Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

DE - DAP AN KIEM TRA HOC KY I_KHOI 12 (2011-2012)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.97 KB, 9 trang )

1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT NGÔ TRÍ HOÀ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - ĐỊA LÝ 12
NĂM HỌC 2011 – 2012

( Thời gian làm bài : 45 phút )


I. MỤC TIÊU KIỂM TRA :
- Nhằm kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong các chủ đề từ giữa
học kì I đến hết học kì I: Địa lý dân cư, địa lý kinh tế, một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp
(bài 16 đến bài 24 ).
- Nhằm phát hiện sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện
pháp dạy học phân hóa cho phù hợp.
- Nhằm rèn luyện cho HS kỹ năng viết bài kiểm tra, kỹ năng lựa chọn kiến thức để trình bày, kỹ
năng vận dụng kiến thức để vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA : Tự luận.

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA :

Chủ đề Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
cấp độ thấp
Vận dụng
cấp độ cao
1. Địa lí dân


a. Đặc điểm
dân số và sự
phân bố dân




b. Lao động
và việc làm


c. Đô thị hóa



-Nêu một số đặc điểm
của dân số nước ta.
-Nêu chính sách dân số.




-Trình bày một số đặc
điểm của nguồn lao
động và vấn đề sử dụng
lao động.
- Nêu đặc điểm đô thị
hoá ở nước ta và sự
phân bố mạng lưới đô
thị.



-Phân tích đặc điểm dân
số và phân bố dân cư.
-Nêu nguyên nhân và
hậu quả của dân số
đông, gia tăng nhanh,
phân bố chưa hợp lí.

-Phân tích vấn đề việc
làm và hướng giải quyết.


-Phân tích ảnh hưởng
của quá trình đô thị hoá
ở nước ta.


-Phân tích bảng số
liệu thống kê, biểu
đồ dân số.
-Vẽ và phân tích
biểu đồ, số liệu
thống kê về số dân
và tỉ lệ dân đô thị
Việt Nam.

-Vẽ và phân tích
biểu đồ, bảng số liệu
về sự phân hóa thu

nhập bình quân đầu
người giữa các
vùng.


- Giải thích
nguyên nhân
phân bố dân cư.
40 % tổng số
điểm = 4,0
điểm

2. Địa lí kinh
tế
a.Chuyển
dịch cơ cấu
kinh tế


-Trình bày biểu hiện và
ý nghĩa của sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.


-Phân tích được sự
chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo ngành, theo thành
phần kinh tế và theo lãnh
thổ.




-Phân tích bảng số
liệu thống kê, biểu
đồ về kinh tế.


2

15 % tổng số
điểm = 1,5
điểm

3. Địa lí các
ngành kinh tế
a.Vấn đề phát
triển và phân
bố nông
nghiệp.



-Trình bày được các
đặc điểm chính của nền
NN.
-Trình bày được cơ cấu
của ngành NN, tình
hình phát triển và phân
bố NN.
-Trình bày được điều

kiện, tình hình phát
triển, phân bố ngành
thủy sản.
-Trình bày được vai trò,
tình hình phát triển và
phân bố ngành lâm
nghiệp.



-Phân tích được xu
hướng chuyển dịch cơ
cấu NN.



-Phân tích bảng số
liệu thống kê, biểu
đồ ngành nông
nghiệp.



-Vẽ và phân tích
biểu đồ nông-lâm-
thuỷ sản.



-Chứng minh và

giải thích được
các đặc điểm
chính của nền
NN.


- So sánh và giải
thích tình hình
phát triển ngành
thuỷ sản giữa
các vùng kinh
tế.
45 % tổng số
điểm = 4,5
điểm

T
ổng số điểm:
10
Tổng số câu :
4
40 % tổng số điểm =
4,0 điểm
30 % tổng số điểm =
3,0 điểm
15 % tổng số điểm =
1,5 điểm
15 % tổng số
điểm = 1,5 điểm




IV. CÂU HỎI KIỂM TRA :



Câu 1 (2,0 đ):
Nêu đặc điểm nguồn lao động của nước ta. Vì sao việc làm đang là vấn đề gay gắt của nước ta và
hướng giải quyết ?

Câu 2 (2,0 đ):
Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá ở nước ta đối với phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 3 (3,0 đ):
Chứng minh rằng việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần phát huy thế
mạnh của nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta.

Câu 4 (3,0 đ): Cho bảng số liệu về giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản của nước ta:
( Đơn vị: tỷ đồng )

ĐỀ SỐ 01
3

Năm 1995 2000 2005
Nông nghiệp 82.307,1 112.111,7 137.112,0
Lâm nghiệp 5.033,7 5.901,6 6.315,6
Thuỷ sản 13.523,9 21.777,6 38.726,9
a) Tính tỷ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản qua các năm.
b) Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm thuỷ sản .


