Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

hình ảnh bốn mùa trong quốc âm thi tập của nguyễn trãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.26 KB, 63 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC






VŨ THỊ HUẾ

HÌNH ẢNH BỐN MÙA TRONG QUỐC ÂM THI TẬP
CỦA NGUYỄN TRÃI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





Sơn La, năm 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




VŨ THỊ HUẾ


HÌNH ẢNH BỐN MÙA TRONG QUỐC ÂM THI TẬP
CỦA NGUYỄN TRÃI

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Ngô Thị Phƣợng



Sơn La, năm 2014
LỜI CẢM ƠN

Em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Phòng Quản lý Khoa học trường
Đại học Tây Bắc, các thầy, các cô bộ môn Văn học Việt Nam - khoa Ngữ Văn.
Thư viện trường Đại học Tây Bắc. Đặc biệt, em xin cảm ơn sự giúp đỡ chỉ dẫn
tận tình của Cô giáo - Tiến sĩ Ngô Thị Phượng đã giúp đỡ để em hoàn thành
được khóa luận này.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn sinh viên trong
lớp K51 Đại học Văn - GDCD đã giúp đỡ em.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, ngày 20 tháng 04 năm 2014
Vũ Thị Huế
















MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Đối tượng nghiên cứu 6
4. Phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Cấu trúc khoá luận 7
B. NỘI DUNG 8
CHƢƠNG 1: NGUYỄN TRÃI VÀ QUỐC ÂM THI TẬP 8
1.1. Vài nét về thời đại và con người Nguyễn Trãi 8
1.1.1. Thời đại Nguyễn Trãi - những biến động lớn lao 8
1.1.2. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác thơ văn của Nguyễn Trãi 9
1.2. Bốn mùa trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi 11
1.3. Thống kê phân loại 13
1.3.1. Tổng số bài thơ viết về bốn mùa của Nguyễn Trãi 13
1.3.2. Những nhận xét rút ra từ số liệu thống kê 15

Tiểu kết chương 1 16
CHƢƠNG 2: BỐN MÙA - NHỮNG GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT 17
2.1. Nhắc nhở quy luật tuần hoàn 17
2.2. Tình yêu thiên nhiên 23
2.3. Tâm sự cá nhân và thời đại 30
Tiểu kết chương 2 36
CHƢƠNG 3: MỘT VÀI PHƢƠNG DIỆN TRONG HÌNH THỨC BIỂU
ĐẠT 37
3.1. Ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị 38
3.2. Hình ảnh thơ mang hơi thở của cuộc sống đời thường 42
3.3. Sự cách tân trong thể thơ, vần thơ và nhịp điệu thơ 46
C. PHẦN KẾT LUẬN 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

1
A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nền văn học của bất kỳ dân tộc nào cũng như lịch sử phát triển của dân
tộc đó, để tồn tại cho đến ngày nay nó đều phải dựa trên cơ sở của cái cũ và phát
triển thêm cái mới. Nền văn học của dân tộc Việt Nam cũng như vậy. Ra đời sau
văn học dân gian, văn học trung đại Việt Nam có điều kiện tiếp thu những ánh
sáng và tinh hoa từ nền văn học truyền thống mà cha ông ta đã dày công xây
dựng và để lại. Do đó, văn học trung đại Việt Nam đã nhanh chóng phát triển,
sớm trở thành một bộ phận lớn của nền văn học nước nhà. Có thể nói, văn học
trung đại Việt Nam đã trở thành mảnh đất tốt tươi, sản sinh, nuôi dưỡng biết bao
nhà thơ, nhà văn ưu tú và mỗi người có một phong cách sáng tác riêng. Nếu đọc
thơ Nguyễn Du ta bâng khuâng trước những giọt lệ cao cả, chảy mãi ngàn đời
giống như Chế Lan Viên đã đúc kết: “Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều” thì
đến với Nguyễn Trãi ta bắt gặp một nhà quân sự làm thơ hết sức tài tình: “Nghe

hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu. Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng” (Tố Hữu).
Nguyễn Trãi xuất thân trong một gia đình nhà Nho học, thuở nhỏ ông đã
phải chịu nhiều mất mát đau thương nhưng ông lại học rất giỏi, từng đỗ thái học
sinh và ra làm quan dưới triều nhà Hồ. Đồng thời, Nguyễn Trãi là một nhà chính
trị sáng suốt, một nhà quân sự lỗi lạc, một nhà ngoại giao thiên tài, một nhà sử
học, địa lí học và một nhà thơ, nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam. Ở
Nguyễn Trãi đã hội tụ tất cả “khí phách” “tinh hoa” nghĩa là những gì tốt đẹp
nhất của dân tộc ta. Sinh ra và lớn lên vào thời buổi lịch sử có nhiều biến động,
cuộc đời Nguyễn Trãi cũng nhiều biến động và thăng trầm. Tuy nhiên, dù ở bất
cứ hoàn cảnh nào, ông cũng là một tấm gương sáng, hết sức mẫu mực cho con
cháu ngày sau noi theo và học tập.
Với tư cách là một nhà văn, nhà thơ Nguyễn Trãi đã để lại một tác phẩm
đồ sộ - một di sản văn học quý báu muôn đời. Trong đó, Quốc âm thi tập chiếm
vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam, là tập thơ Nôm đầu tiên viết
bằng ngôn ngữ dân tộc hiện còn. Với nội dung chủ yếu về thiên nhiên. Một đề
tài quen thuộc trong văn học trung đại và đọc thơ ông ta dễ dàng nhận thấy

