Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN Một vài kinh nghiệm trong việc sử dụng các bảng, biểu nhằm rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho học sinh THPT áp dụng với bộ sách Tiếng Anh 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.13 KB, 13 trang )

PHẦN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là cả một quá trình rèn luyện làm
thay đổi hẳn tư duy một con người. Cái thay đổi mà tôi muốn đề cập ở đây là thay đổi tư duy về
ngôn ngữ. Để tạo được thói quen giao tiếp sơ đẳng đối với một ngôn ngữ mới việc đầu tiên người
học cần có đó là thay đổi thái độ của bản thân về nhiều phương diện, từ phương diện nhận thức đến
phương diện hành động. Đối với bộ môn tiếng Anh nói riêng thì thay đổi từ tư duy ban đầu là ngôn
ngữ mẹ đẻ là hết sức quan trọng. Còn việc thay đổi hành động ở đây là chúng ta chấp nhận cái gọi là
"hơi ngớ ngẩn" để từng bước hoàn thiện cách phát âm, cách giao tiếp và các kỹ năng của mình.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, tất cả mọi ngành nghề đều cần sử dụng Tiếng Anh như
ngôn ngữ giao tiếp cho công việc của họ. Tôi nhận thấy kỹ năng đọc hiểu rất quan trọng cho dù nó
hơi khó đối với người học. Trong quá trình tham gia giảng dạy, tôi có cơ hội dự giờ các đồng
nghiệp, ứng dụng nhiều phương pháp, thủ thuật nhưng không có phương pháp nào là vạn năng mà
chúng ta cần phải kết hợp nhiều phương pháp ứng với mỗi tình huống, nội dung khác nhau. Một nhà
giáo dục học nhận xét "Một người thầy giỏi không phải là người mang chân lí đến cho học sinh mà
phải là người đưa học sinh đi tìm chân lí".
Thực tế nhiều giáo viên cho rằng kỹ năng đọc và viết là quá khó đối với học sinh nên hiển
nhiên trong quá trình dạy học ngữ pháp và bài tập ứng dụng dưới dạng câu trắc nghiệm đơn lẻ là
trọng tâm của mỗi bài học. Nhưng vấn đề tôi muốn đề cập ở đây là thành công của người học ngoại
ngữ không phải chỉ là nắm cấu trúc ngữ pháp giỏi, mà là phát triển các kỹ năng phục vụ cho giao
tiếp vì đây chính là mục đích cuối cùng của việc dạy một ngôn ngữ.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, cùng với kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình, tôi
xin nêu lên "Một vài kinh nghiệm trong việc sử dụng các bảng, biểu nhằm rèn luyện kỹ năng đọc
hiểu cho học sinh THPT áp dụng với bộ sách Tiếng Anh 10".
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ đề cập đến dạy kỹ năng đọc hiểu thông qua việc khai thác
các bảng, biểu, cột thông tin, thông số nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng đọc hiểu và vận dụng
vào thực tế học tập cũng như công việc trong tương lai.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Dạy học sinh THPT học chương trình Tiếng Anh theo sách giáo khoa mới, Tiếng Anh 10.


