Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm hàng hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.24 KB, 4 trang )

NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG TRONG BẢO HIỂM HÀNG HẢI
Nguyên tắc về bồi thường phát sinh từ thường luật (common law) và được dùng để định nghĩa một hợp
đồng bảo hiểm phải là một hợp đồng về bồi thường với mục đích đưa người được bảo hiểm sau khi bị
tổn thất trở về tình trạng tài chính tương tự như trước khi bị tổn thất. Nguyên tắc này còn có tác dụng
ngăn ngừa người được bảo hiểm trục lợi trên tổn thất của họ.
Trong lĩnh vực hàng hải, do giá trị của hàng hóa thường xuyên thay đổi từ nước này sang nước khác,
đồng thời giá trị thị trường của các con tàu cũng dao động với biên độ tương đối lớn, nên hầu hết các
đơn bảo hiểm hàng hải đều là đơn bảo hiểm định giá (valued policy) hoặc đơn bảo hiểm theo giá trị thoả
thuận (agreed value policy) theo đó số tiền bảo hiểm được người bảo hiểm và người được bảo hiểm
thoả thuận như là giá trị thực của tài sản được bảo hiểm. Một khi giá trị đã được thoả thuận thì không thể
thay đổi trừ khi đạt được một thoả thuận khác hoặc người bảo hiểm có thể chứng minh đó là một sự lừa
đảo.
Thuật ngữ “phương pháp bồi thường” (measure of indemnity) thường được sử dụng trong thực tiễn bảo
hiểm hàng hải với ý nghĩa là “phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với tổn thất”, đó chính là số
tiền tối đa mà người bảo hiểm phải trả cho một khiếu nại theo đơn bảo hiểm. Các Điều 67 đến 71, 75 và
77 của Luật Bảo hiểm Hàng hải Anh (MIA 1906) đưa ra các quy định về phương pháp bồi thường trong
bảo hiểm hàng hải.
Phụ thuộc vào độ chính xác của số tiền bảo hiểm mà số tiền tối đa có thể đòi bảo hiểm theo một đơn bảo
hiểm không định giá (unvalued policy) là giá trị có thể bảo hiểm (insurable value) trong khi số tiền bồi
thường lớn nhất có thể đòi theo đơn bảo hiểm định giá chính giá giá trị bảo hiểm(insured value). Hiển
nhiên, khi tổn thất chỉ là một phần của đối tượng bảo hiểm thì chỉ phần bị tổn thất đó mới được khiếu nại
đòi bồi thường theo đơn bảo hiểm. MIA 1906 không quy định phương pháp bồi thường cho một quyền lợi
cụ thể, mà Điều 75 chỉ quy định rằng MIA 1906 sẽ vận dụng tối đa các quy định liên quan đến phương
pháp bồi thường để giải quyết. Do vậy, trong các trường hợp như thế thông thường người ta phải quy
định một cách rõ ràng trên đơn bảo hiểm phương pháp bồi thường một khiếu nại và khi đó cụm từ “Trả
xxx USD trong trường hợp” (To pay USD xxx in the event of) thường được sử dụng, ví dụ như trong bảo
hiểm “Rủi ro chệch hướng do tránh băng” (Ice deviation risk) và “Tổn thất tiền thuê tàu” (Loss of hire).
Bồi thường đối với Tổn thất toàn bộ
Phương pháp bồi thường đối với tổn thất toàn bộ rất đơn giản và dễ hiểu. Trừ khi được quy định khác đi
trên đơn bảo hiểm hoặc được thoả thuận khác bởi hai bên, ví dụ như trong trường hợp tổn thất toàn bộ
dung hòa (compromised total loss) theo một đơn bảo hiểm thân tàu, số tiền bồi thường sẽ là số tiền bảo


hiểm (sum insured).
Đối với một bộ phận của đối tượng bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ, ví dụ như trong trường hợp một kiện
hàng bị tổn thất toàn bộ do bị rơi xuống biển trong quá trình bốc dỡ và vận chuyển hàng hóa (được bảo
hiểm theo Bộ điều khoản ICC(A) và (B) 1.1.82), phương pháp bồi thường chính là số tiền bảo hiểm của
bộ phận bị tổn thất toàn bộ đó. Trong khi MIA 1906 quy định rằng “giá trị bảo hiểm của bộ phận bị tổn
thất” (the insured value of the part lost), chứ không phải là số tiền bảo hiểm, vì đã giả thiết rằng số tiền
bảo hiểm của toàn bộ đối tượng bảo hiểm bằng với giá trị bảo hiểm của toàn bộ đối tượng bảo hiểm.
