Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

con người trong cái nhìn thế sự, cái nhìn đời tư qua một số truyện ngắn của nguyễn minh châu sau năm 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (828.32 KB, 71 trang )

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn khoa học, nhiệt tình của cô giáo,
Thạc sĩ Mai Thị Chín cùng các Thầy, Cô giáo tổ Văn học Việt Nam, sự quan
tâm và tạo điều kiện thuận lợi của Ban Chủ nhiệm khoa Ngữ Văn trường Đại
học Tây Bắc, của các phòng, Ban chức năng và tập thể các bạn sinh viên lớp
K51- Đại học sư phạm Văn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình
hoàn thành khoá luận này.

Em xin chân thành cam ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2014
Ngƣời thực hiện
Trần Thị Thanh Nga





















MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4.1 Đối tượng 6
4.2 Phạm vi nghiên cứu 6
5. Mục đích nghiên cứu 7
6. Phương pháp nghiên cứu 7
6.1. Phương pháp khảo sát 7
6.2. Phương pháp so sánh, tổng hợp 7
6.3. Phương pháp phân tích văn học 7
7. Đóng góp của khóa luận 7
8. Cấu trúc khóa luận 8
NỘI DUNG 9
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 9
1.1 Đôi nét về nhà văn Nguyễn Minh Châu 9
1.1.1 Tiểu sử nhà văn Nguyễn Minh Châu 9
1.1.2 Sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu 10
1.1.3 Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu 11
1.2 Sự thể hiện con người trong văn học Việt Nam trước 1975 12
1.3 Sự thể hiện con người trong văn học Việt Nam sau 1975 17
CHƢƠNG 2: CON NGƢỜI TRONG CÁI NHÌN THẾ SỰ, CÁI NHÌN ĐỜI
TƢ QUA MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU SAU
NĂM 1975 23
2.1. Con người với những tác động của chiến tranh 24
2.2. Con người với những thói hư tật xấu 29

2.3 Con người với những tác đông của hoàn cảnh sống 40
2.3 Con người trong sự đối diện với chính mình 46
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Con người trong cái nhìn thế sự, cái
nhìn đời tư qua một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 vì
những lí do sau:
1.1 Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn lớn của nền văn học
Việt Nam hiện đại nửa sau thế kỉ XX. Ông là một cây bút đầy tài năng, có trách
nhiệm, luôn trăn trở trong lao động, sáng tạo. Những sáng tác của ông là một
chỉnh thể nghệ thuật thống nhất của một quá trình liên tục đổi mới. Sáng tác của
Nguyễn Minh Châu được chia thành hai giai đoạn trước năm 1975 và sau năm
1975. Về những sáng tác ở giai đoạn đầu của Nguyễn Minh Châu, ông đã thử
sức mình qua các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn và cũng đạt được những
những bước đi chắc chắn của một cây bút trẻ trưởng thành trong kháng chiến
chống Mĩ. Nhưng sự nghiệp sáng tác cuả Nguyễn Minh Châu nếu nói là đạt
được những thành công lớn trên bước đường nghệ thuật thì phải kể đến những
sáng tác giai đoạn sau 1975 của ông. Đó là những bước tiến mới về tư duy
nghệ thuật, giúp ông trở thành cây bút tiên phong mở đường tinh anh và tài
hoa sau này.
Trên chặng đường ba mươi năm kháng chiến chống đế quốc xâm lược (
1945 _ 1975), Nguyễn Minh Châu đã có mười năm tham gia trong quân ngũ với
tư cách vừa là một người lính vừa là một nhà văn. Và chính mười năm đó là cái
nền, cái cơ sở vững chắc làm nên phẩm chất người lính cũng như phong cách
của một nhà văn trong con người Nguyễn Minh Châu. Nguyễn Minh Châu có

nhiều chuyến đi thực tế chiến trường, từ Quảng Bình, Vĩnh Linh đến đường 9
Nam Lào và đặc biệt là chiến trường Quảng Trị - nơi diễn ra nhiều chiến dịch
hết sức quyết liệt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Là một nhà văn quân đội,
hưởng ứng chủ trương đường lối văn nghệ của Đảng, Nguyễn Minh Châu bằng
tài năng và lòng nhiệt tình cách mạng đã phản ánh kịp thời những hình ảnh sinh
động của cuộc chiến đấu và hình tượng cao đẹp của những con người Việt Nam
thuộc nhiều thế hệ. Đồng thời nhà văn cũng phát hiện và suy ngẫm về nhiều điều
của đời sống xã hội và số phận con người ngay trong chiến tranh, được ông ghi

2
lại trong cuốn sổ tay và sau này sẽ trở thành những vấn đề chủ đạo trong sáng
tác thời hậu chiến của chính ông.
Khi những gay go, quyết liệt và căng thẳng của chiến tranh đã đi qua
nhường lại cho sự bình yên và chính trong những giây phút bình yên đó con
người ta mới có thời gian để mà suy ngẫm lại những điều đã qua, mới thấy được
cái tốt cái đẹp, mới thấy được những gì là đáng quý, đáng trân trọng cũng như
những điều cần phê phán. Nguyễn Minh Châu đã suy nghĩ về chặng đường mà
mình đã trải qua và nhận ra những hạn chế của nhiều tác phẩm văn học trong
giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ: "Hình như cuộc chiến đấu anh
hùng sôi nổi hiện nay đang được văn xuôi và thơ ca tráng lên một lớp men "trữ
tình" hơi dày, cho nên ngắm nó thấy mỏng manh, bé bỏng và óng chuốt quá
khiến người ta phải ngờ vực"[11,265], điều này đã làm nên sự thay đổi cách
nhìn của nhà văn. Từ sau năm 1975, vẫn là một Nguyễn Minh Châu tài hoa tinh
tế trong những phát hiện và phân tích nhân vật nhưng không còn bay bổng lãng
mạn, hùng tráng chất sử thi một thời, mà đề cập đến những góc cạnh xù xì phức
tạp của cuộc sống. Cái nhìn của nhà văn thể hiện về hiện thực càng được mở
rộng và đạt tới những chiều sâu mới. Ngòi bút của Nguyễn Minh Châu không
còn bị khuôn vào trong những đường hướng, những khuôn khổ có sẵn mà mở ra
để khám phá toàn bộ đời sống xã hội và con người trong tính "đa sự, đa đoan"
của nó, mang trong đó những dự cảm về những vấn đề nhân sinh xã hội.

Những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ra mắt bạn đọc ở đầu những
năm 1980 thực sự là những tìm tòi mới, với cái nhìn mới về hiện thực và con
người, khiến Nguyễn Minh Châu trở thành một trong những con người mở
đường tinh anh và tài năng nhất của công cuộc đổi mới văn học. Vì vậy việc
nghiên cứu đề tài này cũng không ngoài mục đích góp thêm một tiếng nói, một
cách nhìn mới nhằm hoàn thiện hơn việc tìm hiểu, khẳng định vai trò và những
đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong nền văn học nước nhà.
1.2 Khi bị ảnh hưởng bởi một khuynh hướng hay tư tưởng nào đó thì thật
khó có thể quên nó đi để tiếp nhận một luồng tư tưởng mới với những đổi thay
của thời đại trong một thời gian ngắn. Bởi vì quanh quẩn đâu đó nó vẫn còn chút
ám ảnh, chút dư âm đeo bám trong mỗi con người và nếu không có một định
hướng cũng như một quyết tâm cao thì con người ta sẽ dễ rơi vào sự lạc lối, bế

3
tắc trước những sự thay đổi lớn lao đó. Bước ra từ nền văn học cách mạng với
mục đích phục vụ kháng chiến dưới sự định hướng của Đảng, đã có không ít
những nhà văn đã rơi vào sự bế tắc về cảm hứng, không thích nghi kịp với sự
chuyển mình của đất nước ở thời bình. Là một nhà văn nhạy cảm với những biến
đổi của đời sống xã hội, và là một người trăn trở với những vấn đề của cuộc
sống, nhất là những vấn đề mà Nguyễn Minh Châu đã ghi chép lại ở cuốn sổ tay
trong thời gian chiến đấu thì thời gian này Nguyễn Minh Châu có dịp để trải
lòng mình, để thể hiện và chia sẻ cùng công chúng. Các tác phẩm của Nguyễn
Minh Châu mang nhiều ý nghĩa nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc, chính điều
này đã làm nên sức sống mới của các tác phẩm. Là một sinh viên khoa văn, tôi
thấy mình cần phải học tập ở nhà văn rất nhiều điều, đó là cách nhìn nhận về
cuộc sống, về con người, về văn học, về những điều xảy ra xung quanh chúng ta,
cũng như cách đánh giá và nhất là về quan niệm sống và lòng nhiệt huyết yêu
nghề. Đó chính là lí do thứ hai và cũng là lí do quan trọng nhất để tôi quyết định
làm đề tài: Con người trong cái nhìn thế sự, cái nhìn đời tư qua một số truyện
ngắn của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975.

