Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÊ TIẾN BỔNG
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI TẠI TRƢỜNG
TRUNG CẤP NGHỀ GIAO THÔNG VÂN TẢI THĂNG LONG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 601405
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hƣớng dẫn khoa học: PGS-TS TRẦN QUỐC THÀNH
THÁI NGUYÊN, 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không
sao chép của bất kỳ ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu
thông tin đƣợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang Web theo danh
mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn
Lê Tiến Bổng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
i
Danh mục c ác ký hiệu, các chữ viết tắt
ii
Danh mục các bảng
iii
Mở đầu
1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ
ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI
5
1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu
5
1.2. Các khái niệm cơ bản
7
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trƣờng
7
1.2.2. Đào tạo, quản lý đào tạo và quản lý đào tạo nghề
12
1.3. Quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội
15
1.3.1. Mục tiêu, nguyên tắc và phƣơng pháp quản lý đào tạo nghề:
15
1.3.2. Nội dung quản lý đào tạo nghề
18
1.3.3. Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội
25
1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý đào tạo nghề đáp ứng
nhu cầu xã hội
27
1.4.1. Chính sách quản lý vĩ mô
27
1.4.2. Môi trƣờng kinh tế-xã hội
28
1.4.3. Đặc điểm nghề
28
1.4.4. Nhu cầu ngƣời học
29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG
TRUNG CẤP NGHỀ GTVT THĂNG LONG
32
2.1. Khái quát về trƣờng Trung cấp nghề GTVT Thăng Long
32
2.2. Thực trạng quản lý đào tạo nghề ở trƣờng TCNGTVTTL
2.2.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nghề
35
36
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề hiện nay ở trƣờng
Trung cấp nghề GTVT Thăng Long.
44
2.3. Nhu cầu xã hội và khả năng đáp ứng của công nhân sau đào
tạo nghề:
53
2.4. Những vấn đề cần quan tâm để làm tốt công tác quản lý đào
tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội:
55
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG NHU
CẦU XÃ HỘI VỀ CÔNG NHÂN LÀNH NGHỀ TẠI
TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ GTVT THĂNG LONG
60
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.2. Đề xuất biện pháp tăng cƣờng QLĐT nhằm đáp ứng nhu cầu
xã hội
60
3.2.1. Biện pháp đổi mới, cải tiến công tác tuyển sinh
60
3.2.2. Biện pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBQLĐT và tham gia
đào tạo
61
3.2.3. Biện pháp tăng cƣờng quản lý, cải tiến nội dung chƣơng trình
đào tạo
64
3.2.4 Biện pháp quản lý hoạt động dạy- học và tổ chức thực hành,
thực tập
66
3.2.5 Biện pháp tăng cƣờng CSVC và QL tốt CSVC hỗ trợ đào tạo
67
3.2.6. Biện pháp cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá trong và sau
đào tạo
68
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đối với công tác quản lý đào
tạo
70
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp
72
KÊT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
- CBQLĐT: Cán bộ quản lý đào tạo
- CBCNV: Cán bộ công nhân viên
- CBQL: Cán bộ quản lý
- CN: Công nhân
- CLGD: Chất lƣợng giáo dục
- ĐT: Đào tạo
- ĐTN: Đào tạo nghề
- GTVT: Giao thông vận tải
- GDNN: Giáo dục nhà nƣớc
- GV: Giáo viên
- HS: Học sinh
- KT-XH: Kinh tế xã hội
- LĐ: Lao động
- QLĐT: Quản lý đào tạo
- TCN: Trung cấp nghề
- THCS: Trung học cơ sở
- THPT: Trung học phổ thông
- QL: Quản lý
- XHCN: Xã hội chủ nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TRANG
Bảng 2.1: Cơ cấu chọn mẫu khảo sát (ngƣời)
35
Biểu đồ 2.1a: Mức độ cần thiết về nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề
%
37
Biểu đồ 2.1b: Mức độ cần thiết về nâng cao chất lƣợng đào tạo
nghề %
38
Biểu đồ 2.1c: Mức độ cần thiết về nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề
%
38
Bảng 2.2: Những yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng đào tạo nghề
39
Bảng 2.3: Những yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng đào tạo nghề
40
Bảng 2.4: Những yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng đào tạo nghề
41
Bảng 2.5: Tổng hợp ý kiến đánh giá của GV, CBQL và HVvề
những yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng đào tạo nghề
42
Biểu đồ 2.2. Đánh giá chung của các đối tƣợng về những yếu tố
ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nghề
43
Bảng 2.6. Kết quả đánh giá về công tác tuyển sinh
44
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá về đội ngũ cán bộ tham gia quản lý
đào tạo
45
Bảng 2.8: Ý kiến đánh giá của CBQL về chƣơng trình đào tạo
nghề
45
Bảng 2.9: Ý kiến đánh giá của giáo viên về chƣơng trình đào
tạo nghề
46
Bảng 2.10: Ý kiến đánh giá chung của CBQL và GV về chƣơng
trình đào tạo nghề
47
Bảng 2.11. Kết quả đánh giá về công tác quản lý thực hiện nội
dung chƣơng trình đào tạo
47
Bảng 2.12. Kết quả đánh giá về công tác quản lý hoạt động
giảng dạy của giảng viên và tổ chức thực hành thực
tập
48
Bảng 2.13. Kết quả đánh giá về công tác quản lý hoạt động học
và thực hành thực tập của học viên
49
Bảng 2.14. Kết quả đánh giá về quản lý cơ sở vật chất phục vụ
đào tạo
50
Bảng 2.15. Kết quả đánh giá về quản lý công tác kiểm tra, đánh
giá hiệu quả đào tạo
51
Bảng 2.16: Tổng hợp ý kiến đánh giá chung về công tác quản lý
đào tạo nghề tại trƣờng của CBQL, GV và học viên
51
Bảng 2.17. Tổng hợp ý kiến đánh giá của GV, CBQL và HV về
khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội của công nhân sau
54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
đào tạo
Bảng 2.18: Ý kiến đánh giá của cơ sở sử dụng CN về khả năng
của công nhân đang công tác tại cơ quan
54
Bảng 2.19. Những vấn đề cần quan tâm để làm tốt công tác
quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội (ý kiến
GV)
56
Bảng 2.20. Những vấn đề cần quan tâm để làm tốt công tác
quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội (ý kiến
CBQL)
57
Bảng 2.21. Những vấn đề cần quan tâm để làm tốt công tác
quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội (Ý kiến
HV)
58
Bảng 3.1. Khảo nghiệm về biện pháp quản lý đào tạo nghề đáp
ứng nhu cầu xã hội
72
Bảng 3.2. Khảo nghiệm biện pháp quản lý đào tạo nghề đáp
ứng nhu cầu xã hội
73
Bảng 3.3. Khảo nghiệm về biện pháp quản lý đào tạoNghề đáp
ứng nhu cầu xã hội
74
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về biện pháp quản lý
đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội
75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề đào tạo và phát triền nguồn nhân lực đƣợc coi là động lực chính thúc
đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. Phát triển nguồn nhân lực là nền
móng để giải quyết triệt để đói nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, ổn định
chính trị, xã hội để nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Đảng, Nhà nƣớc đã có
nhiều chính sách đƣợc thể chế hoá bằng Hiến pháp và pháp luật để khuyến khích, ƣu
đãi và phát triển hơn nữa nguồn nhân lực.