V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tham khảo các tài liệu về dạy kỹ năng đọc hiểu.
1
- Thông qua thực tế giảng dạy, đúc rút kinh nghiệm và kết quả áp dụng với học sinh của lớp
mình giảng dạy.
- Thông qua việc thăm lớp, dự giờ tham khảo các đồng nghiệp.
PHẦN II. NỘI DUNG
I. NHỮNG KHÓ KHĂN GIÁO VIÊN THƯỜNG GẶP TRONG VIỆC DẠY KỸ NĂNG ĐỌC
HIỂU.
Khó khăn đầu tiên mà giáo viên thường gặp là lượng kiến thức của một số bài đọc hiểu trong
chương trình sách giáo khoa cần truyền đạt cho học sinh quá nhiều so với thời gian lên lớp của 1 tiết
học. Thêm vào đó là tâm lý học theo kiểu đối phó thi cử của học sinh nên các em thường sử dụng
sách tham khảo, sách để học tốt với mục đích là đọc thuộc câu trả lời chứ chưa tạo ra được thói quen
tư duy độc lập sáng tạo và kỹ năng tự đánh giá. Nói một cách khác, học sinh chưa có thói quen hình
thành kỹ năng đọc hiểu một đoạn văn. Thông thường khi đọc một đoạn văn học sinh hay tập trung
chú ý nhiều đến từ vựng, và khi vốn từ vựng không đủ để hiểu thì các em không có hứng thú để tiếp
tục đọc.
Đối với giáo viên - người làm nhiệm vụ dẫn dắt, hướng dẫn học sinh hoạt động, nhiều lúc
còn hạn chế về kiến thức và kỹ năng lên lớp, một số nội dung trong bài đọc hiểu vượt quá chuyên
môn của giáo viên như các bài liên quan đến chủ đề thể thao; tự nhiên; động, thực vật . . . Do vậy để
dạy kỹ năng đọc có hiệu quả đối với bản thân giáo viên phải tìm tòi, trang bị cho mình những kiến
thức xã hội để có cách ứng xử, giải quyết, xử lý tình huống linh hoạt trong giờ dạy của mình.
II. KHAI THÁC BẢNG BIỂU ĐỂ DẠY KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU.
Có rất nhiều lí do để nói rằng việc dạy cho học sinh đọc các bài khóa tiếng Anh là một phần
rất quan trọng đối với giáo viên. Trước hết, học sinh muốn đọc hiểu các đoạn văn hoặc vì công việc,
hoặc vì mục đích nghiên cứu hay đơn giản chỉ là thú vui. Bất cứ điều gì giáo viên có thể làm giúp
học sinh đạt được mục đích này một cách dễ dàng nhất đều là những ý tưởng hay. Kỹ năng đọc còn
rất bổ ích với việc thông hiểu một ngôn ngữ, miễn là học sinh ít nhiều hiểu được chúng đọc cái gì,
càng đọc học sinh sẽ càng cải thiện được kỹ năng đọc tốt hơn.Việc đọc nhiều còn giúp học sinh học
từ vựng, cấu trúc ngữ pháp và rèn luyện kỹ năng viết. Dạy kỹ năng đọc bài và lấy thông tin sao cho

