Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

giải pháp nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 26 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG



HOÀNG THỊ NGA



GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DÂN SỐ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG



Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Đà Nẵng - 2013

Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG





Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. BÙI QUANG BÌNH


Phản biện 1: TS. Lê Dân

Phản biện 2: TS. Nguyễn Ngọc Quang



Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 17
tháng 12 năm 2013.





Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin học liệu - Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nâng cao chất lượng dân số là nhiệm vụ quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là một trong những yếu tố cơ
bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình và
toàn xã hội.
Cùng với các chủ trương, chính sách của Thành phố trong

việc “Đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình,
tạo bước đột phá trong thời gian tới cả về qui mô, cơ cấu, chất lượng
dân số, phân bổ dân cư và quản lý nhà nước về Dân số - KHHGĐ, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”
trong những năm qua Quận ủy, UBND quận Sơn Trà đã quan tâm tập
trung chỉ đạo, kiện toàn tổ chức bộ máy Dân số - KHHGĐ các cấp;
ban hành nhiều văn bản hướng dẫn kiểm tra, kiểm soát tình hình gia
tăng dân số và quản lý nâng cao chất lượng dân số.
Có thể nhận thấy: Một xã hội phát triển hay không phát triển
thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động đến nó nhưng yếu tố quan
trọng nhất vẫn là làm sao có thể kiểm soát được tình hình gia tăng dân
số, từ đó đưa ra những biện pháp hành động thích hợp để nâng cao
chất lượng dân số. Vì vậy, nâng cao chất lượng dân số là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát triển nguồn nhân lực phục vụ
cho công cuộc xây dựng quận Sơn Trà nói riêng và thành phố Đà
Nẵng nói chung hoàn thành mục tiêu “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
trước năm 2020.
Xuất phát từ thực tế trên và điều kiện nghiên cứu của bản
thân, tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng dân số trên địa
bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp Thạc
sĩ khoa học Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế phát triển.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng dân số; phân tích,
đánh giá thực trạng chất lượng dân số trên địa bàn quận Sơn Trà, chỉ
ra các vấn đề còn tồn tại cần khắc phục; Đề xuất các giải pháp nâng
cao chất lượng dân số quận Sơn Trà.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề về chất lượng dân số và nâng cao chất
lượng dân số trên địa bàn quận Sơn Trà.

Về thời gian: Số liệu dùng để phân tích được sử dụng chủ yếu
từ năm 2007 đến năm 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong triển khai nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng các
phương pháp: phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh.
5. Bố cục đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo, đề tài được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng dân số
Chương 2: Thực trạng chất lượng dân số trên địa bàn quận
Sơn Trà
Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng dân số trên địa
bàn quận Sơn Trà.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu bàn về chất lượng dân
số.Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về: “Giải
pháp nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn quận Sơn Trà”. Vì vậy, đề tài
luận văn không trùng lặp với các công trình đã nghiên cứu, quá trình thực
hiện có sự kế thừa, phát triển những thành quả của các tài liệu liên quan
trước đó để phân tích, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực
tế và chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của quận Sơn Trà.
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DÂN SỐ VÀ CHẤT LƯỢNG
DÂN SỐ
1.1.1. Khái niệm về dân số và chất lượng dân số
a. Khái niệm về dân số
Dân số là số lượng và chất lượng người của một cộng đồng
dân cư, cư trú trong một vùng lãnh thổ (hành tinh, khu vực, châu thổ,

quốc gia…) tại một thời điểm nhất định.
b. Khái niệm về chất lượng dân số
Tại điều 3 mục 6 - Pháp lệnh dân số của Việt Nam (2003):
“Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ
và tinh thần của toàn bộ dân số”. Trong đó:Thể chất gồm nhiều yếu
tố khác nhau trong đó có các số đo về chiều cao, cân nặng, sức
mạnh, tốc độ, sức bền, sự khéo léo, , dinh dưỡng, bệnh tật, tuổi thọ,
các yếu tố giống nòi, gen di truyền (như tật nguyền bẩm sinh, thiểu
năng trí tuệ, nhiễm chất độc hóa học, chất độc màu da cam…) của
người dân;Trí tuệ gồm các yếu tố trình độ học vấn, thẩm mỹ, trình
độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu ngành nghề…; Tinh thần gồm các
yếu tố về ý thức và tính năng động xã hội thể hiện qua mức độ tiếp
cận và tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thông tin, vui chơi,
giải trí của người dân.
1.1.2. Đặc điểm dân số và đặc trưng của chất lượng dân số
a. Đặc điểm dân số
Dân số đóng vai trò vừa là lực lượng sản xuất vừa là lực
lượng tiêu dùng, là yếu tố chủ yếu của quá trình sản xuất. Quá trình
này diễn ra nhanh hay chậm, hợp lý hay không hợp lý sẽ tạo ra các kết
4
quả dân số tương ứng về quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân
số và đây cũng chính là những đặc điểm cơ bản của dân số.
b. Đặc trưng của chất lượng dân số
Có 3 đặc trưng cơ bản về chất lượng dân số:
- Chất lượng dân số có tính đặc trưng theo từng vùng, từng
thời kì.
- Trong chất lượng dân số, yếu tố chất lượng con người đòi hỏi
phải được tích lũy, phát triển và rèn luyện qua thời gian, nó sẽ mất dần đi
nếu không được sử dụng, rèn luyện và phát triển thường xuyên.
- Chất lượng dân số gắn liền với quá trình tái sản xuất dân số