Ngày 28 tháng 12 năm 2001, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược
phát triển GD 2001 – 2010”, trong chiến lƣợc đã chỉ rõ: "Con ngƣời và nguồn nhân
lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nƣớc trong thời kỳ CNH, HĐH cần tạo sự
chuyển biến cơ bản toàn diện về GD, trong đó ƣu tiên nâng cao chất lƣợng đào tạo
nhân lực”.
Nghị quyết đại hội Đảng cộng sản Việt nam, lần thứ X đã chỉ rõ: “Phát triển
mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề,
trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho việc xuất
khẩu lao động. Mở rộng mạng lƣới cơ sở dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề
quận, huyện. Tạo chuyển biến căn bản về chất lƣợng dạy nghề, tiếp cận với trình độ
tiên tiến của khu vực và thế giới ”.
Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao đã
đƣợc Đại hội lần thứ XI của Đảng (tháng 1-2011) xác định là một khâu đột phá chiến
lƣợc để bảo đảm đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo
hƣớng hiện đại.
Theo dự thảo chiến lƣợc dạy nghề giai đoạn 2011-2020, đến năm 2020 dân số
Việt Nam đạt 99 triệu ngƣời, trong đó có 50 triệu ngƣời có việc làm.
Khi đó nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Do đó nền
kinh tế cần có đội ngũ lao động có kiến thức, kỹ năng nghề với cơ cấu và trình độ
phù hợp. Điều này đòi hỏi dạy nghề phải thay đổi mạnh mẽ, phát triển nhanh mới
đáp ứng nhu cầu bức thiết của doanh nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Hiện nay, cả nƣớc có khoảng 1.300 trƣờng cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm
dạy nghề và hơn 1.000 cơ sở khác có tham gia dạy nghề, tuy nhiên chất lƣợng đào
tạo chƣa đạt chuẩn quốc tế, chƣơng trình giảng dạy chƣa phù hợp với thị trƣờng.
Năng suất lao động của Việt Nam hiện đƣợc đánh giá xếp hạng 77/125 quốc gia. "Để
đạt mục tiêu 55% lao động đƣợc đào tạo nghề vào năm 2020 mà Chính phủ đã đề ra,
cần huy động các hội, hiệp hội, tổ chức phi chính phủ trong nƣớc tham gia đào tạo
nghề; khuyến khích và tạo điều kiện cho các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nƣớc,
các doanh nghiệp tƣ nhân đầu tƣ xây dựng cơ sở dạy nghề chất lƣợng cao trƣớc khi
đầu tƣ sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, Nhà nƣớc cũng cần có biện pháp thúc đẩy liên
kết, liên doanh giữa các cơ sở đào tạo của Nhà nƣớc, tƣ nhân, doanh nghiệp và các tổ
chức xã hội chính trị, xã hội nghề nghiệp "
Trƣờng Trung cấp nghề GTVT Thăng Long là trƣờng dạy nghề công lập trực
thuộc Tổng công ty XD Thăng Long - Bộ GTVT. Nhà trƣờng đã có nhiều năm kinh
nghiệm trong quản lý và tổ chức công tác đào tạo nghề. Nhà trƣờng đã đào tạo nhiều
công nhân kỹ thuật thuộc các nghề: cơ khí, thiết bị công trình; lái máy thi công; thợ
hàn; thợ lặn Bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật, nâng bậc nghề, đào tạo, bổ
túc ngắn hạn cho hàng nghìn lƣợt cán bộ kỹ thuật, công nhân các nghề, đáp ứng yêu
cầu nhân lực kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển của Thủ đô cũng nhƣ cả nƣớc. Tuy
vậy trong điều kiện hiện nay, việc đổi mới, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo
là mục tiêu sống còn đòi hỏi nhà trƣờng phải tích cực đổi mới hơn nữa, đặc biệt là đổi
mới trong tổ chức quản lý đào tạo làm cơ sở cho việc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả
đào tạo, yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển nhà trƣờng trong giai đoạn
trƣớc mắt cũng nhƣ tƣơng lai.
Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Quản lý đào tạo đáp
ứng nhu cầu xã hội tại trƣờng trung cấp nghề giao thông vận tải Thăng Long”
với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo của Nhà trƣờng .
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp tăng cƣờng quản lý đào tạo ở trƣờng trung cấp nghề
GTVT Thăng Long nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về lao động lành nghề trong giai
đoạn hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề ở trƣờng trung cấp nghề
GTVT Thăng Long. .
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Biện pháp quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội về lao động lành
nghề ở trƣờng trung cấp nghề GTVT Thăng Long.
4. Giả thuyết khoa học
Chất lƣợng đào tạo công nhân lành nghề phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tuy
nhiên một trong các yếu tố cơ bản đó là công tác quản lý đào tạo. Nếu xây dựng
đƣợc biện pháp quản lý đào tạo nghề phù hợp và đƣợc thực hiện một cách đồng bộ
thì chắc chắn chất lƣợng đào tạo nghề sẽ đƣợc nâng cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu xã
hội về lực lƣợng lao động lành nghề trong giai đoạn hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
5.2. Phân tích đánh giá thực trạng về quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội
của trƣờng trung cấp nghề GTVT Thăng Long.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội về lao động
lành nghề trong giai đoạn hiện nay tại trƣờng Trung cấp nghề GTVT Thăng long.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đề tài đƣợc khảo sát ở trƣờng trung cấp nghề GTVT Thăng Long ( các số liệu
đƣợc lấy từ năm 2005 đến nay).
