Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

câu hỏi và bài tập bảo hiểm doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.28 KB, 11 trang )

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN LÝ THUYẾT
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Biện pháp nào sau đây được coi là một trong các biện pháp tài trợ rủi ro?
a. Né tránh rủi ro
b. Giảm thiểu tổn thất
c. Chấp nhận rủi ro
d. Ngăn ngừa tổn thất
Câu 2: Đặc điểm của bảo hiểm là:
a. Chuyển giao rủi ro một chiều từ người tham gia bảo hiểm cho nhà bảo hiểm
b. Là sự thoả thuận bằng miệng giữa người tham gia và nhà bảo hiểm về việc
thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình
c. Dựa trên nguyên tắc tương hỗ số lớn bù số ít
d. Bảo hiểm được cho mọi loại rủi ro
Câu 3: Bảo hiểm bắt buộc trong bảo hiểm thương mại là:
a. Bắt buộc người tham gia phải mua loại bảo hiểm đó tại một công ty nhất định
b. Bắt buộc phải mua loại bảo hiểm đó tại bất kỳ công ty bảo hiểm nào
c. Áp dụng khi đối tượng cần mua bảo hiểm không chỉ cần thiết đối với một số ít
người mà là yêu cầu của toàn xã hội
d. Cả a và c đều đúng
e. Cả b và c đều đúng
Câu 4: Các loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật dồn tích là:
a. Bảo hiểm phi nhân thọ
b. Bảo hiểm xe cơ giới
c. Bảo hiểm nhân thọ
d. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Câu 5: Kỹ thuật phân bổ trong bảo hiểm thương mại là:
a. Phân bổ số phí thu được cho người bảo hiểm
b. Phân bổ trách nhiệm của công ty bảo hiểm gốc cho công ty tái bảo hiểm
c. Phân bổ số tiền bồi thường cho năm tài chính sau trong trường hợp sự kiện bảo
hiểm đã xảy ra nhưng chưa được khai báo hoặc chưa xác định được trách nhiệm bồi
thường của bảo hiểm.


d. Phân bổ số phí thu được cho trách nhiệm chưa hoàn thành của nhà bảo hiểm
trong năm tài chính sau.
e. Cả c và d đều đúng
Câu 6: Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm, các loại bảo hiểm được xếp thành 3 nhóm:
a. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thương mại, bảo hiểm trách nhiệm dân sự
b. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm hỗn hợp
c. Bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm con người
Câu 7: Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm thương mại là:
a. Nguyên tắc số đông
b. Nguyên tắc lựa chọn rủi ro
c. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối
d. Nguyên tắc phân chia, phân tán rủi ro
e. Cả a, b, c d đều đúng
Câu 8: Nguyên tắc trung thực tuyệt đối của hợp đồng bảo hiểm là:
a. Công ty bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm cho người
tham gia bảo hiểm
b. Người được bảo hiểm cam kết sẽ đóng đủ phí cho công ty bảo hiểm
c. Công ty bảo hiểm khẳng định tin tưởng rủi ro chắc chắn sẽ xảy ra
d. Người được bảo hiểm đã khai báo đầy đủ rủi ro của mình
Câu 9: Tái bảo hiểm là:
a. Công ty bảo hiểm giữ lại toàn bộ rủi ro
b. Hai hoặc nhiều công ty bảo hiểm cùng đảm bảo cho một rủi ro và mỗi công ty
chịu một mức nhận cũng như mức phí và bồi thường tương ứng.
c. Công ty bảo hiểm chuyển một phần rủi ro và một phần phí bảo hiểm cho công
ty khác.
d. Cả b và c đều đúng
Câu 10: Khách thể của hợp đồng bảo hiểm là:
a. Đối tượng bảo hiểm
b. Là quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm
c. Là lợi ích kinh tế gắn liền với sự an toàn của đối tượng bảo hiểm mà bên được

