PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trường THPT Thanh Chăn và trường THPT Thanh Nưa đóng trên
cùng địa bàn là khu vực lòng chảo của huyện Điện Biên; Điều kiện kinh tế xã hội và phong tục tập quán của con em đồng bào các dân tộc ở các xã thuộc
địa bàn tuyển sinh của hai trường là tương đồng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
dạy học của cả hai trường đều được Sở GD - ĐT đầu tư khang trang, hiện đại,
đồng bộ và có chất lượng tương đương nhau.
Vấn đề đặt ra là: Kết quả học tập bộ mơn Vật Lý của học sinh hai
trường có gì khác biệt? Và nếu có sự khác biệt thì sẽ xuất hiện vấn đề gì?
Nguyên nhân, giải pháp khắc phục các vấn đề đó như thế nào, để thúc đẩy kết
quả dạy học ở trường THPT Thanh Nưa?
2. Mục đích nghiên cứu
So sánh kết quả học tập môn Vật Lý của học sinh trường THPT Thanh
Chăn với học sinh trường THPT Thanh Nưa. Từ đó, phát hiện ra các vấn đề
yếu kém trong việc dạy và học môn Vật Lý và đề ra các giải pháp khắc phục
các vấn đề đó để thúc đẩy sự phát triển chất lượng dạy học của trường THPT
Thanh Nưa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: GV và HS trường THPT Thanh Chăn và trường THPT
Thanh Nưa.
- Phạm vi nghiên cứu: Kết quả học tập môn Vật Lý của HS trường
THPT Thanh Chăn và HS trường THPT Thanh Nưa
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng lý luận về giáo dục so sánh, quản lý giáo dục trên lĩnh
vực GD-ĐT và sử dụng phương pháp thống kê chọn mẫu, phương pháp phân
1
tích đánh giá trên biểu đồ, phương pháp so sánh tổng hợp. Tiểu luận đã sử
dụng số liệu thực tế để làm luận chứng đánh giá.
5. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài Phần mở đầu và Phần kết luận, nội dung của Tiểu luận có các
phần cụ thể như sau:
Phần I. Bối cảnh hiện tại của hai trường.
Phần II. So sánh kết quả học tập môn Vật lý của học sinh trường THPT
Thanh Nưa với học sinh trường THPT Thanh Chăn giai đoạn 2009 - 2013.
Phần III. Nhận xét, nguyên nhân và giải pháp.
2
PHẦN NỘI DUNG
I. Bối cảnh
1.1. Giới thiệu một vài nét về trường THPT Thanh Chăn.
Trường THPT Thanh Chăn- huyện Điện Biên được thành lập từ năm
2002; Là trường hạng 1 với tổng số 29 lớp, trong đó: 10 lớp khối 10, 10 lớp
khối 11 và 9 lớp khối 12. Địa bàn tuyển sinh vào lớp 10 là học sinh các
trường THCS thuộc huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ;
- Phương thức tuyển sinh: Thi tuyển.
-Cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ, khang trang, hiện đại đủ điều kiện
để phục vụ cho các hoạt động dạy và học. Thiết bị dạy học được đầu tư, cung
cấp đầy đủ theo đúng danh mục thiết bị tối thiểu do Bộ GD – ĐT quy định.
Nhà trường có 02 phịng thí nghiệm thực hành Vật lý, trong đó có 12 bộ thiết
bị thí nghiệm với đầy đủ các thiết bị thí nghiệm biểu diễn và thí nghiệm thực
hành. Đảm bảo tốt cho giáo viên giảng dạy bộ môn khai thác, sử dụng.
- Về đội ngũ: Tổng số giáo viên của trường ở thời điểm hiện tại là 72.
Trong đó: 15 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; 35 giáo viên dạy giỏi cấp trường; 12
giáo viên đạt loại khá; khơng có giáo viên xếp loại TB. Giáo viên giảng dạy
bộ môn Vật lý là 08 giáo viên. Trong đó, có 3 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và 5
giáo viên dạy giỏi cấp trường.
- Mục tiêu đào tạo của nhà trường:
+ Học sinh phát triển tồn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ.
+ Học đi đôi với hành, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng sáng tạo,
tư duy nhạy bén, có kinh nghiệm thích ứng với cuộc sống năng động, sáng
tạo, có khả năng phát triển và hội nhập trong nước và quốc tế.
+ Học sinh được giáo dục phẩm chất đạo đức và truyền thống
dân tộc .