- Các biện pháp đƣợc đề xuất chủ yếu đƣợc xem xét dƣới bình diện tổ chức,
quản lý quá trình đào tạo, chỉ đi sâu nghiên cứu các biện pháp cơ bản nhằm nâng cao
hiệu quả công tác quản lý đào tạo nghề hiện nay.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
- Tổng quan các nghiên cứu trong đào tạo nghề;
- Phân tích và tổng hợp lý thuyết;
- Phân loại hệ thống lý thuyết;
- Xây dựng các giả thuyết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Điều tra bằng phiếu hỏi:
- Đối tƣợng điều tra là:
+ Cán bộ quản lý (khoa, trƣờng) và cán bộ tham gia quản lý đào tạo ;
+ Giảng viên tham gia giảng dạy lý thuyết và hƣớng dẫn thực hành;
+ Học sinh đƣợc đào tạo nghề trƣớc thời điểm ra trƣờng.
+ Các cơ sở sử dụng công nhân qua đào tạo tại trƣờng.
- Đề tài sử dụng 04 bộ phiếu hỏi (trực tiếp xin ý kiến trả lời):
+ Một bộ phiếu dành cho CBQL và cán bộ tham gia quản lý đào tạo;
+ Một bộ phiếu dành cho cán bộ giảng dạy tham gia giảng dạy;
+ Một bộ phiếu dành cho học sinh khoá cuối tại trƣờng;
+ Một bộ phiếu dành cho các cơ sở sử dụng công nhân.
7.2.2. Phương pháp toạ đàm:
- Toạ đàm với một số cán bộ, học sinh của trƣờng;
- Gặp gỡ trao đổi ý kiến với một số cán bộ thuộc đơn vị sử dụng học sinh tốt
nghiệp.
7.2.3. Phương pháp chuyên gia:
Đƣợc thực hiện chủ yếu trong khâu lập đề cƣơng, xây dựng phiếu hỏi, xử lý
kết qủa điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp.
7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Tìm hiểu bản chất, nguồn gốc một số hiện trạng đào tạo nghề tiêu biểu.
7.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học:
Chủ yếu dùng để xử lý, phân tích, tổng hợp các số liệu thu thập đƣợc.
8. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục nội dung chính của đề tài gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội tại trƣờng trung
cấp nghề GTVT Thăng long.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội về công nhân lành
nghề tại trƣờng trung cấp nghề GTVT Thăng Long
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ
ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI
1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghề nghiệp là một loại hình lao động (LĐ) mang tính chất riêng, đặc thù của
con ngƣời. Nghề nghiệp đƣợc hình thành và phát triển gắn liền với việc hình thành
và phát triển của xã hội loài ngƣời. Việc đào tạo nghề (ĐTN) cho LĐ đã đƣợc các
quốc gia chú trọng theo từng giai đoạn xây dựng và phát triển của quốc gia mình.
Trên thế giới, ĐTN đƣợc hình thành và tổ chức thành trƣờng, lớp bắt đầu từ nền sản
xuất cơ khí hoá. Trong các thời kỳ sản xuất trƣớc sản xuất cơ khí hoá, ĐTN chỉ là
đào tạo thợ theo cách truyền nghề gia đình, phƣờng hội, chƣa có tổ chức quy mô cấp
nhà nƣớc.
Ngày nay, tuỳ theo đặc điểm của từng nƣớc mà có mô hình ĐTN khác nhau,
nhƣng tất cả các đều hết sức quan tâm, chú trọng đến việc phát triển hệ thống ĐTN,
nhất là các nƣớc đã và đang phát triển.
Ở Việt Nam, quá trình phát triển của ĐTN gắn với lịch sử phát triển của dân tộc
và trải qua nhiều thăng trầm của hàng ngàn năm đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc,
tuy vậy có thể nhìn nhận, sự ra đời và phát triển các trƣờng dạy nghề đào tạo công
nhân kỹ thuật bắt đầu đƣợc hình thành vào khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Từ cách mạng tháng 8-1945, sự nghiệp ĐTN đã chuyển sang một giai đoạn lịch
sử mới. Trong 9 năm kháng chiến chông Pháp, ĐTN chƣa có điều kiện phát triển
mạnh, nhƣng đã có những chuyển biến kịp thời nhằm đào tạo đội ngũ công nhân, cán
bộ cho quốc phòng, ytế, nông nghiệp, sƣ phạm theo phƣơng châm trƣờng lớp
nhỏ, ngắn hạn, phân tán trong chiến khu, vùng tự do, vừa làm vừa học, gắn với thực
tiễn, phù hợp với hoàn cảnh “Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến”.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đến năm 1975, đất nƣớc tạm chia làm
hai miền Nam, Bắc. Miền Bắc bƣớc vào thời kỳ xây dựng CNXH, đấu tranh thống
nhất đất nƣớc, miền Nam bị thống trị bởi chế độ Mỹ-ngụy. Trong bối cảnh lịch sử
đó, tại miền Bắc dạy nghề đã phát triển nhanh, đặc biệt là khi có sự hỗ trợ hiệu quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
của các nƣớc XHCN, nhất là Liên Xô cũ. Ngày 9-10-1969 Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 200/CP về việc thành lập Tổng cục đào tạo công nhân kỹ thuật, có thể
coi đây là mốc lịch sử đánh dấu sự phát triển ĐTN theo hƣớng chính quy, tập trung.
ở miền Nam từ năm 1954 đến năm 1975, ĐTN cũng trải qua nhiều biến động và xuất
hiện sự du nhập tƣ bản vào các xí nghiệp ở các thành phố, các khu công nghiệp nhƣ
Biên Hoà, Sài Gòn-Chợ lớn-Gia định đòi hỏi một lực lƣợng lớn LĐ kỹ thuật phục
vụ cho bộ máy chiến tranh và đô thị hoá.
Chiến thắng sịch sử của cách mạng Việt Nam ngày 30-4-1975 đã thống nhất
toàn vẹn lãnh thổ, đƣa đất nƣớc tiến lên nền sản xuất lớn XHCN. Giai đoạn này,
ĐTN phát triển mạnh, góp phần xây dựng CNXH, nhƣng vẫn chịu ảnh hƣởng, chi
phối của nền kinh tế với cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp.
Đến năm học 1985-1986, cả nƣớc có 298 trƣờng dạy nghề chính quy với quy
mô đào tạo lên đến 113.000 HS. Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI
(1986), với chủ trƣơng mở cửa, thực hiện cơ chế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN
với nhiều thành phần kinh tế có sự điều tiết của Nhà nƣớc, đã tạo ra một giai đoạn
phát triển mới của ĐTN.