1.3 Nguyễn Minh Châu được đánh giá là người có công lớn trong sự
nghiệp đổi mới văn học. Những tác phẩm của ông được đưa vào các trương trình
dạy học ở các cấp học, đặc biệt là ở bậc đại học. Tuy nhiên những tiết học về tác
phẩm của nhà văn Nguyễn Minh Châu là ít vì phải dạy theo đơn vị tiến chỉ, phần
lớn giảng viên hướng dẫn còn sinh viên phải tự học và tìm hiểu, nhưng việc các
bạn sinh viên có thể tìm đầy đủ các tác phẩm cũng như các tài liệu về Nguyễn
Minh Châu là rất khó. Nhất là trong trương trình phổ thông, các bạn học sinh chỉ
được tiếp cận cái nhìn đổi mới của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm
Chiếc thuyền ngoài xa mà không có điều kiện tiếp xúc cũng như học tập các tác
phẩm khác để tiện cho việc so sánh và tìm hiểu những cái hay cái mới trong
sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Điều này đã giới hạn phần nào sự hiểu biết của
các bạn học sinh, sinh viên khi học tập, nghiên cứu về mảng đề tài này. Từ thực
tiễn đó chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài này với mong muốn nó sẽ là một tư liệu
về Nguyễn Minh Châu.



4
2. Lịch sử vấn đề
Nhà văn Nguyễn Minh Châu là một người lính, vì vậy nhân vật người lính
có mặt trong hầu hết sáng tác của ông. Nhưng bên người lính, có người đời,
trong người lính, có người đời với vô vàn, những nghịch lí, éo le. Nguyễn Minh
Châu đã nắm bắt một cách nhạy bén và nhanh nhẹn cái phần “lắt léo” của cuộc
đời những năm sau chiến tranh(1975). Những năm trước 1975, các truyện ngắn
của Nguyễn Minh Châu có cái nhìn lí tưởng hoá về con người, con người đẹp
như những viên ngọc không tì vết. Còn sau1975 Nguyễn Minh Châu nhìn nhận
về con người, về cuộc đời khác hơn. Tư duy sử thi đã nhường chỗ cho tư duy
tiểu thuyết, giúp nhà văn thấy rõ những trăn trở, giằng xé trong tâm hồn và
những trớ trêu của cuộc đời. Trong phạm vi của đề tài tôi xin trích dẫn một số ý
kiến nhận xét, đánh giá về Nguyễn Minh Châu như sau:

2.1.1.Trong Cuộc trao đổi về truyện ngắn những năm gần đây của
Nguyễn Minh Châu (do tuần báo Văn nghệ tổ chức tháng 6 năm 1985), Bùi Hiển
cho rằng truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 là: “Sự tìm tòi, khám
phá về nội tâm, về tính cách về hình ảnh cuộc sống, về ý nghĩa cuộc đời theo
một hướng có vẻ phức tạp hơn”[8,241].Cùng chung sự đánh giá đó Tô Hoài
viết: “Những cái tưởng như bình thường, lặt vặt trong cuộc sống hằng ngày
dưới con mắt và ngòi bút Nguyễn Minh Châu đều trở thành những gợi ý và có
tầm triết lí”[8,245]. Qủa thực Tô Hoài đã có cái nhìn chính xác về các truyện
ngắn của Nguyễn Minh Châu: từ những cái rất nhỏ bé trong cuộc sống hằng
ngày, nhiều khi là rất nhỏ, rất đời thường. Nguyễn Minh Châu đã nêu được
những vấn đề có sức ám ảnh.
2.1.2. Tác giả Võ Hồng Ngọc trong bài viết Mảnh đất tình yêu - sự tiếp
nối của những câu chuyện tình đời đã chỉ ra rằng: Truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu sau năm 1975 là sự mở đường, phát ra một lối đi mới vào cái thực tại phức
tạp của đời sống, lối viết giản đơn minh hoạ một chiều không còn đáp ứng được
nhu cầu nữa: “Có thể coi hai truyện ngắn trước đó “Người đàn bà trên chuyến
tàu tốc hành”, “Bến quê” và nay là “Mảnh đất tình yêu” là những nhát cuốc
mở đường, phát ra một lối đi mới vào cái thực tại phức tạp đầy biến động của
cuộc sống hôm nay. Những tác phẩm này thể hiện những dấu hiệu nói lên sự
chuyển mình của văn học ta hiện nay, khuynh hướng dân chủ hoá, nhân bản hoá

5
ý thức nghệ thuật, phá vỡ thi pháp cổ điển truyền thống đang ngăn cản văn học
tiếp cận với đời sống”[8,109].
2.1.3. Nguyễn Văn Hạnh trong bài “Nguyễn Minh Châu những năm 80
và sự đổi mới cách nhìn về con người” đã nhận xét về cái nhìn đa chiều trong
sáng tác của Nguyễn Minh Châu, nhà văn không nhìn con người bằng một
cách, một chiều, đơn giản mà là cuộc sống phức tạp: “Nguyễn Minh Châu
không thi vị hoá cuộc sống, không nhìn cuộc sống một chiều, dễ dài. Cuối
cùng anh hiểu cuộc sống bao giờ cũng vậy có cả ánh sáng và bóng tối, có cả

dương và âm, rằng bản chất con người không hoàn toàn đơn giản và mỗi
bước lên của xã hội, của cuộc sống cực kì chật vật, mâu thuẫn đầy thăng
trầm và nhiều khi rất đau đớn” [8,228].
Ở một đoạn khác Nguyễn Văn Hạnh nhận xét: “Dưới ngòi bút của
Nguyễn Minh Châu, đời người, cuộc sống lao động của con người vừa là bản
anh hùng ca, vừa là một bi kịch. Nhà văn ca ngợi sự khéo léo, khôn ngoan, khí
phách, nhất là đức tính kiên nhẫn kì lạ của con người trong cuộc sống nhọc
nhằn đầy thử thách để tồn tại phát triển. Càng về sau, nhà văn càng quan tâm
hơn đến những người xung quanh, họ hầu như không bao giờ bó tay trước khó
khăn” [8,228].
2.1.4. Hữu Thỉnh đã đưa ra nhận xét về thế giới nhân vật của Nguyễn
Minh Châu trong sự vận động và đổi mới nghệ thuật của ông: “Nguyễn Minh
Châu là nhà văn viết rất kĩ và khá nhanh. Trong số lượng tác phẩm để lại… đọc
truyện nào của ông cũng thấy loé lên cái nhìn sắc sảo, một sự đầm ấm trong tâm
hồn. Nhân vật nào của ông cũng không thấy đơn giản sơ lược. Trong hành trình
cuộc đời của họ dường như luôn luôn có một cuộc đấu tranh dai dẳng, phức tạp.
Lối kết cấu tác phẩm và mô tả của Nguyễn Minh Châu cho thấy sự vận động đổi
mới trong nghệ thuật viết văn của ông, hướng đi sâu vào thể hiện và phân tích
nội tâm nhân vật …Nguyễn Minh Châu đã trở thành một trong những nhà văn đi
đầu trong cuộc đổi mới văn học ở ta”[18,107].
2.1.5. Tôn Phương Lan đã chỉ ra sự thay đổi, sự khác nhau về giọng điệu
trong sáng tác trước và sau năm 1975. Theo tác giả: “giọng điệu của Nguyễn Minh
Châu trong thời kì chống Mĩ là giọng điệu trang trọng, ngợi ca bao phủ lên khắp
những sáng tác đó. Giong điệu này quy định do cảm hứng của tác giả. Một phần là