3
+ Trường luôn đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, tiếp
cận các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại trong nước và trên thế giới.
+ Xây dựng một nhà trường thân thiện, học sinh tích cực với
phương châm: “Hiện đại hóa và giữ gìn bản sắc dân tộc”.
- Tổng quan về kết quả đào tạo môn Vật lý của trường:
+ Chất lượng đào tạo bộ môn được duy trì ổn định và bền vững.
Hàng năm, ln đảm bảo bằng và vượt chỉ tiêu đề ra.
+ Chất lượng học sinh thi TN THPT luôn vượt mặt bằng chung
của tỉnh.
+ Kết quả HSG cấp tỉnh: Nhà trường luôn đạt vị trí tốp đầu về số
lượng và chất lượng trong các cuộc thi.
1.2. Giới thiệu một vài nét về trường THPT Thanh Nưa.
Trường THPT Thanh Nưa - huyện Điện Biên được thành lập từ năm
2009; Là trường hạng 3 với tổng số 14 lớp: 05 lớp khối 10, 05 lớp khối 11 và
04 lớp khối 12. Địa bàn tuyển sinh vào lớp 10 là học sinh các trường THCS
thuộc huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ;
- Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển.
- Cơ sở vật chất được đầu tư mới đồng bộ, khang trang, hiện đại đủ
điều kiện để phục vụ cho các hoạt động dạy và học. Thiết bị dạy học được
đầu tư, cung cấp đầy đủ theo đúng danh mục thiết bị tối thiểu do Bộ GD – ĐT
quy định. Thiết bị thí nghiệm bộ mơn Vật Lý 06 bộ với đầy đủ các thiết bị thí
nghiệm biểu diễn và thí nghiệm thực hành, 01 phịng thí nghiệm thực hành,
đảm bảo cho giáo viên giảng dạy bộ môn khai thác, sử dụng tốt.
- Về đội ngũ: Tổng số giáo viên của trường ở thời điểm hiện tại là 39;
Trong đó: 05 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 12 giáo viên dạy giỏi cấp trường, 20
giáo viên khá, 02 giáo viên xếp loại TB. Giáo viên giảng dạy bộ môn Vật lý là
4
03 giáo viên, khơng có giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 01 giáo viên dạy giỏi cấp
trường, 02 giáo viên xếp loại chuyên môn khá.
- Mục tiêu đào tạo của nhà trường:
+ Học sinh phát triển toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ.
+ Học đi đơi với hành, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng sáng tạo,
tư duy nhạy bén, có kinh nghiệm thích ứng với cuộc sống năng động, sáng
tạo, có khả năng phát triển và hội nhập trong nước và quốc tế.
+ Học sinh được giáo dục phẩm chất đạo đức và truyền thống
dân tộc Việt Nam.
+ Trường luôn đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, tiếp
cận các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại trong nước và trên thế giới.
+ Xây dựng một nhà trường thân thiện, học sinh tích cực với
phương châm: “Hiện đại hóa và giữ gìn bản sắc dân tộc”.
- Tổng quan về kết quả đào tạo môn Vật lý của trường:
+ Số lượng học sinh đạt HSG cấp tỉnh còn khiêm tốn, có xu
hướng tăng dần trong những năm gần đây.
+ Chất lượng đào tạo bộ mơn được duy trì ổn định, hàng năm
luôn đảm bảo chỉ tiêu đề ra.
+ Chất lượng học sinh thi TN THPT còn thấp hơn so với mặt
bằng chung của tỉnh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có sự cải thiện.
Từ bối cảnh nêu trên, nên kết quả học tập môn Vật Lý của học sinh 2
trường có sự khác biệt đáng kể. Việc so sánh kết quả học tập môn Vật Lý của
học sinh 2 trường là hết sức cần thiết, thông qua đó rút ra được hướng phát
triển cho việc giảng dạy và học tập môn Vật Lý của trường THPT Thanh Nưa
trong thời gian sắp tới.
II. So sánh kết quả học tập môn Vật lý của học sinh trường THPT Thanh
Nưa với học sinh trường THPT Thanh Chăn giai đoạn 2009 - 2013
5
2.1. Kết quả thi chọn HSG cấp trường và cấp tỉnh
Bảng 2.1. Số lượng và tỉ lệ HSG môn Vật Lý cấp trường và cấp tỉnh của 2
trường từ năm 2009 đến năm 2013.