nên nó cũng mang tính mâu thuẫn và tính quán tính.
1.1.3. Vai trò của dân số và tăng trưởng kinh tế
Trong quá trình phát triển dân số đóng vai trò vừa là lực lượng
sản xuất tạo ra của cải vật chất và các dịch vụ cho xã hội vừa là lực lượng
tiêu thụ sản phẩm.Vì vậy quy mô, cơ cấu dân số có ảnh hưởng rất lớn đến
quy mô, cơ cấu sản xuất, tiêu dùng và tích lũy xã hội.
1.1.4. Các chỉ tiêu đo lường dân số
Chỉ tiêu về dân số là những chỉ tiêu phản ánh mức độ hợp lí
về qui mô, cơ cấu và phân bố dân số, cũng như các chỉ tiêu về quá
trình dân số cần điều chỉnh như mức sinh, mức chết, di dân để đạt
được mức độ hợp lí.
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHẢN ÁNH CHẤT LƯỢNG
DÂN SỐ
1.2.1. Nội dung về nâng cao chất lượng dân số
a. Nâng cao yếu tố thể chất
Thể chất có ý nghĩa quan trọng quyết định năng lực hoạt động
của con người. Phải có thể chất con người mới có thể phát triển trí tuệ
và quan hệ của mình trong xã hội.
5
b. Nâng cao yếu tố trí tuệ
Nâng cao trí tuệ chính là nâng cao trình độ học vấn, trình độ
chuyên môn kỹ thuật, phát huy năng lực sáng tạo . Một nguồn nhân
lực được xem là có chất lượng cao khi trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cao, kỹ năng lao động thành thạo.
c. Nâng cao yếu tố tinh thần
Nâng cao về tinh thần của con người là các nỗ lực của chính
quyền và người dân nhằm nâng cao ý thức và tính năng động xã hội
của con người thể hiện qua sự gia tăng mức độ tiếp cận, hưởng thụ và
tham gia các dịch vụ xã hội, văn hoá, thông tin, vui chơi, giải trí của
người dân.

d. Nâng cao đời sống vật chất và các dịch vụ xã hội cơ bản
Nâng cao đời sống vật chất và các dịch vụ xã hội cơ bản nhằm
đáp ứng nhu cầu cuộc sống, cung cấp, tư vấn các vấn đề giáo dục, y tế
và các dịch vụ xã hội khác.
1.2.2. Các tiêu chí phản ánh nâng cao chất lượng dân số
a. Nhóm tiêu chí phản ánh mức cải thiện và nâng cao yếu tố
thể chất
b. Nhóm tiêu chí phản ánh mức cải thiện và nâng cao yếu tố
trí tuệ:
c. Nhóm tiêu chí phản ánh mức cải thiện và nâng cao yếu tố
tinh thần
d. Nhóm tiêu chí phản ánh mức cải thiện và nâng cao đời
sống vật chất và các dịch vụ xã hội cơ bản
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ
1.3.1. Yếu tố điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội của địa
phương
Sự tác động của môi trường đến cuộc sống con người là rất
6
lớn, nó ảnh hưởng đến sức khỏe, tuổi thọ, giống nòi,… cũng như đến
trí tuệ và tinh thần của con người - đây là những chỉ tiêu của chất
lượng dân số.
1.3.2. Yếu tố y tế và chăm sóc sức khỏe
Con người là nguồn tài nguyên quý giá nhất quyết định sự
phồn thịnh của đất nước. Vì vậy việc đầu tư cho y tế để mọi người
được chăm sóc sức khỏe chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước.
a. Y tế và chăm sóc sức khỏe ảnh hưởng đến mức sinh
b. Y tế và chăm sóc sức khỏe ảnh hưởng đến mức chết
1.3.3. Yếu tố giáo dục
Giáo dục là một hoạt động nhằm tác động một cách có hệ