nhanh nhất và hiệu quả nhất đối với từng bài đọc mà loại bỏ được những khó khăn về vấn đề ngữ
pháp, từ vựng là một vấn đề hết sức quan trọng mà tất cả những điều đó lại phụ thuộc rất nhiều vào
phương pháp, cách thức mỗi giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác nó như thế nào cho hiệu quả
nhất. Từ đó học sinh có thể dùng thông tin đó để phục vụ cho các kỹ năng khác như nói và viết một
cách độc lập.
Nghiên cứu và giảng dạy bộ sách Tiếng Anh dành cho khối THPT, theo kinh nghiệm của bản
thân đã sử dụng nhiều phương pháp, thủ thuật khác nhau, dựa vào các nguyên tắc dạy kỹ năng đọc,
2
nhưng trong phạm vi bài viết này tôi chỉ đề cập đến thủ thuật sử dụng các bảng biểu, cột thông tin,
thông số để khai thác bài đọc bằng cách kết hợp giữa cách đọc lướt để lấy thông tin chính và đọc kỹ
để lấy thông tin chi tiết. Học sinh có thể đọc nhanh để tìm các thông số, từ khóa và đọc chậm để hiểu
các thông tin liên quan đến các thông số, từ khóa đó. Đây là thủ thuật mà tôi đã sử dụng thường
xuyên và nó mang lại hiệu quả khá cao. Bên cạnh đó còn tránh được tình trạng sử dụng các nguồn tài
liệu sách tham khảo, sách để học tốt sai mục đích nhằm học theo kiểu đối phó, tạo ra được hứng thú
học tập cho học sinh trong giờ học kỹ năng đọc và rèn luyện thói quen làm việc theo nhóm, cặp. Qua
đó tăng cường vai trò chủ động của học sinh, tăng thời gian sử dụng ngôn ngữ cho học sinh, giáo
viên là người làm nhiệm vụ gợi mở, dẫn dắt để học sinh tự tìm ra lời giải đáp, hoặc con đường đi của
mình. Kết hợp với việc huy động các kiến thức có sẵn về văn hóa xã hội cũng như ngôn ngữ của các
em trong bài luyện tập đọc về một chủ đề nào đó. Giáo viên đừng quá chú trọng đến sản phẩm cuối
cùng là các em sẽ trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa đúng hay sai mà cần chú trọng đến quá trình
học sinh làm cách nào để tìm ra câu trả lời, thậm chí phải chấp nhận cả cái sai tất yếu. Điều đó sẽ
giúp các em học tập được từ chính những lỗi của bản thân và bạn bè.
Sau đây là một số ví dụ mà tôi đã áp dụng khá thành công với học sinh của mình.
Ví dụ 1: Unit 1: A Day in The Life of (English 10)
Sau khi thực hiện các bước lên lớp như dẫn dắt vào bài học, dạy từ vựng, GV cho học sinh
đọc lướt qua đoạn văn và đoán xem nội dung của nó là gì.
Bước tiếp theo, GV cho phát phiếu sau và yêu cầu học sinh đọc lướt qua bài đọc để điền
những thông tin vào phiếu của mình.
Time Activities
4.30 -

4.30 - 5.15 -
- leave the house
5.30 - arrive in the field
7.45 -
- continue to work
10.30 -
11.30 -
2.30 - go to the field again
2.30 - 4.30 -
4.30
- finish the work
7.00 -
- go to bed
Expected table from students
Time Activities
4.30 - get up
4.30 - 5.15 - boil water for the morning tea, drink tea, have breakfast, lead
3
the buffalo to the field
5.15 - leave the house
5.30 - arrive in the field
7.45 - take a short rest
8.15 - 10.30 - continue to work
10.30 - go home
11.30 - have lunch
2.30 - go to the field again
2.30 - 4.30
- repair the banks of the plot of land, Mr Vy pumps the water,
Mrs Tuyet does the translanting
4.30 - take a rest

6.00 - finish the work
7.00 - have dinner
10.00 - go to bed
Bảng thông tin mà GV vừa cho học sinh làm là phần tổng hợp khá chi tiết của bài đọc. Từ
bảng này GV, học sinh có thể làm phần Task 2 một cách dễ dàng hơn. Đồng thời nó là câu trả lời
cho Task 3 mà học sinh chỉ cần xác định các mốc thời gian trên tương ứng với từng buổi sáng, chiều,
tối. Qua đó GV có thể kết hợp cho học sinh rèn luyện kỹ năng nói hoặc viết dựa vào các thông tin đã
có ở bảng trên theo cách diễn đạt riêng thay vì đọc lại nguyên văn các câu trong bài đọc cho phần
Post reading.
Cũng là thủ thuật đó, khi có những bài đọc về tiểu sử của các nhân vật, bằng việc sử dụng
cột, biểu, bảng như trên hiệu quả giờ dạy sẽ rất cao và giáo viên sẽ rèn luyện cho học sinh kỹ năng
đọc lướt rồi lấy thông tin chính, đọc kỹ để lấy thông tin cụ thể. Từ đó cung cấp ngữ liệu giúp học
sinh làm quen với chủ đề và những nội dung ngôn ngữ để dựa vào đó các em có thể nói, nghe, hoặc
viết được những chủ đề liên quan đến chủ đề của bài học sau và ở ngoài lớp học.
Ví dụ 2: Unit 3 - People's Background
Ở phần while reading, GV có thể chuẩn bị các handout như sau:
Year Events
- was born in Warsaw
1891 -
1894 -
- got married

became the first woman to receive PhD from the Sorbornne
1906 -
1914 -
Expected table from students
Year Events
4
1867 - was born in Warsaw
1891 - went to Paris with very little money

