Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

bài số 2 công tác quản lý tiền lương lao động tại công ty cổ phần sản xuất thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.67 KB, 57 trang )

Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Dụng Tuấn
NHẬN XÉT
(Của giảng viên hướng dẫn)















………………………ngày … tháng … năm 2014
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký, ghi rõ họ tên)
SVTH: Vũ Thị Thu - Lớp CDQT13TH
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Dụng Tuấn
NHẬN XÉT
(Của giảng viên phản biện)
















………………………ngày … tháng … năm 2014
GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
(Ký, ghi rõ họ tên)
SVTH: Vũ Thị Thu - Lớp CDQT13TH
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Dụng Tuấn
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần sản xuất Thương mại và đầu
tư Việt Thanh, em được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong công
ty đặc biệt là các cô chú, anh chị phòng với phòng kế toán. Bên cạnh đó, là sự
hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Dụng Tuấn và sự cố gắng nỗ lực của
bản thân để hoàn thành chuyên đề này.Xong do kiến thức của bản thân còn hạn
hẹp, thời gian tiếp cận với thực tiễn chưa nhiều nên chắc chắn đề tài không tránh
khỏi sai sót và những khuyết điểm. Rất mong các cô chú, anh chị của nhà máy
cùng các thầy cô giáo trong trường góp ý kiến để chuyên đề của em được hoàn
thiện hơn cũng như bản thân em được trang bị thêm kiến thức, kinh nghiệm sau
này.
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Vũ Thị Thu - Lớp CDQT13TH
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Dụng Tuấn
MỤC LỤC

Thứ nhất: nhà máy trích kinh phí công đoàn chưa đúng với chế độ hiện hành 43
SVTH: Vũ Thị Thu - Lớp CDQT13TH
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Dụng Tuấn
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
NHẬN XÉT 1
Thứ nhất: nhà máy trích kinh phí công đoàn chưa đúng với chế độ hiện hành 43
SVTH: Vũ Thị Thu - Lớp CDQT13TH
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Dụng Tuấn
LỜI MỞ ĐẦU
Các doanh nghiệp dù kinh doanh ở lĩnh vực nào thì công tác quản lý
cũng hết sức quan trọng. Chỗ đứng trên thị trường của doanh nghiệp đó như thế
nào phần lớn phụ thuộc vào công tác quản lí tại doanh nghiệp đó như thế nào.
Công tác quản lý phải toàn diện về mọi mặt: quản lý sản xuất, quản lý nguyên
vật liệu, công cụ dụng cụ, quản lý tài sản cố định, quản lý tài chính Đặc biệt
đối với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước hiện này thì các tổ
chức kinh tế và các doanh nghiệp có quyền tổ chức, thực hiện các hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình một cách độc lập theo quy định của nhà nước.
Họ phải tự hạch toán và đảm bảo doanh nghiệp mình hoạt động có lợi nhuận,
và phát triển lợi nhuận đó, từ đó nâng cao lợi ích của doanh nghiệp, của người
lao động. Đối với nhân viên, tiền lương là khoản thù lao của mình sẽ nhận được
sau thời gian làm việc tại Công ty. Còn đối với Công ty đây là một phần chi phí
bỏ ra để có thể tồn tại và phát triển được. Một Công ty sẽ hoạt động và có kết
quả tốt khi kết hợp hài hòa hai vấn đề này. Do vậy công tác quản lý lao động
tiền lương là rất quan trọng trong việc đảm bảo được lượng nhân viên của công
ty theo quy chế trả lương của nhà nước và các khoản trích theo lương cho
người lao động cũng có sự khác nhau trong mỗi doanh nghiệp.
Tiền lương là một phần sản phẩm của xã hội được nhà nước phân phối
cho người lao động một cách có kế hoạch, căn cứ vào kết quả của người lao
động cống hiến sức lao động của mình vào quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền
lương của người lao động gắn liền với thời gian và kết quả lao động của nhân

viên đã thực hiện, và đó cũng chính là phần thu nhập của người công nhân. Khi
một doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ tiền lương đối với người lao động thì
doanh nghiệp sẽ đảm bảo được lượng nhân viên của công ty được ổn định,
người lao động đối với sản phẩm mình làm ra đồng thời phát huy được năng
lực sáng tạo của người lao động, khắc phục được khó khăn trong quá trình sản
xuất và đời sống để hoàn thành kế hoạch. Trong cơ chế mới của nhà nước ta
hiện nay việc thực hiện tiền lương trong các doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan
trọng cho doanh nghiệp đi vào làm ăn có lãi, kích thích sản xuất.Nhận thấy vai
SVTH: Vũ Thị Thu - Lớp CDQT13TH 1
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Dụng Tuấn
trò của việc quản lý tiền lương có ý nghĩa rất quan trọng. Với kiến thức hạn hẹp
của mình, em đã mạnh dạn tìm hiểu về chuyên đề “Công tác quản lý tiền
lương lao động tại công ty Cổ phần sản xuất Thương mại và đầu tư Việt
Thanh”.
Báo cáo này gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Thực trạng về công tác quản lý lao động tiền lương tại
công ty Cổ phần sản xuất Thương mại và đầu tư Việt Thanh.
Chương 3: Một số giải pháp về công tác quản lý lao động tiền lương
tại công ty Cổ phần sản xuất Thương mại và đầu tư Việt Thanh.
SVTH: Vũ Thị Thu - Lớp CDQT13TH 2
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Dụng Tuấn
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài.
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường với sự tham
gia của nhiều thành phần kinh tế, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa
học kỹ thuật, trên lĩnh sản xuất kinh doanh sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
ngày càng gay gắt, khắt khao lợi nhuận của các doanh nghiệp ngày càng cao.
Trong điều kiện đó, để có thẻ tồn tại, cạnh tranh và phát triển để đạt được
mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp phải xác định được mục tiêu hoạt động

