Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy bài thơ sóng của xuân quỳnh cho học sinh lớp 12 trường thpt gia phù, phù yên, sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.54 KB, 63 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trần Thị Thanh Hồng đã hƣớng dẫn nhiệt
tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em sớm hồn thành khố luận này.
Em xin cảm ơn Ban Giám hiệu, cán bộ giáo viên và học sinh Trƣờng
THPT Gia Phù - Phù Yên - Sơn La, đã tạo điều kiện cho em tiến hành khảo sát
thực tế dạy và học tác phẩm trữ tình để em hồn thành kháo luận này.
Vì bƣớc đầu nghiên cứu, thời gian có hạn, kinh nghiệm và năng lực bản
thân cịn hạn chế nên q trình nghiên cứu khố luận khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn
sinh viên.
Em xin trân trọng cảm ơn !
Sơn La, tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Đỗ Thị Mai


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. GV: Giáo viên
2. HS: Học sinh
3. SGK: Sách giáo khoa
4. THPT: Trung học phổ thông
5. PPDH: Phƣơng pháp dạy học
6. BP: Biện pháp
7. BPDH: Biện pháp dạy học
8. GD & ĐT: Giáo dục và Đào tạo
9. NXB: Nhà xuất bản
10. TTC: Tính tích cực



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 4
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu .................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4
6. Giới hạn của đề tài........................................................................................... 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 5
8. Đóng góp của khố luận .................................................................................. 5
9. Cấu trúc của khoá luận .................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.................................................... 7
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ......................................................... 7
1.1.1. Tính tích cực............................................................................................. 7
1.1.2. Phƣơng pháp dạy học tích cực ................................................................... 7
1.1.3. Khái niệm thơ trữ tình ............................................................................... 7
1.2. Đặc điểm thi pháp của thơ trữ tình với việc dạy học thơ trong nhà trƣờng
phổ thông ............................................................................................................ 8
1.2.1. Đặc điểm về nội dung ................................................................................ 8
1.2.2. Đặc điểm về hình thức ............................................................................. 10
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................... 25
2.1. Khảo sát thực trạng dạy học thơ trữ tình ở Trƣờng THPT Gia Phù Phù Yên
– Sơn La ............................................................................................................ 25
2.1.1. Mục đích khảo sát................................................................................... 25
2.1.2. Nội dung khảo sát ................................................................................... 25
2.1.3 Đối tƣợng khảo sát .................................................................................. 25
2.1.4. Thời gian, địa bàn khảo sát ..................................................................... 25
2.1.5. Cách thức khảo sát.................................................................................. 25
2.2. Đánh giá kết quả khảo sát ........................................................................... 25
2.2.1. Thực trạng dạy bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh ở Trƣờng THPH Gia Phù Phù Yên - Sơn La ............................................................................................. 25

2.2.2. Thực trạng học bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh ở Trƣờng THPT Gia Phù Phù Yên - Sơn La ............................................................................................. 28
2.3. Một số kết luận qua dạy học tác phẩm Sóng - Xuân Quỳnh ........................ 30
2.3.1. Ƣu điểm ................................................................................................. 31
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ......................................................................... 32


CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC HỐ HOẠT ĐỘNG HỌC
TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC BÀI THƠ SÓNG CỦA XUÂN
QUỲNH ............................................................................................................ 35
3.1. Vận dụng một số biện pháp dạy học tích cực .............................................. 35
3.1.1. Hƣớng dẫn học sinh tự học theo sách giáo khoa ..................................... 35
3.1.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi sáng tạo trong dạy học bài thơ ...................... 36
3.1.3. Hoạt động thảo luận nhóm ....................................................................... 38
3.1.4. Hƣớng dẫn học sinh đọc diễn cảm bài thơ ............................................... 39
3.2.2. Thiết kế giáo án bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh ........................................... 45
KẾT LUẬN....................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 49
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học đặt ra trong thực tế với hai hình
thức: Thay đổi phƣơng pháp có tính toàn diện, triệt để; và cải tiến, đổi mới
phƣơng pháp từng phần trong công việc hàng ngày. Hiện nay, cùng với việc đổi
mới chƣơng trình và sách giáo khoa, việc thay đổi phƣơng pháp có tính chiến
lƣợc về cơ bản đã xong. Nhƣng việc cải tiến, đổi mới phƣơng pháp từng phần
vẫn luôn luôn đặt ra với mỗi giáo viên trong từng ngày lên lớp.
Việc đổi mới nhận thức về q trình giáo dục theo tinh thần nói trên địi
hỏi ngƣời giáo viên phải có một sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức cho tới thái

độ và niềm tin vào vấn đề cơ bản: vai trị chủ thể tích cực học sinh trong học tập.
Thực tiễn của hoạt động dạy học trong nhà trƣờng thời gian qua cho thấy
tác động lớn lao của việc thay đổi quan điểm giáo dục. Đó là bƣớc chuyển biến
từ lối dạy học cổ truyền lấy “thầy” làm trung tâm chi phối toàn bộ và tuyệt đối
quá trình giáo dục, áp đặt, nhồi nhét những giá trị đạo đức và kiến thức, kĩ năng
lên ngƣời học, sang việc lấy “trò” là trung tâm, là chủ thể. Bằng vai trị tích cực
chủ động, ngƣời học tự nỗ lực tìm tịi khám phá tri thức, nắm kĩ năng với sự
hƣớng dẫn của thầy. Đây chính là tinh thần cơ bản của giáo dục hiện đại, quan
điểm giáo dục tích cực.
Với q trình triển khai thay đổi chƣơng trình và SGK Ngữ văn THPT,
việc vận dụng quan điểm dạy học tích cực lấy học sinh là trung tâm nhằm phát
huy tính năng động sáng tạo của chủ thể ngƣời học trong giờ học văn đã mang
tới những triển vọng khả quan. Bƣớc chuyển của tình hình dạy học văn theo
quan điểm giáo dục tích cực đã tạo những thay đổi quan trọng về nhận thức và
hành động tại các trƣờng THPT. Thế hệ học sinh ngồi trên ghế nhà trƣờng hơm
nay có điều kiện tiếp nhận cách thức dạy học tiến tiến, từ đó các em có khả năng
tích lũy hiểu biết và trau dồi thái độ, cảm xúc để hoàn thiện nhân cách theo mục
tiêu đào tạo đã đề ra.
1.2. Môn Ngữ văn với đặc thù vừa mang tính khoa học vừa mang tính
nghệ thuật, là một mơn học rất hấp dẫn, lý thú, bổ ích, có khả năng giúp học sinh
phát triển tồn diện về trí tuệ, nhân cách, tâm hồn.
Tuy nhiên, có một thực tế dễ thấy là những vƣớng mắc, lúng túng trong
quá trình đổi mới phƣơng thức dạy học do sự níu kéo của thói quen cũ đã làm
hạn chế một phần vai trị chủ thể tích cực của học sinh để biến q trình đào tạo
thành tự đào tạo. Từ đó dẫn tới hiện tƣợng học sinh kém hào hứng học văn, chất

1


lƣợng dạy học văn có phần giảm sút, các em học với tâm thế bị cƣỡng ép, mang

tính bắt buộc, đối phó. Tình hình trên đang thu hút sự chú ý của dƣ luận xã hội.
Vì vậy, việc đổi mới, cải tiến PPDH bộ mơn có vai trị rất quan trọng,
quyết định đối với việc tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, nâng cao chất
lƣợng dạy học. Chúng tôi cho rằng việc vận dụng các biện pháp dạy học tích cực
vào dạy học Ngữ văn nói chung, thơ trữ tình nói riêng chính là một trong những
giải pháp nhằm đổi mới PPDH đáp ứng yêu cầu trên.
1.3. Trong chƣơng trình phổ thơng, tác phẩm trữ tình là một kiểu loại văn
bản chính. Có thể nói, đây là loại văn bản “khó đọc” nhất trong tất cả các kiểu
loại văn bản bởi đặc trƣng nắm bắt thế giới một cách đặc biệt, bởi kiểu cấu trúc
hình tƣợng “phi logic”, đúng hơn là chỉ tuân theo logic của cảm xúc. Cũng
khơng ít ngƣời cho rằng việc đọc và thƣởng thức tác phẩm trữ tình nói chung,
thơ trữ tình nói riêng là lĩnh vực của những gì thiêng liêng, huyền bí chỉ những
cá nhân mang những phẩm chất “thiên phú” đặc biệt mới có thể bƣớc chân vào.
Khơng cực đoan nhƣ thế nhƣng số đông đều cho rằng tác phẩm trữ tình “khó
đọc”, “kén” ngƣời đọc hơn tác phẩm tự sự. Học sinh trong nhà trƣờng cũng vậy.
Thơ (nói rộng ra là tác phẩm trữ tình) đối với các em thì có vẻ ngắn hơn, dễ
thuộc hơn tác phẩm tự sự nhƣng cảm nhận, phân tích, lí giải, bình giá những vẻ
đẹp của nó thì bội phần khó khăn thử thách.
Chƣơng trình và SGK mới đƣợc xây dựng theo hƣớng tăng cƣờng khả
năng hoạt động của ngƣời học. Vì vậy, việc vận dụng các phƣơng pháp dạy học
tích cực để dạy học Ngữ văn là một hình thức góp phần tạo điều kiện giúp HS
phát huy vai trò chủ động, năng động sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của một công
dân trong thời kì hội nhập khu vực và thế giới của đất nƣớc.
1.4. Ở tỉnh Sơn La, do hoàn cảnh và điều kiện thực tế ở một địa phƣơng
thuộc vùng xa, vùng sâu của miền núi Tây Bắc, việc đổi mới quan điểm dạy học
văn nói riêng theo tinh thần phát huy vai trị tích cực, chủ động, sáng tạo của
ngƣời học cịn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Bản thân chúng tơi cũng muốn tìm
hiểu và góp phần vào việc cải thiện tình hình dạy học văn tại trƣờng học ở địa
bàn của mình.
Với các lí do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Vận dụng một số phương

