Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

TÌM HIỂU SỰVẬN DỤNG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO TRONG QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.92 KB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM
]^

MAI THỊ VÂN
LỚP DH5C2

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM NGÀNH NGỮ VĂN

TÌM HIỂU SỰ VẬN DỤNG
THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO TRONG
QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI

Giảng viên hướng dẫn
Ths. Trần Tùng Chinh

Long Xuyên, 05/2008


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Vân

TĨM TẮT KHĨA LUẬN
“Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao
trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”
Khóa luận chia làm ba phần chính:
A. PHẦN MỞ ĐẦU (4 TRANG)
B. PHẦN NỘI DUNG (48 TRANG)
C. PHẦN KẾT LUẬN (3 TRANG)


Phần nội dung của khóa luận được chia làm 2 mục:
Chương I. Khái quát thành ngữ, tục ngữ, ca dao và giới thiệu
tập thơ Quốc âm thi tập (9 trang).
Chương II. Thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập
(41 trang)
1. Nguyên nhân dẫn đến sự ảnh hưởng của thành ngữ, tục
ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập.
2. Những hình thức sử dụng và ảnh hưởng:
2.1. Sử dụng nguyên vẹn
2.2. Sử dụng sáng tạo
2.2.1. Lấy ý và thay đổi hình thức ngơn ngữ
2.2.2. Sáng tạo ra ý mới và thay đổi hình thức
ngơn ngữ
2.2.3. Rút gọn thành ngữ, tục ngữ, ca dao
2.2.4. Ghép thành ngữ, tục ngữ, ca dao
2.2.5. Tự sáng tạo ra thành ngữ, tục ngữ, ca dao
3. So sánh thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi
tập và thơ Nơm của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Ngồi ra khóa luận cịn có:
D. PHẦN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (2 TRANG)

Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ,…

Trang 1


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Vân


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Nguyễn Trãi, người mở đầu cho nền thơ cổ điển Việt Nam và có
thể nói ơng cũng là người đầu tiên vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao vào
trong sáng tác của mình một cách sáng tạo và có hệ thống.
Thiết nghĩ, tìm hiểu thơ văn của Nguyễn Trãi sẽ thiếu sót rất lớn
nếu chúng ta khơng đi sâu tìm hiểu thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc
âm thi tập. Đây là một trong những vấn đề quan trọng góp phần khẳng định
giá trị của tập thơ nói riêng và tài năng của Nguyễn Trãi nói chung trong
việc kế thừa, phát huy và sáng tạo ngôn ngữ văn học dân tộc.
Hơn nữa, việc tiếp cận tác phẩm văn học dưới góc độ thi pháp học
chính là chìa khóa giúp người đọc đi vào khám phá tác phẩm một cách
nhanh chóng và cũng rất sâu sắc.
Với những lí do trên cộng với niềm đam mê và hứng thú riêng của
bản thân, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Tìm hiểu sự vận dụng thành
ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”.
2. Lịch sử vấn đề
Trong bài viết về Nguyễn Trãi “Thời đại – con người – văn
nghiệp” (Lê Bảo, 1997: 18 – 24), tác giả Lê Bảo đã chỉ ra một số cách thức
vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn
Trãi.
Xuân Diệu trong bài viết “Đọc Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”
(Xuân Diệu, 2000: 64-69) cũng có đề cập đến sự ảnh hưởng của thành ngữ,
tục ngữ, ca dao trong thơ Nguyễn Trãi.
Đặc biệt là tác giả Bùi Văn Nguyên trong bài viết “Âm vang tục
ngữ ca dao trong thơ Quốc âm thi tập” (Nguyễn Hữu Sơn, 2003: 960 –
965) đã phác họa một cách khá toàn diện sự ảnh hưởng của ca dao tục ngữ
trong toàn bộ tập thơ Quốc âm thi tập.
Nhìn chung, vấn đề “Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca
dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” cũng được một số tác giả lưu

tâm nhưng vẫn chưa có một tác giả nào cũng như chưa có một cơng trình
nghiên cứu trực tiếp nào đi sâu khám phá và tìm hiểu một cách khoa học,
đầy đủ và có hệ thống.

Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ,…

Trang 2


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Vân

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ, ca dao được sử
dụng trong 254 bài thơ Quốc âm thi tập. Trong đó, chúng tơi sẽ đi sâu tìm
hiểu những bài thơ, câu thơ có sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi sử dụng những phương
pháp sau:
4.1.Phương pháp thống kê, phân loại
4.2.Phương pháp phân tích, tổng hợp
4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
4.4.Phương pháp hệ thống
5. Đóng góp của khóa luận
Thứ nhất, đề tài nghiên cứu này sẽ là bước khởi đầu mở ra những
hướng khai thác, tiếp cận mới, đạt hiệu quả cao trong việc khám phá giá trị
nội dung cũng như giá trị nghệ thuật đặc sắc của Quốc âm thi tập.
Thứ hai, đề tài giúp ta hiểu thêm về tài năng của Nguyễn Trãi
trong việc vận dụng ngôn ngữ dân tộc vào trong tác phẩm văn chương.

Thứ ba, đề tài cịn có ý nghĩa sư phạm thiết thực góp phần phục vụ
cho công tác giảng dạy sau này của người nghiên cứu.

B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I. Khái quát thành ngữ, tục ngữ, ca dao và giới thiệu tập thơ
Quốc âm thi tập
Phần này, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ khái niệm về thành ngữ,
tục ngữ, ca dao và sự khác biệt cơ bản giữa chúng. Bên cạnh đó, chúng tôi
cũng nêu một cách khái quát nhất về tập thơ Quốc âm thi tập.
1.