thống, có mục đích đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi
người phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục có
quan hệ mật thiết với các quá trình dân số. Giáo dục chịu tác động của
dân số, nhưng cũng tác động trở lại dân số.
a. Giáo dục ảnh hưởng đến hôn nhân
b. Giáo dục ảnh hưởng đến mức sinh
c. Giáo dục ảnh hưởng đến mức chết
d. Giáo dục ảnh hưởng đến di cư
e. Giáo dục ảnh hưởng đến bình đẳng giới
1.3.4. Yếu tố mức sống người dân
Mức sống thấp đồng nghĩa với thu nhập thấp, thiếu dinh dưỡng,
ít được chăm sóc y tế, ít được đi học, thiếu việc làm Chất lượng cuộc
sống thấp, dẫn đến nguy cơ bệnh cao, nguy cơ tử vong cao và tuổi thọ
giảm.
1.3.5. Yếu tố lao động, việc làm
a. Lao động ảnh hưởng đến chất lượng dân số
7
Qui mô nguồn lao động lớn và có xu hướng gia tăng, đồng
nghĩa với nó là hàng năm số người gia nhập vào đội ngũ lao động
nhiều hơn so với số người ra khỏi lực lượng lao động.
b. Việc làm ảnh hưởng đến chất lượng dân số
Việc làm tốt thường mang lại thu nhập cao, tạo tiền đề vật
chất để cải thiện điều kiện sống và nâng cao chất lượng con cái.
1.3.6. Chính sách của nhà nước
a. Chính sách dân số
Chính sách dân số được quan niệm theo những nghĩa rộng,
hẹp khác nhau tùy thuộc vào các mục tiêu cần đạt được trong từng giai
đoạn nhất định ở mỗi nước. Các nhà khoa học xã hội quốc tế cho rằng:
“Chính sách dân số là những biện pháp pháp chế, các chương trình
quản lý và những hoạt động khác của Chính phủ nhằm mục tiêu thay

đổi hoặc sửa đổi các xu hướng dân số hiện hành vì sự tồn tại và phồn
vinh của mỗi quốc gia”.
b. Chính sách an sinh xã hội
Chính sách an sinh xã hội là một quỹ được đóng góp từ nhiều
nguồn: nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân nhằm giúp cộng
đồng có thể chia sẻ được rủi ro về kinh tế cũng như tổn thất về tinh thần;
góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và khi người dân
có đời sống tinh thần, vật chất tốt sẽ có những đóng góp nhất định cho hệ
thống an sinh xã hội.






8
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
QUẬN SƠN TRÀ
2.1.1. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên
Sơn Trà là một quận nằm về phía đông thành phố Đà Nẵng
trải dài theo hạ lưu phía hữu ngạn sông Hàn, có tọa độ địa lý từ
16004’51” đến 16009’13” vĩ độ Bắc, 108015’34” đến 108018’42”
kinh độ Đông. Đây là một quận có ba mặt giáp sông, biển. Phía Bắc
và Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Vũng Thùng (vịnh Đà Nẵng)
và sông Hàn, phía Nam giáp quận Ngũ Hành Sơn. Có diện tích tự
nhiên là 59,32 km
2

chiếm khoảng 4,61% diện tích tự nhiên của toàn
thành phố. Dân số trung bình của quận tính đến năm 2012 là 140.741
người, mật độ dân số trung bình toàn quận là 2.373 người/ km
2
.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Tình hình xã hội trên địa bàn Quận trong thời gian qua đã có
những chuyển biến tích cực. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc
làm từ năm 2007 đến năm 2012 đã đạt được kết quả đáng khích lệ
(đào tạo được 13.223 lượt người, giải quyết việc làm cho 26.158 lao
động), tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 5,75% năm 2007 xuống còn 5,36%
năm 2012, chính sách an sinh và phúc lợi xã hội được đảm bảo, tính
đến cuối năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới ước khoảng 7,44%.
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN SƠN TRÀ
2.2.1. Qui mô, cơ cấu và sự biến động dân số của quận Sơn
Trà
a. Qui mô dân số
9
Đây là một chỉ tiêu cơ bản của dân số, phản ánh quy mô tổng
thể của dân số và là cơ sở không thể thiếu để tính toán các chỉ tiêu dân
số khác.
b. Mật độ dân số
Mật độ dân số cho phép đánh giá mức độ tập trung dân số của
từng vùng, từng khu vực. Vì vậy nó giúp ta nghiên cứu, đánh giá được
mối quan hệ giữa dân số, lao động với tiềm lực tự nhiên cho sự phát
triển đất đai, tài nguyên, môi trường….là cơ sở cho việc thực hiện
phân bổ dân cư, lao động cũng như lực lượng sản xuất giữa các vùng.
Mật độ dân số là một trong những chỉ tiêu tỷ lệ thuận với quy mô của
dân số.


