BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
NGUYỄN THỊ TRANG
TÌM HIỂU VỀ LỚP ĐỘNG TỪ CÓ Ý NGHĨA TỒN TẠI
TRONG CÂU - PHÁT NGÔN TIẾNG VIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
SƠN LA, NĂM 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
NGUYỄN THỊ TRANG
TÌM HIỂU VỀ LỚP ĐỘNG TỪ CÓ Ý NGHĨA TỒN TẠI
TRONG CÂU - PHÁT NGÔN TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Vũ Tiến Dũng
SƠN LA, NĂM 2014
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học, sự chỉ bảo tận tình
của Tiến sĩ Vũ Tiến Dũng và sự ủng hộ, cổ vũ của Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm
khoa Ngữ Văn cùng các thầy cô giáo bộ môn Tiếng Việt, các cán bộ Thư viện và các
bạn sinh viên lớp K51 - ĐHSP Ngữ Văn.
Nhân dịp khóa luận hoàn thành và được công bố, em xin chân thành cảm ơn sự
quan tâm giúp đỡ của các thầy cô và các bạn. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới Tiến sĩ Vũ Tiến Dũng - người thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá
trình thực hiện khóa luận này.
Trong quá trình hoàn thành, khóa luận vẫn không tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sơn La, tháng 5 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Trang
CHÚ THÍCH
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN
C : Chủ ngữ
V : Vị ngữ
D : Danh từ
Đ : Động từ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài khóa luận 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của khóa luận 5
3.1. Mục tiêu 5
3.2. Nhiệm vụ 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 6
5.1. Phương pháp nghiên cứu 6
5.2. Nguồn ngữ liệu 6
6. Cấu trúc của khóa luận 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 8
1.1. Đặc trưng của động từ tiếng Việt 8
1.1.1. Về ý nghĩa khái quát 8
1.1.2. Về khả năng kết hợp 8
1.1.3. Về chức năng cú pháp 9
1.2. Phân loại động từ trong tiếng Việt 10
1.2.1. Dựa vào ngữ pháp 11
1.2.2. Dựa vào khả năng kết hợp ………………………………………………12
1.2.2.1. Động từ không độc lập 12
1.2.2.2. Động từ độc lập 16
1.2.3. Dựa vào khả năng kết hợp và không kết hợp với những từ chứng 19
1.3. Động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt 20
1.3.1. Khái niệm tồn tại 20
1.3.2. Động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt 21
1.3.2.1. Những động từ tồn tại mang ý nghĩa xuất hiện như: mọc, nổi, nở, vọt,
bật, trào, đâm, trổ, nảy, hiện, xuất hiện, nổ, sinh (ra) 24
1.3.2.2. Những động từ tồn tại mang ý nghĩa tồn tại như: có, còn, sống 24
1.3.2.3. Những động từ tồn tại mang ý nghĩa tiêu biến như: mất, chết, hết, ộc,
phai, toát, biến 25
1.3.3. So sánh lớp động từ có ý nghĩa tồn tại với động từ không độc lập khác
25
1.3.3.1. Lớp động từ có ý nghĩa tồn tại 25
1.3.3.2. Động từ chỉ quan hệ 26
1.3.3.3. Nhóm động từ tình thái 28
Tiểu kết 29
CHƢƠNG 2. TÌM HIỂU LỚP ĐỘNG TỪ CÓ Ý NGHĨA TỒN TẠI
TRONG CÂU - PHÁT NGÔN TIẾNG VIỆT 31
2.1. Phương pháp khảo sát 31
2.1.1. Phương pháp khảo sát 31
2.1.2. Kết quả khảo sát 31
2.2. Phân loại mô tả ý nghĩa cụ thể của lớp động từ tồn tại trong câu- phát ngôn
tiếng Việt 32
2.2.1. Nhóm động từ tồn tại biểu thị ý nghĩa xuất hiện 32
2.2.2. Nhóm động từ tồn tại biểu thị ý nghĩa tồn tại 47
2.2.3. Nhóm động từ tồn tại biểu thị ý nghĩa tiêu biến 54
Tiểu kết 63
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài khóa luận
Ngữ pháp tiếng Việt là một vấn đề rất phức tạp mà hiện nay vẫn đang thu hút
được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà ngữ pháp học. Phần lớn các nhà nghiên cứu
về ngữ pháp tiếng Việt mà hẹp hơn là các nhà nghiên cứu về từ pháp học đều đề cập
đến động từ trong tiếng Việt. Bởi lẽ giống như danh từ, động từ là một trong hai từ loại
cơ bản nhất trong tiếng Việt hiện đại. Với một số lượng khá lớn trong vốn từ vựng,
động từ có vai trò hoạt động ngữ pháp hết sức quan trọng trong việc tổ chức, cấu tạo
câu của tiếng Việt. Phạm vi hoạt động cú pháp của động từ khá rộng, đa dạng và cũng
rất phức tạp. Về mặt cấu tạo từ, động từ là một từ loại tích cực về mặt khả năng tạo từ,
làm tăng vốn từ, làm phong phú thêm khả năng diễn đạt của tiếng Việt.
Động từ là một từ loại phức tạp nhất, sử dụng rộng rãi nhất và chiếm vị trí
quan trọng hàng đầu trong hệ thống các từ loại của ngôn ngữ. Vì thế, việc sử
dụng chúng đã được chú ý ngay từ thời các nhà triết học và các nhà nghiên cứu
ngữ văn cổ đại Hy Lạp.
Theo Nguyễn Kim Thản trong cuốn Động từ trong tiếng Việt đã khảo sát thống
kê từ năm tác phẩm văn học, một số báo chí, với khoảng 300 tác giả, số câu mà vị ngữ
là động từ chiếm tỉ lệ khoảng 88%. Trong khi đó, số câu có vị ngữ tính từ chiếm 4%
và số câu có vị ngữ danh từ chỉ khoảng 8%. Ngoài ra, động từ trong tiếng Việt còn có
thể đảm nhận nhiều chức năng khác nữa. Những ý nghĩa ngữ pháp phụ theo động từ ở
trong câu và các phương tiện biểu thị ý nghĩa ấy nhiều và đa dạng hơn cả.