bảo hiểm được bảo vệ bởi hợp đồng bảo hiểm
d. Cả a và b
e. Cả b và c
Câu 11: Phí bảo hiểm là:
a. Số tiền trả khi rủi ro xảy ra
b. Giá thành của sản phẩm bảo hiểm
c. Giá cả của sản phẩm bảo hiểm
d. Số tiền mà công ty bảo hiểm sẽ trả lại cho người được bảo hiểm khi không có
rủi ro xảy ra.
Câu 12: Số tiền bảo hiểm là:
a. Phí bảo hiểm
b. Giới hạn trách nhiệm bồi thường hay trả tiền tối đa của nhà bảo hiểm trong
một vụ tổn thất hay một năm tổn thất
c. Giá trị bảo hiểm
d. Số tiền của đối tượng bảo hiểm
Câu 13: Mức miễn thường là:
a. Công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường cho người được bảo hiểm
b. Công ty bảo hiểm sẽ không thu phí của người được bảo hiểm
c. Công ty bảo hiểm không bồi thường khi tổn thất ở dưới một mức nào đó
d. Công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường khi tổn thất ở trên một mức nào đó.
Câu 14: Bồi thường theo tỷ lệ áp dụng trong trường hợp:
a. Bảo hiểm trên giá trị
b. Bảo hiểm đúng giá trị
c. Bảo hiểm dưới giá trị
d. Cả a, b, c đều sai
Câu 15: Nguyên tắc bồi thường trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là:
a. Công ty bảo hiểm bồi thường tối đa bằng giá trị thiệt hại thực tế mà bên được
bảo hiểm phải gánh chịu.
b. Công ty bảo hiểm trả tiền theo quy định trước trong hợp đồng bảo hiểm
c. Công ty bảo hiểm chắc chắn sẽ bồi thường khi tổn thất xảy ra

d. Công ty bảo hiểm trả tiền theo chi phí thực tế phát sinh.
Câu 16: Thế quyền trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là:
a. Người được bảo hiểm được thay thế công ty bảo hiểm yêu cầu người khác bồi
thường cho mình
b. Công ty bảo hiểm thay thế người được bảo hiểm yêu cầu người khác bồi
thường cho mình
c. Người được bảo hiểm thay thế công ty bảo hiểm bồi thường cho người thứ ba
d. Công ty bảo hiểm được thay thế người được bảo hiểm yêu cầu người khác trả
lại số tiền ứng với phần lỗi mà người đó đã gây thiệt hại cho người được bảo hiểm.
Câu 17: Thế quyền được áp dụng trong:
a. Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự
b. Chỉ áp dụng cho bảo hiểm tài sản
c. Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm con người
d. Chỉ áp dụng cho bảo hiểm con người
Câu 18: Bảo hiểm trùng trong bảo hiểm tài sản là:
a. Tài sản được bảo hiểm bằng một hợp đồng bảo hiểm
b. Tài sản được bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng bảo hiểm
c. Tài sản được bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng bảo hiểm và tổng số tiền bảo hiểm
trên các hợp đồng đó lớn hơn giá trị bảo hiểm
d. Tài sản được bảo hiểm bằng nhiều hợp đồng bảo hiểm và tổng số tiền bảo
hiểm trên các hợp đồng đó bằng hoặc nhỏ hơn giá trị bảo hiểm
Câu 19: Nguyên tắc khoán trong kinh doanh bảo hiểm là:
a. Công ty bảo hiểm trả tiền theo chi phí thực tế phát sinh
b. Công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo số tiền trả bảo hiểm được ấn định
trước trong hợp đồng bảo hiểm
c. Công ty bảo hiểm chắc chắn sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm
d. Công ty bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm tối đa bằng thiệt hại
mà bên tham gia bảo hiểm phải gánh chịu.
Câu 20: Bảo hiểm y tế là loại bảo hiểm:
a. Con người vì mục tiêu lợi nhuận