pháp dạy học tích cực vào giảng dạy bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh cho học
sinh lớp 12 Trường THPT Gia Phù - Phù Yên - Sơn La”. Trƣớc hết nhằm đáp
ứng nhu cầu đổi mới phƣơng pháp và nâng cao chất lƣợng dạy học cho chính
mình, sau nữa có thể góp một phần vào tháo gỡ những khó khăn, lúng túng của
các bạn đồng nghiệp.

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phƣơng pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, đƣợc dùng ở
nhiều nƣớc để chỉ những phƣơng pháp giáo dục, dạy học theo hƣớng phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học. PPDH tích cực hƣớng tới việc
hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của ngƣời học, nghĩa là tập
trung vào phát huy tính tích cực của ngƣời học chứ không phải là tập trung vào
phát huy tính tích cực của ngƣời dạy. Tuy nhiên, để dạy học theo phƣơng pháp
tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phƣơng pháp thụ động.
Định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy và học đã đƣợc xác định trong Nghị
quyết Trung ƣơng 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII
(12 - 1996), đƣợc thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), đƣợc cụ thể hóa
trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999).
Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với
đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hƣớng tới hoạt động học tập
chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Việc vận dụng các biện pháp dạy học tích cực vào giảng dạy văn bản thơ
trữ tình hiện đại trong nhà trƣờng có một vai trị quan trọng trong nâng cao năng

lực dạy và học văn trong giai đoạn hiện nay. Nó có tác dụng phát huy tối đa khả
năng của học sinh trong việc tự chiếm lĩnh tri thức văn bản thơ trữ tình trên cơ
sở gợi ý của giáo viên.
Vấn đề vận dụng các biện pháp dạy học tích cực trong nhà trƣờng nói
chung, bộ mơn Ngữ văn nói riêng đƣợc nói đến khá nhiều. Tiêu biểu có các tài
liệu, giáo trình về giáo dục học, Lí luận dạy học:
- Mảng sách dịch của nƣớc ngoài (chủ yếu từ Liên Xơ cũ): Giáo dục học
của Babanxki; Lí luận dạy học của Exipop, Lecne, Scatkin; Giáo trình Phương
pháp luận dạy văn học do Z. Ia rez chủ biên.
Gần đây, nhờ mở rộng giao lƣu, một số cơng trình nghiên cứu của các nhà
giáo dục các nƣớc Phƣơng Tây đƣợc giới thiệu (Ruxso, Dewey, Skinner…)
- Tài liệu biên soạn trong nƣớc có: Các giáo trình giáo dục học và tâm lí học
(Tủ sách Đại học sƣ phạm); Giáo trình Phƣơng pháp dạy học văn (do Phan Trọng
Luận chủ biên); Tiếp cận văn học (Nguyễn Trọng Hoàn); Lý luận và phê bình văn học
(Trần Đình Sử); Nguyễn Viết Chữ có các cơng trình nghiên cứu nhƣ: Phƣơng pháp
dạy học tác phẩm văn chƣơng trong nhà trƣờng ; Phƣơng pháp dạy học tác phẩm văn
3


chƣơng theo loại thể. Trần Thanh Đạm, Huỳnh Lý, Hoàng Nhƣ Mai, biên soạn cuốn:
Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, …
Ngồi ra, chúng ta khơng thể bỏ qua một nguồn tài liệu tham khảo quý
báu đó là các sáng kiến kinh nghiệm về dạy học văn theo hƣớng vận dụng các
biện pháp tích cực đƣợc đúc kết từ phong trào thi đua “dạy tốt học tốt” trong nhà
trƣờng thời gian qua.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy thơ trữ
tình nói chung và bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh nói riêng. Từ đó đề xuất vận
dụng một số phƣơng pháp dạy học tích cực vào giảng dạy bài thơ Sóng - Xuân
Quỳnh cho học sinh lớp 12 Trƣờng THPT Gia Phù - Phù Yên- Sơn La nhằm

giúp học sinh hứng thú học tập và nâng cao đƣợc chất lƣợng giờ học.
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Dựa trên những kiến thức giáo dục học, tâm lí học và lí luận dạy học, đề
tài xác định vấn đề vận dụng các biện pháp dạy học tích cực trong giờ đọc - hiểu
thơ trữ tình ở trƣờng THPT. Vấn đề áp dụng các biện pháp dạy học tích cực vào
dạy học tác phẩm trữ tình xét theo góc độ tác động, kích thích, hƣớng dẫn của
giáo viên để giúp học sinh vƣợt qua những trở ngại khó khăn nhằm đảm bảo vai
trị chủ thể của ngƣời học trong q trình hiểu biết, cảm thụ tác phẩm trữ tình.
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài hƣớng tới đối tƣợng nghiên cứu nhƣ sau:
Vấn đề vận dụng một số biện pháp dạy học tích cực trong giờ đọc - hiểu
văn bản - tác phẩm thơ trữ tình.
Vận dụng một số biện pháp dạy học nhằm hƣớng tới việc tích cực hoạt
động học tập của học sinh trong giờ dạy học văn bản - bài thơ “Sóng” của Xuân
Quỳnh (lớp 12).
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu những kiến thức lý luận về các biện pháp dạy học tích cực và
việc vận dụng các biện pháp đó trong giờ đọc - hiểu văn bản tác phẩm.
Tìm hiểu tình hình thực hiện dạy học văn trên cơ sở áp dụng các biện pháp
tích cực tại một số trƣờng THPT thuộc địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Lựa chọn một số biện pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tối đa hiệu
quả giảng dạy trong giờ đọc - hiểu văn bản tác phẩm thơ trữ tình hiện đại.
6. Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu vận dụng các biện pháp dạy học tích

4


cực nhằm vào việc phát huy tối đa khả năng dạy và học thơ trữ tình hiện đại

trong trƣờng phổ thông, qua giờ dạy học văn bản - bài thơ “Sóng” của Xuân
Quỳnh.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
- Đọc, nghiên cứu tài liệu có lien quan tới khoá luận.
- Lựa chọn, tổng hợp, hệ thống hoá các vấn đề, khái quát trong tài liệu để
xây dựng cơ sở lí luận.
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp quan sát, điiều tra, tiến hành thực tiễn dạy và học thơ tại
Trƣờng THPT Gia Phù - Phù Yên - Sơn La điiều tra khảo sát giáo viên và học
sinh.
- Phƣơng pháp phân tích, thống kê, tổng hợp xử lí các số liệu.
7.3. Phƣơng pháp thể nghiệm
- Từ thực trạng nghiên cứu, đề xuất các phƣơng pháp dạy học nhằm nâng
cao chat lƣợng dạy học thơ.
- Thể nghiệm phƣơng pháp đề xuất đó tại Trƣờng THPT Gia Phù - Phù
Yên - Sơn La.
- Đánh giá kết quả.
7.4. Phƣơng pháp thống kê
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi sử dụng các biện pháp thống kê, so
sánh, đối chiếu,… để đi đến những kết luận cần thiết cho luận văn.
8. Đóng góp của khố luận
8.1. Về lí luận
Tìm hiểu những lí luận khoa học về các biện pháp dạy học tích cực trong
dạy học mơn Ngữ văn nói chung, thơ trữ tình hiện đại nói riêng tại trƣờng
THPT. Tìm tịi những biện pháp thích hợp nhằm đạt hiệu quả tối ƣu khi vận
dụng vào văn bản - bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh.
8.2. Về thực tiễn
Góp phần khắc phục thiếu sót, nhƣợc điểm thƣờng gặp trong dạy học là
chƣa chú ý đúng mức hoặc còn lúng túng trong việc áp dụng các biện pháp dạy

học văn bản thơ trữ tình hiện đại. Thúc đẩy tối đa khả năng tích cực chủ động
của học sinh trong giờ đọc - hiểu thơ trữ tình, tránh lối dạy thụ động một chiều
theo kiều giảng giải - ghi nhớ, đọc - chép còn ảnh hƣởng khá nặng tại trƣờng
THPT, đặc biệt ở vùng miền núi.

