Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long, chi nhánh cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.25 KB, 54 trang )

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ

PHẦN MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ở Việt Nam, hệ thống Ngân hàng được hình thành rất sớm và nó đã đóng
góp rất nhiều vào quá trình xây dựng đất nước, là bộ phận tiên phong trong sự
nghiệp đổi mới, là động lực góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Cùng với các Ngân hàng trên cả nước, Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng
Bằng Sông Cửu Long cũng góp phần rất lớn vào quá trình phát triển trong tỉnh
nhà nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung, từng bước cải thiện đời
sống của nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần…
Nhìn lại trong thời gian qua, Chính phủ nước ta đã có nhiều chính sách cải
cách tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển, điển hình là sự thay đổi to lớn
từ hệ thống ngân hàng một cấp trong thời kỳ bao cấp đã được nhà nước ta
chuyển sang mô hình ngân hàng hai cấp, có sự phân biệt rõ ràng chức năng
quản lý nhà nước của ngân hàng trung ương và chức năng kinh doanh tiền tệ
của NHTM và hoạt động của ngân hàng không ngừng thay đổi để phù hợp với
từng thời kỳ phát triển. Hiện nay, mạng lưới của các ngân hàng đang phát triển
rộng khắp, người ta có thể thấy các trụ sở, các chi nhánh, các phòng giao dịch
của các ngân hàng ở mọi nơi từ thành thị đến các vùng nông thôn còn ở xa
thành phố, khái niệm về ngân hàng đã không còn xa lạ đối với người dân.
Hòa nhịp cùng với sự phát triển của cả nước, Cần Thơ, là thành phố được
công nhận là thành phố loại một, cũng đã không ngừng đổi mới để tạo ưu thế
cho mình trong nhiều nghành nghề, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển
sản phẩm dịch vụ, công nghiệp, y tế, giáo dục…Trong đó, lĩnh vực tín dụng
cũng được các ngân hàng chú trọng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của
mình. Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng là một lĩnh vực hết sức nhạy
cảm, chứa đựng nhiều rủi ro, việc sử dụng nguồn vốn huy động được để phân
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ
phối cho các thành phần trong nền kinh tế một cách hiệu quả nhất quả là không


phải bất kì một ngân hàng nào cũng có thể làm tốt.
Chính vì những lý do trên, thấy được sự quan trọng của hoạt động tín dụng
trong ngân hàng nên em chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn
tại Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, chi nhánh Cần
Thơ” để làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Trong quá trình thực
hiện, do hạn chế về kiến thức và thời gian nên đề tài không thể tránh khỏi
những sai sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long, chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn 2009 – 2011
từ đó nhằm tìm ra các giải pháp thích hợp để giúp thúc đẩy hoạt động tín dụng
ngắn hạn tại chi nhánh Cần Thơ ngày càng tốt hơn trong thời gian sắp đến.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà
ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2009 - 2011 theo thành phần và ngành
kinh tế.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng
Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ.
- Đánh giá những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động tín dụng ngắn hạn
tại chi nhánh Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động
tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Phạm vi không gian
Đề tài phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát
Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ.
3.2. Phạm vi thời gian
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ
Đề tài nghiên cứu sử dụng và phân tích số liệu trong 3 năm 2009 – 2011,

được thực hiện từ ngày 01/02/2012 đến 26/03/2012.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động tín dụng ngắn hạn tại MHB
– chi nhánh Cần Thơ.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở kiến thức học ở trường, tích lũy trong thời gian thực tập, tổng hợp
với sách báo, tạp chí, em đã sử dụng các phương pháp sau đây trong phân tích đề
tài:
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo hoạt động kinh doanh của
chi nhánh, các số liệu phản ánh tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng
MHB qua ba năm 2009 - 2011
4.2. Phương pháp phân tích số liệu
+ So sánh tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa chỉ số kì phân tích so với
kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế: (kỳ sau - kỳ gốc)
ΔF = F1 - F0
Trong đó:
F1: Chỉ tiêu năm sau
F0: Chỉ tiêu năm trước
ΔF: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này được sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu
năm trước của các chỉ tiêu phân tích nhằm tìm hiểu tình hình biến động và
tìm ra nguyên nhân biến động, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
+ So sánh tương đối là kết quả của phép chia giữa tỉ số các kì phân tích so
với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế:
ΔF = ((F1 - F0)/F0)) x 100
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ
Trong đó:
F1: Chỉ tiêu năm sau
F0: Chỉ tiêu năm trước

ΔF: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này để làm rõ mức độ biến động của các chỉ tiêu phân
tích trong thời gian nào đó nhằm so sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các
năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân
biến động và đề ra biện pháp khắc phục.
5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương này sẽ giúp chúng ta hiểu biết một số khái niệm về tín
dụng và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Chương 2: Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Phát Triển
Nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ
Chương này sẽ cho chúng ta thấy được toàn cảnh về cơ cấu tổ chức,
tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh
Cần Thơ qua 3 năm 2009 – 2011.
Chương 3:Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân
hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ
Chương này là phần đánh giá những hạn chế và thành công của
MHB Cần Thơ qua 3 năm 2009 - 2011 đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả
hoạt động tín dụng ngắn hạn cho MHB Cần Thơ trong thời gian tới.
Phần kết luận và kiến nghị
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm về tín dụng
1.1.1. Tín dụng
Tín dụng xuất phát từ chữ la tinh là creditium có nghĩa là sự tin tưởng,
tín nhiệm. Tiếng Anh và tiếng Pháp đều lấy từ gốc này viết là credit. Theo
ngôn ngữ dân gian Việt Nam, tín dụng là sự vay mượn lẫn nhau.