b. Mang tính xã hội không vì lợi nhuận
c. Chỉ có người lao động đóng góp
d. Chỉ có người sử dụng lao động đóng góp
Câu 21: Thời hạn khiếu nại về việc bồi thường của bảo hiểm trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới là:
a. 1 năm kể từ khi doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán bồi thường hoặc từ chối
bồi thường
b. 2 năm kể từ khi doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán bồi thường hoặc từ chối
bồi thường
c. 3 năm kể từ khi doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán bồi thường hoặc từ chối
bồi thường
d. 4 năm kể từ khi doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán bồi thường hoặc từ chối
bồi thường
Câu 22: Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm của chu trình kinh doanh đảo ngược,
nghĩa là:
a. Bàn giao sản phẩm và nhận tiền cùng một lúc
b. Bàn giao sản phẩm và nhận tiền sau
c. Nhận phí bảo hiểm trước và bồi thường hoặc trả tiền sau
d. Nhận phí bảo hiểm và bồi thường cùng một lúc
Câu 23: Đại lý bảo hiểm là người:
a. Đại diện cho người tham gia bảo hiểm
b. Có nhiều thông tin đa dạng của nhiều công ty bảo hiểm khác nhau để tư vấn
cho khách hàng
c. Đại diện cho doanh nghiệp bảo hiểm
d. cả a và b đều đúng
Câu 24: Nguyên tắc phân chia bảo hiểm áp dụng khi:
a. Đối tượng bảo hiểm có giá trị nhỏ
b. Đối tượng bảo hiểm là nguồn nguy hiểm cao độ
c. Đối tượng bảo hiểm có độ rủi ro cao
d. Đối tượng bảo hiểm có giá trị lớn

Câu 25: Hãy xác định đối tượng bảo hiểm trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm
sản phẩm và thiệt hại như sau:
a. Sản phẩm của người bán hàng bị hỏng
b. Người bán hàng bị thương
c. Người mua hàng bị thương do sử dụng sản phẩm không đúng quy cách
d. Người mua hàng bị thương do sử dụng phải sản phẩm kém chất lượng
Câu 26: Trình bày các nguyên nhân gây ra rủi ro. Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 27: Nêu đặc điểm của bảo hiểm, phân tích các tác dụng của bảo hiểm
Câu 28: Bảo hiểm có phải là ngân hàng hay không? tại sao nói bảo hiểm có vai trò
là trung gian tài chính của nền kinh tế, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và
bảo hiểm thương mại còn làm tăng ngân sách Nhà nước? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 29: Trình bày sự khác nhau giữa hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hoạt động
của các loại bảo hiểm phi lợi nhuận. Bảo hiểm thương mại bắt buộc có phải là do
doanh nghiệp bảo hiểm bắt buộc người tham gia phải mua bảo hiểm cho họ hay
không? tại sao cần có bảo hiểm thương mại bắt buộc?
Câu 30: Các nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm thương mại là gì? Tại sao bảo
hiểm thương mại lại phải hoạt động tuân theo các nguyên tắc đó?
Câu 31: Trình bày khái niệm về hợp đồng bảo hiểm thương mại.
Câu 32: Phân biệt sự khác nhau giữa đại lý và môi giới bảo hiểm. Người mua bảo
hiểm nên mua ở đại lý hay môi giới? Vì sao?
Câu 33: Khách thể của hợp đồng bảo hiểm là gì? Ý nghĩa của việc quy định về
quyền lợi có thể được bảo hiểm. Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 34: Trình bày hiểu biết của anh chị về phí bảo hiểm, giá trị bảo hiểm và số tiền
bảo hiểm; mối quan hệ giữa giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm. Cho ví dụ minh
hoạ.
Câu 35: Phân biệt sự khác nhau giữa bồi thường bảo hiểm và trả tiền bảo hiểm.
Câu 36: Thời hạn bảo hiểm và thời hạn bồi thường trong bảo hiểm gián đoạn kinh
doanh có phải là một không? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 37: Đối tượng bảo hiểm là gì? Trình bày đối tượng của bảo hiểm tài sản, bảo
hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm con người. Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 38: Nêu các đặc trưng cơ bản của bảo hiểm con người.
Câu 39: tại sao các doanh nghiệp bảo hiểm vừa cạnh tranh mà vừa tìm cách liên kết
với nhau?
PHẦN 2: BÀI TẬP
Bài 1: Công ty bảo hiểm X trong năm nghiệp vụ N bảo vệ các hợp đồng rủi ro hoả
hoạn của mình bằng một hợp đồng tái bảo hiểm số thành, được xác định như sau:
- Người nhượng tái bảo hiểm giữ lại 30%
- Người nhận tái bảo hiểm chịu trách nhiệm 70%
- Trong năm nghiệp vụ đã phát sinh các hợp đồng gốc với số tiền bảo hiểm, phí
và thiệt hại như sau:
Hợp đồng
gốc
Số tiền bảo hiểm (triệu
USD
Phí gốc (USD)
Thiệt hại (triệu
USD)
1 10 15.000 8
2 8 12.000 -
3 7 10.500 -
4 4 6.000 2.5
5 1.7 1.550 -
6 0.9 1.350 -
7 0.85 1.275 0.85
8 0.6 900 0.5
9 0.4 600 -
10 0.3 450 -
Yêu cầu: Phân chia số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm và số tiền bồi thường giữa
người nhượng và người nhận tái theo từng hợp đồng gốc
Bài 2: Một kho hàng có các mặt hàng: cà phê trị giá 300 triệu đồng; trà và coca trị