phù hợp với năng lực và trình độ của mình, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả
nguồn vốn, đặc biệt là vốn cố định, mà tài sản cố định là tiền để quyết định sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiền lương là một phần sản phẩm của xã
hội được nhà nước phân phối cho người lao động một cách có kế hoạch, căn cứ
vào kết quả của người lao động cống hiến sức lao động của mình vào quá trình
sản xuất kinh doanh. Tiền lương của người lao động gắn liền với thời gian và
kết quả lao động của nhân viên đã thực hiện, và đó cũng chính là phần thu nhập
của người công nhân. Bởi vậy công tác quản lý mà đặc biệt là công tác quản lý
tiền lương cần được chú trọng để thu nhận đầy đủ, nhanh chóng kịp thời. Do
vậy, công tác quản lý tiền lương ngày càng quan trọng và không thể thiếu trong
quản lý từng doanh nghiệp.
Với ý nghĩa thực tế đó, để giúp em rèn luyện kỹ năng thực hành, vận
dụng lý thuyết và thực tế có hiệu quả cho công tác chuyện môn sau này em
chọn đề tài công tác quản lý lao động tiền lương tại công ty cổ phần sản xuất
thương mại và đầu tư Việt Thanh làm chuyên để báo cáo tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu với mục đích mang lại kiến thức khái quát về
việc quản lý tiền lương ở một công ty. Qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm
nâng cao công tác quản lý tiền lương tại Công ty cổ phần sản xuất thương mại
và đầu tư Việt Thanh.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu đề tài tôi sử dụng các phương pháp sau:
SVTH: Vũ Thị Thu - Lớp CDQT13TH 3
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Dụng Tuấn
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn thu thập thông tin thực tế.
4. Vấn đề cơ bản về tiền lương.
4.1. Khái niệm tiền lương.
Khái niệm tiền lương: Tiền lương (tiền công) là phần thù lao lao động

biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời
gian , khối lượng và tính chất công việc của họ Về bản chất tiền lương chính là
biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động.
4.2. Vai trò của tiền lương :
Đối với người lao động:
- Tiền lương là đòn bẩy kinh tế khuyến khích tinh thần hăng hái lao động
kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả của họ. Nói
cách khác tiền lương là nhân tố thúc đẩy năng suất lao động
- Tiền lương là nguồn thu nhập chính của người lao động để ổn định kinh
tế gia đình, đủ chi trả, có tích luỹ.
Đối với doanh nghiệp:
- Tiền lương là một chi phí của doanh nghiệp. Việc thực hiện chính sách
trả lương có vai trò thúc đẩy doanh ngiệp hoàn thiện tổ chức sản xuất, tổ chức
quản lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Với chế độ trả tiền lương thích hợp nhất cho người lao động trong
doanh nghiệp làm cho người lao động vì lợi ích kinh tế mà ra sức học tập nâng
cao trình độ văn hoá, tay nghề, khoa học kỹ thuật, phát huy sáng kiến cải tiến
công nghệ, quan tâm tới kết quả sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Ngoài ra tiền lương còn có vai trò lớn lao về mặt chính trị, xã
hội. Thông qua việc thực hiện chức năng của tiền lương: Điều phối kích thích
lao động, đảm bảo tái sản xuất sức lao động, tiền lương còn có vai trò là công
cụ quản lý vĩ mô của nhà nước.
4.3. Phân biệt tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa.
SVTH: Vũ Thị Thu - Lớp CDQT13TH 4
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Dụng Tuấn
- Tiền lương danh nghĩa: tiền lương danh nghĩa là thu nhập mà người lao
động nhận được sau khi làm việc, dưới hình thức tiền tệ.
- Tiền lương thực tế: tiền lương thực tế là khối lượng hàng hoá sinh hoạt
mà người lao động mua được bằng tiền lương danh nghĩa: tiền lương danh
nghĩa Tiền lương thực tế = chỉ số giá.

- Như vậy cái mà người lao động quan tâm không phải chủ yếu ở tiền
lương danh nghĩa mà ở tiền lương thực tế. Vì chỉ có tiền lương thực tế mới
phản ánh chính xác mức sống của người lao động, vì nó phụ thuộc vào sức mua
của đồng tiền và sự biến động giá cả của hàng hoá sinh hoạt, đặc biệt là giá cả
của những hàng hoá sinh hoạt chủ yếu, khi tiền lương danh nghĩa không đổi.
5. Xây dựng quỹ lương.
5.1. Khái niệm.
Quỹ lương là tổng số tiền mà doanh nghiệp hay một đơn vị kinh tế sử
dụng để trả cho người lao động. Việc xây dựng quỹ lương là cần thiết và quan
trọng vì thu nhập của người lao động phụ thuốc vào quỹ lương. Nếu sản xuất
kinh doanh có lãi thì quỹ lương lớn vàthu nhập của người lao động sẽ cao. Quỹ
lương và hiệu quả lao động có mối quan hệ với nhau, là cơ sở để xác định
lương cho người lao động. Quỹ lương do doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng.
5.2 Phân loại Quỹ lương.
Tiền lương cơ bản theo quy định của nhà nước và công ty( gọi là lương
cấp bậc hay tiền lương cố định).
Tiền lương biến đổi gồm các khoản :
-Tiền lương trả cho công nhân được huy động đi làm các công việc khác.
- Lương thời gian trả cho người lao động khi họ đi học.
-Phụ cấp làm thêm giờ, thêm ca, làm việc trong các ngày nghỉ phép lễ,
thứ 7, chủ nhật.
-Phụ cấp dạy nghề trong sản xuất.
-Phụ cấp trách nhiệm
-Phụ cấp thâm niên
-Phụ cấp công việc độc hại
-Phụ cấp thôi việc
-Các khoản thưởng thường xuyên
5.3. Quỹ lương được chia thành các loại như sau.
SVTH: Vũ Thị Thu - Lớp CDQT13TH 5
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Dụng Tuấn