Thành ngữ, tục ngữ
1.1. Thành ngữ

Thành ngữ vừa là một hiện tượng ngôn ngữ vừa là một yếu tố
mang đậm tính dân gian. Nó là một cụm từ cố định, tương đối bền vững và
hoàn chỉnh về cấu trúc - ý nghĩa, có tính hình tượng và gợi cảm cao, có
Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ,…

Trang 3


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Vân

chức năng hoạt động như một từ, được sử dụng trong đời sống và trong văn
học.
1.2. Tục ngữ
Tục ngữ là lời ăn tiếng nói của dân gian, thường có dung lượng

ngắn gọn, nội dung hàm súc mà ở đó dân gian đã thể hiện trí tuệ sâu sắc
và thâm thúy về những kinh nghiệm, triết lý về tất cả mọi lĩnh vực
trong đời sống.
1.3. Phân biệt thành ngữ. tục ngữ
Thành ngữ là một hiện tượng ngơn ngữ hình thành do hình thức lời
nói, cách diễn đạt.
Tục ngữ là hiện tượng ý thức xã hội, hình thành do nội dung mà nó
chứa đựng.
2. Ca dao – Dân ca
Theo chúng tơi, nói đến ca dao là phần lời trong các bài hát dân ca
được dân gian diễn xướng (đã được tước bỏ tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa
hơi) và các bài thơ trữ tình được dân gian sáng tác và lưu truyền bằng
phương thức nói.
3. Vài nét về Quốc âm thi tập
Nguyễn Trãi là một tài năng, một nhân cách toàn diện. Nguyễn
Trãi đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ trong đó có Quốc âm
thi tập.
- Về nội dung, Quốc âm thi tập gồm có ba nội dung chính:

+ Trước hết, đó là lịng u nước, thương dân thiết tha sâu
nặng kết hợp với lòng yêu đời và nỗi đau đời luôn luôn thường trực trong
tâm hồn Nguyễn Trãi.
+ Thứ hai, đó là tình u thiên nhiên tha thiết.
+ Thứ ba là tính chất giáo huấn, luân lý thể hiện rõ rệt qua một
số bài thơ.
- Về nghệ thuật:
+ Trứơc hết là thể thơ, ông đưa nhiều câu thơ sáu chữ vào
bài thất ngơn Đường luật. Ơng làm cả lối thơ đặc biệt như thủ vĩ
ngâm (bài Góc thành nam), liên hồn (bài vịnh trúc).


Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ,…

Trang 4


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Vân

+ Tiếp theo là về từ ngữ, Nguyễn Trãi sử dung tiếng Việt
một cách rất nghệ thuật. Trong đó đáng nói hơn cả là nghệ thuật
vận dụng sáng tạo ngôn ngữ văn học dân gian.
Có thể nói: “Quốc âm thi tập đánh dấu một chặng đường tiến của
ngữ ngôn Việt Nam, một ngữ ngôn đã uyển chuyển, đã tế nhị trong việc
diễn tả tình ý một cách độc đáo” (Nguyễn Hữu Sơn, 2003: 805).
Chương II. Thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập
1. Nguyên nhân dẫn đến sự ảnh hưởng của thành ngữ, tục ngữ
và ca dao trong Quốc âm thi tập
Theo chúng tơi ngun nhân chính dẫn tới thơ Nguyễn Trãi chịu sự
ảnh hưởng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao đó là do Nguyễn Trãi hồn tồn
có ý thức chủ động học tập, vận dụng, phát triển và sáng tạo ngôn ngữ dân
gian trong những sáng tác của mình. Nguyễn Trãi u q vốn ngơn ngữ
dân gian, ơng đã chắt lọc và sử dụng một cách tài tình để thổi vào những
câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao quen thuộc một sức sống mới, một hơi thở
mới.
Bên cạnh đó, chúng ta thấy cả cuộc đời Nguyễn Trãi đã sống gần
gũi, hồ mình trong nhịp sống của nhân dân. Chính điều đó đã giúp ơng
phần nào phát hiện được mối quan hệ giàu giá trị nhân văn chủ nghĩa
thường chỉ thấy xuất hiện trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Hơn nữa, ở
Nguyễn Trãi còn là sự tập hợp và chắt lọc những hệ thống tư tưởng, những

tinh hoa văn hóa của Nho, Phật, Lão và đặc biệt là sự kế thừa, tiếp thu một
cách có ý thức tinh hoa văn hóa dân gian. Sự ảnh hưởng sâu sắc văn hóa
dân gian là tiền đề tạo nên sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong
sáng tác của Nguyễn Trãi.
2. Những hình thức sử dụng và ảnh hưởng
Nguyễn Trãi đã khai thác, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo,
thành ngữ, tục ngữ, ca dao khi đưa vào thơ Quốc âm thi tập. Có lúc, ơng
lấy trọn vẹn cả từ lẫn ý. Có lúc, ơng lấy ý và thay đổi hình thức ngơn ngữ.
Có lúc, ơng sáng tạo ra ý mới. Có lúc, ơng lại rút gọn hoặc là ghép thành
ngữ, tục ngữ, ca dao, và nhiều khi ông “tự sáng tạo” ra tục ngữ như là cách
để bổ sung vào kho tàng ngôn ngữ dân gian.
Sau khi tiến hành khảo sát 254 bài thơ trong Quốc âm thi tập (với
1908 câu thơ), chúng tôi đã thống kê được:
- 60/254 bài có sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao, chiếm tỉ lệ
23,6%.
Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ,…

Trang 5


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Vân

Trong đó :
+ 20/1908 câu có thành ngữ chiếm tỉ lệ 1%.
+ 20/1908 câu có ca dao chiếm tỉ lệ 1%.
+ 52/1908 câu có tục ngữ chiếm tỉ lệ 2,7%.
Qua số lượng đã thống kê được ở trên, chúng ta có thể thấy thành
ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập chiếm tỷ lệ tương đối nhiều

2.1. Sử dụng nguyên vẹn
Trong Quốc âm thi tập, những câu thơ được Nguyễn Trãi sử dụng
nguyên vẹn cả ý tưởng và từ ngữ từ thành ngữ, tục ngữ chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
Theo chúng tơi thì chỉ có khoảng 10 câu trên tổng số 1908 câu thơ trong
Quốc âm thi tập chiếm 0,5%. Trong đó tục ngữ có khoảng 6 câu chiếm
0,3%, thành ngữ có khoảng 4 câu chiếm khoảng 0,2%. Riêng ca dao thì
khơng có trường hợp nào được tác giả sử dụng theo hình thức này.
- Về hình thức: Có hai hình thức tiêu biểu: Một là sử dụng nguyên
vẹn, chính xác, khơng thay đổi về số lượng từ, vị trí từ và nội dung ý nghĩa
của từ ngữ. Hai là, khi sử dụng, Ơng có thêm bớt từ, đảo lộn một số vị trí
theo một cách diễn đạt đồng nghĩa và vẫn đảm bảo không thay đổi nội dung,
ý nghĩa của từ ngữ.