6
nỗi xúc động thực sự trước những chiến công anh hùng của quân và dân ta trong
kháng chiến. Một phần là tác giả muốn cổ vũ nhân dân tham gia chiến đấu”
Giọng điệu có sự thay đổi cho phù hợp trong các tác phẩm sau này của
Nguyễn Minh Châu: “Xuất phát từ chỗ coi con người không bao giờ phù hợp

với bản thân, Nguyễn Minh Châu đã chọn chỗ đứng bình đẳng với nhân vật để
cho nhân vật nói lên tiếng nói thật của mình. Thật khó phân biệt đâu là giọng
điệu của tác giả, đâu là giọng điệu của các nhân vật. Cuộc đối thoại nội tâm đã
mang tính chất một cuộc đối thoại với nhiều giọng điệu, khi thì mỉa mai, giễu
cợt khi thì đanh thép nhưng nổi bật lên là giọng điệu khắc khoải thâm trầm của
một tâm hồn bị nỗi đau tinh thần giằng xé”[8,278]
Đó là những nhận xét, đánh giá rất có ý nghĩa và chính xác đầy tính
thuyết phục về nhà văn Nguyễn Minh Châu. Sự nghiệp văn học của nhà văn
Nguyễn Minh Châu thực sự đã gợi ra nhiều điều lí thú, qua thời gian càng ngày
càng được đông đảo độc giả quan tâm và nghiên cứu. Trên cơ sở kế thừa những
kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước tôi chọn nghiên cứu đề tài “Con
người trong cái nhìn thế sự, cái nhìn đời tư qua một số truyện ngắn của Nguyễn
Minh Châu sau năm 1975” đây là một hướng đi mới mẻ giúp người đọc hiểu
sâu sắc hơn về một nội dung trong sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có nhiệm vụ làm sáng tỏ một cách đầy đủ hơn về con người trong
cái nhìn thế sự, cái nhìn đời tư qua những truyện ngắn sáng tác sau năm 1975
của Nguyễn Minh Châu. Cụ thể là con người trong hiện thực cuộc sống phức tạp
thời bình.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là con người trong cái nhìn đời tư
và cái nhìn thế sự qua những truyện ngắn sáng tác sau năm 1975 của Nguyễn
Minh Châu.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Những sáng tác của Nguyễn Minh Châu từ sau 1975, cụ thể là 18
truyện ngắn.


7

5. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện nhiệm vụ này chúng tôi nhằm mục đích:
- Hiểu một cách đầy đủ hơn về những đổi mới trong cách nhìn con người
ở hai khía cạnh thế sự và đời tư trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
sáng tác sau 1975.
- Hiểu thêm về đóng góp và công lao của Nguyễn Minh Châu trong sự
nghiệp đổi mới văn học.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện khóa luận này chúng tôi sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu sau đây:
6.1. Phƣơng pháp khảo sát
Căn cứ vào những nguồn tư liệu có liên quan, chúng tôi tiến hành khảo sát
tư liệu về vấn đề con người trong cuộc sống đời tư, thế sự và khảo sát 18 truyện
ngắn của Nguyễn Minh Châu sáng tác sau 1975.
6.2. Phƣơng pháp so sánh, tổng hợp
Chúng tôi so sánh, đối chiếu một số tác phẩm văn học trong chính sáng
tác của Nguyễn Minh Châu, hoặc có khi so sánh với một số tác phẩm của các
nhà văn khác cũng viết về cùng vấn đề này để thấy được sự tương đồng và khác
biệt của Nguyễn Minh Châu với các nhà văn khác.
6.3. Phƣơng pháp phân tích văn học
Đây được coi là phương pháp nghiên cứu quan trọng nhất. Trên cơ sở so
sánh đối chiếu từ phương pháp trên chúng tôi tiến hành phân tích đánh giá tổng
hợp những chi tiết đặc sắc về hiện thực cuộc sống và nhân cách của con người
qua một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975.
7. Đóng góp của khóa luận
Đề tài này giúp cho các bạn học sinh, sinh viên hiểu thêm những đổi mới
quan niệm về con người trong hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu nói
riêng cũng như của nền văn học Việt Nam nói chung để qua đó thêm trân trọng
và biết ơn với những đóng góp to lớn của nhà văn đối với nền văn học nước nhà.



8
8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục các tác
phẩm của Nguyễn Minh Châu, khóa luận gồm hai chương:
- Chương 1: Những vấn đề chung
- Chương 2: Con người trong cái nhìn thế sự, cái nhìn đời tư qua một số
truyện ngắn sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu.


















9
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


1.1 Đôi nét về nhà văn Nguyễn Minh Châu
1.1.1 Tiểu sử nhà văn Nguyễn Minh Châu
Nhà văn Nguyễn Minh Châu, tên khai sinh đồng thời cũng là bút danh,
sinh ngày 20-10-1930 tại làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Nghệ An. Là con út trong một gia đình có sáu anh chị em, Nguyễn Minh Châu
được tạo điều kiện học hành khá chu đáo. Học ở quê rồi vào Huế học tiếp, đầu
năm 1945 khi Nhật đảo chính Pháp thì trở về quê thi đỗ bằng thành chung.
Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Minh Châu tiếp tục học
trung học trong vùng kháng chiến. Đầu năm 1950, khi đang là học sinh chuyên
khoa trường Huỳnh Thúc Kháng ở Nghệ An, Nguyễn Minh Châu tình nguyện
vào quân đội, cùng năm đó ông vào Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Năm 1951 ông là học viên trường sỹ quan lục quân Trần Quốc Tuấn,
trung đội trưởng thuộc Sư đoàn 320. Năm 1952 - 1956 công tác tại Ban tác
chiến - Ban tham mưu tiểu đoàn 722 và tiểu đoàn 706, 722. Năm 1956 - 1958 là
Chính trị viên phó đại hội, trợ lí văn hóa thanh niên trung đoàn 64. Năm 1958
Nguyễn Minh Châu được phong úy, sau đó đi học bổ túc quân sự khóa II, viết
tài liệu tổng kết ở quân khu Tả Ngạn.
Năm 1959 Nguyễn Minh Châu dự hội nghị bạn viết toàn quân. Sang đến
năm 1960 ông công tác tại Phòng Văn nghệ, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân
dân Việt Nam. Năm 1961 đi học trường Văn hóa Quân đội ở Lạng Sơn. Năm
1962 chuyển công tác về tạp chí Văn nghệ quân đội và phục vụ ở đây với tư
cách nhà văn quân đội cho đến lúc mất. Đi thực tế trường 400 pháo Lục quân.
Đi Điện Biên Phủ. Năm 1963 đi Trà Cổ, Thái Bình. Đi tiểu đoàn 48, đại đoàn
320, Tiên Lãng - Thủy Nguyên ( Hải Phòng). Cùng năm đó ông được phong
Thượng úy.
Năm 1964 ông đi ghi hồi kí cách mạng ở Hùng Thắng. Tháng 8 đến khu
IV - Quảng Bình, được tặng huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhì. Năm 1965
đi Quảng Bình. Năm 1967 - 1968 đi đường 9, Nam Lào, Khe Sanh, Cửa Việt,
Đoàn vận tải quân sự. Năm 1971 đi đơn vị Đặc công nước, vào Quảng Bình,