2
bức tranh thiên nhiên với đủ sắc màu, đủ cả về thời gian bốn mùa: xuân - hạ -
thu - đông thông qua các hình ảnh: tùng - cúc - trúc - mai. Đặc biệt bức tranh
không chỉ nói về nét đẹp của các mùa mà còn là người bạn đáng tin cậy để
trút bày tâm sự.
Quá trình tìm hiểu nội dung đề tài: Hình ảnh bốn mùa trong Quốc âm thi
tập của Nguyễn Trãi sẽ góp phần giúp chúng ta nhận thức một cách toàn diện
hơn về tài năng, phẩm giá và những đóng góp của Nguyễn Trãi trong tiến trình
văn học Việt Nam.
Mặt khác, văn chương của Nguyễn Trãi từ lâu đã được đưa vào giảng dạy
trong chương trình văn học ở bậc Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông. Thực
hiện khóa luận này sẽ góp phần phục vụ thiết thực và hiệu quả cho việc giảng
dạy thơ Nguyễn Trãi nói chung, thơ Nôm của ông nói riêng.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quốc âm thi tập gồm 254 bài, Nguyễn Trãi được xem như là nhà thơ lớn
đầu tiên viết bằng chữ Nôm, đồng thời cũng là người sáng tác thơ Nôm đoản
thiên có số lượng nhiều bậc nhất trong nền thơ cổ dân tộc. Từ lúc ông mất tới
nay gần VI thế kỉ, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được giới thiệu. Tuy
nhiên, từ đó đến nay việc tìm hiểu nghiên cứu về thơ Nguyễn Trãi ngày càng
được mở rộng ở những góc độ, khía cạnh khác nhau, trong đó mảng thơ viết về
thiên nhiên thông qua hình ảnh bốn mùa luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm
hơn cả. Qua đây, thấy được bốn mùa trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi
biểu hiện thật tinh tế và đặc sắc. Dù ở thời điểm nào, không gian nào, hình ảnh
trong thơ ông đều gần gũi, quen thuộc tạo nên bức tranh tứ mùa.
2.1. Tình hình nghiên cứu về thiên nhiên trong văn học trung đại
Thiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận của văn chương. Mây sớm, trăng
khuya, núi non, cỏ cây, hoa lá đều in đậm dấu ấn của mình trong văn chương.
Con người và thiên nhiên luôn có quan hệ biện chứng, qua lại tác động đến nhau
với các tao nhân mặc khách, thiên nhiên là người bạn tri ân. Không ít người đã
lánh đời phàm tục, hòa mình vào thiên nhiên. Sống thanh đạm để chiêm nghiệm
về vũ trụ, triết lí nhân sinh. Hình ảnh thiên nhiên đã đi vào trong thơ văn với

3
những nét riêng của từng vùng miền làm nên một bức tranh đa dạng về con
người Việt Nam.
Đối với mảng đề tài về thiên nhiên trong văn học trung đại không còn là
vấn đề mới mẻ nữa nhưng nó luôn là mảnh đất huyền bí, có sức hút mãnh liệt, là
một dòng nước chưa bao giờ cạn đối với các nhà nghiên cứu. Các công trình
nghiên cứu, các bài viết của các tác giả đã đưa ra nhiều ý kiến nhận xét, đánh giá
của mình nhưng bằng cách này hay cách khác họ đều thống nhất với nhau ở một
điểm chung. Vẻ đẹp thiên nhiên không bao giờ là đề tài cũ cả và có giá trị to lớn
trong nền văn học nước nhà. Một số bài viết của các tác giả sau đây sẽ giúp
chúng ta thấy những điều đó:

Trong cuốn Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương của Lê Trí Viễn, nhà nghiên cứu
Lê Hoài Nam đã nhận xét tình yêu thiên nhiên của bà chúa thơ Nôm: "Xuân Hương
yêu thiên nhiên và sau Xuân Hương thiên nhiên trong cái độ phát triển sung sức
của nó nhưng không cứ gì thiên nhiên, tất cả những cái gì dồi dào sức sống, biểu
hiện được cuộc sống là Xuân Hương đều trìu mến". [18, tr.162]. Có thể nói tình
yêu thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương rất phong phú và đa dạng.
Tác giả Nguyễn Huệ Chi trong bài viết: Sự đa dạng và thống nhất trên
quá trình chuyển động một phong cách và dấu hiệu chuyển mình của tư duy thơ
dân tộc cũng đã nhận định: "Trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập, cảnh vật
được quy ước bằng xuân, hạ, thu, đông, bằng 12 tháng, bằng năm canh Và
đọc hết bài này đến bài khác sẽ thấy các vòng quay tháng năm, tháng năm trở
thành hình thức biểu hiện nghệ thuật của thơ". [1, tr70]
Trong cuốn Thi hào Nguyễn Khuyến - đời và thơ do Nguyễn Huệ Chi chủ
biên, nhà nghiên cứu đã nhận định: "Nguyễn Khuyến đã đưa lại cho bức tranh
làng cảnh Việt Nam cũng như khung cảnh sinh hoạt của nông thôn Việt Nam
hương vị, màu sắc, đường nét, sức sống như nó vẫn tồn tại, mà ủ kín trong đó là
cái hồn muôn đời của con người, đất nước Việt Nam". [1, tr25]
Trong sáng tác của Nguyễn Trãi bức tranh thiên nhiên hiện lên một cách
sinh động và đầy hấp dẫn. Trong cuốn Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm do
Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn, các nhà nghiên cứu cũng đã đề cập đến những

4
hình ảnh thiên nhiên được sử dụng trong tác phẩm văn học thời kì trung đại.
Nguyễn Thiên Thụ viết: "Thi nhân thường yêu cái đẹp mà cái đẹp phong phú,
gần gũi nhất ta đó là thiên nhiên. Thi nhân thường để tâm hồn đi theo dòng
nước chảy và lòng thi nhân vui tươi, rộn rã khi thấy mặt trời lên, khi nghe chim
ca và nhìn thấy hoa nở thắm". [13, tr.668]
Trong cuốn: Văn học Việt Nam (nửa cuối thể kỉ XVIII - hết thế kỉ XIX) của
Nguyễn Lộc, nhà nghiên cứu đã khẳng định sự thành công của mảng sáng tác về
thiên nhiên: "Đề tài về thiên nhiên xuất hiện khá nhiều trong văn học giai đoạn này

và viết khá thành công, nó được nhận thức như là môi trường sống của con người,
là bạn của con người, đem đến cho con người niềm vui và mĩ cảm" [4, tr.49]
Ông cũng nói nhiều về ý nghĩa của việc sử dụng hình ảnh thiên nhiên
trong văn học: “Theo quan niệm của Nho giáo, cái mẫu mực thuộc về quá khứ
và cái trong sạch chủ yếu lại ở trong thiên nhiên, các nhà nho theo quan niệm
xuất xứ của Nho giáo, gặp thời thịnh thì ra làm việc phò vua giúp nước, gặp thời
loạn thì lui về ở ẩn, lấy thiên nhiên để di dưỡng tinh thần.” [4, tr.38]
Nhìn chung ở mỗi công trình nghiên cứu đều có những phát hiện, khám phá
rất mới mẻ, sâu sắc. Đây chính là nguồn tư liệu phong phú; có tính chất gợi mở,
định hướng về thiên nhiên trong văn học trung đại để chúng ta có thể tìm hiểu một
cách trọn vẹn và sâu sắc nhất về hình ảnh bốn mùa trong văn học trung đại.
2.2. Tình hình nghiên cứu về đề tài bốn mùa
Vị trí địa lí quy định nước ta mang khí hậu nhiệt đới gió mùa. Từ thời trung
đại người dân đã dựa vào đặc tính của khí hậu chia thời gian trong năm ra thành
bốn mùa xuân, hạ, thu, đông với những đặc trưng riêng. Mùa xuân được xác định
từ khoảng tháng 2 đến tháng 4; mùa hạ từ khoảng tháng 5 đến tháng 7; mùa thu từ
khoảng tháng 8 đến tháng 10; còn mùa đông khoảng từ tháng 11 đến tháng 1.
Bốn mùa trong Quốc âm thi tập hiện lên rõ nét và đầy sinh động khác với
bộ phận thơ chữ Hán. Quốc âm thi tập là thơ Nôm, thơ tiếng Việt những lời thơ
uyển chuyển, dung dị, gần gũi đời thường và gắn với nếp cảm, nếp nghĩ dân tộc.
Bốn mùa trong văn học trung đại nói chung thường mang tính ước lệ cao.
Thời gian trong thơ bị phong bế chặt chẽ bởi đối tượng miêu tả. Trong tập

