Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng công thương chi nhánh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.9 KB, 56 trang )

Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phùng Thanh Quang
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
4
CHƯƠNG 1 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỌAT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 3
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 3
1.1.1Khái niệm ngân hàng thương mại 3
1.1.2 Đặc điểm của ngân hàng thương mại 3
1.2Họat động huy động vốn của ngân hàng thương mại 4
1.2.1Nguồn vốn của NHTM 4
1.2.2. Các phương thức huy động vốn của NHTM 5
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá huy động vốn của NHTM 7
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng
thương mại 8
1.3.1 Các nhân tố chủ quan 8
1.3.2Các nhân tố khách quan 9
CHƯƠNG 2 12
THỰC TRẠNG HỌAT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH QUẢNG NINH 12
2.1 Khái quát về ngân hàng công thương chi nhánh Quảng Ninh 12
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 12
2.1.2 Đặc điểm về tổ chức 14
2.1.3 Nhiệm vụ và chức năng 15
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh chung của NHTMCP Kỹ thương
giai đoạn 2011 – 2013 20
2.2 Thực trạng họat động huy động vốn của Ngân hàng Công thương
chi nhánh Quảng Ninh 21
SV: Vũ Đức Thường Lớp: TCNH
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phùng Thanh Quang


2.2.1 Nguồn vốn của NHCT chi nhánh Quảng Ninh 21
2.2.2 Thực trạng huy động vốn tại NHCT chi nhánh Quảng Ninh 22
2.3 Đánh giá thực trạng họat động huy động vốn của Ngân hàng Công
thương chi nhánh Quảng Ninh 27
2.3.1 Kết quả sử dụng vốn 27
2.3.2 Nguyên nhân 32
CHƯƠNG 3 37
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI 37
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH QUẢNG NINH 37
3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng Công thương Chi nhánh
Quảng Ninh 37
3.1.1 Công tác huy động vốn 37
3.1.2 Công tác cho vay 38
3.1.3 Công tác khác 39
3.2 Giải pháp tăng cương huy động vốn của Ngân hàng Công thương
chi nhánh Quảng Ninh 41
3.2.1 Phát triển và mở rộng mạng lưới giao dịch 41
3.2.2 Đổi mới hình thức quản lý cho phù hợp và hiệu quả hơn 42
3.2.3 Nâng cao dịch vụ của ngân hàng 43
3.2.4 Tiếp tục nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên 43
3.2.5 Hoàn thiện công nghệ Ngân Hàng 44
3.2.6 Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt 45
3.3 Kiến nghị 46
3.3.1 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 46
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 47
3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương chi nhánh Quảng Ninh
48
KẾT LUẬN 50
SV: Vũ Đức Thường Lớp: TCNH
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phùng Thanh Quang

SV: Vũ Đức Thường Lớp: TCNH
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phùng Thanh Quang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
TCTD : Tổ chức tín dụng

SV: Vũ Đức Thường Lớp: TCNH
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phùng Thanh Quang
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Bảng
Bảng 1.1: Bảng cơ cấu nguồn vốn năm 2011-2013 20
Bảng 1.2 Các chỉ tiêu tín dụng năm 2011-2013 21
Bảng 2.1: Biến động của nguồn vốn huy động 22
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn từ các TCKT 24
Bảng 2.3: Tình hình phát hành giấy tờ có giá 25
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn từ các TCKT 23
Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn từ dân cư 24
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Vietinbank 14
SV: Vũ Đức Thường Lớp: TCNH
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phùng Thanh Quang
Lời Nói Đầu
Ngân Hàng là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực đặc biệt
đó là kinh doanh Tiền tệ, do vậy mà Ngân Hàng có một vai trò vô cùng quan trọng
trong quá trình phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Nó đã là góp phần giúp Nhà
nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô, thông qua vai trò là trung gian tài chính tức là cầu

nối giữa các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân, những người cần vốn và
những người thiếu vốn với nhau trong nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện tốt vai trò
này đòi hỏi Ngân Hàng phải có uy tín, sự đầu tư vốn lớn và năng động
Trích dẫn từ nhiều tài liệu, một số nhà kinh tế học cho rằng: Ngân Hàng là
một trong những sản phẩm kỳ vĩ nhất trong những phát minh của nhân loại. Ngân
Hàng ra đời như những đứa con ưu tú nhất của nền kinh tế hàng hoá và đến nay
chính Ngân Hàng đã dẫn dắt nền kinh tế đạt được những bước tiến to lớn.
Tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội đã và đang là mục tiêu của tất cả các
quốc gia trên thế giới và Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ. Mặc dù trong
những năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều bước phát triển đáng khích lệ, trở
thành một nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh vào diện hàng đầu châu Á, được so
sánh như con hổ mới trỗi dậy, là hình tượng của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cho
nhiều quốc gia học hỏi, song những kết quả đạt được mới chỉ là sự phát triển bước
đầu và còn rất nhiều khuyết điểm chưa được khắc phục. Dơn cử trong lĩnh vực công
nghiệp việc áp dụng khoa học công nghệ, đưa trang thiết bị mới vào sản xuất còn
nhiều hạn chế, vẫn phải nhập khẩu quá nhiều nguyên liệu để phục vụ cho các ngành
sản xuất trong nước trong khi tiềm năng tự sản xuất của chúng ta là rất lớn. Trong
lĩnh vực nông nghiệp việc cơ giới hóa vẫn chưa phổ biến cộng thêm kĩ thuật canh
tác dựa trên kinh nghiệm còn chiếm phần lớn, chưa có những bước đột phá, về cơ
sở hạ tầng còn thiếu và yếu. Đây sẽ là những trở ngại cần phải được sớm khắc phục
nếu muốn nền kinh tế đất nước tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao như những năm
trước đây, trong bối cảnh việc hội nhập với nền kinh tế thế giới đang ngày càng sâu
rộng. Chính vì lẽ đó, trong thời gian tới để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng kinh tế rút
ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới thì một nguồn lực có
ý nghĩa hết sức quan trọng và không thể thiếu được, đó chính là vốn, đặc biệt là
nguồn vốn trung và dài hạn.
SV: Vũ Đức Thường Lớp: TCNH
1
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phùng Thanh Quang
Đối với một Ngân Hàng thương mại, nếu như nói nguồn vốn tự có hay