( Học sinh được sử dụng Átlat Địa lý Việt Nam )





Câu 1 (2,5 đ):
Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi
trường.

Câu 2 (1,5 đ):
Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động của nước ta.

Câu 3 (3,0 đ): Thuỷ sản là ngành có nhiều điều kiện để phát triển ở nước ta hiện nay:
a) Hãy trình bày những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển ngành thủy sản.
b) Kể tên 5 tỉnh có sản lượng thủy sản đánh bắt lớn nhất nước ta.

Câu 4 (3,0 đ): Cho bảng số liệu về sản lượng thịt các loại của nước ta:
( Đơn vị: nghìn tấn )
Năm Tổng số Thịt trâu Thịt bò Thịt lợn Thịt gia cầm
1996
1412,3 49,3 70,1 1080,0 212,9
2000
1853,2 48,4 93,8 1418,1 292,9
2005
2812,2 59,8 142,2 2288,3 321,9
a) Hãy phân tích tình hình phát triển ngành chăn nuôi của nước ta qua các năm.
b) Nhận xét về sự thay đổi trong cơ cấu sản lượng thịt các loại của nước ta qua các năm.

( Học sinh được sử dụng Átlat Địa lý Việt Nam )






Câu 1 (2,0 đ):
Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lý? Nêu một số phương hướng và biện
pháp đã thực hiện trong thời gian qua.

Câu 2 (2,0 đ):
Trình bày những biểu hiện và ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta.

Câu 3 (3,0 đ):
ĐỀ SỐ 02
ĐỀ SỐ 03
4

Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì? Hãy chứng minh rằng nước ta
đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.

Câu 4 (3,0 đ): Cho bảng số liệu về giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản của nước ta:
( Đơn vị: tỷ đồng )

Năm 1995 2000 2005
Nông nghiệp 82.307,1 112.111,7 13.7112,0
Lâm nghiệp 5.033,7 5.901,6 6.315,6
Thuỷ sản 13.523,9 21.777,6 38.726,9
a) Tính tỷ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản qua các năm.
b) Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm thuỷ sản .


( Học sinh được sử dụng Átlat Địa lý Việt Nam )


V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM :







CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM
Nêu đặc điểm nguồn lao động của nước ta.
- Nguồn lao động dồi dào: Năm 2005 dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,5
triệu người; chiếm 51,2 % tổng số dân.
- Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao, nhưng nhìn chung còn có
nhiều hạn chế.
- Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú.
- Mỗi năm TB tăng thêm hơn 1 triệu lao động.

0,75 đ 1
(2,0 đ)

Vì sao việc làm đang là vấn đề gay gắt của nước ta và hướng giải quyết ?
* Vấn đề việc làm:
- Mặc dù mỗi năm nước ta có khoảng 1 triệu việc làm mới. Tuy nhiên, tình trạng
thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt (năm 2005 tương ứng là 2,1% và 8,1%).
- Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm có sự khác nhau giữa thành thị và nông
thôn: (năm 2005 tương ứng là : 5,3% ; 1,1% và 4,5% ; 9,3% )
* Hướng giải quyết:

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
- Thực hiện chính sách dân số.
- Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất ở địa phương.
- Đa dạng hoá các loại hình sản xuất.
- Mở rộng, đa dạng hoá các loại hình đào tạo.
- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
1,25 đ
2
Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá ở nước ta đối với phát

ĐỀ SỐ 01
5

(2,0 đ)

triển kinh tế - xã hội.
* Tích cực:
- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của các địa
phương, các vùng trong nước. ( Năm 2005 khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả
nước, 84% GDP công nghiệp xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách nhà
nước).
- Các TP thị xã là các thị trường tiêu thuh sản phẩm hàng hoá lớn và đa dạng. Là
nơi sử dụng dông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Có cơ
sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Có sức thu hút sự đầu tư. Tạo ra động lực cho sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế.
- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
* Tiêu cực:
- Quá trình đô thị hoá cũng nảy sinh những hậu quả cần phải khắc phục như: vấn đề
ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội.


1,5 đ








0,5 đ
3
(3,0 đ)

Chứng minh rằng việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả góp
phần phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta.
* Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây CN và cây ăn quả:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với lượng nhiệt ẩm cao.
- Có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây CN.
- Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm.
- Mạng lưới công nghiệp chế biến ngày càng phát triển.
- Nhu cầu của thị trường còn rất lớn.
- Luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm.
* Việc phát triển cây CN và cây ăn quả đem lại nhiều ý nghĩa to lớn:
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Cung cấp các mặt hàng cho xuất khẩu.
- Góp phần giải quyết việc làm, phân bố lại dân cư và lao động trên cả nước.
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở những vùng còn nhiều khó khăn.