5
"Hồng Đức quốc âm thi tập" xét về phương diện hình thức thì cảnh ở đây cũng
biểu hiện thời gian theo mùa: xuân, hạ, thu, đông bằng "mười hai tháng" bằng
"năm canh" Cứ như vậy, đọc hết bài này, bài khác người đọc sẽ bắt gặp các
hình ảnh đặc trưng các mùa của thiên nhiên. Tính ước lệ bởi các đối tượng sẵn
có, là đối tượng chính để tác giả thơ sáng tạo nghệ thuật. Công thức ước lệ này
được biểu hiện qua việc sử dụng các đối tượng miêu tả khi các tác giả trung

đại muốn diễn đạt về thời gian trong năm hay theo mùa Mùa xuân phải có
lan, mai, chim oanh, ong bướm và có cả tấm lòng người quân tử Mùa hè
phải có hoa sen, lựu, chim cuốc, tiếng ve kêu Mùa thu phải có hoa cúc
vàng, lá ngô đồng, tiếng thu xào xạc Và mùa đông nhất thiết phải có tùng,
trúc, gió heo may, tiếng chim nhạn kêu, Và trong Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi nói riêng hình ảnh bốn mùa được xuất hiện lần lượt, khoác trên
mình những nét đặc trưng riêng, và nét đặc trưng đó được chứng minh bằng
các ý kiến, nhận xét sau đây:
Trong cuốn Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm do Nguyễn Hữu Sơn
tuyển chọn ở phần thiên nhiên và thời gian, tác giả Nguyễn Thiên Thụ đã đề cập
trực tiếp đến bốn mùa trong văn học trung đại: "Thiên nhiên đã khoác những
chiếc áo màu khác nhau tùy theo từng thời gian: cỏ, cây, hoa, lá, núi rừng, sông,
hồ, bầu trời, đã thay đổi theo từng mùa, từng tháng. Những thay đổi đó làm
lòng người đổi thay và lòng thi nhân thêm cảm xúc". [13, tr.675]. Nguyễn Hữu
Sơn với bài nghiên cứu Cảm quan mùa xuân trong thơ Nôm Nguyễn Trãi cho
rằng: "Trong thơ Nguyễn Trãi mùa xuân được cảm nhận như là biểu tượng của
vẻ đẹp toàn mĩ, hoàn chỉnh, phổ biến". [13, tr.535]. Cùng trong cuốn Nguyễn
Trãi về tác gia và tác phẩm với bài nghiên cứu cảnh tình mùa hè Lê Trí Viễn đã
khẳng định rõ: “Ông vẫn vui với hè cũng là một thứ lạ. Xưa, thơ thích xuân, mến
thu chứ mấy ai đoái hoài tới hè”. [13, tr.541]. Và thơ thu trong thơ Nguyễn Trãi
được nêu rõ trong bài viết thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi của Nguyễn Thiên
Thụ: “Mùa thu làm cho cảnh sông thêm tình tứ vì nước thêm trong, trăng sáng,
trời xanh cao”. [13, tr.676]

6
Đặc biệt, thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi được rất nhiều các nhà
nghiên cứu quan tâm. Trong Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm do Nguyễn
Hữu Sơn tuyển chọn, Nguyễn Thiên Thụ đã nhận định: "Với Nguyễn Trãi cũng
như các thi nhân khác, thiên nhiên là nguồn mĩ cảm vô cùng phong phú, đã làm
cho tâm hồn thi nhân rung động Thi nhân như là một kẻ đi tìm cái đẹp và thiên

nhiên với muôn vàn vẻ đẹp đã gợi mỗi thi nhân thưởng thức". [13, tr.668]
Trần Thanh Mai khi nghiên cứu về Tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn
Trãi đã khẳng định: "Thơ về thiên nhiên chiếm phần phong phú nhất và cũng là
thành công nhất trong di sản của thơ Nguyễn Trãi". [5, tr.171]
Trong chuyên luận thơ Nôm Đường Luật, nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn
nhận xét về thời gian trong tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi: "Những
bức tranh thiên nhiên của Nguyễn Trãi phong phú và nhiều tới mức phòng tranh
thiên nhiên không đủ chỗ trưng bày và nhà thơ phải treo sang cả những phòng
dành cho mảng đề tài khác" [14, tr.57]
Trên đây là những công trình nghiên cứu và những ý kiến tiêu biểu nhất
của một số nhà nghiên cứu về đề tài thiên nhiên nói chung và hình ảnh bốn
mùa trong Quốc âm thi tập nói riêng. Nhưng xem xét một cách toàn diện chưa
có một công trình nghiên cứu một cách riêng biệt chuyên sâu về đề tài: “Bốn
mùa trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”. Tuy nhiên, những công trình
nghiên cứu đã nêu sẽ là nguồn tài liệu vô cùng quý báu để chúng ta tìm hiểu đề
tài một cách hợp lí và thấu đáo.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Triển khai đề tài: “Bốn mùa trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” tôi
xác định hình ảnh bốn mùa trong Quốc âm thi tập là đối tượng nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Phạm vi: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở tập thơ Quốc âm thi tập
Tập thơ Quốc âm thi tập do nhà xuất bản Giáo dục - 1994, gồm 174 trang.
4.2. Nhiệm vụ
Tiến hành khảo sát nhằm tìm ra cách thể hiện hình ảnh bốn mùa trong
Quốc âm thi tập và ý nghĩa của việc sử dụng hình ảnh bốn mùa trong việc biểu
hiện giá trị nghệ thuật.