10
Vĩnh Linh, cầu Hiền Lương. Năm 1972 được Hội Nhà văn Việt Nam kết nạp
làm hội viên.
Năm 1973 Nguyễn Minh Châu được phong Đại úy. Dự trao trả tù binh ở
sông Thạch Hãn. Năm 1974, là một thành viên trong đoàn nhà văn Việt Nam đi
thăm Hungari. Năm 1975 từ tháng 2 đến tháng 6 đi Quảng Bình, Quảng Trị,
Huế, Sài Gòn, Hà Nội, đồng bằng Sông Cửu Long, đến tháng 10 đi Cửa Việt (
Quảng Trị).
Liên tục từ 1979 đến năm 1981, ông được Ban chấp hành Trung ương
Đoàn tặng bằng khen và huy hiệu Vì thế hệ trẻ, được phong Trung tá. Năm 1983
là đại biểu chính thức dự đại hội nhà văn Việt Nam lần thứ 3 tại Hà Nội, trúng
cử vào Ban chấp hành Hội khóa III. Năm 1984 được tặng huân chương Quân
công hạng Ba và Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhất.
Năm 1985 ông đi Quảng Trị, Nghệ Tĩnh. Tháng 6 năm 1986 đi Liên Xô
dự Đại hội nhà văn Liên Xô lần thứ VIII, cùng năm được phong Đaị tá Cùng
năm này ông phát hiện bệnh ung thư máu. Ngày 23 - 1- 1989 ông mất tại viện
Quân y 108_ Hà Nội.
1.1.2 Sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu rất phong phú bao gồm nhiều
thể loại khác nhau:
Về truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu đã xuất bản bốn tập truyện ngắn:
- Những vùng trời khác nhau ( Nxb Văn học, 1970).
- Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Nxb Tác phẩm mới, 1938).
- Bến quê (Nxb Tác phẩm mới, 1985).
- Chiêc thuyền ngoài xa (Nxb Tác phẩm mới, 1987).
- Cỏ lau (Nxb Văn học, 1989).
Về tiểu thuyết, Nguyễn Minh Châu đã có nhiều tác phẩm thành công và
có giá trị như:
- Cửa sông (Nxb Văn học, 1967).
- Dấu chân người lính (Nxb Thanh niên , 1972).

- Từ giã tuổi thơ (Nxb Kim Đồng, 1974).
- Miền cháy (Nxb Quân đội nhân dân, 1977).
- Lửa từ những ngôi nhà (Nxb Quân đội nhân dân, 1977).

11
- Những ngày lưu lạc (Nxb Kim Đồng, 1981).
- Những người đi từ trong rừng ra (Nxb Quân đội nhân dân, 1982).
- Đảo đá kì lạ (Nxb Kim Đồng 1985).
- Mảnh đất tình yêu (Nxb Tác phẩm mới, 1987).
Về tiểu luận phê bình, Nguyễn Minh Châu viết nhiều tiểu luận và phê
bình văn học. Tất cả những bài viết này của ông được Tôn Phương Lan tuyển
chọn và giới thiệu trong cuốn Trang giấy trước đèn.
Ngoài các sáng tác trên đây, Nguyễn Minh Châu còn viết nhiều bút kí và
truyện ngắn khác đăng trên các báo.
Với những cống hiến xuất sắc của mình trong hoạt động văn học nghệ
thuật, Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã nhận được:
- Giải thưởng Bộ quốc phòng (năm 1984 - 1989) cho toàn bộ tác phẩm
của ông viết về chiến tranh và người lính.
- Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam (năm 1988 - 1989) cho tập truyện
vừa Cỏ lau.
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật cho các tác phẩm: Dấu
chân người lính, Cửa sông, Cỏ lau, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành.
1.1.3 Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu
Là một người viết không chỉ dựa vào bản năng thiên bẩm mà còn luôn
quan sát và suy nghĩ về chính công việc của mình và đồng nghiệp, ở Nguyễn
Minh Châu đã hình thành ý thức nghệ thuật khá nhất quán và ngày càng toàn
diện, sâu sắc trong hành trình sáng tạo của nhà văn.
- Như mọi nhà văn chân chính, mối quan tâm lớn trước hết ở Nguyễn
Minh Châu là quan hệ giữa văn học với đời sống, với thời đại. Sau năm 1975,
nhận thức của nhà văn về hiện thực càng được mở rộng và đạt tới những chiều

sâu mới. Ngòi bút Nguyễn Minh Châu đi sâu khám phá toàn bộ đời sống và con
người trong tính xù xì, phức tạp của nó. Đồng thời, quan niệm về hiện thực ở
Nguyễn Minh Châu cũng luôn gắn liền với nền tảng tinh thần nhân bản: "Văn
học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người" (Trả
lời phỏng vấn báo Văn nghệ đầu xuân 1987).
- Càng ngày, Nguyễn Minh Châu càng tha thiết với sứ mệnh của văn
chương và nhà văn trong mục tiêu cao cả vì con người. Ông viết: " Nhà văn tồn

12
tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: để làm công việc giống như kẻ nâng giấc
cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con
người ta đến chân tường, những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và
đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà
văn tồn tại trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực"
( Ngồi buồn viết mà chơi). Để làm được điều đó, phẩm chất đầu tiên cần có của
một người viết văn là tình yêu thương con người: " Tình yêu này của người nghệ
sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn khắc khoải, một
mối hoài quan thường trực về số phận hạnh phúc của những người chung quanh
mình. Cầm giữ cái tình yêu ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông
sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ có thể vượt qua
những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống" (Trả lời
phỏng vấn của báo Văn nghệ đầu xuân 1986). Nhà văn có trọng trách của nhà
văn hóa: " Chúng ta có nhiệm vụ chăm chút, gìn giữ cho đất nước những cái gì
thật lâu đời, bền chặt mà cũng thật là mỏng manh: tính thật thà, hồn hậu, niềm
tin nền phong hóa nhân bản ".
Điều đáng chú ý là ở Nguyễn Minh Châu giữa những quan niệm, nhận
thức được phát biểu trực tiếp với tác phẩm luôn có sự thống nhất, quá trình sáng
tác cũng là quá trình nhà văn tự tìm kiếm và xác định ngày càng toàn diện và sâu
sắc quan niệm nghệ thuật của mình.
1.2 Sự thể hiện con ngƣời trong văn học Việt Nam trƣớc 1975

Văn học Việt Nam 1945 - 1975 là giai đoạn mở đầu cho một thời kì văn
học mới. Nền văn học ấy nảy nở và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử đặc
biệt, khi cả dân tộc phải dồn tất cả tinh thần và lực lượng vào cuộc chiến đấu
cho độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Nền văn học mới đã gắn bó mật thiết
với vận mệnh của dân tộc và trở thành một phần không thể tách rời cho sự
nghiệp đấu tranh ấy. Văn học tập trung phản ánh những vấn đề cơ bản, có ý
nghĩa sống còn của đất nước: đất nước còn hay mất, độc lập tự do hay nô lệ.
Hướng vào phục vụ cho những nhiệm vụ chính trị, theo sát yêu cầu của từng
giai đoạn cách mạng. Điều này quy định từ đề tài, chủ đề, cảm hứng bao trùm
cho đến nhân vật trung tâm của văn học ở từng chặng đường.