5


9. Cấu trúc của khố luận
Ngồi các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của khoá
luận gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của đề tài
Chƣơng 2: Cơ sở thực tiễn
Chƣơng 3: Một số biện pháp tích cực hố hoạt động học tập của học sinh
trong dạy học bài thơ sóng của Xuân Quỳnh

6


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Tính tích cực
Tính tích cực (TTC) là một phẩm chất vốn có của con ngƣời trong đời
sống xã hội. Khác với động vật, con ngƣời khơng chỉ tiêu thụ những gì sẵn có
trong thiên nhiên mà cịn chủ động sản xuất ra của cải vật chất cần thiết cho sự
tồn tại của xã hội, sáng tạo ra nền văn hoá ở mỗi thời đại, chủ động cải biến môi
trƣờng tự nhiên, cải tạo xã hội.
Hình thành và phát triển tính tích cực của xã hội là một trong những nhiệm
vụ chủ yếu của giáo dục, nhằm đào tạo những con ngƣời năng động, thích ứng và
góp phần phát triển cộng đồng. Có thể xem tính tích cực nhƣ là một điều kiện,

đồng thời là một kết quả của sự phát triển nhân cách trong q trình giáo dục.
Tính tích cực trong học tập thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trƣng
ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh
tri thức. Trong q trình nhận thức, ngồi lĩnh hội tri thức lồi ngƣời tích luỹ
đƣợc, học sinh cịn phải “khám phá” đƣợc những hiểu biết mới đối với bản thân,
ghi nhớ những gì đã nắm đƣợc qua hoạt động nỗ lực của chính mình.
1.1.2. Phương pháp dạy học tích cực
PPDH là phƣơng pháp dạy học ở đó GV chú trọng đến hoạt động tích cực
của ngƣời học. Ở phƣơng pháp này sẽ làm thay đổi nhiệm vụ của thầy và trò
theo hƣớng tích cực. Ngƣời HS ở đây trở thành chủ thể tích cực trong q trình
tiếp nhận và đồng sáng tạo. Mà GV là ngƣời định hƣớng, tổ chức dẫn dắt trong
quá trình phát triển tƣ duy và hoạt động học tập của học sinh.
Cốt lõi của PPDH tích cực là nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh, có nghĩa là thay đổi cách dạy và cách học. Chuyển cách dạy
học thụ động, dạy theo lối áp đặt, nhồi nhét kiến thức, truyền thụ một chiều “đọc
- chép”, GV là trung tâm sang dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học quan
tâm đến hoạt động của học sinh, tác động làm cho học sinh phải suy nghĩ, có
hứng thú tìm tịi, khám phá, tranh luận, chủ động trong quá trình chiếm lĩnh tri
thức. Học sinh khơng chỉ đƣợc cung cấp tri thức mà cịn có phƣơng pháp học
(cốt lõi của học là học cách học, cốt lõi của dạy là dạy cách học). Trong cách
dạy học này học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là ngƣời thiết kế, tổ chức
và hƣớng dẫn, tạo nên sự tƣơng tác tích cực giữa ngƣời dạy và ngƣời học.
1.1.3. Khái niệm thơ trữ tình
Thơ trữ tình là các sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm
trạng, cảm xúc mạnh mẽ thông qua ngôn ngữ hàm xúc, giàu hình ảnh. Thơ trữ
7


tình làm sống dậy thế giới chủ thể (cái tơi trữ tình), giúp bạn đọc đi sâu vào thế
giới của những suy tƣ, tâm trạng, nỗi niềm, khát vọng, … Tình cảm trong thơ

nảy sinh từ những rung động trực tiếp của nhà thơ. Thơ chú trọng đến cái đẹp
của tâm trạng con ngƣời, cái đẹp của đời sống khách quan, vẻ đẹp bên trong, cái
đẹp truyền cảm của hiện tƣợng… Tất cả đƣợc thể hiện một cách riêng theo đặc
trƣng của thơ trữ tình.
1.2. Đặc điểm thi pháp của thơ trữ tình với việc dạy học thơ trong nhà
trƣờng phổ thông
1.2.1. Đặc điểm về nội dung
Tác phẩm văn học nào cũng biểu hiện tƣ tƣởng, tình cảm, nhƣng tác phẩm
loại trữ tình (tức bộc lộ tình cảm) thể hiện tình cảm theo nét riêng. Ở tác phẩm
tự sự, tác giả xây dựng bức tranh về cuộc sống, trong đó các nhân vật có đƣờng
đi và số phận của chúng. Bằng những đối thoại, độc thoại, tác giả kịch thể hiện
tính cách và hành động con ngƣời qua những mâu thuẫn xung đột. Ở tác phẩm
trữ tình có khác, thế giới chủ quan của con ngƣời, cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ
đƣợc trình bày trực tiếp, và làm thành nội dung chủ yếu:
“Hôm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện răng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ…”
(Ca dao)
Ngoài cảm xúc và tâm trạng khắc khoải nhớ mong ta khơng biết gì khác về
con ngƣời và ngun nhân cụ thể dẫn tới những nỗi niềm đó. Hay một ví dụ
khác trong văn học đƣơng đại:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tơi là một vƣờn hoa lá
Rất đậm hƣơng và rộn tiếng chim…”
(Tố Hữu)
Trong những câu thơ trên, ta khơng thấy có chuyện gì, cũng khơng thấy có

mâu thuẫn xung đột gì cụ thể là Tố Hữu đã giãi bày trạng thái tâm hồn mình khi
nhà thơ đƣợc giác ngộ và kết nạp Đảng.
Vậy là từ những câu ca dao xƣa tới những bài thơ đƣơng đại, dấu hiệu
chung của tác phẩm trữ tình là sự biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con
ngƣời: những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ…. Dĩ nhiên, nhƣ vậy khơng có nghĩa
8


là tác phẩm trữ tình khơng phản ánh thế giới khách quan. Ai cũng biết mọi cảm
xúc, tâm trạng, suy nghĩ của con ngƣời đều là cảm xúc về cái gì, tâm trạng trƣớc
hiện thực nào, suy nghĩ về vấn đề gì. Cũng có những bài thơ trực tiếp miêu tả
bức tranh phong cảnh đã làm nhà thơ xúc động:
“Bƣớc tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
………
Nhớ nƣớc đau lòng con quốc quốc
Thƣơng nhà mỏi miệng cái gia gia”
(Bà Huyện Thanh Quan)
Song đến đây không thể phân biệt là tả ngoại giới hay tả nội tâm vì những
tiếng đều mang đậm tâm trạng của tác giả. Để hiểu đƣợc bài thơ này không nên
chỉ chú tâm xem bài thơ này Bà Huyện Thanh Quan tả cảnh đèo Ngang có đúng
khơng, có đẹp khơng. Xem ra cảnh cũng khá chung chung ƣớc lệ. Điều chính
yếu là phải tìm hiểu cảm xúc, suy nghĩ của Bà khi đứng ở vùng đất mang nhiều
sự kiện lịch sử đƣợc gửi gắm trong bức tranh đó.
Cũng có bài thơ có kể ít nhiều sự kiện có tính liên tục nào đó. Nhƣ các bài
“Mùa xn” của Nguyễn Bính, “Q hƣơng” của Giang Nam, “Núi đôi” của Vũ
Cao. Nhƣng chức năng chủ yếu của hệ thống sự kiện là tái hiện cái đối tƣợng của
chủ thể bộc lộ quá trình cảm xúc, suy tƣởng của mình. Chúng làm cho tình cảm
thổ lộ đƣợc dễ dàng, gợi cảm, dễ hiểu.
“Ai biết tên em thành liệt sĩ