-Quỹ lương theo kế hoạch : là tổng số tiền dự tính theo tiền lương cố
định và các khoản phụ cấp thuộc quỹ lương dùng để trả cho cản bộ công nhân
viên theo số lượng và chất lượng lao động khi người lao động hoàn thành kế
hoạch sản xuất trong điều kiện bình thường.
-Quỹ lương thực tế : là tổng số tiền thực đã chi trả cho người lao động
trong đó có những khoản được lập kế hoạch và những khoản không có trong kế
hoạch chi trả cho người lao độnglàm việc trong điều kiện sản xuất không bình
thường nhưng khi lập kế hoạch không tính đến.
Căn cứ vào tính chất và đặc điểm về ngành nghề kinh doanh của công ty,
công ty đã chọn kết quả kinh doanh làm cơ sở để xây dựng quỹ lương.
Quỹ lương của nhà máy bao gồm :
-Quỹ lương cơ bản bao gồm phụ cấp tiền lương cố định
-Quỹ lương biến đổi bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng mang
tính chất lương nhưng không nằm trong đơn giá tiền lương.
-Quỹ tiền lương làm thêm là tiền lương trả cho người lao động làm thêm
giờ, ngày, nghỉ … của người lao động.
-Quỹ lương bổ xung là khoản tiền được trích từ lợi nhuận của công ty.
Tổng quỹ tiền lương được tính như sau :
Q
tl =
Q
cb
+ Q

+ Q
lt
+ Q
bx
Trong đó :
Q

tl :
Tổng quỹ lương của nhà máy
Q
cb :
Quỹ tiền lương cơ bản
Q
bđ :
Quỹ tiền lương biến đổi
Q
lt
: Quỹ tiền lương làm thêm
Q
bx
: Quỹ lương bổ xung
6. Tổng quỹ lương.
6.1 khái niệm:
Tổng quỹ lương là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho tất
cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý (lương và các khoản phụ cấp có tính
chất lương) trong một thời kỳ nhất định.
Theo quy định hiện hành của nhà nước tổng quỹ lương bao gồm các
khoản:
SVTH: Vũ Thị Thu - Lớp CDQT13TH 6
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Dụng Tuấn
- Tiền lương tháng, tiền lương ngày theo hệ thống thang lương và mức
lương chức vụ quy định.
- Lương trả theo sản phẩm.
- Tiền lương trả cho công nhân khi họ làm ra sản phẩm hỏng theo chế độ
quy định. Tiền lương thời gian trả cho công nhân được huy động đi làm các
công việc khác.
- Lương thời gian trả cho người lao động khia họ đi học.

- Phụ cấp làm thêm giờ, thêm ca, làm việc vào các ngày nghỉ phép lễ,
thứ 7, chủ nhât.
- Phụ cấp dạy nghề trong sản xuất.
- Phụ cấp trách nhiệm.
- Phụ cấp thâm niên.
- Phụ cấp khu vực độc hại.
- Phụ cấp thôi việc.
- Các khoản thưởng thường xuyên.
6.2. Phân loại tổng quỹ lương trong doanh nghiệp.
Phân loại tổng quỹ lương theo tiêu thức lao động. Theo tiêu thức lao
động tổng quỹ lương bao gồm:
- Toàn bộ tiền lương.
- Phụ cấp có tính chất lương.
- Các thưởng thường xuyên.
Phân loại tổng quỹ lương theo tiêu thức thời gian.
- Tổng mức lương giờ: tổng mức lương giờ là tổng số tiền trả cho cán bộ
công nhân viên căn cứ vào tổng số giờ làm việc thực tế của họ.
- Tổng mức lương ngày: tổng mức lương ngày là tổng số tiền trả cho cán
bộ công nhân viên căn cứ vào tổng số ngày làm việc thực tế của họ.
- Tổng mức lương tháng: tổng mức lương tháng là tổng số tiền trả cho
cán bộ công nhân viên căn cứ vào phạm vi tháng làm việc của họ.
* Phân loại tổng quỹ lương: Quỹ lương bao gồm các khoản
+ Tiền lương theo thời gian
SVTH: Vũ Thị Thu - Lớp CDQT13TH 7
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Dụng Tuấn
+ Tiền lương theo sản phẩm
+ Tiền lương trả cho công nhân viên khi làm ra phế phẩm nhưng trong
phạm vi chế độ quy định (cho phép).
+ Tiền lương ngừng việc do các nguyên nhân không phải công nhân
viên gây ra