Trong quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên
cơ sở có sự hoàn trả giữa hai chủ thể.
Trong một số tình huống cụ thể tín dụng đồng nghĩa với thuật ngữ cho vay.
1.1.2. Tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ
ngân hàng cho khách hàng, trong một thời hạn nhất định với một chi phí nhất
định.
Đặc điểm:
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người
sử dụng.
- Sự chuyển nhượng này có thời hạn.
- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.
1.1.3. Tín dụng ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn là những khoản cho vay đến 12 tháng và thường
được sử dụng để cho vay bổ sung việc thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục
vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân.
1.2. Bản chất, chức năng, vai trò của tín dụng
1.2.1. Bản chất của tín dụng
- Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay nghĩa là vốn được chuyển từ
người cho vay sang người đi vay.
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ
- Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất, nhưng người đi vay
không có quyền sở hữu về giá trị đó, mà chỉ tạm thời trong một thời gian nhất
định.
- Sự hoàn trả của tín dụng. đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn
của tín dụng và người đi vay phải hoàn trả vốn cho người cho vay.
1.2.2. Chức năng của tín dụng
 Phân phối lại tài nguyên
- Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời
chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn

- Phân phối gián tiếp: là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ
chức trung gian như ngân hàng, hợp tác xã, tín dụng, công ty tài chính
 Thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất
- Tín dụng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh
được thực hiện bình thường, liên tục và phát triển.
- Tín dụng tạo nguồn vốn để đầu tư mở rộng phạm vi, quy mô sản xuất.
- Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần thúc đẩy
lưu thông hàng hóa.
1.2.3. Vai trò của tín dụng
- Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì sản xuất vốn liên tục, đồng thời góp
phần đầu tư phát triển kinh tế.
- Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
- Tín dụng còn là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và
ngành kinh tế mũi nhọn.
- Tín dụng góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh
tế của các doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng
1.3.1. Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách
hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn cho vay đã thu hồi hay
chưa thu hồi. Doanh số cho vay tại ngân hàng thương mại là doanh số cho vay
của các khoản cho vay của ngân hàng thương mại. Các khoản cho vay có chất
lượng khi vốn vay được khách hàng sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, tạo ra
số tiền lớn hơn, thông qua đó ngân hàng thu hồi được gốc và lãi, còn doanh
nghiệp có thể trả được nợ, bù đắp chi phí và thu được lợi nhuận. Điều này có
nghĩa là ngân hàng vừa tạo ra hiệu quả kinh tế lại tạo được hiệu quả xã hội.
1.3.2. Doanh số thu nợ
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được

khi đáo hạn trong một thời điểm nhất định nào đó. Để đánh giá các chỉ tiêu
trên, ta thường so sánh mức độ tăng giảm của từng chỉ tiêu nêu trên qua các
năm với tỷ lệ tăng giảm là bao nhiêu để đánh giá tình hình hoạt động của ngân
hàng.
1.3.3. Dư nợ
Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay mà chưa thu được
vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh
hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + DSCV trong kỳ – Doanh số thu nợ trong kỳ
1.3.4. Nợ quá hạn
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả
được cho ngân hàng mà có nguyên nhân chính đáng, thì ngân hàng sẽ chuyển
tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là nợ quá hạn. Nếu tại một thời điểm
nhất định nào đó tại ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn chiếm trong tổng dư nợ
càng lớn thì nó phản ánh chất luợng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng càng
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ
kém và ngược lại. Nợ quá hạn là những khoản nợ thuộc nhóm 1 đến nhóm 5
trong cơ cấu phân loại nợ.
1.3.5. Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này giúp so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với khả năng
huy động vốn, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động. Chỉ số
này càng lớn vốn tồn đọng càng ít, đồng thời rủi ro tín dụng càng lớn. Nó giúp
cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy
động.
Dư nợ ngắn hạn
Tỷ lệ dư nợ / tổng vốn huy động (Lần) =
Tổng vốn huy động
1.3.6. Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ: Thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số
thu nợ.

