Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

tìm hiểu thơ trữ tình viết về thiên nhiên của hồ xuân hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.38 KB, 49 trang )

LỜI CẢM ƠN!

Khóa luận được hoàn thành với sự hướng dẫn khoa học, sự chỉ bảo tận tình
của ThS. Lò Bình Minh, sự quan tâm của Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa
Ngữ Văn, thư viện nhà trường, các thầy cô bộ môn Văn học trung đại và các bạn
sinh viên K51 Đại học Sư phạm Văn - Giáo Dục Công Dân.
Nhân dịp khóa luận được công bố, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm,
giúp đỡ của các thầy cô. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Lò
Bình Minh, người thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện
khóa luận này.

Sơn La, tháng 05, năm 2014
Người viết
Từ Thị Thủy
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 6
4. Phương pháp nghiên cứu 7
5. Những đóng góp của khóa luận 8
6. Cấu trúc của khóa luận 8
CHƢƠNG 1. HỒ XUÂN HƢƠNG VÀ THƠ TRỮ TÌNH VIẾT VỀ THIÊN
NHIÊN 9
1.1. Thơ trữ tình 9
1.2. Hồ Xuân Hương, thơ và đời 10
1.2.1. Cuộc đời và con người 10
1.2.1.1. Cuộc đời 10
1.2.1.2. Con người 14
1.2.2. Thơ ca 17


1.2.2.1. Thơ chữ Nôm 18
1.2.2.2. Thơ chữ Hán 19
1.3. Số liệu thống kê 21
Tiểu kết chƣơng 1 22
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT THƠ VIẾT VỀ THIÊN
NHIÊN CỦA HỒ XUÂN HƢƠNG 24
2.1. Nội dung 24
2.1.1. Vẻ đẹp thiên nhiên giản dị, đơn sơ 24
2.1.2. Thiên nhiên sống động 29
2.1.3. Thiên nhiên gần gũi, ẩn chứa hình bóng con người 32
2.2. Nghệ thuật biểu đạt 35
2.2.1. Ngôn từ 35
2.2.2. Hình tượng nghệ thuật 41
KẾT LUẬN 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46




1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong thơ ca Việt Nam, hình ảnh thiên nhiên và con người dường như
hòa quyện vào nhau. Đặc biệt trong thơ trữ tình, thiên nhiên đã trở thành một
phần của cuộc sống, đối với các thi sĩ đây chính là người bạn đáng tin nhất để
trút bày tâm sự. Như Nguyễn Du đã từng nói: “Người buồn cảnh có vui đâu bao
giờ” cảnh và người như cùng đồng điệu một cảm xúc, chung một nhịp đập và
tâm trạng. Đó không chỉ là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca mà đó còn là biểu

tượng của chân, thiện, mĩ. Đây là lý do để nhiều thi sĩ xưa tìm đến thiên nhiên
như một người bạn tri kỉ và một trong những cách thể hiện quen thuộc đó là
thông qua hình ảnh thiên nhiên nhằm mục đích biểu hiện sâu sắc kín đáo tư
tưởng, tình cảm của tác giả.
1.2. Sự nghiệp thơ văn và tiểu sử nữ sĩ Hồ Xuân Hương luôn là đề tài nóng
hổi cho các nhà nghiên cứu, vì cho đến nay vẫn chưa có một tài liệu nào cung
cấp đầy đủ, chính xác thông tin về bà. Đặc biệt những vần thơ trữ tình viết về
thiên nhiên của Xuân Hương có giá trị rất lớn đóng góp vào sự nghiệp thơ văn
của nhà thơ. Nhưng những tác phẩm đó được các nhà nghiên cứu đề cập và tìm
hiểu rất ít. Người viết khóa luận là một sinh viên chuyên ngành Ngữ Văn, sau
khi tốt nghiệp sẽ trực tiếp giảng dạy cho nên việc hiểu biết về giá trị hình ảnh
thiên nhiên trong thơ trữ tình rất cần thiết, bởi nó giúp nâng cao khả năng cảm
thụ văn chương, khả năng phân tích tác phẩm sâu sắc, gợi cảm. Qua đó mới
mong có được giờ giảng sinh động, có sức truyền cảm mạnh, thể hiện được tất
cả nội dung, tư tưởng, tình cảm của nhà văn nhà thơ và thu hút được hứng thú
của học sinh.
1.3. Hiện nay, Chương trình Trung học phổ thông, Trung học cơ sở và các
trường Chuyên nghiệp có đưa tác phẩm của Hồ Xuân Hương vào giảng dạy và
nghiên cứu với số tiết rất ít. Vì vậy để cảm nhận được cái hay, cái tinh tế trong
những bài thơ của bà gặp không ít khó khăn.
Việc tìm hiểu nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương đã có một quá trình lịch sử
nghiên cứu lâu dài. Tuy nhiên chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu
2

chuyên sâu và riêng biệt về hình ảnh thiên nhiên trong thơ bà. Do vậy để có
được cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn, chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài: “Tìm
hiểu thơ trữ tình viết về thiên nhiên của Hồ Xuân Hương”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Thơ viết về thiên nhiên trong văn học trung đại
Thiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận của văn chương. Mây sớm, trăng

khuya, núi non, cỏ cây, hoa lá đều in đậm dấu ấn của mình trong văn chương.
Con người và thiên nhiên có mối quan hệ biện chứng, qua lại tác động lẫn nhau.
Với các tao nhân mặc khách, thiên nhiên là người bạn tri âm. Không ít người đã
lánh đời phàm tục, hòa mình vào thiên nhiên, sống thanh đạm để chiêm nghiệm
về vũ trụ, triết lí nhân sinh. Hình ảnh thiên nhiên đã đi vào trong thơ văn với
những nét riêng của từng vùng miền làm nên một bức tranh đa dạng về con
người việt Nam.
Đối với mảng đề tài về thiên nhiên trong văn học trung đại đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu và bài viết của nhiều tác giả đề cập tới nhiều góc độ, khía
cạnh khác nhau. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau đây:
Trong cuốn Nguyễn Trãi về tác gia tác phẩm do Nguyễn Hữu Sơn tuyển
chọn, các nhà nghiên cứu cũng đã đề cập đến những hình ảnh thiên nhiên được sử
dụng trong tác phẩm văn học thời kì trung đại. Nguyễn Thiên Thụ viết: “Thi nhân
thường yêu cái đẹp mà cái đẹp phong phú, gần gũi nhất ta đó là thiên nhiên. Thi
nhân thường để tâm hồn đi theo dòng nước chảy và lòng thi nhân vui tươi, rộn rã
khi thấy mặt trời lên, khi nghe chim ca và nhìn thấy hoa nở thắm.” [11, tr.668]
Trong cuốn: Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XVIII – đến hết thế kỉ
XIX) của Nguyễn Lộc, nhà nghiên cứu đã khẳng định sự thành công của mảng
sáng tác về thiên nhiên: “Đề tài thiên nhiên xuất hiện khá nhiều trong văn học
giai đoạn này và viết khá thành công, nó được nhận thức như là môi trường
sống của con người, là bạn của con người, đem đến cho con người niềm vui và
mĩ cảm.” [7, tr.49]
Ông cũng nói nhiều về ý nghĩa của việc sử dụng hình ảnh thiên nhiên trong
văn học: “Theo quan niệm của Nho giáo, cái mẫu mực thuộc về quá khứ và cái
3