giá 100 triệu đồng. Trong năm có các hợp đồng bảo hiểm được ký kết như sau:
- Hợp đồng X đảm bảo cho cà phê với số tiền bảo hiểm: 200 triệu đồng
- Hợp đồng Y đảm bảo cho cà phê, trà, coca với số tiền bảo hiểm: 300 triệu đồng
Trong năm tổn thất xảy ra cho mặt hàng cà phê là 240 triệu đồng
Yêu cầu: Xác định trách nhiệm của các hợp đồng X và Y
Bài 3: Một kho hàng có các mặt hàng: gia vị trị giá 500 triệu đồng; hương liệu trị
giá 100 triệu đồng và các mặt hàng khác trị giá 400 triệu đồng. Trong năm có các
hợp đồng bảo hiểm được ký kết như sau:
- Hợp đồng R đảm bảo cho gia vị với số tiền bảo hiểm là 300 triệu đồng
- Hợp đồng S đảm bảo cho gia vị và các mặt hàng khác với số tiền bảo hiểm là
600 triệu đồng
- Hợp đồng T đảm bảo cho gia vị và hương liệu với số tiền bảo hiểm 150 triệu đồng.
Yêu cầu:
1. Trong năm tổn thất xảy ra cho mặt hàng gia vị là 200 triệu đồng. Xác định
trách nhiệm của các hợp đồng R, S, T.
2. Nếu tổn thất xảy ra cho mặt hàng hương liệu là 100 triệu đồng. Xác định trách
nhiệm của các hợp đồng R, S, T.
3. Nếu tổn thất xảy ra cho mặt hàng hương liệu là 90 triệu. Xác định trách nhiệm
của các hợp đồng R, S, T.
Một kho hàng có các mặt hàng: đậu xanh trị giá 400 triệu đồng; đậu nành trị giá
300 triệu đồng và các mặt hàng khác trị giá 200 triệu đồng. Trong năm có các hợp
đồng bảo hiểm được ký kết như sau:
- Hợp đồng X đảm bảo cho đậu xanh với số tiền bảo hiểm là 400 triệu đồng
- Hợp đồng Y đảm bảo cho đậu xanh và các mặt hàng khác với số tiền bảo hiểm
là 500 triệu đồng
- Hợp đồng Z đảm bảo cho đậu xanh và đậu nành với số tiền bảo hiểm 500 triệu
đồng.
Yêu cầu:
4. Trong năm tổn thất xảy ra cho mặt hàng đậu xanh là 150 triệu đồng. Xác định
trách nhiệm của các hợp đồng X, Y, Z.