+ Lương thời gian công nhân viên được huy động đi làm cho công việc
(theo chế độ quy định).
+ Lương trả cho thời gian đi học (trong chế độ được hưởng) lương ng
hỉ
phép.
+ Thưởng có thường xuyên
+ Phô cấp thêm giê, thêm ca, làm việc vào những ngày nghỉ phép năm
+ Phô cấp dạy nghề trong sản xuất
+ Phô cấp tổ trưởng, phụ cấp bộ phận sản xuất
+ Phô cấp thâm niên theo chế độ
+ Phô cấp tài năng khu vực độc hại, thôi việc
Ngoài ra, trong quỹ lương kế hoạch còn được tính cả các khoản tiền
chi trợ cấp BHXH cho công nhân viên trong thời gian ốm đau, thai sản, tai
nạn, ốm đau….
Việc phân chia quỹ lương như trên có ý nghĩa nhất định trong công tác
hạch toán hạch toán tiền lương.
- Quản lý quỹ lương và chế độ tiền lương theo quy định của Nhà nước
nhằm đảm bảo quyền tự chủ của doanh nghiệp phải giải quyết hài hoà mối quan
hệ giữa lao động và tiền lương. Cụ thể là tiền lương lớn hơn mức độ tối thiểu
do Nhà nước quy định trước đây là 180.000đ/tháng sau đó là 210.000đ/tháng
và hiện nay là 290.000đ/tháng.
Người lao động có quyền hưởng năng suất lao động và chất lượng lao
động và kết quả của công việc, người lao động làm việc gì chức vụ gì thì hưởng
lương teo công việc đó chức vụ đó thông qua hợp đồng lao động thoả ước lao
động tập thể và theo quy định của Nhà nước. Tiền lương phải được trả bằng
SVTH: Vũ Thị Thu - Lớp CDQT13TH 8
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Dụng Tuấn
tiền mặt tới tận tay người lao động đồng thời doanh nghiệp phải đảm bảo tốc độ
tăng năng suất lao động phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân
của doanh nghiệp nó giúp cho việc hạ giá thành sản phẩm.

6.3. Các phương pháp xây dựng tổng quỹ lương trong doanh nghiệp.
- Từ năm 1986 trở về trước nhà nước quản lý quỹ tiền lương của doanh
nghiệp, tổng quỹ tiền lương đựơc xây dựng bằng cách : Số công Tổng quỹ Tiền
lương = x nhân bình lương bình quân quân
- Từ năm 1986 trở về đây các doanh nghiệp có hai phương pháp xây
dựng tổng quỹ lương. Tổng quỹ lương được tính theo phần trăm trên doanh thu
hoặc lợi nhuận. Tổng quỹ lương = nKH * DTKH nKH: Hệ số tiền lương kế
hoạch DTKH: Doanh thu kế hoạch.
6.4. Quản lý quỹ lương.
Quản lý quỹ lương là việc phân tích tình hình sử dụng quỹ lương trong
từng thời ký nhất định của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Phân tích tình hình quản lý quỹ lương nhằm:
- Thúc đẩy sử dụng hợp lý, tiết kiệm quỹ lương phát hiện những mất cân
đối giữa các chỉ tiêu sản lượng và chỉ tiêu tiền lương để có những biện pháp
khắc phục kịp thời.
- Góp phần củng cố chế độ hoạch toán, thực hiện nguyên tắc phân phối
theo lao động, khuyến khích tăng năng xuất lao động.
Quản lý tiền lương bao gồm các công việc:
- Xác định mức tiết kiệm tương đối và tuyệt đối
- Phân tích sự thay đổi số người làm việc trong doanh nghiệp.
- Phân tích sự thay đổi của tiền lương bình quân
- Tiền lương bình quân của nhân viên
- Tiền lương bình quân của cán bộ quản lý.
7. Các hình thức trả lương hiện nay.
Việc trả tiền lương cho lao động có thể thực hiện theo nhiều hình thức
khác nhau, tuỳ theo đặc điểm kinh doanh, tình chất công việc và trình độ quản
lý của doanh nghiệp. Mục đích của chế độ tiền lương là quán triệt phân phối
SVTH: Vũ Thị Thu - Lớp CDQT13TH 9
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Dụng Tuấn
theo lao động. Trên thực tế thường áp dụng các hình thức chế độ tiền lương

sau:
7.1. Hình thức trả lương theo thời gian:
Tiền lương theo thời gian thường áp dụng cho lao động làm công tác văn
phòng như: hành chính, quản trị, tổ chức lao động, thống kê, tài vụ, kế toán
Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào
thời gian làm việc thực tế. Tiền lương thời gian có thể chia ra các loại sau:
7.1.1. Tiền lương tháng:
- Tiền lương tháng là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cớ sở hợp
đồng lao động.
7.1.2. Tiền lương tuần:
- Tiền lương tuần là tiền lương trả cho một tuần làm việc được xác định
trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 và chia cho 52 tuần:
7.1.3. Tiền lương ngày :
Tiền lương ngày là tiền lương trả cho một ngày làm việc được xác định
bằng cách lấy tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng (theo chế
độ hiện hành nhà nước qui định là 22 ngày)
7.1.4. Tiền lương giờ :
Tiền lương giờ là tiền lương trả cho một giờ làm việc của người lao động
và được xác định bằng cách lấy tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc theo
qui định của luật lao động (không quá 8 giờ/ngày) - Do hạn chế nhất định của
hình thức trả lương theo thời gian (mang tính bình quân, chưa thực sự gắn với
kết quả sản xuất) nên để khắc phục phần nào hạn chế đó, trả lương theo thời
gian có thể được kết hợp chế độ tiền thưởng để khuyến khích người lao động
hăng hái làm việc.
* Ưu điểm: Tiền lương thời gian là đơn giản, dễ tính toán nhưng khó xác
định tiền lương sao cho phù hợp với kết quả lao động là rất khó, chưa gắn thu
nhập của mỗi người với kết quả lao động để nâng cao hiệu quả quản lý và sử
dụng lao động, doanh nghiệp phải xây dựng và hoàn thiện kỷ luật lao động tốt
đồng thời coi trọng công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá chất lượng công việc
SVTH: Vũ Thị Thu - Lớp CDQT13TH 10

Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Dụng Tuấn
phối hợp với việc giáo dục chính trị, tư tưởng, khuyến khích người lao động,
tiền lương thời gian gồm hai loại:
- Lương thời gian giản đơn: Xác định căn cứ mức lương cấp bậc và thời
gian làm việc thực tế.
- Lương thời gian có thưởng: Là việc kết hợp trả lương thời gian giản
đơn với việc trả lương thường xuyên, hình thức này thường áp dụng cho công
nhân phụ, làm công việc phụ hoặc công nhân chính làm việc ở nơi có trình độ
cơ khí hoá, tự động hoá cao. Tiền thưởng thường xuyên là tiền thưởng do hoàn
thành vượt mức kế hoạch, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu….mức thưởng
quy định bằng tỷ lệ % lương thực tế và mức độ hoàn thành công việc được
giao.
* Nhược điểm: Mang tính bình quân, chưa thực sự gắn với kết quả sản
xuất Tiền lương thời gian = Thời gian làm việc x Đơn giá tiền lương thời gian
- Đơn vị tính thời gian thường là: tháng, tuần, giê, ngày
7.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm.
Tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn
cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họ làm ra. Việc trả lương theo sản phẩm
có thể tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau như trả theo sản phẩm trực tiếp
không hạn chế, trả lương sản phẩm gián tiếp, trả theo sản phẩm có thưởng, theo
sản phẩm luỹ tiến, sản phẩm tập thể, sản phẩm khoán.
+ Lương sản phẩm luỹ tiến: Hình thức này được áp dụng trong những
khâu quan trọng trong sản xuất.
+ Lương sản phẩm cá nhân gián tiếp: Lương gián tiếp sản phẩm cá nhân
gián tiếp được áp dụng cho công nhân phụ, phụ thuộc vào mức lương của công
nhân chính.
+ Lương sản phẩm khoán: một công việc cụ thể được trả một khoản
lương nhất định khi hoàn thành xong công việc đó.
* Ưu điểm của hình thức này: Gắn việc trả lương với kết quả sản xuất
của mỗi người, khuyến khích người lao động ra sức học tập văn hoá,

khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ để nâng cao năng suất lao động, phát huy cải tiến
SVTH: Vũ Thị Thu - Lớp CDQT13TH 11
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Dụng Tuấn
kỹ thuật góp phần thúc đẩy công tác quản lý doanh nghiệp, nhất là quản lý lao
động.
Theo mối quan hệ giữa người lao động với kết quả lao động thì hình thức
lương sản phẩm gồm:
+ Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp: Tính cho người lao động,
hay một tập thể người lao động theo hình thức này không hạn chế số
lượng sản phẩm hoàn thành, chủ yếu áp dụng để tính lương sản phẩm cho bộ
phận sản xuất trực tiếp.
+ Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp : Tính cho người lao động
của công nhân viên sản xuất mà tính trả lương cho lao động gián tiếp mỗi
doanh nghiệp xây lắp dùng cách thức riêng dùa trên sự đánh giá mức độ quan
trọng của lao động gián tiếp đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.
+ Tiền lương sản phẩm luỹ tiến: Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp
kết hợp với tiền lương lũy tiến theo mức độ hoàn thành định mức sản
xuất sản phẩm tính cho từng lao động hay một tập thể lao động. Hình thức
thường được áp dụng để tính tiền lương sản phẩm cho từng bộ phận sản xuất
nhằm khuyến khích công nhân phát huy sáng kiến, nâng cao năng suất đảm bảo
thực hiện kế hoạch sản xuất một cách đồng bộ và toàn diện.
* Nhược điểm: Thời gian tính lương dài, khó khăn trong việc theo dõi.
7.3. Hình thức trả lương theo cấp bậc.
Hình thức trả lương theo cấp bậc là chế độ trả lương cho công nhân
những người trực tiếp sản xuất:
- Chế độ cấp bậc: tiêu chuẩn kỹ thuật đó là văn bản quy định mức độ
phức tạp và yêu cầu trình độ lành nghề của công nhân.
- Thang, bảng lương: thang, bảng lương xác định quan hệ về tỷ lệ tiền
lương giữa các công nhân cùng nghề, nhóm nghề giống nhau theo trình độ cấp
bậc của họ. Mỗi thang bảng lương gồm một số cấp bậc nào đó đựơc trả lương