trong sạch chủ yếu lại ở trong thiên nhiên, các nhà nho theo quan niệm xuất xứ
của Nho giáo, gặp thời thịnh thì ra làm việc phò vui giúp nước, gặp thời loạn thì
lui về ở ẩn, lấy thiên nhiên để di dưỡng tính tình.” [7, tr.38]
Đặc biệt thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi được rất nhiều các nhà nghiên

cứu quan tâm. Trong Nguyễn Trãi về tác gia tác phẩm do Nguyễn Hữu Sơn
tuyển chọn, Nguyễn Thiên Thụ đã nhận định: “Với Nguyễn Trãi cũng như các
thi nhân khác, thiên nhiên là nguồn mĩ cảm vô cùng phong phú, đã làm cho tâm
hồn thi nhân rung động Thi nhân như là một kẻ đi tìm cái đẹp và thiên nhiên
với muôn vàn vẻ đẹp đã gọi mời thi nhân thưởng thức.” [5, tr.668]
Trần Thanh Mại khi nghiên cứu về tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn
Trãi đã khẳng định: “Thơ viết về thiên nhiên chiếm phần phong phú nhất và
cũng là thành công nhất trong di sản thơ của Nguyễn Trãi.” [10, tr.171]
Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến cũng được nhiều nhà nghiên cứu
nhận xét và đánh giá:
Đặng Thị Hảo với bài viết về đề tài thiên nhiên và quan niệm thẩm mĩ đã
khẳng định: “Thơ thiên nhiên chỉ chiếm một phần ba trong tổng số hơn bốn trăm
bài thơ ông để lại, nhưng những cống hiến quan trọng của nhà thơ trên phương
diện này đã đưa ông lên vị trí những thi sĩ - danh họa tầm cỡ của thơ ca cổ điển
Việt Nam. Mảng thơ phong cảnh được ông viết bằng cả hai thứ văn tự Hán Việt
của ông là những sắc thái khác nhau của cùng một phong cách nghệ thuật thống
nhất - phong cách Yên Đổ - góp phần vào việc khẳng định khả năng biểu hiện kì
diệu của thơ thiên nhiên trước mọi vấn đề của đời sống xã hội, đời sống tinh
thần, tình cảm của con người” [6, tr.258]. Tác giả bài viết còn chỉ ra sự kế
thừa và phát triển của Nguyễn Khuyến khi sáng tác về mảng đề tài thiên
nhiên trong thơ ca trung đại Việt Nam. Đồng thời chỉ ra những nét đặc sắc
trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của nhà thơ như sau: “Nhà thơ tái hiện
thiên nhiên bằng một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, bằng kiểu quan sát tinh
tường, một trực giác nhạy bén trước vẻ đẹp đa dạng của thiên nhiên, cùng với
tình yêu quê hương hồn nhiên mà sâu sắc. Dường như không phút nào nhà
thơ ngừng theo dõi và tái hiện những bức tranh thiên nhiên sống động quanh
4

mình. Ông quan sát thiên nhiên, tắm mình trong thế giới muôn ngàn màu sắc
đó với niềm thích thú đặc biệt.” [6, tr.260]

Trong cuốn Thi hào Nguyễn Khuyến - đời và thơ do Nguyễn Huệ Chi chủ
biên, nhà nghiên cứu đã nhận định: “Nguyễn Khuyến đã đưa lại cho bức tranh
làng cảnh Việt Nam cũng như khung cảnh sinh hoạt của nông thôn Việt Nam
hương vị, màu sắc, đường nét, sức sống như nó vẫn tồn tại, mà ủ kín trong đó là
cái hồn muôn đời của con người, đất nước Việt Nam.” [3, tr.25]
Với công trình nghiên cứu Văn học Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Trần
Nho Thìn cũng đi sâu vào tìm hiểu và lí giải bức tranh thiên nhiên trong thơ văn
Nguyễn Khuyến như sau: “Với tư thế bình dân, phi nho của mình, Nguyễn
Khuyến có lẽ là người đầu tiên trong lịch sử văn học Nôm phản ánh một cách
khá cụ thể, sinh động bức tranh thiên nhiên hàng ngày của làng quê vào thơ
ông. Thiên nhiên làng quê không còn là không gian thanh tĩnh, xa lánh vật dục,
xa lánh chỗ thị thành bon chen danh lợi như không gian thơ của nhà nho truyền
thống nữa” [7, tr.568]. Có thể nói, Nguyễn Khuyến đã từ bỏ tư thế nhà nho của
mình để sống hòa mình với khung cảnh làng quê nên ông mới có được những
dòng thơ viết về thiên nhiên chân thực và hay đến thế.
Nhìn chung mỗi công trình nghiên cứu đều có những phát hiện, khám phá
rất mới mẻ sâu sắc. Đây chính là nguồn tư liệu có tính chất gợi mở, định hướng
về thiên nhiên trong văn học trung đại để chúng ta có thể tìm hiểu một cách trọn
vẹn và sâu sắc nhất về hình ảnh thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương.
2.2. Thơ viết về thiên nhiên của Hồ Xuân Hƣơng
Hình ảnh thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương là một đề tài có rất ít các
công trình nghiên cứu. Phải chăng các nhà nghiên cứu muốn tìm rõ tường tận
chân dung thân thế hơn là đi sâu khai thác cái vẻ đẹp của thiên nhiên và con
người trong thơ bà. Sau đây tôi xin đưa ra những phát hiện mới về hình ảnh
thiên nhiên mà một số nhà nghiên cứu đã đề cập tới trong các công trình sau:
Trong bài: Tâm lý sáng tạo trong thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Hữu Sơn
đã đưa ra nhận xét, đánh giá khá thỏa đáng: “Với Hồ Xuân Hương hình ảnh
thiên nhiên vẽ theo những quy thước ước lệ, chuẩn mực truyền thống và được
5


nhận diện ở thế cận cảnh, được đặc tả ở các chi tiết cụ thể. Trước hết nữ sĩ quan
tâm tới những địa danh xác định như là những đèo, kẽm, hang, động ngay cả
thiên nhiên có tính duy linh vũ trụ thuộc phạm trù “cái cao cả” cũng được kéo
lại ở đời thường phong tục ”. [17, tr.31, 32]
Ông Nguyễn Lộc cho rằng: “Hồ Xuân Hương không phải đem cái lăng
loàn bôi nhọ cảnh đẹp đất nước mà thực tế bà có dụng ý bôi nhọ những cảnh
chùa chiền góp phần làm mê hoặc con người”. [7, tr.43]
Ông Đỗ Đức Hiếu trong bài Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương cùng một
quan niệm với Nguyễn Lộc đã nêu rõ: “Ở đây không hề có cái “tục”, mà chỉ có
cái tự nhiên, cái đẹp, sức sống của tồn tại con người. Không phải vấn đề đạo lý
mà vấn đề triết lý, triết lý tự nhiên và triết lý cái đẹp”. [7, tr.42]
Hay trong cuốn “Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương” của Lê Trí Viễn, nhà
nghiên cứu Lê Hoài Nam đã nhận xét tình yêu thiên nhiên của bà chúa thơ Nôm
như sau: “Xuân Hương yêu thiên nhiên và sau Xuân Hương thiên nhiên trong
cái độ phát triển sung sức của nó nhưng không cứ gì thiên nhiên, tất cả những
cái gì dồi dào sức sống, biểu hiện được cuộc sống là Xuân Hương đều trìu
mến”. [14, tr.162]
Nhà thơ Xuân Diệu với bài Hồ Xuân Hương - bà chúa thơ Nôm cho rằng:
“Hồ Xuân Hương đến với cảnh vật đất nước ta rất đậm đà, thắm thiết. Cái thắm
thiết ấy có khi vượt quá xa cái mức thường tình. Hồ Xuân Hương là một nghệ sĩ
lớn biết phun tâm hồn mình vào cảnh vật làm cho chúng sống lên ngồn ngộn!”
[1, tr.478]. Nói về cách miêu tả cảnh vật, Xuân Diệu tiếp tục đưa ra nhận xét khá
xác đáng: “Ngoài Xuân Hương ra, hỏi tác giả nào sờ mó rậm rạp, đã mó lam
nham, đã có được mười đầu ngón tay tinh tế tiếp xúc với các mặt phẳng hay mặt
gồ ghề của các vật? mà nói rộng thêm hai bàn tay của Xuân Hương sinh động
biết chừng nào! hai bàn tay ấy phải khua, phải vỗ, phải đấm, phải móc, phải
đâm, phải thụi”. [1, tr.480]
Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Hân trong bài Tinh thần phục hưng
trong thơ Hồ Xuân Hương đã đề cao cái tự nhiên trong thơ bà theo tinh thần
phục hưng Châu Âu và đặt ra các vấn đề quyền tự nhiên. Ông viết: “Hồ Xuân