Như vậy khi số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm thì khi xảy ra tổn thất toàn bộ của một bộ phận đối
tượng bảo hiểm thì tính toán bồi thường sẽ phải dựa trên con số nhỏ hơn.
Khác với tổn thất toàn bộ, phương pháp bồi thường đối với một tổn thất bộ phận gặp khó khăn hơn
nhiều. Rất nhiều luật lệ và kinh nghiệm đã được xây dựng và phát triển trong nhiều năm qua nhưng các
nguyên tắc căn bản chủ yếu được tập trung vào MIA 1906.
Bồi thường đối với Tổn thất bộ phận của tàu
MIA 1906 quy định phương pháp bồi thường đối với tổn thất bộ phận trong các Điều 69 và 77. Các khó
khăn chủ yếu xuất phát từ việc tổn thất bộ phận có liên quan đến giá trị bảo hiểm, do vậy thực tiễn cũng
như nguyên tắc đều cố gắng tìm biện pháp để giải quyết vấn đề này. Trong khi xét cho cùng thì ý định
của chủ tàu khi tham gia bảo hiểm là để bảo vệ cho các chi phí sửa chữa con tàu khi bị tổn thất và đây
cũng chính là mục đích chính yếu của các đơn bảo hiểm thân tàu.
Do vậy, trong trường hợp tổn thất của tàu trực tiếp gây bởi một hiểm họa được bảo hiểm thì phương
pháp bồi thường sẽ là chi phí sửa chữa hợp lý. Cần phải lưu ý rằng việc con tàu được bảo hiểm theo
đúng giá trị hay không theo đơn bảo hiểm định giá hay không định giá là không quan trọng, mà điều rất
cần thiết chỉ là người được bảo hiểm phải chứng minh được rằng phí tổn sửa chữa là hợp lý để người
bảo hiểm phải chịu trách nhiệm đối với số tiền đó. Ngay cả khi MIA 1906 bảo vệ người bảo hiểm bằng
cách yêu cầu chi phí sửa chữa phải hợp lý nhưng trong thực tế sẽ rất khó khăn để xác định thế nào là
hợp lý. Do vậy các đơn bảo hiểm thân tàu thường bao gồm một điều khoản ấn định các điều kiện đối với
người được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra tai nạn hoặc sự cố theo đó một khiếu nại có thể đòi bồi
thường theo đơn bảo hiểm. Trong Bộ điều khoản Thân tàu 1970, điều khoản này được gọi là điều khoản
“đấu thầu” (tender), nhưng phiên bản 1995 thì lại được gọi là điều khoản “Thông báo khiếu nại và đấu
thầu” (Notice of claims and tenders). Điều khoản 1970 bắt buộc người được bảo hiểm trước khi tiến hành
giám định phải thông báo cho người bảo hiểm và đại lý của Lloyd’s nếu tàu đang ở nước ngoài vào thời

điểm tổn thất, trong khi điều khoản 1995 không quy định về việc phải thông báo cho đại lý Lloyd’s như
thế, mà thay vào đó yêu cầu người được bảo hiểm, chủ tàu hoặc người quản lý tàu phải thông báo cho
người bảo hiểm ngay vào ngày họ biết hoặc phải biết về bất kỳ tai nạn hoặc sự cố có thể dẫn đến khiếu
nại theo đơn bảo hiểm, bất kể tàu đang ở đâu vào thời điểm xảy ra tai nạn hay sự cố. Thông báo này
phải được thực hiện trước khi tiến hành công tác giám định. Điều 13.1 trong Bộ điều khoản Bảo hiểm
Thân tàu Định hạn (ITC) 1995 ấn định giới hạn thời gian 12 tháng đối với việc thông báo tai nạn/sự cố.
Nếu không tuân thủ quy định này người bảo hiểm sẽ được giải phóng toàn bộ trách nhiệm bảo hiểm đối
với tai nạn hay sự cố đó. Ngoài ra người bảo hiểm còn giành quyền chỉ định giám định và quyết định
cảng mà tàu sẽ lên ụ để tiến hành sửa chữa. Trong trường hợp này người bảo hiểm sẽ chịu chi phí đưa
tàu tới cảng đó. Người bảo hiểm cũng giành quyền bác bỏ người sửa chữa và mong muốn người được
bảo hiểm tổ chức đấu thầu đối với hợp đồng sửa chữa. Người bảo hiểm có quyền yêu cầu người được
bảo hiểm tổ chức đấu thầu thêm và trong trường hợp đó người bảo hiểm sẽ phải gánh chịu tổn thất do
mất sử dụng tàu trong thời gian chờ đấu thầu thêm. Khi người được bảo hiểm không tuân thủ quy định
này sẽ phải chịu một khoản chế tài 15% số tiền khiếu nại.