Hình 2.3: Biểu đồ biểu thị mật độ dân số quận Sơn Trà năm 2012
Nguồn: Niên giám thống kê quận Sơn Trà
c. Tỷ lệ giới tính
Tỷ lệ giới tính rất quan trọng trong việc cân bằng dân số. Khi
xét đến sự mất cân đối giới tính, người ta đặc biệt chú ý đến tỷ lệ giới
tính khi sinh, nghĩa là số bé trai được sinh ra so với 100 bé gái được
sinh ra. Tỷ số này, theo quy luật tự nhiên thường vào khoảng từ 104
đến 106.
46.651
04.007 01.067 03.163 02.086 01.529 00.817
29174.0
19764.0
16018.0
28788.0
16880.0
12303.0
17814.0
625.365
4932.207
15017.504
9101.026
8093.059
8043.805
21811.824
00.000
5000.000
10000.000
15000.000
20000.000

25000.000
30000.000
35000.000
-
Th

Quang
-
N

i Hiên
Đông
-
Mân
Thái
-
An H

i
Bắc
-Phước
Mỹ
-
An H

i
Tây
-
An H


i
Đông
Di

n tích t

nhiên
(Km2)
Dân số trung bình
(người)
Mật độ dân số
(người/km2)
10
Hình 2.4: Biểu đồ tỷ suất giới tính khi sinh năm 2012-
qu
d. Cơ cấu dân số
Sơn Trà đang bước vào thời kỳ “dân số
vàng”. Cơ c
vàng này có ưu thế rất lớn về lực lượng lao động, là lợ
i th
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thành ph

quận Sơn Trà nói chung nhưng cũng tạo ra thách thức l

và nâng cao chất lượng lao động.
2.2.2. Thực trạng về thể chất của người dân
Trong năm 2013 cùng với thành phố quậ
n Sơn Trà đ
trọng tuyên truyền công tác triển khai khám sàng lọc
trư

sinh tại cộng đồng, đồng thời triển khai đồng bộ
chăm sóc ngư
tuổi. Hiện tuổi thọ bình quân của người dân thành phố

đạt gần 78 tuổi. Song, tỷ lệ người có tuổi thọ
bình quân kh
còn thấp, nên đây cũng là thách thức cần giải quyết.
a. Thể lực của trẻ em
Công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ
em là m
0
20
40
60
80
100
120
140
Thọ
Quang
Nại
Hiên
Đông
Mân
Thái
An Hải
Bắc
Phước
Mỹ
An Hải

Tây
An Hải
Đông
97.3
136
105.1
122.2
105.7
95
Tỷ suất giới tính khi


qu
ận Sơn Trà
vàng”. Cơ c
ấu dân số
i th
ế rất đối với

nói riêng và

n về việc làm
n Sơn Trà đ
ã chú
trư
ớc sinh và sơ
chăm sóc ngư
ời cao

quận Sơn Trà

bình quân kh
ỏe mạnh
em là m
ột chiến
An Hải
Đông
96.1
11
lược mang ý nghĩa quốc gia đã được Đảng và Nhà nước chú trọng đầu
tư vì tương lai của chất lượng dân số Việt Nam.
b. Tuổi thọ trung bình của người dân
Tại Đà Nẵng, tuổi thọ này cũng tăng tương ứng trong cùng
giai đoạn từ 74,4 tuổi năm 1999 lên 77,8 tuổi năm 2009 và đạt 78,2
tuổi vào năm 2012.
2.2.3. Thực trạng về trí tuệ người dân (trình độ học vấn,
chuyên môn kỹ thuật)
a. Công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục
Cùng với đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-
2020” của Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục và xóa mùa chữ Quận, trong
những năm qua, Quận đã triển khai thực hiện nghiêm túc Chương
trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ và đã đạt được
những kết quả đáng khích lệ.
b. Tình hình biết đọc, biết viết
Tỷ lệ biết chữ là một trong những số đo chung nhất phản ánh đầu
ra của giáo dục, nó được định nghĩa là số phần trăm những người biết chữ
của một độ tuổi nhất định trong tổng dân số của độ tuổi đó.
c. Tình trạng đi học của dân cư:
Trong mục tiêu phấn đấu của một thành phố đạt tiêu chí “5
không”, Thành phố đã đề ra một mục tiêu phấn đấu là “không có
người mù chữ”. Từ năm 1997 thành phố Đà Nẵng đã được công nhận

đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và Sở Giáo dục và Đào tạo đã báo
cáo thành tích xóa mù chữ “đến người cuối cùng” trong độ tuổi 15-35
ở 6 quận, huyện của Thành phố vào năm 2002.
d. Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Trình độ chuyên môn kỹ thuật là một chỉ tiêu quan trọng phản
ánh chất lượng dân số. Trong những năm qua chất lượng dân số trên
12
địa bàn quận ngày càng tăng lên nhờ trình độ học vấn và trình độ
chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động quận ngày càng cao.
Bảng 2.13: Tỷ lệ dân số đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật
chia theo trình độ
Đvt: %
Năm
Dân số đã
qua đào tạo

Chia ra
Công nhân
kỹ thuật
Trung
cấp
Cao đẳng,
Đại học
Sau Đại
học
1999 13,35 7,59 1,85 3,77 0,14
2009 19,55 2,88 3,65 12,52 0,50
2012 20,73 2,76 3,84 13,18 0,95
Nguồn số liệu: Chi cục Thống kê quận Sơn Trà
2.2.4. Thực trạng đời sống tinh thần của người dân