6

Hương coi thân thể và các bộ phận sinh dục trên cơ thể con người như là tự
nhiên, thiên tạo, nó giống như tự nhiên, thiên nhiên vậy. Đã thế quyền miêu tả
nó trong văn chương cũng là một quyền năng tự nhiên Bà dịch các hình ảnh
thiên nhiên (hang, động, núi, non, đèo ) ra các hình ảnh “cái ấy”, “chuyện
ấy”. Ở đây ý nghĩa này được áp dụng cho những ý đồ linh thiêng hóa hoặc
thi vị hóa phong cảnh tức là “hạ bệ - giải thiêng” cho một loại ý niệm trừu
tượng về phong cảnh hơn là cho bản thân phong cảnh”. [17, tr.335, 361]
Hồ Xuân Hương không chỉ được nghiên cứu và đánh giá cao ở trong nước
mà còn thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều người nước ngoài. Sau đây là một
số nhận xét, đánh giá tiêu biểu về thơ Hồ Xuân Hương:
- J.RisTat - trong bài Tựa bản dịch thơ Hồ Xuân Hương sang tiếng Pháp
đã coi Hồ Xuân Hương là: “Một trong những tên tuổi lớn của văn học Việt
Nam và không chút nghi ngờ, là một trong những nữ sĩ hàng đầu của Châu Á.
[17, tr.440]
- J.Ristat còn nhận xét: “Tình yêu thân xác (trong thơ bà) là tình yêu trọn
vẹn. Nó bao gồm cả tự nhiên trong đó. Tất cả đều ăm ắp những thần linh, tất cả
đều xoáy về tình yêu”. [17, tr.440]
Trên đây là những công trình nghiên cứu và những ý kiến tiêu biểu nhất
của một số nhà nghiên cứu về hình ảnh thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương.
Nhưng xem xét một cách toàn diện chưa có một công trình nào nghiên cứu một
cách riêng biệt và chuyên sâu về đề tài: “Thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân
Hương”. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu đã nêu sẽ là nguồn tài liệu vô
cùng quý báu để chúng ta tìm hiểu đề tài một cách hợp lí và thấu đáo.
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của khóa luận là tìm hiểu thơ trữ tình của Hồ Xuân Hương. Đặc
biệt là tìm hiểu thơ trữ tình viết về thiên nhiên của bà. Từ đó ta thấy được vẻ đẹp
của thiên nhiên cũng như con người đã góp phần tạo nên sự thành công trong

thơ của tác giả.

7


Bên cạnh đó, khóa luận này đóng góp tiếng nói của mình vào việc tìm hiểu
thơ Hồ Xuân Hương, nhất là hình ảnh thiên nhiên được sử dụng trong thơ của
bà. Nâng cao sự hiểu biết, năng lực khám phá, cách tiếp cận và cảm thụ thơ Hồ
Xuân Hương.
Khóa luận nghiên cứu thành công sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai yêu
mến, thích thú, quan tâm đến thơ Hồ Xuân Hương nói chung và các sinh viên
ngành Ngữ Văn nói riêng trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Hồ Xuân Hương sử dụng rất nhiều hình ảnh thiên nhiên trong các tác phẩm
thơ của mình. Nhưng với khóa luận này, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu thiên
nhiên trong những bài thơ trữ tình của nhà thơ. Để qua đó góp thêm cái nhìn về
giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mỹ của thiên nhiên trong các sáng tác của bà.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để triển khai nhiệm vụ đặt ra khóa luận này vận dụng các phương pháp cơ
bản sau:
4.1. Phương pháp thống kê phân loại
Phương pháp thống kê phân loại sẽ giúp cho người làm khóa luận có kết
quả cụ thể, khách quan, đảm bảo độ chính xác cao. Qua đó thấy được sự xuất
hiện của các hình ảnh thiên nhiên nhiều hay ít, tỷ lệ cao hay thấp trong hệ thống
thơ trữ tình của bà. Chẳng hạn khi nghiên cứu 77 bài thơ chữ Nôm có tới 17 bài
viết về thiên nhiên chiếm 22.07%. Trong 38 bài thơ chữ Hán có tới 17 bài viết
về thiên nhiên chiếm 44.7%.
Có thể khẳng định: Đây là một phương pháp rất quan trọng và cần thiết cho
việc nghiên cứu khóa luận. Nó không chỉ giúp cho khóa luận được loogic, rõ
ràng, sâu sắc mang tính khoa học và khách quan cao mà nó còn giúp người

nghiên cứu có cái nhìn tổng quát, cụ thể hơn về hình ảnh thiên nhiên trong thơ
trữ tình của Hồ Xuân Hương.
8

4.2. Phương pháp so sánh - đối chiếu
Chúng tôi tiến hành so sánh các sáng tác của Hồ Xuân Hương với các sáng
tác thơ của các nhà thơ cùng thời với bà, qua đó làm nổi bật giá trị hình ảnh
thiên nhiên trong “bà chúa thơ nôm” - Hồ Xuân Hương.
4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Trên cơ sở phân tích, nhận xét, đánh giá từ đó rút ra các kết luận cần
thiết có liên quan đến giá trị hình ảnh thiên nhiên trong thơ trữ tình của Hồ
Xuân Hương.
5. Những đóng góp của khóa luận
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ lớn, có nhiều đóng góp cho nền văn học
Việt Nam. Đặc biệt tác phẩm của bà được chọn giảng dạy trong nhà trường
Trung học phổ thông, Trung học cơ sở và Đào tạo chuyên nghiệp ở ngành Ngữ
Văn đã chứng tỏ bà là nhà thơ lớn và có vị trí quan trọng trong nền văn học
nước nhà.
Vì vậy, sự thành công của khóa luận sẽ là một trong những tài liệu tham
khảo tìm hiểu về thơ Hồ Xuân Hương, đặc biệt là về phong cách tác giả, về giá
trị hình ảnh thiên nhiên trong thơ trữ tình của bà.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận có cấu trúc gồm ba chương:
Chương 1: Hồ Xuân Hương và thơ trữ tình viết về thiên nhiên.
Chương 2: Nội dung và nghệ thuật thơ viết về thiên nhiên của Hồ Xuân Hương.
Ngoài ra khóa luận còn có phần mục lục và danh mục tài liệu tham khảo.