Cần phải lưu ý rằng phương pháp bồi thường này cho phép áp dụng các mức chế tài thông thường,
trong đó hao mòn thông thường (wear and tear) là một trong các khoản chế tài được quyền áp dụng để
trừ vào khiếu nại về chi phí thay thế một bộ phận cũ của con tàu bị tổn thất bằng một bộ phận mới.
Khoản chế tài này, trừ trường hợp tổn thất chung, thường được tính bằng 1/3 hoặc 1/6 chi phí thay mới,
do vậy đôi khi được gọi là “thirds”. Mặc dù theo MIA 1906 người bảo hiểm được quyền khấu trừ khoản
chế tài vào số tiền khiếu nại, tuy nhiên trong thực tiễn người bảo hiểm thường bãi miễn quyền này bằng
một điều khoản quy định rằng “thay mới không khấu trừ” (without deduction, new for old).
Như đã nói ở trên, phương pháp bồi thường đối với tổn thất bộ phận của tàu chính là chi phí sửa chữa
không phụ thuộc vào việc con tàu có được bảo hiểm đúng giá trị hay không mà chỉ phụ thuộc vào một
giới hạn là số tiền bảo hiểm đối với mỗi một tai nạn hoặc sự cố. Thuật ngữ “sự cố” (occurrence) trong
ngữ cảnh này có nghĩa là toàn bộ các chuỗi tai nạn có thể bao gồm một cách hợp lý trong một sự kiện. Ví
dụ, trong trường hợp một con tàu bị mắc cạn gây ra hư hỏng cho đáy tàu và trong quá trình giãy cạn đã
làm cho con tàu bị hư hỏng thêm đối với chân vịt, bánh lái và kết cấu vỏ tàu. Mặc dù thời điểm con tàu bị
mắc cạn và thời điểm con tàu bị tổn thất thêm sau khi giãy cạn cách nhau mấy ngày, nhưng toàn bộ tổn
thất khi mắc cạn và giãy cạn đều được xem là bao gồm trong một sự cố và đơn bảo hiểm chỉ áp dụng
mức khấu trừ một lần. Mặt khác khi con tàu bị đâm va trong quá trình lai dắt vào cảng để sửa chữa sau

khi mắc cạn thì tai nạn đâm va này được coi là một sự cố riêng biệt với sự cố mắc cạn xảy ra trước đó và
mức khấu trừ của đơn bảo hiểm sẽ được áp dụng cho khiếu nại của từng sự cố.
Nếu trong suốt thời hạn bảo hiểm có một số các sự cố xảy ra với con tàu được bảo hiểm và người bảo
hiểm phải chịu trách nhiệm đối với các tổn thất của con tàu trong các sự cố đó thì họ phải bồi thường
toàn bộ các chi phí sửa chữa hợp lý dù rằng tổng các chi phí đó có thể vượt quá số tiền bảo hiểm của
con tàu trong suốt thời hạn bảo hiểm. Trong bảo hiểm hàng hải, số tiền bảo hiểm trên đơn bảo hiểm
không bị khấu trừ bởi các khoản bồi thường đã trả cho người được bảo hiểm, do vậy trong bảo hiểm
hàng hải người được bảo hiểm không cần phải đóng thêm phụ phí phục hồi (reinstatement additional
premium) số tiền bảo hiểm như một số các loại hình bảo hiểm khác.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm đối với tổn thất mà người được bảo
hiểm thực sự phải gánh chịu, do vậy nếu không tiến hành sửa chữa thì sẽ không có “chi phí sửa chữa”
và người bảo hiểm không thể chịu trách nhiệm đối với việc sửa chữa không có đó. Nếu con tàu bị tổn
thất toàn bộ sau khi bị một tổn thất khác trước đó nhưng chưa được sửa chữa, thì trách nhiệm của người
bảo hiểm chỉ là tổn thất toàn bộ mà thôi, và khiếu nại đối với tổn thất chưa được sửa chữa đã được coi là
thanh toán trong tổn thất toàn bộ rồi (Điều 77 (2) của MIA 1906).
