ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
–––––––––––––––––
BÙI VĂN ĐỨC
QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN LIÊN KẾT ĐÀO TẠO Ở TRUNG TÂM GDTX
TỈNH THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH. Nguyễn Văn Hộ
THÁI NGUYÊN - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục “Quản lý nguồn
nhân lực trong quá trình thực hiện liên kết đào tạo ở Trung tâm giáo dục
thường xuyên tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu của bản thân,
được xuất phát từ yêu cầu thực tế trong quá trình công tác tại Trung tâm giáo
dục thường xuyên tỉnh Thái Nguyên.
Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc. Kết quả
trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung
thực, chưa từng được ai công bố trước đây.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 04 năm 2012
Tác giả luận văn
Bùi Văn Đức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Với đề tài “Quản lý nguồn nhân lực trong quá trình thực hiện liên
kết đào tạo ở Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Nguyên” là luận
văn với sự tâm huyết của bản thân em trong quá trình công tác tại Trung tâm
GDTX tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là trong quá trình được học tập, nghiên cứu
tại trường Đại học sư phạm (Lớp cao học QLGD - K18).
Là học viên lớp cao học QLGD - K18 đến nay khóa học 2010 - 2012 đã
hoàn thành chương trình, luận văn tôt nghiệp cơ bản đã hoàn thiện, với tình
cảm chân thành của mình, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
+ Tập thể Ban Giám hiệu, lãnh đạo, chuyên viên, giảng viên Khoa Sau
Đại học cùng các thầy cô giáo khoa Tâm lý - Giáo dục và các phòng, khoa
liên quan của Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và
giúp đỡ em trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
+ Ban gián đốc, các phòng ban chức năng và tập thể cán bộ giáo viên
thuộc Trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện để tôi được
tham gia khoá học và giúp cung cấp các số liệu, thông tin cần thiết …để tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
+ Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình, chu đáo và trách nhiệm của thầy
giáo: GS.TSKH Nguyễn Văn Hộ - Nguyên Hiệu trƣởng Trƣờng đại học
Sƣ phạm Thái Nguyên. Các thầy cô là những người đã hết lòng chỉ bảo,
động viên và giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện
luận văn để em có thể hoàn thành luận văn này.
Do trình độ hiểu biết có hạn và việc đầu tư thời gian nghiên cứu chưa
được nhiều, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em
xin chân thành cảm ơn và kính mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý
kiến của các thầy cô và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện tốt hơn.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 04 năm 2012
Tác giả luận văn
Bùi Văn Đức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
MỞ ĐẦU 1
I. Lý do chọn đề tài 1
II. Mục đích nghiên cứu 3
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
IV. Giả thuyết khoa học 3
V. Phạm vi nghiên cứu 3
VI. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
VII. Phương pháp nghiên cứu 4
VIII. Cấu trúc của luận văn 5
Chƣơng 1: LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG QUA TRÌNH THỰC HIỆN LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TẠI
TRUNG TÂM GDTX TỈNH THÁI NGUYÊN 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1. Sơ lược các nghiên cứu ở nước ngoài 6
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước 7
1.2. Một số khái niệm 8
1.2.1. Một số khá i niệm về quản lý 8
1.2.2. Khái niệm về nguồn lực 9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
1.3. Mộ t số vấ n đề chung về giá o dụ c không chí nh quy ở các trung
tâm GDTX cấp tỉnh 9
1.3.1. Giáo dục không chính quy - mộ t phương thứ c giá o dụ c
thườ ng xuyên 9
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm GDTX 13
1.3.3. Yêu cầu khách quan của việc nâng cao chất lượng công tác
đào tạo ở Trung tâm giáo dục thường xuyên hiện nay 15
1.4. Những mục tiêu định hướng cần đạt được trong quá trình quản
lý nguồn nhân lực 17
1.5. Yêu cầu của công tác quản lý và huy động nguồn nhân lực 19
1.5.1. Có tính khả thi 19
1.5.2. Có tính hiệu quả, kinh tế 19
1.5.3. Tạo được sự đồng thuận cao 20
1.5.4. Khai thác tốt các tiềm năng 20
1.6. Nguyên tắc quản lý và huy động nguồn nhân lực 20
1.6.1. Tuân thủ luật pháp và thông lệ xã hội 20
1.6.2. Tập trung dân chủ 21
1.6.3. Kết hợp hài hoà các lợi ích 21
1.6.4. Hiệu lực, hiệu quả và tiết kiệm 21
1.6.5. Hoàn thiện không ngừng 21
