1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ THANH LÂM
DẠY ĐỌC – HIỂU THƠ TRỮ TÌNH HIỆN ĐẠI TRONG
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành:
Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn và Tiếng Việt
Mã số: 60.14.10
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Lê Thị Hồ Quang
ĐỒNG NAI – 2012
LỜI CAM ĐOAN
2
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép và chưa từng
công bố trong một công trình nào khác.
Biên Hịa, tháng 9 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Lâm
LỜI CÁM ƠN
3
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Lê Thị Hồ Quang,
người đã định hướng cho tôi trong việc lựa chọn đề tài, đồng thời đã tận tình hướng dẫn
tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi cũng xin được chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, Đại học
Vinh, đặc biệt là các thầy cô trong Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô trong tổ Phương
pháp giảng dạy đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành được luận văn
này.
Xin được cám ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp, các em học sinh và người thân trong gia
đình đã quan tâm, khích lệ, động viên tơi rất nhiều trong suốt q trình học tập và
nghiên cứu.
Xin chân thành cám ơn!
Đồng Nai, tháng 8/2012
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Lâm
BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
Nxb: Nhà xuất bản
4
SGK: Sách giáo khoa
SGV: Sách giáo viên
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
PPDH: Phương pháp dạy học
TN: Thực nghiệm
Cách chú thích tài liệu trích dẫn: số thứ tự tài liệu đứng trước, số
trang đứng sau. Ví dụ: [57; 14] nghĩa là số thứ tự của tài liệu trong mục Tài liệu
tham khảo là 57, nhận định trích dẫn nằm ở trang 14 của tài liệu này.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................2
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................8
4. Phạm vi tài liệu khảo sát.......................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................8
6. Đóng góp của luận văn.........................................................................9
7. Cấu trúc của luận văn...........................................................................9
5
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc dạy đọc – hiểu thơ trữ tình hiện đại trong
chương trình Ngữ văn THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động của học
sinh....................................................................................................10
1.1. Vấn đề tính tích cực của chủ thể nhận thức và sự đổi mới trong quan niệm dạy học
Ngữ văn ở trường THPT hiện nay............................................10
1.1.1. Khái niệm tính tích cực của chủ thể..............................................10
1.1.2. Sự đổi mới trong quan niệm dạy học Ngữ văn hiện nay..............16
1.2. Tổng quan về thơ trữ tình và đặc điểm phần Đọc – hiểu thơ trữ tình hiện đại
trong chương trình Ngữ văn THPT hiện hành..................................23
1.2.1. Tổng quan về chương trình Ngữ văn THPT.................................23
1.2.2. Tổng quan về phần thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ văn
THPT.......................................................................................................25
1.2.3. Vấn đề dạy đọc – hiểu thơ trữ tình hiện đại ở nhà trường THPT theo hướng
phát huy tính sáng tạo tích cực của học sinh...............................36
Chương 2: Tổ chức dạy đọc – hiểu thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ
văn THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh..44
2.1. Một số nguyên tắc trong việc tổ chức hoạt động đọc – hiểu thơ trữ tình hiện đại
cho học sinh THPT theo hướng tích cực..........................................44
2.1.1. Cần có những hoạt động định hướng cụ thể để phát huy tính tích cực của
học sinh trong đọc – hiểu thơ trữ tình hiện đại …………….............44
2.1.2. Cần bám sát đặc trưng thể loại và loại hình tác phẩm để phát huy tính tích
cực của học sinh trong đọc – hiểu thơ trữ tình hiện đại...................48
2.1.3. Cần chú ý việc hình thành và rèn luyện cho học sinh về mặt phương pháp
luận và phương pháp đọc – hiểu thơ trữ tình hiện đại.............60
2.2. Một số phương pháp, hình thức dạy đọc – hiểu thơ trữ tình hiện đại trong chương
trình
Ngữ
văn
THPT
theo
hướng
phát
huy
tính
tích
cực
sinh..................................................................................................................62
2.2.1. Các phương pháp, hình thức vận dụng trong giờ đọc – hiểu.....62
2.2.2. Các hình thức, phương pháp vận dụng ngoài giờ đọc – hiểu.....76
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm..............................................................87
3.1. Mục đích và yêu cầu của hoạt động thực nghiệm sư phạm.................87
3.1.1. Mục đích thực nghiệm................................................................87
của
học
6
3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm..................................................................87
3.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm và quy trình thực nghiệm 88
3.2.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm.............................................88
3.2.2. Thời gian thực nghiệm...............................................................89
3.2.3. Quy trình thực nghiệm...............................................................89
3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm.............................................................90
3.3.1. Giáo án TN 1: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử (SGK 11, tập 2)91
3.3.2. Giáo án TN 2 : Tây Tiến – Quang Dũng (SGK 12, tập 1).......100
3.3.3. Giáo án TN 3: Đàn ghita của Lorca – Thanh Thảo (GSK 12, tập
1)...................................................................................................................111
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm...........................................................121
3.4.1. Tiêu chuẩn đánh giá.................................................................121
3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm về phía giáo viên.....................121
3.4.3. Đánh giá thực nghiệm từ phía học sinh....................................122
3.4.4. Đánh giá chung.........................................................................123
3.5. Kết luận thực nghiệm..................................................................125
KẾT LUẬN.................................................................................................127
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................132
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thế giới đang có những bước đầu tiên trong thế kỷ XXI, thế kỷ
của sự phát triển cao nhất từ trước đến nay của tài năng và trí tuệ nhân loại.