nguồn vốn pháp định là tiền đề cho việc hình thành và cơ sở cho hoạt động kinh
doanh của NH thì nguồn vốn huy động đóng một vai trò chủ đạo cho mở rộng, phát
triển hoạt động kinh doanh, đảm bảo sự tồn tại của NH và vai trò cầu nối của nó. Vì
vậy chiến lược nguồn vốn là một chiến lược hàng đầu đảm bảo sự sống còn cho một
NH. Vì lẽ đó mà chính sách huy động vốn của NH mang tầm quan trọng rất lớn, do
vậy các biện pháp huy động vốn của NH phải phát huy được hiệu quả mới có thể
đáp ứng tốt yêu cầu này.
Trong giai đoạn nền kinh tế thị trường hiện nay việc cạnh tranh giữa các NH
đang trở nên vô cùng gay gắt. Vì vậy mà công tác huy động vốn luôn được các
Ngân Hàng đặc biệt trú, ở đâu và khi nào có cơ hội tạo vốn thì ở đó, lúc đó Ngân
Hàng có mặt. Để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng nhiều cho tăng trưởng kinh tế là
điều quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là các Ngân Hàng Thương Mại phải
từng bước nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn, để đứng vững trong nền tế thị
trường.
Chính vì vậy qua học tập, khảo sát thực tế và nghiên cứu tại ngân hàng công
thương chi nhánh Quảng Ninh em thấy rằng vấn đề huy động vốn ở đây vẫn còn
nhiều yếu tố cần xem xét và nghiên cứu, nên em đã quyết định chọn đề tài: “Giải
pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng công thương chi nhánh Quảng
Ninh” để nghiên cứu và làm chuyên đề tốt nghiệp.
Do thời gian nghiên cứu ngắn và kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề không
tránh khỏi thiếu sót rất mong được sự quan tâm, chỉ dẫn của các thầy, cô giáo, các cán
bộ của NHCT chi nhánh Quảng Ninh để chuyên đề của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Vũ Đức Thường Lớp: TCNH
2
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phùng Thanh Quang
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỌAT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại

1.1.1Khái niệm ngân hàng thương mại
NHTM là một định chế tài chính mà hoạt động thường xuyên và chủ yếu là
nhận tiền gửi và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và
làm phương tiện thanh toán.
1.1.2 Đặc điểm của ngân hàng thương mại
NHTM là một doanh nghiệp đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ- tín
dụng. Các hoạt động của NHTM nhằm thúc đẩy và lưu chuyển các dòng tiền tệ
phục vụ cho việc giao dịch, thanh toán, phát sinh hàng ngày trong nền kinh tế, đồng
thời thông qua các hoạt động huy động vốn và cho vay. Các NHTM có khả năng tạo
tiền từ các nghiệp vụ kinh doanh của mình thông qua các công cụ lãi suất, tỷ giá. Vì
vậy NHTM là một mắt xích góp phần ổn định chính sách tiền tệ quốc gia, đăc biệt
là các quốc gia đang chuyển đổi nền kinh tế để tham gia hội nhập khu vực và quốc
tế như Việt Nam.
Sản phẩm mà ngân hàng kinh doanh và làm dịch vụ là hàng hóa tài chính. Nói
cách khác đó là tiền và các chứng từ có giá như là: cổ phiếu, thương phiếu, hối
phiếu, trái phiếu và tín phiếu. Đây là những sản phẩm cao cấp của nền kinh tế thị
trường vì vậy được vận hành theo một quy trình và phải được điều hành bởi nguồn
nhân lực có trình độ chuyên môn nhất định, dựa trên những cơ sở pháp lý do luật
pháp quy định.
Trong quá trình hoạt động, NHTM tạo ra sản phẩm và dịch vụ trực tiếp cung
ứng cho người tiêu dùng khi có nhu cầu. Do vậy, hoạt động của ngân hàng dựa vào
thương hiệu và uy tín tạo ra đối với khác hàng. Cho nên, hoạt động của NHTM là
một chuỗi không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp và quảng
bá tiếp thị hình ảnh của mình tới khách hàng.
SV: Vũ Đức Thường Lớp: TCNH
3
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phùng Thanh Quang
Hoạt động của NHTM là cầu nối giữa các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, những
cá nhân có nhu cầu vay vốn. Các NHTM góp phần không nhỏ vào việc giải quyết
nạn thất nghiệp, nâng cao thu nhập và mức sống của dân cư cũng như góp phần bảo

đảm vốn đối với các ngành kinh tế nhằm phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong một quốc gia
1.2Họat động huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.2.1Nguồn vốn của NHTM
1.2.1.1. Nguồn vốn nợ
a) Vốn huy động
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động được từ hai nguồn
chủ yếu là:
- tiền gửi của các cá nhân và hộ gia đình
- Tiền gửi của tổ chức kinh tế và doanh nghiệp
Đây là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng sử dụng để kinh doanh của ngân hàng .
Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM.
Để đảm bảo hoạt động có hiệu quả cao, ngân hàng phải huy động đủ vốn đáp ứng
cho nhu cầu sử dụng vốn làm sao để huy động được nguồn vốn phù hợp với chi phí
thấp nhất. Tỷ trọng các nguồn vốn phải hợp lý từ đó nâng cao được sức cạnh tranh
và hiệu quả hoạt động của ngân hàng
b) Vốn đi vay
Vốn đi vay là nguồn vốn được hình thành do ngân hàng đi vay các tổ chức
tín dụng khác hoặc NHTW:
- Vay các TCTD khác: Trong trường hợp vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu
thanh khoản NHTM có thể đi vay các TCTD khác để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.
Đây là nguồn vốn có tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn, NHTM chỉ sử dụng nguồn
vốn này khi thực sự cần thiết vì nó có chi phí cao hơn vốn huy động rất nhiều.
- Vay NHTW: NHTW cho NHTM vay dưới hình thức tái cấp vốn, vay thanh toán,
vay ngắn hạn bổ xung NHTW có cho NHTM vay hay không phụ thuộc vào:
SV: Vũ Đức Thường Lớp: TCNH
4
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phùng Thanh Quang
- Chính sách tiền tệ mà NHTW đang theo đuổi: Nếu NHTW muốn mở rộng
mức cung tiền để thúc đẩy kinh tế phát triển thì NHTW sẽ đáp ứng nhu cầu vay của