- Về nội dung: Những ý nghĩa nội dung trong câu thơ có thành
ngữ, tục ngữ của Nguyễn Trãi nếu có được mở rộng cảm nhận để tìm hiểu
thì nó hồn tồn khơng vượt ra khỏi những tầng ý nghĩa mà câu thành ngữ,
tục ngữ “gốc” đã biểu đạt.
2.2. Sử dụng sáng tạo
2.2.1. Lấy ý và thay đổi hình thức ngôn ngữ.
Chúng tôi đã thống kê được 37 câu trên tổng số 1908 câu thơ trong
Quốc âm thi tập, chiếm 1,9%, được Nguyễn Trãi sử dụng dưới hình thức
lấy ý từ thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
Ở hình thức này, Nguyễn Trãi đã lấy ý tài tình từ thành ngữ, tục
ngữ, ca dao, cộng với việc thay đổi hình thức ngôn ngữ vừa linh hoạt vừa
sáng tạo phù hợp với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật trong Quốc âm thi
tập.
Như vậy, Nguyễn Trãi đã góp phần làm mới thành ngữ, tục ngữ, ca
dao và đã có thêm nhiều điều kiện để nói lên tư tưởng, tình cảm của mình

Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ,…


Trang 6


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Vân

và những tư tưởng ấy, tình cảm ấy qua cách diễn đạt đậm chất thành ngữ,
tục ngữ, ca dao đã trở nên đầy đủ hơn, thuyết phục hơn.
2.2.2. Sáng tạo ra ý mới và thay đổi hình thức
ngơn ngữ
Trong số 254 bài thơ Quốc âm thi tập, chúng tôi đã thống kê được
22/1908 câu thơ, chiếm 1,2% được Nguyễn Trãi sáng tác với hình thức lấy
ý từ thành ngữ, tục ngữ, ca dao để sáng tạo ra ý mới và thay đổi hình thức
ngơn ngữ.
Nguyễn Trãi có xu hướng sáng tạo ý mới từ thành ngữ nhiều hơn
so với tục ngữ và ca dao. Kết quả của những sáng tạo này là hình ảnh câu
thành ngữ mờ đi và câu thơ của Nguyễn Trãi lại sắc sảo, thâm thúy hơn rất
nhiều.
Ta hầu như khơng cịn nhìn thấy ngun vẹn cách diễn đạt của dân
gian trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao như đã có mà ý từ thành ngữ, tục ngữ,
ca dao đã chuyển hóa vào câu thơ Nguyễn Trãi, như thể chính Nguyễn Trãi
mới là người sáng tạo ra thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
Sự sáng tạo này, một lần nữa khẳng định sự thâm nhập sâu sắc của
con người Nguyễn Trãi – tâm hồn tư tưởng - tình cảm của Nguyễn Trãi vào
trong kho tàng phong phú của thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
2.2.3. Rút gọn tục ngữ, ca dao
Sau khi tiến hành khảo sát tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn
Trãi, chúng tôi đã thống kê được 8/1908 câu thơ, chiếm 0,4% được Nguyễn

Trãi lấy ý chính trong một câu tục ngữ, ca dao dài bằng cách rút gọn khuôn
vào những câu thơ cách luật
Khi rút gọn, Nguyễn Trãi vẫn trung thành với ý tưởng, nội dung
của câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Ơng có xu hướng lược bớt những hư từ,
phụ từ. Những đại từ chỉ người cũng được hiểu ngầm trong ngữ cảnh của
câu thơ và rút gọn đi. Đa số các câu thơ rút gọn đều giữ lại các danh từ,
động từ…chứa hàm lượng nghĩa cao và phong phú.
2.2.4. Ghép thành ngữ, tục ngữ, ca dao
Nguyễn Trãi đã kết hợp một cách khéo léo, nhuần nhuyễn, ý nghĩa
từ những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao khác nhau để đưa vào trong một
cặp câu thơ thất ngôn hoặc ở phần luận hoặc ở phần thực hoặc ở phần kết
của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Theo chúng tôi trong tổng số 1908
trong Quốc âm thi tập thì có 13 câu thơ, chiếm 0,7% được Nguyễn Trãi sử
dụng theo hình thức này.
Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ,…

Trang 7


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Vân

Những câu thơ được Nguyễn Trãi sử dụng với hình thức ghép ý
như trên tuy thốt hẳn về mặt hình thức, về số lượng câu chữ, câu thơ đã
ngắn gọn và bao quát hơn so với thành ngữ, tục ngữ, ca dao nhưng ý nghĩa
của nó thì vẫn bám sát với thành ngữ, tục ngữ, ca dao, gợi cho ta nhiều ý
nghĩa sâu sắc về những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống.
2.2.5. Tự sáng tạo ra tục ngữ
Trong Quốc âm thi tập bên cạnh việc vận dụng sáng tạo thành

