.
Các giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu đều đã tập trung hướng dẫn cách
tiếp cận, đọc hiểu hay bàn về việc hiểu đoạn trích của truyện ngắn Số phận
con người (Sô-lô-khốp). Những đóng góp này rất quan trọng và có ý nghĩa vô
cùng to lớn đối với người dạy và học đoạn trích này. Song chưa có luận văn
sau đại học nào đề cập đến rèn luyện kĩ năng đọc hiểu đoạn trích truyện ngắn
Số phận con người (Sô-lô-khốp).
Chúng tôi chọn đề tài “Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu đoạn trích của
truyện ngắn Số phận con người (Sô-lô-khốp) cho học sinh lớp 12” với
mong muốn rằng sẽ có những đóng góp trong việc xác định phương hướng
rèn luyện kĩ năng đọc hiểu truyện ngắn Sô-lô-khốp nói riêng và đọc hiểu văn
chương nói chung.
3. Mục đích nghiên cứu

Chọn đề tài “Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu đoạn trích truyện ngắn Số
phận con người (Sô-lô-khốp) cho học sinh lớp 12” chúng tôi hướng đến các
mục tiêu sau:
- Nâng cao chất lượng dạy học Văn học nước ngoài ở THPT.
- Bồi dưỡng kĩ năng đọc hiểu Văn học nước ngoài cho học sinh THPT.
- Hướng học sinh suy ngẫm về số phận con người: Số phận con người
thường không phẳng phiu mà đầy éo le, trắc trở. Con người phải có đủ bản
lĩnh và lòng nhân hậu để làm chủ số phận của mình, vượt lên sự cô đơn, mất
mát, đau thương.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có những nhiệm vụ chính sau đây:
-Tìm hiểu bản chất, khái niệm, nội dung của kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Khảo sát thực tế dạy và học đoạn trích truyện ngắn Số phận con người
(Sô-lô-khốp).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
- Đề xuất kĩ năng đọc hiểu văn bản đoạn trích truyện ngắn Số phận con
người (Sô-lô-khốp) theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu là hoạt động dạy - học của giáo viên
và học sinh trong giờ đọc hiểu đoạn trích truyện ngắn Số phận con người
(Sô-lô-khốp) đặc biệt là kĩ năng đọc hiểu của học sinh đối với truyện ngắn.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Tình hình tổ chức dạy và học văn bản đoạn trích truyện ngắn Số phận
con người (Sô-lô-khốp) ở một trường THPT.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Có nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, sự phân chia chỉ mang tính

tương đối bởi trong quá trình nghiên cứu có thể kết hợp nhiều phương pháp.
Để thực hiền đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nêu vấn đề: Xác định được phạm vi nghiên cứu để giới
hạn lượng kiến thức, đòi hỏi có sự lựa chọn cân nhắc trong quá trình sử dụng
phương pháp.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Công cụ khám phá, giải mã nhân
vật và truyện ngắn.
- Phương pháp so sánh: Đặt đối tượng trong mối quan hệ với các tác
phẩm cùng đề tài khác tạo điều kiện xác định rõ điểm hội tụ và tỏa sáng của
nhân vật và truyện ngắn đang nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khảo sát: Khảo sát thực trạng dạy học bằng phiếu
điều tra thăm dò ý kiến, phỏng vấn giáo viên, học sinh, nghiên cứu giáo án
của một số giáo viên để có căn cứ thực tế cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thiết kế giáo án và tiến hành thực
nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả của những phương pháp, biện pháp dạy
học do tác giả luận văn đề xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
7. Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc hiểu đoạn trích
truyện ngắn Số phận con người (Sô-lô-khốp) để khám phá ra cấu trúc tầng
ngôn từ, hình tượng nhân vật và giá trị ý nghĩa của tầng cấu trúc tư tưởng và ý
vị nhân sinh thì việc dạy đọc hiểu truyện ngắn nói riêng và văn chương nói
chung sẽ đạt hiệu quả cao.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn
gồm ba chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của kĩ năng đọc hiểu

- Chương 2: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu vào dạy đoạn trích của truyện
ngắn Số phận con người (Sô-lô-khốp) Sách giáo khoa Ngữ văn 12.
- Thực nghiệm dạy đọc hiểu trong dạy đoạn trích của truyện ngắn Số
phận con người (Sô-lô-khốp) Sách giáo khoa Ngữ văn 12.











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
PHẦN 2: NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái niệm kĩ năng đọc hiểu
1.1.1.1. Khái niện năng lực
Vấn đề năng lực được nhiều nhà triết học, tâm lý học, giáo dục học
nghiên cứu và hiểu theo nhiều góc độ khác nhau.
Theo quan điểm của chúng tôi: Năng lực là sự tổng hợp các thuộc tính
độc đáo của nhân cách phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm
bảo cho hoạt động đó đạt kết quả.
Về cấp độ năng lực có năng lực bình thường, tài năng và thiên tài.