Ngày 23-5-1998, Chính phủ đã ban hành Nghị Định số 33/1998/NĐ-CP về việc
tái thành lập Tổng cục dạy nghề (trực thuộc Bộ LĐ-TBXH). Từ đó đến nay hệ thống
ĐTN không ngừng phát triển về quy mô và số lƣợng trƣờng lớp. Ngày 29-11-2006
tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI đã
thông qua Luật dạy nghề có hiệu lực từ ngày 01-7-2007, theo đó hệ thống dạy nghề
đào tạo theo ba cấp trình độ: sơ cấp nghề, TCN và cao đẳng nghề. Đến cuối năm học
2007-2008, toàn quốc đã có 80 trƣờng cao đẳng nghề, 204 trƣờng TCN và 684 trung
tâm dạy nghề với 1,32 triệu ngƣời học.
Về ĐTN nói chung và quản lý đào tạo nghề nói riêng đã có một số luận văn
thạc sỹ của các tác giả nghiên cứu theo những góc độ khác nhau, nhƣ: “ Một số biện
pháp tăng cƣờng quản lý ĐTN ở trƣờng Đại học công nghiệp Hà Nội” của Nguyễn
Văn Tuấn, “ Một số biện pháp quản lý đào tạo tại trƣờng Trung cấp kỹ thuật nghiệp
vụ Phú Lâm, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh” của tác giải Hà Thế Vinh, “ Một số
biện pháp quản lý công tác đào tạo tại Trƣờng dạy nghề tỉnh Quảng Nam” của tác giả
Nguyễn Minh Tú, “Hoàn thiện và đổi mới một số biện pháp quản lý ĐTN của trƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Trung cấp công nghiệp Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Ngô Ngọc
Bối, Biện pháp quản lý của hiệu trƣởng nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học ở trƣờng
cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội của tác giả Vũ Quang Vinh Các luận văn trên
đã góp phần làm sáng tỏ thêm về cơ sở lý luận cho việc quản lý hoạt động ĐTN,
đồng thời khẳng định những biện pháp cơ bản, phổ biến và khả thi nhằm nâng cao
chất lƣợng đào tạo ở các trƣờng dạy nghề trong giai đoạn hiện nay, trong đó còn có
những biện pháp mới mẻ mang tính đặc thù của ĐTN.
Tuy vậy cho đến nay, vấn đề quản lý hoạt động đào tạo ở trƣờng dạy nghề
nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu một cách cụ thể, còn thiếu
những biện pháp quản lý vi mô cần thiết.
1.2. Quản lý và quản lý đào tạo trong trƣờng nghề.
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trƣờng
* Quản lý:
Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao
động. Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con ngƣời. Cho đến
nay, về cơ bản mọi ngƣời đều cho rằng: quản lý chính là các hoạt động do một hoặc
nhiều ngƣời điều phối hành động của những ngƣời khác nhằm thu đƣợc kết quả
mong muốn.
Khái niệm quản lý đã đƣợc phát hiện cách đây hơn 700 năm. Thời kỳ cổ Hy
Lạp đã áp dụng quản lý tập trung và dân chủ - Khái niệm về trách nhiệm và kiểm tra
đã có từ thời Babilon vào khoảng năm 1750 tr.CN. Thời Trung Hoa cổ đại, các nhà
hiền triết của Trung Quốc trƣớc công nguyên đã có những đóng góp to lớn về tƣ
tƣởng quản lý quan trọng thuộc phạm vi vĩ mô, quản lý toàn xã hội trên quan điểm
triết học đƣơng thời, vạch ra lôgích của quá trình quản lý xã hội theo các mức từ thấp
đến cao “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
Bƣớc sang thời kỳ chủ nghĩa tƣ bản, do yêu cầu phát triển sản xuất đại công
nghiệp, dƣới tác dụng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, yêu cầu về quản lý
không ngừng tăng lên. Quản lý từng bƣớc tách khỏi triết học và dần dần trở thành bộ
môn khoa học độc lập, với sự tham gia đóng góp của nhiều trƣờng phái và nhiều học
giả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
- Charles Babbage (1792-1871) là ngƣời đầu tiên đề xuất phƣơng pháp tiếp cận
có khoa học trong quản lý, quan tâm tới mối quan hệ giữa ngƣời quản lý với ngƣời bị
quản lý. Các ý tƣởng trên thực tế trở thành một học thuyết nhờ đóng góp của
Ferdrick Winslow Taylor (1856-1915) ngƣời đƣợc coi là cha đẻ của thuyết quản lý
khoa học, ông cho rằng: “Quản lý là biết đƣợc chính xác điều bạn muốn ngƣời khác
làm, và sau đó hiểu đƣợc rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất, rẻ
nhất”.
- Nhà lý luận ngƣời Pháp Henry Fayol (1841-1925) cha đẻ của thuyết quản lý
hành chính cho rằng: “Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều
khiển, phối hợp và kiểm tra”. Đó chính là năm chức năng quản lý do ông lần đầu tiên
đề ra .
Ở Việt Nam, bên cạnh các tác giả trong lĩnh vực khoa học quản lý cũng có một
số tác giả trong lĩnh vực khoa học khác đƣa ra các định nghĩa khác nhau về “quản
lý”.
- Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể
ngƣời lao động nói chung (khách thể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự
kiến.
- Quản lý là tác động liên tục, có tổ chức, có định hƣớng của chủ thể quản lý
(ngƣời quản lý) tới khách thể quản lý (ngƣời bị quản lý) trong một tổ chức về mặt
chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội… bằng một hệ thống các luật lệ, chính sách,
nguyên tắc, các phƣơng pháp và biện pháp cụ thể nhằm làm cho tổ chức vận hành và
đạt mục tiêu của tổ chức (nhiều tác giả).
Từ các quan điểm, tƣ tƣởng học thuyết kể trên ta có thể khái quát lại: Quản lý là
hoạt động có ý thức của con người nhằm phối hợp hành động của một nhóm người
hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.
Quản lý có bốn chức năng cơ bản đó là: lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo và kiểm
tra.