ngữ, tục ngữ, ca dao, Nguyễn Trãi còn tự sáng tạo ra tục ngữ.
Theo chúng tơi, đó sẽ là những câu châm ngơn, câu tục ngữ quý
cho các thế hệ sau mà ở đó những đặc điểm thi pháp của tục ngữ thể hiện rất
rõ. Điều này cho chúng ta thấy, Nguyễn Trãi không chỉ am hiểu những lối
cảm lối nghĩ của dân gian mà ơng cịn nắm rất vững những quy luật sáng
tạo của thành ngữ, tục ngữ, ca dao, đặc biệt là tục ngữ.
Có thể nói, Nguyễn Trãi khơng chỉ là một nhà thơ mà còn là một
nhà hiền triết lỗi lạc của dân tộc. Bằng tài năng và sự sáng tạo của mình,
ơng đã góp phần làm cho kho tàng văn học dân tộc nói chung và văn hóa
dân gian nói riêng ngày càng trở nên phong phú và đa dạng.
3. So sánh thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập và
thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm
Trong thơ Thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng tôi đã thống
kê được 40 bài trên tổng số 141 bài chiếm 28,3% có sử dụng thành ngữ, tục
ngữ, ca dao. Như vậy, nếu xét về số lượng bài thơ có sử dụng thành ngữ, tục
ngữ, ca dao thì thơ Nơm Nguyễn Bỉnh Khiêm ít hơn so với tập thơ Quốc
âm thi tập của Nguyễn Trãi là 20 bài nhưng nếu xét về tỉ lệ các câu thơ có
sử dụng thì thơ Nơm Nguyễn Bỉnh Khiêm lại chiếm tỉ lệ cao hơn (1,2%).
Điều này cho thấy tần số xuất hiện thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ
Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm là dày hơn, đều hơn, còn trong Quốc âm thi tập
thành ngữ, tục ngữ, ca dao chủ yếu xuất hiện ở mục vô đề (gồm 129 bài),
đặc biệt là ở tiểu mục Bảo kính cảnh giới (61 bài).
Cũng giống như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng thành
ngữ, tục ngữ, ca dao và trong tác phẩm của mình một cách sáng tạo, linh
hoạt. Có chỗ ơng lấy cả ý lẫn từ, có chỗ ông chỉ lấy ý mà không lấy từ.
Tuy nhiên, đối chiếu những câu thơ của Nguyễn Trãi và Nguyễn
Bỉnh Khiêm, chúng ta thấy, mặc dù cả hai ông đều lấy ý từ những câu tục
ngữ, ca dao giống nhau nhưng mỗi người lại có một sự sáng tạo riêng.
Có thể nói: “Nguyễn Bỉnh Khiêm đã củng cố và hồn chỉnh các
thành tựu mà Nguyễn Trãi đã có cơng khai phá. Với sự mở đầu của Nguyễn

Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ,…

Trang 8


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Vân

Trãi, sự kết thúc của Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ tiếng Việt đã đi được một
chặng đường, tạo được những nét đặc sắc, phong cách riêng, là một giai
đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của nền thơ dân tộc” (Trần Ngọc
Vương, 1997: 569).

KẾT LUẬN
Trong khóa luận này, chúng tơi cũng cố gắng thực hiện được một
số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, chúng tôi có cơ hội hệ thống lại khái niệm, đặc điểm thi
pháp của thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
Thứ hai, khóa luận tiếp tục khái quát và khẳng định giá trị nội
dung, nghệ thuật của tập thơ Quốc âm thi tập, giúp cho người đọc vừa tiếp
cận vừa bao quát cụ thể Quốc âm thi tập.
Thứ ba, tiến hành khảo sát, thống kê tỷ lệ thành ngữ, tục ngữ, ca
dao trong 254 bài thơ Quốc âm thi tập. Sau đó, chúng tôi đi vào chứng
minh tài năng của Nguyễn Trãi trong việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ ca
dao thông qua những cách thức sử dụng. Cụ thể là sử dụng nguyên vẹn
thành ngữ, tục ngữ; lấy ý từ thành ngữ, tục ngữ, ca dao; sáng tạo thêm ý
mới; rút gọn thành ngữ, tục ngữ, ca dao; ghép thành ngữ, tục ngữ, ca dao; tự
sáng tạo ra tục ngữ.
Thứ tư, để giúp người đọc thấy rõ được vai trò của Nguyễn Trãi

đối với sự phát triển của nền văn học dân tộc, chúng tôi đã bước đầu tiến
hành khảo sát và tìm hiểu sơ bộ về thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ
Nơm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Qua đó, có thể thấy được sự kế thừa, tiếp
thu một cách sáng tạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với Nguyễn Trãi trong
việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao vào thơ Nơm của mình
Qua q trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy việc vận dụng
thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi nổi
lên một số điểm đáng chú ý như sau:
Về số lượng: Rất phong phú và đa dạng về số lượng cũng như
cách thức vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Quốc âm thi tập.
Điều này cho thấy tài năng của Nguyễn Trãi trong cách vận dụng thành ngữ,
tục ngữ, ca dao.

Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ,…

Trang 9


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

Mai Thị Vân

Về hình thức sử dụng: Mỗi hình thức sử dụng thành ngữ, tục ngữ,
ca dao trong thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đều thể hiện những sáng
tạo nhất định.
Đọc thơ Quốc âm thi tập, ta có cảm giác vừa quen vừa lạ bởi nó
vừa mang bóng dáng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao, vừa mang dáng dấp
của thể thơ cổ điển Đường luật, vừa chứa đựng những nét riêng khó lẫn của
Nguyễn Trãi.
Tóm lại, khóa luận đã vạch ra một cái nhìn khá hồn chỉnh về việc

“Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập
của Nguyễn Trãi”.
Cuối cùng, trong quá trình thực hiện, khóa luận khơng tránh khỏi
những thiếu sót, sơ suất, những kiến giải chủ quan của người viết.
Chúng tôi hy vọng sẽ được trở lại đề tài này trong những cơng
trình nghiên cứu chuyên sâu hơn, nhằm khám phá một cách tồn diện và sâu
sắc hơn nữa vấn đề “Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”.
Long Xuyên, tháng 05 năm 2008
Mai Thị Vân

Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ,…

Trang 10


Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ…

Mai Thị Vân

Lời cảm ơn!
]^
Khóa luận hồn thành là nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học An Giang, Khoa Sư Phạm, các
thầy cô trong tổ bộ môn Ngữ Văn, giáo viên hướng dẫn, thư viện
trường Đại Học An Giang cũng như bạn bè trong và ngoài lớp.
Tất cả đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, động viên chúng
tơi trong q trình thực hiện khóa luận.
Lần đầu tiên tham gia nghiên cứu khoa học, gặp phải rất
nhiều khó khăn, bỡ ngỡ, lúng túng, nhưng nhờ có sự quan

tâm,giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình từ nhiều phía, nhất là các thầy cô
trong tổ bộ môn Ngữ Văn, tơi đã hồn thành khóa luận và bước
đầu đi vào khám phá con đường nghiên cứu khoa học.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Trần
Tùng Chinh, người đã tận tình giúp đỡ tơi về mặt tài liệu cũng
như luôn chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện
khóa luận.
Một lần nữa , tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và
tất cả bạn bè đã giúp tơi hồn thành khóa luận này! Xin chân
thành cảm ơn!
Long Xuyên, tháng 5 năm 2008
Mai Thị Vân

Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn

Trang 1


Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ…

Mai Thị Vân

Mục lục
]^
NỘI DUNG

Trang

A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................... 4

2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 6
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 6
5. Đóng góp của khóa luận......................................................................... 6
6. Cấu trúc khóa luận ................................................................................. 7
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I. Khái quát thành ngữ, tục ngữ, ca dao và giới thiệu tập thơ
Quốc âm thi tập .......................................................................................... 8
1. Thành ngữ, tục ngữ ................................................................................ 8
1.1. Thành ngữ ........................................................................................... 8
1.2. Tục ngữ ............................................................................................... 9
1.3. Phân biệt thành ngữ, tục ngữ............................................................... 11
2. Ca dao, dân ca ........................................................................................ 12
2.1. Khái niệm............................................................................................ 12
2.2. Đặc điểm thi pháp ............................................................................... 12
2.3. Phân biệt tục ngữ, ca dao .................................................................... 14
3. Vài nét về Quốc âm thi tập..................................................................... 15
Chương II. Thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập
1. Nguyên nhân dẫn tới sự ảnh hưởng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao ..... 21
2. Những hình thức sử dụng và ảnh hưởng ................................................ 22
2.1. Sử dụng nguyên vẹn............................................................................ 23
2.2. Sử dụng sáng tạo ................................................................................. 26
2.2.1. Lấy ý và thay đổi hình thức ngơn ngữ ............................................. 26
2.2.2. Sáng tạo ra ý mới và thay đổi hình thức ngơn ngữ .......................... 34
2.2.3. Rút gọn thành ngữ, tục ngữ, ca dao ................................................. 40
2.2.4. Ghép thành ngữ, tục ngữ, ca dao...................................................... 42
2.2.5. Tự sáng tạo ra thành ngữ, tục ngữ, ca dao ....................................... 45

Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn


Trang 2


Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ…

Mai Thị Vân

3. So sánh thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập và thơ Nôm
Nguyễn Bỉnh Khiêm .............................................................................................. 48
C. KẾT LUẬN

56

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

58

Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn

Trang 3


Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ…

Mai Thị Vân

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Văn học dân gian là nguồn suối trong lành của tình đất nước, là bầu sữa ngọt
ngào của hồn dân tộc, là kiểu mẫu nghệ thuật của tiếng nói Việt Nam” (Đinh Gia

Khánh, 1983: 22). Đặc biệt là thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Từ lâu, chúng được coi như
những viên ngọc quý, là nguồn thi liệu vô cùng quý giá được rút ra từ chính cuộc sống
của quần chúng nhân nhân. Tuy nhiên, làm thế nào để khai thác hết giá trị của nguồn thi
liệu ấy. Đó là một vấn đề đã, đang và sẽ tiếp tục đặt ra đối với mọi người. “Đọc các tác
phẩm sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao, ta thấy gần gũi, dễ hiểu, khi đã đi vào
lịng người thì khơng bao giờ qn được” (Nhiều tác giả, 2005: 48). Bởi vậy, việc tìm
hiểu, khám phá cũng như vận dụng sáng tạo thành ngữ, tục ngữ, ca dao vào trong các
tác phẩm văn chương khơng cịn là điều mới lạ. Bắt đầu từ các thi sĩ thời trung đại như:
Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương … cho đến các thi sĩ
thời hiện đại như: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Bính … Nhìn chung, mỗi nhà văn,
nhà thơ đều có một cách thức khai thác, sử dụng riêng, thể hiện sự sáng tạo của cá nhân.
Nguyễn Trãi, người mở đầu cho nền thơ cổ điển Việt Nam và có thể nói ơng cũng là
người đầu tiên vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao vào trong sáng tác của mình một
cách sáng tạo và có hệ thống.
Nghiên cứu thơ văn Nguyễn Trãi nói chung và tập thơ Quốc âm thi tập nói
riêng, từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu thường tập trung đào xới một số vấn đề
xoay quanh: “Tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi”, “Con người Nguyễn Trãi
qua thơ Nôm”, “Hồn thơ đa dạng của Nguyễn Trãi”, “Niềm thao thức lớn trong thơ
Nguyễn Trãi”…
Thiết nghĩ, tìm hiểu thơ văn của Nguyễn Trãi sẽ thiếu sót rất lớn nếu chúng ta
khơng đi sâu tìm hiểu thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập. Đây là một
trong những vấn đề quan trọng góp phần khẳng định giá trị của thơ nói riêng và tài năng
của Nguyễn Trãi nói chung trong việc kế thừa, phát huy và sáng tạo ngôn ngữ văn học
dân tộc.
Mặt khác, ở trường phổ thông hiện nay, học sinh mới chỉ được tiếp cận với một
số ít tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi và chủ yếu là dừng lại ở việc tìm hiểu, làm
sáng tỏ những vấn đề xung quanh mặt nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Việc xem xét
bản chất tác phẩm văn học dưới góc độ nghệ thuật vẫn chưa được khai thác một cách
triệt để, học sinh vẫn chưa quen khám phá tác phẩm ở góc độ thi pháp học.
Là một giáo viên Ngữ Văn trong tương lai, tôi xét thấy việc tiếp cận tác phẩm

văn học dưới góc độ ngơn ngữ, thi pháp học có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là chìa khóa
giúp người đọc đi vào khám phá tác phẩm một cách nhanh chóng và cũng rất sâu sắc.
Với những lí do trên cộng với niềm đam mê và hứng thú riêng của bản thân,
chúng tơi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao
trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”.