Trong cấu trúc năng lực có năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Năng lực
chung là năng lực có ở một người bình thường, là cơ sở của bất cứ năng lực
chuyên biệt nào, năng lực chung cần phát triển sớm và là nhiệm vụ hết sức
quan trọng của giáo dục phổ thông. Năng lực chuyên biệt tương ứng với nghề
nhất định, ví dụ giáo viên phải có năng lực về sư phạm, người công nhân phải
có năng lực kỹ thuật, người lãnh đạo phải có năng lực quản lý, tổ chức
Khái niệm năng lực (Competency) nói đến khả năng thực hiện thành
công một hoạt động nào đó hay năng lực thực hiện. Năng lực mang tính cá
nhân hóa, năng lực có thể được hình thành và phát triển thông qua đào tạo,
bồi dưỡng và tự trải nghiệm qua thực tiễn (PGS.TS. Phạm Hồng Quang - Lý
luận năng lực người giáo viên).
Năng lực và kĩ năng có mối quan hệ chặt chẽ. Mặt biểu hiện của năng
lực là hệ thống các kĩ năng, những có các kỹ năng chưa chắc đã hình thành
năng lực bởi nếu thiếu hệ thống cũng như độ bền chắc của hệ thống kĩ năng
cơ bản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Trước khi đi sâu vào kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn chương. Chúng tôi
trở lại làm rõ khái niệm đọc, khái niệm hiểu và mục đích đào tạo kĩ năng đọc
văn trong nhà trường.
1.1.1.2. Khái niệm kĩ năng
Vấn đề kĩ năng được nhiều nhà triết học, tâm lý học, giáo dục học
nghiên cứu và hiểu theo nhiều góc độ khác nhau:
* Hướng thứ nhất: Xem xét kĩ năng nghiêng về mặt kỹ thuật của hành
động. Đại diện là các tác giả A.V. Petrovxki, V.A. Cruchetxki, A.G. Covaliov,
Trần Trọng Thuỷ, P.A. Ruđich,…
Các tác giả theo hướng này cho rằng: Kĩ năng là phương thức thực hiện
hành động phù hợp với mục đích và điều kiện hành động mà con người đã

nắm rõ. Người có kĩ năng hoạt động nào thì nắm vững tri thức về hoạt động
đó và thực hiện đúng theo các bước thứ tự cấu trúc kĩ năng mà không chú
trọng nhiều đến kết quả.
* Hướng thứ hai: Xem xét kĩ năng không chỉ nghiêng về mặt kỹ
thuật của hành động mà kĩ năng còn là sự biểu hiện năng lực của con người, gắn
KN với năng lực. Đại diện các tác giả theo quan niệm này là X.I. Kixengof,
K.K. Platônov, N.Đ. Lêvitov, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Ánh Tuyết,
Phạm Tất Dong…
Đa số các tác giả Việt Nam cho rằng: Kĩ năng là khả năng con người sử
dụng các kiến thức và kỹ xảo của mình một cách có kết quả trong quá trình
hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Tác giả Nguyễn Văn Khôi cho
rằng “Kĩ năng là khả năng con người thực hiện công việc một cách có hiệu
quả và chất lượng trong một thời gian thích hợp, trong những điều kiện nhất
định dựa vào tri thức, kỹ xảo đã có”. Từ điển Tâm lý học do Vũ Dũng chủ
biên đã định nghĩa về kĩ năng: “Kĩ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri
thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những
nhiệm vụ tương ứng”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Các quan niệm trên tuy có khác nhau, nhưng không phủ định nhau. Sự
khác nhau này chỉ biểu hiện ở phạm vi triển khai của một kĩ năng hành động
trong các tình huống khác nhau. Các quan niệm này bổ sung cho nhau, bởi
vậy khi nói tới kĩ năng, ta cần chú ý những điểm cơ bản sau:
Thứ nhất: Kĩ năng bao giờ cũng gắn liền với việc thực hiện hành động,
hay hoạt động. Không có kĩ năng chung chung, trừu tượng tách rời hành
động, kĩ năng không có đối tượng riêng. Đối tượng của nó là đối tượng của
hành động. Do đó kĩ năng phải được hiểu trước hết là mặt kỹ thuật của hành
động, thao tác hay hoạt động nhất định.