- Chức năng lập kế hoạch: là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản
lý, bao gồm xác định mục tiêu, xây đựng chƣơng trình hành động và bƣớc đi cụ thể
nhằm đạt đƣợc mục tiêu trong một thời gian nhất định của một hệ thống quản lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
+ Xác định mục tiêu là khâu đầu tiên mục tiêu là đích đến mà mọi hoạt động
của hệ thống hƣớng tới. Các mục tiêu tạo thành một hệ thống phân cấp từ mục tiêu
chung của hệ thống đến mục tiêu của bộ phận, mục tiêu của cá nhân và tạo thành
mục tiêu hệ thống mạng lƣới khi các mục tiêu đƣợc phản ánh trong chƣơng trình
phối hợp chặt chẽ với nhau. Nhƣ vậy, mục đích của lập kế hoạch là hƣớng mọi hoạt
động của hệ thống vào mục tiêu để tạo khả năng đạt mục tiêu một cách hiệu quả và
cho phép ngƣời quản lý có thể kiểm soát đƣợc quá trình tiến hành nhiệm vụ
+ Xây dựng chƣơng trình hành động là bƣớc đi cụ thể nhằm đạt các mục tiêu
trong quá trình thực hiện chức năng lập kế hoạch. Lập kế hoạch là quá trình lựa chọn
cơ hội, phân tích thực trạng của hệ thống, xây dựng phƣơng án hành động và tổ chức
các phƣơng tiện để đạt tới các mục tiêu đã đƣợc xác định.
Thực hiện chức năng lập kế hoạch tạo ra tầm nhìn chiến lƣợc cho các nhà quản
lý, giúp cho việc phát hiện và lựa chọn chính xác chƣơng trình hành động sao cho
phù hợp với nguồn lực của hệ thống, giảm bất trắc, hạn chế lãng phí đã đƣợc tính
toán sắp đặt từ trƣớc.
- Chức năng tổ chức : tổ chức thƣờng đƣợc hiểu nhƣ là tập hợp của hai hay
nhiều ngƣời cùng hoạt động trong những hình thái cơ cấu nhất định để đạt đƣợc
những mục đích chung. Mục đích của tổ chức là làm cho những mục tiêu trở nên có
ý nghĩa và góp phần tăng thêm tính hiệu quả về mặt tổ chức. Nội dung của chức năng
tổ chức là việc thiết lập đối tƣợng quản lý và bộ máy quản lý đối tƣợng, bao gồm 2
tiến trình :
+ Sự phân chia : phân chia mục tiêu từ mục tiêu cơ bản thành các mục tiêu cụ
thể cho từng bộ phận, cá nhân ( phân chia chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách
nhiệm phân chia thành từng cấp, từng khâu quản lý ). Sự phân chia là cơ sở để hình
thành cơ cấu tổ chức quản lý.
+ Sự phối hợp : là tạo lập các mối quan hệ giữa các bộ phận đã đƣợc phân chia,
bao gồm : quan hệ phối hợp ngang quyền; quan hệ phối hợp cấp trên, cấp dƣới. Sự
phối hợp là cơ sở hình thành cơ chế vận hành tổ chức bộ máy và vận hành cả hệ
thống.
- Chức năng chỉ đạo : theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì chỉ đạo là quá
trình vận hành, điều khiển hệ thống. Có thể nói, đây là quá trình tác động của chủ thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
quản lý, sau khi kế hoạch đã đƣợc thiết lập, cơ cấu bộ máy đã hình thành, nhân sự đã
đƣợc tuyển dụng và hoàn thiện tổ chức.
Để tổ chức hoạt động có hiệu quả, ngƣời quản lý cần thực hiện chức năng lãnh
đạo, chỉ đạo. Chỉ đạo là quá trình tác động, điều hành, điều khiển con ngƣời, làm cho
họ nhiệt tình, tự giác nỗ lực phấn đấu đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức.
- Chức năng kiểm tra: Kiểm tra là chức năng liên quan đến một cấp quản lý để
đánh giá đúng kết quả hoạt động của hệ thống, đo lƣờng các sai lệch nảy sinh trong
quá trình hoạt động so với các mục tiêu và kế hoạch đã định.
Mục đích của kiểm tra nhằm đảm bảo các kế hoạch thành công, phát hiện kịp
thời các sai sót, tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục sửa chữa những sai sót
đó. Muốn cho công việc kiểm tra có kết quả, cần có những kế hoạch rõ ràng làm căn
cứ cung cấp những chỉ tiêu xác đáng cho việc kiểm tra ; sắp xếp tổ chức khoa học,
hợp lý nhằm xác định chính xác nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân trong việc thực
hiện kế hoạch.
Các chức năng quản lý tạo thành một hệ thống thống nhất với một trình độ nhất
định, từng chức năng vừa có tính độc lập lƣơng đối, vừa có mối quan hệ phụ thuộc
với các chức năng khác, phối hợp và bổ sung cho nhau tạo thành một chu trình quản
lý của một hệ thống. Thông tin sẽ xuyên suốt chu trình quản lý ấy. Chức năng quản
lý có thể mô tả theo sơ đồ sau:
Môi trƣờng bên ngoài
Thông tin
Sơ đồ 1.1: Các chức năng quản lý
Bất cứ lĩnh vực hoạt động nào của xã hội cũng cần đến hoạt động quản lý. Quản
lý ngoài việc đƣợc xem là một khoa học, một nghệ thuật, còn đƣợc xem là công nghệ
– công nghệ điều hành, phối hợp và sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực và
thông tin của một tổ chức để đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Trong lĩnh vực giáo dục - đào
tạo, quản lý có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả
Lập kế hoạch
Tổ chức
Kiểm tra
Chỉ đạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
giáo dục - đào tạo. Muốn nâng cao chất lƣợng đào tạo giáo viên cần hết sức coi trọng
công tác quản lý đào tạo giáo viên.
* Quản lý giáo dục:
Các nhà nghiên cứu lý luận cho rằng: QLGD là sự tác động có ý thức, có mục
đích của chủ thể quản lý nhằm đƣa hoạt động sƣ phạm của hệ thống giáo dục đạt tới
kết quả mong muốn một cách có hiệu quả nhất. Hay: QLGD, quản lý trƣờng học là
một chuỗi tác động hợp lý, có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch, mang tính sƣ
phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lƣợng
giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham
gia vào mọi hoạt động của nhà trƣờng, làm cho quá trình này vận hành một cách tối
ƣu tới việc hoàn thành các mục tiêu dự kiến.
Từ năm 1973 Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng đã nói: Bản chất của QLGD là
“Quản lý thế nào để thầy dạy tốt, trò học tốt, tất cả để phục vụ cho hai tốt đó” . Nhƣ
vậy, QLGD đƣợc hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể QL trong
lĩnh vực công tác giáo dục. Nói một cách đầy đủ hơn, QLGD là hệ thống những tác
động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo
dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện
mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài . QLGD là hoạt động
điều hành, phối hợp các lực lƣợng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục theo yêu
cầu phát triển xã hội.