13
Phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu thì lẽ tất nhiên nhân vật trung tâm của
nền văn học ấy phải là những người chiến sĩ và quần chúng cách mạng. Con
người trong văn học được nhìn nhận và thể hiện ở tư cách công dân, ở ý thức
chính trị và trong đời sống cộng đồng, trong cuộc đấu tranh cho những lí tưởng
cao cả của dân tộc và cách mạng; vận mệnh của mỗi cá nhân, những vấn đề tư
tưởng và các mối quan hệ của con người đều được xem xét từ những lợi ích và
số phận của cả cộng đồng, từ các yêu cầu và mục tiêu của từng giai đoạn cách
mạng. Những tình cảm được thể hiện phong phú và cảm động nhất trong văn
học giai đoạn này là những tình cảm trong các quan hệ cộng đồng; tình quê
hương đất nước, tình đồng bào đồng chí, đồng đội, tình quân dân, tình cảm giai
cấp, tình cảm với Đảng và với lãnh tụ
Từ cuộc phục sinh của tâm hồn dân tộc trong lòng mỗi người dân và mỗi
nghệ sĩ sau Cách mạng tháng Tám, từ những phẩm chất tốt đẹp của các tầng lớp
nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, trong sự nghiệp
xây dựng và cải tạo đất nước ngày càng đổi mới. Các tác giả truyện ngắn giai
đoạn 1945 – 1975 đã khắc hoạ nổi bật hình ảnh những thế hệ người Việt Nam
sống hết mình với sự nghiệp chung của cộng đồng. Đời sống chung của cộng
đồng và cách mạng được cảm nhận như đời sống riêng của con người. Con

người như không hề có cảm giác về riêng bản thân mình, không thể hiện những
đặc điểm, cá tính, không thấy mình trong hoàn cảnh đang tồn tại, không có nhu
cầu, đòi hỏi cho riêng mình. Con người hoặc được thể hiện như đại diện phát
ngôn cho ý thức của cả một lớp người hoặc như hoà tan vào tập thể, bình đẳng
với mọi người trong những hoạt động vì nghĩa lớn, vì lí tưởng chung. Nhà văn
thường quan sát và miêu tả tập thể người. Cũng nhiều khi tác giả chú ý tái hiện
và tái tạo trong tác phẩm những con người cụ thể, nhưng không phải để kể về
những số phận con người, mà để khắc hoạ những trạng thái, những khía cạnh
nội dung của cuộc sống xã hội, của ý thức giai cấp, ý thức dân tộc. Theo dòng
chảy của cuộc sống trong các bước phát triển của văn học, trong ba mươi năm
truyện ngắn, con người hiện lên với nhiều dáng vẻ khác nhau.
Viết về cuộc sống của dân tộc những ngày sát trước cách mạng, truyện
ngắn muốn thể hiện khả năng phản ánh khái quát của mình qua nhân vật sống
cuộc sống quằn quại của người dân nghèo đói, đau khổ, cất tiếng nói phẫn nộ,

14
phê phán chế độ thực dân, phát xít, đòi quyền sống. Thảm hoạ đói 1945 trong
đời sống dân tộc cũng được ghi đậm trong Vợ nhặt của Kim Lân, Lột xác của
Nguyễn Tuân… Anh Tràng có thể khác người ở việc lấy vợ, nhưng cả câu
chuyện ấy cũng tồn tại trong cái khung cảnh nghèo đói chung của không chỉ
xóm ngụ cư, mà của cả bao nhiêu miền vùng đất nước. Còn nhân vật Nguyễn
vốn chỉ biết đến những cảm giác riêng của mình, những người này cũng đã
hướng về lấy cái trạng thái sống chung của đời sống nhân loại, cũng thấy mình
chỉ là một cuộc đời chung, khi cần cũng sẽ xử sự hệt như mọi người: “Chỉ có
cách là lại sống với nó bằng cái lối bồi đắp thêm mãi vào cho mình, cho nhân
loại để rồi một ngày nào đó nhân loại điều khiển hẳn được nó. Mỗi người, mỗi
thế kỉ góp vào (…) nếu có phải đi ăn mày mà sống, mà tìm mà chờ sự sống,
chàng sẽ làm đúng như người ăn xin cho đến phải chết đói kia, chứ không khi
nào cầu cạnh đến sự tự vẫn nữa” (Lột xác).Kiểu nhân vật như Xan, như người
ăn mày, như Tràng, Nguyễn … chủ yếu được nhìn nhận và miêu tả từ góc độ

con người xã hội, con người của cộng đồng nên khác hẳn các nhân vật nghèo
đói, bế tắc của văn học hiện thực phê phán trước 1945.
Điều này được phản ánh rất rõ trong các tác phẩm như: truyện ngắn Làng
của nhà văn Kim Lân, truyện ca ngợi tinh thần yêu làng, yêu nước, tinh thần
kháng chiến sôi nổi của người dân thường qua nhân vật ông Hai. Ông Hai có
tình yêu làng sâu sắc đặc biệt với làng chợ Dầu, nơi chôn rau cắt rốn của ông.
Kháng chiến chống Pháp nổ ra, ông Hai muốn ở lại để chống giặc nhưng vì hoàn
cảnh gia đình phải tản cư, ông luôn day dứt nhớ làng. Tự hào về làng, ông tự hào
về phong trào cách mạng, tinh thần kháng chiến sôi nổi. Tình yêu làng của ông
Hai hoà nhập thống nhất với lòng yêu nước, yêu kháng chiến, cách mạng. Nghe
tin làng chợ Dầu theo giặc Pháp ông đau đớn nhục nhã: “làng thì yêu thật nhưng
làng theo Tây thì phải thù”. Nghe tin cải chính làng không theo giặc, ông Hai
vui sướng tự hào nên dù nhà ông có bị giặc đốt ông không buồn, không tiếc xem
đó là bằng chứng trung thành của ông đối với cách mạng. Ông Hai tiêu biểu cho
tầng lớp nông dân thời chống Pháp yêu làng, yêu nước sâu sắc. Truyện ngắn
Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất
nước. Với người dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm

15
quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó
vừa truyền thống vừa có chuyển biến mới.
Trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, truyện được
viết năm 1965, đây là thời điểm Mĩ đổ quân tham chiến vào miền Nam. Cuộc
kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam đang ở thời kì quyết liệt, giặc Mĩ điên cuồng
đánh phá cách mạng miền Nam và chuẩn bị chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Trước sự huỷ diệt bạo tàn của kẻ thù, tinh thần đấu tranh cách mạng của nhân
dân (từ miền ngược đến miền xuôi) ngày càng kiên cường và bất khuất “Họ đã
ngã xuống đường và đem cả lương tâm và nhân phẩm bắn toả lên bầu trời đầy
giặc giã” (Chu Lai). Chuyện về cuộc đời Tnú và chuyện kể về cuộc nổi dậy vũ
trang tự giải phóng của dân làng Xô Man. Trong đó, câu chuyện về cuộc đời của

Tnú là tình tiết chính và cũng là cốt lõi trong cuộc nổi dậy của buôn làng. Tnú
tham gia cách mạng nhưng không may bị địch bắt. Kẻ thù tra tấn dã man, giết
chết vợ con anh và chúng đã dùng đến nhựa cây xà nu đốt cháy cả mười ngón
tay anh hòng dập tắt ý chí cách mạng và tinh thần đấu tranh của dân làng.
Nhưng sự tàn bạo của quân giặc chỉ càng làm bùng lên ngọn lửa căm thù và sức
phản kháng dữ dội của dân làng. Tnú là nhân vật kết tinh được những vẻ đẹp
tiêu biểu nhất của con người Tây Nguyên: gan góc, dũng cảm, mạnh mẽ và rất
giàu lòng yêu thương. Lời của cụ Mết âm vang bên bếp lửa nhà rông trong một
đêm thiêng nghe như lời phán truyền của lịch sử: “Tnú không cứu được vợ con
…Nhớ không, Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì chúng
nó bắt mày, trong tay mày chỉ có hai bàn tay trắng …Nghe rõ chưa, các con, rõ
chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rùi, bay còn sống phải nói lại cho con
cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”. Có lẽ không thể tìm đâu ra
cách diễn đạt chính xác, thiết tha, cô đúc hơn những lời này để tổng kết lại câu
truyện về cuộc đời Tnú, cuộc đời riêng của một con người nhưng có ý nghĩa
điển hình cho số phận và con đường cách mạng tất yếu ở miền Nam trong phong
trào đồng khởi.
Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt ba mươi năm, vấn đề dân
tộc luôn nổi lên hàng đầu. Do vậy, văn học không thể là tiếng nói riêng của cá
nhân mà tất yếu phải là tiếng nói của cả cộng đồng, của toàn nhân vật. Vì vậy
mà tính cách của con người được nói đến đều mang tính tiêu biểu, đại diện cho