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN
NHÂN LỰC Ở TRUNG TÂM GDTX TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI
ĐOẠN 2008 - 2011 23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
2.1. Sơ lược về tình hình kinh tế chính trị - văn hoá xã hội của tỉnh
Thái Nguyên và Trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên 23
2.1.1. Sơ lược về tình hình kinh tế chính trị - văn hoá xã hội
của tỉnh Thái Nguyên 23
2.1.2. Đặc điểm tình hình của Trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên 25
2.2. Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực trong quá trình thực
hiện liên kết đào tạo tại Trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên 26
2.2.1. Một số vấn đề ảnh hưởng đến công tác quản lý đào tạo tại
Trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên 26
2.2.2. Thực trạng về công tác liên kết đào tạo ở Trung tâm giáo
dục thường xuyên tỉnh Thái Nguyên 29
2.2.3. Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực trong quá
trình thực hiện liên kết đào tạo tại Trung tâm GDTX tỉnh
Thái Nguyên 34
2.2.4. Một số kết quả trong công tác quản lý liên kết đào tạo 40
2.2.5. Một số nhận xét 41
Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TẠI
TRUNG TÂM GDTX TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 -
2015 47
3.1. Cơ sở định hướng cho việc đề xuất biện pháp 47
3.2. Biện pháp quản lý nguồn nhân lực trong quá trình thực hiện liên
kết đào tạo tại Trung tâm GDTX tỉnh thái nguyên 48
3.2.1. Biện pháp 1: Thực hiện tốt những mục tiêu, những yêu cầu
cần đạt được trong quá trình quản lý nguồn nhân lực 48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
3.2.2. Biện pháp 2: Đảm bảo những nguyên tắc quản lý nguồn
nhân lực trong quá trình thực hiện liên kết đào tạo 52
3.2.3. Biện pháp 3: Quản lý có hiệu quả nguồn nhân lực của đơn vị
trong công tác quản lý các lớp liên kết đào tạo 54
3.2.4. Biện pháp 4: Phát huy vai trò, trách nhiện và năng lực
chuyên môn của đội ngũ cán bộ, giảng viên từ các trường
lên kết đến giảng dạy và làm việc tại Trung tâm 58
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo 63
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp 64
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 65
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 65
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm 66
3.4.3. Nội dung và kết quả khảo nghiệm 66
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT
Nội dung
Chữ viết tắt
1.
khoa học công nghệ
KHCN
2.
kinh tế - xã hội
KT-XH
3.
giáo dục thường xuyên
GDTX
4.
trung tâm giáo dục thường xuyên
TTGDTX
5.
công nghiệp hoá - hiện đại hoá
CNH-HĐH
6.
Đào tạo - Bồi dưỡng
ĐT-BD
7.
Liên kết đào tạo
LKĐT
8.
Học viên - sinh viên
HV-SV
9.
xã hội hóa
XHH
10.
thể dục thể thao
TDTT
11.
giáo dục không chính quy
GDKCQ
12.
cơ sở vật chất
CSVC
13.
Trung học chuyên nghiệp
THCN
14.
Quản lý giáo dục
QKGD
15.
Giáo dục chính quy
GDCQ
16.
Cán bộ giáo viên
CBGV
17.
Cán bộ giáo viên, công nhân viên
CBGV, CNV
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Biểu 2.1. Khối các lớp sư phạm 31
Biểu 2.2. Khối các lớp ngành kinh tế - xã hội 32
Biều 2.3. Các lớp đã tốt nghiệp trong năm học 2010-2011 33
Biểu 2.4. Kết quả các kỳ thi học phần 34
Biểu 3.1. Tổng hợp kết quả theo câu hỏi 1 66
Biểu 3.2. Tổng hợp kết quả theo câu hỏi 3 67
Biểu 3.3. Tổng hợp kết quả theo câu hỏi 4 68
Biểu 3.4. Tổng hợp kết quả theo câu hỏi 5 69
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đang bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, trong xu thế cuộc
cách mạng khoa học công nghệ (KHCN) đã và đang phát triển như vũ bão,
chi phối mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong nền kinh tế tri thức với
những sản phẩm mang hàm lượng tri thức ngày càng cao. Yêu cầu đặt ra cho
nền giáo dục của mỗi quốc gia là phải nhanh chóng chuyển hoá từ nền giáo
dục truyền thống sang nền giáo dục hiện đại với chức năng chủ yếu là giúp
người học hình thành những năng lực phù hợp với đặc trưng của thời đại, trở
thành động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Trong bối
cảnh có sự thay đổi thường xuyên ở khắp các lĩnh vực và khắp mọi nơi, giáo
dục có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp
hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH), nhất là ở những nước đang phát triển. Với ý
nghĩa này, triết lý của giáo dục thế kỷ XXI được xây dựng trên nền tảng “học
tập thường xuyên suốt đời” với bốn trụ cột của giáo dục là “học để biết, học
để làm, học để tồn tại, học để cùng chung sống” gắn với ý tưởng “tiến tới một
xã hội học hành” (UNESCO - 1996).