9

CHƢƠNG 1. HỒ XUÂN HƢƠNG VÀ THƠ TRỮ TÌNH

VIẾT VỀ THIÊN NHIÊN

1.1. Thơ trữ tình
Thơ trữ tình Trữ tình là có nội dung phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ
trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua
những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân
sinh. [15, tr.373]
Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu văn học đưa ra khái niệm thơ trữ tình.
Chúng tôi theo khái niệm thơ trữ tình được trình bày trong từ điển thuật ngữ
văn học: Thơ trữ tình là thuật ngữ chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình trong
đó, những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các
hiện tượng đời sống được thể hiện trực tiếp. Tính chất cá thể hóa của cảm nghĩ
và tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện là những dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ
tình. Là tiếng hát của tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng thể hiện những biểu hiện
phức tạp của thế giới nội tâm, từ các cung bậc tình cảm cho tới những chính
kiến, những tư tưởng triết học. [4, tr.317].
Thơ trữ tình có thể chia bằng rất nhiều cách, chia theo cách nào tùy thuộc
vào truyền thống văn học cụ thể. Trước đây, trong văn học Châu Âu, người ta
thường chia ra làm bi ca, tụng ca, thơ trào phúng.
Ngày nay người ta dựa vào đối tượng đã tạo nên xúc cảm của nhà thơ để
phân loại thơ. Gồm có trữ tình tâm tình, trữ tình phong cảnh, trữ tình thế sự, trữ
tình công dân.
Thơ trữ tình viết về thiên nhiên thuộc loại trữ tình phong cảnh. Loại trữ tình
này nói về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên: Cây cỏ, vườn tược, núi
đồi sông biển Biết nhận ra vẻ đẹp của thiên nhiên, biết giao hòa tình cảm với
thiên nhiên, con người tự mở rộng tầm nhìn, tầm sống của mình với môi trường
xung quanh. Thế giới tâm hồn sẽ phong phú và cân bằng hơn. Cảnh trí thiên
nhiên cũng có thể là nơi trú ẩn của những tâm hồn tiêu cực, muốn tìm trong
thiên nhiên một nơi để xa lánh xã hội. Ta cần nhận ra màu sắc và ý nghĩa khác
nhau của các bài thơ viết về thiên nhiên.

10

1.2. Hồ Xuân Hƣơng, thơ và đời
1.2.1. Cuộc đời và con người
Con người và cuộc đời nữ sĩ Hồ Xuân Hương luôn là đề tài khiến giới
nghiên cứu phải đau đầu, lúng túng trước cảnh không thể biết được chính xác
thân thế của bà. Người ta biến những câu chuyện kể về bà thành những huyền
thoại, mỗi người có một cách kể khác nhau nhưng tựu chung lại Hồ Xuân
Hương là một nữ sĩ kỳ tài, dám đứng lên nói hộ giới mình những điều mà người
ta không ai dám nói. Để tìm hiểu rõ về con người và cuộc đời của nữ sĩ này
chúng ta chỉ có thể dõi theo dòng lịch sử, dõi theo những dấu ấn được khắc họa
trong chính thơ bà.
1.2.1.1. Cuộc đời
Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn không biết nữ sĩ Hồ Xuân Hương sinh và
mất năm nào. Trước nhiều giả thiết khác nhau, đã có nhiều tác giả đi đến cùng
một kết luận. Nguyễn Hữu Tiến trong cuốn Giai nhân di mặc (in năm 1915),
Song An trong bài Thân thế và văn chương cô Hồ Xuân Hương (in trên báo
Đông tây số 12/1929), Dương Quảng Hàm trong Việt văn giáo khoa thư (in năm
1940) đều thống nhất ở một số điểm sau: Hồ Xuân Hương là con gái của Hồ Phi
Diễn, một thầy đồ xứ Nghệ, quê làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ
An dạy học ở Hải Dương rồi kết bạn với một cô gái xứ Đông, sinh ra Hồ Xuân
Hương. Gia đình này sau lên Thăng Long, khi thì ở vùng Khán Xuân bên Hồ
Tây, khi thì ở phường Tiên Thị bên bờ Hoàn Kiếm. Hồ Xuân Hương đã từng lấy
lẽ một cai tổng (Tổng Cóc) và một tri phủ (Vĩnh Tường). Bà còn là bạn thơ của
Chiêu Hổ tức Phạm Đình Hổ (1768-1839). Như vậy Hồ Xuân Hương sống
khoảng thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Nhưng đến năm 1957, trên tạp chí Văn học,
Hồ Tuất Niên căn cứ vào sáu bộ gia phả của các chi họ Hồ ở Nghệ An rút ra một
thông tin cực kỳ hấp dẫn: Xuân Hương là cùng một họ và bằng vai với Quang
Trung - Nguyễn Huệ. Với việc công bố tài liệu này, gốc gác Xuân Hương xem
ra sáng tỏ hơn. Rồi đến năm 1963, tình hình có khác. Trên Tạp chí Văn học số

10 -1964, Trần Thanh Mại phát hiện một tập thơ chữ Hán với nhan đề Lưu
Hương Ký mà tên tác giả cũng lại là Hồ Xuân Hương. Tập thơ này còn cho biết
11

Xuân Hương còn là bạn tình của tác giả Truyện Kiều. Nhưng sách này còn cho
hay rằng Hồ Xuân Hương là con ông Hồ Sĩ Danh (1706-1783) em cùng cha với
Hồ Sĩ Đống (1739-1786). Vấn đề trở nên rắc rối! Càng rắc rối thêm là đến năm
1974, một tài liệu mới được công bố nêu thêm một nghi vấn về lai lịch của bậc
tài tử này: Trên Tạp chí Văn học số 3/1974, có đăng bản dịch Xuân Hương đàm
thoại của Tam Nguyên Trần Bích San (1840-1877) một danh nhân của Nam
Định. Bài này cho biết vào năm Tự Đức 22 (1870) một nhóm văn nhân họp bàn
cuối năm. Một người đến chậm cáo lỗi vì phải đi dự đám tang của “tài nữ quê
Nghệ An, hiệu là Cổ Nguyệt Đường: Nàng ở Từ Sơn, mộ mai táng bên núi
Nguyệt Hằng”.
Như vậy có một Hồ Xuân Hương mất vào năm 1870 và mộ bên núi
Nguyệt Hằng tức núi Chè, nay thuộc huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh. Bà là người
Nghệ An cũng là tài nữ có kiếp sống long đong. Lại cũng nhắc đến một bài
thơ của hoàng tử Tùng Thiện Vương theo bài thơ này thì có một Hồ Xuân
Hương mà phần mộ ngay ở Hà Nội và nàng mất trước năm 1842 là năm Tùng
Thiện Vương ra thăm Hà Nội.
Vậy ai là bà chúa thơ Nôm? Vấn đề đang treo ở đấy thì đến năm 1985, ông
Hoàng Xuân Hãn trên tạp chí Khoa học xã hội in ở Pháp, với nhiều thư tịch, tư
liệu mới tìm ra đã chứng minh rằng Hồ Xuân Hương - Bà chúa thơ Nôm và Hồ
Xuân Hương - tác giả Lưu Hương Ký (bạn tình của Nguyễn Du) cùng với Hồ
Xuân Hương có phần mộ ở Hà Nội chỉ là một người. Và ông Hoàng còn cho biết
rằng khoảng năm 1818 Hồ Xuân Hương đang làm vợ lẽ của viên quan Tham
hiệp trấn Yên Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh), tên là Trần Phúc Hiển.
Chúng ta rất tức tối và đau đớn, đứng trước tình cảnh không biết ngày sinh
tháng đẻ, năm mất của một thi hào như Xuân Hương, biết không đích xác về đời
của bà, nghi vấn một số bài thơ không biết có phải của bà hay không. Vì ta

không có tài liệu chính xác, cho nên không thể xếp cho chính xác trước sau các
đoạn đời của Xuân Hương, nhưng các đoạn chính trong đời Xuân Hương thì đã
soi đường kết đọng trong những bài thơ, có thể dựa vào những đoạn chính ấy là:
12