Doanh số thu nợ ngắn hạn
Hệ số thu nợ = * 100(%)
Doanh số cho vay ngắn hạn
1.3.7. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này giúp các nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân
hàng với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng
vốn huy động. Chưa thể nói được chỉ tiêu này càng lớn hay càng thấp là tốt, vì
nếu tiền gửi ít hơn tiền cho vay thì ngân hàng phải tìm kiếm nguồn vốn có chi
phí cao hơn, nếu tiền gửi nhiều hơn tiền cho vay, ngân hàng sẽ thừa vốn, số
vốn thừa coi như lỗ. Tuy nhiên, nếu mọi khoản vay đều có hiệu quả thì tỷ lệ
này lớn hơn hoặc bằng một là tốt nhất.
Doanh số thu nợ ngắn hạn
Vòng quay vốn tín dụng (vòng) =
Dư nợ ngắn hạn bình quân
 Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ
Dư nợ NH đầu kỳ + Dư nợ NH cuối kỳ
Dư nợ ngắn hạn bình quân =
2
1.3.8. Chỉ tiêu nợ quá hạn ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng.
Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân
hàng này cao.
Nợ quá hạn ngắn hạn
Tỉ lệ nợ quá hạn NH trên dư nợ NH (%) = *100(%)
Dư nợ ngắn hạn
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH CẦN THƠ
2.1. Tổng quan về Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Phát Triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ được thành lập
vào ngày 21/04/1999, dưới sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước
Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 26/05/1999.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh đến nay, MHB chi nhánh Cần
Thơ đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình và không ngừng phát triển. Sau
hơn 10 năm hoạt động, hiện nay ngoài chuỗi sản phẩm, dịch vụ như các NHTM
khác trong dịa bàn thì MHB chi nhánh Cần Thơ đặc biệt chú trọng vào cho vay
xây dựng nhà ở, bổ sung vốn lưu động, cơ sở hạ tầng với nhiều hình thức cho
vay khác nhau: cho vay cá thể, cho vay mua, xây dựng nhà ở, sửa chữa nhà ở,
cho vay các đơn vị đầu tư xây dựng các khu dân cư tập trung như: Khu dân cư
Hưng Phú, khu dân cư 91B, khu Phú An, khu dân cư vượt lũ Thốt Nốt…
Bên cạnh đó, Ngân hàng còn tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ
cho cán bộ, nhân viên để nâng cao trình độ chuyên môn trong cơ quan mình,
nâng cao hiệu quả tín dụng và tạo sự tin cậy ngày càng cao đối với khách hàng,
góp phần đáng kể vào hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Ngoài trụ sở chính
đặt tại trung tâm của Thành phố, Ngân hàng còn thành lập thêm các phòng giao
dịch trong địa bàn thành phố, điều này chứng tỏ Ngân hàng ngày càng phát triển,
có xu hướng đi lên theo kịp với tiến độ phát triển của nền kinh tế ngày nay.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban
Có thể nói một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công của ngân
hàng là việc tổ chức nhân sự. Trong công tác tổ chức, Ban giám đốc rất quan
tâm đến việc tuyển chọn và quy hoạch cán bộ tín dụng có năng lực, đúng người
đúng việc. Đội ngũ nhân viên luôn được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn
và trình độ tin học. Nhất là trong điều kiện thị trường hiện nay, sự cạnh tranh cao
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ
giữa các ngân hàng thì việc tổ chức một đội ngũ cán bộ cùng nhân viên trình độ
cao sẽ là nhân tố quyết định đến sự phát triển lớn mạnh của ngân hàng.
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức MHB chi nhánh Cần Thơ
( Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự - MHB Cần Thơ )

 Ban giám đốc
Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, ký duyệt hợp đồng
tín dụng trong giới hạn ủy quyền của Hội đồng quản trị. Hướng dẫn, giám sát thực
hiện đúng chức năng, nhiệm vụ phạm vi hoạt động cấp trên giao, thường xuyên
theo dõi hoạt động tài chính, huy động vốn, công tác tín dụng. Có quyền quyết
định các việc tổ chức, miễn nhiệm hoặc khen thưởng cán bộ công nhân viên trong
cơ quan.
 Phòng hành chính nhân sự
- Thực hiện chức năng quản lý lực lượng công nhân viên chức, biên chế
cũng như hợp đồng trong việc tham gia các kỳ hoạt động của đơn vị.
- Lập các thủ tục cần thiết trình Ban giám đốc, ra quyết định nâng lương
hoặc thi hành kỷ luật, có trách nhiệm bảo quản toàn bộ tài sản của đơn vị, giám sát
hoặc tiếp nhận thông tin, tin tức có liên quan trình lên Ban giám đốc.
- Thực hiện chức năng hướng dẫn, kiểm soát việc thực hiện các chính sách,
chế độ của nhà nước, quy chế sử dụng quỹ bảo hiểm lao động, quỹ bảo trợ và các
quỹ khác.
 Phòng kế toán – ngân quỹ
- Thường xuyên theo dõi các khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra
chứng từ khi có phát sinh, có trách nhiệm thông báo về thu nợ và trả nợ tiền gửi
Ban Giám
Đốc
Phòng
Nguồn
Vốn
P.Kiểm
Soát Nội Bộ
P.Kế
Toán-
Ngân Quỹ
P.Hỗ