7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đảm bảo cho công việc nghiên cứu đề tài, đồng thời để có nguồn tư

liệu phong phú và đủ tin cậy, đáp ứng được mục đích đặt ra tôi tiến hành những
phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Sử dụng phương pháp này tôi có thể tập hợp, thống kê những nguồn tư
liệu có liên quan đến đề tài tôi đang nghiên cứu.
5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Từ những tư liệu đã tập hợp, thống kê được tôi sử dụng phương pháp phân
tích tổng hợp để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp này được sử
dụng như một phương pháp chính trong quá trình nghiên cứu nội dung đề tài.
5.3. Phương pháp văn học sử
Nền văn học trung đại Việt Nam trải qua gần X thế kỉ, với nhiều giai
đoạn, nhiều thế kỉ nên việc sử dụng phương pháp văn học sử sẽ đảm bảo được
tính lôgic trong quá trình khảo sát phục vụ cho việc nghiên cứu khóa luận. Hơn
nữa tư tưởng tác phẩm luôn chịu sự chi phối của thời đại.
6. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần mục lục, phần mở đầu, phần kết luận và phần tài liệu tham
khảo, khóa văn của tôi gồm có 3 chương chính:
Chƣơng 1: Nguyễn Trãi và Quốc âm thi tập
Chƣơng 2: Bốn mùa - những giá trị biểu đạt
Chƣơng 3: Một vài phƣơng diện trong hình thức biểu đạt

8
B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NGUYỄN TRÃI VÀ QUỐC ÂM THI TẬP

1.1. Vài nét về thời đại và con ngƣời Nguyễn Trãi
1.1.1. Thời đại Nguyễn Trãi - những biến động lớn lao
Mỗi cá nhân sinh ra đều gắn với một thời đại nhất định. Chính thời đại đó
đã ảnh hưởng đến phẩm chất, tài năng cũng như hệ tư tưởng, ý thức của cá nhân,
Nguyễn Trãi cũng như vậy. Nguyễn Trãi sống ở giai đoạn lịch sử sôi động với

những biến cố có tầm vóc lớn lao. Ngược dòng thời gian, quay trở về với lịch sử
cuối thế kỉ XIV đến thế kỉ XV, chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.
Uy thế vương triều nhà Trần (1225 - 1400) đang đi vào giai đoạn suy
vong. Tất cả danh thời “nhị đế” của nhà Trần giờ này chỉ còn là những kí ức xa
xăm, những luyến tiếc sâu sắc trong trí nhớ của nhân dân. Từ thời Trần Dụ Tông
(1341 - 1369) người ta đã thấy kế tiếp nhau leo lên ngôi là một loạt các vị vua
bất kể tuổi tác: già, trẻ, bé con, bất kể họ có hay không có năng lực trị vì đất
nước. Chính trị rối ren, đời sống nhân dân khổ cực. Người ta thấy một cảnh
tượng hoàn toàn trái ngược trong xã hội bấy giờ là bên cạnh sự ăn chơi trác
tán; sự sa hoa hưởng thụ; sự tham ô, siểm nịnh, lộng quyền của vua chúa
trong triều là cảnh sống cơ cực: phu phen, tạp dịch, thuế nặng, tô cao cứ đè
nặng lên tầng lớp nhân dân. Mâu thuẫn nội tại đó đã tạo điều kiện thuận lợi
cho các nước láng giềng có ý đồ xâm lược. Mối hiểm hoạ cứ thế tràn xuống từ
hai miền Nam - Bắc.
Ở phía Nam, với sự suy yếu của nhà Trần, quan hệ bang giao với vương
quốc Chiêm Thành ngày một xấu đi rõ rệt. Vua Chiêm Thành đã có cơ hội tổ
chức những cuộc cướp phá miền biên cương. Cuộc đấu tranh giữ nước của nhân
dân hết sức gay go và quyết liệt. Dù cuối cùng thắng lợi thuộc về nhà Trần
nhưng từ trong cuộc chiến đấu này, với các cuộc hành quân phòng ngự liên
miên, nó đủ làm cho nhà Trần hao người, tốn của.
Ở phía Bắc, nhà Minh xâm nhập vào nước ta, lật đổ nhà Hồ, sáp nhập
nước ta vào lãnh thổ của chúng và đổi nước ta thành quận Giao Chỉ.

9
Từ khi đất nước rơi vào tay nhà Minh, đế chế này đã thi hành một bộ máy
hành chính, một chế độ quan liêu hà khắc vô cùng. Nhưng tưởng chính sách tàn
bạo của chúng sẽ thiêu chết tinh thần yêu nước, ý thức tự cường của nhân dân ta
nhưng nhà Minh đã lầm. Người trước ngã, người sau đứng lên, sự nghiệp đấu
tranh của nhân dân Việt Nam vẫn được ấp ủ trong một nhóm người lâu nay đang
hoạt động bí mật ở vùng thượng du Thanh Hoá mà nổi bật nhất là thiên tài

Nguyễn Trãi.
Sau 10 năm (1418 - 1428) kháng chiến gian khổ “máu trộn bùn tươi”
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã toàn thắng. Cuộc khởi nghĩa đã mở ra một kỉ
nguyên mới cho dân tộc, giang sơn thu về một mối, cả dân tộc bước vào trung
hưng lần thứ hai. Không chỉ Tổ Quốc dựng “đài xuân dân tộc” mà chế độ phong
kiến cũng đã đạt đến độ hoàng kim nhất ở nửa cuối thế kỉ XV.
Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi không thể tách rời với hai tên chữ Nguyễn
Trãi. Sau khi lên ngôi hoàng đế (1428). Lê Lợi đã phong cho Nguyễn Trãi làm
quan phục hầu, được ban quốc tính (họ Lê). Trong lúc như vậy triều đình nhà Lê
có nhiều mâu thuẫn và kéo dài cho đến tận đời Lê Thái Tông, tình hình chia rẽ
lại càng kịch liệt. Nguyễn Trãi không thể có một cơ hội nào để thi thố tài năng
nữa. Cuộc đời của một con người vì dân, vì nước này bị thời đại này khép lại
bằng “Vụ án trại vải” mà lịch sử gọi là án “thiên cổ kì oán”.
Tìm hiểu Nguyễn Trãi người thực hiện đề tài này không thể tìm hiểu ông
như một cá nhân nhà trí thức yêu nước nào đó - mà tìm hiểu ông với tư cách là
một nhân vật lịch sử, một nhà văn hoá lớn với những tác phẩm đã phản ánh cả
một thời đại lịch sử. Với những tư tưởng ở nhiều điểm như là phát ngôn cho cả
một dân tộc thời Nguyễn Trãi. Chính thời đại cuối Trần, đầu Lê đã tạo ra người
anh hùng - bậc vĩ nhân, làm “rạng rỡ non sông đất nước ta” như Nguyễn Trãi.
Từ đó ta có thể hiểu rõ hơn về con người, tài năng, phẩm chất của Nguyễn Trãi
sau này.
1.1.2. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác thơ văn của Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (nay thuộc
Chí Linh, Hải Dương) sau rời về làng Ngọc Ổi (nay thuộc Nhị Khê, Thường

10
Tín, Hà Nội). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ Thái
học sinh. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quý
tộc. Ông ngoại và cha đều là người có lòng yêu nước thương dân. Nguyễn Trãi
đã được thừa hưởng tấm lòng vì dân, vì nước ấy.