Bên những hàng bia trắng giữa đồng
Nhớ nhau, anh gọi: em, đồng chí
Một tấm lịng trong vạn tấm lòng…”
(Vũ Cao)
Nhƣ vậy, biểu hiện trực tiếp cảm xúc, suy tƣởng của con ngƣời là cách phản
ánh thế giới của tác phẩm trữ tình.
Tác phẩm trữ tình làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách
quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tƣ, tâm trạng, nỗi niềm - một
phƣơng diện rất năng động, hấp dẫn của hiện thực. Nhƣng nhƣ vậy không có
nghĩa là sự miêu tả các sự vật, chi tiết, hiện tƣợng đời sống khách quan khơng có
tầm quan trọng. Tất cả những suy tƣ hay tình cảm, tâm trạng, nỗi niềm của cái
tơi trữ tình ấy lại đều tn theo một quy luật tình cảm chung nên nó vẫn thuyết
phục và có sự đồng cảm của bạn đọc. Nói cách khác, những chi tiết chân thực,
sống động đƣợc phát hiện từ cuộc đời mới có thể khơi gợi những tình cảm sâu
sắc, mới mẻ. Những chi tiết trong bài thơ “Sông Lấp” của Tú Xƣơng, “Nhớ” của
9


Nguyên Hồng, trong “Việt Bắc” của Tố Hữu, “Gửi em, cô thanh niên xung
phong” của Phạm Tiến Duật, “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa … đều có
vai trị nhƣ vậy.
Cũng sẽ sai lầm nếu cho rằng tác phẩm trữ tình chỉ thể hiện những gì thầm
kín, chủ quan, cá nhân, cá biệt. Đúng là nhà thơ trữ tình bộc lộ những nỗi niềm
chủ quan, thầm kín, nhƣng chính vì vậy suy tƣ trữ tình có thể thâm nhập vào
những chân lí phổ biến nhất của tồn tại con ngƣời: sự sống, cái chết, tình u,
lịng chung thuỷ, lí tƣởng, ƣớc mơ, tƣơng lai, hạnh phúc. Không bị ràng buộc bởi
yêu cầu tái hiện trọn vẹn một tính cách, số phận, một hành động nhƣ tự sự và
kịch, tác phẩm trữ tình có thể đạt đƣợc những khái qt nghệ thuật hết sức phổ
biến. Ngƣời ta rất có lí khi cho rằng khái qt trữ tình thƣờng có tầm vóc phổ
quát nhất về tồn tại và nhân sinh. Biết bao câu thơ đã đi vào đời sống nhƣ: tục

ngữ, cách ngôn, lời cửa miệng trở thành khẩu hiệu hành động! Những câu nhƣ:
“Nay ở trong thơ nên có thép. Nhà thơ cũng phải biết xung phong”; “Xẻ dọc
Trƣờng Sơn đi cứu nƣớc. Mà lòng phơi phới dậy tƣơng lai” đều là chắt lọc từ các
bài thơ trữ tình. Dĩ nhiên khái quát lớn phải quyện với tình cảm lớn, rung động
lớn của một trái tim nồng nhiệt. Thiếu tình cảm nồng nàn, chân thật, khái quát
lớn sẽ trở thành trống rỗng.
1.2.2. Đặc điểm về hình thức
1.2.2.1. Ngơn ngữ
a. Ngơn ngữ thơ bão hồ cảm xúc
Ngơn ngữ thơ khơng bao giờ là ngôn ngữ khách quan, yên tĩnh của tác
phẩm tự sự. Lời thơ thƣờng là lời đánh giá, trực tiếp thể hiện một quan hệ của
chủ thể đối với cuộc đời.
“Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng cháy sơng Lơ, hị ơ tiếng hát
Chuyến phà rào rạt bến nƣớc Bình Ca…”
Đó thƣờng là lời phán xét bộc trực trƣớc các hiện tƣợng trong cuộc sống:
“Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh choẹ. Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi!” (Nguyễn
Khuyến). Ngay khi miêu tả, lời thơ cũng là lời đánh giá: “Nông trƣờng ta rộng
mênh mông. Trăng lên trăng lặn vẫn không ra ngồi” (Tế Hanh). Chính tính
đánh giá trực tiếp làm cho lời thơ trữ tình căn bản khác lời tự sự là lời miêu tả,
trần thuật theo lối kể lể, phân tích, chỉ ra các thuộc tính một cách khách quan.
Văn tự sự hầu nhƣ khơng biết đến câu hỏi. Đó là vì, trong tác phẩm tự sự, thế
giới hiện ra nhƣ một chỉnh thể, khơng cịn bị tách ra hai mạt chủ thể và khách
thể. Thơ trữ tình lại khác. Sự phân biệt ra chủ thể và khách thể là nguyên tắc tồn
10


tại của nó. Lời thơ trữ tình là lời đánh dấu sự tồn tại của những chủ thể trên cõi
đời này. Vì vậy, câu hỏi trong thơ nhƣ là một phản xạ của bộ phận trƣớc toàn

thể, một nguyện vọng muốn điều tiết quan hệ chủ quan và khách quan: “Hỡi
sơng Hồng, tiếng hát bốn nghìn năm. Tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chăng?
(Chế Lan Viên). Lời thơ là lời của chủ thể, nhƣng không phải chỉ là lời đi đôi với
hành động, mà hơn thế, bản thân nó là hành động - “hành động” của ý chí, của
ƣớc vọng, của niềm tin:
“ Trời xanh đây là của chúng ta.
Núi rừng đây là của chúng ta.
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đƣờng bát ngát
Những dịng sơng đỏ nặng phù sa”
(Nguyễn Đình Thi)
Chính vì vậy sự lựa chọn từ ngữ, phƣơng thức tu từ trong thơ bao giờ cũng
nhằm làm cho nội dung cảm xúc, thái độ đánh giá, sự đồng cảm hoặc phê phán
của chủ thể trở nên nổi bật.
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt ngƣời yêu.”
(Nguyễn Đình Thi)
Mỗi câu thơ dƣờng nhƣ đều mang một từ tập trung tất cả sức nặng tình
cảm. Ngƣời xƣa gọi những từ đó là “thi nhãn”, tức là những tiêu điểm để từ đó
nhìn thấu vào tâm hồn tác giả.
Lời thơ trữ tình cịn mang tính chất “mê hoặc”. Đó là điểm khác hẳn so với
tự sự hay kịch hoặc lời của đời thƣờng. Lời thơ thƣờng phải khác thƣờng để đƣa
ta vào những chân lí “bí ẩn”, thâm thuý của đời sống. Bức tranh tƣơng lai trong
thơ Chế Lan Viên, chứa đầy “mê hoặc” vừa thực vừa hƣ, kì thú:
“… Chở hạnh phúc có con tàu sắc biếc
Chở lịng vui con tàu sẽ sơn hồng
Một trăm con tàu nhƣ một trăm cô dâu mới
Bờ biển nhƣ lịng trai rộn rịp lễ tơ hồng”

Đó là bức tranh tấp nập của một hải cảng. Hình ảnh và màu sắc vừa thực
vừa ảo, vừa tƣợng trƣng vừa tƣởng tƣợng chen lẫn vào nhau. Và cũng là bức
tranh nội tâm say xƣa kì ảo của chính Chế Lan Viên khi nhìn tàu đến…Tính chất
“mê hoặc” làm cho ngƣời đọc thơ nhƣ chạm vào luồng điện, gây ấn tƣợng ám

11


ảnh trong tâm trí. Dĩ nhiên, sự “mê hoặc” ấy phải bắt nguồn từ chân lí của cuộc
đời mới có đƣợc “ma lực” thực sự.
Ngôn ngữ thơ là sự kết tụ của chất thơ, kết tụ mối quan hệ thơ với đời sống
đƣợc tích luỹ lâu đời. Chính vì vậy truyền thống đóng vai trị vơ cùng quan trọng
trong ngơn từ thơ. Đó cũng là điều khác với tự sự và kịch. Khi Tố Hữu viết:
“Ngày mai gió mới ngàn phƣơng
Sẽ đƣa cô dến một vƣờn đầy xuân
Ngày mai trong giá trắng ngần
Cơ thơi sống kiếp đầy thân giang hồ”
Thì những “gió mới”, “ngàn phƣơng”, “vƣờn đầy xuân”, “trong giá trắng
ngần”, “đầy thân giang hồ” là những từ hầu nhƣ chỉ dùng trong thơ nhƣ vậy.
b. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính
Thơ phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm. Nhƣ nhịp đập
của trái tim khi xúc động, ngơn ngữ thơ có nhịp điiệu riêng của nó. Thế giới nội
tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ - mà bằng cả âm
thanh nhịp điệu của từ ngữ ấy. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhất trí xem tính có nhịp
điệu là nét đặc thù rất cơ bản của tác phẩm trữ tình. Âm thanh nhịp điệu thêm
hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều mà từ ngữ khơng thể nói hết… Tất
nhiên, khơng thể giải thích ý nghĩa của âm thanh nhịp điệu không xuất phát từ
nội dung của từ ngữ.
Để thƣởng thức nhạc điệu của thơ, xƣa nay ngƣời ta vẫn thích ngâm thơ,
đọc thơ. Vì chú ý đến nhạc tính, thơ ca nhiều nƣớc đã quy định khn nhịp - tức