Trợ KD
P.Quản
Lý Rủi
Ro
P.HC
Nhân sự
Phòng
Kinh
Doanh
Các Phòng
Giao Dịch
Trung Tâm
DVKH SME
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ
của khách hàng, quy định về tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế
- Thực hiện chiết khấu chứng từ có giá, mở L/C, chuyển tiền điện tử.
- Xử lý các nghiệp vụ tin học phát sinh trong kinh doanh tại chi nhánh, lên
bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, hằng ngày thực hiện các báo cáo theo
quy định.
- Thủ quỹ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, tài sản trong kho
hằng ngày, quản lý an toàn cho kho quỹ, thực hiện các quy định biên chế về
nghiệp vụ thu, phát, vận chuyển tiền trên đường.
- Ngân quỹ trực tiếp trong việc thu ngân, giải ngân, giao dịch ký gửi tài sản
và các chứng từ có giá. Cuối ngày phải đối chiếu tiền mặt và sổ sách phải khớp
đúng, hoặc điều chỉnh khi có sai sót, thực hiện báo cáo theo quy định.
 Phòng kiểm soát nội bộ
- Kiểm soát viên kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chủ trương, chính
sách pháp luật của nhà nước và quy chế, quy định điều lệ hoạt động của ngân
hàng về kinh doanh tài chính để đảm bảo an toàn tài sản tại chi nhánh.
- Kiểm tra công tác điều hành và quản lý ngân hàng.

 Phòng kinh doanh
- Tham gia xây dựng chiến lược kinh doanh: tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm
định dự án và đưa ra mức đề nghị cho vay để trình lên Giám đốc duyệt, chịu trách
nhiệm chính trong việc quản lý dư nợ cho vay và giám sát việc sử dụng vốn, nhu
cầu vốn cần thiết để phục vụ đầu tư, từ đó trình lên Giám đốc có kế hoạch cụ thể
- Tổ chức chỉ đạo thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, kết hợp với kế toán
trong việc theo dõi và thu nợ đến hạn, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng thời hạn,
đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, tổng kết định kỳ hàng tháng, quý,
năm theo đúng quy định của Ngân hàng cấp trên.
- Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tín dụng tối thiểu phải đạt
được mục tiêu lợi nhuận đã đề ra.
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ
- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác như: kinh doanh đối ngoại,
chiết khấu bộ chứng từ xuất nhập khẩu, huy động vốn…
 Phòng quản lý rủi ro
- Lập báo cáo đánh giá rủi ro: Căn cứ vào thông tin, tài liệu có liên quan
đến hồ sơ cấp tín dụng và báo cáo thẩm định do phòng Kinh Doanh cung cấp, cán
bộ phòng Quản lý rủi ro sẽ tiến hành lập báo cáo phân tích theo pháp lý của hồ sơ,
tính khả thi của dự án/phương án vay vốn, tài sản đảm bảo…
- Tham gia vào việc giải quyết các khoản nợ xấu, nợ quá hạn
- Thu thập, phân tích và lập báo cáo phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng cho toàn chi nhánh, đưa ra các thông tin cảnh báo nhằm đảm bảo hoạt dộng
tín dụng an toàn, hiệu quả.
- Theo dõi hỗ trợ Phòng Kinh Doanh đánh giá danh mục tín dụng định kỳ,
tháng, quý, năm hoặc đột xuất để xác định mức độ rủi ro theo từng loại hình tài
trợ, cấu trúc khoản vay, phân khúc thị trường, khách hàng…
 Phòng hỗ trợ kinh doanh
- Hỗ trợ soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay khi
Phòng kinh doanh yêu cầu. Thực hiện công chứng, dăng ký giao dịch đảm bảo

theo quy định của MHB và các thủ tục có liên quan đến món vay mà Phòng kinh
doanh cung cấp.
- Nhận hồ sơ tín dụng và chuyển giao lưu kho theo quy định của MHB.
- Lập các báo cáo thống kê theo quy định, thông tin tín dụng.
- Lập hồ sơ xử lý nợ, miễn, giảm lãi trình Hội đồng xử lý rủi ro, miễn,
giảm của MHB.
- Theo dõi và cung cấp thông tin báo cáo cho lãnh đạo Phòng Kinh Doanh,
Ban Giám Đốc về các khoản vay tới hạn, các khoản lãi chưa thu…
 Phòng nguồn vốn
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ
- Theo dõi, quản lý nguồn vốn, điều chuyển vốn trong hệ thống và các
phòng giao dịch.
- Marketing, tiếp thị, huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức
kinh tế và dân cư.
- Thường xuyên theo dõi tình hình biến động lãi suất trên thị trường để
có sự điều chỉnh lãi suất huy động vốn cho thích hợp và đưa ra kế hoạch huy
động, đồng thời chịu trách nhiệm điều hòa nguồn vốn của Ngân hàng.
- Thực hiện công tác báo cáo thống kê theo quy định.
 Trung tâm dich vụ khách hàng SME
Là bộ phận chuyên trách phục vụ khách hàng là doanh nghiệp vừa và
nhỏ, đối tượng được đánh giá là khách hàng mục tiêu đầy tiềm năng.
 Các phòng giao dịch
Có chức năng chính như một chi nhánh Ngân hàng nhưng quy mô nhỏ
hơn và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng MHB – chi nhánh Cần Thơ.
2.2. Sơ lược về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát triển
nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát triển nhà
ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ
Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thể hiện năng lực hoạt
động trong quá trình hoạt động kinh doanh, đánh dấu sự phát triển của Ngân