Một con tàu chưa được sửa chữa sẽ có giá trị thấp hơn chính con tàu đó trong tình trạng nguyên lành và
nếu con tàu không bị tổn thất toàn bộ thì con tàu sẽ bị giảm giá trị vào thời điểm hết hạn bảo hiểm. Như
vậy nếu người được bảo hiểm muốn bảo hiểm lại con tàu thì giá trị bảo hiểm của con tàu sẽ thấp hơn, có
nghĩa là dù người được bảo hiểm không phải gánh chịu chi phí sửa chữa nhưng họ lại phải gánh chịu tổn
thất do giảm giá trị của con tàu. Chính vì thế Điều 69(3) của MIA 1906 đã quy định rằng khi một con tàu
không được sửa chữa và không được bán trong tình trạng bị tổn thất thì người được bảo hiểm có quyền
đòi bồi thường một số tiền hợp lý cho việc giảm giá trị của con tàu, nhưng không vượt quá chi phí sửa
chữa hợp lý đối với tổn thất đó. Trong vụ Pitman kiện Universal Marine Ins. Co. Ltd. (1822) tòa đã phán
quyết số tiền trả cho việc giảm giá trị của một con tàu được bán trong tình trạng chưa sửa chữa sẽ không
vượt quá tổn thất do giảm giá trị khi bán tàu. Nếu con tàu không được đem bán thì tổn thất do giảm giá trị
sẽ được giải quyết bằng thỏa thuận giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm.
Nếu con tàu chỉ được sửa chữa một phần tổn thất thì phương pháp bồi thường cũng tuân theo nguyên
tắc tương tự được áp dụng đối với việc giảm giá trị của con tàu bị tổn thất nhưng chưa sửa chữa. Vì
người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với các tổn thất chưa sửa chữa nếu con tàu sau đó bị tổn
thất toàn bộ trong thời hạn bảo hiểm nên họ cũng không phải chịu trách nhiệm đối với việc giảm giá trị

tàu do tổn thất chưa được sửa chữa và con tàu sau đó lại bị tổn thất toàn bộ, bất kể tổn thất có gây bởi
các hiểm họa được bảo hiểm hay không.
Bồi thường đối với Tổn thất bộ phận của hàng hóa
Khi không có thoả thuận khác của người được bảo hiểm thì phương pháp bồi thường đối với tổn thất bộ
phận của hàng hóa phải được tính toán theo quy định của Điều 71 của MIA 1906. Có rất nhiều hệ thống
được sử dụng trong công tác bồi thường hàng hóa theo từng loại hàng được bảo hiểm theo các điều
kiện bảo hiểm cụ thể, tuy nhiên trong khuôn khổ của bài viết này phương pháp bồi thường được xem xét
trong phạm vi các quy định của MIA 1906, theo đó giả thiết rằng hàng hóa đã được bán và bị tổn thất tại
cảng đến. Trong thực tế không phải lúc nào cũng có thể xác định được tỷ lệ giảm giá trị của hàng hóa bị
tổn thất và người bảo hiểm thường phải phụ thuộc vào kỹ năng của các giám định viên hàng hóa để xác
định mức độ tổn thất.
Chúng ta đã biết rằng nếu hàng hóa bị tổn thất toàn bộ thì giá trị bảo hiểm sẽ được người bảo hiểm bồi
thường, do vậy theo logic thì khi một phần của hàng hóa bị tổn thất toàn bộ, người bảo hiểm sẽ phải bồi
thường giá trị bảo hiểm của phần hàng bị tổn thất đó. Như vậy nếu một kiện hàng bị tổn thất toàn bộ bởi
một hiểm họa được bảo hiểm trong quá trình xếp dỡ và vận chuyển thì người bảo hiểm có trách nhiệm
bồi thường đến giá trị bảo hiểm của kiện hàng đó. Bộ điều khoản ICC(B) 1982 nhấn mạnh rằng kiện hàng
đó phải bị mất do “rơi” (drop) hoặc “cuốn xuống biển” (overboard) để làm rõ ý định của người bảo hiểm.