5. Nếu tổn thất xảy ra cho mặt hàng đậu nành là 200 triệu đồng. Xác định trách
nhiệm của các hợp đồng X, Y, Z.
6. Nếu tổn thất xảy ra cho các mặt hàng khác là 90 triệu. Xác định trách nhiệm
của các hợp đồng X, Y, Z.
Bài 4: Có vụ tai nạn đâm va xảy ra giữa 2 xe A và B. Lỗi và thiệt hại của các bên
xác định như sau:
Xe A Xe B
Lỗi 70% 30%
Thiệt hại: - Thân vỏ: 10 trđ 20 trđ
- Động cơ: 4 trđ 6 trđ
- Hàng hoá: Không 4 trđ
Yêu cầu: Xác định số tiền bồi thường trong thực tế mà Bảo việt phải trả trong
trường hợp trên biết rằng:
- Cả hai xe đều đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ
giới đối với người thứ ba với mức trách nhiệm tối thiểu theo quy định hiện hành tại
Bảo Việt.
Ngoài ra hai chủ xe còn tham gia bảo hiểm vật chất cho chiếc xe của mình, cụ
thể là:
- Xe A tham gia bảo hiểm thân vỏ (Bảo hiểm bằng giá trị) tại Bảo Việt
- Xe B tham gia bảo hiểm vật chất toàn bộ xe (số tiền bảo hiểm = 100% giá trị
xe) tại Bảo Việt
Bài 5: Có số liệu về một hợp đồng bảo hiểm như sau:
- Giá trị bảo hiểm: 500trđ
- Số tiền bảo hiểm: 420 trđ
- Mức khấu trừ cho tổn thất/1 sự cố: 10% giá trị tổn thất, không thấp hơn 2trđ
(Mức khấu trừ được tính sau khi đã áp dụng điều khoản bồi thường theo tỷ lệ)
Trong thời hạn hiệu lực của bảo hiểm đã phát sinh các sự cố được bảo hiểm với
giá trị phát sinh thiệt hại như sau:
Ngày tháng xảy ra Trị giá thiệt hại (trđ)
1/2 100

15/6 10
20/9 50
Yêu cầu: xác định tổng số tiền bồi thường của bảo hiểm
Bài 6:Xe toyota được bảo hiểm thân vỏ với các thông tin sau:
- Giá trị toàn bộ xe 1 tỷ đồng
- Tỷ lệ giá trị bộ phận thân vỏ chiếm 50% giá trị xe
- Tỷ lệ bảo hiểm 2%/năm
Trong thời hạn bảo hiểm phát sinh một sự cố được bảo hiểm dẫn đến chi phí
sửa chữa thân vỏ là 20 triệu đồng, động cơ 12 triệu đồng. Chi phí cẩu xe, kéo xe
đến nơi sửa chữa là 5 triệu đồng, chi phí giám định tổn thất 4 triệu đồng.
Yêu cầu: Xác định số tiền bảo hiểm của hợp đồng biết rằng bảo hiểm đúng giá trị,
số phí phải trả và số tiền bồi thường cuả bảo hiểm trong sự cố trên
Bài 7: Một chiếc xe ôtô có giá trị 500 triệu VNĐ được bảo hiểm bởi ba hợp đồng
bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới với cùng điều kiện bảo hiểm (bảo hiểm vật chất
toàn bộ xe):
+ Hợp đồng 1, với doanh nghiệp bảo hiểm A, số tiền bảo hiểm: 200 triệu VNĐ
+ Hợp đồng 2, với doanh nghiệp bảo hiểm B, số tiền bảo hiểm: 300 triệu VNĐ
+ Hợp đồng 3, với doanh nghiệp bảo hiểm C, số tiền bảo hiểm: 150 triều VNĐ
Trong một vụ tai nạn, thiệt hại xảy ra với chiếc xe ôtô đó là 50 triệu VNĐ,
thuộc trách nhiệm bồi thường của cả ba hợp đồng bảo hiểm.
Yêu cầu: xác định trách nhiệm bồi thường thực tế của các hợp đồng 1,2 và 3.
Bài 8: Trong một vụ tai nạn giao thông, hai xe máy A và B va quyệt nhau. vụ
va chạm đó làm bị thương một người đi xe đạp. Thiệt hại của các bên theo kết quả
giám định như sau:
- Xe máy A thiệt hại 30% giá trị xe, hỏng một giỏ trái cây trị giá 500.000 đồng,
lái xe A bị thương vào viện điều trị 10 ngày, khi xuất viện thanh toán viện phí toàn
bộ hết 1triệu đồng.
- Xe máy B thiệt hại 70% giá trị xe, lái xe B bị thương nặng, điều trị nội trú tại
bệnh viện 40 ngày, khi xuất viện phải thanh toán toàn bộ viện phí hết 5triệu đồng.
- Xe đạp bị hỏng thiệt hại 300.000 đồng, người đi xe đạp bị thương nhẹ, tổng