NHTM một cách dễ dàng và ngược lại.
- Hạn mức tín dụng của NHTM được NHTW cấp đã được sử dụng hết chưa:
thông thường NHTW cấp cho mỗi ngân hàng một hạn mức tín dụng và NHTM
được phép vay trong hạn mức này.
Đây là nguồn vốn có chi phí rất cao do đó NHTM chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.
1.2.1.2. Nguồn vốn khác
Ngoài các nguồn vốn chủ yếu trên NHTM còn có các nguồn vốn khác cũng
không kém phần quan trọng như: vốn trong thanh toán, nguồn vốn uỷ thác đầu
tư NHTM có thể sử dụng các nguồn vốn này để kinh doanh trong khoảng thời gian
và điều kiện nhất định.
1.2.2. Các phương thức huy động vốn của NHTM
1.2.2.1 Tiền gửi của khách hàng
a) Tiền gửi của tổ chức kinh tế
- Tiền gửi không kỳ hạn: là khoản tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng
nhưng khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào và ngân hàng phải luôn đảm bảo yêu
cầu này.
Mục đích của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng là an toàn và hưởng các
dịch vụ ngân hàng, tạo mối quan hệ với ngân hàng. Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn
của tổ chức kinh tế trong tổng nguồn vốn của ngân hàng cao và nguồn vốn này có
tính ổn định tương đối cao vì bao giờ các tổ chức kinh tế cũng duy trì ít nhất ở một
số dư nhất định. Đối với nguồn vốn này ngân hàng chỉ phải trả lãi thấp nhưng chi
phí phi lãi rất cao. Đã là chi phí mua và vận hành ATM, chi phí phục vụ
- Tiền gửi có kỳ hạn : là khoản tiền khách hàng gửi vào ngân hàng mà có sự
thoả thuận về thời hạn trong đã khách hàng không được rút trước hạn.
Đây là nguồn vốn mà khách hàng gửi vào ngân hàng với mục đích sinh lời là
chủ yếu và ngân hàng phải trả lãi cao hơn hơn tiền gửi không kỳ hạn. Đây là nguồn
vốn có tính ổn định rất cao nhưng thường có thời hạn ngắn vì đây là những khoản
tiền tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và
nguồn vốn này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.
SV: Vũ Đức Thường Lớp: TCNH

5
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phùng Thanh Quang
1.2.2.2. Tiền gửi của cá nhân và hộ gia đình
- Tiền gửi không kỳ hạn
Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với mục đích an toàn là chủ yếu và
hưởng các dịch vụ của ngân hàng. Đối với nguồn vốn này chi phí trả lãi ngân hàng
bỏ ra không đáng kể nhưng chi phí trả lãi rất cao. ở các nước phát triển thì tỷ trọng
nguồn vốn này rất cao nhưng các nước đang phát triển thì tỷ trọng này lại rất thấp
do người dân chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Nguồn vốn từ
tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân, hộ gia đình có tính ổn thấp do nhu cầu tiêu dùng
của cá nhân, hộ gia đình không ổn định, khi cần khách hàng có thể rút tiền ra bất cứ
lúc nào do đó ngân hàng phải chuẩn bị sẵn một khoản tiền để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng.
- Tiền gửi có kỳ hạn
Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với mục đích sinh lời là chủ yếu. Tiền
gửi có kỳ hạn của cá nhân và hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn
huy động và là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng cho vay. Nguồn vốn này có tính ổn
định cao nhất và ngân hàng phải trả lãi rất cao cho nguồn vốn này.
1.2.2.3. Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá
Ngày nay trong hoạt động kinh doanh của các NHTM cạnh tranh là yếu
tố không thể thiếu được. Các NHTM cạnh tranh nhau về lãi suất huy động
đến lãi suất cho vay. Trong lĩnh vực huy động vốn các NHTM phải luôn
luôn tìm các biện pháp để có thể huy động được đủ nguồn vốn phục vụ cho
nhu cầu sử dụng vốn của mình. Các NHTM không chỉ sử dụng các công cụ
truyền thống để huy động vốn mà còn đưa ra các các công cụ mới có hiệu
quả hơn để huy động vốn một cách dễ dàng đáp ứng nhu cầu vốn của mình
và kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng đã ra đời. Kỳ phiếu và trái phiếu là giấy tờ
có giá xác nhận khoản nợ của ngân hàng với người nắm giữ. Kỳ phiếu được
phát hành thường xuyên và có kỳ hạn ngắn: 3, 6 12 tháng. Trái phiếu
thường có kỳ hạn lớn hơn 1 năm.