Để đạt được mục tiêu lớn lao của thời đại, với mọi quốc gia, trong đó có Việt
Nam, giáo dục ln được coi là quốc sách hàng đầu. Những đổi mới trong tư
tưởng giáo dục hiện đại ấy đã có tác động và ảnh hưởng rất rõ nét và tích cực
tới việc dạy học Ngữ văn ở nước ta hiện nay, môn học vẫn ln được đánh
giá là có vị trí hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục, đào
tạo con người mới.
Xuất phát từ mục tiêu đào tạo con người mới phát triển toàn diện, năng
động, sáng tạo và thích ứng với sự phát triển của xã hội, nhất là giai đoạn hội
nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng của Việt Nam hiện nay, việc
dạy học trong nhà trường phổ thông không chỉ thuần túy là trang bị kiến thức
cho HS, mà chủ yếu phải dạy cho HS cách tự học, tự nghiên cứu, tự phát hiện
8
và giải quyết vấn đề một cách có phương pháp. Việc dạy học theo hướng tích
cực hóa vai trị chủ thể của HS sẽ góp phần quan trọng để đạt được mục tiêu
dạy học đổi mới.
1.2. Theo Aristote, thơ trữ tình là một trong ba phương thức phản ánh
hiện thực cơ bản nhất và thường là hình thái văn học đầu tiên trong các nền
văn học. Do đặc trưng của thể loại, thơ trữ tình có khả năng “phản ánh cuộc
sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngơn ngữ
hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” [26; 210], lại thường có dung
lượng nhỏ bé, ngắn gọn, dễ cảm, dễ thuộc. thơ trữ tình vì vậy có ưu thế tuyệt
đối trong lịng bạn đọc. Trong chương trình Ngữ văn bậc THPT, thơ trữ tình
chiếm một tỉ lệ khá lớn. Tuy nhiên, việc dạy học thơ trữ tình, và nhất là thơ
trữ tình hiện đại cũng đặt ra khơng ít thách thức với cả giáo viên lẫn học sinh.
Do vậy, việc dạy đọc – hiểu loại văn bản này rất xứng đáng có được một sự
đầu tư, tìm hiểu kĩ lưỡng hơn. Những tìm tòi, nghiên cứu về phương pháp
dạy đọc – hiểu thơ trữ tình, nếu thành cơng, sẽ góp phần ích dụng, thiết thực
vào việc đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả dạy học văn trong nhà
trường phổ thông ở nước ta hiện nay.
1.3. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tơi, hiện nay chưa có cơng
trình nào tập trung đi sâu tìm hiểu về vấn đề dạy đọc – hiểu thơ trữ tình hiện
đại theo hướng tích cực hóa vai trị chủ thể học sinh. Vì vậy, chúng tơi quyết
định chọn Dạy đọc – hiểu thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ văn
THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh làm đề tài nghiên
cứu của luận văn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Vấn đề dạy thơ trữ tình trong nhà trường phổ thơng
Vấn đề phương pháp dạy học văn nói chung và dạy học văn bản trữ
tình nói riêng đã được nhiều nhà giáo học pháp, cũng như các nhà nghiên cứu
khác quan tâm. Có khá nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này.
Sau đây, chúng tôi xin điểm qua những cơng trình nghiên cứu chủ yếu.