- had difficult living conditions
1894 - met Pierre Curie in the school of physics
1895 - got married
1903 - became the first woman to receive PhD from the Sorbornne
1906
- Her husband (Pierre Curie) died
- Marie Curie took up the position of her husband at the
Sorbornne
- became the first woman professor at the Sorbornne
1914 - found the radium institute
Một ví dụ khác ở Unit 6 - An Excursion
Plot An excursion to Huong Pagoda to visit caves
Plan
Purpose
Firstly Thay Pagoda
Duration
Finally
Time Two days
Distance
Plan
- bring all food,
-
Difficulty
Weather warmer,
Feeling enjoyable
Expected table from the students
Plot An excursion to Huong Pagoda to visit caves
Plan
Purpose to study rock formation
Firstly Thay Pagoda

Duration one day
Finally Huong Pagoda
Time Two days
Distance 20 km from Hanoi to Thay Pagoda
Plan
- bring all food,
- share the buses with other classes
Difficulty getting parents' permission
Weather warmer, sunshine
5
Feeling enjoyable
Ví dụ với những bài đã có sẵn các thông tin, số liệu như Unit 7 - The Mass Media thì qua
trình chúng ta rèn luyện cho học sinh lâu nay là các em đọc bài đọc đó để làm gì, xem cái gì ở các
chương trình hay các mốc thời gian mà được hỏi tới thì đi kèm với chương trình nào tương đương
với các kênh. Đây chỉ là cách đọc nhanh với mục đích tìm một chi tiết nào đó dựa vào các từ khóa.
Ví dụ: folk songs học sinh chỉ cần nhìn vào chương trình VTV1, VTV2, VTV3 gạch chân những
mốc thời gian có chương trình đó và hiển nhiên chỉ thấy ở VTV1 lúc 21.30. Đó là câu trả lời cho câu
5 trong Task 3 (Which channel will you watch if you like folk songs?). Ví dụ chương trình The
Nature of Languge is a documentary program at 15.15 on VTV2, học sinh chỉ cần xác định điểm sai
là ở VTV3 chứ không phải ở VTV2. Câu trả lời cho True/False statement ở đây là False. Học sinh có
thể làm theo cách tương tự cho các câu khác.
Ví dụ với Unit 8 - The Story of My Village
Đây cũng là kiểu bài sử dụng bảng thông tin để khai thác ý chính của bài đọc. GV chỉ cần bổ sung
thêm một số ý như, children, life trong cột areas of change và có thể cho học sinh bổ sung một số ý
ngoài nội dung bài đọc từ thực tế cuộc sống. Ví dụ:
Areas of change Before Now
Houses made of straw
Radio and TV every family has
Roads muddy, narrow
Children

work hard with parents,
less study

Farming method old
Life
hard, simple, need of many
things


Crops bumper crops for exports
Work
easier, using a lot of
machines for farming
Travel by bike, on foot
Expected table from the students
Areas of change Before Now
Houses made of straw made of bricks
Radio and TV few families had every family has
Roads muddy, narrow clean, wide
Children
work hard with parents,
less study
go to school and college
to find a way of bettering
their lives
Farming method old new
Life hard, simple, need of many improved, more
6
things
convenient, richer and

richer (changed a lot)
Crops not good bumper crops for exports
Work harder, by hand
easier, using a lot of
machines for farming
Travel by bike, on foot by motorbike

