Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường trung cấp nghề vinashin luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.71 KB, 118 trang )

Nguyễnưmỹưhạnh

Bộ GIáO DụC Và đàO TạO
trườngưđạiưhọcưvinh

Nguyễnưmỹưhạnh

Mộtưsốưgiảiưphápưquảnưlýưnângưcaoưchấtưlượngưhoạtưđộngưdạyưhọc
ởưtrườngưTrungưcấpưnghềưVinashin

Mộtưsốưgiảiưphápưquảnưlý
nângưcaoưchấtưlượngưhoạtưđộngưdạyưhọc
ởưtrườngưTrungưcấpưnghềưVinashin
Chuyênưngành:ưquảnưlýưgiáoưdục
ưưưưưưưưưưưưưưưưưưưưưưưưưưưưưưưưưưưưưMÃưsố:ư60.14.05

Luậnưvănưthạcưsĩưkhoaưhọcưgiáoưdục

Ngườiưhướngưdẫnưkhoaưhọc: TS.ưHoàngưThịưMinhưPhương

NghệưAn,ư2012

NghệưAn,ư2012


1

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành tơi xin bày tỏ lòng biết ơn Trường Đại học
Vinh, khoa Sau Đại học trường Đại học Vinh, các giảng viên, các nhà
khoa học đã tận tình giảng dạy, cung cấp tài liệu, hướng dẫn tơi trong q


trình học tập.
Đặc biệt, tơi xin chân thành tỏ lịng biết ơn sâu sắc cơ giáo Tiến sĩ
Hoàng Thị Minh Phương, Người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, cán bộ, giáo viên Trường Trung
cấp nghề Vinashin, bạn bè đồng nghiệp, gia đình tạo điều kiện giúp đỡ tơi
trong q trình học tập và làm luận văn này.
Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn chắc chắn khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn và góp ý
kiến của q Thầy, Cơ giáo và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 8 năm 2012
Tác giả


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..............................................................3
4. Giả thuyết khoa học.......................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................3
6. Các phương pháp nghiên cứu........................................................................3
7. Những đóng góp của đề tài............................................................................4
8. Cấu trúc của luận văn....................................................................................4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ......5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................5
1.2. Một số khái niệm cơ bản............................................................................8

1.2.1. Khái niệm quản lý...................................................................................8
1.2.2. Người quản lý và các chức năng quản lý:.............................................10
1.2.3. Khái niệm về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường.............................12
1.2.4. Hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học....................................15
1.2.5. Chất lượng và chất lượng hoạt động dạy học........................................16
1.2.6. Quản lý chất lượng hoạt động dạy học ở các trường dạy nghề.............18
1.2.7. Trường trung cấp nghề..........................................................................19
1.3. Một số vấn đề về hoạt động dạy học ở trường trung cấp nghề...............20
1.3.1. Đặc điểm trường Trung cấp nghề..........................................................20
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động dạy học ở Trường trung
cấp nghề...........................................................................................................21
1.3.3. Vai trò của quản lý đối với chất lượng hoạt động dạy học ở Trường
trung cấp nghề.................................................................................................22


1.4. Nội dung quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường
trung cấp nghề................................................................................................23
1.4.1. Quản lý mục tiêu nội dung, chương trình dạy học nghề..................23
1.4.2. Quản lý hoạt động dạy của thầy:...........................................................25
1.4.3. Quản lý hoạt động học tập của Học sinh...............................................28
1.4.4. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học ................................................30
1.4.5. Quản lý hoạt động kiểm tra- đánh giá kết quả học tập của HS.............31
1.4.6. Quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học...............................................32
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.......................................................................................33

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ VINASHIN 34
2.1. Khái quát về trường Trung cấp nghề Vinashin........................................34
2.1.1. Nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của nhà trường...........................................34
2.1.2. Cơ sở vật chất........................................................................................39

2.1.3. Ngành nghề, hình thức và quy mơ đào tạo............................................39
2.2. Thực trạng chất lượng hoạt động dạy học ở trường Trung cấp nghề
Vinashin..........................................................................................................40
2.2.1. Đánh giá qua kết quả học tập và rèn luyện của học sinh......................40
2.2.2. Đánh giá chất lượng hoạt động dạy học qua ý kiến của cán bộ quản lý
và GV nhà trường............................................................................................41
2.2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường TCN Vinashin...........43
2.3. Thực trạng quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường Trung cấp nghề
Vinashin..........................................................................................................44
2.3.1. Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình dạy học................................44
2.3.2. Quản lý hoạt động dạy của Thầy...........................................................47
2.3.3. Quản lý hoạt động học của học sinh.....................................................50