Đi đôi với việc nâng cao thể lực, trí lực việc nâng cao đời
sống văn hóa tinh thần của người dân trên địa bàn được các cấp các
ngành của Quận quan tâm. Vì vậy những năm qua đời sống văn hóa
tinh thần của người dân trên địa bàn Quận tiếp tục được cải thiện.
2.2.5. Thực trạng đời sống vật chất và các dịch vụ xã hội cơ
bản
a. Nhà ở của người dân
b. Điều kiện sinh hoạt của người dân
2.3. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
DÂN SỐ QUẬN SƠN TRÀ
2.3.1. Yếu tố môi trường
Khi nói đến những thách thức đối với việc nâng cao chất
lượng dân số không thể không kể đến những tác động xấu ngày càng
tăng từ môi trường sống. Mặc dù trong những năm qua quận Sơn Trà
nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chúng được đánh giá là một trong
những địa phương đi đầu trong công tác phòng chống ô nhiễm môi
13
trường, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề…
2.3.2. Yếu tố y tế và chăm sóc sức khỏe
Sức khỏe là yếu tố quan trọng đảm bảo hạnh phúc cho mỗi
con người. Sức khỏe tốt là cơ sở để lao động có năng suất cao và là
mục tiêu quan trọng cho sự phát triển. Do đó, yếu tố y tế và chăm sóc
sức khỏe là điều kiện cần để nâng cao chất lượng dân số.
2.3.3. Yếu tố giáo dục
Học vấn là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất
lượng dân số.Với những thành tựu giáo dục và đào tạo trong thời kỳ
đổi mới đã và đang góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng
dân số trên địa bàn Quận.
2.3.4. Yếu tố mức sống người dân
Nhờ đẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đời

sống nhân dân ở Đà Nẵng nói chung và quận Sơn Trả nói riêng được
nâng cao về mọi mặt. Thu nhập bình quân đầu người của người dân
trên địa bàn quận liên tục tăng qua các năm.
Bảng 2.19. Thu nhập bình quân đầu người của quận Sơn Trà
qua các năm 2007-2012
Đvt: ngàn đồng
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Thu nhập bình quân
đầu người
24.792 30.247 31.004 32.120 37.900 46.125
Nguồn: Niên giám thống kê quận Sơn Trà.
2.3.5. Yếu tố lao động việc làm
Quy mô nhân lực của Quận tương đối lớn, tăng nhanh và đang
trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”. Tính đến năm 2012 toàn quận có
140.741 người. Trong đó nguồn lao động là 92.363 người, lao động
có việc làm là 61.116 người. Số người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực
lượng lao động là 64.576 người chiếm 45,88% tổng dân số, số người
14
thất nghiệp trong năm là 3.460 người chiếm 5,36%, so với năm 1997
thì tỷ lệ thất nghiệp giảm được 7,85%.
2.3.6. Ảnh hưởng của các chính sách
Sự gia tăng dân số ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền
vững của một quốc gia. Chiến lược dân số là một bộ phận quan trọng
của chiến lược phát triển đất nước, một trong những vấn đề hàng đầu
tác động trực tiếp đến nền kinh tế - xã hội… Chính vì vậy, dân số vừa
là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Mục tiêu của sự phát
triển suy cho cùng là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng
nhu cầu của con người.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ
QUẬN SƠN TRÀ
3.1. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ QUẬN SƠN TRÀ
3.1.1. Quan điểm nâng cao chất lượng dân số quận Sơn Trà
Nâng cao chất lượng dân số góp phần nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và
toàn xã hội.
Tập trung nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khỏe bà
mẹ và trẻ em, phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng”, chủ động
điều chỉnh tốc độ tăng dân số và kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh.
Đầu tư cho công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản là
đầu tư cho phát triển bền vững, mang lại hiệu quả trực tiếp về kinh tế,
xã hội và môi trường.
3.1.2. Phương hướng nâng cao chất lượng dân số quận Sơn
Trà
15
Thứ nhất, cải thiện điều kiện dinh dưỡng thông qua nâng cao
mức sống của người dân.
Thứ hai, đổi mới hệ thống y tế theo hướng công bằng và hiệu
quả.
Thứ ba, xây dựng nền giáo dục theo hướng “ chuẩn hóa, hiện
đại hóa, xã hội hóa”.
Phương hướng cụ thể: Phấn đấu đến năm 2020, Sơn Trà có
quy mô dân số không vượt quá 200.000 người, mức sống bình quân đầu
người, cơ cấu kinh tế và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đạt tiêu chuẩn quận
loại 1 của thành phố đô thị loại 1. Theo đó, đến năm 2020, cùng với
hướng phát triển của thành phố xây dựng hệ thống y tế hiện đại, hoàn
chỉnh, đồng bộ đều ở các tuyến, đồng thời tăng cường trình độ quản lý
chuyên môn, tập trung triển khai các kỹ thuật y tế chuyên sâu, ứng