Nhìn vào nội dung tổng kết ở bảng, học sinh có thể nắm được sự thay đổi ở một làng quê
trong quá khứ và ở hiện tại. Từ đó học sinh có thể trả lời các câu hỏi ở Task 3 một cách dễ dàng hơn,
đồng thời dùng thông tin đó, yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để nói lên sự thay đổi thực tế
đang diễn ra ở quê hương mình trong phần Post reading.
Qua nghiên cứu cấu trúc chương trình, nội dung và cách thức khai thác các kỹ năng cũng như
qua quá trình giảng dạy thực tế của bản thân, tôi nhận thấy việc sử dụng các biểu bảng này để tóm tắt
ý chính của một bài đọc cũng như bài viết mẫu khá đa dạng và phổ biến ở phần dạy các kỹ năng
Nghe, Nói, Đọc, Viết. Nhưng mục đích chính của tôi trong phạm vi bài viết này là biến nó thành một
thói quen cho cả học sinh và GV trong qua trình dạy học tiếng Anh.
Sau đây là 2 tiết dạy đọc minh họa:
Unit 14: The World Cup
LESSON 1: READING
I. Objectives:
1. Aims: By the end of the lesson students will be able to get some specific and general
information about the World Cup.
2. Knowledge:
General knowledge: - Knowledge about the World Cup.
Vocabulary concerning sport: tournament, final, trophy
3. Skills: -Speaking: talk in pairs and in groups.
-Reading comprehension: better sts' reading skill through using the column/ table to
fill in the mising information based on the reading text.
II. Anticipated problems:
- Students may not have much knowledge and words/phrases about sports.

III. Teaching aids: board, textbook, some pictures, poster.
IV. Procedures:
A. Before you read (12 mins)
1. Warmer: (5mins) shark attack R O N A L D O
Giáo viên tiếp tục sử dụng nhân vật trên, hỏi HS một số câu hỏi chung cho cả lớp:
Do you know this player well? Where is he from?
7
Do you like sports?
Do you look forward to the World Cup 2010?
Từ đó GV dẫn dắt HS vào bài qua các câu hỏi về World Cup 2002.
- Where was the 2002 World Cup held?
- Which team became the champion then?
- Which team was the runner up?
Các câu hỏi này nhằm dẫn dắt sang bài đọc nên không cần cho HS suy nghĩ lâu hoặc thảo luận câu
trả lời mà GV cần gợi ý ngay để khỏi tốn thời gian. Dung các câu hỏi còn lại để dạy một số từ mới
trong bài. Ví dụ:
- champion - championship (7 mins)
- runner up
- elimination games
- compete - competition
- finalist
B. While you read. (mins)
Ở phần này mục đích là luyện kỹ năng tìm ý chính, luyện đọc sâu, hiểu các ý chi tiết của bài đọc.
1. Task 1. (5 mins) Underline the words in column A which appears in the readingtext and with a
partner find the meaning, their definition in column B.
Với bài tập này GV cần phải rèn luyện cho HS kỹ năng đoán nghĩa của từ mới thông qua ngữ cảnh,
đọc câu trước, câu sau, sử dụng kiến thức ngữ pháp như tiền tố, hậu tố để xác định loại từ và bằng
lòng với việc chỉ đoán ra nghĩa khát quát của từ đó.
2. Task 2: (10 mins) GV phát handout, yêu cầu HS đọc bài và điền thông tin còn thiếu vào bảng.
Figure cues Event/ Information

every 4 years
FIFA was set up
1930
more than one billion viewers
took part in the first tournament
the first champion in history of
the World Cup