Việc phát hành kỳ phiếu , trái phiếu có ưu thế: giúp ngân hàng huy động được
đúng số lượng vốn cần thiết và có thời hạn đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của ngân
SV: Vũ Đức Thường Lớp: TCNH
6
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phùng Thanh Quang
hàng. Tuy nhiên chi phí của nguồn vốn này tương đối cao do ngân hàng phải trả lãi
cao hơn các hình thức huy động truyền thống.
1.2.2.4. Huy động vốn qua đi vay
- Vay TCTD khác
Trong quá trình hoạt động ngân hàng có thể vay TCTD khác thông qua thị
trường tiền tệ liên ngân hàng. Chi phí của nguồn vốn này thường cao và thời gian sử
dụng thường ngắn. Các ngân hàng cho nhau vay dưới các hình thức: vay qua đêm,
vay kỳ hạn, hợp đồng gia hạn.
- Vay NHTW
NHTW cho NHTM vay dưới hình thức chiết khấu giấy tờ có giá. Mục đích
cho vay của NHTW với NHTM là: thực thi chính sách tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ
thống ngân hàng. Chi phí của nguồn vốn này cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách
tiền tệ của NHTW: giả sử khi NHTW muốn tăng mức cung ứng tiền thì NHTW sẽ
giảm mức lãi suất chiết khấu từ đó sẽ kích thích các NHTM vay NHTW nhiều hơn
do đã tăng khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế thúc đẩy kinh tế phát triển và
ngược lại.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá huy động vốn của NHTM
Hiệu quả huy động vốn được đánh giá theo nhiều khía cạnh khác nhau tuỳ theo
mục đích nghiên cứu. Vì vậy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn cũng có
nhiều loại khác nhau. Bài viết này chỉ xin đánh giá hiệu quả huy động vốn dựới góc độ
một nhà ngân hàng. Để đánh giá hiệu quả huy động vốn dựa trên khả năng sử dụng vốn
và chi phí của đồng vốn.
* Nguồn vốn tăng trưởng ổn định về số lượng và thời gian :
Đánh giá qua mức độ tăng giảm nguồn vốn huy động và số lượng vốn huy động
có kỳ hạn. Nguồn vốn tăng đều qua các năm ( 1

năm sau - trước
> 0 ) đạt mục tiêu về nguồn
vốn đặt ra và có độ gia tăng đều đặn là nguồn vốn tăng trưởng ổn định .
Nguồn vốn có số lượng vốn kỳ hạn lớn chứng tỏ sự ổn định về thời gian của
nguồn vốn cao .
* Nguồn vốn có khả năng đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng:
Đánh giá qua việc so sánh nguồn vốn huy động được với các nhu cầu tín dụng, thanh
SV: Vũ Đức Thường Lớp: TCNH
7
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phùng Thanh Quang
toán và các nhu cầu khác để thấy nguồn vốn huy động đó đáp ứng bao nhiêu. Ngân
hàng phải vay thêm bao nhiêu để thoả mãn nhu cầu đó .
* Chi phí huy động vốn: Đánh giá qua chỉ tiêu lãi suất huy động bình quân, lãi
suất huy động từng nguồn và chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào.
• Mức độ hoạt động của vốn : Đánh giá qua chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn.
• Mức độ thuận tiện cho khách hàng: Đánh giá qua việc thực hiện các
thủ tục gửi tiền, rút tiền.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.3.1 Các nhân tố chủ quan
a) Chiến lược kimh doanh của ngân hàng
Ngân hàng phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp.
Trong chiến lược kinh doanh ngân hàng phải quyết định sẽ mở rộng hoặc thu hẹp
quy mô huy động vốn, thay đổi tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng nguồn vốn, lãi
suất huy động. Nếu chiến lược kinh doanh đúng đắn ngân hàng sẽ khai thác được
nguồn vốn đáp ứng nhu cầu và đạt hiệu quả cao.
b) Chính sách lãi suất cạnh tranh
Chính sách lãi suất cạnh tranh bao gồm lãi suất cạnh tranh huy động và lãi
suất cạnh tranh cho vay là một chính sách quan trọng của ngân hàng. Việc duy trì
lãi suất cạnh tranh huy động là đặc biệt quan trọng khi lãi suất thị trường đang ở
mức tương đối cao. Các NHTM không chỉ cạnh tranh giành vốn với nhau mà còn

cạnh tranh với các tổ chức tiết kiệm và người phát hành các công cụ khác nhau trên
thị trường vốn. Đặc biệt trong thời kỳ khan hiếm tiền tệ, dù cho sự khác biệt tương
đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy những người tiết kiệm và đầu tư chuyển vốn từ
công cụ mà họ đang có sang tiết kiệm và đầu tư hoặc từ một tổ chức tiết kiệm này
sang tổ chức tiết kiệm khác.
c) Chính sách khách hàng
Trong công tác khách hàng, ngân hàng thường chia khách hàng ra làm nhiều
nhóm để có cách phục vụ phù hợp. Với những khách hàng lâu năm, giao dịch
thường xuyên, có số dư tiền gửi lớn, gây được tín nhiệm với ngân hàng thì ngân
hàng sẽ có chính sách phù hợp về thời hạn và lãi suất
SV: Vũ Đức Thường Lớp: TCNH
8
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phùng Thanh Quang
d) Các hình thức huy động vốn của ngân hàng
Đây cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy
động vốn của ngân hàng. Hình thức huy động vốn của ngân hàng càng đa dạng,
phong phú, linh hoạt bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế càng lớn bấy
nhiêu. Điều này xuất phát từ sự khác nhau về nhu cầu và tâm lý của các tầng lớp
dân cư. Mức độ đa dạng của các hình thức huy động càng cao thì càng dễ dàng đáp
ứng một cách tốt nhất nhu cầu của dân cư và họ đều tìm thấy cho mình một hình
thức gửi tiền phù hợp mà lại an toàn. Do vậy các NHTM thường cân nhắc rất kỹ
trước khi đưa vào hình thức huy động mới.
e) Các dịch vụ do ngân hàng cung ứng
Một ngân hàng có dịch vụ tốt hiển nhiên sẽ có nhiều lợi thế hơn các ngân
hàng khác. Trong điều kiện kinh tế thị trường các ngân hàng phải phấn đấu nâng
cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng và tăng thu nhập của ngân hàng. Khác với cạnh tranh về lãi suất, cạnh tranh về
dịch vụ ngân hàng không có giới hạn do vậy đây chính là điểm mạnh để các ngân
hàng vươn lên trong cạnh tranh.
g) Chính sách phục vụ, quảng cáo

Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ như ngày nay khó có thể duy trì sự
khác biệt về sản phẩm và giá cả nên chiến lược phục vụ và quảng cáo trở thành yếu
tố vô cùng quan trọng để thu hút khách hàng . Thái độ phục vụ thân thiện, chu dáo là
điều kiện để thu hút khách hàng , chiến lược quảng cáo phù hợp sẽ giúp ngân hàng có
nhiều khách hàng mới. Do đó để có uy tín trên thị trường, giữ vững mối quan hệ với
khách hàng truyền thống và thu hút thêm nhiều khách hàng mới ngân hàng phải
không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, có chiến lược quảng cáo hợp lý để để
nhiều người biết đến ngân hàng và sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung ứng.
1.3.2Các nhân tố khách quan
a) Môi trường chính trị - pháp luật
Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành chịu sự giám sát chặt chẽ
của pháp luật và các cơ quan chức năng của chính phủ. Hoạt động ngân hàng được
điều chỉnh rất chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật. Môi trường pháp lý đem lại
cho ngân hàng hàng loạt các cơ hội và thách thức. Ví dụ như việc dỡ bỏ các hạn chế
SV: Vũ Đức Thường Lớp: TCNH
9
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phùng Thanh Quang
về huy động vốn tiền gửi nội tệ sẽ mở đường cho các ngân hàng nước ngoài phát
triển các sản phẩm để huy động tiền gửi nội tệ và các sản phẩm về cho vay nội tệ.
Ngoài ra ngân hàng còn chịu sự điều chỉnh của rất nhiều bộ luật : luật dân sự,
luật NHTW, các quy định của chính phủ Do đó hoạt động huy động vốn của ngân
hàng cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách pháp luật của nhà nước, chính sách của
NHTW như: chính sách tiền tệ, lãi suất, tài chính, tín dụng Sự thay đổi của những
chính sách này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn và chất lượng nguồn của
NHTM.
b) Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến khả năng thu
nhập, chi tiêu, thanh toán và nhu cầu về vốn và gửi tiền của dân cư và ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động huy động của ngân hàng .
Sự thay đổi của các yếu tố: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thu

nhập bình quân đầu người thay đổi, chính sách đầu tư, tiết kiệm của chính phủ sẽ
ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư và từ đó ảnh hưởng đến
khả năng thu hút vốn của NHTM. Ví dụ khi thu nhập bình quân đầu người tăng thì
tiêu dùng và tiếtt kiệm tăng và người dân gửi tiền vào ngân hàng tăng và ngược lại.
c) Môi trường dân số
Môi trường dân số là yếu tố rất quan trọng bởi nó không chỉ tạo thành nhu
cầu và kết cấu nhu cầu của dân cư về sản phẩm dịch vụ ngân hàng mà còn là căn cứ
để hình thành hệ thống phân phối của ngân hàng. Đồng thời môi trường dân số là cơ
sở để xây dựng và điều chỉnh hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Môi trường
dân số ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động vốn của ngân hàng do đã ngân hàng phải
nghiên cứu kỹ lưỡng môi trường kinh tế trước khi đưa ra chiến lược huy động vốn
để có thể huy động được nguồn vốn phù hợp với nhu cầu của ngân hàng về chất
lượng, số lượng và thời hạn
d) Môi trường địa lý
Môi trường địa lý được xác định bởi quy định của quốc tế để hình thành
quốc gia và quy định từng quốc gia trong việc hình thành các tỉnh, huyện, xã, thành
phố, nông thôn tuỳ từng khu vực địa lý mà ngân hàng quyết định đặt nhiều hay ít
SV: Vũ Đức Thường Lớp: TCNH
10
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phùng Thanh Quang
điểm huy động vốn và quyết định chiến lược huy động ở mỗi khu vực vì mỗi khu
vực có số dân và các điều kiện khác nhau.
e) Môi trường công nghệ
Sự thay đổi về công nghệ có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế và xã hội.
Hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động chịu sự tác động mạnh mẽ của
công nghệ, hoạt động ngân hàng là hoạt động không thể tách rời khỏi sự phát triển
của công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin.
Công nghệ có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của ngân hàng, nó
mang lại cho ngân hàng nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại hàng loạt những thách
thức mới. Công nghệ mới cho phép ngân hàng đổi mới quy trình nghiệp vụ, cách

thức phân phối sản phẩm, phát triển các sản phẩm mới nhờ có công nghệ mà hoạt
động huy động vốn được cải tiến, phát triển, rút ngắn thời gian giao dịch và thực
hiện nghiệp vụ chính xác giúp ngân hàng có khả năng thu hút được nhiều vốn,
nhiều khách hàng và tăng thu nhập và uy tín của ngân hàng.
g) Môi trường văn hoá xã hội
Mỗi quốc gia đều có một nền văn hoá riêng, văn hoá chính là yếu tố tạo nên
bản sắc của các dân tộc như: tập quán, thói quen, tâm lý Đối với ngân hàng hoạt
động huy động vốn là hoạt động chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường văn hoá. Cụ
thể ở các nước phát triển người dân có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để hưởng
những tiện ích trong thanh toán, hưởng lãi và trong tiềm thức họ ngân hàng là một
phần không thể thiếu được , là một phần tất yếu của nền kinh tế. Do vậy ngân hàng
gặp không mấy khó khăn trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và tổ chức
kinh tế. Ngược lại ở những nước đang phát triển như Việt Nam việc huy độn vốn
của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn vì người dân Việt Nam hiện nay vẫn chưa
quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Mặt khác ngân hàng chưa thực sự tạo được
lòng tin đối với người dân sau hàng loạt sự kiện đã xảy ra như: đổi tiền 1985-1986,
tỷ lệ lạm phát 600-700% làm nhiều người dân mất trắng, sự sụp đổ của 7500 quỹ tín
dụng nhân dân và hàng loạt sự kiện khác có liên quan đến ngân hàng : vụ bầu Kiên
bị bắt, Minh phụng EPCO làm cho các ngân hàng bị thiệt hại lớn. Ngân hàng chưa
chú trọng đến công tác marketing, tiếp thị, quảng cáo người dân còn thiếu hiểu
biết về chủ trương chính sách của nhà nước, hoạt động của ngân hàng vì vậy cho
SV: Vũ Đức Thường Lớp: TCNH
11
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phùng Thanh Quang
đến nay vẫn còn tình trạng có tiền nhưng không muốn gửi ngân hàng vì không biết
phải làm những thủ tục nào, người dân ngại mất thời gian do thủ tục rườm rà
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HỌAT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH QUẢNG NINH
2.1 Khái quát về ngân hàng công thương chi nhánh Quảng Ninh