THPT Thanh Chăn
Năm học
HSG trường
THPT Thanh Nưa
HSG tỉnh
HSG trường
HSG tỉnh
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2009-2010
10/921
1,08
4/921
0,43
3/410
0,07
0
0
2010-2011
13/ 952
1,36
6/952
0,63
5/418
1,2
1/418
0,24
2011-2012
15/953
1,57
9/953
0,94
6/415
1,45
1/415
0,241
2012- 2013
19/919
2,1
11/919
1,2
6/420
1,43
3/420
0,71
2.2. Kết quả HS xếp loại học lực Khá và Giỏi môn Vật Lý (các học sinh có
điểm TB mơn từ 6,5 trở lên)
%
60
50
43,2%
40
30
20
25%
25%
20%
20%
THPT Thanh Nưa
10
13,1%
5,1%
7,3%
THPT Thanh Chăn
6
Hình 2.1. So sánh Kết quả HS xếp loại học lực Khá và Giỏi môn Vật Lý5của
0
1
2
3
t
4
HS trường THPT Thanh Nưa với HS trường THPT Thanh Chăn giai đoạn
2009-2010
2010-2011
2012-2013
2011-2012
2009 – 2013
7
2.3. Kết quả HS xếp loại học lực TB môn Vật Lý (các học sinh có điểm TB
mơn từ 5,0 đến 6,4)
THPT Thanh Nưa
THPT Thanh Chăn
%
90
79,4%
80
78,7%
75,4%
74%
71%
70%
70
60
70,6%
54,3%
50
40
30
20
10
0
1
2
3
4
2009-2010
2010-2011
2011-2012
2012-2013
5 t
Hình 2.2. So sánh kết quả HS xếp loại học lực TB môn Vật Lý của 8
HS
trường THPT Thanh Nưa với HS trường THPT Thanh Chăn giai đoạn
2009 – 2013
2.4. Kết quả HS xếp loại học lực Yếu và Kém mơn Vật Lý (các học sinh có
điểm TB mơn từ 4,9 trở xuống)
%
30
25
20
THPT Thanh Nưa
THPT Thanh Chăn
15,5%
14%
15Hình 2.3. So sánh kết quả HS xếp loại học lực Yếu và Kém môn Vật Lý của
9
11,5%
HS trường THPT Thanh Nưa với HS trường THPT Thanh 2,5% giai đoạn
Chăn
6%
5%
4%
9,4%
2009-2010
2010-2011
2011-2012
2012-2013
5
10 0
1
2
3
4
5 t
2009 – 2013
III. Nhận xét, nguyên nhân và giải pháp.
3.1. Nhận xét
- Từ bảng 2.1. So sánh về số lượng và tỉ lệ HSG môn Vật Lý cấp
trường và cấp tỉnh của 2 trường từ năm 2009 đến năm 2013, nhận thấy: Số
lượng và tỉ lệ % HSG các cấp của trường THPT Thanh chăn vượt chội hơn
hẳn so với số lượng và tỉ lệ % HSG của trường THPT Thanh Nưa; Cả hai
trường đều có số lượng và tỉ lệ % HSG tăng dần qua từng năm học. Tuy
nhiên, trường THPT Thanh Chăn tăng với tốc độ nhanh hơn cả về số lượng
HSG cấp trường lẫn số lượng HSG cấp tỉnh.
10
Điều đó chứng tỏ, chiến lược phát triển và cơng tác bồi dưỡng HSG
môn Vật Lý các cấp của cả hai trường đều được quan tâm. Trường THPT
Thanh Chăn thực hiện tốt hơn và có hiệu quả hơn so với trường THPT Thanh
Nưa.
- Hình 2.1. So sánh kết quả HS xếp loại học lực Khá và Giỏi môn Vật
Lý của HS trường THPT Thanh Nưa với HS trường THPT Thanh Chăn giai
đoạn 2009 – 2013, cho thấy: Đường biểu diễn màu xanh của trường THPT
Thanh Chăn nằm trên đường biểu diễn màu cam của trường THPT Thanh
Nưa, rõ ràng tỉ lệ HS xếp loại học lực Giỏi môn Vật lý của trường THPT
Thanh Chăn cao hơn hẳn so với trường THPT Thanh Nưa; tỉ lệ HS xếp loại
học lực Giỏi của cả hai trường đều tăng dần từ năm 2009 đến năm 2013,
trường THPT Thanh Nưa tăng khá đều qua từng năm, trường THPT Thanh
Chăn có tỉ lệ khơng tăng trong năm học 2011- 2012 nhưng lại tăng khá nhanh
trong năm học 2012 – 2013 (năm học 2011 – 2012 là 25%, năm học 20122013 là 43,2 %).