2. Lịch sử vấn đề
Nhìn chung, vấn đề “Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” cũng được một số nhà nghiên cứu lưu tâm. Cụ thể
như sau:
Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn

Trang 4


Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ…

Mai Thị Vân

Trong bài viết về Nguyễn Trãi “Thời đại – con người – văn nghiệp” (Lê Bảo,
1997: 18 – 24), tác giả Lê Bảo đã chỉ ra một số cách thức vận dụng thành ngữ, tục ngữ,
ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Đây không phải là bài viết trực tiếp nói
về vấn đề thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập nên tác giả mới chỉ đề cập
đến vấn đề trên một cách sơ lược, khái quát và ngắn gọn nhất. Tuy chưa đi sâu nhưng
bài viết đã khơi gợi ra nhiều điều lí thú có liên quan đến vấn đề mà chúng tơi đang tìm
hiểu.
Xuân Diệu trong bài viết “Đọc Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” (Xuân Diệu,
2000: 64-69) có đề cập đến sự ảnh hưởng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ
Nguyễn Trãi. Tác giả đã trích dẫn được một số câu thơ tiêu biểu và phân tích sự ảnh
hưởng của tục ngữ trong các câu thơ đó thơng qua việc so sánh, đối chiếu các câu tục

ngữ trong dân gian. Bài viết đã mở ra một hướng khai thác khá hay, có tác dụng rất lớn
cho việc nghiên cứu của chúng tôi.
Nhưng cũng giống như bài viết của tác giả Lê Bảo (Lê Bảo, 1997: 18 – 24), bài
viết này cũng không trực tiếp đi sâu nghiên cứu sự ảnh hưởng của thành ngữ, tục ngữ,
ca dao trong toàn bộ tập thơ Quốc âm thi tập. Do vậy nó vẫn cịn mang tính khái qt
và sơ lược.
Nguyễn Thiên Thụ trong bài viết “Ảnh hưởng và địa vị của Nguyễn Trãi trong
văn học Việt Nam” (Nguyễn Hữu Sơn, 2003: 960 – 965) có viết: “Nguyễn Trãi đã sử
dụng tài nguyên phong phú của nền văn chương Việt Nam. Đó là ca dao - tục ngữ”. Tác
giả cũng đặt ra và làm sáng tỏ câu hỏi: “Nguyễn Trãi đã ảnh hưởng bởi ca dao - tục ngữ
hay dân chúng lấy thơ Nguyễn Trãi làm ca dao – tục ngữ ?”. Bài viết đã liệt kê được
nhiều câu thơ trong Quốc âm thi tập có ảnh hưởng tục ngữ, ca dao nhưng lại chưa chỉ
ra được cách thức sử dụng tục ngữ, ca dao của Nguyễn Trãi. Mặc dù vậy, bài viết đã mở
cho chúng tôi hướng để khảo sát, thống kê tỉ lệ thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc
âm thi tập.
Tác giả Bùi Văn Nguyên trong bài viết “Âm vang tục ngữ ca dao trong thơ
Quốc âm thi tập” (Nguyễn Hữu Sơn, 2003: 960 – 965) đã phác họa một cách khá toàn
diện sự ảnh hưởng của ca dao tục ngữ trong toàn bộ tập thơ Quốc âm thi tập. Trong bài
viết này, tác giả đã đi vào khảo sát tỉ lệ ca dao tục ngữ trong toàn bộ tập thơ Quốc âm
thi tập, đồng thời phân tích một số cách thức sử dụng ca dao - tục ngữ của Nguyễn Trãi.
Từ đó giúp người đọc nhận thấy tài năng và sự sáng tạo của Nguyễn Trãi. Đây cũng
chính là hướng đi mà chúng tơi thực hiện trong khóa luận này.
Tuy vậy bài viết chưa nêu lên được việc vận dụng thành ngữ của Nguyễn Trãi
trong Quốc âm thi tập. Hơn nữa, do tính chất của một bài viết nên tác giả cũng chưa thể
đi sâu nghiên cứu, phân tích, làm sáng tỏ nhiều vấn đề có liên quan đến việc “Tìm hiểu
sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”.
Chúng tơi nhận thấy vấn đề “Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao
trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” tuy đã được một số tác giả đề cập đến dưới
những khía cạnh, những mức độ nơng sâu khác nhau nhưng nhìn chung vẫn chưa có
một tác giả nào cũng như chưa có một cơng trình nghiên cứu trực tiếp nào đi sâu khám

phá và tìm hiểu một cách khoa học, đầy đủ và có hệ thống.
Tóm lại, theo những tư liệu mà chúng tơi thu thập được thì đề tài “Tìm hiểu sự
vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” là một
đề tài mới chưa có cơng trình nghiên cứu nào tiến hành tìm hiểu với cấp độ và quy trình
tương tự. Dù vậy chúng tơi cũng thừa nhận đã tiếp thu khơng ít những thành quả của
các nhà nghiên cứu đi trước, nhất là của nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên.

Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn

Trang 5


Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ…

Mai Thị Vân

Chúng tơi hy vọng rằng khóa luận này sẽ góp phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu
một cách cụ thể, đầy đủ hơn vấn đề “Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao
trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
. Đối tượng nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tơi chỉ tập trung nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ, ca
dao được sử dụng trong thơ Quốc âm thi tập. Từ đó phát hiện ra cách thức sử dụng
thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập.
. Phạm vi nghiên cứu
Do khóa luận đi sâu vào vấn đề thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi
tập nên phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là 254 bài thơ trong Quốc âm thi tập. Trong
đó, chúng tơi sẽ đi sâu tìm hiểu những bài thơ, câu thơ có sử dụng thành ngữ, tục ngữ,
ca dao. Ngồi ra, chúng tơi sẽ tìm hiểu một số vấn đề có liên quan như: cơ sở lí luận về
thành ngữ, tục ngữ, ca dao; thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh

Khiêm.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1.

Phương pháp thống kê, phân loại

Ở đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để lựa chọn các câu thơ
có sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong 254 bài thơ ở tập thơ Quốc âm thi tập. Tiếp
theo chúng tôi tiến hành phân loại các câu thơ vừa thống kê được vào các mục nhỏ, dựa
trên 2 tiêu chí đó là: các câu thơ sử dụng nguyên vẹn thành ngữ, tục ngữ, ca dao và các
câu thơ sử dụng sáng tạo từ thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Sau đó tiến hành khảo sát tỉ lệ
sử dụng dựa trên các tiểu mục đã phân loại.
4.2.

Phương pháp phân tích, tổng hợp

Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm làm rõ vấn đề vừa được thống kê,
phân loại và khảo sát. Trên cơ sở đó tổng hợp, đúc kết vấn đề.
4.3.

Phương pháp so sánh, đối chiếu

Trong q trình phân tích, phát hiện ra những điểm chung và riêng, từ đó chúng
tơi tiến hành so sánh, đối chiếu giữa thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong tiếng Việt với
những câu thơ trong Quốc âm thi tập có thành ngữ, tục ngữ, ca dao sử dụng. Qua đó
chứng minh tài năng của Nguyễn Trãi trong việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao
vào trong sáng tác của mình.
4.4.

Phương pháp hệ thống


Sau khi đã sử dụng các phương pháp trên để nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề
chúng tôi mới xâu chuỗi những đơn vị kiến thức nhỏ thành một hệ thống hoàn chỉnh.
Làm sao vừa đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học của kết cấu, vừa đảm bảo được tính chuẩn
xác và hợp logic.
5.

Đóng góp của khóa luận

“Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi” là một đề tài khá mới mẻ. Hơn nữa với khả năng hiểu biết và năng lực của
người nghiên cứu có hạn nên qua đề tài này chúng tơi xác định và hy vọng sẽ đóng góp
một số vấn đề như sau:

Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn

Trang 6


Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ…

Mai Thị Vân

Đề tài nghiên cứu này sẽ là bước khởi đầu mở ra cho chúng tôi những hướng
khai thác, tiếp cận mới, đạt hiệu quả cao trong việc việc khám phá giá trị nội dung cũng
như giá trị nghệ thuật đặc sắc của Quốc âm thi tập. Đồng thời qua việc “Tìm hiểu sự
vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” sẽ giúp
ta hiểu thêm về tài năng của Nguyễn Trãi trong việc vận dụng ngôn ngữ dân tộc vào
trong tác phẩm văn chương.
Ngồi ra đề tài cịn có ý nghĩa sư phạm thiết thực góp phần phục vụ cho cơng tác

giảng dạy sau này của người nghiên cứu. Như chúng ta đã biết thành ngữ, tục ngữ, ca
dao và thơ văn Nguyễn Trãi là những nội dung quan trọng chiếm thời lượng lớn trong
chương trình phổ thơng. Vậy làm thế nào để giúp học sinh nhận thức được hết cái hay,
cái đẹp cũng như giá trị của các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao và những áng văn bất hủ
của dân tộc. Đó chính là nhiệm vụ của người giáo viên Ngữ Văn.
Vì vậy chúng tơi hy vọng đề tài sẽ góp phần phục vụ đắc lực cho cơng việc
giảng dạy thành ngữ, tục ngữ, ca dao cũng như thơ Nguyễn Trãi nói riêng và cơng việc
giảng dạy Ngữ Văn nói chung.
6.

Cấu trúc khóa luận
Khóa luận chia làm 3 phần
A. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Đóng góp của khóa luận
6. Cấu trúc khóa luận
B. Phần nội dung
Chương I. Khái quát thành ngữ, tục ngữ, ca dao và giới thiệu tập thơ Quốc
âm thi tập.
Chương II. Thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập:
1. Nguyên nhân dẫn đến sự ảnh hưởng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao
trong Quốc âm thi tập.
2. Những hình thức sử dụng và ảnh hưởng:
2.1. Sử dụng nguyên vẹn
2.2. Sử dụng sáng tạo
3. So sánh thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập và thơ Nơm
của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

C. Kết luận

Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn

Trang 7


Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ…

Mai Thị Vân

B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I. Khái quát thành ngữ, tục ngữ, ca dao và giới thiệu tập thơ Quốc âm thi
tập
Thành ngữ, tục ngữ, ca dao tuy là những phạm trù khác nhau, song giữa chúng
có mối tương hợp khăng khít với nhau. Nguyễn Nhã Bản gọi chúng là “bà con trong
một ngơi nhà chung là văn hóa dân gian” (Nguyễn Nhã Bản, 2005: 19). Từ xưa tới nay,
ba phạm trù này luôn được các nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ học quan tâm.
Điều này được thể hiện rất rõ qua hàng loạt các ý kiến, nhận định khác nhau của các nhà
nghiên cứu xoay quanh các vấn đề như: khái niệm, đặc điểm, phân biệt thành ngữ, tục
ngữ, ca dao.
Do phạm vi của khóa luận chỉ dừng lại trong việc “Tìm hiểu sự vận dụng thành
ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” nên chúng tơi khơng có
tham vọng đi sâu nghiên cứu tất cả những vấn đề có liên quan đến thành ngữ, tục ngữ,
ca dao mà chỉ đi vào tìm hiểu một số vấn đề: Khái niệm, đặc điểm, phân biệt thành ngữ
với tục ngữ, tục ngữ với ca dao nhằm phục vụ cho việc nhận diện thành ngữ - tục ngữ ca dao và cách thức sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao của Nguyễn Trãi trong Quốc
âm thi tập.
1. Thành ngữ, tục ngữ
1.1. Thành ngữ
1.1. 1. Khái niệm