9
Trước hết là cơng trình Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại
thể (1971) của nhóm tác giả Trần Thanh Đạm, Đàm Gia Cẩn, Huỳnh Lý,
Hoàng Như Mai. Cơng trình này đã giới thiệu một số kiến thức cơ bản nhất
về loại thể văn học chủ yếu trong chương trình văn học ở bậc THPT. Đồng
thời, các tác giả cũng đề xuất những phương pháp, biện pháp dạy dạy học tác
phẩm văn học theo đặc trưng loại thể khá cụ thể. Trong dạy học thơ trữ tình,
các tác giả lưu ý, cần chú ý đến đặc trưng của thơ, đặc biệt là mạch cảm xúc chủ
đạo, hình tượng nhân vật trữ tình, ngơn ngữ biểu cảm và giàu nhạc tính:
“Thơ vừa có hình vừa có nhạc. Hình sinh ra từ ý nghĩa, nhạc sinh ra từ âm
điệu của ngơn ngữ thơ. Hình thì lắng đọng, nhạc thì vang ngân. Giảng bất cứ bài
thơ nào là giảng hai phương diện ấy của hình tượng thơ, từ đó mà đón hết tình ý
và lĩnh hội hết tác dụng giáo dưỡng và giáo dục của thơ. Trong khi giảng, thầy
giáo phải làm cho học sinh vừa hình dung được hình ảnh bài thơ gợi lên vừa cảm
thụ được nhạc điệu của bài thơ vang đến. Lời giảng và giọng đọc phải phối hợp
với nhau, tưởng tượng tạo hình và cảm thụ về thính giác của học sinh đồng thời
làm việc nhằm tái hiện bài thơ. Trong q trình phân tích, thật ra khơng phải bao
giờ cũng có thể tiến hành phân tích được cùng một lúc vừa hình vừa nhạc của bài
thơ mà nhiều lúc phải làm cái trước cái sau, nhưng điều cần thiết là từ sự phân
tích đó, phải tổng hợp lại làm cho hình tượng tồn đoạn, hay tồn bài là một cái gì
đó hữu cơ, hồn chỉnh và qua sự phân tích đó, hình tượng thơ trở nên sâu sắc hơn,
sáng tỏ hơn trong cảm thụ và nhận thức của học sinh” [7; 86 -87]. Có thể nói,
đây là cơng trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu về loại thể văn học và vấn đề
giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể.
Cơng trình thứ hai là Phương pháp dạy học văn của nhóm tác giả Phan
Trọng Luận (chủ biên), Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt
(1987). Cơng trình này được các trường Đại học Sư phạm sử dụng làm giáo
trình và nó cũng đóng vai trị mở đường cho các cơng trình nghiên cứu về
phương pháp dạy học văn. Có thể nói đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu
một cách tổng thể, tồn diện về phương pháp dạy học văn. Tuy nhiên phần
10
phương pháp dạy học văn bản thơ trữ tình tác giả chưa đề cập đến một cách
cụ thể. Hơn nữa, cuốn sách ra đời cách đây khá lâu, chương trình phổ thơng
đã trải qua nhiều lần cải cách, chỉnh lí, do đó phần nào nó chưa bám sát được
thực tế chương trình.
Tác giả Nguyễn Viết Chữ, trong cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm
văn chương (theo loại thể) (2005) đã trình bày một số phương pháp, biện pháp
dạy học tác phẩm văn học theo đặc trưng loại thể, trong đó có thơ trữ tình. Theo
tác giả, khi dạy tác phẩm văn chương nói chung và thơ trữ tình nói riêng, cần phải
xác định được “chất của loại trong thể”. Việc xác định sai thể loại sẽ khiến GV
khi dạy rất lúng túng, tựa như “mở nhầm cửa, khiến người dạy, người học không
đến được hành lang đầy châu báu” [3; 94]. Nhìn chung, những ý kiến đề xuất
của tác giả dừng lại ở những định hướng có tính khái qt, đơi khi cịn mang
tính phiến diện.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương trong bài viết Giảng dạy thơ trữ
tình hiện đại trong nhà trường đã chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa thơ và các
thể loại khác. Nhà nghiên cứu này cho rằng: “Vì thơ thường ngắn hơn các thể
loại khác (tự sự, kịch) nên các tác giả có thể thể hiện cảm xúc về con người,
cuộc sống, thiên nhiên... tập trung hơn thơng qua hình tượng thơ, đặc biệt
thơng qua ngơn ngữ nghệ thuật, qua dịng thơ, qua vần điệu, tiết tấu...” [16].
Tác giả cũng đưa ra quy trình hướng dẫn, phân tích thơ trong nhà
trường theo các bước sau :
- Bước 1: Phân tích tiêu đề bài thơ và giọng điệu chủ đạo của tác
phẩm
- Bước 2: Đọc và quan sát bước đầu để nắm chắc bài thơ
- Bước 3: Xác định chủ đề bài thơ
- Bước 4: Xác định hình tượng thơ và âm điệu chủ đạo
- Bước 5: Nghiên cứu các cấp độ hình tượng của bài thơ [16].