Hơn nữa về sự tồn tại của động từ tiếng Việt, từ trước đến nay có hai luồng ý
kiến trái ngược nhau. Luồng ý kiến thứ nhất là phủ nhận sự tồn tại của loại từ này và
những người có ý kiến này đồng thời là những người phủ nhận sự tồn tại của các loại
từ nói chung trong tiếng Việt. Luồng ý kiến thứ hai thừa nhận sự tồn tại của động từ,
nhưng những người có ý kiến này lại khác nhau về điểm xuất phát cũng như kết quả
đạt được. Luồng ý kiến thứ hai này cũng hình thành những cách hiểu khác nhau: Cách
hiểu thứ nhất tiếp tục sự lẫn lộn giữa động từ và vị ngữ bắt nguồn từ cổ Hy Lạp; cách
hiểu thứ hai xuất phát từ nhiều ý nghĩa; cách hiểu thứ ba xuất phát từ hình thức ngữ
pháp; cách hiểu thứ tư chú ý tới cả đặc điểm ý nghĩa và đặc điểm hình thức của từ.
Grammông (M.Grammont) và Lê Quang Trinh đã phủ nhận phân định các loại
từ trong tiếng Việt. Do đó, tác giả cũng phủ nhận sự tồn tại của động từ. Các tác giả
này viết: “Trong tiếng Việt, không có mạo từ, danh từ, đại từ, động từ, cũng không có
giống, số mà chỉ có những động từ không thôi; những từ này đều là đơn âm tiết, nói
chung không biến đổi, ý nghĩa của chúng thay đổi hay được xác định nhờ những từ đặt
trước hay theo sau, nghĩa là nhờ chức năng, vị trí của chúng ở trong câu. Cũng vào
2
khoảng thời gian đó, H.Busê nhận định: “Nói cho đúng… không có động từ về bản
chất là động từ. Đó là những từ nào đó có chức năng của động từ”. Còn Nguyễn Lân
lại cho rằng: “Động từ là thứ dùng để biểu diễn một động tác, một hành vi, một ý
nghĩa hoặc một cảm xúc, một trạng thái, hoặc sự phát triển, sự biến hóa của một trạng
thái” [11; tr. 32]. Từ những ý kiến của các nhà ngữ pháp học trong và ngoài nước, ta
thấy việc nghiên cứu động từ trong tiếng Việt chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, trừu
tượng, chủ yếu là nghiên cứu về động từ lớn nói chung còn chưa đi sâu vào các tiểu
loại động từ. Và cho đến nay, vẫn còn tồn tại rất nhiều ý kiến khác nhau về phân loại
động từ tiếng Việt: Có cách phân chia từ loại của những người biên soạn từ điển; có
cách phân loại của các nhà từ vựng học - ngữ nghĩa học… Nhưng điều cần thiết là các
nhà ngữ pháp học đều phát hiện ra những nét đặc thù, những nét khác biệt về bản chất
ngữ pháp của các động từ tiếng Việt so với ngôn ngữ khác.
Trong ngôn ngữ học hiện nay, quan hệ tồn tại thường làm cơ sở cho các công
trình miêu tả các cấu trúc lôgích - ngữ pháp chẳng hạn, “ ND. Arutjunova khi áp dụng
vào việc nghiên cứu tiếng Nga, đã tách ra trước hết là bốn “cơ sở” lôgích - ngữ pháp,
trong đó quan hệ tồn tại được xếp ở hàng đầu: 1, Quan hệ tồn tại; 2, Quan hệ đồng
nhất; 3, Quan hệ định danh; 4, Quan hệ nêu đặc trưng (tức quan hệ vị từ trong nghĩa
hẹp). Hơn thế nữa, bốn kiểu quan hệ này còn có công dụng to đến mức: “Có thể cho
rằng giả sử trong ngôn ngữ không thể hiện bốn kiểu ngôn ngữ nhắc trên, thì chỉ cần
một kiểu thôi cũng đã đủ để truyền đạt bất kỳ kiểu quan hệ lôgích nào và nói rộng hơn,
bất kỳ nội dung nào. Điều giả định này sẽ được minh họa ở phần dưới bằng tài liệu
của các câu nói có ý tồn tại”. [6; tr. 9]
Trong tiếng Việt, vấn đề động từ mang nghĩa tồn tại là một vấn đề không kém
phần rắc rối so với các ngôn ngữ khác, nếu không phải là rắc rối hơn. Ngoài những
vấn đề ít nhiều có tính chất chung với nhiều ngôn ngữ khác, do đặc thù của mình, ở
lĩnh vực này, tiếng Việt còn có những vấn đề riêng. Nếu xét động từ mang ý nghĩa tồn
tại trong tiếng Việt từ nhiều mặt, thì có thể liệt kê những vấn đề sau đây:
1. Những vấn đề chung quanh động từ chuyên dùng biểu thị ý nghĩa tồn tại “có”
và những động từ tương đương với “có”, tương đương hoàn toàn hoặc tương đương
có hạn chế.
2. Các động từ trạng thái, các động từ nội động và các động từ ngoại động dùng
để biểu thị ý nghĩa tồn tại.
3. Khuôn hình chung mà động từ mang ý nghĩa tồn tại tham gia.
4. Điểm giống và khác động từ mang ý nghĩa tồn tại và câu tồn tại.