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Trụ sở VietinBank Quảng Ninh tại đường 25/4, P. Hồng Gai, Tp.Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh
• Ra đời năm 1988, bắt đầu với điểm xuất phát thấp trên mọi phương diện, từ vốn
liếng, cơ sở vật chất, mạng lưới tổ chức và trình độ cán bộ nhân viên (CBNV),
… để có bước trưởng thành, tầm vóc, uy tín và sự tín nhiệm của các doanh
nghiệp và nhân dân đối với VietinBank – Chi nhánh (CN) Quảng Ninh như
ngày hôm nay là cả sự cố gắng vượt qua chặng đường gian nan vất vả, không
ngừng vươn lên của nhiều thế hệ CBNV gánh vác và xây dựng.
• VietinBank - CN Quảng Ninh, suốt 25 năm qua cùng với sự đổi mới của đất
nước, đã có nhiều cố gắng để không ngừng nâng cao trình độ CBNV về mọi
mặt, sớm tiếp cận với công nghệ hiện đại, tiên tiến của ngân hàng trong hoạt
động nghiệp vụ; Tích cực huy động nguồn vốn, vận dụng sáng tạo chính sách
tiền tệ, tín dụng của Đảng, Nhà nước, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về sản
phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp
dân cư trên địa bàn. Đồng vốn tín dụng của CN Quảng Ninh đã góp phần
chuyển đổi cơ cấu kinh tế không chỉ ở Tp.Hạ Long mà còn ở tất cả các thành
phố, thị xã của tỉnh nhà: Tx.Cẩm Phả, Tp.Uông Bí và Tp.Móng Cái; Góp phần
tích cực làm thay đổi bộ mặt đô thị và cả vùng nông thôn ven đô khởi sắc, hình
thành các khu công nghiệp, các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi phát triển
theo hướng sản xuất hàng hóa.
• CN đã làm tốt việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Thủ tục cho vay
vốn từng bước được cải tiến, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Ngân hàng
thực sự là người bạn, đồng hành cùng các doanh nghiệp, chủ dự án kinh doanh,
đồng vốn tín dụng có hiệu quả cho cả hai bên trong phát triển sản xuất, kinh
SV: Vũ Đức Thường Lớp: TCNH
12
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phùng Thanh Quang
doanh và phục vụ đời sống xã hội. CBNV CN luôn nhận thức rõ thành công của
người dân, của các doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng cũng là thành công của

chính mình.
• Từ một CN ngân hàng thương mại đối nội (chủ yếu là huy động vốn và cho vay
VND), từ năm 1991 đến nay CN Quảng Ninh đã mở rộng các hoạt động nghiệp
vụ ngân hàng quốc tế như: huy động vốn/cho vay ngoại tệ, tài trợ xuất nhập
khẩu, bảo lãnh thanh toán quốc tế, chuyển tiền, kiều hối, mua bán, hoán đổi
ngoại tệ,
• Đáng chú ý là việc đầu tư công nghệ, hiện đại hóa các dịch vụ ngân hàng có
chất lượng cao như: gửi tiền một nơi, lĩnh ở nhiều nơi; thanh toán quốc tế
SWIFT, chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng quốc tế, ATM, ví điện
tử, Home Banking, Mobile Banking,… các chương trình thanh toán trên cơ sở
dữ liệu tập trung, tạo thuận lợi cho khách hàng và thực hiện giao dịch với ngân
hàng khác trong hệ thống, góp phần tăng năng suất lao động, cho phép báo cáo
linh hoạt đảm bảo phục vụ cho công tác quản lý của CN và cung cấp thông tin
theo quy định.
• Hiện nay mạng lưới của CN Quảng Ninh được trải rộng khắp các khu vực trọng
điểm của Tp. Hạ Long, là đầu mối quan trọng tiếp xúc với khách hàng và cộng
đồng dân cư, thu hút trên 20.000 khách hàng là các doanh nghiệp và cá nhân tới
giao dịch, trên 20.360 khách hàng sử dụng thẻ ATM.
• Có thấu hiểu hết nỗi gian nan, vất vả trên bước đường đi, mới thấy hết niềm vui
sướng, niềm tự hào khi nhìn những con số “biết nói”, hình ảnh trụ sở khang
trang và những gương mặt rạng ngời của CBNV VietinBank Quảng Ninh hôm
nay. CN Quảng Ninh tự hào trưởng thành trong đại gia đình VietinBank.
• Không chỉ hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kinh doanh, CN Quảng Ninh còn
luôn quan tâm và thực hiện tốt các phong trào thi đua, các hoạt động thể thao,
văn nghệ quần chúng. Tích cực thực hiện các hoạt động từ thiện, xã hội trên địa
bàn. Tập thể CBNV thường xuyên tham gia đóng góp một phần thu nhập vào
các quỹ: Đền ơn đáp nghĩa, Vì người nghèo, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam
Anh hùng, bảo trợ trẻ em, ủng hộ đồng bào bị bão lũ, nạn nhân chất độc da cam,
người tàn tật, không nơi nương tựa,…
• Với những nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục trong 25 năm qua, tập thể CBNV