dụng công nghệ cao trong công tác chẩn đoán, điều trị bệnh; cải thiện
chất lượng cuộc sống; tỷ lệ tăng dân số thời kỳ 2015 - 2020 khoảng
5,27%, giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, giải quyết việc làm bình quân hàng
năm trên 5.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống 4% vào năm 2020.
Nâng cao chất lượng nguồn lao động, đưa tỷ lệ lao động qua
đào tạo năm 2020 đạt khoảng 80%. Đến năm 2020, có 70% lao động
sau khi đào tạo có việc làm, nâng cao mức sống dân cư, không còn hộ
nghèo.
3.1.3. Mục tiêu nâng cao chất lượng dân số quận Sơn Trà
a. Căn cứ xác định mục tiêu nâng cao chất lượng dân số quận
Sơn Trà
- Căn cứ chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam
giai đoạn 2011-2020
Mục tiêu tổng quát: Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện
tình trạng sức khỏesinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết
16
tốt những vấn đề về cơ cấu dân số, góp phần nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.
- Căn cứ đề án nâng cao chất lượng dân số Việt Nam giai
đoạn 2011-2020 của Bộ y tế.
+ Mục tiêu tổng quát: Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam
về thể chất, trí tuệ và tinh thần, bảo đảm nguồn nhân lực chất lượng
cao phục vụ yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự
phát triển bền vững của đất nước.
+ Các mục tiêu cụ thể :
· Về thể chất: Nâng cao sức khỏe của người dân Việt Nam,
tăng chiều cao và trọng lượng cơ thể phù hợp để đạt được chỉ số trọng
lượng cơ thể (BMI) hợp lý.
·Về trí tuệ: Nâng cao trình độ học vấn cho người dân và trình

độ chuyên môn kỹ thuật cho người laođộng bảo đảm đủ năng lực làm
việc trong điều kiện tổ chức và cường độ lao động công nghiệp hiện
đại.
· Về tinh thần: Nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho
người dân, bảo đảm cho người dân được sống trong môi trường an
toàn, lành mạnh và khuyến khích phát triển.
- Căn cứ Quy hoạch tổng thể quận Sơn Trà giai đoạn 2010-
2020 của UBND quận Sơn Trà.
+ Mục tiêu tổng quát:Tiếp tục xây dựng quận Sơn Trà trở
thành một trong những quận có vai trò là trung tâm dịch vụ của thành
phố Đà Nẵng, phát triển mạnh về dịch vụ du lịch có chất lượng cao;
Quận có cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về vận tải và trung
chuyển hàng hoá của thành phố, trong nước và quốc tế; là địa bàn giữ
vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của thành phố, của
17
khu vực miền Trung và cả nước.
+ Mục tiêu cụ thể:
· Về kinh tế: Duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao hơn so với mức bình quân chung của thành phố. Tốc độ tăng GDP
thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 12,30%/năm, thời kỳ 2011 - 2015 khoảng
12,10%/năm, thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 12,51%. Tổng GDP của
quận (giá so sánh 1994) đạt 2.315 tỷ đồng vào năm 2015 và đạt 4.174
tỷ đồng vào năm 2020. GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt
43,56 triệu đồng vào năm 2015 và đạt 76,24 triệu đồng vào năm 2020.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tăng nhanh tỷ
trọng dịch vụ. Cơ cấu kinh tế năm 2015 là: công nghiệp - xây dựng
46,1%; nông - lâm - ngư nghiệp 5,7%; dịch vụ 48,2%. Đến năm 2020
là: công nghiệp - xây dựng 42,2%; nông - lâm - ngư nghiệp 3,8%;
dịch vụ 54,0%.
Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước thời kỳ thời kỳ 2011 -

2015 khoảng 20% GDP, thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 21% GDP.
Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân tăng 15 - 16%/năm giai
đoạn 2011 - 2020. Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt
150 triệu USD và đến năm 2020 đạt khoảng 300 triệu USD.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 35 -
45% GDP.
· Về phát triển xã hội: Phấn đấu đến năm 2020 mức sống bình
quân đầu người, cơ cấu kinh tế và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đạt
tiêu chuẩn quận loại I của thành phố đô thị loại I.
Tỷ lệ tăng dân số thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 5,27%. Giảm tỷ
lệ tăng dân số tự nhiên, giải quyết việc làm bình quân hàng năm trên
5.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống 4% vào năm 2020.
Đẩy mạnh các chương trình quốc gia về văn hóa, y tế, nâng
18
cao chất lượng giáo dục, hoàn thành phổ cập bậc trung học. Xã hội
hóa giáo dục, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, đa dạng
hóa các loại hình đào tạo. Nâng cao chất lượng nguồn lao động, đưa tỷ
lệ lao động qua đào tạo năm 2020 đạt khoảng 80%. Đến năm 2020, có
70% lao động sau khi đào tạo có việc làm, nâng cao mức sống dân cư,
không còn hộ nghèo.
b. Mục tiêu nâng cao chất lượng dân số quận Sơn Trà đến
năm 2015
- Mục tiêu tổng quát:
Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh
sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ
cấu dân số, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy nhanh
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cải thiện chất
lượng cuộc sống của nhân.
Duy trì mức sinh thấp, hợp lý để sớm ổn định quy mô dân số
đồng thời giải quyết tốt một số vấn đề cấp bách về cơ cấu dân số.