hàng qua mỗi thời kỳ. Hơn thế nữa, kết quả hoạt động kinh doanh rất quan
trọng đối với nhà quản trị Ngân hàng trong việc lập kế hoạch cho tương lai và
khắc phục những tồn tại thiếu sót để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của
mình trong điều kiện nền kinh tế hội nhập. Hiệu quả của quá trình kinh doanh
thông thường được xem xét bằng cách so sánh kết quả kinh doanh đạt được với
chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng trong thời gian qua, ta xem xét bảng số liệu sau:
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Cần Thơ 2009 – 2011
(Đvt: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%)
Số tiền (%)
1. Thu nhập 131.886 146.961 204.650 15.075 11,43
57.689 39,25
- Thu từ HĐTD 130.908 145.237 202.236 14.329 10,95
56.999 39,24
- Thu khác 978 1.724 2.414 746 76,28
690 40,02
2. Chi phí 113.298 126.436 179.463 13.137 11,59
53.027 41,93
- Chi phí từ HĐTD
47.676 50.349 103.839 2.673 5,61
53.490 106,2
4
- Chi phí khác 65.622 76.087 75.624 10.464 15,95
(463) (0,60)
3. Lợi nhuận 18.588 20.525 25.187 1.938 10,43

4.662 22,71
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh MHB Cần Thơ)
Theo bảng số liệu trên thì thu nhập của Ngân hàng chủ yếu là thu từ hoạt
động tín dụng – thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu
nhập. Bởi vì thu nhập từ lãi vốn là hoạt động kinh doanh truyền thống của một
Ngân hàng. Cụ thể năm 2009 thu nhập từ hoạt động tín dụng 131.886 triệu
đồng năm 2010 là 146.961 triệu đồng tăng 11,43% và năm 2011 là 204.650
triệu đồng tăng 39,25%. Điều này khẳng định hoạt động tín dụng là hoạt động
mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng. Tuy nhiên, cơ cấu thu nhập như
vậy vốn rủi ro, không đảm bảo sự phát triển bền vững cho Ngân hàng. Hoạt
động tín dụng vốn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, khi nền kinh tế đang trên
đà tăng trưởng mạnh, các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nhiều để sản xuất
kinh doanh, tín dụng được mở rộng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy giảm, tiêu
dùng, sản xuất trì trệ, tín dụng sẽ thu hẹp, làm sụt giảm đáng kể nguồn thu của
Ngân hàng. Do vậy Ngân hàng cần phải có những biện pháp điều chỉnh lại cơ
cấu thu nhập của mình hướng vào các mảng hoạt động khác ít chịu tác động
của nền kinh tế, đặc biệt là mảng dịch vụ.
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ
Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, muốn có thu nhập thì phải bỏ ra
một khoản chi phí tương xứng. Chi phí hoạt động của Ngân hàng gắn liền với
chi phí huy động vốn để cho vay, cùng với sự tăng giảm của thu nhập thì chi
phí cũng tăng giảm tương ứng. Cụ thể tổng chi phí của năm 2009 là 113.298
triệu đồng, năm 2010 là 126.436 triệu đồng tăng 11,59% và năm 2011 là
179.463 triệu đồng tăng 41,93%. Ta thấy chi phí cho hoạt động tín dụng là khá
cao và tăng theo mức thu nhập của hoạt động này.
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của
Ngân hàng. Nó là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập thu được và các khoản
chi phí đã bỏ ra để phục vụ cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng trong một thời kỳ nhất định. Cụ thể lợi nhuận của MHB chi nhánh Cần
Thơ năm 2009 là 18.588 triệu đồng, năm 2010 là 20.525 triệu đồng tăng