1. Thời con gái đi học chữ Nho - các sách kể lại rằng khi cha nàng mất,
nàng được mẹ nuôi cho ăn học. Đi học hay có những chuyện tinh nghịch không
thể tránh được giữa học trò, giữa hai thứ học trò con trai con gái. Thời này người
ta truyền lại rằng một hôm Xuân Hương trượt chân ngã giữa sân, bọn học trò
con trai cười rộ chế giễu. Xuân Hương ứng khẩu đọc ngay chữa thẹn:
Giơ tay với thử trời cao thấp
Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài
Bài thơ “Giếng thơi” có thể làm ở thời này:
Ngõ ngay thăm thẳm tới nhà ông
Giếng tốt thanh thơi, giếng lạ lùng
Cầu trắng phau phau đôi ván ghép
Nước trong leo lẻo một doành thông
Cỏ gà lún phún leo quanh mép
Cá diếc le te lách giữa dòng
Giếng đó thanh tân ai đã biết
Đố ai dám thả nạ dòng dòng?
Bài thơ này mọi thứ dường như rất non tơ, mới mẻ; từ chiếc cầu đến dòng
nước đều thanh thơi, cỏ gà không mọc cao, cá diếc không quẫy mạnh. Tuy
không có gì làm bằng chứng nhưng ta có thể sẵn tin đây là bài thơ làm từ thời
con gái.
2. Thời Tổng Cóc - có thuyết bảo rằng Xuân Hương lần đầu tiên lấy chồng
nhưng bị ép uổng lấy một người cai tổng góa vợ. Thời ông Tổng Cóc không có
gì là vui; vì khi ông Tổng Cóc chết đi Xuân Hương có một cái thở dài thoát nợ:
Chàng Cóc ơi! chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi

Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé!
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi!
3.Thời ông phủ Vĩnh Tường - một người chồng của Xuân Hương là một
ông thủ khoa làm quan đến tri phủ Vĩnh Tường. Trong cảnh lẽ mọn đó Xuân
Hương nào có được cái hạnh phúc ngắn ngủi như của bà Đoàn Thị Điểm. Cuộc
13

tình duyên với ông thủ khoa cũng chẳng có gì là vui sướng, và cũng chỉ được ít
lâu thì chồng mất. Nhưng lần này Xuân Hương không phải cộc lốc như đối với
Tổng Cóc mà nàng khóc với bao suy nghĩ, một tiếng khóc nấc hai lần:
Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ôi!
Cái nợ ba sinh đã trả rồi.
Chôn chặt văn chương ba thước đất,
Tung hê hồ thỉ bốn phương trời.
Cán cân tạo hóa rơi đâu mất,
Miệng túi càn khôn thắt lại rồi.
Hăm bảy tháng trời đà mấy chốc
Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ôi!
4. Thời Chiêu Hổ - các sách ghép lại giai thoại giữa Xuân Hương và
Chiêu Hổ nhưng vẫn không rõ: hai người xướng họa với nhau vào đoạn đời nào
của Xuân Hương khi bà đã hai đời chồng? Xuân Hương và Chiêu Hổ bình đẳng
lạ lùng, Xuân Hương không cho mình là “phận đàn bà” đào tơ liễu yếu, chịu
thua sút đàn ông như tư tưởng thông thường thời ấy, Xuân Hương đối chọi nhau
từng chữ với Chiêu Hổ, đua ganh nhau từng vần thơ.
Người ta kể lại rằng: có lần Xuân Hương hỏi vay Chiêu Hổ năm quan
tiền, Chiêu Hổ đã hẹn cho vay rồi, nhưng đưa có ba quan. Xuân Hương ngang
nhiên gọi Chiêu Hổ là Cuội:
Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt,
Nhớ hái cho xin nắm lá đa!
Chiêu Hổ cũng chẳng phải tay vừa, họa lại nguyên vần đe Xuân Hương:

Ừ rồi thong thả lên chơi nguyệt
Cho cả cành đa lẫn củ đa.
5. Thời đi đạo - các sách nói rằng sau thời chồng con Xuân Hương hay đi
đây đó, từng trải nhiều danh lam thắng cảnh ở Bắc ở Trung và tiếp xúc nhiều
khác văn chương.
Không duyên, không kiếp, cũng không chồng
14

đây là thời kỳ thênh thênh của Xuân Hương; nếu mà chồng con yên đủ thì trong
chế độ cũ, giang sơn của người đàn bà là gia đình Nhưng Xuân Hương không
được như lòng, nên phải lấy núi sông làm bạn, đi cho khuây khỏa nỗi lòng.
Cuộc đời Xuân Hương tạm phân ra năm giai đoạn này, gắn chặt với tác
phẩm của Xuân Hương. Thơ Xuân Hương là đời Xuân Hương và cả người Xuân
Hương trong đó nữa. Nghĩ đến đời Xuân Hương, ai cũng phải bùi ngùi cho
người đàn bà tài tình vào bậc nhất ấy. Sinh ra là con một người thiếp lớn lên làm
kiếp vợ lẽ đến hai lần. Xuân Hương chưa có một ngày nào thực sự hạnh phúc vì
vậy làm sao bà có thể cười, làm sao mà bà không hận đời cho được.
1.2.1.2. Con người
Thiên tài kì nữ, hay nói giản dị hơn: Danh tài độc đáo Hồ Xuân Hương, tên
tuổi kì diệu ấy vượt qua mọi cuộc tranh luận từ xưa tới nay, tự mình sừng sững
chiếm vị trí đặc biệt trong làng thơ Việt Nam với một di sản tinh thần tuy còn
được lưu trữ không nhiều.
Đã có rất nhiều những đánh giá khác nhau về con người Hồ Xuân Hương,
người thì khen hết sức, người thì chê hết lời. Với Dương Quảng Hàm thì đó là
một nữ sĩ có thiên tài và giàu tình cảm, nhưng vì “số phận hẩm hiu, thân thế
long đong nên trong thơ bà hoặc có ý lẳng lơ, hoặc có giọng mỉa mai châm
biếm, nhưng bài nào cũng chứa chan tình tự”. Ông khẳng định Xuân Hương là
một nhà viết thơ Nôm thuần túy, thoát hẳn ảnh hưởng của thơ chữ Hán. Cách tả
cảnh, tả tình hiệp vần rất khéo khi ở thời ấy người ta còn chưa phát hiện ra tập
thơ Lưu Hương Ký.