2.3.4. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học.................................................53
2.3.5. Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học............................................55
2.3.6. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh............56
2.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy
học ở trường Trung cấp nghề Vinashin...........................................................58
2.4.1. Ưu điểm.................................................................................................58
2.4.2. Hạn chế..................................................................................................59
2.4.3. Nguyên nhân của các ưu điểm và hạn chế............................................61
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.......................................................................................63

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
VINASHIN.....................................................................................................64
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp.............................................................64
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu..........................................................................64
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn..........................................................................64

3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả.........................................................................64
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi.............................................................................64
3.2. Một số giải pháp chủ yếu quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học
ở trường Trung cấp nghề Vinashin..................................................................65
3.2.1. Tổ chức tốt công tác tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GVDN.........65
3.2.2. Đổi mới mục tiêu dạy học nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện và nội
dung chương trình học nghề theo mơđun........................................................67
3.2.3. Tăng cường quản lý đổi mới phương pháp dạy học nghề theo hướng
tích hợp lý thuyết và thực hành.......................................................................70
3.2.4. Đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học
nghề.................................................................................................................73
3.2.5. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học nghề phù hợp đào tạo theo mô đun.....76


3.2.6. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học phù hợp đào tạo
nghề theo năng lực thực hiện.............................................................................78
3.2.7. Tăng cường liên kết giữa nhà trường – Doanh nghiệp trong dạy học nghề.
.........................................................................................................................83
3.2.8. Xây dựng chế độ khen thưởng đối với GVDN có thành tích tốt trong dạy
học...................................................................................................................88
3.3. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất.............89
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.......................................................................................92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................94
1. Kết luận:......................................................................................................94
2. Kiến nghị:....................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................99


CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

Từ viết tắt
BGH
BTTrĐT
CNH – HĐH

CNXH
CNKT
CLĐT
CT
CBGV
CSVC
CSVC – TBDH
CNTT
CBKT
DH
DN
GD – ĐT
GV
GVCN
HS
HĐD
HS – SV
HĐH
HTGD
KT – XH
KH – CN

Giải nghĩa
Ban giám hiệu
Ban thanh tra đào tạo
Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Chủ nghĩa xã hội
Cơng nhân kỹ thuật
Chất lượng đào tạo
Chương trình

Cán bộ giáo viên
Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất – thiết bị dạy học
Công nghiệp tàu thuỷ
Cán bộ kỹ thuật
Dạy học
Doanh nghiệp
Giáo dục – đào tạo
Giáo viên
Giáo viên chủ nhiệm
Học sinh
Hoạt động dạy
Học sinh – sinh viên
Hoạt động học
Hệ thống giáo dục
Kinh tế - xã hội
Khoa học – Công nghệ


25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35

36
37
38
39
40

KHĐT
KHDH
KHKT
LĐTB và XH
NCKH
NLTH
PPDH
PĐT
PPGD
QL
QTDH
TCN
TCDN
UBND
XHCN
XKLĐ

Kế hoạch đào tạo
Kế hoạch dạy học
Khoa học kỹ thuật
Lao động thương binh và xã hội
Nghiên cứu khoa học
Năng lực thực hiện
Phương pháp dạy học

Phòng đào tạo
Phương pháp giảng dạy
Quản lý
Quá trình dạy học
Trung cấp nghề
Tổng cục dạy nghề
Ủy ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa
Xuất khẩu lao động


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lĩnh vực đào tạo nghề ở nước ta được Đảng và Nhà nước đặc biệt coi
trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn đẩy mạnh Cơng nghiệp hố,
Hiện đại hố (CNH, HĐH) đất nước. Sự nghiệp CNH, HĐH đòi hỏi một lực
lượng lao động có trình độ chun mơn cao, tiếp cận được với khoa học công
nghệ hiện đại. Chiến lược Giáo dục – đào tạo của Đảng và Nhà nước được đề
ra theo hướng mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tạo điều
kiện thuận lợi đáp ứng thiết thực cho hoạt động dạy nghề và học nghề của
nhân dân.
Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đào tạo nghề cho người lao
động giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực
cho các quốc gia trên thế giới và trong phạm vi quốc gia tạo lên sức mạnh
nội sinh của từng địa phương, vì lực lượng lao động được đào tạo nghề
bao giờ cũng là lực lượng sản xuất trực tiếp và quyết định nhất trong cơ
cấu lao động kỹ thuật.
Đào tạo nghề không tạo ra việc làm ngay nhưng là biện pháp quan