* Quản lý nhà trường:
Trƣờng học là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà trƣờng là cơ
quan chuyên trách đào tạo con ngƣời mới của xã hội. Quản lý nhà trƣờng là hệ thống
những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (các cấp
QL của hệ thống GD) nhằm làm cho nhà trƣờng vận hành theo nguyên lý GD để đạt
tới mục tiêu giáo dục đặt ra trong từng thời kỳ phát triển của đất nƣớc. Quản lý nhà
trƣờng là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, nhằm làm cho nhà
trƣờng vận hành theo nguyên lý GD để đạt tới mục tiêu giáo dục đặt ra trong từng
thời kỳ phát triển của đất nƣớc. Quản lý nhà trƣờng thực chất là QLGD trên tất cả
các mặt, các khía cạnh liên quan đến hoạt động GD và ĐT trong phạm vi một nhà
trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Vì vậy, nhà trƣờng vừa là khách thể chính của mọi cấp quản lý từ trung ƣơng
đến địa phƣơng, vừa là một hệ thống độc lập trong xã hội. Chất lƣợng của giáo dục
và đào tạo chủ yếu do các nhà trƣờng chịu trách nhiệm. Vì vậy, khi nói đến quản lý
giáo dục thì phải nghĩ đến quản lý nhà trƣờng cũng nhƣ hệ thống các nhà trƣờng.
Nhƣ vậy quản lý trƣờng học có thể hiểu là một chuỗi hoạt động QL mang tính
tổ chức sƣ phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh đến các lực
lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng nhằm làm cho quá trình giáo dục và đào tạo vận
hành một cách tối ƣu tới mục tiêu dự kiến.
1.2.2. Đào tạo, quản lý đào tạo và quản lý đào tạo nghề
* Đào tạo:
Trong giáo dục và đào tạo có các quá trình tiếp nối và xen kẽ: đào tạo, bồi
dƣỡng và đào tạo lại. Các quá trình này gắn liền với sự hình thành và phát triển nghề
nghiệp của ngƣời giáo viên theo xu thế học tập thƣờng xuyên, suốt đời.
Theo quan niệm phổ biến, đào tạo là một quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng,
kỹ xảo, thái độ phẩm chất đạo đức cho ngƣời học để vào đời, họ có thể trở thành
những ngƣời lao động có kỹ thuật, có năng suất lao động cao. Quá trình đào tạo diễn
ra theo kế hoạch, chƣơng trình ứng với từng thời gian quy định, trong các cơ sở đào
tạo.
”Từ điển bách khoa Việt Nam” địa nghĩa : "Đào tạo là quá trình tác động đến
một con ngƣời, làm cho ngƣời đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một
cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho ngƣời đó thích nghi với cuộc sống và có khả
năng nhận đƣợc sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào sự phát
triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài ngƣời"
Đào tạo có nhiều dạng: đào tạo cấp tốc; đào tạo chuyên sâu; đào tạo cơ bản; đào
tạo ngắn hạn; đào tạo từ xa và đào tạo lại (tƣơng đƣơng với bồi dƣỡng) Tuỳ theo
tính chất chuẩn bị cho cuộc sống và cho lao động, ngƣời ta phân loại đào tạo gồm
đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề nghiệp, và chỉ khi nào quá trình đào tạo đƣợc
biến thành quá trình tự đào tạo một cách tích cực, tự giác thì việc đào tạo mới thực sự
có kết quả cao. Tác giả Hồ Ngọc Đại định nghĩa: "Đào tạo đƣợc hiểu là quá trình
hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển một cách có hệ
thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp và thái độ của ngƣời lao động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
nhằm xây dựng nhân cách cơ bản cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho họ có thể tham
gia lao động nghề nghiệp trong cuộc sống xã hội".
Tác giả Nguyễn Minh Đƣờng trong đề tài KX07 - 14 quan niệm: "Đào tạo là
quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằm hình thành và phát triển hệ thống
các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo
tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách năng suất và hiệu quả"
Nhƣ vậy, có thể hiểu: Đào tạo là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng ban đầu
cùng với những phẩm chất, thái độ cần thiết để ngƣời đƣợc đào tạo có thể hành nghề
và trở thành ngƣời lao động có năng lực và phẩm chất nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu
của xã hội. Còn đào tạo lại cũng chính là một dạng của đào tạo, là quá trình tạo cho
ngƣời lao động (đã đƣợc đào tạo) có cơ hội đƣợc học tập, đƣợc đào tạo chuyên sâu
hay một lĩnh vực chuyên môn mới một cách cơ bản, có hệ thống cả tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo lẫn thái độ nhằm mục đích có trình độ tay nghề cao hơn hoặc có thể chuyển
đổi nghề (hay công việc mới). Đây chính là quá trình hoạt động nhằm phát triển nhân
cách một cách hài hoà, toàn diện cho mọi ngƣời, giúp họ trở thành ngƣời lao động có
năng lực và phẩm chất nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu xã hội.
*Quản lý đào tạo:
Theo thuật ngữ đào tạo (Glossary of training terms) của Bộ LĐ nƣớc Anh:
“Đào tạo là phát triển có hệ thống về thái độ/ kiến thức/ kỹ năng/ mẫu hành vi theo
yêu cầu cá nhân nhằm thực hiện thích đáng một công việc hay một nghề”. Và quan
điểm ở Mỹ, J.R. Hinrich: “Mọi quy trình tổ chức nhằm bồi dƣỡng việc học tập trong
số những thành viên của tổ chức theo hƣớng góp phần nâng cao tính hiệu quả của tổ
chức” thì Peter Bramley (trong tác phẩm “Evaluating training effectiveness”) đã rút
ra 3 đặc trƣng:
- Đào tạo phải là một quá trình có hệ thống đƣợc kế hoạch và kiểm soát hơn là
học tập ngẫu nhiên từ kinh nghiệm.
- Đào tạo phải làm thay đổi kiến thức, kỹ năng, thái độ của ngƣời học (cá nhân
và tập thể)
- Đào tạo nhằm hoàn thiện việc thực hiện nghề và thông qua đó nâng cao tính
hiệu quả một phần của tổ chức mà trong đó cá nhân và tập thể hoạt động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Nhƣ vậy, đào tạo là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình
thành và phát triển có hệ thống các kiến thức, kỹ năng, thái độ để hoàn thiện nhân
cách cho mỗi cá nhân, tạo năng lực cho họ vào đời hành nghề có năng suất và hiệu
quả cao.