- Mục tiêu cụ thể:
+ Chỉ tiêu về thể chất
· Phấn đấu trở thành địa phương dẫn đầu thực hiện chiến lược
dân số và sức khỏe sinh sản với các chỉ tiêu chính.
· Đạt tuổi thọ trung bình >78 tuổi.
· Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 3%.
· Chiều cao trung bình của thanh niên 20 tuổi > 1,70m đối với
nam và >157 đối với nữ.
· Cân nặng trung bìnhcủa thanh niên 20 tuổi > 55kg đối với
nam và >47 đối với nữ.
· Tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em từ 8-10 loại vắc xin đạt tỷ lệ
97%.
19
· Tỷ lệ sơ sinh có trọng lượng dưới 2,5kg dưới 3%.
+ Chỉ tiêu về trí tuệ, tinh thần
· Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết đọc và biết viết: > 98%.
· Mở rộng hợp lý qui mô đào tạo cao đẳng, trung học và dạy
nghề. Tạo bước đột phá về dạy nghề, phấn đấu tăng tỷ lệ lao động qua
đào tạo đạt trên 70% vào năm 2020 từ trình độ sơ cấp đến trình độ
trung cấp, cao đẳng và đại học.
· Tỷ lệ hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa > 99%.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG DÂN SỐ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ
Nâng cao chất lượng phụ thuộc không chỉ vào điều kiện kinh
tế, sức khỏe sinh sản, số lượng dân số, tỷ lệ sinh, giáo dục… mà còn bị
chi phối và quyết định bởi tư duy của người lãnh đạo khi lựa chọn các
giải pháp khả thi để hoàn thành mục tiêu chiến lược của mỗi quốc gia.
3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao trình độ thể chất
a.Giải pháp về kinh tế
Phương án hữu hiệu nhất để xóa tình trạng suy dinh dưỡng

trong cộng đồng là nâng cao thu nhập cho người dân. Quận cần phải
có chính sách đặc biệt quan tâm giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh
khó khăn để trong tương lai gần trên địa bàn quận không còn tình
trạng trẻ em bị suy dinh dưỡng do cuộc sống khó khăn.
Trong thời gian tới, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách
hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững nên điều chỉnh
hướng chuyển dịch. Chuyển dần từ cơ cấu công nghiệp – xây dựng,
dịch vụ và nông nghiệp thành Dịch vụ, công nghiệp –xây dựng và
nông nghiệp. Cụ thể:
- Tập trung phát triển dịch vụ du lịch biển và du lịch sinh thái.
- Phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ
20
cao, ít ô nhiễm và cần ít tài nguyên đất đai và lao động như công nghệ
thông tin, công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử, tự động hoá…;
- Phát triển nông –lâm – thuỷ sản theo hướng áp dụng công
nghệ sản xuất cao, sạch, thân thiện với môi trường.
- Với cơ cấu thành phần kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh tế nhà
nước và phát triển mạnh khu vực dân doanh.
b. Giải pháp về chăm sóc sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình
- Giải pháp lồng ghép chính sách dân số, chăm sóc sức khỏe
và kế hoạch hóa gia đình với các chính sách phát triển kinh tế, vì hai
chỉ tiêu này có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau.
- Giải pháp chăm sóc sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình:
- Giải pháp về làm giảm dị tật bẩm sinh:
c. Giải pháp về môi trường
Chất lượng cuộc sống của chúng ta sẽ bị suy giảm nghiêm
trọng khi tài nguyên bị cạn kiệt và môi trường bị suy thoái. Với những
lợi thế sẵn có Sơn trà đang hướng đến một Quận thiên về phát triển du
lịch biển, du lịch sinh thái, là điểm đến đầy lý tưởng cho du khách
trong và ngoài nước. Nhưng đây cũng là vấn đề chính có thể dẫn đến