là số chữ trong một dòng, nhịp điệu - là nói về cách phối hợp âm thanh và cách
ngắt nhịp và vần - tức là sự hiệp âm cuối dịng hay giữa dịng. Tất cả những điều
đó cốt để ngơn ngữ thơ có nhạc tính. Có thể nói rõ nhạc tính trong thơ thể hiện ra
ở ba mặt sau đây: Sự cân đối, sự trầm bổng và sự trùng điệp.
Sự cân đối là sự tƣơng xứng hài hoà giữa các dịng thơ: “Gác mái ngƣ ơng
về viễn phố, Gõ sừng mục tử lại cô thôn” (Bà Huyện Thanh Quan). Thơ cổ điển,
thơ Đƣờng luật hết sức chú ý sự tƣơng xứng hài hồ này. Thơ ngày nay phóng
khống hơn, không theo một quy định chặt chẽ nào. Sử dụng hiệu quả của phép
đối xứng, Chế Lan Viên nói đƣợc sâu sắc giây phút thiêng liêng Bác Hồ trở về
Tổ quốc:
“Nở trắng hoa kim anh, trên biên giới Bác về
Xa nƣớc ba mƣơi năm, một câu Kiều Ngƣời vẫn nhớ
Mái tóc Bác đã phai màu q nửa,
Lịng son ngời nhƣ buổi mới ra đi.”

12


Những chữ đi song sánh với nhau, đối đáp với nhau làm cho câu thơ đi
liền giữa hiện tại và q khứ, thực tế và kì ảo.
Nhạc tính cịn thể hiện ở sự trầm bổng của ngôn ngữ thơ. Trầm bổng là sự
thay đổi những âm thanh cao thấp khác nhau giữa các thanh bằng và thanh trắc.
Và cũng do sự phối hợp giữa các đơn vị ngữ âm tuỳ theo nhịp cắt để tạo nên
nhịp. Xuân Diệu viết hai dịng thơ tồn thanh bằng để gợi tả điệu nhạc du dƣơng
đƣa tâm hồn phiêu diêu bay bổng khi nghe Nhị Hồ: “Sƣơng nƣơng theo trăng
ngừng lƣng trời. Tƣơng tƣ nâng lịng lên chơi vơi”. Chính âm thanh của chữ
nghĩa đã tạo nên những điều mà chữ nghĩa không thể nói hết:
“Tơi lại về q mẹ ni xƣa
Một buổi trƣa nắng dài bãi cát
Gió lộng xơn xao, sóng biển đu đƣa

Mát rƣợi lòng ta ngân nga tiếng hát”
Tố Hữu tựu nhận xét: “Trong hai câu sau có âm vang của gió và sóng, âm
vang của một tấm lịng. Nếu viết gió thổi lao xao, sóng biển rì rào thì có lẽ
khơng cịn gì”. Nói đến cái đẹp trầm bổng của âm thanh, phải nói đến nhịp cắt.
“Nhiều đấy ƣ e / mấy tuổi rồi?
- Hai mƣơi
- Ờ nhỉ / tháng năm trơi
- Sóng bồi thêm bãi / thuyền thêm bến
- Gió lộng đƣờng khơi / rộng đất trời!”
Ở ba dịng đầu bị cắt ra nhiều nhịp nhƣ sự dừng lại sững sờ ngạc nhiên
trƣớc sự đổi thay của thời đại. Dòng 4, 5 nhịp dài ra nhƣ niềm vui trải rộng.
Chẳng hạn nhƣ Nguyễn Du viết:
“Sen tàn / cúc lại / nở hoa
Sầu dài / ngày ngắn / đông đà / sang xuân”
Dòng thơ cắt theo nhịp hai đều đặn nhƣ nhịp chuyển vần đều đặn của
năm tháng, của bốn mùa… Nhƣ vậy, âm thanh và nhịp điệu góp phần làm sáng
ra những khía cạnh tinh vi tình cảm của con ngƣời. Tất nhiên lệ thuộc máy móc
vào âm thanh nhịp điệu quy định trƣớc, ngƣời nghệ sĩ khó phát huy tƣ tƣởng
sáng tạo của mình. Nhƣng khơng hề biết đến khả năng nhịp điệu là bỏ mất một
vẻ đẹp đáng q của ngơn ngữ thơ.
Nhạc tính đó cịn do sự trùng điệp của ngôn ngữ thơ thể hiện ở sự dùng
vần, điệp câu, điệp ngữ. Khi nghe nhạc, ta thấy thú vị khi một âm thanh nào đó
láy đi láy lại, lúc đứt lúc nối. Vần trong thơ cũng có tác dụng nhƣ thế. Nó nối
dính các dịng thơ lại với nhau thành một đơn vị thống nhất có âm hƣởng riêng,
thuận lợi cho trí nhớ. Phần lớn nhờ vần mà những câu ca dao đã truyền từ đời
13


này sang đời khác. Vần cũng thể hiện ma lực của ngơn ngữ, một trị chơi trong
các đồng dao của các em. Thơ cách luật nhiều nƣơc đã quy định chặt chẽ cách

hiệp vần. Thơ có vần chính và vần thơng. Vần chính là vần cùng một khn âm,
vần thơng là theo một khn âm tƣơng tự. Xét vị trí vần còn chia ra vần chân
(cƣớc vận) tức là vần ở cuối dòng thơ và vần lƣng (yên vận) tức là vần ở giữa
dòng thơ. Thơ tự do ngày nay khơng bó buộc về hiệp vần. Nhƣng các nhà thơ
vẫn sử dụng vần nhƣ một yếu tố biểu cảm làm tăng vẻ đẹp của thơ:
“Ở đâu phải, qua đêm dài lạnh cóng
Mặt trời lên là hết bóng mù sƣơng!
Ơi đâu phải, qua đoạn đƣờng lửa bóng
Cuộc đời ta bỗng chốc hố thiên đƣờng”.
Ngồi những vần chân cịn có những âm tiết ở giữa dòng dƣới nối với âm
tiết cuối của dòng trên. Tố Hữu còn lặp lại vần ngay trong một dòng thơ: “Em
ơi, Ba Lan mùa tuyết tan. Đƣờng bạch dƣơng sƣơng trắng nắng tràn”. Có những
câu thơ cách phối âm giữa dòng thơ, cách ngắt nhịp đã làm cho khổ thơ mang
một âm hƣởng riêng:
“Con nhớ em con, thằng con liên lạc
Rừng thƣa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc
Mƣời năm tròn, chƣa mất một phong thƣ.”
(Chế Lan Viên)
Cái đẹp của ngôn ngữ thơ không chỉ do hiệp vần, do cách phối âm mà cịn
do nhà thơ có ý láy đi láy lại một số âm, một số tiếng nào đó:
“Nƣớc non nặng một lời thề
Nƣớc đi đi mãi không về cùng non
Nhớ lời nguyện nƣớc thề non
Nƣớc đi chƣa lại, non cịn đứng khơng…”
Bài Thề non nƣớc của Tản Đà gồm 22 dòng - chữ non đƣợc nhắc lại 15
lần, chữ nước 13 lần - tạo đƣợc một ấn tƣợng vƣơng vấn khơng dứt. Lối thơ
liên hồn đã khai thác vẻ đẹp trùng điệp đó. Khuê phụ thân của Thƣợng Tân
Thi là một bài nhƣ vậy.
Nhạc điệu trong thơ là một đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thơ. Ngày nay

do sự phát triển của nghề in, của kĩ thuật ghi âm, nhu cầu của thơ có đổi khác.
Một số ngƣời có khuynh hƣớng bỏ vần để khỏi gị bó, phiền hà cho thơ. Nhƣng
nếu khơng có một nhạc điệu nội tại nào đó nhƣ sự đối xứng song song giữa hai
dịng thơ, hai đoạn thơ - thì khơng cịn là ngơn ngữ thơ nữa. Đó có thể là một
loại văn xi trữ tình nhƣ một tác phẩm của Tuốc - ghê - nhép chẳng hạn.
14