Hoạt động đào tạo trong trƣờng TCN có đặc trƣng nổi bật nhất là quá trình đào
tạo. Quá trình đào tạo bao gồm các nhân tố chủ yếu sau:
- Mục tiêu đào tạo - Nội dung đào tạo
- Phƣơng pháp đào tạo - Điều kiện đào tạo
- Lực tƣợng đào tạo (Thày-ngƣời dạy) - Tổ chức đào tạo
- Đối tƣợng đào tạo (Trò-ngƣời học) - Môi trƣờng đào tạo
- Quy chế đào tạo - Bộ máy tổ chức đào tạo.
Các yếu tố này hoạt động trong mối quan hệ tƣơng tác với nhau, đảm bảo cho
quá trình đào tạo diễn ra hài hoà, cân đối và toàn vẹn.
Trong đó ba nhân tố mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phƣơng pháp đào tạo
liên kết chặt chẽ với nhau, quy định nhau và hỗ trợ nhau. Chúng có mối quan hệ với
mục tiêu phát triển KT-XH, trạng thái tiến bộ về văn hoá khoa học của đất nƣớc.
Chúng tạo ra cái cốt lõi của quá trình đào tạo. Còn các nhân tố khác là các lực lƣợng
vật chất, để hiện thực hoá đƣợc mục tiêu đào tạo, tái tạo, sáng tạo nội dung đào tạo
và phƣơng pháp đào tạo.
Chính vì vậy có thể hiểu quản lý đào tạo là quá trình tổ chức điều khiển, kiểm
tra, đánh giá các hoạt động đào tạo của toàn bộ hệ thống theo kế hoạch và chƣơng
trình nhất định nhằm đạt đƣợc mục tiêu của toàn bộ hệ thống.
*Quản lý đào tạo nghề:
Đào tạo nghề (ĐTN) là quá trình phát triển có hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ
xảo và thái độ nghề nghiệp; ĐTN là nhằm hƣớng vào hoạt động nghề nghiệp và hoạt
động xã hội.
Có rất nhiều định nghĩa về ĐTN, dƣới góc độ quản lý ĐTN có thể định nghĩa:
ĐTN là quá trình giáo dục, phát triển một cách có hệ thống các kiến thức, kỹ năng,
thái độ nghề nghiệp và khả năng tìm đƣợc việc làm hoặc tự tạo việc làm.
Rõ ràng nếu ngƣời tốt nghiệp không có khả năng tìm đƣợc việc làm không biết
tự tạo việc làm trong cơ chế thị trƣờng, thì ĐTN sẽ không mang lại hiệu quả, sẽ tốn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
kém vô ích và cũng chỉ góp phần nâng cao dân trí giống nhƣ giáo dục phổ thông mà
thôi.
Từ đó, có thể hiểu quản lý ĐTN là hoạt động thiết yếu, nảy sinh khi hoạt động
đào tạo diễn ra; là quá trình tổ chức, điều khiển, kiểm tra, đánh giá các hoạt động đào
tạo của toàn bộ hệ thống theo kế hoạch và chƣơng trình nhất định nhằm đạt đƣợc các
mục tiêu của toàn bộ hệ thống.
1.3. Quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội
1.3.1. Mục tiêu, nguyên tắc và phƣơng pháp quản lý đào tạo nghề:
1.3.1.1. Mục tiêu quản lý đào tạo nghề.
Mục tiêu quản lý là trạng thái đƣợc xác định trong tƣơng lai của đối tƣợng quản
lý hay các thành tố của nó. Nói một cách khác, mục tiêu quản lý là những kết quả mà
chủ thể quản lý dự kiến sẽ đạt đƣợc do quá trình vận động của đối tƣợng quản lý
dƣới sự điều khiển của chủ thể quản lý.
Mục tiêu quản lý ĐTN là chất lƣợng đào tạo toàn diện HS với các tiêu chuẩn về
chính trị, tƣ tƣởng-đạo đức, văn hoá-khoa học, kỹ thuật-công nghệ, kỹ năng hành
nghề và thể chất đƣợc quy định trong mục tiêu đào tạo. Chất lƣợng đó là kết quả tổng
hợp nhiều hoạt động của quá trình đào tạo và của các hoạt động đảm bảo cho quá
trình đó.
Mục tiêu quản lý đào tạo trong các trƣờng dạy nghề là:
- Bảo đảm thực hiện đầy đủ các mục tiêu, kế hoạch đào tạo, nội dung chƣơng
trình đào tạo theo đúng tiến độ thời gian quy định.
- Bảo đảm quá trình đào tạo đạt đƣợc chất lƣợng đào tạo mong đợi.
1.3.1.2. Nguyên tắc quản lý đào tạo nghề:
Quản lý ĐTN phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc quản lý giáo dục nói chung
và áp dụng các nguyên tắc đó vào quản lý đào tạo ở phạm vi trong một nhà trƣờng.
Các nguyên tắc đó bao gồm:
- Nguyên tắc thống nhất quản lý và chính trị
Nguyên tắc này xuất phát từ cơ sở khách quan là giáo dục nói chung và dạy
nghề nói riêng, bao giờ cũng gắn liền với mục tiêu chính trị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Nguyên tắc đảm bảo tính chính trị đòi hỏi mọi chủ trƣờng, chính sách giáo dục
cũng nhƣ những quy định đề ra phải phục vụ đƣờng lối và nhiệm vụ cách mạng trong
từng giai đoạn. Nội dung, phƣơng pháp và việc tổ chức quản lý đào tạo phải bảo đảm
những nguyên lý giáo dục và đƣờng lối chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc,
nhà trƣờng không đứng ngoài chính trị và phục vụ chính trị.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc này xuất phát từ cơ sở khách quan là bản chất chính trị của Nhà
nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân.
Trong phạm vi nhà trƣờng, nguyên tắc này đòi hỏi một mặt phải tăng cƣờng
quản lý tập trung (khi quyết định những vấn đề trọng yếu), thống nhất của ngƣời lãnh
đạo quản lý; mặt khác phải phát huy, mở rộng tối đa quyền chủ động của các đơn vị,
cá nhân, đảm bảo sự phù hợp của các quy định chung với các điều kiện cụ thể ở
trong nhà trƣờng.
- Nguyên tắc kết hợp nhà nước và xã hội
Nguyên tắc này có vai trò quan trọng trong quản lý giáo dục, nó đòi hỏi phải kết
hợp việc quản lý giáo dục mang tính chất nhà nƣớc với việc quản lý giáo dục mang
tính xã hội, phải lôi cuốn đƣợc xã hội, các tổ chức đoàn thể xã hội tham gia tích cực
vào sự nghiệp quản lý giáo dục nói chung và quản lý đào tạo nói riêng trên cơ sở cơ
chế giáo dục phù hợp.