5. Vị trí của động từ mang ý nghĩa tồn tại trong câu.
3
Mỗi vấn đề lại chứa đựng trong mình một loạt vấn đề cụ thể khác chẳng hạn
trong vấn đề thứ nhất có thể tách ra những vấn đề cụ thể hơn như sau:
a) Phạm vi hoạt động của từ “có” với tư cách một động từ mang ý nghĩa tồn tại.
b) Các kiểu khuôn hình câu có thể chứa động từ “có” với ý nghĩa tồn tại.
c) Phân biệt ý nghĩa tồn tại với các ý nghĩa khác ở những khuôn hình câu có chứa
“có” làm động từ. vv…
Ở vấn đề thứ hai cũng gồm những vấn đề không đơn giản như:
a) Sự chuyển hóa của động từ chỉ hành động thành động từ nội động.
b) Lớp các từ chỉ trạng thái tồn tại của vật trong không gian.
v. v…
Trên con đường tìm tòi chung đã có nhiều nhà nghiên cứu đặt chân vào lĩnh vực
nghiên cứu mặt cấu trúc - nghĩa của ngôn ngữ dựa trên cơ sở tính khu biệt của bình
diện nghĩa. Với mục đích đi tìm đặc thù của một ngôn ngữ, chúng tôi nghĩ rằng việc
nghiên cứu mặt cấu trúc - nghĩa ở khu vực ngữ pháp học chắc hẳn sẽ có phần đóng
góp thích đáng. Mục đích vừa nêu cũng chính là mục đích của khóa luận hướng tới.
Trong thực tế giao tiếp, cũng như trong các tác phẩm văn chương việc sử dụng
động từ tồn tại đang ngày càng được quan tâm, giữ một vị trí quan trọng và đã đạt
được những giá trị nhất định.
Xuất phát từ thực tiễn của hoạt động tiếng Việt, trên cơ sở tiếp thu những thành
tựu đã đạt được của những công trình đã nghiên cứu về động từ tồn tại trong câu
chúng tôi lựa chọn vấn đề: Tìm hiểu về lớp động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu -
phát ngôn tiếng Việt làm đề tài nghiên cứu. Chúng tôi không có tham vọng đưa ra
những kiến giải hoàn toàn mới mẻ mà chỉ đặt cho mình nhiệm vụ cố gắng tổng kết
một cách tương đối đầy đủ những ý kiến đã được phát biểu xung quanh vấn đề được
đề cập. Trên cơ sở đó hình thành các kết luận đã từng được đưa ra dưới hình thức
những lời nhận xét có tính chất phác thảo gợi tìm (heuristic) của các tác giả đi trước,
đồng thời cố gắng tìm cơ sở duy lý cho những kết luận ấy. Chúng tôi hy vọng kết quả
nghiên cứu sẽ góp một phần hữu ích cho việc tìm hiểu và sử dụng lớp động từ có ý
nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt.
2. Lịch sử vấn đề
Động từ tồn tại là một lĩnh vực được nhiều nhà ngữ pháp quan tâm nghiên cứu
và có những kết quả đáng tin cậy. Trước hết có thể nhắc đến một tác giả người nước
ngoài với cuốn sách nhan đề Nghiên cứu về ngữ pháp Việt Nam, M.B. Emeneau đặt
vấn đề về câu mang ý nghĩa tồn tại trên một cái nền vô cùng rộng lớn : “Có một dạng
4
thức vị ngữ động từ khác không có chủ từ dù là chủ từ tùy thích chăng nữa. Vị ngữ
gồm có động từ (hay phức cấu động từ) cộng với đối tượng”.
Mười bốn năm sau, Ngữ pháp Việt Nam của L.C. Thompson ra đời. Dưới một
hình thức gián tiếp, tác giả một lần nữa xác định bức tranh phức tạp mà M.B.
Emeneau đã nêu ra về ngữ pháp tiếng Việt. Tuy nhiên, hai tác giả trên không đề cập
vấn đề câu mang nghĩa tồn tại trong tiếng Việt một cách chuyên môn, mà đi từ một
kiểu khuôn hình đặc biệt thường xuất hiện trong tiếng Việt, và trước hết, gắn liền với
việc sử dụng từ chuyên dùng với ý nghĩa tồn tại với từ “có”. Do đó, vấn đề câu mang ý
nghĩa tồn tại trong tiếng Việt bị hòa lẫn với những vấn đề khác có chung đường ranh
giới với nó về mặt biểu hiện.
Một cách tiếp cận khác hẳn được trình bày trong Giáo trình về Việt ngữ của Lê
Cận, Cù Đình Tú, Hoàng Tuệ. Trong công trình nghiên cứu này, vấn đề về câu mang
ý nghĩa tồn tại trình bày một cách giản dị và khá rõ.
Ngoài những tác giả kể trên, chúng tôi còn nhận thấy sự tương đồng nhưng cũng
tồn tại mâu thuẫn qua những đánh giá, nhận định của những tác giả khác bàn về lớp
động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt như sau:
Xét về vị trí của lớp động từ có ý nghĩa tồn tại trong hệ thống ngữ pháp tiếng
Việt, được xếp vào từ loại động từ tuy nhiên quan điểm nhận định lớp chứa động từ
này lại có sự khác biệt.
Trong giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt, tập một của Diệp Quang Ban, Hoàng Văn
Thung vấn đề động từ có ý nghĩa tồn tại thuộc lớp động từ không độc lập, chỉ quan hệ
tồn tại. Đây cũng là quan điểm được đề cập đến trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt của
Vũ Tiến Dũng, Nguyễn Hoàng Yến.
Ngoài các nghiên cứu trên, lớp động từ có ý nghĩa tồn tại còn được xếp vào
nhóm nội động từ (động từ vô tác) thuộc lớp động từ độc lập theo giáo trình Ngữ pháp
tiếng Việt của Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lương.
Bên cạnh đó, trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại của Hữu Quỳnh căn cứ
vào đặc điểm ngữ pháp; khả năng kết hợp với từ loại, động từ có ý nghĩa tồn tại trong
câu - phát ngôn tiếng Việt được tách ra thành nhiều nhóm riêng.