CN Quảng Ninh được tặng thưởng nhiều bằng khen của Trung ương và của tỉnh
SV: Vũ Đức Thường Lớp: TCNH
13
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phùng Thanh Quang
Quảng Ninh, xứng đáng là một Ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu,
đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà trong thời kỳ
đổi mới và hội nhập.
2.1.2 Đặc điểm về tổ chức
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Vietinbank


SV: Vũ Đức Thường Lớp: TCNH
14
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng
khách
hang
Doanh
nghiệp lớn
Phòng
khách
hang
Doanh
nghiệp
vừa và
nhỏ
Phòng
thanh toán
XNK
Phòng kế

toán giao
dịch
Phòng tiền
tệ kho quỹ
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng
tổng hợp
Phòng
thong tin
điện toán
Phòng
quản lý ruỉ
ro
Phòng
khách
hang cá
nhân
Phòng
giao dịch
Các điểm giao
dịch
Các quỹ tiết
kiệm
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phùng Thanh Quang
2.1.3 Nhiệm vụ và chức năng
Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn
• Chức năng
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp

lớn về khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ lien
quan đến tín dụng,quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ thể lệ
hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng công thương.Trực tiếp quảng cáo,
tiếp thị, giới thiêụ và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hang cho các doanh
nghiệp lớn
• Nhiệm vụ
 Khai thác nguồn VNĐ và ngoaị tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp lớn
 Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về
các sản phẩm dịch vụ cuả Ngân hàng công thương: tín dụng, đầu tư, chuyển
tiề, mua bán ngoaị tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hang
điện tử…Làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Công
thương đến các khách hàng là doanh nghiệp lớn.Nghiên cứu đưa ra các đề
xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch
vụ mới cho khách hàng là doanh nghiệp lớn.
 Thẩm định,xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có
nhu cầi giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền
quyết định theo quy định của Ngân hang Công thương
 Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch
 Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp
 Thực hiện nhiệm vụ thành nhiệm vụ Hội đồng tín dụng
 Cung cấp hồ sơ, tài liêụ, thong tin của khách hang cho phòng quản lý ruỉ ro
để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của Chi nhánh và Ngân
hàng Công thương
SV: Vũ Đức Thường Lớp: TCNH
15
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phùng Thanh Quang
 Cập nhập, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của
khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng
 Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu
quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh

 Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc cơ chế, chính sách,quy trình
nghiệp vụ và nhữmg vấn đề mới nảy sinh
 Lưu trữ hồ sơ số liêụ, làm báo cáo theo quy định hiện hành
 Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng
 Làm công tác khác khi được giám đốc giao
Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ
• Chức năng
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch vơí khách hàng là các doanh nghiệp
vưà và nhỏ để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ
lien quan đến tín dụng,quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ thể
lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng công thương.Trực tiếp quảng cáo,
tiếp thị, giới thiêụ và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh
nghiệp vưà và nhỏ.
• Nhiệm vụ
 Khai thác nguồn VNĐ và ngọai tệ từ khách hàng là DN vừa và nhỏ
 Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về
các sản phẩm dịch vụ của NHCTVN: tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán
ngọai tệ, thanh tóan xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử……;làm
đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của NHCTVN đến các khách hàng là DN
vừa và nhỏ.Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện
có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng là DN vừa và
nhỏ
 Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có
nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm
quyền quyết định theo quy địng của NHCTVN
 Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch
SV: Vũ Đức Thường Lớp: TCNH
16
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phùng Thanh Quang
 Quản lý các khỏan tín dụng đã được cấp, quản lý tài sản đảm bảo theo quy

địng của NHCTVN.Tìm mọi biện pháp thu nợ nhóm 2,3,4,5.Phối hợp với
phòng quản lý rủi ro đề xuất các biện pháp thu hồi nợ đã xử lý rủi ro thuộc
phòng mình đã cho vay trước đây
 Thực hiện nhiệm vụ thành nhiệm vụ Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn
giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro
 Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho Phòng quản lý rủi ro
để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy địng của Chi nhánh
NHCTVN
 Cập nhật, phân tích thường xuyên họat động kinh tế, khả năng tài chính của
khách hàng đáp ứng yêu cần quản lý họat động tín dụng
 Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu
quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch với Chi nhánh
 Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc cơ chế, chính sách, quy trình
nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất bịên pháp trình giám đốc
chi nhánh xem xét, giải quyết hoặc kíên nghị lên cấp trên giải quyết
 Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáco theo quy định hiện hành
 Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng
 Làm công tác khác khi được giám đốc giao
Phòng khách hàng cá nhân
• Chức năng
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để khai
thác vốn bằng VNĐ và ngọai tệ.Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín
dụng,quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và
hướng dẫn của NHCTVN.Trực tiếp quảng cáo , tiếp thị, giới thiệu và bán các
sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân
• Nhiệm vụ
 Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngọai tệ từ khách hàng là các cá nhân
theo quy địng củaNgân hàng Nhà nước và NHCTVN
 Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về
các sản phẩm dịch vụ của NHCTVN: tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán

SV: Vũ Đức Thường Lớp: TCNH
17
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phùng Thanh Quang
ngọai tệ, thanh tóan xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử……;làm
đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của NHCTVN đến các khách hàng là cá
nhân.Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có,
cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng là cá nhân
 Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có
nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm
quyền quyết định theo quy địng của NHCTVN
 Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch
 Quản lý các khỏan tín dụng đã được cấp, quản lý tài sản đảm bảo theo quy
địng của NHCTVN.Tìm mọi biện pháp thu nợ nhóm 2,3,4,5.Phối hợp với
phòng quản lý rủi ro đề xuất các biện pháp thu hồi nợ đã xử lý rủi ro thuộc
phòng mình đã cho vay trước đây
 Thực hiện nhiệm vụ thành nhiệm vụ Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn
giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro
 Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho Phòng quản lý rủi ro
để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy địng của Chi nhánh
NHCTVN
 Cập nhật, phân tích thường xuyên họat động kinh tế, khả năng tài chính của
khách hàng đáp ứng yêu cần quản lý họat động tín dụng
 Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu
quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch với Chi nhánh
 Điều hành và quản lý lao động, tài sản, tiền vốn huy động tại các Quỹ tíêt
kiệm, điểm giao dịch;hướng dẫn và quản lý nghiệo vụ các dịch vụ ngân
hàng cho các quỹ tíêt kiệm, điểm giao dịch;kiểm tra giám sát các họat động
theo quy chế tổ chức họat động của điểm giao dịch và quỹ tiết kiệm.
 Thực hiện nghiệp vụ về bán bảo hiểm nhân thọ và các lọai bảo hiểm khác
theo hướng dẫn của NHCTVN