- Nguyên tắc tính khoa học
Quản lý đào tạo phải đƣợc xây dựng trên cơ sở khoa học, đặc biệt là lý luận
khoa học quản lý, vận dụng những thành tựu của nhiều khoa học khác nhau nhƣ tâm
lý học, giáo dục học, điều khiển học, tổ chức LĐ khoa học Nguyên tắc này đòi hỏi
trong quản lý quá trình đào tạo phải bảo đảm tính hệ thống và tính tổng hợp.
- Nguyên tắc tính kế hoạch
Bất cứ hoạt động nào cũng đều cần đến kế hoạch, hoạt động quản lý nói chung,
quản lý đào tạo nói riêng luôn đòi hỏi phải đảm bảo tính kế hoạch, bởi vì kế hoạch là
cơ sở để quản lý quá trình đào tạo. Nguyên tắc này đòi hỏi quản lý đào tạo phải có kế
hoạch chính xác, phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý thực tế, phải có dự kiến
việc giám sát kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
- Nguyên tắc đảm bảo tính cụ thể, thiết thực và hiệu quả
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình quản lý đào tạo, chủ thể quản lý phải
nắm thông tin chính xác, cụ thể, kịp thời đề ra các biện pháp xử lý, giải quyết phù
hợp, thiết thực các tình huống phát sinh trong quá trình quản lý.
- Nguyên tắc trách nhiệm và phân công trách nhiệm
Trách nhiệm thể hiện ở sự thống nhất giữa hai mặt: mặt tích cực, ý thức trách
nhiệm của chủ thể quản lý; mặt tiêu cực là khi buộc phải áp dụng các chế tài đối với
ngƣời vi phạm pháp luật nhà nƣớc. Trách nhiệm hình thành trên cơ sở của sự tác
động qua lại giữa ba thành tố:
+ ý thức về nghĩa vụ đƣợc quy định trong các quy phạm đạo đức và pháp luật.
+ Sự đánh giá hành vi bao gồm sự tự đánh giá của chủ thể và sự đánh giá của
các cấp có thẩm quyền theo tiêu chuẩn pháp lý, đạo đức.
+ Sự áp dụng các chế tài đối với những hành vi lệch lạc
Nguyên tắc này đòi hỏi mỗi ngƣời phải trả lời đƣợc các câu hỏi: Công việc
mình phải làm là gì? Giới hạn hành động và quyền hành của mình là gì? Phải thuộc
quyền ai?
Phân công trách nhiệm là tổ chức sự uỷ quyền, cho phép tự chủ trong hành
động và quyết định. Phân công trách nhiệm không làm giảm bớt trách nhiệm của
ngƣời đứng đầu. Phân công trách nhiệm đòi hỏi phải tổ chức sự phối hợp và kết hợp
chặt chẽ.
1.3.1.3. Phương pháp quản lý đào tạo nghề
Quản lý ĐTN sử dụng hợp lý và có hiệu quả các phƣơng pháp nhƣ:
- Các phương pháp hành chính- tổ chức
Phƣơng pháp hành chính-tổ chức là phƣơng pháp có tính pháp lệnh, bắt buộc và
có tính kế hoạch rõ ràng, là sự tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến đối tƣợng
quản lý bằng quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh.
- Các phương pháp giáo dục
Phƣơng pháp giáo dục là phƣơng pháp mà chủ thể quản lý tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp (vào đối tƣợng quản lý) đến thái độ, nhận thức và hành vi nhằm tạo ra
hiệu quả hoạt động của tổ chức, của các cá nhân.
- Các phương pháp tâm lý-xã hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Phƣơng pháp tâm lý-xã hội là cách thức tạo ra những tác động vào đối tƣợng
quản lý bằng các biện pháp lôgic và tâm lý xã hội, nhằm biến những yêu cầu do
ngƣời lãnh đạo, quản lý đề ra thành nhu cầu tự giác bên trong của ngƣời thực hiện.
- Các phương pháp kinh tế
Phƣơng pháp kinh tế là cách thức tác động gián tiếp lên đối tƣợng quản lý bằng
cơ chế kích thích tạo ra sự quan tâm nhất định tới lợi ích vật chất để con ngƣời tự
mình điều chỉnh hành động nhằm hoàn thành nhiệm vụ, hoặc tạo ra những điều kiện
để lợi ích các nhân, tập thể phù hợp với lợi ích chung.
1.3.2. Nội dung quản lý đào tạo nghề
Nội dung của quản lý đào tạo với tƣ cách là một hệ thống khá phức tạp và hoàn
chỉnh. Trong phạm vi của đề tài chỉ đề cập đến các nội dung chủ yếu sau:
1.3.2.1. Xây dựng mục tiêu đào tạo, xác định cơ cấu ngành nghề đào tạo
Mục tiêu đào tạo là kết quả, là sản phẩm mong đợi của quá trình đào tạo.
Mục tiêu đào tạo hay sản phẩm đào tạo chính là ngựời HS tốt nghiệp với nhân
cách đã đƣợc thay đổi, cải biến thông qua quá trình đào tạo. Nhân cách thay đổi đƣợc
khái quát hoá trong mô hình nhân cách của ngƣời HS tốt nghiệp. Có nhiều kiểu cấu
trúc khác nhau về mô hình nhân cách của con ngựời, trong đó cấu trúc đơn giản của
nhân cách gồm có phẩn chất và năng lực.
Dƣới góc độ đào tạo, phẩm chất bao gồm những thái độ và hành vi của họ trong
các mối quan hệ với gia đình, bạn bè, tổ quốc, dân tộc và thái độ đối với những vấn
đề có tính chất toàn cầu của nhân loại nhƣ hoà bình, dân số, môi truờng Ngoài
những phẩm chất chung còn có nhiều phẩm chất nhƣ động cơ, thái độ của họ trong
LĐ nghề nghiệp.
Năng lực trong cấu trúc nhân cách ngƣời tốt nghiệp bao gồm:
- Hệ thống các kiến thức khoa học, công nghệ, trình độ hiểu biết về tự nhiên,
con ngƣời và xã hội.
- Hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo thực hành (chân tay và trí óc) chung và riêng
trong các hoạt động LĐ nghề nghiệp cũng nhƣ trong các hoạt động chính trị xã hội.
- Thể chất bao gồm các yếu tố chung theo lứa tuổi và riêng theo ngành nghề
cùng sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề nghiệp.