trọng nhất tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết việc làm. Dạy nghề giúp cho
người lao động có chun mơn kỹ thuật, có tay nghề từ đó có thể mưu cầu
cuộc sống, xin vào làm việc trong các cơ quan xí nghiệp của các thành phần
kinh tế khác nhau, hoặc có thể tự lập tạo ra việc hoạt động kinh doanh, sản
xuất của cá nhân ngay tại quê hương, bản quán hoặc tại mảnh vườn thửa
ruộng của gia đình.
Trong giai đoạn hiện nay đào tạo nghề là một trong những yếu tố quan
trọng, cơ bản nhất đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mối quốc gia và
mỗi địa phương. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Phát triển
giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực
quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, là
điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn
Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng
nịng cốt, có vai trị quan trọng” (Chỉ thị 40/CT.TW ngày 15/6/2004 của Ban


2

bí thư Trung ương Đảng). Điều 19, điều 26 của luật dạy nghề về phương pháp
dạy học: “Phương pháp dạy nghề phải rèn luyện năng lực hành nghề với
trang bị kiến thức chun mơn và phát huy tính tích cực, tự giác, năng động,
khả năng làm việc độc lập/tổ chức làm việc theo nhóm”. Trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 của Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ XI
đã xác định mục tiêu: “Lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề
chiếm 55% tổng lao động xã hội”.
Một trong những nguồn nhân lực đáp ứng trực tiếp cho thời kỳ cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá là lực lượng lao động lành nghề. Tuy nhiên ở Việt
Nam ln ở tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” do nhận thức của người học và
của người dân còn mang nặng tư tưởng chỉ muốn con em vào đại học mà
không muốn học các bậc học thấp hơn mà không xét đến các điều kiện thực tế

về lực học và khả năng tài chính. Ngay cả các cơ quan nhà nước tuyển dụng
lao động hầu hết đòi hỏi điều kiện phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học.
Mặt khác, chất lượng lao động còn thấp, chưa ngang tầm khu vực, chưa đáp
ứng được yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hố; chưa theo kịp
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chưa thật sự gắn giữa nhu cầu với sử dụng
nguồn nhân lực có trình độ trung cấp nghề; vẫn cịn khoảng cách lớn giữa
trình độ tay nghề của học sinh mới ra trường và yêu cầu của các đơn vị sử
dụng lao động có trình độ trung cấp nghề. Chính vì vậy, vấn đề đảm bảo và
nâng cao chất lượng đạo tạo trung cấp nghề được các ngành các cấp và tồn
xã hội đặc biệt quan tâm. Do đó, các cơ sở đào tạo nói chung và các trường
trung cấp nghề nói riêng phải giải quyết bài tốn giữa phát triển nhanh quy
mô, phạm vi đào tạo vừa nâng cao chất lượng dạy học, đây là một nhiệm vụ
cao cả và là trọng trách nặng nề. Xuất phát từ những lý do trên tác giả lựa
chọn đề tài luận văn thạc sĩ có tên : “Một số giải pháp quản lý nâng cao
chất lượng hoạt động dạy học ở trường Trung cấp nghề Vinashin ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp
quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường Trung cấp
nghề Vinashin.


3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu :
Công tác quản lý chất lượng hoạt động dạy học ở trường Trung cấp nghề
3.2. Đối tương nghiên cứu:
Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường Trung
cấp nghề Vinashin.
4. Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được các giải pháp quản lý khoa học, khả thi và áp dụng
vào thực tiễn một cách hợp lý thì sẽ nâng cao được chất lượng hoạt động dạy
học ở trường Trung cấp nghề Vinashin.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy
học ở trường Trung cấp nghề;
5.2. Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng hoạt động dạy học ở trường
Trung cấp nghề Vinashin;
5.3. Đề xuất giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở
trường Trung cấp nghề Vinashin.
6. Các phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu vận dụng những chủ trương của Đảng và của Nhà nước
liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phân tích, tổng hợp những cơng trình sách,
tạp chí, luận văn trong và ngoài nước liên quan đến đề tài.
6.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tế giảng dạy
- Phương pháp chuyên gia


4

6.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp này để xử lý các kết quả điều tra nghiên cứu để làm cứ
liệu, các chỉ số đánh giá.
7. Những đóng góp của đề tài
- Luận văn bổ sung phần cơ sở lý luận cho công tác quản lý nâng cao
chất lượng hoạt động dạy học ở các trường dạy nghề nói chung và trường
TCN Vinashin nói riêng.