Điều kiện tương tự không được quy định trong ICC(C) 1982. Để xác định giá trị của một phần lô hàng, ví
dụ như một kiện hàng, MIA 1906 quy định rằng giá trị có thể bảo hiểm của kiện hàng phải được so sánh
với giá trị có thể bảo hiểm của toàn bộ lô hàng được bảo hiểm để xác định tỷ lệ làm cơ sở tính toán khiếu
nại. Trong ví dụ dưới đây cần nhớ rằng quyền lợi của người bảo hiểm đối với giá trị thực, trong chừng
mực nào đó, chỉ nhằm mục đích xác định tỷ lệ giảm giá trị, còn khiếu nại chủ yếu dựa vào giá trị được
bảo hiểm đã được chấp nhận như giá trị của lô hàng để bảo hiểm.
Ví dụ:
10 kiện hàng được bảo hiểm theo điều kiện ICC(B) 1982 với giá trị bảo hiểm là 1.000 $, giá trị thực là
900 $, trong quá trình dỡ hàng, 1 kiện bị tổn thất toàn bộ. Giá trị dự kiến của kiện hàng sau khi tới tại
cảng đích an toàn là 90$.
Như vậy tỷ lệ giảm giá trị là 90/900 = 10%
Khiếu nại 10% của 1.000$ = 100$ (giá trị bảo hiểm của một kiện hàng).
Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng khi hàng hóa khi tới cảng đích trong tình trạng bị tổn thất. Việc

đầu tiên của khiếu nại là phải xác định tỷ lệ giảm giá trị và nếu hàng hóa được bán thì tỷ lệ này dễ dàng
được xác định bằng cách so sánh giữa giá trị dự kiến của hàng nguyên lành và giá trị của hàng bị tổn
thất tại cảng đích. Nếu hàng hóa không được đem bán thì giám định viên phải xác định tỷ lệ giảm giá trị
bằng cách ước tính giá trị tổn thất căn cứ vào giá trị thị trường. Vấn đề rất căn bản là tỷ lệ giảm giá trị
phải cố định dù thị trường có ổn định hay thay đổi. Do vậy, giá trị thuần sẽ không được sử dụng để tính
toán bồi thường, trừ khi đơn bảo hiểm quy định đặc biệt về việc đó. Giá trị “thuần” (net value) là giá trị
gộp trừ đi các phí tổn ở cảng đích. Giá trị “gộp” (gross value) là toàn bộ giá bán của hàng hóa tại cảng
đích nó có thể bao gồm toàn bộ chi phí để đưa hàng đến cảng đích mà người bán đã phải gánh chịu.
Nếu hàng hóa không được đem bán thì giá trị gộp chính là giá của bản thân hàng hóa cộng với cước phí,
chi phí đưa hàng lên cảng và thuế nhập khẩu trả trước.
Lý do sử dụng giá trị gộp là do các chi phí tại cảng đích có xu hướng ổn định bất kể hàng hóa đến cảng
trong tình trạng nguyên lành hay bị tổn thất. Cước phí thường được trả đủ cho cả hàng tốt lẫn hàng bị
tổn thất. Chi phí đưa hàng tốt hay hàng bị tổn thất lên bờ chỉ khác biệt lớn đối với các loại hàng thuộc loại
“bẩn” khi bị tổn thất và có xu hướng tăng lên. Thuế nhập khẩu thường dựa vào khối lượng hàng đến bất
kể có bị tổn thất hay không, chỉ trong một số trường hợp thuế sẽ chỉ áp dụng đối với khối lượng hàng hóa
trong trạng thái nguyên lành, khi đó sẽ có sự khác biệt đáng kể.
Khi hàng hóa được bán một cách thông thường trong kho ngoại quan và hàng hóa này bị tổn thất, khi đó
giá trị trong kho (bonded value) sẽ thay thế giá trị gộp để tính toán bồi thường theo đơn bảo hiểm. Khi
một số loại hàng hóa đặc biệt như rượu, thuốc lá người nhập khẩu phải trả thuế nhập khẩu rất cao, do
vậy họ chỉ phải mua các hàng hóa đó với giá trước thuế nhập khẩu. Hàng hóa được lưu trong kho ngoại
quan dưới sự kiểm soát của cơ quan hải quan và việc đóng thuế nhập khẩu được tạm dừng và giá trị
hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu được gọi là giá trị trong kho.
Có hai điểm quan trọng cần ghi nhớ trong việc xem xét một khiếu nại về tổn thất bộ phận của hàng hóa.