Luật giáo dục (sửa đổi) được thông qua Quốc hội khoá XI, ngày 20
tháng 5 năm 2005, đã xác định hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục
chính qui và giáo dục thường xuyên (GDTX). GDTX có vai trò rất quan trọng
trong việc Đào tạo - Bồi dưỡng (ĐT-BD) nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu
thay đổi công nghệ trong sản xuất và đời sống, tạo cơ hội học tập và điều kiện
thuận lợi cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi ở các trình độ khác nhau được học
tập thường xuyên, liên tục và suốt đời, cập nhật kiến thức nhằm nâng cao
trình độ dân trí, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu góp phần tạo nguồn nhân
lực cho địa phương và cho đất nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Trong những năm qua việc huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã
hội tham gia vào việc xây dựng xã hội học tập, đã được Đảng và nhà nước
đặc biệt quan tâm, mọi người, mọi tổ chức xã hội đã thấy rõ trách nhiệm và
nghĩa vụ đối với việc xây dựng và phát triển giáo dục.
Cùng với các cơ sở giáo dục khác, Trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên
trong những năm qua, đã liên kết với các trường đại học, cao đẳng trong và
ngoài tỉnh hoàn thành tương đối tốt nhiệm vụ của mình, là cơ sở giáo dục
không chính qui (KCQ) với chức năng ĐT-BD nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho cán bộ công chức, người lao động, Trung tâm đã có những
đóng góp nhất định cho sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh nhà, góp phần nâng cao
dân trí, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc CNH-HĐH đất nước.
Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội về sử dụng lao
động cũng như nhu cầu, nguyện vọng được học tập thích ứng với điều kiện
hoàn cảnh của người lao động, chúng ta cần phải quan tâm và nâng cao hơn
nữa chất lượng đào tạo, mở rộng quy mô và hình thức đào tạo Để làm được
điều đó, một trong những giải pháp hết sức quan trọng đòi hỏi các nhà quản lý
phải có những đúc rút kinh nghiệm từ thực tế và những nghiên cứu mang tính
khách quan và khoa học để có những giải pháp thiết thực, hiệu quả, phù hợp
trong việc quản lý các nguồn lực trong quá trình thực hiện liên kết đào tạo,
đặc biệt là quản lý nguồn nhân lực, đó cũng chính là tiền đề, là nhân tố mang
ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển của mô hình Trung tâm GDTX nói
chung và Trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên nói riêng, góp phần khẳng định
vai trò và vị thế của Trung tâm GDTX tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
Với ý nghĩa như vậy, là một học viên lớp cao học quản lý giáo dục và
đang trực tiếp công tác tại Trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên nên tôi mạnh
dạn nghiên cứu đề tài “Quản lý nguồn nhân lực trong quá trình thực hiện
liên kết đào tạo ở Trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luân và thực tiễn về công tác quản lý nguồn
nhân lực trong quá trình liên kết đào tạo, đề xuất một số biện pháp quản lý
nguồn nhân lực trong quá trình thực hiện liên kết đào tạo ở Trung tâm GDTX
tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011 - 2015.
III. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nghiên
cứu về những biện pháp quản lý nguồn nhân lực trong quá trình thực hiện liên
kết đào tạo ở Trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên.
- Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu các hoạt động đào tạo và các hoạt
động có liên quan, có ảnh hưởng đến công tác đào tạo tại Trung tâm giáo dục
thường xuyên tỉnh Thái Nguyên, trong thời gian 3 năm học gần đây (năm
2008 - 2009, 2009 - 2010 và 2010 - 2011).
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌ C
Công tác quản lý đào tạo ở Trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên cũng
có những hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của công tác đào tạo
phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay. Nếu đưa ra được những
giải pháp phù hợp trong công tác huy động và quản lý nguồn nhân lực trong
quá trình thực hiện liên kết đào tạo ở Trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên,
giai đoạn 2011 - 2015 thì sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất
lượng hiệu quả đào tạo ở Trung tâm.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu và đề cập đến các hoạt động về quản lý nguồn
nhân lực trong quá trình thực hiện liên kết đào tạo tại Trung tâm GDTX tỉnh
Thái Nguyên trong thời gian 3 năm học gần đây (năm 2008 - 2009; 2009 -
2010 và 2010-2011).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu các quan điểm của Đảng, Nhà nước về GD&ĐT, xác
định cơ sở lý luận về công tác quản lý nguồn nhân lực trong quá trình thực
hiện liên kết đào tạo ở các Trung tâm GDTX cấp tỉnh.
2. Tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực
trong qua trình thực hiện liên kết đào tạo ở Trung tâm GDTX tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2008-2011.
3. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất một số biện pháp quản lý nguồn
nhân lực trong quá trình thực hiện liên kết đào tạo ở Trung tâm GDTX tỉnh
Thái Nguyên, giai đoạn 2011 - 2015.