16
phẩm chất và tính cách của cả một dân tộc, một đất nước. Con người hiện lên
với những điều tốt đẹp: chiến tranh dù tàn khốc, khó khăn, hi sinh chồng chất
nhưng vẫn tràn đầy tin tưởng, lạc quan, tươi vui, chung một niềm mơ ước vươn
tới tương lai những người chiến sĩ anh hùng, bất khuất, dũng cảm, có lí tưởng
sống cao đẹp. Sau cách mạng tháng tám, mối quan hệ cá nhân – cộng đồng trong
cuộc sống không phải là mối quan hệ đối lập, không phải chỉ được xử lí trên tinh
thần “vô thức tập thể”, mà tuỳ thuộc vào sự giác ngộ, nhận thức của mỗi người

về sự nghiệp chung. Dưới ánh sáng lí tưởng nhân văn “mỗi người vì mọi người,
mọi người vì mỗi người”, lợi ích của cộng đồng, dân tộc về cơ bản là nhất trí với
lợi ích cá nhân của mỗi con người. Mục tiêu của cách mạng là để nhân dân được
sống trong độc lập, tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Ngược lại, quá trình vươn lên khẳng định và phát triển mọi nhu cầu cá nhân của
mỗi con người trước hết là tích cực tham gia vào sự nghiệp chung, nâng tư cách
của mỗi cá nhân con người của bản thân, gia đình trở thành con người của làng
quê, đất nước. Vì thế, khi thể hiện hình ảnh con người, sử thi trong văn học mới,
các nhà văn không chỉ “tập trung vào những sự kiện có tính chất quyết định đối
với vận mệnh lịch sử dân tộc (…), những sự kiện gắn liền với hành động có ý
nghĩa to lớn của những con người xuất chúng” mà còn có thể miêu tả vô vàn
biểu hiện sinh động, cụ thể vốn là nội dung cuộc sống dân tộc ngay trong suy
nghĩ và cách làm việc hằng ngày của mỗi con người. Các tác phẩm tiêu biểu:
như truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Chiếc lược ngà được
viết năm 1966 là một trong những truyện ngắn xuất sắc thời kì chống Mĩ. Với
một tình huống độc đáo, câu chuyện cảm động về tình cha con đã phản ánh sâu
sắc tình cảm con người trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Đoạn trích từ
“Các bạn! Mỗi lần nhìn thấy cây lược ngà nhỏ ấy…” cho đến “Đến lúc ấy, anh
mới nhắm mắt đi xuôi”. Thể hiện rõ chủ đề tư tưởng cũng như những đặc sắc
nghệ thuật của tác phẩm.
Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công khi xây dựng được một cốt truyện
đầy tính bất ngờ, có sức cuốn hút người đọc. Tình huống không chịu nhận ba
của bé Thu là bất ngờ đầu tiên. Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa
con duy nhất của anh chưa đầy một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau,
cho đến khi kháng chiến kết thúc, anh trở về, đứa con gái tám tuổi không chịu

17
nhận ba. Trong ba ngày được nghỉ phép về thăm nhà, bằng đủ mọi cách mà con
bé vẫn không chịu gọi lấy một tiếng ba. Thì ra, nó không chịu nhận ba là vì vết
thẹo trên má đã khiến anh không còn giống như trong bức ảnh chụp ngày cưới.

Con bé chỉ gọi ba khi bà ngoại giải thích cho nó rõ về điều này. Giây phút anh
nghe được tiếng gọi mà anh chờ đợi đã bao năm ấy cũng là lúc cha con xa nhau.
Anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Những ngày chiến đấu trong
rừng, Anh Sáu cặm cụi làm chiếc lược bằng ngà cho con gái. Chiếc lược đã làm
xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh. Bản thân cốt truyện của
đoạn trích Chiếc lược ngà đã có giá trị tố cáo tội ác chiến tranh đối với cuộc
sống con người. Cha con tám năm trời không gặp nhau là do chiến tranh. Vết
thẹo làm biến dạng khuôn mặt anh Sáu, khiến con bé không nhận ra ba là do
chiến tranh. Và thật đau xót, người cha chưa kịp trao cho đứa con hết mực yêu
thương của mình kỉ vật như lời hứa thì chiến tranh đã cướp đi sinh mạng anh.
Tuy nhiên, cái mà tác giả tập trung thể hiện là những con người, là nhân vật.
Những con người anh dũng, chịu đựng nỗi đau riêng mà hướng đến sự nghiệp
chung của đất nước, sẵn sàng hi sinh để đất nước được vẹn toàn.
Trong hoàn cảnh chiến tranh giữ nước và giải phóng dân tộc, sức mạnh
của tinh thần yêu nước và ý thức của cộng đồng đã phát huy cao độ. Cuộc sống
cá nhân, riêng tư của mỗi người phải thu hẹp lại đến tối thiểu, nhường chỗ cho
đời sống chung của tập thể, của cả dân tộc. Con người được nhìn nhận đánh giá
trước hết và chủ yếu ở tư cách con người của dân tộc, của nhân dân, của cách
mạng. Đó là thời kì theo cách nói của Chế Lan Viên: “Những năm đất nước có
chung tâm hồn, có chung khuôn mặt, nụ cười đưa tiễn con, nghìn bà mẹ như
nhau”.Chính vì hoàn cảnh chiến tranh, cả đất nước đều hướng về một mục tiêu
chung là giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nên con người phải hi sinh
những cái gì là riêng tư để hòa mình vào cái chung cao cả, vào cái trách nhiệm
trọng đại của người công dân với đất nước mình.
1.3 Sự thể hiện con ngƣời trong văn học Việt Nam sau 1975
Sau 1975, nhất là trong mười năm đầu sau giải phóng đất nước chuyển
đổi trên nhiều phương diện trong đó có đời sống văn hoá, tư tưởng. Chiến tranh
kết thúc, văn học cựa mình thay đổi, sau Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VI với xu hướng đổi mới trên mọi bình diện và tiếp theo nghị quyết 05


18
của Bộ chính trị, cuộc gặp của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với đại diện cho
giới văn nghệ sĩ vào cuối năm 1987, tất cả những điều đó đã thổi một luồng gió
mới ào ạt vào đời sống văn học nước nhà.
Bên cạnh tiểu thuyết, kí, kịch… truyện ngắn trở thành một thể loại rực rỡ
của văn học Việt Nam sau 1975. Nó được xem là một “cú huých” mạnh mẽ và
khả quan, tạo nên một phản ứng dây chuyền có tác dụng “kích nổ” sự phát triển
truyện ngắn với rất nhiều gương mặt tiêu biểu như: Vũ Thị Thường, Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Tạ Duy
Anh…Ngòi bút của các nhà văn thay đổi trên nhiều phương diện trong đặc biệt
chú ý nhất là thay đổi quan niệm về con người, đây là một bước chuyển quan
trọng cho truyện ngắn. Ứng với mỗi giai đoạn văn học sẽ có những quan niệm
khác nhau về con người. Văn học chống Pháp và chống Mĩ gắn với cảm hứng
ngợi ca, con người xả thân vì quê hương đất nước, ý nghĩa cuộc đời gắn bó với
cộng đồng, con người sống với cái “ta” to lớn, không hoặc ít đối diện với cái
“tôi” nhỏ bé của chính mình, không gian cộng đồng chiếm ưu việt hơn hết cả.
Sau năm 1975, con người bắt đầu có ý thức nhìn ngắm lại mình. Văn học
không còn hô hào, nói về cái lớn lao mà đào sâu vào cái “tôi”, cái lẩn khuất bên
trong được khui mở. Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nhà văn đã hướng
vào thế giới nội cảm, khám phá chiều sâu tâm linh, thấy được ở mỗi cá nhân
những cung bậc tình cảm. Chính vì vậy, truyện ngắn đã nhanh nhạy trong cách
tiếp cận và phản ánh cuộc sống con người dưới cái nhìn đa chiều kích. Milan
Kundra nói rằng: “con người là hiền minh của lưỡng lự”, con người quả là đa
dạng, phong phú. Vì thế nhà văn thể hiện quan niệm con người ở nhiều chiều
kích khác nhau. Các nhà văn chuyển hướng cách nhìn cách cảm và cách đánh
giá con người được coi tự làm mới mình về mặt nhận thức, tư duy bản thể con
người. Con người phải luôn tự đấu tranh, tự dò dẫm trong muôn ngàn ngã rẽ của
xã hội hiện đại, hậu hiện đại. Nhà văn là người đau đời nhất, vì thiên chức của
nhà văn làm cho con người trở nên người hơn, bởi trong mỗi con người bao giờ
cũng tồn tại hai mặt: đẹp - xấu, thiện - ác, cao cả - thấp hèn, trong sáng – tối