Chúng tôi đã sưu tầm được rất nhiều ý kiến khác nhau của các nhà ngôn ngữ học
xung quanh vấn đề khái niệm thành ngữ, chẳng hạn như:
- “Thành ngữ vốn là những tổ hợp từ mang tính chất tự do, được nhiều người
dùng, cùng tham gia sửa đổi dần dần, gọt giũa dần dần trong trường kỳ lịch sử, cuối
cùng trở thành những từ cố định” (Cù Đình Tú, 2001: 149).
- “Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái - cấu trúc,
hồn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp thường ngày,
đặc biệt là trong khẩu ngữ” (Hoàng Văn Hành, 1994: 21).
- “Thành ngữ là những cụm từ cố định, hay những ngữ cố định, có nội dung ngữ
nghĩa sâu rộng” (Đái Xuân Ninh, 1978: 3).
- “Thành ngữ là đơn vị tương đương với từ, có tính chất cố định, bền chặt về kết
cấu, mang ý nghĩa biểu trưng” (Nguyễn Nhã Bản, 2005: 21).
Qua những định nghĩa vừa nêu trên, chúng tôi nhận thấy thành ngữ vừa là một
hiện tượng ngôn ngữ vừa là một yếu tố mang đậm tính dân gian. Nó là một cụm từ cố
định, tương đối bền vững và hoàn chỉnh về cấu trúc - ý nghĩa, có tính hình tượng và gợi
cảm cao, có chức năng hoạt động như một từ, được sử dụng trong đời sống và trong văn
học.

Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn

Trang 8


Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ…

Mai Thị Vân

1.1.2. Đặc điểm của thành ngữ
Qua quá trình tham khảo các bài viết nói về đặc điểm của thành ngữ tiếng Việt,
theo ý kiến chủ quan của mình, tơi xét thấy bài viết của Nguyễn Lực - Lương Văn Đang

là tương đối đầy đủ và chính xác hơn cả. Sau đây tơi xin trích ra những đặc điểm cơ bản
mà hai nhà nghiên cứu đã đưa ra như sau (Nguyễn Lực – Lương Văn Đang, 1978: 718):
- Về mặt kết cấu hình thái
Thành ngữ tiếng Việt thuộc loại cụm từ cố định, kết cấu vững chắc, đạt mức một
ngữ cú cố định như: mèo mù vớ cá rán…
Nếu đem đổi trật tự, vị trí từ, thay từ đồng nghĩa hoặc một từ loại tương đương
thì lập tức kết cấu bị phá vỡ, ý nghĩa bị xun tạc và khơng cịn giá trị của một thành
ngữ nữa. Vì vậy khơng phải bất cứ cụm từ cố định hay một ngữ cố định nào cũng có thể
trở thành thành ngữ như: khoa học kỹ thuật, bánh xe lịch sử…
- Về mặt biểu hiện nghĩa của thành ngữ
Một bộ phận thành ngữ tiếng Việt cũng có tính đa nghĩa, nhưng trong đó nghiã
bóng có tầm quan trọng hơn cả. Nghĩa này có tính khái qt tượng trưng cho tồn tổ
hợp, nhưng nó khơng phải là tổng số nghĩa của các thành tố cộng lại.
Nghĩa của thành ngữ có tính chất biểu trưng. Khi nói nghĩa bóng là nói chung
nhiều phương thức biểu hiện nghĩa của thành ngữ như: ẩn dụ, hoán dụ, khoa trương, so
sánh…như: ăn như rồng cuốn, ruột để ngoài da…Nghĩa bóng là đặc tính bản chất của
thành ngữ, góp phần xem xét một cụm từ cố định có thể trở thành thành ngữ hay khơng?
- Q trình vận động và sử dụng thành ngữ tiếng Việt
Khi thành ngữ là một cụm từ cố định có giá trị tương đương như một từ, thì nó
là đơn vị có thể vận dụng độc lập trong câu. Khi thành ngữ được sử dụng như một mệnh
đề, một ngữ cố định nào đó trong câu phức hợp, thì nó có giá trị như mơt cụm từ chủ vị.
Nhưng không phải thành ngữ nào cũng là cụm từ chủ vị cố định, khi vận động, nó cũng
có biến thể.
Có thể nói ba đặc tính trên có liên quan chặt chẽ với nhau, đặc tính nọ bổ sung
cho đặc tính kia.
1.2. Tục ngữ
1.2.1. Khái niệm
Cũng như thành ngữ, khái niệm tục ngữ cũng được nhiều nhà nghiên cứu phát
biểu dưới các hình thức khác nhau, dưới đây là một vài khái niệm tiêu biểu:
- Đỗ Bình Trị thì cho rằng: “Tục ngữ là những câu nói gọn chắc, xuôi tai, diễn

đạt những kinh nghiệm lâu đời của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con
người và xã hội. Nó thường được nhân dân vận dụng trong suy nghĩ, trong nói năng và
trong những hoạt động thực tiễn của mình (Đỗ Bình Trị, 2001: 231).
- Bùi Mạnh Nhị cũng đưa ra một khái niệm: “Tục ngữ là những câu nói dân gian
ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh và thường mang nhiều nghĩa, thể hiện những
kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân áp dụng vào đời sống, tư duy và
lời ăn tiếng nói hàng ngày (Bùi Mạnh Nhị, 1997: 242).

Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn

Trang 9



×