Có thể nhận thấy rằng, lịch sử nghiên cứu lớp động từ có ý nghĩa tồn tại trong
câu - phát ngôn tiếng Việt có bề dày nhất định như chính tiềm năng nghiên cứu của
lớp động từ này nói riêng và từ loại động từ nói chung. Tuy nhiên, việc nghiên cứu
bằng cách này hay cách khác về lớp động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn
tiếng Việt vẫn còn trong chừng mực còn hạn chế. Từ những điều nói trên đây có thể
5
khẳng định “Tìm hiểu về lớp động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng
Việt” là một lĩnh vực còn bỏ ngỏ cần phải được nghiên cứu sâu hơn.
Động từ mang ý nghĩa tồn tại có vai trò quan trọng trong việc tổ chức câu tồn tại
và trong hoạt động giao tiếp. Việc giảng dạy và học tập môn Tiếng Việt nói chung và
từ loại động từ mang ý nghĩa tồn tại nói riêng được áp dụng phổ biến đối với tất cả các
học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, một số tài liệu chỉ mới nghiên cứu, đề cập một số khía
cạnh của động từ tiếng Việt mà chưa có một cái nhìn cụ thể, đầy đủ về nó. Thực tế cho
thấy chưa có một đề tài chuyên biệt nào nghiên cứu về lớp động từ có ý nghĩa tồn tại
trong câu - phát ngôn tiếng Việt. Vì vậy, chúng tôi quyết định lựa chọn khóa luận này
trên cơ sở thừa nhận kết quả nghiên cứu của các tác giả đã nghiên cứu trước đó và
bước đầu tìm hiểu về lớp động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt.
Vì thế, chúng tôi mong được đóng góp thêm một phần nhỏ bé trong việc giải quyết
vấn đề trên.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của khóa luận
3.1. Mục tiêu
Nghiên cứu sâu hơn về lớp động từ có nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng
Việt để có được thấy được đặc trưng và mối quan hệ với các từ loại khác trong câu
tiếng Việt. Trên cơ sở đó, khóa luận giúp chúng ta có cái nhìn thật cụ thể, đầy đủ hơn
về động từ tiếng Việt góp phần làm phong phú hơn kho từ vựng nước nhà.
3.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của khóa luận là nghiên cứu động từ nói chung trong tiếng Việt và lớp
động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt nói riêng. Trên cơ sở đó tiến
hành so sánh đặc trưng và mối quan hệ lớp động từ có ý nghĩa tồn tại với động từ
không độc lập khác. Đồng thời đi vào khảo sát lớp động từ tồn tại trong câu - phát
ngôn tiếng Việt để đưa ra phân loại mô tả ý nghĩa cụ thể của lớp động từ này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng là động từ tồn tại không phải là một nội dung một vấn đề hoàn toàn
mới trong ngữ pháp tiếng Việt. Tuy nhiên, nếu xét vấn đề này như một đối tượng
chuyên môn thì cho đến nay vẫn chưa có nhiều tài liệu đề cập đến. Chúng tôi chọn đối
tượng nghiên cứu là động từ trong tiếng Việt nói chung và động từ tồn tại trong lớp
động từ không độc lập nói riêng để thấy được các chức năng ngữ nghĩa, ngữ pháp và
trong câu - phát ngôn tiếng Việt. Chúng tôi cố gắng bổ sung thêm một cách nhìn, một
hướng tiếp cận mới về lớp động từ tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt.
6
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là tìm hiểu lớp động từ có ý nghĩa tồn tại
trong câu - phát ngôn tiếng Việt. Ngoài ra chúng tôi còn khảo sát lớp động từ tồn tại
trong một số tác phẩm văn chương Việt Nam hiện đại đã được bình giá. Đó là các
tuyển tập: Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, Tuyển tập Nam Cao, Tuyển tập Thạch Lam;
truyện ngắn: Truyện ngắn Nguyễn Khải.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng tích hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương
pháp nghiên cứu lí thuyết, nghiên cứu thực tiễn phương pháp so sánh, phương
pháp quy nạp.
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết là phương pháp nghiên cứu những tài
liệu đi sâu tìm hiểu vấn đề mà đề tài khóa luận hướng đến. Với đề tài này, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu các giáo trình ngữ pháp, tài liệu về câu tồn tại và động
từ tồn tại trong tiếng Việt.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, là phương pháp được tiến hành qua quá trình
khảo sát thống kê số lượng và nội dung của lớp động từ có ý nghĩa tồn tại trong thực
nghiệm sư phạm và giao tiếp hàng ngày.
Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp nghiên cứu mang tính phổ biến, khái quát,
để thực hiện được đề tài này, chúng tôi xem phương pháp so sánh là phương tiện để
làm rõ những nét khác biệt của lớp động từ có ý nghĩa tồn tại với các lớp động từ khác.
Phương pháp quy nạp cũng được coi là phương pháp quan trọng của khóa luận
để phân tích lý thuyết và nguồn ngữ liệu, sau đó rút ra được những kết luận
chung nhất. Việc thống kê, phân tích cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc ngữ pháp
của động từ tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt sẽ giúp cho kết luận của đề
tài có tính thuyết phục hơn.
5.2. Nguồn ngữ liệu
Thành quả của các tác giả đi trước đối với người đang thực hiện khóa luận
bao giờ cũng là nguồn tài liệu dồi dào, phong phú và tạo điều kiện thuận lợi để
đi sâu vào những vấn đề cụ thể của khóa luận đang thực hiện.