Lên 6 tuổi mẹ mất, lên 10 tuổi ông ngoại qua đời, Nguyễn Trãi về ở Nhị
Khê nơi cha dạy học, Ông gần gũi nông thôn từ đó. Năm 20 tuổi, ông đỗ Thái
học sinh và hai cha con cùng làm quan cho nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh sang
cướp nước ta. Nguyễn Phi Khanh bị bắt đem về Trung Quốc cùng với cha con
Hồ Quý Ly và các triều thần khác. Nguyễn Trãi và người em trai đi theo chăm
sóc, nghe lời cha khuyên, ông trở về nhưng lại bị giặc Minh bắt giữ ở Đông
Quan. Trốn thoát khỏi tay giặc, ông náu mình trong nhân dân, tìm đường cứu
nước. Đây là thời gian ông đi sâu vào nông thôn, hiểu được đời sống nhân dân,
thấm thía sức mạnh của dân, và nhờ đó ông nhận ra chân lí: “muốn cứu nước
phải dựa vào dân”. Ông tìm theo Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách, tham gia khởi
nghĩa Lam Sơn. Và Nguyễn Trãi đã sống, chiến đấu cùng nhân dân. Ông có
đóng góp lớn vào phương kế đuổi giặc. Ông là vị quân sư xuất sắc giúp Lê Lợi
chiến lược, chiến thuật trong kháng chiến chống quân Minh xâm lược:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chi nhân để thay cường bạo
Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào thực hiện hoài
bão xây dựng đất nước thái bình thịnh trị thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam.
Sau đó, ông được tha nhưng không được tin dùng nữa. Mười năm (1429 - 1439)
Nguyễn Trãi chỉ được giao chức “nhàn quan” không có thực quyền. Ông buồn,
xin về Côn Sơn (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương). Mấy tháng sau, Lê Thái Tông
lại mời ông ra làm việc nước. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra thảm hoạ
lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, ngày 01 tháng 9 năm 1442, sau khi nhà vua đi
duyệt võ, đã vào Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi. Khi vua dời Côn Sơn, về đến trại
vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh) bị chết đột ngột. Lúc vua chết có Nguyễn Thị Lộ,
người thiếp của Nguyễn Trãi, lúc ấy phụ trách dạy dỗ các cung nữ (chức Lễ nghi
học sĩ) hầu bên cạnh. Bọn triều thần bấy lâu nay muốn hãm hại Nguyễn Trãi,

11
nhân cơ hội này vu cho ông cùng Nguyễn Thị Lộ mưu giết vua, khiến ông phải
nhận án tru di tam tộc (bị giết cả ba họ). Nỗi oan tày trời ấy, hơn 20 năm sau,

1464, Lê Thánh Tông mới giải toả và ca ngợi ông bằng hai câu thơ nổi tiếng :
Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo
(Lòng Ức Trai toả rạng văn chương)
Nguyễn Trãi là một thiên tài nhiều mặt hiếm có. Bình ngô đại cáo tuy viết
bằng chữ Hán nhưng xứng đáng là áng “Hùng văn muôn thuở”. Quốc âm thi tập
là tập thơ tiếng Việt (chữ Nôm) sớm nhất có giá trị lớn còn lại đến ngày nay.
Nguyễn Trãi đã góp phần xây đắp nền móng vững trãi cho văn học dân tộc.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng - Trên đường tìm hiểu sự nghiệp thơ văn
Nguyễn Trãi do Chương Thâu chủ biên từng nói: “Từ bài Bình ngô đại cáo qua
các bức thư gửi các tướng tá xâm lược đến thơ chữ Hán và chữ Nôm… ngòi bút
thần của Nguyễn Trãi đã để lại cho chúng ta những tác phẩm gồm nhiều thể văn
và tất cả đều hay và đẹp lạ thường” [15, tr.15]. Nhìn chung các tác phẩm của
Nguyễn Trãi dù là chữ Hán hay chữ Nôm thì chúng đều có sự thống nhất về mặt
nội dung. Điều đó thể hiện ở hai điểm nổi bật là tinh thần yêu nước nồng nàn và
lí tưởng đấu tranh vì chính nghĩa. Về nghệ thuật thì các tác phẩm thể hiện sự
phong phú về thể loại và có nhiều đóng góp cho nghệ thuật thơ ca nước nhà.
Những tác phẩm của Nguyễn Trãi còn lại đến ngày nay là tài sản vô giá của văn
học dân tộc, là niềm tự hào chính đáng của các thế hệ người Việt Nam xưa nay.
1.2. Bốn mùa trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi
Thi nhân thường yêu cái đẹp, mà cái đẹp phong phú, gần gũi ta nhất đó là
thiên nhiên. Thi nhân thường để tâm hồn đi theo đám mây bay, theo dòng nước
chảy, và lòng thi nhân vui tươi rộn rã khi thấy mặt trời lên, khi nghe chim ca, và
nhìn thấy hoa nở thắm. Nguyễn Trãi là một thi nhân cho nên Nguyễn Trãi đã yêu
thiên nhiên, ca tụng thiên nhiên. Thời lệnh môn, hoa mộc môn, cầm thủ môn là
những bài thơ ca tụng thiên nhiên đậm đà nhất, thiết tha nhất của Nguyễn Trãi.
Thiên nhiên ở đây bao gồm: cỏ cây, hoa lá, núi rừng, sông hồ, chim muông
Với Nguyễn Trãi cũng như các thi nhân khác, thiên nhiên là nguồn mĩ
cảm vô cùng phong phú, đã làm cho tâm hồn thi nhân rung động. Thi nhân như