Phòng thanh tóan xuất nhập khẩu
 Tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch và tổ chức
thực hiện phương án kinh doanh xuất-nhập khẩu, dịch vụ ủy thác và các kế
họach khác có liên quan của Tổng công ty
SV: Vũ Đức Thường Lớp: TCNH
18
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phùng Thanh Quang
Phòng kế tóan giao dịch
 Tham mưu phương hướng, biện pháp, quy chế quản lý tài chính, thực hiện
các quyết định tài chính của ban giám đốcvà tổ chức thực hiện công tác kế
tóan sao cho hiệu quả, tiết kiệm,tránh lãng phí, đúng quy chế, chế độ theo
quy định hiện hành
Phòng tiền tệ kho quỹ
 Thực hiện nhiệm vụ quản lý, xuất nhập và bảoq ủan an tòan tuyệt đối Qũy dự
trữ phát triển,Qũy nghiệp vụ phát hành và các tài sản trong kho quỹ tại chi
nhánh;Thực hiện các nghiệp vụ về quản lý, lưu thông tiền tệ, cung ứng tiền
mặt cho các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn;Tổ chức việc
kiểm tra chấp hành chế độ an tòan kho quỹ của các tổ chức tín dụng , các tổ
chức có họat động ngân hàng
Phòng tổ chức hành chính
 Đảm bảo tham mưu hiệu quả công tác tổ chức bộ máy nhân sự, hoạch định
nguồn lực nhân sự, quản lý nhân sự tại chính nhánh;Đảm bảo điều kiện,
trang thiết bị , kỹ thuật và cơ sở vật chất cho họat động của chi nhánh, tổ
chức các họat động hành chính khác.
Phòng thông tin điện tóan
 Quản lý, khai thác các ứng dụng công nghệ thông tin theo đúng định hướng,
mục đích, chức năng họat động của Ngân hàng theo quy định của Nhà nước.
Phòng giao dịch
 Thực hiện các nghiệp vụ, trực tiếp giao dịch với khách hàng đề huy động vốn
bằng VNĐ và ngọai tệ, xử lý các nghiệp vụ cho vay, các nghiệp vụ thanh

tóan, bảo lãnh….theo đúng quy định của nhà nước và Ngân hàng Công
thương
Phòng quản lý rủi ro
 Nhận bíêt và xác định mức độ của các nguy cơ rủi ro
 Có hành động phòng tránh hoặc giảm thiểu các rủi ro chính
 Triển khai kế hoạch đối phó sự cố bất ngờ và xử lý những thất bại có thể xảy ra
SV: Vũ Đức Thường Lớp: TCNH
19
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phùng Thanh Quang
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh chung của NHTMCP Kỹ thương giai đoạn
2011 – 2013
Để đạt được tốc dộ tăng trưởng nguồn vốn trên, cùng với chính sách lãi suất
chủ động, linh hoạt,Ngân Hàng Công Thương CN Quảng Ninh luôn phối hợp hài
hòa với nhiều yếu tố tích cực như: hình thức huy động linh hoạt, hấp dẫn, lãi suất
tiền gửi hợp lý cho từng đối tượng khách hàng, đẩy mạnh việc cung cấp sản phẩm
dịch vụ ngân hàng tiện ích song song việc đổi mới phong cách giao tiếp văn minh,
tận tình, chu đáo. Nguồn vốn huy động tại Ngân Hàng Công Thương CN Quảng
Ninh luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng nguồn vốn huy động toàn hệ thống Ngân
Hàng Công Thương tỉnh Quảng Ninh, góp phần quan trọng trong việc cung cấp vốn
cho nền kinh tế địa phương
1.4.1 Hoạt động huy động vốn
Nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu về vốn cho các chủ thể trên địa bàn thành
phố và họat động của ngân hàng .Ngòai muốn vốn điều hòa do ngân hàng công
thương Việt Nam chuyển xuống, ngân hàng Công thương chi nhánh Quảng Ninh đã
làm tốt công tác huy động vốn từ các nguồn thể hiện kết quả huy động vốn như sau
Bảng 1.1: Bảng cơ cấu nguồn vốn năm 2011-2013
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Tiền gửi khách hàng 205,918,705 257,273,708 253,374,214
Phát hành giấy tờ có giá 10,728,283 11,089,117 14,223,065

Vốn đi vay 52,129,260 43,489,676 15,467,827
1Vay TCTD 8,908,582 16,195,943 15,424,933
2 Vay của NHNN 43,220,678 27,293,733 42,894
Tổng vốn huy động 268,776,248 311,852,501 283,065,106
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011-2013 của phòng huy động vốn
NHCT CN Quảng Ninh
Mặc dù điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, các nguồn huy động vốn của ngân
hàng liên tục sụt giảm, Vietinbank vẫn có mức tăng trưởng huy động đạt 16.03%
năm 2011,trong đó chủ yếu là tiền gửi của khách hàng.Điều này giúp cho ngân hàng
luôn ổn định về tính thanh khỏan không bị rơi vào vòng xóay của cuộc đua lãi suất
huy động trên thị trường.Sáu tháng đầu năm 2012,nền kinh tế rơi vào khủng hỏang,
các ngân hàng trên thị trường gặp nhiều khó khăn trong việc huy động
SV: Vũ Đức Thường Lớp: TCNH
20

×