Còn Xuân Diệu thì gọi thẳng bà là nhà thơ dòng Việt, là bà chúa thơ Nôm,
kể về độc đáo thì đứng vào hàng bậc nhất trong văn học Việt Nam, mà lại hai
lần độc đáo vì đó là một người phụ nữ dám “ví đây đổi phận làm trai được”, và
Xuân Diệu cho rằng nàng đã thực sự làm trai rồi trong xã hội cũ. Thơ của người
dám làm trai ấy lại hết sức phụ nữ, người đàn bà ấy đã cất tiếng lên thì đố ai
nghe một lần mà có thể quên được: “Thơ ấy không chịu ở trong khuôn khổ
thông thường, một thứ thơ muốn lặn sâu vào sự vật được hàng vạn người đồng
tình ủng hộ”.
15

Hồ Xuân Hương sinh ra vào cuối triều Lê (1592 - 1788), một thời kì khủng
hoảng và đầy những biến động trầm trọng. Năm 1767, Trịnh Sâm lên ngôi chúa
mê tửu sắc, bị bệnh kì quái, sợ nắng gió, ngày đêm ở trong cung kín như bưng.
Yêu Thị Huệ, Trịnh bỏ con trưởng là Trịnh Khải lập con thứ là Trịnh Cán, gây
ra bè đảng trong cuộc tranh giành quyền lực. Chúa Trịnh và chúa Nguyễn đánh
nhau kéo dài luôn nửa thế kỷ, nhân dân Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong rất
khổ sở. Dưới sự cai trị của chúa Trịnh, nhiều thứ thuế nặng nề, phiền phức đè
lên người dân, lại thêm các thiên tai như hạn hán, mất mùa liên tiếp. Nhưng vua
chúa thì sống một cuộc sống cực kỳ xa hoa, trụy lạc. Do khổ sở cùng cực tức
nước vỡ bờ, trước hỗn cảnh đó nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân ùn ùn nổ ra
liên tiếp khắp nơi còn quan lại chỉ biết cách lấy nịnh hót, luồn cúi làm lẽ sống.
Nhân dân sống trong cảnh loạn li, các giá trị đạo đức bị băng hoại. Bao nhiêu
nghĩa quân thần, tình gia quyến, bao nhiêu ước thức luân lý bị bật nhào. Bởi
thế bao nhiêu cặn bã xã hội đều nổi trên mặt. Những bậc già cả, những vị có học
nhìn thời cuộc đâm chán nản, trái lại những kẻ cơ hội thỏa mãn những mưu đồ
vô đạo, bất chính. Đây là giai đoạn suy tàn của những luân lý giáo điều Nho giáo
và sự trỗi dậy của những tư tưởng cá nhân tự do, muốn đả phá và giải phóng
khỏi ràng buộc của những định kiến Nho giáo.
Nàng sinh ra trong cái xã hội rối ren, đầy rẫy những bất công mọi giá trị
đạo đức bị lật nhào. Con người Hồ Xuân Hương bị ném vào cái xã hội đó và ta

thấy đời nàng đã phải giãy giụa trong trụy lạc ngập lụt của xã hội. Tất cả những
cái yếu đuối của xã hội đương thời đã kết tinh lại ở nàng nhào nặn với cá tính
của nàng tạo nên một nữ sĩ độc đáo. Xã hội Việt Nam thời ấy không hề chờ đợi
có một con người như Hồ Xuân Hương, nhưng nàng đã đến trong cái xã hội ấy
ngay giữa lúc bọn đồ gàn ít chờ đợi nhất. Nàng đã đến với một trái tim và một
đầu óc trọn vẹn nhất, với tất cả mọi giác quan còn tinh khôi và đặc biệt là với
đôi mắt tinh đời ấy, ta cứ tưởng tượng như chỉ cần một cái nhìn nàng đã thấy
được tận gan ruột. Bản thân là một người có bản lĩnh tự tin mạnh mẽ, nữ sĩ đã
chế giễu đả kích cả một xã hội phong kiến với giọng đường hoàng, dõng dạc,
chủ động và rất “đàn chị”. Thơ của bà đập thẳng vào mặt bọn vua quan, nho lại,
16

sư mô, trượng phu, quân tử dởm, coi thường bọn đàn mày râu không có khí chất
đàn ông, không có phẩm cách nam nhi, kéo cái mặt nạ giả dối đủ kiểu, lôi tuột
nó để làm trơ cái mặt thớt ấy giữa thanh thiên bạch nhật, trước dư luận người
đời. Bà không ngại ngùng tố cáo triệt để sự bất công của xã hội trên nhiều lĩnh
vực trong đó có hôn nhân và gia đình, đào sâu vào thân phận người phụ nữ.
Xuân Hương là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho trào lưu nhân đạo
chủ nghĩa của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XX,
trước hết là vì sáng tác của bà đã nêu được những vấn đề riêng tư, những nỗi bất
công mà người phụ nữ trong xã hội cũ phải chịu đựng và tin tưởng đấu tranh để
bênh vực quyền lợi của người phụ nữ. Và người phụ nữ đã trở thành nhân vật
trung tâm trong sáng tác của bà, có khi xuất đầu lộ diện, có khi giấu mặt. Hồ
Xuân Hương còn luôn thông cảm với những nỗi đau của người phụ nữ, bà
không thở than, rên rỉ, không muốn họ bi quan, mà muốn động viên an ủi họ
dũng cảm chống chọi lại cuộc sống, ngẩng cao đầu lên làm người. Bà ý thức
được rõ giá trị và vai trò của người phụ nữ: họ đẹp ở đạo đức, đẹp ở con người
và về tài năng không kém gì bọn đàn ông, chỉ vì xã hội phong kiến không chấp
nhận nên họ không phát huy lên được.
Bên cạnh đó, bà đã chọn viết bằng chữ Nôm - một hệ thống chữ biểu thị

cho cách nói của người Việt Nam - thay vì dùng chữ Hán, ngôn ngữ của tầng lớp
quan lại cao cấp. Việc chọn viết bằng chữ Nôm của bà, như Chaucer đã chọn
viết bằng tiếng Anh và Dante chọn viết bằng tiếng Italia, đem lại cho thơ ca của
bà một chiều hướng Việt Nam đặc biệt tràn ngập với cách ngôn và thói quen nói
chuyện của người thường dân. Quả vậy nhà thơ hiện đại Xuân Diệu đã gọi bà là
“Bà chúa thơ Nôm”.
Nhưng cuối cùng điều mà chúng ta thấy rõ là ở chỗ phần lớn trong thơ bà -
mỗi bài thơ là một kì công về thơ trữ tình theo kiểu Đường luật - đều mang hai
cách hiểu: mỗi bài thơ đều ẩn dấu trong nó một bài thơ khác với nghĩa sắc dục.
Trong những bài thơ này chúng ta có thể được giới thiệu quang cảnh về ba mỏm
đá, hay cái động đá vôi, hay cảnh dệt cửi, hay các vật như quạt, quả cây hay
thậm chí con ốc nhồi. Nhưng ẩn dấu bên trong gần như tất cả thơ Đường luật
17