- Đánh giá một cách khách quan về thực trạng công tác quản lý nâng
cao chất lượng hoạt động dạy học đối với trường TCN Vinashin.
- Đề xuất một số giải pháp công tác quản lý nâng cao chất lượng
hoạt động dạy học ở các trường dạy nghề nói chung và trường TCN
Vinashin nói riêng.
8. Cấu trúc của luận văn
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nâng cao chất lượng hoạt động
dạy học ở trường Trung cấp nghề.
- Chương 2: Thực trạng quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy
học đối với trường TCN Vinashin.
- Chương 3: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động
dạy học đối với trường TCN Vinashin.


5

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các nhà nghiên cứu quản lý giáo dục Xơ Viết trong những cơng trình
nghiên cứu của mình đã cho rằng: "Kết quả tồn bộ hoạt động của nhà
trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác hoạt
động của đội ngũ GV" [38,6]. V.A.Xukhomlinxki đã tổng kết những thành
công cũng như thất bại của 26 năm kinh nghiệm thực tiễn làm hiệu trưởng của
mình, cùng với nhiều tác giả khác, ông đã đưa ra một số giải pháp quản lý của
Hiệu trưởng:
Phân công hợp lý công việc giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phụ
trách đào tạo:

Các tác giả nhấn mạnh đến sự phối hợp chặt chẽ, sự thống nhất quản lý
giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng để đạt được mục tiêu đã đề ra. Các tác
giả đều khẳng định vai trị lãnh đạo tồn diện của hiệu trưởng. Tuy nhiên,
trong thực tế, cùng tham gia quản lý nhà trường với hiệu trưởng cịn có vai trị
quan trọng của các phó hiệu trưởng, nhất là phó hiệu trưởng phụ trách đào
tạo. Công việc của hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng đều nhằm hướng tới
mục tiêu giáo dục chung của Nhà trường. Song làm thế nào để công việc của
họ đạt hiệu quả cao nhất, tránh "dẫm chân" lên nhau, tránh sự lấn sân của
nhau, mà hơn thế lại huy động tốt nhất sức mạnh của tập thể GV. Đó là vấn
đề mà các tác giả đặt ra trong cơng trình nghiên cứu của mình. Vì vậy, V.A
Xukhomlinxki cũng như các tác giả khác chú trọng đến sự phân công hợp lý
công việc của hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng. "Hợp lý" ở đây được hiểu
theo nghĩa: Hiệu trưởng là người lãnh đạo toàn diện và chịu trách nhiệm trong


6

cơng tác quản lý nhà trường, các phó hiệu trưởng sẽ tổ chức thực hiện kế
hoạch thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Điều đó sẽ tránh được sự giẫm đạp lên
cơng việc của nhau, đồng thời tránh được tình trạng buông lơi một số công
việc trong hoạt động của nhà trường. V.A Xukhomlinxki đặc biệt coi trọng sự
trao đổi giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng để tìm ra giải pháp quản lý tốt
nhất. Tác giả cho rằng: "Trong những cuộc trao đổi này như đòn bẩy đã nảy
sinh ra những dự định mà sau này trong công tác quản lý được phát triển
trong lao động sáng tạo của tập thể sư phạm"
. [38, 17].
- Về xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ GV: Các nhà nghiên cứu thống
nhất cho rằng: Một trong những chức năng của hiệu trưởng, nhà trường là
phải xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ GV, phát huy được tính sáng tạo lao
động của họ và tạo ra khả năng ngày càng hoàn thiện tay nghề sư phạm. Hiệu