VII. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với pham vi và đối tượng nghiên cứu như đã trình bày ở trên, trong
quá trình nghiên cứu sẽ sử dụng tới 3 nhóm phương pháp nghiên cứu cơ
bản đó là:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết nhằm đưa ra những cơ sở lý
luận và cơ sở pháp lý để thực hiện tốt hơn công tác quản lý nguồn nhân lực
trong qua trình thực hiện liên kết đào tạo ở Trung tâm GDTX tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2011-2015.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm đánh giá đúng thực
trạng về công tác quản lý nguồn nhân lực trong qua trình thực hiện liên kết
đào tạo ở Trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2011.
- Nhóm phương pháp toán học và tổng kết kinh nghiệm nhằm đưa ra
được những minh chứng khoa học, rễ hiểu đồng thời trên cơ sở đó đề xuất
được một số biện pháp phù hợp về quản lý nguồn nhân lực trong quá trình
thực hiện liên kết đào tạo ở Trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn
2011 - 2015.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
VIII. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn có cấu trúc gồm các phần cơ bản sau:
- Mở đầu
- Chương 1. Lý luận về quản lý nguồn nhân lực trong quá trình thực
hiện liên kết đào tạo tại Trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên.
- Chương 2. Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực trong quá
trình thực hiện liên kết đào tạo ở Trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên, giai
đoạn 2008 - 2011.
- Chương 3. Một số biện pháp quản lý nguồn nhân lực trong quá trình
thực hiện liên kết đào tạo ở Trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn
2011-2015.
- Kết luận và khuyến nghị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Chƣơng 1
LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG QUA TRÌNH THỰC HIỆN LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
TẠI TRUNG TÂM GDTX TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Sơ lược các nghiên cứu ở nước ngoài
Dựa trên quan điểm cho rằng nguồn nhân lực được coi là yếu tố quyết
định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi khu vực và
mỗi địa phương, vấn đề đào tạo và quản lý nhân lực đã trở thành đối tượng
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế, bao gồm trong đó
những công trình nghiên cứu về mặt lý luận và những công trình nghiên cứu
thực tiễn.
Các nước phát triển ở châu Âu như Đức, Anh, Pháp; châu Mỹ như
Mỹ, Canađa và một số quốc gia ở châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn
Quốc, … đã có nhiều tác giả nghiên cứu toàn diện và sâu sắc về mặt lý
thuyết đối với vấn đề đào tạo, quản lý về phát triển nguồn nhân lực. Các
kết quả nghiên cứu này tạo cơ sở giúp chính phủ đưa ra được các chương
trình, dự án đào tao, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho
sự phát triển kinh tế - xã hội.
Werther.W.B và Davis.K trong tác phẩm Human rsourcer and
prersonnal Mangerent [12, 125] đã phân tích vai trò, cơ cấu nguồn nhân lực,
các chỉ số nguồn nhân lực và những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn
nhân lực.
Các công trình nghiên cứu của Weihrich và Heinx. M [11, tr 107] đã
phân tích vấn đề hiện đại hóa quá trình đào tạo, phất triển nguồn nhân lực,
vấn đề quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực như một yếu tố được
quan tâm hàng đầu trong sự phát triển của nền kinh tế hiện đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Ngân hàng thế giới 1996 xuất bản tài liệu “Những mục tiêu phát triển
giáo dục” [7] đã đưa ra những xu hướng mới trong đào tạo nhân lực và
những ưu tiên trong đào tạo và phát triển nhân lực. Tài liệu này đã được sử
dụng như một cẩm nang ở nhiều nước.
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về
vấn đề đào tao, quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Phạm Minh Hạc trong
các bài viết “Nguồn lực con người - yếu tố quyết định việc thực hiện mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh” và “Những giải
pháp nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ nguồn nhân lực” đã đề cập tới ba vấn đề
quan trọng của thời đại kinh tế tri thức đó là: nhân tố con người, nguồn nhân
lực con người và phát triển con người [4], Tác giả đã nhấn mạnh rằng sự phát
triển giáo dục ngày nay là để phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy sự phát triển
kinh tế xã hội.
Tác giả Trần Khánh Đức, trong công trình: “Giáo dục và phát triển
nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI” đã đề cập đến mối quan hệ giữa lịch sử
phát triển kinh tế, xã hội khoa học công nghệ của nhân loại về đào tạo, phát
triển nhân lực Việt Nam [2].
Tác giả Nguyễn Lộc trong một số công trình nghiên cứu [8] đã làm rõ
bức tranh về thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam và quốc tế, mô hình
phát triển nhân lực của Việt Nam trong tiến trình hội nhập và những giải pháp
phát triển nhân lực của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
đến năm 2020.
Tác giả Nguyễn Tiệp đã đề cập tới các chỉ tiêu đánh giá quy mô, chất
lượng nguồn nhân lực, đặc điểm nguồn nhân lực và vấn đề phát triển nguồn
nhân lực có chất lượng cao ở nước ta thời kì CNH - HĐH. [10].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Các tác giả Phùng Ngọc Nhạ, Trần Thị Kim Dung, … đã phân tích
những vấn đề nhân lực và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực
[5]. Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến đã phân tích sâu sắc vấn đề cơ cấu nguồn
nhân lực, giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực [1].