Như vậy, cả hai trường đã có những bước chuyển biến rõ rệt trong việc
đào tạo chất lượng cao, số HS đạt học lực Khá và Giỏi đều tăng bền vững;
Tuy nhiên, trường THPT Thanh Nưa còn yếu hơn cả về số lượng và chất
lượng so với THPT Thanh Chăn.
- Hình 2.2. So sánh kết quả HS xếp loại học lực TB môn Vật Lý của
HS trường THPT Thanh Nưa với HS trường THPT Thanh Chăn giai đoạn
2009 – 2013. Cho thấy tỉ lệ HS xếp loại TB của cả hai trường gần tương
đương với nhau và được duy trì khá đều trong khoảng từ 55% đến 80%, có xu
hướng giảm nhanh trong năm học 2012 – 2013 là do tỉ lệ HS xếp loại Khá và
Giỏi tăng và tỉ lệ HS xếp loại Yếu – Kém giảm.
- Hình 2.3. So sánh kết quả HS xếp loại học lực Yếu và Kém môn Vật
Lý của HS trường THPT Thanh Nưa với HS trường THPT Thanh Chăn giai
đoạn 2009 – 2013. Ta thấy cả hai đường biểu diễn đều có xu hướng dốc
11
xuống khá đều, số HS xếp loại học lực Yếu và Kém của cả hai trường đều
giảm theo thời gian, tỉ lệ HS Yếu và Kém của trường THPT Thanh Nưa cao
hơn so với trường THPT Thanh Chăn.
Tổng quan về sự so sánh kết quả học tập môn Vật lý của hai trường cho
chúng ta thấy tỉ lệ HS Giỏi các cấp và tỉ lệ HS xếp loại Khá và Giỏi của
trường THPT Thanh Chăn luôn vượt trội so với trường THPT Thanh Nưa, tỉ
lệ HS xếp loại Yếu và Kém của trường Thanh Chăn lại thấp hơn so với trường
Thanh Nưa; Điều này có thể khẳng định rằng, chất lượng giảng dạy và học
tập môn Vật Lý của GV và HS của trường THPT Thanh Chăn tốt hơn so với
trường THPT Thanh Nưa.
3.2. Nguyên nhân
Sở dĩ chất lượng giảng dạy và học tập môn Vật Lý của GV và HS của
trường THPT Thanh Chăn tốt hơn so với trường THPT Thanh Nưa là do một
số nguyên nhân cơ bản sau:
- Chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 của trường THPT Thanh Chăn cao
hơn hẳn so với trường THPT Thanh Nưa: Trường THPT Thanh Chăn thực
hiện phương thức Thi tuyển còn trường THPT Thanh Nưa thực hiện phương
thức Xét tuyển; Đặc thù là một trường mới thành lập, đóng trên địa bàn xa
trung tâm của các xã xét tuyển, đường đi khó khăn, điều kiện về kinh tế xã hội
của các xã thuộc địa bàn tuyển sinh là hết sức khó khăn, nên ảnh hưởng
khơng nhỏ đến việc tuyển sinh và chất lượng HS đầu vào.
- Về đội ngũ GV dạy Vật lý của trường THPT Thanh Chăn có năng lực
chun mơn và nghiệp vụ sư phạm tốt hơn, có kinh nghiệm giảng dạy và
được đầu tư phát triển năng lực tốt hơn so với đội ngũ GV môn Vật lý của
trường THPT Thanh Nưa. Trường THPT Thanh Chăn có 3 GV giỏi cấp tỉnh
trong khi đó trường THPT Thanh Nưa khơng có GV dạy giỏi. Tóm lại, về số
lượng cũng như chất lượng, kinh nghiệm giảng dạy và phương pháp giảng
12
dạy của GV môn Vật Lý của trường THPT Thanh Chăn vượt trội hơn hẳn so
với trường THPT Thanh Nưa.
- Về phía HS: Trường THPT Thanh Chăn có khoảng 70% HS là người
dân tộc thiểu số, trường THPT Thanh Nưa có đến 95% HS là người dân tộc
thiểu số. Số HS có hồn cảnh đặc biệt khó khăn của trường THPT Thanh Nưa
hàng năm đều cao hơn so với trường THPT Thanh Chăn nên chất lượng học
tập của các em luôn thấp hơn so với trường THPT Thanh Chăn.