trưởng phải biết lựa chọn đội ngũ GV bằng nhiều nguồn khác nhau và bồi
dưỡng họ trở thành những GV tốt theo tiêu chuẩn nhất định, bằng những biện
pháp khác nhau [38, 24-25].
- Một giải pháp quản lý hoạt động dạy học để nâng cao chất lượng mà
các tác giả quan tâm là tổ chức hội thảo khoa học.
Vấn đề quản lý nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học cũng là
một vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm trong nhiều năm qua. Đó là
các tác giả Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Ngọc Quang, Hồng Chính, Hà Sĩ Hồ,
Lê Tuấn, … Khi nghiên cứu, các tác giả đều nêu lên nguyên tắc chung của
việc quản lý hoạt động dạy học của người GV như sau:
- Khẳng định trách nhiệm của mỗi GV là chịu trách nhiệm về chất
lượng giảng dạy học sinh trong lớp mình phụ trách.
- Đảm bảo định mức lao động với các GV.
- Giúp đỡ thiết thực và cụ thể để cho các GV hồn thành tốt các trách
nhiệm của mình.


7

Từ các nguyên tắc chung đó, các tác giả đã nhấn mạnh vai trò của quản
lý trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Tác giả Hà Sĩ Hồ và Lê Tuấn cho
rằng: "Trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, việc quản lý dạy và học là
nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường". Các tác giả đã nhấn mạnh: Hiệu trưởng
phải là người "Luôn luôn biết kết hợp một cách hữu cơ quản lý dạy và học
(theo nghĩa rộng) với sự quản lý các bộ phận; hoạt động dạy và học của các
bộ môn và các hoạt động khác hỗ trợ cho hoạt động dạy học nhằm làm cho
tác động giáo dục được hoàn chỉnh, trọn vẹn" [17, 28].
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang xác định: "Dạy học và giáo dục trong sự
thống nhất là hoạt động trung tâm của nhà trường" và "Quản lý nhà trường
thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm của thầy…" [27,8-24].

Tác giả Trần Thị Bích Liễu nhấn mạnh tới những khó khăn trong công
tác quản lý nhà trường trong điều kiện mới. Mà việc "Đổi mới chương trình
sách giáo khoa địi hỏi sự đổi mới phương pháp quản lý và lãnh đạo của hiệu
trưởng sao cho phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của các thành
viên trong trường"[21, 43].
Như vậy, vấn đề nâng cao chất lượng dạy học, từ lâu đã được các nhà
nghiên cứu giáo dục trong và ngoài nước quan tâm. Hiện nay, chúng ta đang
quyết tâm đẩy nhanh tốc độ CNH - HĐH, phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ
bản trở thành một nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại thì việc nâng cao
chất lượng dạy học để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã trở thành mối
quan tâm chung của toàn xã hội, đặc biệt là của các nhà nghiên cứu giáo dục,
các cơ sở đào tạo nghề và các trường cao đẳng, đại học. Qua các cơng trình
nghiên cứu của họ, ta thấy một điểm chung, đó là: Khẳng định vai trị quan
trọng của cơng tác quản lý của người hiệu trưởng trong việc nâng cao chất
lượng dạy và học ở các cấp học, bậc học. Đây cũng chính là một trong những


8

tư tưởng mang tính chiến lược về phát triển giáo dục của Đảng ta "Đổi mới
quản lý giáo dục - đào tạo là khâu đột phá".
Công tác quản lý chuyên mơn các trường dạy nghề vẫn nặng về hành
chính. Chất lượng sinh hoạt các khoa, tổ, nhóm chun mơn ít có hiệu quả
đến q trình nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên. Vì vậy vấn đề quản
lý hoạt động dạy học ở Trường TCN như thế nào? Làm thế nào để thực hiện
được các giải pháp để đạt được mục tiêu đào tạo đặt ra: nâng cao chất lượng
giảng dạy trong trường TCN? Chính là vấn đề mà chúng tôi quan tâm nghiên
cứu trong luận văn này.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm quản lý