10,43% so với năm 2009, năm 2011 là 25.187 triệu đồng tăng 22,71% so với
năm 2010. Ta thấy lợi nhuận tăng theo các năm chứng tỏ rằng hoạt động của
Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ đang phát triển và đem lại kết quả tốt. Để
thấy rõ hơn về sự phát triển đó ta cùng xem biểu đồ dưới đây.
Hình 2: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh MHB chi nhánh Cần
Thơ qua 3 năm 2009 - 2011
2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi
nhánh Cần Thơ
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ
Nguồn vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng tạo lập
và huy động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh
doanh khác. Nguồn vốn của Ngân hàng bao gồm:
- Vốn huy động
+ Tiền gửi có kỳ hạn
+ Tiền gửi không kỳ hạn
- Vốn điều chuyển từ Hội sở
- Vốn khác
+ Vốn tự có
+ Tài sản nợ khác
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn kinh doanh của MHB Cần Thơ qua
3 năm 2009 – 2011
( Đvt: Triệu đồng )
Chỉ tiêu
Năm
2009 2010 2011
Số tiền
Tỷ
trọng
(%) Số tiền
Tỷ

trọng
(%) Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
1. Vốn huy động 532.271 47,73 670.271 62,62 713.246 62,34
2. Vốn điều chuyển 506.502 45,42 321.200 30,00 334.645 29,25
3. Vốn khác 76.456 6,85 78.958 7,38 96.237 8,41
Tổng nguồn vốn 1.115.22
9
100 1.070.429 100 1.144.128 100
(Nguồn: Phòng nguồn vốn MHB Cần Thơ)
Qua những con số được thể hiện trong bảng 2 ta thấy cơ cấu vốn của
Ngân hàng dần thay đổi. Năm 2009 nguồn vốn hoạt động của ngân hàng vẫn
còn sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở khá cao chiếm 45,42%. Nhưng đến
năm 2010 và 2011 thì vốn huy động của Ngân hàng chiếm tỷ trọng nhiều hơn
vốn điều chuyển từ Hội sở giảm xuống, cụ thể chiếm 30,00% tổng nguồn vốn
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ
năm 2010 và 29,25% tổng nguồn vốn năm 2011. Nguyên nhân là do trong
những năm gần đây Ngân hàng chú trọng vào công tác huy động vốn nên tỷ
trọng vốn điều chuyển giảm dần trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Để thấy rõ hơn
chúng ta cùng xem biểu đồ dưới đây:
Hình 3: Biểu đồ thể hiện tình hình nguồn vốn kinh doanh MHB
Cần Thơ qua 3 năm 2009 – 2011
2.2.3. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi
nhánh Cần Thơ trong năm 2012
- Tiếp tục phát triển dư nợ trên cơ sở nguồn vốn huy động trên thị trường
I (dự kiến tối đa là 95% thị trường I ) và lựa chọn khách hàng có dự án,
phương án đầu tư hiệu quả sử dụng dịch vụ của MHB và huy động vốn để cho
vay.

- Tận dụng khai thác các nguồn vốn từ các dự án tín dụng quốc tế, thị
trường mở với lãi suất thấp để cho vay nông nghiệp – phát triển nông thôn và
các doanh nghiệp thực hiện các chính sách trọng điểm của chính phủ và các địa
phương.
- Tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, xử lý nợ xấu, nợ quá hạn.
- Chính sách lãi suất cho vay: duy trì chính sách lãi suất sàn, điều chỉnh
cho một số khách hàng có uy tín trong quan hệ tín dụng và sử dụng những sản
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ
phẩm, dịch vụ của MHB… và theo cơ chế điều hành của NHNN trong từng
thời điểm
- Kiểm tra tính tuân thủ quy trình, thủ tục hồ sơ cho vay
2.3. Tổng quan về tình hình hoạt động tín dụng chung của Ngân hàng
Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ
Trong những năm gần đây, MHB Cần Thơ đang triển khai việc hướng tới
nâng cao chất lượng tín dụng, liên tục đổi mới để hòa mình cùng với làn sóng
cạnh tranh của các NHTM trong địa bàn, hoạt động tín dụng của Ngân hàng
qua 3 năm 2009 – 2011 cũng có một số chuyển biến.
Bảng 3: Tình hình hoạt động tín dụng chung của MHB Cần Thơ qua 3
năm 2009-2011
(Đvt: Triệu đồng)
KHOẢN MỤC 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Số tiền % Số tiền %
1.Doanh số cho vay
1.459.60
5 1.569.094
1.642.30
8 109.489 7,50 73.214 4,66
a. Ngắn hạn 1.204.279
1.124.98
4

1.075.67
0 (79.295) (6,58) (49.314) (4,38)
b. Trung, dài hạn 255.326 444.110 566.638 188.784 73,93 122.528 27,58
2. Doanh số thu nợ 1.377.069
1.608.94
2
1.593.53
0 231.873 16,83 (15.412) (0,95)
a. Ngắn hạn 1.150.592 991.164
1.078.40
7 (159.428) (13,85) 87.243 8,80
b. Trung, dài hạn 226.477 617.778 515.123 391.301 172,77 (102.655) (16,61)
3. Dư nợ 917.284 877.436 926.214 (39.848) (4,34) 48.778 5,55
a. Ngắn hạn 445.833 579.653 576.916 133.820 30,02 (2.737) (0,47)
b. Trung, dài hạn 471.451 297.783 349.298
(173.668
)
(36,84
) 51.515 17,30
4. Nợ quá hạn 24.622 21.790 33.235 (2.832)
(11,50
) 11.445 52,52
a. Ngắn hạn 7.387 6.844 10.838 (543) (7,35) 3.994 58,35
b. Trung, dài hạn 17.235 14.946 22.397 (2.289) (13,28) 7 451 49,85
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh – MHB Cần Thơ)
2.3.1. Doanh số cho vay
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ
Doanh số cho vay của MHB qua 3 năm 2009 – 2011 có sự tăng giảm
không ổn định. Năm 2009, tổng doanh số cho vay đạt 1.459.605 triệu đồng,
trong đó doanh số cho vay ngắn hạn là 1.204.279 triệu đồng, trung dài hạn là