Điểm thứ nhất liên quan đến công tác giám định (nếu có), đây chính là trách nhiệm của người nhận
hafngvaf chi phí giám định do người được bảo hiểm gánh chịu trước. Nếu khiếu nại thuộc trách nhiệm
của đơn bảo hiểm thì được bảo hiểm có thể đưa phí giám định vào khiếu nại đòi bồi thường của họ
nhưng nếu khiếu nại không thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì họ không thể đòi người bảo hiểm trả phí giám
định. Có một trường hợp ngoại lệ là khi nhận được thông báo tai nạn, người bảo hiểm trực tiếp chỉ định
giám định và trong trường hợp đó phí giám định sẽ được trả bởi người bảo hiểm bất kể khiếu nại có
thuộc trách nhiệm bảo hiểm hay không.

Tổn thất bộ phận của cước phí
Điều 70 của MIA 1906 quy định về phương pháp bồi thường đối với tổn thất bộ phận của cước phí vận
tải. Cước phí là tiền thù lao trả cho người vận tải đối với việc thuê tàu hay một phần dung tích tàu của họ
để chuyên chở hàng hóa của người gửi hàng. Theo lý thuyết, cước phí được trả khi hàng hóa được giao
an toàn tại cảng đích, tuy nhiên phần lớn cước phí được chủ tàu yêu cầu trả trước và được thoả thuận
trong hợp đồng vận chuyển là cước phí này sẽ không được hoàn lại ngay cả trong trường hợp không
giao hàng (non-delivery) toàn bộ hay một phần chuyến hàng. Trong trường hợp đó cước phí được gộp
vào giá trị của hàng hóa và một khiếu nại về tổn thất bộ phận của hàng hóa sẽ tự động bao gồm một
phần cước phí đã trả cho việc vận chuyển hàng hóa. Khi cước phí không được trả trước hoặc có thể
phải hoàn trả thì chủ tàu phải gánh chịu rủi ro đối với khoản cước phí này, do vậy chủ tàu phải thu xếp
bảo hiểm cho riêng họ. Đơn bảo hiểm có thể có quy định đặc biệt về việc bồi thường đối với khiếu nại tổn
thất bộ phận, ví dụ áp dụng mức khấu trừ 3% theo bộ điều khoản bảo hiểm cước phí (Institute Freight
Clauses), tuy nhiên Điều 70 của MIA 1906 quy định rằng tỷ lệ tổn thất sẽ được xác định bằng cách so
sánh cước phí thực sự bị tổn thất với toàn bộ cước phí chịu rủi ro. Cách bồi thường đơn giản là lấy tổng
cước phí chịu rủi ro gộp (gross freight at risk) trừ đi cước phí đã trả và so sánh phần chênh lệch này với
tổng cước phí chịu rủi ro gộp. Tỷ lệ tổn thất này sau đó được nhân với số tiền bảo hiểm theo đơn bảo
hiểm. MIA 1906 quy định chung cho cả đơn bảo hiểm định giá và không định giá, tuy nhiên trong thực
tiễn các đơn bảo hiểm định giá không được áp dụng đối với việc bảo hiểm cước phí.
Bồi thường tổn thất cứu vớt
Không có cơ sở đối với loại tính toán bồi thường hàng hóa liên quan trong một vụ cứu hộ, nhưng chúng
ta có thể gặp trường hợp này trong thực tế khi hàng hóa được dỡ xuống một cảng trung gian và hợp
đồng vận chuyển bị kết thúc. Trong các tình huống như thế, bảo hiểm theo Bộ điều khoản ICC 1982 cũng
sẽ kết thúc theo cùng thời điểm kết thúc hợp đồng vận chuyển, trừ khi người được bảo hiểm thông báo
ngay cho người bảo hiểm về tình huống này và yêu cầu tiếp tục bảo hiểm. Khi việc tiếp tục bảo hiểm
được chấp nhận, người được bảo hiểm có 60 ngày để xử lý hàng hóa. Trong nhiều trường hợp người
được bảo hiểm sẽ thu xếp để hàng hóa tiếp tục được vận chuyển về cảng đích dự kiến. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp việc bán hàng hóa ngay tại chỗ sẽ thuận lợi và kinh tế hơn. Khi hàng hóa được bán
tại cảng trung gian theo sự chấp thuận của người bảo hiểm thì họ có thể đồng ý bồi thường tổn thất cứu
vớt như một giải pháp dung hòa đối với phương pháp “giảm giá trị”. Theo phương pháp này người được
bảo hiểm sẽ có lợi hơn nhưng đây không phải là phương pháp bồi thường được quy định trong MIA 1906

và người bảo hiểm không bị bắt buộc phải sử dụng phương pháp bồi thường này.
Nguyễn Văn Minh (Giám Đốc Ban QLNV)
Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh

×