cao hơn người lao động đơn giản mấy lần.
- Mức lương là số lượng tiền tệ để trả công lao động trong một đơn vị
thời gian phù hợp với cấp bậc lương trong thang lương.
SVTH: Vũ Thị Thu - Lớp CDQT13TH 12
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Dụng Tuấn
7.4. Chế độ trả lương theo chức vụ, chức danh.
Chế độ trả lương này được áp dụng rộng rãi cho cả cán bộ và nhân viên
trong các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị lực lượng
vũ trang khi hoạt động nhiệm vụ hoặc chức danh trong đơn vị mìn
Mức lương: mức lương được quy định cho từng chức vụ, chức danh và
mỗi chức vụ, chức danh đều quy định người đảm nhiệm nó phải có đủ tiêu
chuẩn về phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ.
- Mức lương theo chức vụ cần chú ý tới quy mô của từng đơn vị, tầm
quan trọng của từng vị trí và trách nhiệm trong đơn vị đó.
- Cơ sở để lập lương đối với viên chức nhà nước là tiêu chuẩn nghiệp vụ
và chuyên môn, còn với chức vụ quản lý doanh nghiệp đó chính là các tiêu
chuẩn xếp hạng của doanh nghiệp.
- Thang, bảng lương: xác định về tỷ lệ tiền lương giữa các chức vụ, chức
danh. Mỗi thang, bảng lương bao gồm một chức vụ, chức danh có hệ số lương
tương ứng.
8. Các hình thức tiền lương và chế độ phụ cấp rong doanh nghiệp.
8.1. Các hình thức tiền thưởng: Gồm có các hình thức sau
+ Làm thêm giê: Số giê làm việc vượt quá mức quy định (8h/ngày)
+ Làm thêm ngày: Số ngày làm việc vượt quá mức quy định.
+ Làm những công việc độc hại có ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động
.
+ Hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.
+ Có sáng tạo giúp doanh nghiệpgiảm chi phí sản xuất và thời gian sản xuấ
t.
Dùa vào đặc điểm, điều kiện, tình hình sản xuất kinh doanh của

mỗi doanh nghiệp sẽ có các khoản chi trả lương và tiền thưởng cho cán bộ và
công nhân viên khác nhau.
8.2. Các chế độ phụ cấp tại doanh nghiệp
Theo chế độ tài chính, ngoài tiền lương để đảm bảo tái sản xuất cũng
SVTH: Vũ Thị Thu - Lớp CDQT13TH 13
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Dụng Tuấn
như cuộc sống lâu dài của người lao động, Công ty đã trích BHXH,
BHYT, KPCĐ, các khoản này được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Đây
là các khoản trợ cấp mà người lao động được hưởng.
- BHXH: Đảm bảo vật chất, góp phần làm ổn định đời sống cho những
người tham gia BHXH, tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động nh- ốm đau
thai sản, tai nạn lao động…
Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích BHXH là 20% trong đó 15% do đơn vị
sử dụng lao động; 5% do người lao động tự đóng góp và được trừ vào thu nhập
của họ. Quỹ này sẽ được chi cho các trường hợp lao động ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Quỹ này do cơ quan BHXH
quản lý.
9. Nguyên tắc xây dựng quỹ lương của công ty cổ phần sản xuất thương
mại và đầu tư việt thanh
- Tiền lương được trả trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn về số lượng, chất
lượng và tiến độ thực tế hoàn thành công việc của mỗi người lao động và
CBCNV, phù hợp với kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty và kết quả công
việc của từng khối.
- Phân phối tiền lương cho CBCNV theo nguyên tắc: Mỗi khối cụ thể
công ty sẽ áp dụng hình thức trả lương phù hợp với tính chất công việc, trình độ
chuyên môn và mức độ hoàn thành công việc phù hợp với pháp luật lao động
và quy định của công ty.
- Những CBCNV thực hiện công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao,
tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào hiệu quả kinh doanh của công ty thì được trả
lương cao và ngược lại.

- Quỹ tiền lương chỉ được dùng để trả lương cho người lao động đang
làm việc tại Công ty, không sử dụng quỹ tiền lương vào mục đích khác.
Quỹ lương của Công ty trong năm 2013 vừa qua
Bảng 2.1.Tổng quỹ lương năm 2013 Đơn vị : VNĐ
Lương SXKD Doanh thu(đ) Quỹ lương(đ)
1 Qũy lương sản phẩm gia 52% 4 500 013 752 2 340 007 151
SVTH: Vũ Thị Thu - Lớp CDQT13TH 14
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Dụng Tuấn
công XK
2 Qũy lương sản phẩm gia
công XK
52% 45 494 737 23 657 263
Qũy lương toàn công ty QIV 4 545 508 489 2 363 664 414
Bảng 2.2.Phân bổ cho các đối tượng sau:
Tổng quỹ lương 100% 2 363 664 414
I Đối tượng- phân bổ (46/52% GC) 2 091 843 007
1 Tiền lương CNTT (TK622) 81% 1 914 568 176
2 Qũy lương QLPX( TK627) 7,5% 177 274 831
II Quản lý DN (6/52%) GC 271 821 408
Tienf lương quản lý DN-(TK6421) 11.5% 271 821 408
(Nguồn từ phòng báo cáo tài chính của Công ty)
SVTH: Vũ Thị Thu - Lớp CDQT13TH 15
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Dụng Tuấn
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG
CỦA CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ VIỆT
THANH.
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần sản xuất thương mại và đầu tư Việt
Thanh.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần sản xuất