1,5 đ





1,5 đ
a) Tính tỷ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản
qua các năm.
Năm 1995 2000 2005
Nông nghiệp (%) 81,6 80,2 75,3
Lâm nghiệp (%) 5,0 4,2 3,5
Thuỷ sản (%) 13,4 15,6 21,2

1,0 đ 4
(3,0 đ)

b) Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm thuỷ sản .
- Cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản của nước ta có sự chuyển dịch theo
hướng tăng tỷ trọng của ngành thuỷ sản, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và lâm
nghiệp ( dẫn chứng ).
- Sự chuyển dịch trên nhìn chung là tích cực, phát huy thế mạnh lớn của nước ta về
việc phát triển ngành thuỷ sản.
- Tuy nhiên sự chuyển dịch trên còn chậm, tỷ trọng của ngành nông nghiệp còn khá
cao.
- Tỷ trọng của ngành lâm nghiệp thấp và ngày càng giảm, chứng tỏ tài nguyên rừng
của nước ta đã bị suy thoái nghiêm trọng…
2,0 đ




ĐỀ SỐ 02
6



CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM

1
(2,5 đ)
Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội và mơi trường.
* Thuận lợi:
- Dân số đơng: tạo nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn->
Thuận lợi phát triển các ngành sản xuất cần nhiều lao động.
- Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ: Tạo nguồn lao động dữ trữ dồi dào, nguồn lao
động bổ sung lớn, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật.
* Khó khăn:
- Đối với phát triển kinh tế:
+ Vấn đề việc làm ln là thách thức đối với nền kinh tế.
+ Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ.
+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hơp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
+ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng với tiêu dùng và tích luỹ, tạo nên mâu thuẫn
giữa cung và cầu.
- Đối với phát triển xã hội:
+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện.
+ GDP/người thấp.
+ Vấn đề y tế, văn hố, giáo dục gặp nhiều khó khăn.
- Đối với tài ngun mơi trường:

+ Sự suy giảm các tài ngun thiên nhiên.
+ Ơ nhiễm mơi trường.

1,0 đ




1,5 đ
2
(1,5 đ)
Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động của nước ta.
* Thế mạnh:
- Số lượng:
+ Năm 2005 dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,5 triệu người; chiếm 51,2
% tổng số dân.
+ Mỗi năm TB tăng thêm hơn 1 triệu lao động.
- Chất lượng:
+ Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với
truyền thống của dân tộc được tích luỹ qua nhiều thế hệ.
+ Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên, nhờ những thành tựu trong phát
triển văn hố, giáo dục và y tế.
* Hạn chế:
- Lao động nhìn chung còn thiếu tác phong cơng nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao.
- Lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít…
- Lao động phân bố khơng đều cả về số lượng và chất lượng…

1,0 đ








0,5 đ
a) Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển ngành thủy sản

3
(3,0 đ)
Điều kiện tự nhiên Điều kiện xã hội
Thuận lợi Khó khăn Thuận lợi Khó khăn
- Có bờ biển dài,
vùng đặc quyền
kinh tế rộng.
- Nguồn lợi hải sản
khá phong phu.ù
- Có 4 ngư trường
lớn.
- Thiên tai, bão
lụt thường
xuyên.
- Một sốù vùng
ven biển môi
trường bò suy
thoái.
- Nhân dân có
nhiều kinh nghiệm
và truyền thống
đánh bắt nuôi

trồng thủy sản.
- Phương tiện tàu
thuyền, các ngư cụ
- Phương tiện đánh
bắt còn chậm đổi
mới.
- Hệ thống các
cảng cá còn chứa
đáp ứng yêu cầu.
- Công nghiệp chế
2,0 đ
7

- Dọc bờ biển có
nhiều vũng, vònh,
đầm, phá .
- Có nhiều sông,
suối, kênh rách, ao
hồ.
trang bò ngày càng
tốt.
- Dich vụ và chế
biến thủy sản được
mở rộng.
- Thò trường tiêu
thụ rộng lớn.
- Chính sách
khuyến ngư của
Nhà nước .
biến còn hạn chế…



b) Kể tên 5 tỉnh có sản lượng thủy sản đánh bắt lớn nhất nước ta:
Kiên Giang, Cà Mau, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định hoặc Quả
ng Ngãi
(nếu học sinh liệt kê được 4 tỉnh chỉ được 0,5đ )


1,0 đ
a) Hãy phân tích tình hình phát triển ngành chăn ni của nước ta qua các năm.

- Tổng sản lượng thịt các loại năm 2005 gấp 2 lần năm 1996 và gấp hơn 1,5 lần năm
2000. Càng về sau sản lượng thịt càng tăng nhanh.
- Trong các loại thịt, tăng nhanh nhất là thịt lợn ( 2,1 lần ) , thịt bò ( 2 lần ), tiếp đến
là thịt gia cầm ( 1,5 lần ) và cuối cùng là thịt trâu ( 1,2 lần ).
- Nếu như thịt lợn và thịt bò tăng khá ổn định, thì sản lượng thịt trâu và thịt gia cầm
tăng khơng đều.