12

là một kẻ đi tìm cái đẹp, và thiên nhiên với muôn vàn vẻ đẹp đã gọi mời thi nhân
thưởng thức.
Các nhà thơ trung đại nói chung và nhà thơ Nguyễn Trãi nói riêng đều
thường miêu tả cảnh sắc thiên nhiên thông qua hình ảnh bốn mùa: xuân, hạ, thu,
đông. Với mỗi mùa đều có những vần thơ đầy cảm xúc.
Bốn mùa - một vòng tuần hoàn vận động theo quy luật của tự nhiên và có
sự thay đổi cùng với vòng quay của thời gian. Từng mùa trong bức tranh thiên
nhiên ấy lại mang những gam màu khác nhau làm nên những bức tranh sinh
động và hấp dẫn. Nếu như mùa xuân, xanh tươi màu cỏ cây, hoa lá; mùa hè rực
rỡ ánh nắng chói chang với màu lựu đỏ rực; mùa thu lại khoác trên mình màu
tàn úa của cỏ cây thì mùa đông đặc biệt với cái rét buốt giá.
Trong Quốc âm thi tập hình ảnh bốn mùa xuất hiện với tần số lớn. Có thể
trực tiếp viết về mùa, cũng có thể miêu tả thông qua những hình ảnh giàu sức
gợi cảm để vẽ lên một bức tranh phong cảnh tuyệt mĩ. Nguyễn Trãi sử dụng
những hình ảnh của loài cây, hoa để tượng trưng cho từng mùa như:
Hoa đào, hoa mai đã nở thắm tươi, báo hiệu một năm mới sắp tới và báo
hiệu mùa xuân tươi trẻ sắp sang:
Xuân đến nào hoa chẳng tốt tươi
Ưa mi vì tiết sạch hơn người.
(Mai)
Hay: Một đóa đào hoa khéo tốt tươi
Cách xuân mơn mởn, thấy xuân cười.
(Đào hoa)
Ve kêu râm ran báo hiệu hè tới, hoa hòe nở rộ trên khắp đồng quê:
Vì ai cho cái đỗ quên kêu,
Tay ngọc dùng dằng chỉ biếng thêu.
Lại có hòe hoa chen bóng lục,
Thức xuân một điểm não lòng nhau.
(Hạ cảnh tuyệt cú)



13
Hay: Một lành xảy nảy bỗng hòe trồng
Một phút xuân qua một phút trông
Có thủa ngày hòe dương tán lục
Đùn đùn bóng rợp cửa tam công.
(Hòe)
Hoa cúc nở đưa hương ngào ngạt báo hiệu mùa thu đến. Hoa cúc vàng
khiêm nhường trang điểm cho bầu trời thu đầy sương mù và hơi gió lạnh:
Nào hoa chẳng bén, khí đầm hâm
Có mấy bầu sương, nhị mới đâm
Trùng cửu chớ hiềm thu đã muộn
Cho hay thu muộn tiết càng thơm.
(Cúc)
Cây tùng bốn mùa vẫn xanh tươi dù cho các loài thảo mộc khác đã thay
đổi theo tiết trời báo hiệu mùa đông buốt giá đã tới.
Thu đến cây nào chả lạ lùng
Một mình lại thuở ba đông
Làm tuyền ai rặng giá làm khách
Tài đông lương cao ắt cả dòng.
(Tùng)
Như vậy, thông qua hình ảnh bốn mùa - bức tranh thiên nhiên hiện lên vô
cùng phong phú, sinh động và đầy sự độc đáo. Đó không chỉ là bức tranh phong
cảnh mà đó còn là bức tranh tâm trạng của con người Nguyễn Trãi được thể hiện
qua nhiều cung bậc khác nhau.
1.3. Thống kê phân loại
1.3.1. Tổng số bài thơ viết về bốn mùa của Nguyễn Trãi
Con người có rất nhiều cách cảm nhận thời gian trong năm. Các nhà thơ
thời trung đại thường tính thời gian bằng những cách cảm nhận hết sức tinh tế
đó là thời gian theo mùa, theo vòng tuần hoàn. Trong số các nhà thơ trung đại,

Nguyễn Trãi là người thể hiện rõ nhất quy luật của thời gian trong năm thông
qua các hình ảnh tượng trưng của từng mùa. Một năm có bốn mùa: xuân, hạ,

14
thu, đông. Ở mùa nào cũng vậy, Nguyễn Trãi đều có thơ. Điều này có thể thấy
qua bảng thống kê sau:

STT
Bài thơ viết về hình ảnh bốn mùa
Tổng
số
bài
Số câu thơ xuất hiện hình
ảnh bốn mùa trong bài
Mùa
Tên bài thơ
1
Xuân
Ngôn chí – Bài 1
28
1
2
Ngôn chí – Bài 2
1
3
Ngôn chí – Bài 21
0
4
Mạn thuật – Bài 1
2

5
Thời lệnh môn
1
6
Thơ tiếc cảnh
7
7
Vãn xuân
1
8
Xuân hoa tuyệt cú
1
9
Tích cảnh – Bài 3
0
10
Tích cảnh – Bài 5
0
11
Tích cảnh – Bài 7
1
12
Mai
1
13
Đào hoa – Bài 1
2
14
Đào hoa – Bài3
0

15
Đào hoa – Bài 4
1
16
Đào hoa – Bài 5
1
17
Thiện tuế thụ
1
18
Ba tiêu
1
19
Giá
0
20
Lão dung
0
21
Mạt lị
0
22
Lão Hạc
0
23
Tự thán
3
24
Ngôn chí – Bài 6
1


15
25
Ngôn chí – Bài 7
0
26
Ngôn chí – Bài 8
1
27
Mạn thuật – Bài 12
1
28
Mạn thuật – Bài 14
0
29
Hạ
Hạ cảnh tuyệt cú
4
4
30
Hoè
1
31
Ngôn chí – Bài 20
3
32
Bảo kính cảnh giới
6
33
Thu

Thu nguyệt tuyệt cú
6
1
34
Tích cảnh – Bài 1
3
35
Thuỷ trung nguyệt
1
36
Cúc
3
37
Hồng cúc
0
38
Thuật hứng
12
49
Đông
Ngôn chí – Bài 13
3
2
40
Tùng
2
41
Lão mai
0


1.3.2. Những nhận xét rút ra từ số liệu thống kê
Qua khảo sát, thống kê những bài thơ viết về hình ảnh bốn mùa trong
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi chúng tôi rút ra những nhận xét sau:
Số lượng bài thơ viết về bốn mùa trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi
xuất hiện với tần số cao 16,9%. Hình ảnh bốn mùa trong Quốc âm thi tập rất
phong phú và đa dạng. Một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông, ở mùa nào
Nguyễn Trãi cũng đều có thơ, đặc biệt là những bài thơ viết về mùa xuân chiếm
10,6% và mùa thu 3,16% đó là một số lượng lớn. Tuy nhiên, thơ viết về mùa hạ
chiếm 1,6% và mùa đông 1,18% một con số không nhiều nhưng cũng đủ làm
nên tên tuổi của ông.
Nguyễn Trãi khi viết về hình ảnh bốn mùa không đơn thuần chỉ miêu tả
vẻ đẹp của thiên nhiên mà qua đó nó còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ.