thương mại và đầu tư Việt Thanh.
Giới thiệu chung về công ty.
Tên đầy đủ: Công ty CP SXTM & Đầu tư Việt Thanh.
Tên TA: Viet thanh manu facture trading and in vestment jiont - stock
company.
Tên viết tắt : VITHAGRCO.
Trụ sở chính : số 355 - Đường Bà Triệu – P. Đông Thọ - Thành phố Thanh
Hoá – Tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại : (037)3961880
Vốn điều lệ trên 30 tỷ đồng.
Tổng diện tích : 12.600 m
2
.
2.2.2. Sự hình thành và phát triển:
- Công ty CP SXTM & Đầu tư Việt Thanh trước kia là xí nghiệp may Thanh
Hà, thuộc Công ty xuất nhập khẩu Thanh Hoá hay còn gọi là IMEXCO.
- Căn cứ theo QĐ số 60/QĐ - UB Ngày 12/01/1999 của chủ tịch UBND TP.
Thanh Hoá về việc chuyển XN may Thanh Hà thành công ty LD may XK Việt
Thanh.
- Căn cứ QĐ số 798/ QĐ - UB Ngày 04/07/2001 của chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hoá về việc chuyển quyền quản lý công ty LD may XK Việt Thanh cho
tổng công ty dệt may Việt Nam.
- Căn cứ QĐ số 507/ TCT Ngày 23/07/2002 của tổng công ty dệt may Việt
Nam về việc giao nhiệm vụ cho công ty may Đức Giang Hà Nội quản lý và
điều hành công ty LD may xuất khẩu Việt Thanh.
SVTH: Vũ Thị Thu - Lớp CDQT13TH 16
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Dụng Tuấn
- Căn cứ quyết định số 373/ QĐ - TĐ DMVN chuyển công ty LD may xuất
khẩu Việt Thanh thành công ty CP SXTM & Đầu tư Việt Thanh.
Qua 13 năm thành lập và phát triển với hơn 30 tỷ vốn điều lệ, Tổng diện tích

của hai cơ sở là 22.600m
2
có 4.500m
2
nhà xưởng sản xuất, hơn 600 cán bộ công
nhân viên, 500 máy móc thiết bị các loại của Đức, Mỹ, Nhật Đài Loan Được
tổ chức thành 2 Xí nghiệp sản xuất với 16 chuyền may hiện đại. Công ty đã
mạnh dạn đầu tư, nâng cấp và mua sắm thêm nhiều trang thiết bị, máy móc
chuyên dụng hiện đại nhằm mở rộng sản xuất đáp ứng những đòi hỏi khắt khe
của thị trường trong và ngoài nước. Nhờ có chính sách kinh tế mở của Đảng và
nhà nước cùng với sự cố gắng phấn đấu của cán bộ công nhân viên trong toàn
công ty nên hoạt động SXKD của công ty ngày càng lớn mạnh và có hiệu quả,
doanh thu không ngừng tăng, mỗi năm đạt từ 18 tỷ VNĐ trở lên, kim ngạch
xuất khẩu hàng năm từ 6- 8 triệu USD. Sản phẩm của công ty ngày càng đa
dạng, phong phú, nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn trên thị trường trong nước và
thế giới như EU, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Tỷ trọng hàng xuất khẩu chiếm tỷ
trọng lớn trên tổng sản lượng mà công ty sản xuất ra. Vì vậy hoạt động sản xuất
của công ty cũng ngày càng được nâng cao về kỹ thuật nghiệp vụ cũng như quy
mô sản xuất.
2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty cổ phần
sản xuất thương mại và đầu tư Việt Thanh.
2.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty cổ phần sản xuất thương mại
và đầu tư Việt Thanh.
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý:
Là 1 công ty cổ phần với 2 sáng lập viên là công ty may Đức Giang Hà Nội và
công ty XNK Thanh Hoá. HĐQT gồm 6 thành viên: 1 người là chủ tịch HĐQT
là tổng giám đốc tập đoàn Dệt may Việt Nam, 2 phó chủ tịch HĐQT quản trị
mỗi bên 1 người, còn lại là các uỷ viên HĐQT đồng thời mỗi bên cử ra 1 thành
viên trong ban kiểm soát.
* Bộ máy quản lý công ty được sắp xếp như sau:

SVTH: Vũ Thị Thu - Lớp CDQT13TH 17
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Dụng Tuấn
- Bộ phận gián tiếp : được sắp xếp thành 4 phòng ban : Phòng tổ chức hành
chính, Phòng kế toán, Phòng kế hoạch XNK, Phòng kỹ thuật.
- Bộ phận trực tiếp gồm : xí nghiệp I, xí nghiệp II.
Sơ đồ 1: MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY
. Chức năng nhiệm vụ của mỗi bộ phận :
* Chủ tịch HĐQT:
Là người lãnh đạo cao nhất, quyết định, lãnh đạo việc thực hiện chiến lược
và mục tiêu kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm cao nhất sự thành bại
của công ty trước UBND tỉnh. Cơ cấu HĐQT bao gồm có chủ tịch HĐQT và
các thành viên của HĐQT . Những người trong HĐQT do UBND tỉnh bổ
nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm.
* Ban kiểm soát :
SVTH: Vũ Thị Thu - Lớp CDQT13TH 18
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CÔNG TY
GIÁM ĐỐC
P.K Ế HOẠCH VẬT TƯPHÒNG
KỸ THUẬT
P. K Ế TOÁN
TÀI CHÍNH
P.TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH -
LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG
NHÀ MÁY
MAY SỐ 2
NHÀ MÁY
MAY SỐ 1
C ẮT 2XƯỞNG
MAY 2