Trong quá trình triển khai khóa luận, chúng tôi đã dành một thời gian thích
đáng để nghiên cứu, học tập của rất nhiều tác giả đi trước như: Diệp Quang Ban,
Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Kim Thản, Trương Vĩnh Ký…
7
Ngoài ra, tư liệu của chúng tôi dùng để khảo sát chủ yếu trong Từ điển
tiếng Việt(2005), Từ điển tiếng Việt (2009), các tác phẩm văn chương Việt Nam
hiện đại và ngữ liệu thu thập được bằng cách ghi chép lại những cuộc thoại diễn
ra trong cuộc sống hàng ngày.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, cấu trúc của khóa
luận gồm hai chương cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tìm hiểu lớp động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn
tiếng Việt
8
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Đặc trƣng của động từ tiếng Việt
1.1.1. Về ý nghĩa khái quát
Động từ là những thực từ có ý nghĩa từ vựng khái quát chỉ quá trình, dạng
vận động hay trạng thái nhát định của sự vật, thực thể. Quá trình, vận động có
thể là hoạt động, hành động như: Tôi làm bài; Anh ấy đọc sách; có thể là trạng
thái, cảm nghĩ mong muốn như: Tôi yêu đất nước; Cô ấy mong thư; có thể là
quá trình biến đổi như: Cô ấy trở thành bác sĩ; hay thể hiện quá trình vận động
di chuyển như: Tôi lên Sơn La; hoặc sự vận động ban phát như: Cháu biếu bà
quả cau. Ý nghĩa trạng thái được khái quát trong mối liên hệ với vận động của
thực thể trong thời gian và không gian.
1.1.2. Về khả năng kết hợp
Động từ có khả năng làm thành tố chính trong một cụm từ chính phụ hay
còn gọi là cụm động từ (ngữ động từ) và động từ có ý nghĩa khái quát là nêu đặc
trưng “động” hoặc đặc trưng “tĩnh” (rõ nhất là trong mối quan hệ với chủ ngữ)
của sự vật sự việc được phản ánh, kết hợp được về phía trước với các phó từ đã,
đang… về phía sau với các phó từ rồi, xong… .
Trong cấu trúc ngữ pháp của động từ, khi làm thành tố trung tâm, động từ
có khả năng kết hợp với các thành tố phụ sau đây:
Thành tố phụ trước động từ: Thành tố phụ chỉ tình thái. Những thành tố
phụ này vừa thể hiện ngữ pháp vừa mang ý nghĩa tình thái như:
Chỉ mức độ của trạng thái như: rất, hơi, quá…
Chỉ mệnh lệnh như: hãy, đừng, chớ…
Chỉ ý nghĩa phủ định như: không, chưa, chẳng…
Chỉ sự tiếp diễn của hoạt động như: còn, vẫn, có…
Chỉ thời thế của sự vận động trong quá trình như: đã, đang, sẽ, sắp, vừa…
Chỉ phạm vi đối chiếu của hoạt động, vận động như: cũng, đều, cứ…
Thành tố phụ sau động từ: đi, thôi, đi thôi, đi nào…
Lớp phụ từ chỉ mệnh lệnh thường được các nhà nghiên cứu xác định là từ
chứng của động từ (danh từ không có khả năng kết hợp với các phụ từ này; tính
từ kết hợp hạn chế với các phụ từ: hãy, đừng, chớ).
9
Ví dụ:
(1) Đừng đau thương, em hỡi chớ đau thương
Hãy nắm trong tay vững ngọn súng trường.
[43; tr. 18]
(2) Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo.
[44; tr. 21]
(3) Mặt trời đã lặn xuống tận mặt đất.
[9; tr. 18]
Ngoài ra lớp phụ từ chỉ phương hướng: ra, vào, lên, xuống… kết hợp được
với động từ và đứng sau động từ cũng có thể là từ chứng của động từ.
Ví dụ:
(4) Cứ ra tắm đi rồi mặc vào.
[9; tr. 18]
(5) Người ta nói ra tiền.
[9; tr. 18]
(6) Y không cất đầu lên được.
[9; tr. 18]
Lớp phụ từ phương hướng này vốn là các động từ có ý nghĩa chỉ hoạt động
có tính phương hướng khi chúng hoạt động độc lập. Khi chúng đứng sau một
động từ khác thì ý nghĩa hoạt động mờ đi, chỉ còn lại ý nghĩa phương hướng và
chúng hoạt động với tư cách phụ từ (có nhà nghiên cứu gọi lớp phụ từ này là
phó động từ).
1.1.3. Về chức năng cú pháp
Cũng giống như danh từ, động từ có thể đảm nhận nhiều chức năng cú
pháp khác nhau, nhưng chức năng phổ biến, thường trực và tiêu biểu nhất của
động từ trong cấu trúc câu đơn là làm vị ngữ trực tiếp trong câu chỉ có hai từ nên
một số nhà nghiên cứu xếp động từ thuộc về từ loại vị từ. Do đó, chức năng làm
vị ngữ của động từ làm thành một tiêu chuẩn đối lập động từ và danh từ trong
tiếng Việt.
10
Ví dụ:
(7) Mặt trời mọc
(8) Nước chảy
(9) Chúng ta xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Ngoài ra, động từ còn có khả năng đảm nhận các thành phần câu khác như
chủ ngữ, trạng ngữ, đề ngữ. Khi động từ làm chủ ngữ trong câu thì sau nó
thường có từ “là”.
Ví dụ:
(10) Khóc là nhục, rên là hèn, van yếu đuối
[33; tr. 35]
Động từ làm trạng ngữ.
Ví dụ:
(11) Lễ phép, mẹ con chị Dậu cùng cúi chào.
[29; tr. 66]
Động từ làm đề ngữ.
Ví dụ:
(12) Sống, chúng ta mong được sống làm người.
[33; tr. 35]
Động từ làm bổ ngữ.
Ví dụ:
(13) An tập nói.
Điều đáng lưu ý là, với khả năng làm định ngữ, động từ có thể kết hợp với
danh từ tạo nên từ ghép chính phụ, loại biệt nghĩa, ví dụ: nhà ăn, bàn học, xe ủi,
rau luộc, phòng tắm, bánh rán, thuốc tiêm…
Tóm lại, đặc trưng của động từ tiếng Việt được thể hiện qua ba bình diện: ý
nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và chức năng cú pháp. Nội dung của từng
bình diện là những yếu tố cơ bản để phân biệt từ loại động từ với các từ loại
khác trong tiếng Việt.