0,75 đ

b) Nhận xét về sự thay đổi trong cơ cấu sản lượng thịt các loại của nước ta qua
các năm.

* Xử lý số liệu:
Cơ cấu sản lượng thịt các loại của nước ta giai đoạn 1996-2005 ( đơn vị % )
Năm Tổng số Thịt trâu Thịt bò Thịt lợn Thịt gia cầm

1996
100 3,5 5,0 76,4 15,1
2000

100 2,6 5,1 76,5 15,8
2005
100 2,1 5,1 81,4 11,4




1,25 đ

4
(3,0 đ)

* Nhận xét:
- Từ 1996 đến 2005: Thịt lợn chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng lên ( từ
76,4% lên 81,4 % )
- Thịt bò có tỷ trọng thấp và khá ổn định.
- Tỷ trọng của thịt trâu nhỏ và ngày càng giảm.
- Tỷ trọng của gia cầm chỉ đứng sau thịt lợn, nhưng lại diễn biến khơng ổn định…


1,0 đ










ĐỀ SỐ 03
8




CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM
* Nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lý là do :
- Mật độ dân số TB ở nước ta là 254 người/km2 ( 2006 ) nhưng phân bố chưa hợp lý
giữa các vùng:
+ Phân bố dân cư chưa hợp lý giữa ĐB và TDMN: Ở ĐB mật độ dân số cao
(chiếm 75 % dân số ). Còn ở TDMN thì mật độ dân số thấp hơn nhiều, nhưng đây là
vùng tập trung nhiều TNTN.
+ Ngay trong một vùng dân cư cũng có sự phân bố không hợp lý.
+ Phân bố dân cư chưa hợp lý giữa thành thị và nông thôn: tỷ lệ dân nông thôn là
73,1 % năm 2006.
1,0 đ 1
(2,0 đ)

* Một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian qua:
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số.
- Xây dựng quy hoạch định cư và chính sách di cư thích hợp.
- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn.
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở TDMN.

1,0 đ
2
(2,0 đ)

Trình bày những biểu hiện và ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

ở nước ta.
* Biểu hiện:
- Xu hướng chung: Giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III. Tuy
nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm.
- Sự chuyển dịch trong nội bộ từng ngành:
+ Khu vực I: Giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thuỷ sản.
+ Khu vực II: Giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác, tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp chế biến.
+ Khu vực III: Đẩy mạnh các hoạt động của ngành viễn thông, tư vấn đầu tư,
chuyển giao công nghệ
* Ý nghĩa:
- Xu hướng chuyển dịch như trên là tích cực, đúng hướng, phù hợp với yêu cầu
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá trong điều
kiện nước ta hiện nay.


1,5 đ






0,5 đ
Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì?
* Thuận lợi:
- Chế độ nhiệt ẩm phong phú cho phép cây trồng vật nuôi phát triển quanh năm.
- Có thể áp dụng các phương thức canh tác như xen canh, tăng canh, gối vụ.
- Có nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu.
- Có thể đang dạng hoá cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

* Khó khăn:
- Tính bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Tính mùa vụ khắt khe trong sản xuất nông nghiệp.
- Các tai biến thiên nhiên thường xuyên xảy ra.
- Các dịch bệnh đối với cây trồng và vật nuôi.
1,5 đ 3
(3,0 đ)

Hãy chứng minh rằng nước ta đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông
nghiệp nhiệt đới.
- Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông
nghiệp.
- Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng…
1,5 đ
9

- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn, nhờ đảy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng
công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản.
- Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu…
a) Tính tỷ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản
qua các năm.

Năm 1995 2000 2005
Nông nghiệp (%) 81,6 80,2 75,3
Lâm nghiệp (%) 5,0 4,2 3,5
Thuỷ sản (%) 13,4 15,6 21,2

1,0 đ 4
(3,0 đ)



b) Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm thuỷ sản .
- Cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản của nước ta có sự chuyển dịch theo
hướng tăng tỷ trọng của ngành thuỷ sản, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và lâm
nghiệp ( dẫn chứng ).
- Sự chuyển dịch trên nhìn chung là tích cực, phát huy thế mạnh lớn của nước ta về
việc phát triển ngành thuỷ sản.
- Tuy nhiên sự chuyển dịch trên còn chậm, tỷ trọng của ngành nông nghiệp còn khá
cao.
- Tỷ trọng của ngành lâm nghiệp thấp và ngày càng giảm, chứng tỏ tài nguyên
rừng của nước ta đã bị suy thoái nghiêm trọng…

2,0 đ



============================= Hết ===========================


GIÁO VIÊN : NGÔ QUANG TUẤN

×