11
Năm 2006, tác giả Nguyễn Thị Dư Khánh trong cuốn Thi pháp học và
vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường đã chỉ ra một số yếu tố thi pháp
thơ và gợi dẫn phân tích văn bản thơ từ góc nhìn của thi pháp học: “Nếu nói
văn học phản ánh hiện thực thì hiện thực trong thơ trữ tình chủ yếu là hiện
thực tâm hồn của chính nhà thơ, người tạo ra văn bản. Đây chính là sự khác
biệt căn bản giữa phương thức tự sự và trữ tình: tự sự chủ yếu là kể chuyện
ngoài đời (khách thể), trữ tình chủ yếu để bày tỏ, bộc lộ cảm xúc của chủ thể.
(…) Đối với thơ trữ tình, một thể loại mang tính chủ quan đậm nét, giàu
nhạc tính, và có sự tham dự đáng kể của yếu tố vơ thức, thì vấn đề cảm thụ,
vấn đề đọc, nhất là đọc thành tiếng phải được quan tâm trước nhất trong dạy
và học văn. Quá trình ấy cũng phù hợp với quy luật nhận thức có tính biện
chứng trong nhận thức nói chung” [18; 99].
SGK và SGV Ngữ văn vừa là công cụ dạy học, đồng thời cũng là
những tài liệu tham khảo khoa học rất hữu ích đối với chúng tơi. Bộ SGK
Ngữ văn chương trình chuẩn do tác giả Phan Trọng Luận tổng chủ biên, và bộ
SGK Ngữ văn nâng cao do tác giả Trần Đình Sử tổng chủ biên đã có những
thay đổi so với bộ SGK chỉnh lí hợp nhất năm 2000. Bộ SGK Ngữ văn đã
định hướng cho giáo viên và học sinh khám phá phân tích tác phẩm bằng hệ
thống câu hỏi hướng dẫn học bài, bằng yêu cầu cần đạt và ghi nhớ ở đầu và
cuối mỗi bài học. Phần yêu cầu cần đạt giúp giáo viên xác định được trọng
tâm kiến thức của bài học, giúp học sinh kiểm tra việc dạy của giáo viên và
việc tiếp thu kiến thức của mình. Phần hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài
giúp HS từng bước khám phá, tiếp cận văn bản và đồng thời nó cũng hướng
dẫn GV tổ chức giờ học.
Cùng với bộ SGK Ngữ văn mới, Bộ Giáo dục cũng cho xuất bản đồng
thời bộ SGV Ngữ văn. Trong bộ sách này, ở phần 2 Phương pháp và tiến trình
tổ chức dạy học các tác giả đã đưa ra những phương pháp cụ thể để tiến hành
một giờ dạy đọc – hiểu thơ trữ tình. Những phương pháp này rất cụ thể, thiết
12
thực, tuy nhiên, đây mới chỉ là phương pháp cho từng tác phẩm riêng lẻ, chứ
chưa phải là những vấn đề phương pháp luận có tính bao qt.
Ngồi ra cịn có thể kể đến các sách tham khảo, hướng dẫn dạy học
văn như: Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, 11, 12 của Nguyễn Văn Đường; Để
học tốt; Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường, Kĩ năng đọc – hiểu văn
bản Ngữ văn của Nguyễn Kim Phong v.v. Tuy nhiên tất cả những cơng trình
này đều mới chỉ dừng lại ở việc khám phá, phân tích một tác phẩm cụ thể chứ
chưa đưa ra được phương pháp chung nhất trong việc dạy đọc – hiểu thơ trữ
tình, đặc biệt là mảng thơ trữ tình hiện đại.
2.2. Vấn đề dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh
Về những tài liệu nghiên cứu việc dạy học theo hướng tích cực hóa
hoạt động của học sinh, có thể kể đến một số tài liệu sau:
Tác giả Trần Hồng Quân trong bài Cách mạng về phương pháp sẽ đem
lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục ở thời đại mới (đăng trên tạp chí
Nghiên cứu giáo dục số 1/1995) đã viết: “Muốn đào tạo được con người khi
vào đời là con người tự chủ, nâng động và sáng tạo thì phương pháp giáo dục
cũng phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và
làm một cách tự chủ, năng động và sáng tạo ngay trong học tập và lao động
trong nhà trường. Và người thầy đảm nhiệm một trách nhiệm nặng nề là
chuẩn bị cho học sinh thật nhiều tình huống phong phú chứ không phải nhồi
nhét thật nhiều kiến thức vào đầu học sinh. Người thầy giáo tồi truyền đạt
chân lý, người thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lý” [29; 23].
Tác giả Nguyễn Kỳ với cuốn Phương pháp giáo dục lấy học sinh làm
trung tâm (năm 1995) đã đưa ra những cơ sở lý luận của dạy học tích cực.
Tác giả khẳng định: “Q trình học tập của trị là q trình tự học, tự nghiên
cứu, tự thể hiện, tự kiểm tra, tự điều chỉnh dưới sự dẫn dắt, tổ chức, trọng tài
của thầy. Phương pháp dạy học tích c