1.2. Phân loại động từ trong tiếng Việt
11
Động từ là một từ loại lớn trong câu - phát ngôn tiếng Việt. Vì vậy, đã có
những cách chia động từ thành các tiểu loại khác nhau. việc phân loại động từ
được tiến hành theo nhiều hướng và dựa trên những tiêu chí khác nhau.
Chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ ấn châu, trong một thời gian dài người ta
chia động từ tiếng Việt thành động từ nội động (Intransifif) và động từ ngoại
động (Transifif). Nhưng khi khảo sát thực tế tiếng Việt việc phân loại động từ
tiếng Việt hiện nay dựa vào những cơ sở khác nhau.
1.2.1. Dựa vào ngữ pháp tiếng Pháp
Trong tiếng Việt, từ có, là tương đương với avoir, être trong tiếng Pháp.
Đó là động từ phụ trợ muốn tạo động từ phản thân thì phải dùng mình, muốn tạo
động từ tương hỗ thì phải dùng nhau thì Trương Vĩnh Ký chia động từ ra làm
các loại sau:
Động từ phụ trợ
Động từ chủ động
Động từ bị động
Động từ phân thân
Động từ tương hỗ
Động từ vô nhân xưng và đơn nhân xưng
Động từ giản đơn và động từ ghép
Động từ liên tục và động từ giảm nhẹ.
Những tác giả kể tiếp ông như E. Đighe, V. Bacbie, Trương Vĩnh Tống
thống nhất ý kiến với ông về cơ bản, nhưng cũng có người hoài ghi phần nào sự
phân loại này chẳng hạn có người viết:
Từ những năm 40 của thế kỷ này cho đến những năm gần đây việc phân
loại động từ trong tiếng Việt đã có những bước tiến mới. Lê Trà Ngân, Lê
Ngọc Vượng thì chia thành hai loại: Thì động từ và Tự động từ. Bùi Đức Tịnh
thì ông căn cứ vào ý nghĩa để chia động từ thành bốn loại: Viên ý, Khuyết ý,
Thụ trạng và Trợ động từ (dẫn theo [13; tr. 87]).
Những người nghiên cứu nói trên và những người tương tự đã căn cứ vào
tính chất chi phối của động từ mà phân loại động từ. Mặc dù phần lớn họ không
nói rõ căn cứ của mình hay nói rằng dựa vào ý nghĩa và kết quả đạt được cơ bản
là giống nhau. Bởi vì tuy tên gọi có khác nhau những động từ: thì động từ, tự
12
động từ, viên ý, nội động đều là một. Những động từ khuyết ý, ngoại động cũng
là một.
Như vậy, trong những năm gần đây cuộc phân loại động từ đã có những
bước mới người ta không những đã chú ý tới những đặc điểm cú pháp của động
từ chủ yếu là tính chất chi phối của động từ mà còn chú ý tới những đặc điểm
kết hợp.
1.2.2. Dựa vào khả năng kết hợp và bản chất ngữ nghĩa - ngữ pháp của
động từ
Việc phân loại động từ thành các lớp con có thể dựa vào: khả năng kết hợp
của động từ với nhóm phụ từ tình thái có tác dụng “dạng thức hóa” động từ và
khả năng kết hợp động từ với thực từ biểu thị nội dung “chi phối” của động từ,
hoặc biểu thị nội dung “đòi hỏi” phụ thuộc vào đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ pháp
của động từ quả là động từ được chia thành hai lớp con: động từ không độc lập
và động từ độc lập.
1.2.2.1. Động từ không độc lập
Động từ không độc lập là những động từ khả năng kết hợp của động từ với
những nhóm phụ từ tình thái có tác dụng “dạng thức hóa” động từ về ý nghĩa,
biểu thị quá trình chưa đầy đủ, chưa trọn vẹn; chúng chỉ tình thái vận động ở lúc
bắt đầu hay kết thúc quá trình; hoặc ý nghĩa quá trình không trực tiếp gắn với
hành động hay trạng thái cụ thể (có thể nói là “trống” nghĩa); khả năng kết hợp
động từ với thực từ biểu thị nội dung “chi phối” của động từ, hoặc biểu thị nội
dung “đòi hỏi” phụ thuộc vào đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ pháp cả động từ về khả
năng kết hợp và đảm nhiệm chức năng cú pháp. Do đặc điểm ý nghĩa, lớp động
từ này khi làm thành phần câu, thường đòi hỏi kết hợp với thực từ hay tổ hợp
thực từ để khỏi “trống” nghĩa.
Lớp động từ này thường bao gồm một số nhóm sau đây:
- Nhóm động từ tình thái. Động từ tình thái thường biểu thị các ý nghĩa tình
thái (có tính chất quá trình) khác nhau:
+ Chỉ ý nghĩa tình thái về sự cần thiết: cần, nên, phải, cần phải…
Ví dụ:
(15) Người ta bầu tôi thì tôi phải đứng ra. Bố đay gì tôi?
[ 31; tr. 225]
13
(16) Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè…
[31; tr. 258]
(17) Sạ phải đem thân đi ở rể.
[31; tr. 272]
+ Chỉ ý nghĩa tình thái về khả năng: có thể, không thể, chưa thể…
Ví dụ:
(18) Tôi đành lòng dời khỏi nơi đây nếu không tạo được điều kiện để
có thể gặp lại những người bạn hôm trước.
[31; tr. 291]
+ Chỉ ý nghĩa tình thái về ý chí: định, toan, nỡ, dám…
Ví dụ:
(19) Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao.
[19; tr. 157]
(20) Giá có một chỗ nào có thể chụp ảnh thì tôi không dám phiền đồng
chí nhiều như vậy đâu.
[32; tr. 52]
+ Chỉ ý nghĩa tình thái về sự mong muốn: mong, muốn, ước, mong muốn,
mong ước, tơ tưởng…
Ví dụ:
(21) Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng chơi.
[38; tr. 67]
(22) Ờ cái nhà chị này, tơ tưởng chuyện gì mà ngồi đờ ra thế?