16
Mỗi mùa thể hiện một tâm trạng khác nhau. Mùa xuân là mùa đầu tiên trong
năm, tượng trưng cho sự khởi đầu mới mẻ với sắc xuân đầm ấm, tươi vui. Mùa
hạ với cái nắng vàng gay gắt cùng với tiếng ve, tiếng cuốc kêu… mang đến âm
thanh rộn rã của sự sống. Đến mùa thu, Nguyễn Trãi có một mảng thơ dành
riêng cho mùa thu, đó là bức tranh thu đẹp thanh sơ và giản dị với hình ảnh hoa
cúc, điển hình cho mùa thu ở nông thôn Việt Nam. Còn về đông, dường như mọi
cảnh vật đều trở nên tiêu điều, xơ xác, qua đó gửi gắm một nỗi buồn sâu sắc.

Tiểu kết chƣơng 1

Có thể nói, bức tranh thiên nhiên bốn mùa trong Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi rất đa dạng và phong phú với những hình ảnh sinh động, gần gũi
với con người. Đến với đề tài này chúng ta có thể tiếp cận với rất nhiều bài thơ
viết về thiên nhiên của Nguyễn Trãi. Điều này cho thấy Nguyễn Trãi là một
người rất tài năng trong nhiều lĩnh vực, không chỉ là một con người yêu thiên
nhiên mà còn là một nhà cách mạng với tấm lòng yêu nước sâu sắc đã để lại

những vần thơ về mùa còn đậm mãi với thời gian qua niềm hoài cổ.






17
CHƢƠNG 2
BỐN MÙA - NHỮNG GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT

2.1. Nhắc nhở quy luật tuần hoàn
Trong vòng tuần hoàn xuân - hạ - thu - đông, mùa xuân là mùa khởi
đầu của một năm mới và cũng là mùa được mong đợi nhất bởi sự quyến rũ
của cảnh xuân.
Mùa xuân đem lại nguồn cảm hứng dồi dào cho thi ca mọi thời đại, trong
văn học hiện đại ta từng bắt gặp những vần thơ xuân tươi vui rạo rực của Xuân
Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Các nhà thơ hiện đại quan niệm mùa xuân
là mùa của hội hè, mùa của hò hẹn đối với tình yêu trai gái, còn các nhà thơ
trung đại nói chung coi mùa xuân như một người bạn tri ân, người bạn để trút
bày tâm sự và trước nỗi lo mùa xuân qua đi rồi mùa xuân lại đến. Và mùa xuân
trong Nguyễn Trãi nói riêng, đó là một biểu tượng của vẻ đẹp toàn mĩ, hoàn
chỉnh, phổ biến:
Đâu đâu cũng chịu lệnh đóng quân
Nào chốn nào, chăng gió xuân
Huống lai vườn còn hoa trúc cũ
Chồi thức tốt lạ mười phân.
(Thơ tiếc cảnh - Bài 13)
Ngọn gió mùa xuân hay là vị chúa đông quân kia đã đến, đã mang hơi thở
ấm áp tới khắp mọi miền. Trong con mắt mỗi người, mảnh vườn ấy chợt tươi

xanh hơn bởi mầm non hoa lá. Biểu tượng của sự sống, sức sống mùa xuân "chồi
thức tốt lạ mười phân" đã vượt lên, lấn át củi khô cằn, đơn lẻ, lạc lõng của một
cành trúc mùa đông. Qua đó, nhà thơ khẳng định một quy luật tất yếu của tự
nhiên là sự sinh ra và mất đi, mùa đông có lạnh giá đến đâu thì cũng đến lúc phải
nhường chỗ cho xuân tới, cho muôn hoa đua nở, chim ca ríu rít. Đó cũng là quy
luật của đời người, ai ai cũng phải trải qua quá trình sinh ra, trưởng thành và mất
đi không có gì là vĩnh cửu cả. Mỗi mùa đông qua đi và xuân lại đến con người lại
được đánh dấu bằng một mốc mới, một thay đổi mới trong cuộc đời mình.


18

Nguyễn Trãi - con người đam mê nhập cuộc với mùa xuân, ông càng thấu
hiểu về vẻ đẹp của mùa xuân, từ những cái nhỏ nhặt nhất của mùa xuân mang
lại. Đối với các nhà thơ khác mùa xuân trong họ chỉ dừng lại là miêu tả vẻ đẹp,
sắc trời mùa xuân nhưng với Nguyễn Trãi thì lại khác mùa xuân không chỉ là
đẹp mà nó còn là một điểm mốc để nhắc nhở quy luật tuần hoàn. Xuân đến - con
người thêm tuổi mới, như đứa trẻ thơ mới lọt lòng từ mùa xuân năm nay nhưng
sang mùa xuân năm sau, bi bô trong tiếng gọi "mẹ, mẹ " Thời gian trôi đi
không chờ đợi ai cả, mùa xuân được nhà thơ tính theo ngày:
Ba xuân thì được chín mươi ngày
Sinh vật lòng trời chẳng tày
Rỉ bảo đông phong hời hợt ít
Thế tình chớ tiếc, dửng dưng thay!
(Thơ tiếc cảnh - Bài 11)
Mỗi một mùa thì có tháng, "Ba xuân thì được chín mươi ngày" thời gian
có hạn, ba tháng trôi đi lại nhường chỗ cho ba tháng tiếp theo cứ thế cứ thế xuân
- hạ - thu - đông lần lượt nhường chỗ cho nhau. Đó là một quy luật hiển nhiên
của đất trời, mùa xuân vĩnh hằng mang bao điều tự nhiên, vui tươi háo hức
nhưng tuổi xuân của con người thì chỉ có một lần. Do đó, con người phải biết

nắm bắt thời gian, biết quý trọng thời gian cũng có nghĩa là quý trọng vòng tuần
hoàn của chính bản thân mình. Vì sự vô hạn của tự nhiên và sự hữu hạn của đời
người cảm nhận thông qua sự tuần hoàn của bốn mùa.
Nguyễn Trãi - con người của thiên nhiên, yêu thiên nhiên, sống cùng thiên
nhiên, cảm nhận thiên nhiên theo vòng tuần hoàn:
Ba tháng hạ thiên, bóng nắng dài
Thu đông lạnh lẽo cả hòa hai
Đông phong từ hẹn tin xuân đến
Đầm ấm nào hoa chẳng tốt tươi.
(Xuân hoa tuyệt cú)