tăm, hạnh phúc - khổ đau, tự nhiên - xã hội. Ở đó con người đứng trên ranh giới
nhỏ nhoi, nếu không khéo sẽ bị nghiêng về phía con người tự nhiên, ngược lại
con người sẽ hướng về phía con người xã hội. Đò ơi của Nguyễn Quang Lập,

19
Biển cứu rỗi của Võ Thị Hảo Với truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn
Ngọc Tư khiến cho người đọc phải xót xa vì sự tan vỡ của một gia đình bé nhỏ
trên cánh đồng bất tận là cuộc đời rộng mênh mông. Đó là câu chuyện về cuộc
sống lênh đênh sông nước “theo vịt chạy đồng” của ba cha con ông Tư và hai
đứa trẻ Điền, Nương thiếu vắng tình thương của người mẹ và cuộc đời của
người phụ nữ Sương. Những mảnh đời không lành lặn trôi dạt nay đây mai đó
theo con nước bị số phận run rủi gặp nhau, tưởng rằng đã có thể nương tựa lẫn
nhau nhưng lại không thể ghép thành một gia đình trọn vẹn vì những mặc cảm
cá nhân và trái ngang của số phận. Cánh đồng ở đây là cuộc đời, là cõi nhân gian
bất tận những vui buồn, hạnh phúc và hy vọng của kiếp người. Sự tan vỡ của gia
đình bé nhỏ trong tác phẩm này là tất yếu sau sai lầm của người mẹ và sự mê
đắm vào việc trả thù của người cha. Hai nhân vật đứa trẻ trong tác phẩm như là
những nạn nhân, lớn lên tự nhiên như đàn vịt, thiếu thốn sự quan tâm và những
cử chỉ trìu mến của người thân. Điều đó đã lay động trái tim hàng nghìn độc giả.
Trong cuộc sống, ai cũng có thể gặp sai lầm. Nguyễn Ngọc Tư đã đặt ra
vấn đề về cách cứu vớt, về hậu quả của việc lấy cái ác để trả ác. Tác phẩm đưa
ra thông điệp, trước lỗi lầm, người ta chỉ có thể cứu vớt được bằng sự khoan
dung, tha thứ, lấy ân trả oán…Từ câu chuyện về gia đình và cách ứng xử của
con người, Nguyễn Ngọc Tư miêu tả sự đau đớn, vật vã của kiếp người bằng tất
cả tình yêu thương con người. Dòng chảy của chủ nghĩa nhân văn này đã có sức
cuốn hút sâu sắc đến bạn đọc mọi tầng lớp. Tác phẩm phải có được những giá trị
nhất định thì mới được bạn đọc yêu mến đến như thế chứ.
Nguyễn Minh Châu, nhà văn quân đội, người từ trong cuộc chiến đi ra,
một trong những tác giả tiên phong thay đổi quan niệm về con người. Ông
không còn nhìn con người một chiều mà nhìn con người trong nhiều mối quan

hệ bộn bề phức tạp. Con người tự thú, con người thức tỉnh, con người sám hối,
con người bản năng tình dục. Con người luôn khát khao vươn tới cái chân –
thiện – mỹ, tiêu biểu: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Phiên chợ Giát,
Khách ở quê ra…
Truyện ngắn được xem như là lát cát của cuộc sống xã hội với những đặc
trưng riêng về thời gian không gian, nhân vật và sự kiện… Truyện ngắn Tướng
về hưu của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp xâu chuỗi các sự kiện diễn ra trong hơn

20
một năm, từ khi ông Thiếu tướng Nguyễn Thuấn về hưu cho đến khi ông “ hy
sinh khi làm nhiệm vụ”.Bối cảnh là khi đất nước đang chuyển mình từ chiến
tranh sang thời bình, ở một khu dân cư ven đô, nơi “tuy gần thành phố nhưng
mà tập tục nông thôn còn giữ”. Lấy bối cảnh này, Nguyễn Huy Thiệp có ý nói
về sự giao thời của xã hội đang chuyển đổi từ chiến tranh sang hoà bình, từ cơ
chế bao cấp sang cơ chế thị trường, từ nông thôn với bao thuộc tính cũ của nó
chuyển sang giai đoạn quá độ đô thị hoá… Buổi giao thời ấy hiển nhiên là nhiều
chuyện, vì cái cũ chưa mất đi, cái mới chưa định hình, là những quan niệm sống
của thời chiến tranh, của một xã hội trong cơ chế bao cấp quá lâu đang chuyển
mình theo thời thị trường, “mở cửa”.Trong lúc giao thời từ chiến tranh sang hoà
bình, lẽ dĩ nhiên những người lính vừa đi qua chiên stranh được chú ý, vì họ là
những công thần, những người chiến thắng trong cuộc chiến tranh đã đi qua.
Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp là cái cơ để nói đến những sự đang
chuyển dời, mà ở đó nhân cách, phẩm chất con người đang bị bóp méo thê thảm.
Trong truyện ngắn “Tướng về hưu” có rất nhiều nhân vật được nhắc đến và hiện
hữu, từ gia đình nhà ông Thuấn, đến những người hàng xóm, họ hàng, cậu nhà
thơ Khổng, những người trong phường bát âm, đô tuỳ khênh quan tài, rồi đồng
đội của ông Thuấn, hình bóng của Hàn Tín, trùm ăn trộm Nhân… Trong số hàng
chục nhân vật ấy, chỉ có 14 nhân vật được Nguyễn Huy Thiệp đặt lời thoại, ít
nhất là ông thợ mộc chỉ một lần quát ông Cơ, một người giúp việc, khi ông ta
đang đóng quan tài cho bà Thuấn, vợ ông Tướng về hưu. Các lời thoại của nhân

vật đều gây nên những suy ngẫm cho người đọc. Như lời ông Bống: “ Cả làng
cả họ gọi em là đồ chó. Vợ em gọi em là đồ đểu. Thằng Tuân gọi em là đồ khốn
nạn. Chỉ có chị gọi em là người”. Đặc biệt nhất là các lời thoại của bác sĩ Thuỷ,
vợ Thuân - con trai ông Tướng về hưu đóng vai trò người kể chuyện, chúng cộc
lốc, nhưng có uy rõ ràng. Lời nói cộc lốc của Thuỷ, cùng những chi tiết gom
nhau thai nhi về nuôi chó, nuôi lợn, sự tính toán rành mạch, sát sao, rồi ngăn ao
tát nước tìm của… cho thấy, hình ảnh người trí thức lúc giao thời chuyển sang
cơ chế thị trường vô cảm làm sao. Đặt sự khôn khéo, ma mãnh của Thuỷ bên
cạnh sự nhu nhược của Thuân – một tiến sĩ Vật lý, với “sự cả tin”, hiền lành
của Lài, chân chỉ của ông Cơ và phàm phu, tục tử như cha con ông Bổng trong
truyện mà không tạo thành mớ bòng bong là tài của Nguyễn Huy Thiệp.