The first runner up
32 finalists
was jointly held by Japan and South Korea
The trophy five times
Expected table from students
Figure cues Event/ Information
every 4 years The World Cup is held
in 1904 FIFA was set up
8
1930 The first World Cup was held
more than one billion viewers Final game of 2002 tournament attracted
13 teams took part in the first tournament
the first champion in history of
the World Cup
Uruguay - host nation
The first runner up Argentina
32 finalists the final tournament
The 2002 World Cup was jointly held by Japan and South Korea
The trophy five times Brasil became the first team to win
Sau khi hoàn thành thông tin ở bảng trên, yêu cầu HS nhìn vào thông tin ở bảng để làm Task 2 (5
mins) trong sách giáo khoa.
Đối với Task 3 (5 mins) là dạng bài tập xác định thông tin đúng, sai. GV cho HS làm việc theo cặp,

thảo luận câu trả lời. Ví dụ:
1. The first World Cup was held in Uruguay in 1904
Nhìn vào bảng ta thấy: 1904 là năm FIFA được thành lập, còn World Cup đầu tiên được tổ
chức vào năm 1930.
Tương tự cho những câu còn lại. (Nếu làm theo cách này thì chúng ta vừa rèn luyện cho HS kỹ năng
đọc và nói)
C. Post reading. (8 mins)
Ta có thể tiếp tục sử dụng bảng thông tin trên và yêu cầu HS nói về lịch sử World Cup.
Như vậy với việc sử dụng bảng biểu trên, chúng ta có thể giúp HS khai thác nội dung bài đọc và làm
các bài tập theo yêu cầu một cách tiết kiệm thời gian nhất.
9
Unit 16: Historical Places
Lesson 1 READING
I. Aim:
- Sts know about Van Mieu – Quoc Tu Giam.
Knowledge:
General knowledge:
- Sts can talk about Van Mieu – Quoc Tu Giam
- Vocabulary to talk about historical places.
Skills:
- Reading for general ideas and specific information.
- Choosing the best suitable words and guessing in context.
- Deciding on True or False statements.
- Discussing in group.
II. Teaching aids: - Textbook, handouts …
III. Anticipated problems:
- Students may not have sufficient words to talk about the topic .
IV. Procedure
1. Warm-up: Network (5minutes)
- Ask students to work in groups of 3-4 students .

- Ask the students to name some historical places in Vietnam.
- After 2 minutes, the group which has the longest list will be the winner
2. Before you read: (8 minutes)
Aims: - To provide students with words/phrases about historical places.
- Students are required to work in pairs to answer the questions in the textbook.
- Go around to offer help S.
- Ask some S to answer the questions.
- Listen and help S to give correct answers.
Suggested answers:
1. Co Loa Citadel. Hoa Lu Capital. Con- Son- Kiep Bac Site. Den Hung Remains, Quang Tri
Citadel, Hue Imperial City. Hoi An City, etc.
2. Yes, it is. It is the first university of Vietnam.
3. Van Mieu- Quoc Tu Giam was founded in 1070 by the Ly Dynasty. It is one of the most visited
places in Hanoi.
10
- Give S some new words:
* The new words/phrases are:
+ Confucian ( a): ngêi theo ®¹o Khæng, nhµ nho
+ engrave ( v): kh¾c, tr¹m træ
+ stelae ( n): bia ®¸
+ banyan trees ( n): c©y ®a
+ tortoise ( n): con rïa
Read each word/phrase 3 times and ask the students to repeat it.
Ask 4-5 students to read all the word/phrases aloud in front of the class (1 student/ 1 time)
Listen and help the students to read the words/phrases correctly (have students read correctly stress)
3. While you read: (20 minutes)
Aims: Read for general and specific information to do the tasks
Task 1: Guesing in context
- Ask the students to read the passage indepently then find the italicized words in task 1.
- Write these words on board:

Originally, representative, memorialise, engrave, flourish.
- Ask S to go back to the text to locate and underline these words and try to guess the meanings.
- T might want to check that S understand all these words by callingon some S to tell the meanings
in Vietnamese.
- S are required to compare their answers with their partner.
- Call on students to read and explain their answers aloud in front of the class.
- Feedback and give correct answers:
* Key:
1. b 2. a 3. c 4. b 5. c
Task 2 give the handouts for each pair
Year event/information
original built in the Ly dynasty
in 1076 (six years later)
educated thousands of talented men for the country

became the place to memorialize the most brilliant
scholar s of the nation
Expected answers
Year event/information
in 1070 original built in the Ly dynasty
in 1076(six years later) became the first university of Viet Nam
between 1076 and 1779 educated thousands of talented men for the country
11
in 1482
became the place to memorialize the most brilliant
scholar s of the nation