thiệt hại về người là 500.000 đồng.
- Giá trị thực của xe máy A là 20triệu đồng
- Giá trị thực của xe máy B là 30 triệu đồng
Xe A có lỗi 60%, xe B có lỗi 40%.
Hai chủ xe máy A và B đều mua bảo hiểm trách dân sự bắt buộc của chủ xe cơ
giới theo quy định tại hai công ty bảo hiểm X và Y. Xác định số tiền bồi thường của
hai công ty X và Y cho hai chủ xe A và B .
Bài 9. Xe tải X đâm va vào một em học sinh gây hậu quả như sau:
Em học sinh bị gãy xương hàm, chi phí điều trị hết 5triệu đồng
Yêu cầu: xác định số tiền mà em học sinh được nhận từ các hợp đồng bảo
hiểm biết rằng:
- Xe tải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo
quy định
- Em học sinh tham gia bảo hiểm toàn diện học sinh với số tiền bảo hiểm là 20
triệu đồng và tỷ lệ trả tiền bảo hiểm tương ứng trong trường hợp này là 10% số tiền
bảo hiểm
- Lỗi hoàn toàn thuộc xe tải X
Bài 10: Một lô hàng trị giá 2triệu USD được bảo hiểm toàn bộ giá trị cộng lãi
ước tính 10%, tỷ lệ phí bảo hiểm là 0,5%, mức miễn thường có khấu trừ là 10% giá
trị thiệt hại nhưng không thấp hơn 1.500USD. Trên đường vận chuyển, tài sản bị
thiệt hại 8.000USD chưa tính lãi (thuộc phạm vi bảo hiểm).
Yêu cầu: a. tính phí bảo hiểm
b. tính số tiền bồi thường của bảo hiểm trong trường hợp trên.
C. PHẦN III: CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
1. Phương và Hà đi dạo phố Buôn Ma Thuột, bỗng nhiên Phương nhìn vào công ty
bảo hiểm AAA chi nhánh BMT và nói với Hà: “Hà ơi, công ty này có bán bảo
hiểm tai nạn con người 24/24, tớ với cậu vào đấy mua bảo hiểm cho Minh rồi hôm
nào đi Picnic mình lừa nó vào chỗ nguy hiểm cho nó bị tai nạn để mình đến lấy tiền
bảo hiểm của công ty đi” (cho biết Hà, Phương, Minh chỉ có quan hệ bạn bè ngoài
ra không còn quan hệ nào khác). Giả sử anh (chị) là Hà, bằng kiến thức đã học

trong học phần bảo hiểm, hãy chỉ ra chỗ sai trong tư tưởng nói của Phương và đưa
ra lời khuyên đối với Phương.
2. Huệ và Hương đi mua sắm trên phố Buôn Ma Thuột, khi đi qua công ty bảo hiểm
AAA chi nhánh Buôn Ma Thuột Hương nói với Huệ: “ở đây có bán bảo hiểm mất
trộm xe gắn máy, khi nào lên đây mua bảo hiểm này rồi để xe lung tung đỡ tốn tiền
gửi xe mà chẳng sợ phải mất xe nữa vì nếu mất thì đã có bảo hiểm đền bù rồi nhỉ!”
Theo anh (chị) Hương mua bảo hiểm mà có tư tương như vậy và nếu Hương thực
hiện như lời nói đó của mình thì khi Hương bị mất xe máy, bảo hiểm AAA có chấp
nhận bồi thường cho Hương không? Bằng kiến thức đã học trong học phần bảo
hiểm, anh (chị) hãy cho hương một lời khuyên chân thành nhất.
3. Hiện nay thiên tai xảy ra liên tiếp trên lãnh thổ Việt Nam khiến những người sản
xuất nông nghiệp luôn phải đối mặt với cảnh thất bát, Chính phủ và nhân dân đã
dùng nhiều biện pháp để cứu trợ nhưng đó chỉ là một biện pháp hoàn toàn thụ động
và quyền lợi của người nông dân không được đảm bảo đầy đủ, mặt khác ngân sách
Nhà nước hạn hẹp lại luôn phải tốn khá nhiều vào vấn đề này. Nếu có bảo hiểm
nông nghiệp thì sẽ giúp được gì đối với người sản xuất nông nghiệp, với ngân sách
Nhà nước và toàn xã hội?
5. Huyền là một nhân viên tư vấn bảo hiểm nhân thọ của hãng Bảo hiểm bưu chính
(Préveor) Hà Nội. Sau khi tìm hiểu khách hàng có tên là Việt, Huyền xác định được
nhu cầu bảo hiểm nhân thọ của anh Việt là cần có sản phẩm Phước an gia.
Sản phẩm bảo hiểm Phước an gia là loại bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp có đặc điểm là
mức đóng góp tối thiểu ban đầu của người tham gia là 2,5 triệu đồng, lãi suất 8%
năm trong năm 2007, thời hạn bảo hiểm 15 năm và quyền lợi bảo hiểm đối với
trường hợp chết hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn tối đa là 100 triệu đồng. Người
tham gia có thể tham gia với phí lớn hơn 2,5 triệu đồng hoặc có thể đóng bổ sung
trong thời hạn bảo hiểm để được hưởng quyền lợi cả gốc và lãi cao hơn quy định
khi đáo hạn hợp đồng.
Huyền tiến hành tư vấn để bán sản phẩm này cho anh Việt rằng: “công ty bảo hiểm
nhân thọ của chúng em thực hiện đầu tư sinh lời rất cao do đó anh mua sản phẩm
này anh sẽ được hưởng lãi suất đối với khoản tiền đóng vào công ty cao gần bằng