Từ khi xã hội lồi người xuất hiện và hình thành nhóm thì nhu cầu về
quản lý cũng xuất hiện nhằm phối hợp những nỗ lực của cá nhân để hướng tới
những mục tiêu chung. Xã hội phát triển thì trình độ tổ chức điều hành kiểm
tra cũng được nâng lên, phát triển theo.
Thuật ngữ “quản lý” (tiếng Việt gốc Hán) lột tả được bản chất hoạt
động này trong thực tiễn. Nó gồm hai q trình tích hợp với nhau: Q
trình “quản” gồm có sự coi sóc, gìn giữ, duy trì hệ ở trạng thái “ổn định“;
Qúa trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ vào thế “phát
triển”. Nếu chỉ lo việc “quản” mà thiếu quan tâm đến việc “lý” thì tổ chức
dễ bị trì trệ, ngược lại nếu chỉ lo việc “lý” mà không chăm lo việc “quản”
thì sự phát triển của tổ chức cũng khơng thể bền vững. Vì vậy, trong
“quản” phải có “lý”, trong “lý” phải có “quản” để động thái của hệ ở thế
cân bằng động. Nói cách khác, quản lý vừa là một khoa học, vừa là một
nghệ thuật, các nhà quản lý chỉ có thể thực hiện được sứ mệnh của mình tốt
hơn khi biết vận dụng những kinh nghiệm đã được đúc kết, khái quát hoá
thành những nguyên tắc, phương pháp và kỹ năng quản lý cần thiết để biến


9

các mối quan hệ trong tổ chức thành những yếu tố tích cực, hạn chế xung
đột và tạo nên mơi trường thuận lợi để hướng tới mục tiêu.
Có nhiều định nghĩa về quản lý, ở đây chúng tơi xin trình bày một số
định nghĩa tiêu biểu:
Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc “Hoạt động
quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người
quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức – nhằm
làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức“ [7,1].
Theo tác giả Trần Hữu Cát và Đoàn Minh Duệ: “Quản lý là hoạt động
thiết yếu nảy sinh khi con ngườì hoạt động tập thể, là sự tác động của chủ thể

vào khách thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con người, nhằm thực
hiện các mục tiêu chung của tổ chức” [5,41].
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo và tập thể tác giả: “Quản lý là một quá
trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý
nhằm đạt được mục tiêu chung” [4,176].
Một cách tiếp cận khác của nhóm các nhà khoa học quản lý người Mỹ
Harold Koontz, Cyril o’ Domell, Heinz Weihrich: “Quản lý là một hoạt động
đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của
nhóm” [16,29].
Mặc dù trình bày khác nhau, song các định nghĩa trên đều đã vạch rõ
bản chất của hoạt động quản lý là cách thức tổ chức, điều khiển (cách thức tác
động) của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả
các mục tiêu chung của tổ chức đã đề ra. Mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và
khách thể quản lý rất đa dạng và phong phú, nhưng trong các mối quan hệ đó
thì cần quan tâm nhất là mối quan hệ giữa con người với con người và coi đó
là cốt lõi của hoạt động quản lý. Đó là mối quan hệ tác động qua lại, tương hỗ
với nhau tạo thành một hệ thống chung gọi là hệ quản lý.


10

Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động quản lý, còn khách thể
quản lý tiếp nhận các tác động quản lý và đem tài lực, trí tuệ của mình để sản
sinh ra các giá trị vật chất và tinh thần có giá trị sử dụng trực tiếp đáp ứng nhu
cầu của con người, thoả mãn mục đích của chủ thể quản lý.
1.2.2. Người quản lý và các chức năng quản lý:
Trong một tổ chức thì người quản lý là yếu tố quan trọng quyết định sự
thắng bại của tổ chức ấy. Người quản lý là nhân vật có trách nhiệm phân bố
nhân lực và các nguồn lực khác, chỉ dẫn sự vận hành của một bộ phận hay
toàn bộ tổ chức để tổ chức hoạt động có hiệu quả và đạt đến mục đích. Có

nhiều cách phân loại người quản lý: Người quản lý theo chức năng, người
quản lý tổng hợp, người quản lý dự án và hay dùng nhất là phân loại người
quản lý theo cấp thì có ba loại sau:
- Người quản lý cấp thấp: Tức là mức quản lý tác nghiệp hay gọi là
quản lý cấp cơ sở, quản lý tuyến đầu. ở mức này các nhà quản lý thực hiện
các nhiệm vụ cụ thể, với quy mô nhỏ là một trường học, một tổ công tác.
- Cấp thứ hai: Là cấp trung gian đây là mức quản lý chiến thuật, nó có
thể bao gồm nhiều đơn vị quản lý tác nghiệp.
- Cấp thứ ba: Là cấp quản lý chiến lược tức là quản lý cấp cao đây là
mức quản lý cao nhất có tác động đến tồn bộ hệ thống. Việc quản lý ở đây
nhằm xác định mục tiêu mang tính chiến lược và đường lối chính sách để thực
hiện các mục tiêu đó.
Tuy nhiên, dù ở cấp quản lý nào thì nhà quản lý cũng phải thực hiện 4
chức năng cơ bản của quản lý. Các chức năng quản lý là biểu hiện của bản
chất quản lý, là những hoạt động bộ phận hợp thành hoạt động quản lý đã
được tách riêng chun mơn hố “Các chức năng quản lý là những hình thái
biểu hiện sự tác động có mục đích đến tập thể người”. Bốn chức năng liên
quan mật thiết với nhau tạo thành một chu trình quản lý đó là: Lập kế hoạch,