Do đặc điểm của ngôn ngữ thơ hàm súc nhƣ vậy, nên quá trình khám phá
bài hiểu hết nghĩa đen, nghĩa bóng… Có khi điều bài thơ gợi ra cịn quan trọng
hơn điều nói rõ. Chƣa đọc kĩ ngơn ngữ thơ đã vội phân tích nội dung thơ là
phạm sai lầm căn bản
1.2.2.2. Nhân vật trữ tình trong thơ
Nội dung tác phẩm trữ tình đƣợc thể hiện gắn liền với hình tƣợng nhân
vật trữ tình. Đó là hình tƣợng ngƣời trực tiếp thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tâm
trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình khơng có diện mạo, hành động, lời nói,
quan hệ cụ thể nhƣ nhân vật tự sự và kịch. Nhƣng nhân vật trữ tình cụ thể trong
giọng điệu, cảm xúc, trong cách cảm, cách nghĩ. Qua những trang thơ ta gặp tâm
hồn ngƣời, tấm lòng ngƣời. Đó chính là nhân vật trữ tình.
Cũng cần phân biệt nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ trữ tình. Nhân
vật trong thơ trữ tình là đối tƣợng để nhà thơ gửi gắm tình cảm, là nguyên nhân
trực tiếp khơi dậy nguồn tình cảm của tác giả. Trong bài “Ngƣời con gái Việt
Nam”, chị Lí là nhân vật trong thơ trữ tình. Đọc bài thơ ta thấy một nhân vật nữa
nổi rõ hơn với những cảm xúc và tình cảm: từ kinh ngạc sững sờ đến mến
thƣơng, kính phục và tin tƣởng vào chiến thắng. Liên kết chuỗi tình cảm đó ta
hình dung ra nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình trong thơ thƣờng là hiện thân
của tác giả. Qua thơ, ta có thể biết những chi tiết thoáng qua về lịch sử cuộc đời
họ: quê hƣơng, kỉ niệm tuổi thơ, đƣờng đời, sự từng trải, tài năng, khát vọng.
Đây là một hình ảnh tuổi thơ chân đất ở làng quê của Nguyễn Duy:
“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá

Níu váy bà đi chợ Bình Lâm
Bắt chim sẻ ở vành tai tƣợng phật
Và đôi khi ăn chộm nhãn chùa Trần”
Hay nhƣ nỗi đau của nhà thơ Đặng Dung cuối đời nhà Trần:
“Quốc thù chƣa báo đầu đã bạc
Mấy độ mài gƣơm bóng nguyệt tà”
Sự dằn vặt về trách nhiệm, sứ mệnh đối với vận nƣớc là nét đặc trƣng nổi
bật của nhà thơ trung thần. Thơ trữ tình, vì vậy ln cho thấy một con ngƣời cụ
thể, sống động, có cá tính, có quan niệm và những nỗi niềm riêng. Thơ trữ tình
bao giờ cũng mang lại sự thật về đời sống tâm hồn của những cá nhân trong các
tình huống đời sống và xung đột xã hội cụ thể. Nhƣ Nguyễn Khuyến từng nghe
tiếng ngỗng đêm thu mà thấy thẹn vì chí thanh bạch của mình chƣa trọn vẹn.
Nhƣ nhà cộng sản tuổi đơi mƣơi tự hỏi mình:
“Bâng khng đứng giữa đơi dịng nƣớc
15


Chọn một dịng hay để nƣớc trơi”
(Tố Hữu)
Khi phát ngơn trữ tình, nhà thơ thƣờng hƣớng tới một cái gì lớn lao hơn,
tức tự nâng mình lên thành ngƣời mang tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ cho một loại
ngƣời, một thế hệ, một thời đại. Nhân vật trữ tình do đó cịn là ngƣời đại diện
cho một lớp ngƣời, một giai cấp, một dân tộc để phát biểu. Lời lẽ riêng tƣ và ý
nghĩa chung thƣờng hoà nhập trong những lời nhân vật trữ tình kiểu này. Đây là
lời của Nguyễn Đình Thi và cũng là lời của biết bao chiến sĩ:
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thếp gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt ngƣời yêu”
Lời của Xuân Quỳnh - ngƣời vợ và cũng là lời của biết bao phụ nữ:

“Con sóng dƣới lịng sâu
Con sóng trên mặt nƣớc
Ơi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm khơng ngủ đƣợc
Lịng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Những biểu hiện của thế giới nội tâm tuy mang tính chủ quan vẫn phản ánh
đƣợc thực tế khách quan của đời sống, tức gƣơng mặt tinh thần xã hội.
Tính chất tiêu biểu và khái quát của những cảm xúc làm nên ý nghĩa của
nhân vật trữ tình. Những cảm xúc, tâm trạng và suy nghĩ của nhà thơ phải có
nguồn gốc từ xã hội và tiêu biểu cho nhiều ngƣời trong một thời kì lịch sử nhất
định. Đó là tính chân thật, khách quan, điển hình và lịch sử của nhân vật trữ tình.
Đó cũng là con đƣờng mở ra để nối kết bài thơ với ngàn vạn trái tim của quần
chúng đơng đảo.
Ngồi việc đại diện phát ngôn cho một lớp ngƣời, một thời đại, nhà thơ còn
nhập vai vào một số những nhân vật cụ thể, tạo thành loại nhân vật trữ tình nhập
vai nhƣ: Anh bộ đội trong bài “Bầm ơi”- (Tố Hữu), cháu bé trong nhà lao Tân
Dƣơng (Hồ Chí Minh). Trong thơ Tago, ta thấy nhiều nhân vật trữ tình nhƣ
Đấng Tối cao, nhà tiên tri, ngƣời lao động, ngƣời tình, trẻ thơ…Do vậy, thế giới
trữ tình trong thơ đâu chỉ hạn hẹp một cá nhân nhà thơ, mà là một cấu trúc mở vơ
hạn, có khả năng đề cập đến bao nhiêu vấn đề, bao nhiêu con ngƣời và số phận
ngoài tiểu sử cá nhân nhà thơ.
1.2.2.3. Tổ chức của bài thơ trữ tình
a. Đề thơ
16


Đề thơ thu tóm tinh thần cơ bản của nội dung bài thơ, làm cho ngƣời đọc
nhớ và phân biệt với các bài thơ khác: Thu điếu, Theo chân Bác, Người đi tìm
hình của nước, Đi họp, Nhớ con sơng quê hương,… Đối với những bài thơ có

đề cần đọc kĩ toàn bài và suy nghĩ từ đề thơ để tìm hiểu thêm nội dung sáng tác
của tác giả. Thu điếu là mùa thu câu cá. Trong bài phải nói đến câu cá và câu cá
trong khung cảnh mùa thu. Theo chân Bác là dõi theo bƣớc đƣờng hoạt động
của Bác qua các giai đoạn. Người đi tìm hình của nước nói lên tƣ tƣởng, tình
cảm của Bác trên con đƣờng đi tìm một chế độ thích hợp cho đất nƣớc. Đề thơ
nhƣ thế rất sát và hay.
Có những bài thơ khơng đề (vơ đề). Khơng đề khơng phải vì bài thơ
khơng có một tƣ tƣởng trung tâm nào. Chẳng qua tác giả muốn để ngƣời đọc từ
nội dung bài thơ tự mình suy ngẫm tƣởng tƣợng mà hiểu. Có những đoạn thơ,
bài thơ tác giả chỉ xếp trƣớc sau, hay đánh theo số 1, 2, 3, … nhƣ trong nhiều
tập thơ của Tago. Ngƣời đọc cần chú ý đến trật tự nhửng con số đó để tuần tự
tìm hiểu thế giới tinh thần của tác giả. Chắc rằng trật tự trƣớc sau đó có một ý
nghĩa nào đó. Tóm lại trong khi tìm hiểu thơ cung cần chú ý đến đề thơ nhƣ một
chỉ dẫn định hƣớng. Và đã có đề thơ đặt rất hay, rất sát đúng với nội dung bài
thơ. Tuy nhiên cũng có những đề thơ đặt quá tuỳ tiện hoặc sai lầm.
b. Dòng thơ và câu thơ
Do đặc điểm quan trọng nhất của ngôn ngữ thơ là sự phân chia ra dòng
thơ. Trong các thể thơ cách luật, số chữ của mỗi dịng thơ có quy định trƣớc
thƣờng phải bằng nhau (4 chữ, 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ, 6 và 8 chữ). Nhƣ thế giữa
dịng trên và dịng dƣới đã có sự cân xứng: “Một ít vàng trong nắng trong cây.
Một ít buồn trong gió trong mây” (Tế Hanh). Trong thơ lục bát, song thất lục
bát, sự cân xứng thể hiện trong dòng trên và dòng dƣới hoặc giữa khổ trên và
khổ dƣới. Độ dài thơng thƣờng của dịng thơ phụ thuộc vào đặc điểm của từng
ngôn ngữ, để cho ngƣời đọc, ngƣời nghe dễ tiếp nhận. Nói chung dịng thơ Việt
Nam thƣờng biến đổi từ 4 đến 8 chữ. Lúc kéo dài cũng khơng q 12 chữ. Tất
nhiên có ngoại lệ. Nếu khơng vì một nhu cầu nghệ thuật cần thiết nào lại đặt
những dòng thơ dài làm rối sự suy nghĩ của ngƣời đọc thì thật đáng trách. Dịng
thơ cũng là câu thơ khi nó diễn đạt trọn vẹn một ý. Thơ xƣa, thơ cổ điển thƣờng
nhƣ thế. Thơ ngày nay có khi hai, ba dòng mới thành một câu trọn nghĩa: “Ơi
kháng chiến, mƣời năm qua, nhƣ ngọn lửa. Nghìn năm sau còn đủ sức soi