ngân hàng (tới 8%/năm), mặt khác, hàng tháng công ty chúng em có thưởng cho các
khách hàng của mình căn cứ vào kết quả kinh doanh của công ty do đó tổng cả tiền
lãi và tiền thưởng có thể cao hơn lãi ngân hàng đấy ạ! Anh nên mua bảo hiểm này
sẽ có lợi hơn gửi tiền vào ngân hàng” Anh Việt nghe xong Huyền tư vấn và nói: “
Vậy hãng bảo hiểm của cô là một dạng của ngân hàng à? vậy sao không chuyển loại
hình thành ngân hàng luôn? Tôi quen gửi tiền vào ngân hàng rồi, tuy lãi suất có thể
thấp hơn cô nói nhưng nó ổn định, thôi tôi không mua bảo hiểm nhân thọ đâu”.
Vậy là Huyền đã thực hiện tư vấn không thuyết phục được anh Việt. Anh (chị) hãy
phân tích sự thất bại trong lời tư vấn của Huyền. Theo anh (chị), nên tư vấn như thế
nào thì có kết quả đối với sản phẩm Phước an gia nói trên?
6. Hè năm 2006, Lam về nghỉ hè, cô hàng xóm của Lam có tham gia bảo hiểm An
sinh lập nghiệp cho đứa con trai đầu của cô than phiền rằng: “Tham gia bảo hiểm
An sinh lậpnghiệp không bằng gửi tiền vào ngân hàng cháu ạ, lãi suất của nó thấp
lắm”. Nếu bạn là Lam, bạn sẽ nói gì với cô hàng xóm?
7. Mỗi người chúng ta, ai sở hữu xe gắn máy đều có trong tay một Giấy chứng
nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô đối với người thứ ba
và một Giấy chứng nhận bảo hiểm tai nạn con người theo chỗ ngồi trên mô tô xe
máy. Việc sở hữu hai loại giấy chứng nhận bảo hiểm trên chúng ta có được những
quyền lợi gì? Nếu xe máy của chính chúng ta bị mất hoặc bị hỏng thì có được
hưởng quyền lợi gì từ hai loại bảo hiểm đó không?
8. Có mấy loại bảo hiểm con người phi nhân thọ? Hãy xác định xem loại bảo hiểm
sau thuộc loại bảo hiểm nào của loại hình bảo hiểm con người phi nhân thọ:
a. Bảo hiểm sinh mạng con người
Phạm vi bảo hiểm: Tử vong do mọi nguyên nhân, kể cả tuổi già, bệnh tật (ngoại trừ
trường hợp có bệnh trước khi mua bảo hiểm), tai nạn trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Trường hợp Người được bảo hiểm bị tử vong thuộc phạm vi bảo hiểm, Bảo Hiểm
AAA trả toàn bộ số tiền bảo hiểm ghi trong Hợp đồng bảo hiểm hoặc Giấy chứng
nhận bảo hiểm.
b.Bảo Hiểm Trợ Cấp Nằm Viện, Phẫu Thuật
c. Bảo hiểm tai nạn 24/24h

×