[31; tr. 224]
(23) Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
[22; tr. 137]
14
+ Chỉ ý nghĩa tình thái tiếp thu, chịu đựng: bị, mắc, phải, được…
Ví dụ:
(24) Bà phải hầu hạ ông cho tới chết mới xong nợ.
[32; tr. 339]
(25) Câu cuối cùng của dì tôi bị lấp mất trong tiếng sóng biển chợt nổi lên
ầm ã…
[32; tr. 400]
+ Chỉ ý nghĩa tình thái đánh giá, nhận định: cho, xem, thấy…
Ví dụ:
(26) Bà cho là thằng Triều khổ, thằng Triều hiền lành, lấy phải con vợ
thần nanh đỏ mỏ.
[31; tr. 168]
(27) Em xem ra anh ấy cũng là người thành thật.
[42; tr. 206]
(28) Tôi thấy bạn ấy là con người trung thực.
- Nhóm động từ chỉ quan hệ: động từ trong nhóm này cũng không biểu hiện
ý nghĩa hoạt động hay trạng thái mà biểu thị các ý nghĩa quan hệ (có tính chất
quá trình) giữa các thực thể quá trình hay đặc trưng:
+ Chỉ quan hệ đồng nhất: là, làm.
Ví dụ:
(29) Trước, tôi là chính trị viên đại đội. Bây giờ là “chính trị” viên
làng.
[31; tr. 94]
(30) Chị cấy giỏi nên được bầu làm tổ trưởng.
[31; tr. 233]
+ Chỉ quan hệ tồn tại (xuất hiện, tồn tại, tiêu biến): còn, có, biến mất, sinh
(ra)…
Ví dụ:
(31) Giữa đám người bỗng có một cánh tay giơ lên.
[41; tr. 143]
15
(32) Trong túi còn tiền.
[6; tr. 44]
(33) Thế là chúng tôi mất cái cửa hàng đồng hồ
[31; tr. 292]
+ Chỉ quan hệ biến hóa: thành, hóa, hóa thành, hóa ra, trở thành…
Ví dụ:
(34) Thế là mặc nhiên chúng tôi trở thành người thân, thành anh em với
nhau.
[31; tr. 23]
(35) Giờ, chiếc xe trở nên cô đơn.
[32; tr. 23]
+ Chỉ quan hệ diễn biến theo thời gian: bắt đầu, tiếp tục, thôi, kết thúc,
hết…
Ví dụ:
(36) Đèn đêm đã bật, sân bay lại tiếp tục làm việc.
[32; tr. 286]
(37) Tôi liền thôi không gắng ngủ nữa.
+ Chỉ quan hệ so sánh, đối chiếu: giống, khác, như, tựa, in, hệt…
Ví dụ:
(37) Soan khác trước bây giờ là cán bộ xóm.
[32; tr. 175]
(38) Những phù điêu này giống những bức tranh kia lạ lùng.
[32; tr. 135]
(39) Chắc tâm trạng anh Nhâm cũng giống tôi.
[31; tr. 19]
+ Chỉ quan hệ diễn biến trong không gian: gần, xa, ở, gần gụi….
Ví dụ:
(40) Từ phút đó trở đi hai người gần nhau thêm một mức nữa.
[32; tr. 256]
16
(41) Mon men, ở dưới chân đê, lội lõm bõm qua mấy vũng bùn lầy xa
xa, phía dưới cây gạo.
[45; tr. 23]
1.2.2.2. Động từ độc lập
Động từ độc lập là những động từ biểu thị ý nghĩa quá trình (hành động
hoặc trạng thái). Ý nghĩa quá trình có thể nhận thức được tương đối rõ, ngay cả
trong trường hợp có động từ không có từ khác đi kèm để bổ nghĩa.
Động từ độc lập có đầy đủ khả năng kết hợp và chức năng cú pháp của
động từ. Tuy vậy, động từ độc lập cũng có thể phân chia thành hai nhóm nhỏ,
dựa theo khả năng kết hợp được của động từ với một số nhóm phụ từ nhất định
và khả năng chi phối của động từ đối với thực từ hay kết hợp từ đi kèm có tính
chuyên môn.
- Các nhóm động từ độc lập phân theo phụ từ đi kèm:
+ Nhóm động từ chỉ hành động gồm những động từ kết hợp được với
hãy, đừng, chớ và với lắm, quá. Không kết hợp được với rất, hơi, khí: viết,
đánh, đi, làm…
Ví dụ:
(42) Lần này đừng có níu anh rách áo như chiều hôm qua nữa nhé.
[31; tr. 79]
Động từ chỉ hành động còn gồm những động từ kết hợp được với xong:
nói, nghe, suy nghĩ, sửa chữa…
Ví dụ:
(43) Chữa xong em ngủ luôn ở đấy, đêm thay ca luôn, mai mới về.
[31; tr. 86]
(44) (…) lên đến tiền tiêu giao hàng cho kho xong thì trời đã gần sáng.
[31; tr. 163]
+ Nhóm động từ chỉ trạng thái gồm:
Những động từ kết hợp được với hãy, đừng, chớ, lắm, quá, rất, hơi, khí:
yêu, thương, thích, ghét, kính nể, giận…
Ví dụ:
(45) Bài hát này em thích lắm mà không biết tiêu đề.
[32; tr. 289]
17
(46) Em chưa thương một người con gái nào như cô ấy.
[32; tr. 508]
(47) Con tôi mê đọc sách lắm.
Những động từ không kết hợp được với xong: thấy, hiểu, mỏi, biết….
Ví dụ:
(48) Tên quan pháp nhún vai, làm ra vẻ không hiểu sự lạng lùng “kém
văn minh” đó.
[31; tr. 369]
(49) Tôi vẫn đi miết không mỏi.
[31; tr. 331]
(50) Tôi chạy tắt vào cổng làng, thấy giao thông hào chi chít.