3.3. Một số giải pháp cho chất lượng giảng dạy và học tập của GV và HS
trường THPT Thanh Nưa
Để tiệm cận với kết quả học tập bộ mơn Vật Lý nói riêng và các bộ
mơn khác nói chung với kết quả học tập của trường THPT Thanh Chăn, thì
trường THPT Thanh Nưa cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:
- Về lâu dài nhà trường cần có kế hoạch tổng thể phát triển đội ngũ, xây
dựng thương hiệu để thu hút HS đầu vào với chất lượng tốt hơn, thay đổi
phương thức tuyển sinh từ xét tuyển sang thi tuyển.
- Có kế hoạch đào tạo nâng cao và thường xuyên bồi dưỡng năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ GV. GV phải ln có tinh thần
tự học, tự bồi dưỡng về năng lực chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy, học
hỏi kinh nghiệm giảng dạy từ các GV có năng lực chun mơn tốt, có kinh
nghiệm giảng dạy lâu năm của các trường trên cùng địa bàn và trong toàn
tỉnh. Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối
tượng HS, đặc biệt là đối tượng HS người dân tộc thiểu số, để từng bước nâng
cao chất lượng dạy và học bộ môn.
- Xây dựng tốt phong trào học tập của HS trong nhà trường, phát huy
tính tự giác tích cực của HS; Gây dựng mơi trường GD an tồn, thân thiện;
13
Tăng cường, đẩy mạnh công tác khen thưởng cho các học sinh có học lực Khá
và Giỏi, cần xây dựng chính sách đãi ngộ và hỗ trợ học tập cho các HS có
hồn cảnh đặc biệt khó khăn.
PHẦN KẾT LUẬN
Thơng qua việc so sánh kết quả học tập môn Vật Lý của HS trường
THPT Thanh Chăn với HS trường THPT Thanh Nưa từ đó phát hiện ra các
vấn đề yếu kém trong việc dạy và học môn Vật Lý cũng như các mơn học
khác trong nhà trường để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục các vấn đề còn
tồn tại, từng bước thúc đẩy sự phát triển chất lượng dạy học trong nhà trường
THPT. Bên cạnh các yếu tố khác thì người thầy chính là yếu tố quan trọng
nhất, quyết định đến chất lượng học tập của HS. Với cùng địa bàn, điều kiện
kinh tế - xã hội tương đồng, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tốt, nơi nào
có người thầy tâm huyết, năng lực chuyên môn tốt, phương pháp giảng dạy
phù hợp với các đối tượng HS thì nơi ấy chắc chắn sẽ có kết GD – ĐT cao
hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Đình Chuẩn, Báo cáo giáo dục cơ bản, NXB? 2011.
2. Nguyễn Tiến Đạt, Giáo dục so sánh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2010.
3. Nguyễn Tiến Đạt, Kinh nghiệm và thành tựu giáo dục và…, 2004.
4. UNDP. Human Development Reports, 2011.
Nhận xét:
14
Tôi nhận xét như sau: Nội dung tiểu luận là khá tốt và
tương đối đầy đủ so với yêu cầu.
Hình thức có các sai sót: Các lỗi về viết một văn bản
nghiêm chỉnh ở trình độ sau đại học mà tơi bơi màu đỏ: có
lỗi tơi chữa hộ, cịn lại thì anh tự chữa; anh đối chiếu bản
anh gửi tơi và bản tôi gửi lại để so sánh rồi sửa và bơi đen
lại; chỗ nào khơng hiểu thì hỏi tơi.
Thiếu một bản kê các từ viết tắt xếp thứ tự theo abc.
Vì tồn bộ nội dung luận văn phần lớn là anh nghĩ và
viết ra, nhưng nhiều ý lấy của tác giả khác, thí dụ tài liệu
anh đã viết trong bản danh mục
TÀI LIỆU THAM KHẢO
phải
ghi chỗ đó trong tiểu luận bằng ngoặc vuông và ghi kèm số
trang.Bảng danh mục tài liệu tham khảo của anh chưa đúng
chuẩn quy định, tôi ghi làm mẫu bên dưới và anh bổ sung
cho đủ những chỗ trích dẫn hoặc tham khảo ở cả các chỗ
trong tiểu luận. Không ghi vào trong danh mục các tài liệu
chưa được các NXB in chính thức, kể cả website.
Chất lượng của tiểu luận sẽ khá hơn: nếu chữa hết các lỗi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Tiến Đạt (2010), Giáo dục so sánh, NXB Đại
15
học Quốc gia Hà Nội.
[2] …
16