tuyệt vời của bà là ý đồ sắc dục, đều tự lộ ra qua việc chơi chữ và mang hình
tượng kép. Không nhà thơ nào khác dám làm việc này. Sắc dục tất nhiên là chủ
đề bị cấm kị trong truyền thống văn học này. Như Hữu Ngọc và những người
khác đã chỉ ra, đạo Khổng thậm chí xua đuổi sự khỏa thân khỏi nghệ thuật Việt
Nam. Với thái độ gợi tình của mình, Hồ Xuân Hương quay sang cái sống động
khôn ngoan thông thường trong các bài ca dao, tục ngữ, cái thái độ mà từ ngòi
bút văn học của bà có thể được nói là một cách chính xác là thách thức chứ
không phải là bệnh tâm lí sắc dục, như một số người chỉ trích bà đã buộc tội.
Trong xã hội phong kiến thời đó con người và thơ Xuân Hương khó mà
sống được khi mà thế lực cầm quyền mạnh mẽ và không được tôn kính bị trừng
trị bằng lưỡi kiếm, thì làm sao nó có thể thoát khỏi sự bất kính, sự khinh bỉ và sự
sỗ sàng thường lệ của nền thơ ca của nó? Câu trả lời nằm ở tài xuất chúng của bà
như một nhà thơ và trong sự quý trọng văn hóa tột bực mà người Việt Nam bao
giờ cũng đặt vào trong thơ ca, dù là trong truyền thống thanh cao của giới trí
thức hay ca dao dao truyền miệng của thường dân. Rất giản dị, bà đã tồn tại bởi
vì thông minh nhạy cảm trong thơ ca. Chính sự tinh xảo riêng của bà trong việc

sáng tác hai bài thơ cùng lúc, bài nọ ẩn dưới bài kia, đã lôi cuốn độc giả - từ
người bình dân, người vốn có thể nghe trong thơ ca của bà tiếng vọng của bài ca
dao, tục ngữ của mình, theo nghĩa làng xóm thông thường cho tới các viên quan
lại triều đình mang nặng Hán văn, người giễu cợt bà trong thơ ca, người đánh
giá sự tinh xảo trong thơ ca của bà, và người đưa bà ra làm cái bảo vệ cho mình.
Việc đùa giỡn bằng lời của bà, cái khôi hài tinh quái, lối nói tự nhiên, niềm khao
khát tâm linh, cơn đói tình yêu và cả sự giận dữ của bà đối với xã hội phong
kiến đã làm âm hưởng chính trong sáng tác của mình.
Với chính những nét đặc sắc trên chúng ta có thể nhận thấy Xuân Hương
khác với các nhà thơ ở mọi thời đại.
1.2.2. Thơ ca
Thơ Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo, một phong cách không dễ
trộn lẫn, tạo nên một trường lực hấp dẫn vô cùng lớn. Cho đến nay, về mặt văn
bản thơ ca Hồ Xuân Hương gồm hai bộ phận: Văn bản chữ Nôm và văn bản chữ
18

Hán. Ở mỗi bộ phận này, lại bao gồm nhiều mảng không đồng nhất, thậm chí
mâu thuẫn nhau. Đây là nét đặc trưng cho văn bản của các tác giả cổ trung đại
mà ở đó sự lưu truyền của tác phẩm phần lớn chỉ là chép tay, hoặc lưu truyền
bằng phương thức truyền miệng. Các tác phẩm của Hồ Xuân Hương lưu truyền
đến ngày nay là nhờ ở sự bảo vệ của quần chúng nhân dân bởi thế tình trạnh dị
bản rất phổ biến.
1.2.2.1. Thơ chữ Nôm
Thơ chữ Nôm của Xuân Hương được lưu lại dưới rất nhiều dạng. Đó là
các văn bản được chép bằng tay, văn bản khắc ván chữ Nôm và văn bản in
chữ quốc ngữ.
Ở dạng văn bản viết tay chúng ta không thể biết được có bao nhiêu tác
phẩm là của Xuân Hương. Tuy vậy điểm trong kho sách của Viện nghiên cứu
Hán Nôm, chúng ta còn thấy các sách chép tay của Hồ Xuân Hương:
1. Âm ca tập; VNv.289

2. Bách liêu thi văn tập; A. 553
3. Bảo hán châu liên; VHv. 2450
4. Đào nương thi hiếu ca; AB.164
5. Đăng khoa lục sưu giảng; A.224
6. Kỳ quan thi; VHv.267
7. Liệt truyện thi ngâm; AB.147
8. Lĩnh Nam quần hiền văn thi diễn âm tập; AB.398
9. Nam âm thảo; VHv.2381
10. Quốc âm thi tuyển; AC.649
11.Quốc văn tùng ký; AB.383
12. Song thất lục bát quốc âm ca; VHv.226
13. Thi ca đối liễn tạp lục; VHv.79
14. Thi ca quốc âm tạp lục; VHV.266
15. Thi từ ca đối sách; VHv.155
16. Liên Hương thi sao; AB.620
17. Việt túy tham khảo; AB.386
18. Quế Sơn Tam Nguyên thi tập; A.3160
19

Đây là những cuốn sách hoặc được thuê chép bởi Trường Viễn Đông bác
cổ (như Quốc văn tùng ký - AB.383), hoặc được sưu tầm từ các tư gia từ thời
pháp thuộc; hoặc sao chép lại vào đầu những năm 1960 (như Nam âm thảo,
VHv.2381
Tiếp tục ở dạng khắc ván chữ Nôm (có kèm theo phần phiên âm ra chữ
quốc ngữ). Hiện nay, chúng ta được biết những văn bản khắc ván in thơ Hồ
Xuân Hương sớm nhất là quyển Quốc âm thi tuyển khắc in vào mùa xuân năm
Kỷ Dậu (1909) ngoài ra còn một số văn bản khác.
Cuối cùng là ở dạng in chữ quốc ngữ. Văn bản in chữ quốc ngữ sớm nhất là
những bản in khổ nhỏ, loại sách bỏ túi, do nhà xuất bản Xuân Lan của Trần
Ngọc Xuân in vào năm 1913-1914 mà ở bà có đề Hồ Xuân Hương thi tập.

Qua ba dạng trên chúng ta thấy trừ loại văn bản khắc ván và in là rõ năm
xuất bản, còn phần lớn những văn bản chép tay là những văn bản rất khó khăn
trong việc xác định năm chép.
Qúa trình chép tay đã tạo nên tình trạng dị bản rất phổ biến. Từ năm 1893
đến năm 1934 số bài thơ Nôm được coi là của Hồ Xuân Hương qua 6 văn bản
thống kê, đã từ 62 đến 139 bài.
Văn bản thơ Nôm được xem là của Hồ Xuân Hương tựu chung lại không
một cuốn sách nào từ xưa đến nay chú thích được rõ nguồn gốc xuất xứ của các
bài thơ đã đành, nhưng cũng ít ai có chứng lí để khẳng định hay phủ định một
bài thơ “quen biết‟ mà nhiều sách đã ghi là của Hồ Xuân Hương. Hơn nữa qua
so sánh văn bản có nhiều bài thơ mỗi sách ghi khác nhau. Không chỉ khác về
câu chữ, mà khác cả quyền tác giả của bài thơ. Chẳng hạn bài Quả mít đã được
sách Minh đô sử (Thư viện Viện sử học) ghi là bài thơ của Đăng Thị Huệ. Bởi
thế việc xác đinh đâu là thơ Hồ Xuân Hương trong số thơ được lưu truyền vẫn là
vấn đề phải đặt ra.
1.2.2.2. Thơ chữ Hán
Vấn đề Hồ Xuân Hương còn là, hay chủ yếu là một nhà thơ chữ Hán được
đặt ra một cách sôi nổi bắt đầu từ năm 1963-1964. Không giống như văn bản thơ
Nôm truyền tụng đã được trình bày ở trên, văn bản thơ chữ Hán của Hồ Xuân
20