Đề tài cấp nhà nước KV05, KV05 - 10 do Nguyễn Minh Đường làm
chủ biên: thực trạng và giải pháp đào tạo lao động từ trung cấp chuyên nghiệp
đến đại học, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động trong điều kiện
kinh tế thị trường [3].
Luận án tiến sĩ: Quản lý đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển dịnh
cơ cấu kinh tế tỉnh bình thuận của tác giả Nguyễn Phan Hưng [6].
Luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện mô hình quản lý, đào tạo nguồn nhân lực
trong các trường đại học của Ngô Tấn Lực - 2007 [9].
Điểm qua một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước cho
ta thấy trong quá trình CNH -HĐH đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của mỗi địa phương luôn gắn liền với việc triển khai, nghiên cứu về phát triển
và quản lý nguồn nhân lực để có thể thực hiện thành công các mục tiêu kinh
tế - xã hội trong quá trình chuyển đổi kinh tế cần có một đội ngũ người lao
động được học nghề, một đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề, các chuyên gia có
trình độ tay nghề cao.
1.2. Một số khái niệm
1.2.1. Một số khá i niệm về quản lý
Quản lý: Quản lý là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều khiển các
quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt được mục tiêu,
đúng ý chí của chủ thể quản lý và phù hợp với quy luật khách quan.
Quản lý giáo dục : Là hoạt động tiến hành , phố i hợ p cá c lự c lượ ng xã
hộ i theo kế hoạ ch nhằ m đẩ y mạ nh công tá c đà o tạ o thế hệ trẻ đá p ứ ng yêu cầ u
phát triển xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Quản lý quá trình đào tạo : Là hoạt động tuy không trực tiếp tham gia
vào hoạt động dạy và học nhưng cán bộ quản lý giáo dục bằng những hoạt
độ ng quả n lý củ a mì nh, tác động vào quá trình giáo dục nhằm hướng cho hoạt
độ ng dạ y và họ c đạ t đượ c nhữ ng mụ c tiêu , yêu cầ u củ a giá o dụ c và đả m bả o
chấ t lượ ng giá o dụ c.
1.2.2. Khái niệm về nguồn lực
Khái niệm nguån lùc: Nguồn lực là tất cả những yếu tố và
phương tiện mà hệ thống có quyền chi phối, điều khiển sử dụng để thực hiện
mục tiêu của mình đối với hệ thống kinh tế - xã hội, có thể chia nguồn lực ra
các bộ phận khác nhau như: nguồn nhân lực (con người), nguồn tài lực
(nguồn tài chính), nguồn vật lực (nguồn cơ sở vật chất) và thông tin.
Kh¸i niÖm nguån nhân lực: là nguồn lực quan trọng nhất, là vốn
quý nhất để phát triển nhà trường. Nguồn nhân lực của trường là lực lượng
giáo viên, cá bộ và nhân viên với năng lực chuyên môn của từng người tham
gia vào các hoạt động của nhà trường.
Quản lý nguồn nhân lực: Quản lý nguồn nhân lực là quản lý năng lực
chuyên môn, sở trường công tác của đội ngũ tham gia vào hoạt động để đạt
được mục tiêu của hệ thống đã đặt ra.
Quản lý nguồn nhân lực trong quá trình thực hiện liên kết đào tao:
Quản lý nguồn nhân lực trong quá trình thực hiện liên kết đào tạo ở trung tâm
GDTX là quản lý đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên với tiềm năng,
khả năng chuyên môn của họ trong hoạt động để thực hiệc các mục tiêu về
công tác đào tạo mà đơn vị đã đề ra.
1.3. Mộ t số vấ n đề chung về giáo dụ c không chí nh quy ở các trung tâm
GDTX cấp tỉnh
1.3.1. Giáo dụ c không chính quy - mộ t phương thức giá o dục thường xuyên
Đào tạ o theo hì nh thức vừa là m vừa họ c là hình thức đào tạ o thực hiệ n
theo định hướng củ a giá o dụ c thế kỷ XXI đượ c xây dựng trên nề n tả ng "Học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
tậ p thường xuyên, học tậ p suố t đờ i" với bố n trụ cộ t củ a giá o dụ c là "Học để
biế t, học để làm, học để tồ n tạ i, học để cùng chung số ng "gắn với lý tưởng
"Tiế n tới xã hộ i họ c tậ p" (UNESCO - 1996 ).