[31; tr. 334]
- Các nhóm động từ phân loại theo các thực từ đi kèm:
+ Nhóm động từ không đòi hỏi thực từ đi kèm: nói, cười, khóc, ngồi, đứng,
bò, ngủ, càu nhàu, hậm hực… thường chỉ các hành động cơ thể (vận động sinh
lí) hoặc chỉ trạng thái tâm lí. Những động từ này được gọi là động từ nội động.
Ví dụ:
(51) Chợt ông Thào thét lên. Mọi người ngạc nhiên.
[32; tr. 526]
(52) Bua Sềnh lên đường, ông càng ấm ức.
[32; tr. 526]
(53) Từ đó, ông nằm yên không nhúc nhích, cố dỗ lại giấc ngủ. Nhưng
không thể ngủ lại được.
[31; tr. 105]
+ Nhóm động từ có thực từ đi kèm biểu thị đối tượng tác động: đánh
(giặc), trồng (cây), viết (báo), học tập (môn toán), đốt (rẫy), đào (củ mài)…
những động từ này được gọi là động từ ngoại động.
Ví dụ:
(54) Cô cắt cỏ ngoài vườn sao, ông?
[32; tr. 471]
18
(55) Đúng ở đây có ba cái giếng mới đào thật.
[32; tr. 475]
+ Nhóm động từ có hai thực từ đi kèm biểu thị đối tượng phát/ nhận và đối
tượng được lợi hay bị thiệt do tác động của hành động nêu ở động từ: cho (em)
(một gói quà), gửi (bạn) (một bức thư), gửi (cho bạn) (một bức thư), gửi (một
bức thư) (cho bạn)…. Đây cũng là những động từ ngoại động.
Ví dụ:
(56) Sau khi nhồi cho cụ tư một điếu thuốc rõ chặt vào nõ, Khang đứng
dậy…
[32; tr. 109]
(57) Anh ấy viết thư cho em.
[31; tr. 205]
(58) Vâng, vậy thì em xin hát hiến dâng cho các anh một bài.
[42; tr. 1121]
+ Nhóm động từ có hai thực từ đi kèm biểu thị đối tượng sai khiến: nhờ
(bạn) (xách nước), bảo (con) (học), cử (người) (tiếp khách), bắt (trâu) (kéo
xe)… những động từ này được gọi là động từ khiến động, thuộc lớp động từ
ngoại động.
Ví dụ:
(59) Công an huyện yêu cầu bộ phận hình sự của công an tỉnh trợ giúp
xác minh.
[32; tr. 409]
(60) Một hôm hợp tác xã họp, cử Keng đánh một chiếc xe bò lên huyện
chở phốt phát về…
[31; tr. 220]
+ Nhóm động từ có thực từ đi kèm chỉ hướng dời chuyển, hoặc hướng nối
kết của hành động nêu ở động từ; hoặc chỉ đích dời chuyển của hành động,
hoặc nêu đối tượng bị tác động có dời chuyển: lăn vào, chạy ra, đi xuống;
buộc vào, cởi tháo ra; chạy ra phố, lăn vào lòng mẹ, đi xuống chân núi; buộc
vào cột; kéo thuyền ra; đùn cát lên, đẩy xe vào nhà, ra phố, lên gác…
Ví dụ:
(61) Khoảng trưa hôm đó…, anh tranh thủ ra ngoài bãi đá…
[32; tr. 37]
19
(62) Rồi chị vào nhà trong với cháu.
[32; tr. 91]
1.2.3. Dựa vào khả năng kết hợp và không kết hợp với những từ loại khác
Theo ông Nguyễn Hữu Quỳnh căn cứ vào ý nghĩa khái quát, căn cứ vào đặc
điểm ngữ pháp đặc biệt là khả năng kết hợp với từ loại khác có thể phân thành
sáu nhóm động từ thường gặp trong tiếng Việt. (dẫn theo [14; tr. 154 - 157])
1.2.3.1. Nhóm động từ ngoại hướng
Nhóm động từ này thường đòi hỏi phải kết hợp với khác sau nó để biểu thị
hành động chuyển tới đối tượng, các từ kết hợp sau đó là các thành tố phụ của
động từ thường là bổ tố.
Các động từ ngoại hướng: làm, ươm, trồng, cày, cấy, cắt, đập; mua bán, ăn,
uống, rán, nấu, nghe, nhìn, xây dựng, phát triển, đàn áp bóc lột, khen ngợi…
Nhóm động từ này có khả năng kết hợp rộng rãi với các yếu tố phụ, yếu tố
phụ luôn luôn bị động từ chi phối.
1.2.3.2. Nhóm động từ nội hướng
Nhóm động từ nội hướng đối lập với nhóm động từ ngoại hướng, chúng
không cần kết hợp với thành tố phụ sau nó cũng có thể biểu thị hoạt động trạng
thái của sự vật, hành động do động từ nội hướng biểu thị. Nếu có thành tố phụ đi
sau động từ nội hướng thì đó là trạng tố.
Các động từ nội hướng thường gặp là: ngủ, ngồi, nằm, bò, cười, nói, càu
nhàu, cằn nhằn, khóc, hậm hực, sụt sùi, ấp úng, rơi, rụng, lo, hối hận…
1.2.3.3. Nhóm động từ gây khiến
Động từ gây khiến giống như động từ ngoại hướng hoạt động của nó chi
phối hoặc hướng vào đối tượng nhưng với ý nghĩa khuyên bảo, cho phép hay
ngăn cản hành động của đối tượng, động từ gây khiến thường đòi hỏi hai yếu
tố phụ: một là danh từ, một là động từ và có khi hai thành tố phụ tạo nên cụm
chủ - vị.
Các động từ gây khiến thường gặp: để (cho), khiến (cho), bắt, bắt buộc, cản
trở, cho phép, dẫn dắt, dìu dắt, đề nghị, đòi hỏi, cấm, nài ép, ngăn cản…
1.2.3.4. Nhóm động từ xuất hiện, tồn tại, tiêu tan
Nhóm động từ này không biểu thị hoạt động của sự vật mà chỉ sự xuất hiện,
tồn tại hay biến mất của sự vật.