255.326 triệu đồng, đến năm 2010 doanh số cho vay tăng hơn năm trước
7,50% đạt 1.569.094 triệu đồng trong đó cho vay ngắn hạn là 1.124.984 triệu
đồng và trung dài hạn là 444.110 triệu đồng, đến năm 2011 là 1.642.308 triệu
đồng, ngắn hạn là 1.075.670 và trung dài hạn là 566.638 tăng 4,66% so với
năm 2010. Điều lý giải cho sự tăng trưởng này là do MHB đã có những chính
sách phù hợp thu hút được khách hàng ngoài ra còn do sự tác động của gói
kích cầu kinh tế của chính phủ, một số ngành kinh doanh, sản xuất được hỗ trợ
4% lãi suất khi vay vốn tại các NHTM và phần bù lãi suất sẽ được Ngân hàng
Nhà nước chi trả.
2.3.2. Doanh số thu nợ
Thông qua bảng số liệu ta thấy rằng cùng với sự gia tăng về doanh số
cho vay thì doanh số thu nợ cũng có chiều hướng tăng qua các năm. Doanh số
thu nợ năm 2010 tăng 16,83% so với năm 2009 trong đó thu nợ về ngắn hạn
giảm 13,85% còn trung dài hạn tăng 172,77%. Nguyên nhân của việc tăng
nhanh này là do các khoản cho vay dài hạn của Ngân hàng đã đến hạn và được
khách hàng hoàn trả dẫn đế sự gia tăng khá cao này. Đến năm 2011 doanh số
thu nợ đạt 1.593.530 giảm 0,95% so với 2010 nhưng khoản thu nợ về ngắn hạn
tăng 8,8% còn trung dài hạn thì giảm 16,61%. Đây là kết quả của toàn bộ cán
bộ tín dụng của Ngân hàng trong công tác thẩm định, đánh giá rủi ro, cộng với
công tác thu hồi nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ cho Ngân hàng được Ban lãnh
đạo Ngân hàng chỉ đạo hết sức chặt chẽ đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay ngắn
hạn.
2.3.3. Dư nợ
Dư nợ là kết quả của công tác cho vay và thu hồi nợ, thể hiện số vốn
mà Ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo, phản ánh
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ
quy mô hoạt động và tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng tại thời điểm
báo cáo.
Tình hình dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm có sự tăng giảm không ổn
định. Năm 2010, dư nợ tăng 39.484 triệu đồng so với năm 2009 trong đó thì

ngắn hạn tăng và trung dài hạn giảm. Nguyên nhân là do năm 2010 doanh số
cho vay giảm trong khi doanh số thu nợ lại tăng nên kéo theo dư nợ giảm. Năm
2011 dư nợ lại tăng lên 5,55%, nguyên nhân là do doanh số cho vay tăng lên
nhưng doanh số thu nợ lại giảm dẫn đến dư nợ năm 2011 tăng.
2.3.4. Nợ quá hạn
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì tình trạng nợ quá hạn
là điều không mong muốn của bất kỳ NHTM nào. Qua bảng số liệu ta có thể
thấy tình hình nợ quá hạn của MHB Cần Thơ qua 3 năm có sự tăng giảm
không ổn định, năm 2009, tổng nợ quá hạn của Ngân hàng là 24.622 triệu đồng
đến năm 2010 còn 21.790 triệu đồng giảm 11,50%. Đến năm 2011 tình hình nợ
quá hạn tăng lên đột biến 52,52%. Điều này là do tình hình kinh tế bất ổn, đặc
biệt là tình hình bất động sản, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn đến
khách hàng trả nợ không đúng hạn cho Ngân hàng, ngoài ra còn do một số
khách hàng cố tình trì hoãn việc trả nợ.
Nhìn chung, tuy vấn đề nợ quá hạn của Ngân hàng không ổn định
nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng.
Qua các số liệu được phân tích, ta có thể thấy tình hình hoạt động tín
dụng tăng trưởng tương đối tốt, kết quả hoạt động tín dụng của MHB Cần Thơ
qua 3 năm cho ta một dấu hiệu lạc quan về tình hình kinh doanh của Ngân
hàng trong thời gian tới, đây là một sự cố gắng hết lòng từ tập thể cán bộ, nhân
viên của Ngân hàng. Một điều đáng nói nữa là, hoạt động tín dụng ngắn hạn
luôn chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, luôn
là tâm điểm mà MHB Cần Thơ đặc biệt quan tâm.
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ
2.4. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Phát triển nhà
ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ
2.4.1. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế
của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ
Hòa mình cùng với sự phát triển của cả nước nói chung và của TP Cần
Thơ nói riêng, hoạt động cho vay ngắn hạn của MHB Cần Thơ cũng có nhiều