Thứ hai: Một khi kĩ năng hành động đã được hình thành thì kĩ năng vừa
có tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo, tính linh hoạt và tính mục đích. Do vậy
tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hình thành, phát triển của kĩ năng là tính đúng
đắn, sự thành thạo và tính sáng tạo.
Thứ ba: Con đường hình thành kĩ năng là con đường thực hiện hành
động hay hoạt động. Bởi vì mỗi hành động bao giờ cũng có mục đích khách
quan và lôgic thao tác dẫn đến mục đích đó. Lôgic thao tác làm nên mặt kĩ
năng của hành động. Việc hình thành kĩ năng hành động là cá nhân phải biết
triển khai thao tác theo đúng lôgic phù hợp với mục đích khách quan. Để có
kĩ năng hành động, cá nhân không chỉ biết sâu sắc về hành động (mục đích,
cơ chế, điều kiện hành động) mà chủ yếu phải linh hoạt, mềm dẻo triển khai
mọi hành động trong mọi hoàn cảnh theo đúng lôgic của nó với mọi vật liệu
có thể có để đạt mục đích của hành động. Trên cơ sở những khái niệm về kĩ
năng của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi quan niệm: “Kĩ năng là
khả năng triển khai hành động một cách đúng đắn, linh hoạt mềm dẻo trong
hoạt động thực tiễn, dựa trên cơ sở hiểu sâu sắc và đầy đủ hành động đó”.
Muốn có được kĩ năng đạt ở mức độ phát triển cao, cá nhân phải có quá trình
học tập và củng cố bằng tập luyện hành động trong thực tiễn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
* Quy trình phát triển và rèn luyện kĩ năng
Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay
đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình vận động tiến
lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn
thiện. Sự phát triển là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc, hết mỗi chu kỳ sự
vật lập lại quá trình đó nhưng ở cấp độ cao hơn.
Phát triển kĩ năng cho học sinh là quá trình giúp học sinh tích luỹ, trau
dồi và huy động vốn tri thức, kĩ năng, kỹ xảo đã có vào những tình huống văn

học cụ thể nhằm đạt mục đích đề ra, là quá trình nâng cao năng lực thực hiện
các hành động, hoạt động một cách linh hoạt, hiệu quả, sáng tạo trong đọc
văn. Một người có kĩ năng thường có những biểu hiện cơ bản sau:
- Có tri thức về hành động, nội dung của kĩ năng.
- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo những tri thức, hiểu biết và kĩ năng, kĩ
xảo đã có vào hành động trong những điều kiện nhất định hay cách thức
hành động.
- Đạt được kết quả theo mục đích đề ra.
- Có thể thực hiện có kết quả hành động trong những điều kiện đã
thay đổi.
Hiện nay, tồn tại nhiều quan niệm về quy trình phát triển kĩ năng, trong
công trình nghiên cứu của mình hai tác giả K.K. Platônov và G.G. Gôlubev đã
đưa ra các giai đoạn hình thành kĩ năng, tương ứng mỗi giai đoạn là biểu hiện
ở sự hình thành các cấu trúc tâm lý, cụ thể: Giai đoạn 1: - Có kĩ năng sơ
đẳng: Biểu hiện ở cấu trúc tâm lý như ý thức được mục đích hành động dựa
trên vốn hiểu biết và kỹ xảo đã có. Hành động được thực hiện theo cách “thử
và sai” có kế hoạch; Giai đoạn 2: - Biết cách làm nhưng không đầy đủ. Có
hiểu biết về các phương thức thực hiện hành động, sử dụng được những kỹ
xảo đã có; Giai đoạn 3: - Có kĩ năng chung nhưng còn mang tính chất riêng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
lẻ, có hàng loạt kỹ năng phát triển cao nhưng còn mang tính chất riêng lẻ. Các
kĩ năng này cần thiết cho các dạng hoạt động khác nhau; Giai đoạn 4: - Có kĩ
năng phát triển cao (Sử dụng sáng tạo vốn hiểu biết và các kĩ xảo đã có, ý
thức được không chỉ mục đích hành động mà cả động cơ đạt mục đích đó);
Giai đoạn 5: - Có tay nghề (Sử dụng một cách thành thạo, sáng tạo, đầy triển
vọng các kĩ năng khác nhau).
Để rèn luyện và phát triển kĩ năng cho học sinh trong các trường phổ

thông, học sinh cần phải nắm được hệ thống các kĩ năng, hiểu sâu sâu sắc,
đúng đắn về vai trò quan trọng của từng kĩ năng trong hoạt động học tập cũng
như trong đời sống xã hội. Điều quan trọng là biết rèn luyện các kĩ năng dựa
trên cơ sở khoa học, vận dụng lý thuyết vào hành động để hình thành kĩ năng,
kĩ xảo, đặc biệt tránh được tình trạng phát triển và rèn luyện kĩ năng theo kiểu
“thử và sai”, hoặc rèn luyện theo kiểu không có kế hoạch, sa vào tình trạng
kinh nghiệm chủ nghĩa, làm mất khả năng độc lập, sáng tạo của bản thân.
* Con đường và phương pháp phát triển kĩ năng
Theo tác giả Phạm Minh Hạc đã mô tả các bước, các con đường hình
thành kĩ năng hành động gồm 3 bước:
Bước 1: Nhận xét đầy đủ về mục đích, cách thức và điều kiện hành động.
Bước 2: Quan sát mẫu và làm thử theo mẫu.
Bước 3: Luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu, điều
kiện hành động, nhằm đạt mục đích đề ra.
Ba con đường hình thành kĩ năng, đó là:
Thứ nhất: Truyền thụ cho học sinh những tri thức cần thiết, sau đó đề
ra những bài tập vận dụng các tri thức đó. Nhờ phương pháp “thử - sai” với
phương thức luyện tập nhiều lần học sinh sẽ được điều chỉnh và tích luỹ
những kinh nghiệm có tính chân lý, nhờ đó nắm được cách thức vận dụng, là
“con đường khái quát hoá kinh nghiệm”.

×