Theo UNESCO , Giáo dục không chí nh quy (GDKCQ) và Giá o dụ c
chính quy (GDCQ) đều có tầm quan trọng như nhau đối với sự phát triển tài
nguyên con người, chúng bổ sung cho nhau vì vậy cả hai loại chương trình
này cần được tiến hành song song với nhau; cả hai cần phải có những tài liệu
học tập mang tính đặc trưng, đều phải có giáo viên chuyên trách và sự trợ
giúp về tài chính; đều cần được tổ chức một cách có hệ thống. Cũng theo
UNESCO, giữa GDCQ và GDKCQ có một số điểm khác biệt: GDKCQ cần
đến sự tham gia của cộng đồng nhiều hơn so với GDCQ; tác dụng (hiệu quả)
của chương trình GDKCQ phụ thuộc vào nhu cầu của người dân ở cộng đồng;
mặc dù GDCQ và GDKCQ đều được cấu trúc theo chương trình giảng dạy và
học tập, những GDKCQ có tính mềm dẻo hơn. Ở Việt Nam, các nhà nghiên
cứu và quản lý thuộc Vụ GDTX cho rằng, GDCQ được hiểu là những chương
trình được cung cấp bởi những thể chế giáo dục đã được thiết lập trong các
trường thuộc các cấp, bậc học như trường mầm non, TH, THCS, THPT, CĐ,
ĐH. Còn GDKCQ là các hoạt động có tổ chức dành cho những người không
học hệ thống GDCQ. Theo các tác giả của “Từ điển giáo dục học”, GDKCQ
là phương thức giáo dục mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt
đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn,
chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm kiếm, việc làm
và thích nghi với đời sống xã hội.giữa các nhà nghiên cứu. Các nhà nghiên
cứu và quản lí thuộc Vụ GDTX cho rằng, GDKCQ bao gồm giáo dục bổ túc,
GDTX và các hoạt động phát triển kỹ năng sống nhằm đáp ứng nhu cầu học
tập khác nhau của các nhóm thanh thiếu niên và người lớn. GDTX là hình
thức GDKCQ giúp mọi người được học liên tục, học suốt đời để mở rộng
kiến thức, nâng cao trình độ, học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, nhằm cải thiện
chất lượng cuộc sống, tìm việc làm và thích nghi với đời sống xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Theo “Từ điển giáo dục học” GDTX là hình thức giáo dục theo phương
thức KCQ nhằm giúp mọi người được học liên tục, suốt đời để mở rộng kiến
thức, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, nhằm cải thiện chất
lượng cuộc sống, tìm việc làm và thích nghi với đời sống xã hội. GDTX được
thực hiện trong các TTGDTX và cấp chứng chỉ GDKCQ, nhưng không được
các chương trình giáo dục để lấy bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp,
bằng tốt nghiệp cao đẳng và đại học.
Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu phát
triển giáo dục và thuộc Vụ GDTX thì GDTX được hiểu theo các nghĩa:
Về phương châm giáo dục: Là sự cung ứng cơ hội cho mọi người để
học tập suốt đời nhằm thúc đẩy sự phát triển con người thông qua các chương
trình XMC; chương trình tương đương; chương trình nâng cao chất lượng
cuộc sống, chương trình tạo thu nhập, chương trình đáp ứng sở thích cá nhân,
chương trình định hướng tương lai. Theo nghĩa này, GDTX đồng nghĩa với
giáo dục tiếp tục. GDTX có chức năng thay thế, tiếp nối, bổ sung và hoàn
thiện kiến thức cho GDCQ.
Về tổ chức hệ thống giáo dục: GDTX khuyến khích học tập suốt đời
cho mọi người, ở mọi nơi trong xã hội thông qua GDKCQ. Theo quan niệm
này, trong hệ thống giáo dục quốc dân phải đảm bảo tính liên thông giữa các
cấp học, bậc học và giữa các loại hình giáo dục, đặc biệt là GDCQ với
GDKCQ. Một số người có thể tiếp tục học chính quy, nhiều người khác có
thể tìm kiếm cơ hội giáo dục từ những chương trình tương đương của
GDKCQ rồi trở lại chính quy.
Như vậy, về lí luận, theo quan niệm của các chuyên gia và các cán bộ
quản lý Vụ GDTX, cũng như một số nhà nghiên cứu khác thì GDCQ và
GDKCQ là hai phương thức giáo dục tồn tại song song, còn GDTX chỉ là
hình thức thực hiện GDKCQ. Chương trình GDKCQ bao gồm cả chương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
trình học để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân, theo hình thức vừa
làm vừa học, học từ xa, tự học có hướng dẫn, còn chương trình GDTX chỉ
bao gồm chương trình cấp chứng chỉ.