hướng tiếp cận khách hàng, cụ thể là MHB Cần Thơ đã và đang cho vay đa
dạng với nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
2.4.1.1. Doanh số cho vay
Sau đây là bảng số liệu về doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ
Bảng 4: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của MHB Cần Thơ qua 3 năm 2009 – 2011
(Đvt: Triệu đồng)
Khoản mục Năm So sánh
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền
Tỷ
trọng
(%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền % Số tiền %
Kinh tế có vốn nhà nước 15.454 1,28 11.586 1,03 13.467 1,25 (3.868)
(25,03
) 1.881 16,24
Kinh tế tư nhân 304.321 25,27 273.218 24,29 312.460 29,05 (31.103)
(10,22
) 39.242 14,36
Kinh tế cá thể 884.504 73,45 840.180 74,68 749.743 69,70
(44.324
) (5,01) (90.437) (10,76)
Tổng
1.204.27
9 100
1.124.98

4 100
1.075.67
0 100 (79.295) (6,58) (49.314) (4,38)
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh – MHB Cần Thơ)
Hình 4: Biểu đồ doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của MHB Cần Thơ qua 3 năm 2009 - 2011
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ
Đối với thành phần kinh tế có vốn nhà nước: Năm 2009 doanh số
cho vay ngắn hạn đối với thành phần này đạt 15.454 triệu đồng chiếm tỷ trọng
1,28% và giảm xuống 25,03% ở năm 2010 còn 11.586 chiếm tỷ trọng 1,03%
và tăng lên 16,24% ở năm 2011 đạt 13.467 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,25%.
Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay ngắn hạn đối với thành phần này tăng
giảm không ổn định qua các thời kì là do chính sách của nhà nước đã hỗ trợ
vốn cho các doanh nghiệp nhà nước làm cho nhu cầu vay vốn của thành phần
này không ổn định
Đối với thành phần kinh tế tư nhân: Năm 2010 doanh số cho vay
ngắn hạn đối thành phần này đã giảm 10,22% so với năm 2009 ( giảm 31.103
triệu đồng ), trong khi đó đối với thành phần kinh tế cá thể thì vẫn tăng mặc dù
tình hình kinh tế được dự đoán không mấy khả quan. Nguyên nhân gây ra sự
giảm mạnh về doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế tư nhân là do chính
sách thắt chặt tín dụng đối với thành phần này, đến năm 2011 MHB Cần Thơ
mở rộng chính sách tín dụng nên doanh số cho vay đã bắt đầu tăng trở lại, tốc
độ tăng là 14,36% so với năm 2010 đạt 312.460 triệu đồng
Đối với thành phần kinh tế cá thể: Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng
cho vay đối với thành phần này luôn ở mức cao trong cơ cấu doanh số cho vay
ngắn hạn đều trên 50% cụ thể năm 2009 đạt 884.504 triệu đồng chiếm 73,45%
năm 2010 đạt 840.180 triệu đồng chiếm 74,68% và năm 2011 đạt 749.743 triệu
đồng chiếm 69,70%. Thành phần kinh tế tập thể qua 3 năm 2009 – 2011 không
phát sinh khoản vay, lý do là ở TP Cần Thơ, thành phần này chiếm tỷ trọng
nhỏ so với các thành phần kinh tế khác.
Xã hội ngày càng phát triển, vì thế mà nhu cầu của con người cũng

nâng cao. Do đó, đối tượng tín dụng ngắn hạn chiếm đa số doanh số cho vay là
kinh tế cá thể, khách hàng thuộc đối tượng này vay chủ yếu để tiêu dùng, mua
sắm, bổ sung vốn kinh doanh vừa và nhỏ. Ngoài ra cũng có một số khách hàng
làm nông nghiệp và kinh doanh theo thời vụ họ vay vốn ngắn hạn để sản xuất.
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ
2.4.1.2. Doanh số thu nợ:
Bảng 5 : Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của MHB Cần Thơ qua 3 năm 2009 –
2011
(Đvt: Triệu đồng)
Khoản mục Năm So sánh
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền
Tỷ
trọng
(%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền % Số tiền
Kinh tế có vốn nhà nước 13.157 1,14 10.682 1,08 12.025 1,12 (2.475) (18,81) 1.343
Kinh tế tư nhân 251.454 21,85 241.654 24,38 286.631 26,58 (9.800) (3,90) 44.977
Kinh tế cá thể 885.981 77,00 738.828 74,54 779.751 72,31
(147.153
) (16,61) 40.923
Tổng
1.150.59
2 100 991.164 100
1.078.40
7 100
(159.428

) (13,86) 87.243
( Nguồn: Phòng Kinh Doanh – MHB Cần Thơ )
Hình 5: Biểu đồ doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của MHB Cần Thơ qua 3 năm 2009 –
2011

×