C ẮT 1XƯỞNG
MAY 1
PHÓ GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM
SOÁT
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Dụng Tuấn
Trực thuộc HĐQT, Trưởng ban kiểm soát là thành viên của HĐQT có thể
kiêm nhiệm những công tác quản lý khác trong nhiệm kỳ. Ban kiểm soát thực
hiện chức năng kiểm tra, giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Ban
kiểm soát hoạt động độc lập không lệ thuộc vào bộ máy điều hành sản xuất.
* Giám đốc :
Công ty là người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động
của Công ty. Phụ trách chung và điều hành trực tiếp các vấn đề tài chính, đầu
tư xây dựng cơ bản, kế hoạch phát triển Công ty, công tác nhân lực, công tác
Đảng, công tác tổ chức. GĐ là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu
trách nhiệm về kết quả SXKD và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước theo
quy định hiện hành. Giám đốc có quyền điều hành và quyết định mọi lĩnh
vực hoạt động của công ty theo đúng chính sách pháp luật và nghị quyết của
đại hội công nhân viên chức.
* Phó Giám đốc:
Phụ trách phần việc điều hành, triển khai kế hoạch sản xuất, an toàn lao
động, chịu trách nhiệm chỉ đạo, giải quyết các vấn đề về hoạt động xuất - nhập
khẩu và tiêu thụ hàng trong nước
* Phòng Tổ chức Hành chính - Lao động tiền lương : Có nhiệm vụ thực hiện
về công tác tổ chức - hành chính - lao động tiền lương. Tham mưu cho GĐ về
bố trí nguồn nhân lực, tổ chức sản xuất hợp lý, theo dõi và kiểm tra tình hình
thực hiện kế hoạch lao động, tiền lương và thưởng nhằm khuyến khích người
lao động. Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách với người lao động như tiền
lương, BHXH, BHYT, BHTN khám chữa bệnh, điều kiện ăn, ở, vệ sinh, y tế
cho CBCNV. Xây dựng nội quy về an toàn lao động, các quy chế làm việc, mối

quan hệ giữa các đơn vị trong công ty nhằm xây dựng nề nếp, tổ chức và nâng
cao hiệu quả của người lao động. Tuyển dụng, đào tạo, quản lý đào tạo theo
chức năng, nhiệm vụ của công ty quy định. Tổ chức tốt đội ngũ nhân viên bảo
vệ kinh tế, bảo vệ tốt tài sản, cơ sở vật chất của công ty, đảm bảo an toàn lao
động cũng như an ninh trật tự trong công ty. Chịu trách nhiệm sửa chữa nhà
cửa và phương tiện quản lý của công ty.
SVTH: Vũ Thị Thu - Lớp CDQT13TH 19
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Dụng Tuấn
* Phòng kế toán- tài chính: Có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ.
Tổ chức công tác hạch toán, ghi chép và phản ánh đầy đủ kịp thời các nghiệp
vụ kinh tế tài chính phát sinh. Tập hợp các chi phí, tính giá thành và xác định
kết quả kinh doanh, quyết toán và báo cáo quyết toán theo chế độ nhà nước
quy định. Đồng thời kiểm tra tính hợp lý và đúng đắn của các khoản thu
nhập, chi phí phát sinh trong quá trình SXKD để đảm bảo cho việc hạch toán
được chính xác và kịp thời. Xây dựng kế hoạch vốn, cân đối và khai thác các
nguồn vốn kịp thời, có hiệu quả để phục vụ sản xuất.
* Phòng Kế hoạch - xuất nhập khẩu : Tham mưu cho GĐ công ty về toàn
bộ công tác xây dựng kế hoạch - tổ chức sản xuất chung trong phạm vi toàn
công ty. Làm thủ tục cần thiết để XNK vật tư hàng hoá trong quá trình sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm. Điều tra nắm bắt thị trường, giám sát hợp đồng,
trên cơ sở đó lập kế hoạch sản xuất, thực hiện nhiệm vụ cung ứng vật tư
phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Kế hoạch về đơn giá và tổng hợp
doanh thu của từng xí nghiệp và toàn công ty. Xây dựng giá bán sản phẩm
của thị trường nội địa. Tổ chức chỉ đạo, theo dõi, và kiểm tra tình hình thực
hiện kế hoạch sản xuất.
* Phòng kỹ thuật : Trên cơ sở kế hoạch sản xuất, tổ chức công tác chuẩn bị
phục vụ sản xuất như nghiên cứu, thiết kế, giác mẫu, quy trình sản xuất và chế
thử các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và thị hiếu người tiêu dùng. Xây
dựng và kiểm tra việc thực hiện quy trình công nghệ đối với tất cả các sản
phẩm được sản xuất, xây dựng định mức tiêu hao vật tư phù hợp với yêu cầu

sản phẩm theo định mức, yêu cầu của khách hàng và mang lại lợi ích cho công
ty. Tổ chức công tác quản lý điều hành sản xuất về kỹ thuật và chất lượng sản
phẩm, tổ chức hợp lý đội ngũ kiểm tra chất lượng sản phẩm, việc thực hiện quy
trình công nghệ, xây dựng và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm, tiến hành tốt công tác quản lý chất lượng sản phẩm.
Mỗi phòng ban của công ty tuy có chức năng, nhiệm vụ khác nhau, song có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng phục vụ cho việc quản lý, điều hành hoạt
động sản xuất của công ty nhằm đạt hiệu quả cao trong SXKD.
SVTH: Vũ Thị Thu - Lớp CDQT13TH 20

×