Quan niệm về GDCQ, GDKCQ và GDTX như trên phản ánh thực trạng
phát triển giáo dục của nước ta những năm cuối thế kỷ XX. Tuy nhiên, so với
xu thế phát triển của thời đại, thì phân chia thành GDCQ, GDKCQ và GDTX
không còn phù hợp, vì những lí do sau:
Thứ nhất: Sự phát triển với tốc độ nhanh, biến động lớn và phân hóa đa
dạng, đa tầng của xã hội dẫn đến ranh giới rất mỏng manh và dần bị xóa nhòa
giữa chính quy và KCQ về yêu cầu tri thức, thái độ kỹ năng của cá nhân nhằm
thích ứng với sự phát triển của xã hội. Nếu trước đây, để tham gia có hiệu quả
vào guồng máy sản xuất xã hội, cá nhân chỉ cần được trang bị một số kỹ năng
lao động cơ bản, nhưng ngày nay và trong tương lai gần những kỹ năng ban
đầu nhanh chóng bị lạc hậu, phiến diện và cần phải được thay thế. Vì vậy, sẽ
không còn sự tách biệt giữa GDCQ và GDKCQ.
Thứ hai: Cũng do sự phát triển của xã hội tất yếu dẫn đến xu hướng
học suốt đời trong phạm vi toàn xã hội. Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu học tập
của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt đối với lứa tuổi trưởng thành, tất yếu phải
có GDTX. GDTX không phải chỉ cung cấp những tri thức không cơ bản,
không chính quy (đơn giản vì sẽ không còn cái gọi là tri thức cơ bản và không
cơ bản, chính quy và không chính quy), mà là những tri thức cần thiết cho
người học tại thời điểm phát triển đó của xã hội và cá nhân.
Thứ ba: Trong sự phát triển của cuộc đời mỗi con người, thì bất kì ai
cũng cần được cung cấp các phương tiện ban đầu, làm cơ sở, nền tảng cho sự
phát triển của giai đoạn sau. Mục đích, nội dung, tính chất cũng như độ dài
của giáo dục ban đầu tùy thuộc vào trình độ kinh tế, xã hội mỗi quốc gia và
đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc. Việc tổ chức giáo dục ban đầu cho mỗi cá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
nhân cần phải được tiến hành một cách khoa học, có hệ thống, được kiểm soát
chặt chẽ của nhà nước để đảm bảo quyền của mỗi người học (trẻ em), GDCQ
được hiểu theo nghĩa giáo dục ban đầu trong mỗi cuộc đời cá nhân và xã hội.
Như vậy, trong xã hội hiện đại và xu thế phát triển trong tương lai, do khoảng
cách giữa kiến thức cơ bản và không cơ bản dần được thu hẹp và dỡ bỏ nên sẽ
không còn khái niệm GDKCQ với cách hiểu có tính truyền thống như trước
đây. Trong giáo dục hiện tại chỉ còn GDCQ (với nghĩa là giáo dục ban đầu)
và GDTX (với nghĩa là giáo dục tiếp tục). Quan niệm này phù hợp với cách
hiểu của UNESCO khu vực và được xác lập về mặt pháp lí trong Luật Giáo
dục Việt Nam ban hành năm 2005. Trong Luật Giáo dục năm 2005, quy định
hệ thống giáo dục quốc dân gồm GDCQ và GDTX, còn giáo dục mầm non,
giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp; giáo dục đại học và sau đại học là
các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân (Điều 4).
Cũng vừa làm, vừa học, học liên tục, suốt đời, nhằm hoàn thiện nhân cách,
mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải
thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời
sống xã hội. Nhà nước có chính sách phát triển GDTX, thực hiện giáo dục
cho mọi người, xây dựng xã hội học tập.
Như vậy, có thể nói, về phương diện pháp lí, trước năm 2005, GDKCQ
được coi là một phương thức giáo dục và chính thức được xác định trong Luật
Giáo dục năm 1998. Đến năm 2005 GDKCQ được thay thế bằng GDTX về cả
chức năng và những nội dung cơ bản. Nói cách khác, trong văn bản pháp quy
của Nhà nước hiện nay chỉ còn GDTX bên cạnh GDCQ.
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm GDTX
Trung tâm GDTX là cơ sở giáo dục không chính quy trong hệ thống
giáo dục Quốc dân. Theo quy chế về tổ chức và hoạt động của TTGDTX ban
hành theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/10/2007 thì
TTGDTX có chức năng và nhiệm vụ sau đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
+ Chức năng của TTGDTX
Tổ chức các hoạt động giáo dục: Tạo cơ hội học tập nhằm thoả mãn
nhu cầu học tập đa dạng, phong phú của mọi người, trong đó có những người
không có điều kiện tiếp tục học ở các trường lớp chính quy. Trung tâm GDTX
cấp tỉnh - một cơ sở GDTX được phép thực hiện liên kết đào tạo ở nhiều cấp
trình độ, trong đó có trình độ đào tạo đại học. Nghị quyết trung ương 4 khoá
VII đã khẳng định: “Cần phải thực hiện một nền GDTX cho mọi người, xác
định học tập suốt đời là một quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân. Đổi
mới giáo dục bổ túc và đào tạo tại chức, khuyến khích phát triển các loại hình
GDTX, khuyến khích tự học”.
Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã khẳng định mục tiêu: “Mở rộng
các hình thức học tập thường xuyên, đặc biệt là hình thức đào tạo từ xa. Quan
tâm đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân
các doanh nghiệp. Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ
quản lý các cấp, các ngành”. “Có hình thức trường, lớp thích hợp nhằm đào
tạo cán bộ chủ chốt xuất thân từ công nông và lao động ưu tú, con em các gia
đình thuộc diện chính sách”. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
cũng đã khẳng định tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục nói chung, trong đó
có GDTX: “Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, thực hiện công bằng trong giáo
dục, tạo điều kiện cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học thường xuyên, học
suốt đời”. Kết luận của Hội nghị Trung ương 6, khoá IX, (tháng 7-2002) chỉ
rõ: phát triển GDTX, các hình thức học tập cộng đồng ở các xã, phường gắn
với nhu cầu thực tế đời sống kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi
người có thể học tập suốt đời, hướng tới xã hội học tập.
Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 được Thủ tướng phê duyệt
(tháng 12/2001) đã chỉ rõ quan điểm: giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà
nước và của toàn dân; xây dựng XHHT, tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên suốt đời; Nhà nước giữ vai trò
chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến
khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục.
Điều 4 của Quy chế tổ chức và hoạt động của TTGDTX (ban hành kèm
theo quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã quy định về việc tổ chức liên kết đào tạo:
- Trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khi thực hiện chương
trình GDTX lấy bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, được phép liên kết
với trung tâm giáo dục thường xuyên với điều kiện:
+ Trung tâm GDTX phải bảo đảm các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết
bị và cán bộ quản lý phải phù hợp với yêu cầu của từng ngành được liên kết
đào tạo.
+ Việc liên kết đào tạo được thực hiện trên cơ sở hợp đồng liên kết đào
tạo; trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm
toàn diện về việc liên kết đào tạo.
- Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng khi thực hiện chương trình giáo dục
thường xuyên lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, được
phép liên kết với TTGDTX cấp tỉnh với điều kiện:
+ TTGDTX cấp tỉnh phải bảo đảm các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị
và cán bộ quản lý phù hợp với yêu cầu của từng ngành được liên kết đào tạo;
+ Việc liên kết đào tạo được thực hiện trên cơ sở hợp đồng liên kết đào
tạo; cơ sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm toàn diện về việc liên kết đào tạo.
1.3.3. Yêu cầu khách quan của việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo ở
Trung tâm giáo dục thường xuyên hiện nay
Có thể khẳng định, mô hình GDTX nói chung sẽ không thể tiếp tục ổn
định và phát triển nếu không giải quyết được vấn đề về mối quan hệ giữa qui
mô và chất lượng. Nói cách khác, chất lượng giáo dục đào tạo mà cụ thể là
S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn
16
cht lng o to, bi dng các Trung tõm GDTX l iu kin tiờn
quyt khng nh v th, khng nh uy tớn v to ng lc cho s phỏt
trin ca cỏc trung tõm GDTX núi chung.
Trc ht, do yờu cu thc t ca xó hi, kinh t th trng khụng chp
nhn nhng giỏ tr o, nhng tm bng khụng em li tri thc cn thit cho
ngi s hu. Vic chun hoỏ bng cp cho cỏn b cụng chc trong các cơ
quan nhà nớc, các doanh nghiệp ch l mt nhim v tm thi.
Vn t ra l phi o to cú cht lng, mi cú th cnh tranh khi giỏo
dc c coi l mt loi dch v v sn phm ca giỏo dc l hng hoỏ. Thc
t cho thy, một số nơi nhng bng cp ca cỏc Trung tõm GDTX v
giỏo dc khụng chớnh qui trong thi gian qua bị một số cơ sở lao
ng phân biệt, không trọng dụng, thiếu mn m với
những tấm bằng này, có c quan, n v, xớ nghip khụng chp nhn
bng tt nghip ti chc. ú l thỏch thc ln GDTX tn ti v c xó
hi chp nhn hay khụng.
Th hai, vic liờn kt o to hin nay mang tớnh t, trn lan. C ch
qun lý lng lo, cnh tranh ngy cng ph bin v gay gt . Vic tuyn sinh
o to ngy ca ng khú khn. ú l mt trong nhng nguyờn nhõn hn chế s
phỏt trin v qui mụ ca giỏo dc thng xuyờn trong cụng tỏc liờn kờ t a o
to. Vỡ vy, m bo tớnh nghiờm tỳc v gi uy tớn vi cỏc c s liờn kt o
to ng thi qun lý tt quỏ trỡnh o to l mt yờu cu thit yu ca cỏc
Trung tõm GDTX.
Th ba, khụng th cú cht lng o to nu khụng cú s u t v c
s vt cht, thit b phc v dy hc. Hu nh tt c cỏc trung tõm GDTX u
rt khú khn trong vic phỏt trin c s vt cht vỡ phn ln ch s dng kinh
phí tiết kiệm từ ngun kinh phớ liờn kt o to m rng v phỏt