19
Bài thơ mang đến một quy luật tuần hoàn và đặc trưng của từng mùa: hạ
nắng dài, thu đông lạnh lẽo, xuân đến tốt tươi. Qua sự biến chuyển của từng
mùa, nêu lên được lẽ tuần hoàn của vũ trụ theo triết lí phương Đông.
Theo vòng tuần hoàn, mùa xuân xanh tươi nhường chỗ cho mùa hè nắng
dài. Các nhà thơ trung đại thường coi mùa hè như một sự náo nhiệt, vui tươi,
đồng thời dùng mùa hè để nói lên tâm sự. Mùa hè không chỉ có cái nóng nực,
ngột ngạt mà cũng rất đẹp, rất tươi với màu nắng chói chang, bầu trời xanh. Đặc
biệt, mùa hè rất rộn ràng với âm thanh của tiếng quốc kêu, tiếng tu hú gọi, tiếng
sáo diều vi vu, tiếng ve râm ran, những âm thanh khuấy động làm cho không
gian hè trở nên rộn ràng, bức tranh hè trở nên sinh động hơn. Phùng Khắc
Khoan từng viết:
Bốn mùa im ắng há chim câm
Vừa mùa hè tiếng gáy ầm
Ai bảo kêu oan vô tích sự
Vừa kêu đã có nắng dương tràn.
(Văn đỗ quyên ngẫu thành)
Tiếng chim đỗ quên kêu rộn ràng, báo hiệu mùa hè, một mùa hè tưng
bừng tràn ngập nắng hạ. Và mùa hè trong Nguyễn Trãi cũng vậy cũng tiếng

đỗ quyên kêu, có hoa hòe nở rộ báo hiệu hè sang, thời khắc giao mùa giữa
xuân và hạ:
Rỗi, hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tịn mùi hương.
(Bảo kính cảnh giới - Bài 43)
Ở đây, nhà thơ miêu tả cảnh mùa hè với những hình ảnh thân quen: hòe,
thạch lựu hiên, đây là những dấu hiệu đặc trưng mà quen thuộc của mùa hè,
dưới ngòi bút của ông, chúng đã trở nên thú vị, độc đáo.
Bằng bút pháp nghệ thuật điêu luyện, khiếu quan sát tinh tường và một
trực cảm nhạy bén trước sự biến đổi của thiên nhiên, cùng với tình yêu hương

20
sắc, dường như không một phút nào nhà thơ ngừng theo dõi bức tranh tứ mùa
của mình, những đặc trưng của từng mùa đó. Mùa hè ở Việt Nam thường bắt
đầu vào những ngày đầu của tháng tư khi những cơn mưa phùn gió đông với tiết
trời mát mẻ, ẩm thấp đã hết thì mùa hạ lại đến thay vào đó là cái oi bức, nóng
nực khác hẳn với mùa xuân. Hơn nữa nếu để ý thì ta sẽ thấy thời gian ban ngày
của mùa kéo dài hơn so với ban đêm. Điều này khiến ai vô tình nhất cũng nhận
ra đặc trưng của từng mùa.
Cũng đề cập tới quy luật tuần hoàn, các tác giả thời Hồng Đức cũng dùng
các hình ảnh của thiên nhiên để báo hiệu mùa hè đã tới, tạo nên một bức tranh
mùa hè thật sinh động gắn liền với cuộc sống của người dân quê:
Nước nồng sùng sục đầu rô trỗi
Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè.
(Lại vịnh nắng mùa hè - HĐQÂTT)
Như vậy có thể thấy, mùa hè ở Việt Nam là rất điển hình với thời tiết
nóng nực, ngột ngạt. Sự oi bức đó cũng đi vào trong thơ nhà thơ Trần Đăng
Khoa trong bài thơ “hạt gạo làng ta” đã cho chúng ta hiểu rõ hơn về tiết trời

mà hè:
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…
Vòng tuần hoàn luân chuyển theo mùa, nhắc nhở mùa này đã tới, mùa kia
qua đi mà còn nhắc nhở con người nhiều điều trong cuộc sống. Thể hiện quy
luật của thời gian và sự vĩnh cửu của nó. Trong cái vòng tuần hoàn đó Nguyễn
Trãi còn thể hiện bao niềm tâm sự của mình, sự nuối tiếc thời gian trôi đi nhanh
chóng, nuối tiếc tuổi thiếu niên mà mình chưa làm được gì, nỗi than đó được bật
lên trong bài thơ:


21
Vì ai cho cái đỗ quyên kêu
Tay ngọc dùng dằng chỉ biếng thêu
Lại có hòe hoa chim bóng lục
Thức xuân một điểm não lòng nhau
(Hạ cảnh tuyệt cú)
Trong bức tranh "tứ trời" ấy mùa hè dường như đã lùi lại nhường chỗ cho
mùa thu đến. Vì vậy, bức tranh mùa thu cũng vào trong việc nhắc nhở quy luật
tuần hoàn, mùa hạ nóng nực, oi bức qua đi, mùa thu mát mẻ đã tới. Thu đến gợi
nhiều sự thay đổi thể hiện quy luật của tự nhiên. Nguyễn Trãi lại thể hiện niềm
nuối tiếc, ông kí thác tâm tình của mình trong một mối cảm hoài tiếc cảnh:
Hầu nên khôn lại tiếc bâng khuâng
……………………………………….
Khoan khoan những lệ ác tan vầng.
(Tích cảnh - Bài 1)

Quy luật của thiên nhiên là vào thu cây cỏ đều biến đổi, trơ trụi lá, trở nên
lạnh lùng, nhưng lại có một số loài cây ngược lại quy luật ấy, cứ tiếp tục xanh
tươi bất chấp giá rét, cũng giống như sức mạnh và nghị lực của con người:
Thu đến cây nào chẳng lạnh lùng
Một mình lạt thuở ba đông.
(Tùng - Bài 1)
Mùa thu đến, mùa thu đi nhắc nhở thời gian đang dần về cuối, một vòng
tuần hoàn trong năm gần khép lại cũng giống như thời khắc cuộc đời của con
người đã vào tuổi xế chiều, tuổi con người sắp được nghỉ ngơi. Tuổi con người
già theo năm tháng không có sự lặp lại nhưng với thiên nhiên thì lại khác, sự lặp
lại của năm này với năm khác hoàn toàn giống nhau, không có sự phai mờ. Sự
chuyển mùa giữa mùa này với mùa khác vẫn như thế:
Đông đã muộn, lại sang xuân
Xuân muộn thì hè lại đổi lần
Tính kể từ mùa cỏ nguyệt
Thu âu là nhẫn một hai phân.
(Thu nguyệt tuyệt cú)

×