môi trường xuống cấp trong tương lai nếu như chính quyền và người
dân địa phương không có phương án hổ trợ kịp thời.
Chế biến thủy sản là ngành quan trọng ở quận Sơn Trà, có
mức tăng trưởng xấp xỉ 10%/năm trong giai đoạn 1997 – 2012. Tuy
nhiên cần có nhiều biện pháp bảo vệ môi trường hơn nữa để tránh làm
tổn hại đến môi trường sống.
3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao trình độ học vấn và
chuyên môn kỹ thuật cho người dân
- Tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục, đào tạo đáp
ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực cho sự phát triển nhanh
21
và bền vững của Quận.
- Điều chỉnh hợp lý cơ cấu cấp học, bậc học, cơ cấu ngành
nghề. Cần có chiến lược giáo dục, đào tạo có trọng điểm, đặc biệt là
đào tạo nghề dựa trên nhu cầu của thị trường.
- Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và
năng lực tự đào tạo của người học.
- Phát triển đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng và đạo đức
sư phạm.
- Tăng cường và từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất nhà
trường.
3.2.3. Nhóm giải pháp cải thiện và nâng cao đời sống văn
hóa tinh thần cho người dân
Giải pháp hoạt động truyền thông, giáo dục, chuyển đổi
hành vi với mục tiêu thay đổi nhận thức của người dân để góp phần
nâng cao CLDS
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, mở rộng
và nâng cao chất lượng chương trình giáo dục dân số, sức khỏe sinh
sản và kế hoạch hóa gia đình trong và ngoài nhà trường cho vị thành
niên và thanh niên.

- Tập trung các hoạt động tuyên truyền, vận động giáo dục
hướng vào việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về dân số, sức khỏe
sinh sản, KHHGĐ cho người dân.
-Tuyên truyền, phổ cập các kiến thức về sức khỏe sinh sản
như KHHGĐ; làm mẹ an toàn; phòng tránh phá thai, phá thai an toàn;
phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó có
HIV/AIDS; sức khoẻ sinh sản vị thành niên; vô sinh,….
- Trước xu thế già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng, gia
đình, Nhà nước và xã hội cần quan tâm hơn nữa đến việc tổ chức cuộc
22
sống, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
- Phát động và duy trì phong trào rèn luyện thân thể, bảo vệ sức
khoẻ, giữ gìn vệ sinh và cải thiện môi trường sống tại cộng đồng.
Giải pháp phát triển hoạt động văn hóa - xã hội
Thực hiện xã hội hóa một số hoạt động trên lĩnh vực văn hóa.
Nâng cao chất lượng, tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động phát
thanh, truyền hình.
Xây dựng mô hình câu lạc bộ hưu trí để những người về hưu
có điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.
Đổi mới và hoàn thiện chính sách bảo hiểm y tế toàn dân,
thực hiện tốt chính sách khám chữa bệnh cho các đối tượng chính
sách, người nghèo và trẻ em.
3.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao đời sống vật chất và các
dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục…
- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn
- Mở rộng các dịch vụ xã hội trợ giúp các đối tượng yếu thế
với mục tiêu nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng.
- Nâng cao các công trình phúc lợi cho người dân
3.2.5. Các giải pháp khác

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền , đoàn thể và nhân dân kiên trì
thực hiện chủ trương của Pháp lệnh dân số.
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác Dân số -
KHHGĐ các cấp, gắn công tác dân số với chăm sóc sức khỏe sinh sản,
tạo được sự đồng bộ thống nhất.
- Nâng cao năng lực quản lý cộng đồng về DS-KHHGĐ ở mỗi
cấp.
- Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả
23
công tác dân số, chăm sóc SKSS.
- Thực hiện có hiệu quả đề án phân bổ dân cư giai đoạn 2013-
2020 của UBND thành phố Đà Nẵng.
- Tích cực rà soát, nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện hệ thống
pháp luật, chính sách về dân số; kiểm soát mất cân bằng giới tính khi
sinh, chăm sóc SKSS, nâng cao CLDS, duy trì mức sinh hợp lý.
- Khuyến khích kết hôn ở độ tuổi thích hợp và ủng hộ xây dựng
quy mô gia đình ít con; tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Chất lượng dân số có thể xem như thước đo mức sống, trình
độ, sự văn minh, tiến bộ của một quốc gia. Việc cải thiện chất lượng
dân số không còn là trách nhiệm của ngành y tế mà đòi hỏi phải có sự
chung tay của các ngành, các cấp.
Qua tìm hiểu, phân tích, đánh giá dựa trên các số liệu thu thập
được cho thấy chất lượng dân số của quận Sơn Trà trong thời gian qua
chưa cao. Nguyên nhân là do công tác quản lý dân cư còn nhiều bất
cập, đầu tư cho công tác dân số còn thấp, nhận thức của một số bộ
phận dân cư về vấn đề Dân số - KHHGĐ còn hạn chế .Vì vậy Quận
cần đầu tư nguồn lực nhiều hơn nữa cho hoạt động nâng cao chất

lượng dân số đồng thời đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng, giảm nhanh
tỷ lệ hộ nghèo, tạo sự phát triển bền vững và không ngừng nâng cao
chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng dân số
quận Sơn Trà
- Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục
những hạn chế trong thời gian qua, tác giả xin đề xuất một số kiến

×