Task 2: Deciding on True or False statement- Ask S to read the text more carefully and decide
whether the statements are true (T) or false (F). Correct the false information.
- Ask s to use the table and the reading text to do the task in pairs and then check their answers with

other pairs with the explanation
- Ask some representatives to give their choice orally in front of the class and explain their answers.
- Listen and help S to give the right answer.
Answer:
1. F ( it was built in 1070)
2. T (1076)
3. F ( from 11
th
century(1076) to 18
th
century(1779))
4. F ( it is an example of well- preseved traditional Vietnamese architecture)
5. T
6. T
4. After you read: (10 minutes)
Aims: S can talk briefly about Van Mieu- Quoc Tu Giam.
- Ask S to work in groups of 3 or 4 and prepare a talk about Van Mieu- Quoc Tu Giam, using the
brief information in tha table.
- Go round to help the students with their work.
- Ask some S to talk in front of the class and give feedback.
Suggested talk:
Van Mieu- Quoc Tu Giam is a historical and cultural relic of Vietnam, which attracts a great
number of visitors every year. Van Mieu- Quoc Tu Giam was built originally by the Ly dynasty in
1070 in Hanoi. Quoc Tu Giam became the first university of Vietnam in 1076, which was established
on the grounds of Vietnam .from 1076 to 1779 Quoc Tu Giam educated thousands of talented men
for the country. Royal exams used to take place here and the first comers were honoured by having
their names carved on the stone stelae. These talae were carried on the backs of giant tortoises,
which can still be seen today.
5. Homework: (2 minutes)
- Write a passage about Van Mieu- Quoc Tu Giam.

PHẦN III. KẾT LUẬN
12
Kỹ năng dạy đọc là một trong hai kỹ năng tiếp nhận khi học một ngôn ngữ. Việc rèn luyện
kỹ năng đọc hiểu cho học sinh là một phần rất quan trọng khi dạy Tiếng Anh. Theo giáo pháp học
hiện đại có nhiều thủ thuật, phương pháp khác nhau để khai thác bài đọc. Việc giáo viên sử dụng thủ
thuật, phương pháp nào còn tùy thuộc vào trình độ học sinh, khả năng vận dụng của giáo viên cũng
như chủ đề bài đọc. Nhưng điều quan trọng nhất là khi yêu cầu học sinh đọc một bài khóa nào đó
cần phải xác định rõ mục đích cho cả quá trình đọc để làm gì, chứ không chỉ là đọc một cách chung
chung không có mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể. Hy vọng rằng, với chuyên đề sử dụng các bảng biểu để
rèn luyện kỹ năng đọc hiểu mà tôi đã trình bày trên phần nào đó giúp giáo viên và học sinh có một
định hướng về cách tiếp cận và khai thác bài đọc một cách đơn giản và hiệu quả hơn.
Chuyên đề này tôi mới chỉ áp dụng với bộ sách giáo khoa lớp 10, nhưng với lớp 11 và 12
chúng ta cũng có thể sử dụng cách khai thác bài đọc nay ở mức độ yêu cầu cao hơn so với lớp 10.
Đây có thể là một hướng nghiên cứu tiếp theo của chuyên đề này.
Trên đây là một số kinh nghiệm giảng dạy mà tôi đã đúc rút ra từ thực tế giảng dạy với bộ
sách giáo khoa lớp 10. Mặc dù đã nỗ lực cố gắng, nhưng trong phạm vi bài viết này chắc chắn không
tránh khỏi sai sót. Kính mong các chuyên viên, các bạn đồng nghiệp trao đổi, góp ý để hoàn thiện đề
tài hơn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tiếng Anh.
13

×