đƣờng” (Chế Lan Viên). Để giữ sự cân đối giữa hai dòng, để làm nổi rõ vần, và
có khi để nêu bật ý, ngƣời làm thơ đã vắt dịng:
“Một tối bầu trời đắm sắc mây
Cây tìm nghiêng xuống nhánh hoa gầy
17


Hoa nghiêng xuống cỏ, trong khi cỏ
Nghiêng xuống làn rêu. Một tối đầy
Những lời huyền bí toả lên trăng”
(Xuân Diệu)
Với lối vắt dòng theo thơ phƣơng Tây, Xuân Diệu đã để cho dòng thơ
trên tràn xuống dòng dƣới. Và khổ trên tràn xuống khổ dƣới. Tuy vần vẫn giữ
sự chỉnh tề cân đối bảo đảm nhạc tính, nhƣng với cách vắt dòng, dung lƣợng
(sức chứa) của câu thơ đƣợc mở rộng khá nhiều. Trong bài thơ, điều dễ nhận
thấy, dễ tính đếm chính là dịng thơ - nhất là cách trình bày thơ hiện nay trên
các ấn phẩm. Phải từ nội dung, ý nghĩa mới nhận ra từng câu thơ. Khi đọc văn
cổ, biết chấm câu cho đúng là đã có một trình độ học vấn nhất định. Đọc thơ
ngày nay cũng phải chú ý đến cách chấm câu, ngắt đoạn cho thông nghĩa (nhất
là đối với những bài tác giả không chấm câu, không viết hoa). Không thận trọng
sẽ khó tránh khởi hiểu sai, hiểu nhầm. Ví dụ, nếu ta ngắt: “Ôi kháng chiến mƣời
năm qua / nhƣ ngọn lửa” thì câu thơ thật chẳng cịn gì.
c. Khổ thơ và đoạn thơ
Không phải thơ nào cũng chia khổ, chẳng hạn thơ Đƣờng luật, thơ cổ
phong. Sự chia khổ gắn với yêu cầu mở rộng bài thơ và tăng cƣờng khổ nhạc cảm
cho thơ. Cứ nhìn những khổ thơ tƣơng đối nhƣ nhau, xếp nối tiếp nhau theo những
khoảng cách nhất định, ngƣời đọc đã nhận ra một nhịp điệu hài hồ nào đó (nhƣ
hàng cột lớn ở mặt tiền một cơng trình kiến trúc, nhƣ những cột điện chạy qua mắt
mọi ngƣời ngồi trên xe chạy đều…). Sự hài hồ về thị giác đó sẽ đƣợc củng cố
hơn nữa với sự hài hoà về âm thanh nhịp điệu khi ngâm đọc.

Khổ thơ là sự phối hợp của dòng thơ. Các khổ thơ thƣờng 4 dòng, 5
dòng… với số chữ giống nhau. Bài Từ ấy có 3 khổ, mỗi khổ 4 dịng. Bài Mẹ
Tơm có 19 khổ, mỗi khổ 4 dịng. Có những bài thơ mỗi khổ 5 hoặc 6 dịng. Các
khổ thơ trong bài thơ, khi trình bày thành văn bản đứng nối tiếp nhau phân cách
bằng một khoảng cách chừa trắng. Khi ngâm đọc, cần có một thời gian ngừng
nghỉ nhất định. Sự cân xứng nhịp nhàng của ngôn ngữ thơ thể hiện rõ. Hơn nữa
cũng tạo thời gian cho ngƣời đọc đi sâu vào lời thơ vốn súc tích. Nói chặt chẽ,
mỗi khổ thơ phải có một số dòng nhƣ nhau và một số chữ tƣơng đƣơng. Có thể
thơ nhƣ thể xonnê, số dịng của từng khổ, và số khổ của từng bài đều đƣợc quy
định rõ. Nếu số dịng của các khổ q chênh lệch khơng theo một quy ƣớc nào
cả, thì về thực chất khơng cịn sự đều đặn cân đối. Và khơng nên gọi là khổ thơ.
Đoạn thơ. Mỗi khổ thơ cũng có thể là một đoạn thơ, nhất là trong một bài
thơ ngắn. Đoạn thơ cũng có thể có một sự giống nhau về hình thức và một sự
hài hịa cân đối nào đó. Ta dùng chữ đoạn thơ để nói đến một số khổ thơ, một
18


số dòng thơ thể hiện một ý tƣơng đối trọn vẹn. Theo cách trình bày văn bản, tác
giả thƣờng để giữa hai đoạn một khoảng cách rộng hơn khoảng cách giữa hai
khổ thơ. Nhƣ thế sự phân chia thành khổ thơ nhằm thể hiện sự cân đối, nhịp
nhàng. Sự phân chia thành đoạn thơ nhằm làm sáng rõ ý nghĩa. Nghệ thuật lớn
bao giờ cũng chú ý đến sự tiếp nhận của ngƣời đọc. Và lối suy nghĩ có thứ lớp
sáng sủa tự nó là một vẻ đẹp. Ví dụ, bài Mẹ Tơm có 19 khổ và chia làm 4 đoạn.
Ở đây, nếu ta nói bài thơ chia làm 19 đoạn, tất phải nói đoạn nhỏ đoạn lớn, rất
có thể không rành mạch. Bài Trận tuyến này cao hơn cả màu da, Chế Lan Viên
chia thành ba khúc (cũng tức là ba đoạn): Vị trí - nguyên nhân - thời gian. Ở
đầu mỗi khúc có một điệp khúc láy đi láy lại chung quanh ý: “Chúng ta không
bắn màu da vàng hay da trắng. Mà bắn bọn súc sinh trong tất cả các màu”.
Những dấu hiệu đó khơng nên bỏ qua khi tìm hiểu nội dung thơ. Việc phân chia
khổ thơ, đoạn thơ có tác dụng để nhận ra các thứ lớp của nội dung bài thơ. Nhƣ

khi xem tranh, cái nhìn tổng thể giúp ta nắm bắt đƣợc ý đồ nghệ thuật của bức
tranh, cách bố cục đƣờng nét, các mảng màu. Nếu trong những vấn đề lớn này,
tác phẩm tỏ ra vơ giá trị thì hà tất ta phải đi sâu vào từng dòng, từng chữ nữa!
Sau cái nhìn tổng thể, ta mới đọc lại từng câu, xem cách dùng chữ có sáng tạo
khơng, nhịp điệu có điêu luyện khơng, kiến trúc có vững trãi khơng. Có những
bức tranh, nhìn thống thì tạm đƣợc, nhƣng nhìn kĩ, nét bút còn vụng về, kĩ
thuật pha trộn màu còn kém… Một bài thơ đứng đƣợc phải trải qua hai lần kiểm
nghiệm ấy (từ tổng thể đến từng chi tiết). Phải tránh tình trạng phiến diện, chỉ
chú ý trích bình một số câu thơ hay riêng lẻ - mà tập thơ dở nào chắc cũng có
một vài câu. Hoặc ngƣợc lại, chỉ nói chung chung về đề tài, chủ đề tốt mà
khơng nói đến câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu của từng câu thơ, từng khổ thơ…Cả
hai cách đều dẫn đến cái nhìn khơng đúng về bài thơ - một cơng trình kiến trúc
phải đẹp từ thiết kế đến thi cơng,… từ ngoại thất đến nội thất.
Bài thơ. Khác với dòng thơ, khổ thơ, đoạn thơ, bài thơ là một tác phẩm
hồn chỉnh. Nói hồn chỉnh là nói đến sự thống nhất nội tại. Các nhà thơ cổ
điển rất chú ý đến điểm này. Trong một bài thơ luật Đƣờng, các câu xếp theo
một thứ tự, có những nhiệm vụ nhất định: Khai, thừa, thực, luận, kết. Những bài
xonnê Pháp cũng có cấu trúc chặt chẽ. Tất cả để đảm bảo tính hồn chỉnh của
bài thơ. Vậy cái gì bao trùm và chi phối tất cả các yếu tố trong một bài thơ? Có
thể nói đó là tứ thơ. Gọi là tứ trƣớc hết để phân biệt ý. Trong một bài thơ có
nhiều ý, nhƣng phải có ý lớn bao trùm tồn bài. Ý bao trùm ấy có thể là tứ. Vậy
ý lớn với tứ khác nhau nhƣ thế nào? Gọi là tứ khi ý lớn ấy không thể hiện một
cách bộc trực trần trụi mà đã biến hoá trong những hình tƣợng nhiều tìm tịi
sáng tạo mới lạ gợi ra cho ngƣời đọc những liên tƣởng thú vị, rộng rãi. Nói cách
19