21
Hay trong truyện ngắn Một người Hà Nội, của Nguyễn Khải cũng đã cho
thấy sự thay đổi cách nhìn về con người, đó là những con người cá nhân với
những mối quan hệ trong cuộc sống hằng ngày. Ngay cách đặt tên truyện đã
mang đầy dụng ý của tác giả, muốn định danh chắc chắn về vẻ đẹp độc đáo khác
biệt của cốt cách người Hà Nội. Chất hào hoa sang trọng, văn hoá lịch lãm của
Hà Nội được tác giả phát hiện và thống nhất quy tụ trong nhân vật cô Hiền. Một
người có bản lĩnh, luôn là chính mình trong nhiều hoàn cảnh thử thách, cô Hiền
bộc lộ cá tính qua suy nghĩ, việc làm và sự chiêm nghiệm cá nhân. Cách quản lí
gia đình, việc hôn nhân, việc sinh con, việc dạy con… của cô cho thấy một nếp
sống, lối nghĩ đạt đến độ chuẩn mực của người Tràng An thanh lịch, quý phái.
Cũng như xuất hiện ở nhiều nhân vật nữ trong tác phẩm của Nguyễn Khải, thiên
tính nữ trong con người nhân vật luôn được nhà văn chú ý miêu tả, đề cao, chức
phận làm vợ, làm mẹ được đặt lên trên mọi thú vui khác. Cô không chạy theo
thói thường lãng mạn viển vông của những cô gái Hà thành đua đòi hám danh,
hám lợi trong việc hôn nhân, việc chọn ông giáo tiểu học làm chồng cho thấy
thái độ nghiêm túc và quan niệm một cách hiện đại, hợp lý. Con cái phải được
nuôi dạy chu đáo, cha mẹ phải cho con một bản lĩnh, nhân cách vững vàng để

bước vào đời, phải dạy con từ việc ngồi ăn, cách cầm bát, cầm đũa, múc canh…
và coi đó không phải chuyện nhỏ nhặt, vặt vãnh mà là lối sống, nếp văn hoá
người Hà Nội. Cô cũng như bao người phụ nữ ngoài đời yêu quý con rất mực,
đặt tình yêu nước lên trên hết, khi Tổ quốc cần sẵn sàng dứt áo, động viên con
lên đường nhập ngũ. Hà Nội trong quá trình phát triển, hoà nhập với thời đại sẽ
đối mặt với những dư ảnh tiêu cực của nền kinh tế thị trường, nếp sống văn hoá
có nguy cơ đứng trước sự mai một, băng hoại, song như thế không hẳn là mất đi
niềm tin về con người Hà Nội. Chuyện cây si ở đền Ngọc Sơn được cứu sống
mà cô kể cho người cháu nghe cũng thể hiện niềm tin của cô về con người Hà
Nội “Thời nào cũng đẹp”, người Hà Nội không chỉ chú trọng vật chất mà còn
quan tâm đến đời sống văn hoá tinh thần, cái gốc rễ cội nguồn bền vững để làm
nên tầm vóc một thủ đô văn minh, hiện đại.
Tóm lại: Việc phản ánh con người trong văn học sau 1975 ngày càng đi
tới một quan niệm toàn vẹn và sâu sắc hơn về con người mà nền tảng triết học
và hạt nhân cơ bản của quan niệm ấy là tư tưởng nhân bản. Con người vừa là

22
điểm xuất phát, là đối tượng khám phá chủ yếu, vừa là cái đích cuối cùng của
văn học, đồng thời cũng là điểm quy chiếu, là thước đo giá trị của mọi vấn đề xã
hội, mọi sự kiện và biến cố lịch sử. Nó khác hoàn toàn với văn học giai đoạn
trước 1975 đó là tập trung vào các biến cố, sự kiện lịch sử và con người là nhân
tố làm nổi bật lên những điều ấy. Con người trong văn học hôm nay được nhìn ở
nhiều vị thế và trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ: Con người xã hội, con
người với lịch sử, con người của gia đình, gia tộc, con người với phong tục, với
thiên nhiên, với những người khác và với chính mình Con người cũng được văn
học khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện và nhiều tầng bậc: ý thức và vô thức,
đời sống tư tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và
dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại
phổ quát Điều dễ nhận ra là trong phần lớn các tác phẩm văn học thời kì này,
con người không còn là nhất phiến, đơn trị mà luôn là con người đa diện, đa trị,

lưỡng phân, trong con người đan xen, chen lẫn, giao tranh ánh sáng và bóng tối,
rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và quỷ sứ, cao cả và tầm thường


















23
CHƢƠNG 2: CON NGƢỜI TRONG CÁI NHÌN THẾ SỰ,
CÁI NHÌN ĐỜI TƢ QUA MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA
NGUYỄN MINH CHÂU SAU NĂM 1975

Có thể nói cuộc đời của Nguyễn Minh Châu gắn liền với sự nghiệp của
đất nước, của dân tộc Việt Nam. Ông đã cùng đất nước đứng lên trong những
tháng ngày đau thương vì đạn bom khói lửa, cùng các đồng chí đồng đội của mình
xông pha vào những chiến trường ác liệt, nơi cái chết và sự sống chỉ mong manh
như sợi tơ trời phất phơ trước làn gió xoáy. Và khi những ngày gian khổ ấy đi qua,

Nguyễn Minh Châu cũng là người vinh dự được sống và chứng kiến những đổi
thay của đất nước trong ngày hòa bình tự do. Cảm nhận về những đổi thay ấy và
suy nghĩ về những cái mất, cái còn sau chiến tranh, ý thức trách nhiệm của người
cầm bút đã khiến cho ông luôn luôn trăn trở và day dứt với những vấn đề của cuộc
sống. Bằng tài năng và tâm huyết của một nhà văn - Nguyễn Minh Châu đã có
những tìm tòi, những cái nhìn sắc nét về hiện thực cuộc sống mà không phải nhà
văn nào cũng có thể phát hiện và khám phá ra được.
Trước và cùng thời với Nguyễn Minh Châu cũng đã có rất nhiều nhà văn
viết về mảng đề tài thế sự này nhưng có lẽ ông là người đầu tiên trong các nhà
văn tập trung khai thác mảnh đất đời sống hằng ngày một cách có chủ định. Là
một nhà văn chiến sĩ nên Nguyễn Minh Châu bằng tài năng và tình yêu cuộc
sống, con người, cũng như bước qua chiến tranh ông càng hiểu giá trị của cuộc
sống đáng quý như thế nào. Vì vậy, qua bút pháp trầm tĩnh đầy chất suy tư, con
người trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu được phản ánh một cách chân
thực và toàn vẹn với đầy đủ các dáng vẻ muôn màu trong cái nhìn đa chiều,
trong các mối quan hệ xã hội phức tạp, trong sự vận động và phát triển của xã
hội, với sự đan xen tốt xấu mà nó vốn có. Nhưng trước hết con người trong
truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu vẫn mang trong mình những vẻ đẹp nhân
bản, những phẩm chất tiêu biểu cho tính chất con người Việt Nam. Những con
người không chỉ đẹp về mặt hình thức mà còn còn đẹp cả trong tâm hồn và nhân
cách đó là tinh thần chiến đấu dũng cảm hi sinh hết mình cho cách mạng cho đất
nước như: Lực, Thai (Cỏ lau), Hoà, Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành)…; con người với tình yêu thuỷ chung son sắt như: Hạnh (Bên đường
chiến tranh),… Bên cạnh đó Nguyễn Minh Châu đã đưa người đọc đến với

×