Hương tuy được phát hiện muộn hơn nhưng bằng sự nỗ lực của các nhà nghiên
cứu, bằng cách phát hiện nhiều tư liệu mới có những sự trùng hợp, hô ứng nhau,
chúng ta có thể tự tin hơn vào phần sáng tác thơ chữ Hán của nữ sĩ họ Hồ.
Trên báo Văn học số 242 và 243 ngày 15 và ngày 21-3-1963, nhà thư tịch
học Trần Văn Giáp lần đầu tiên đã giới thiệu với bạn đọc hoài nghi của ông
trong bài Đồ Sơn bát vịnh - thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương? Đó là tám bài
thơ vịnh cảnh Đồ Sơn. Theo Trần Văn Giáp, tám bài thơ này không ghi ai sáng
tác, ai chép lại, nhưng thấy nó trùng tên với một tác phẩm của Hồ Xuân Hương
được “ ghi trong thư mục ở Huế về đời Tự Đức” nhưng ông “chưa được thấy

sách”, nên ông vẫn giới thiệu trước bạn đọc và tự hỏi: không biết có phải của Hồ
Xuân Hương không? và ông chỉ giới thiệu như một sự tồn nghi “nhằm mục đích
cung cấp tư liệu cho việc nghiên cứu” hoặc chí ít cũng là để “xem người ta vịnh
Đồ Sơn ra sao” mà thôi.
Trên tuần báo Văn nghệ số 41 (7-2-1964), Trần Văn Giáp và Cao Huy Giu
lại cho công bố bài Phải chăng năm bài thơ sau đây cũng là thơ chữ Hán của
Hồ Xuân Hương? Đó là tám bài Chu thứ Hoa Phong tức cảnh, bát thủ chép
trong sách Phượng Sơn từ chí lược. Nói là “bát thủ” (8 bài), song thực ra trong
sách chỉ chép sáu bài. Và có lẽ do ngờ bài cuối cùng không phải của Xuân
Hương nên hai ông Trần Văn Giáp và Cao Huy Giu chỉ giới thiệu 5 bài. Khác
với tài liệu trước, tài liệu này ghi rõ là “ Hồ Xuân Hương thảo” và cuối 6 bài lại
đề “Tú tài Bùi Đức Đôn thừa nạp”.
Từ vài chục năm qua người ta vẫn tìm thấy những bài thơ chữ Hán, hoặc
với những phỏng đoán “Bài thơ ấy có phải của Hồ Xuân Hương?” hoặc là những
bài thơ chép lẫn trong một tập thơ khác được xem là của Hồ Xuân Hương. Tại
các địa phương thi thoảng cũng có những độc giả yêu văn học sưu tầm nhiều tư
liệu văn học trung đại.
Cũng từ tháng 3-1963 đến cuối 1964, Trần Thanh Mại trên Tạp chí Văn
học là người có nhiều công lao trong việc tìm hiểu vấn đề Hồ Xuân Hương còn
là nhà thơ sáng tác bằng chữ Hán và là một nhà thơ nghiêm túc. Cho đến nay
những bài báo rất quan trọng của ông về vấn đề này trên Tạp chí Văn học gồm
21

các số: 3-1963, 10-1964, 11-1964 vẫn là những bài báo mẫu mực trong việc
nghiên cứu một tác gia trung đại - đặc biệt là Hồ Xuân Hương.
Đặc biệt trên Tạp chí Văn học, số 10-1964, Trần Thanh Mại đã cho công bố
Bài tựa tập thơ “Lưu Hương Ký” của Hồ Xuân Hương do Nham Giác Phu Tốn
Phong Thị viết. Đây là một tài liệu quan trọng, liên quan mật thiết đến vấn đề
tìm hiểu thân thế, tiểu sử Hồ Xuân Hương mà từ đó đến nay chưa một tài liệu
nào có thể phủ nhận được. Thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương vẫn tiếp tục được

các nhà nghiên cứu quan tâm và có những phát hiện mới.
Như vậy qua đây chúng ta có thể nhận thấy một điều rằng Hồ Xuân Hương
sáng tác thơ trên hai mảng chữ Nôm và chữ Hán. Nhưng số lượng thơ sáng tác
bằng chữ Nôm chiếm phần nhiều. Sự nghiệp thơ văn của Xuân Hương vẫn luôn
là đề tài nóng hổi để cho những nhà nghiên cứu, yêu mến tìm hiểu và phát hiện.
1.3. Số liệu thống kê
Kết quả thống kê được khảo sát trong cuốn “Hồ Xuân Hương thơ chữ Hán
- chữ Nôm & giai thoại” Nhà xuất bản Văn hóa thông tin và cuốn “Hồ Xuân
Hương thơ và đời” (2010) Nhà xuất bản Văn học.
Tên tác phẩm
STT
Thơ chữ Nôm
Thơ chữ Hán
1
Hỏi trăng
Đề Trấn Quốc tự
2
Trăng thu
Thu vũ
3
Cảnh thu
Thu nhật tức sự
4
Cảnh chùa ban đêm
Long tỉnh quá trạc
5
Đèo Ba Dội
Phật động tầm u
6
Quán Khánh

Đăng Đông sơn tự kiến ký (Nhị thủ)
7
Kẽm Trống
Độ Hoa Phong
8
Hang Cắc Cớ
Nhãn phóng thanh
9
Hang Thánh Hóa
Thủy vân hương
10
Chợ Trời Chùa Thầy
Trạo ca thanh
11
Động Hương Tích
Hải ốc trù
22

12
Chùa Quán Sứ
Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai
Sơn phủ
13
Đá Ông Chồng Bà
Chồng
Ngư ông khúc hành
14
Tự Tình (II)
Thu tứ ca
15

Tự tình (III)
Đêm thu cảm hoài
16
Giếng Thơi
Xuân Đình Lan
17
Làm cảm năm cũ,
tiễn năm mới
Thu dạ hữu hoài

Những nhận xét rút ra từ số liệu thống kê:
Qua khảo sát, thống kê những bài thơ viết về thiên nhiên của Hồ Xuân
Hương chúng tôi rút ra những nhận xét sau:
Số lượng bài thơ viết về thiên nhiên với tần số tương đối cao. Trong tổng
số 77 bài thơ chữ Nôm có tới 17 bài viết về thiên nhiên, chiếm 22.07%. Về chữ
Hán có 38 tác phẩm, trong đó 17 bài viết về thiên nhiên chiếm 44.7 %. Hình ảnh
thiên nhiên trong thơ Xuân Hương rất phong phú, đa dạng góp phần làm nên
những thành công đáng kể trong thơ bà.
Khi viết về hình ảnh thiên nhiên trong thơ của mình, Hồ Xuân Hương viết
ra không chỉ để miêu tả vẻ đẹp của cảnh vật, mà chỉ mượn một cảnh, một vật
nào đấy để chế giễu các hạng người thường tự xưng là “anh hùng”, là “quân
tử” , có bài tác giả gửi vào đấy một nỗi niềm tâm sự của mình. Ngoài ra trong
những bài khác Xuân Hương đã nói lên cái lòng yêu mến thắm thiết của mình
đối với cảnh vật.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Hồ Xuân Hương là một tác giả đặc biệt trong văn học trung đại Việt Nam.
Đặc biệt bởi xã hội mà bà sinh ra, đặc biệt bởi thân phận của bà và đặc biệt bởi
tài năng viết thơ của mình. Sống trong một xã hội thời Lê Trịnh suy tàn, hiện
tượng để thay ngôi đổi chủ, lộn sòng trắng đen tốt xấu, mọi giá trị phải được
định giá lại thì ý thức vùng lên của chị em phụ nữ lại càng mạnh mẽ và vì thế,

×