khác, một bài thơ có tứ là một bài thơ có tìm tịi, sáng tạo về mặt thể hiện ý toàn
bài một cách mới lạ, thú vị. Tứ thơ mang đặc điểm của cách nhìn, cách cảm,
cách nghĩ của nhà thơ. Đọc Ta đi tới của Tố Hữu thấy mở ra trƣớc mắt ta con

đƣờng thẳng tắp và ý chí tiến lên thống nhất đất nƣớc khơng gì có thể ngăn cản
đƣợc. Đọc Các vị La Hán chùa Tây Phương của Huy Cận ta thấy hiện lên sừng
sững những nỗi đau khổ bế tắc của các thế hệ trƣớc kia. Có tứ thơ đã hé lộ ra
qua đề thơ nhƣ Cuộc chia li màu đỏ của Nguyễn Mĩ, Những gương mặt những
khoảng trời của Bằng Việt, …Cốt làm nổi bật tứ nhƣ làm nổi bật tinh tuý của
bài thơ, các nhà thơ thƣờng cắt tỉa bớt lá cành để bông hoa tứ thêm rực rỡ. Ngọn
đèn đứng gác của Chính Hữu, Dáng đứng Việt Nam tiết kiệm là vì thế. Đó là
những bài thơ xây dựng trên cái tứ là một hình tƣợng xun suốt tồn bài.
Lại có cái tứ trong toàn bài nảy sinh từ một cảm xúc chung, một ấn tƣợng
chung rồi dẫn dắt qua những dòng suy nghĩ, liên tƣởng, tƣởng tƣợng. Trên
những dòng suy nghĩ liên tƣởng, tƣởng tƣợng đó từng lúc lại hiện lên những
hình tƣợng nhỏ: Tình sơng núi của Trần Mai Ninh, Cửu Long giang ta ơi của
Nguyên Hồng, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Giữa tết trồng cây của Chế Lan
Viên, … đều viết theo loại tứ nhƣ thế. Với loại tứ này, thơ có thể diễn tả những
ấn tƣợng, những dịng cảm xúc, những liên tƣởng cùng những suy nghĩ nghị
luận phù hợp với đời sống nội tâm ngày càng giàu suy tƣởng, thích hợp với
cuộc đời cần nhiều lí lẽ để biện luận, để phản bác để tìm ra thái độ đúng, tin yêu
và có trách nhiệm với cuộc đời… Những dòng thơ đối thoại với chúng ta bằng
sự chân tình của lời tâm giao. Sức lơi cuốn của lời tâm giao có phần át hình ảnh.
Chia ra về một loại tứ thiên về tạo hình, một loại tứ thiên về suy nghĩ liên
tƣởng là cách phân chia giản đơn để tiện trình bày. Thơng thƣờng các nhà thơ
thể hiện một tứ lớn bằng cách sử dụng xen kẽ các biện pháp tạo hình và biện
pháp biểu hiện nên khó có sự phân biệt rạch rịi.
Thế giới tâm hồn của con ngƣời vô cùng phong phú và đa dạng. Qua các
thời kì lịch sử, cách cảm xúc, cách suy nghĩ của con ngƣời cũng đổi khác. Cách
sắp xếp, tổ chức để thể hiện tứ trong một bài thơ cũng đổi khác. Nhƣng mọi lối
biểu hiện rối loạn, bí hiểm, tắc tị phá vỡ tính thống nhất của tác phẩm văn học,
tính thống nhất của bài thơ đều đáng chê trách.
Nhƣ vậy, thơ trữ tình mang những đặc điểm riêng về thể loại. Vì vậy khi
giảng dạy tác phẩm trữ tình chúng ta cần chú ý tới những đặc điểm của nó và

phải vận dụng những phƣơng pháp dạy học phù hợp với đặc trƣng thể loại.
1.3. Vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay
Đổi mới phƣơng pháp dạy học đã và đang đƣợc các cấp quản lí giáo dục,
đội ngũ giáo viên quan tâm, thực hiện. Quán triệt thực hiện chủ chƣơng của Bộ
20


Giáo dục và Đào tạo “mỗi giáo viên chi bộ quản lí giáo dục, thực hiện một đổi
mới phƣơng pháp dạy học và quản lí, mỗi trƣờng, mỗi tổ, mỗi giáo viên có một
kế hoạch cụ thể về đổi mới pƣơng pháp dạy học…” nhằm nâng cao chất lƣợng
dạy học mơn Ngữ Văn. Dạy học là cơng việc khó. Dạy văn lại càng khó hơn.
Nhƣng có lẽ cái khó nhất là chọn đƣơc phƣơng pháp dạy học vừa phù hợp với
đối tƣợng học sinh vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học để
mang lại hiệu quả. Đó là tài nghệ của mỗi một giáo viên. Khơng có phƣơng
pháp nào là tối ƣu cả, vấn đề là giáo viên biết kết hợp vận dụng một cách linh
hoạt hợp lí.
Xuất phát từ nhu cầu đổi mới trong dạy học, hiện nay có nhiều quan niệm
dạy học tích cực trong dạy học môn Văn nhƣ:
Quan niệm dạy học trong đó ngƣời học là trung tâm là chủ thể của hoạt
động học tập. Nếu phƣơng pháp dạy học truyền thống chỉ chú ý đến hoạt động
cơ bản là thầy giảng - trị ghi thì phƣơng pháp dạy học tích cực chú ý vào hoạt
động lĩnh hội tri thức, bắt đầu từ những hoạt động bên trong của con ngƣời. Vận
dụng phƣơng pháp dạy học tích cực vào giảng dạy tác phẩm văn chƣơng trong
phổ thơng mới có khả năng phát huy những tiềm lực tiềm tàng vẫn còn ngủ
quên trong mỗi học sinh. Phƣơng pháp dạy học tích cực gõ mạnh vào trí thơng
minh, sở trƣờng ở ngƣời học để phát huy tính tự giác. Phƣơng pháp này thể hiện
sự vận động có định hƣớng cần thiết của hoạt động trí tuệ trong việc hình thành
kiến thức. Qúa trình này cuốn học sinh vào cơng việc nhận thức tích cực, kích
thích sự ham hiểu biết của trí tuệ, có khả năng khơi dạy nội lực bên trong. Từ
đó các em có cơ hội phát huy hết mức trí lực của mình. Nhƣ vậy phƣơng pháp

dạy học tích cực khác phƣơng pháp dạy học truyền thống không phải ở chỗ làm
cho việc học tập trở nên khó khăn hơn với học sinh, mà ở chỗ trong quá trình
học tập các em phải thực sự làm việc. Các em sẽ vƣợt qua đƣợc những khó
khăn nhận thức, hình thành đƣợc những bài tập sáng tạo và rèn luyện đƣợc ý trí
nhận thức của mình.
Phƣơng pháp này sữ làm thay đổi nhiệm vụ của thầy và trị theo hƣớng tích
cực. Ngƣời học sinh ở đây trở thành chủ thể tích cực trong quá trình tiếp nhận
và đồng sáng tạo. Mà thầy giáo chính là ngƣời định hƣớng, dẫn dắt trong quá
trình phát triển tƣ duy và hoạt động học tập của các em.
Một quan niệm nữa đó là dạy học tích hợp. Tích hợp là một trong những
xu thế dạy học hiện đại, hiện đang đƣợc quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào
nhà trƣờng ở nhiều nƣớc trên thế giới. Chƣơng trình THPT, môn Ngữ Văn, năm
2002 do Bộ GD và ĐT dự thảo đã ghi rõ: “ Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên
tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chƣơng trình biên soạn SGK và lựa chọn các
21


×