11

tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra cùng với các yếu tố khác là thông tin, quyết định và
điều chỉnh trong đó thơng tin là mạch máu, là trái tim của quản lý. Ta có thể
biểu diễn chu trình quản lý theo sơ đồ 1.1.
- Lập kế hoạch: Là khởi điểm của một quá trình quản lý nhằm xác định
xem phải làm cái gì, làm thế nào, vào khi nào và ai sẽ làm. Đó chính là q
trình vạch ra các mục tiêu và quyết định phương thức đạt được mục tiêu. Việc
lập kế hoạch là bắc một nhịp cầu từ trạng thái hiện tại của chúng ta tới chỗ mà
chúng ta muốn có trong tương lai dự định.

Sơ đồ 1.1. Chu trình quản lý
Lập kế hoạch

Kiểm tra, đánh giá

Thơng tin

Tổ chức

Chỉ đạo
- Tổ chức: Là q trình phân cơng, phối hợp các nhiệm vụ và nguồn lực
để đạt được các mục tiêu đã vạch ra. Đó chính là q trình hình thành nên cấu
trúc, các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức
nhằm thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được các mục tiêu tổng thể
của tổ chức.
- Chỉ đạo (Lãnh đạo): Là qúa trình tác động gây ảnh hưởng đến các
thành viên trong tổ chức để công việc họ làm hướng tới các mục tiêu chung
đã đề ra. Các nhà quản lý phải có khả năng truyền đạt và thuyết phục về các
mục tiêu bằng các biện pháp khác nhau.


12

- Kiểm tra: Là công việc đo lường và điều chỉnh các hoạt động của các
bộ phận phối thuộc để tạo ra sự phù hợp với các mục tiêu và kế hoạch, tức là
đo lường việc thực hiện nhiệm vụ so với mục tiêu và kế hoạch, chỉ ra những
tồn tại và lệch lạc tiêu cực, đưa ra các tác động để điều chỉnh các sai lệch giúp
bảo đảm hoàn thành các kế hoạch.
1.2.3. Khái niệm về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội: Nó được hiểu theo

các cấp độ khác nhau tuỳ theo việc xác định đối tượng quản lý.
Nếu hiểu giáo dục là các hoạt động giáo dục diễn ra trong hoạt động xã
hội nói chung thì quản lý giáo dục là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong xã
hội. Khi đó quản lý giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng nhất.
Cịn khi nói đến hoạt động trong ngành GD - ĐT diễn ra ở các cơ sở
GD - ĐT thì lúc đó quản lý giáo dục được hiểu là quản lý một cơ sở GD - ĐT.
Nếu hệ thống giáo dục bao gồm ngành giáo dục với toàn bộ hệ thống
giáo dục quốc dân, các tổ chức giáo dục ở địa bàn lãnh thổ như quản lý giáo
dục cấp tỉnh, huyện (quận)… thì đó chính là quản lý một hệ thống giáo dục,
cách hiểu quản lý giáo dục theo nghĩa hẹp.
Có nhiều định nghĩa về quản lý giáo dục, ở đây chúng tôi xin trình bày
một số định nghĩa tiêu biểu:
Tác giả Nguyễn Gia Quý định nghĩa một cách cụ thể: “Quản lý q
trình giáo dục là quản lý một hệ thống tồn vẹn bao gồm các yếu tố: Mục
tiêu, nội dung, phương pháp, tổ chức giáo dục, người dạy, người học, cơ sở
vật chất kỹ thuật phục vụ cho dạy và học, môi trường giáo dục, kết quả giáo
dục” [29,15].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý giáo dục là hệ thống tác
động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo
dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của



×