BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
LÊ THU HƢƠNG
BIỂU TƢỢNG TRĂNG, HỒN, MÁU
TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Sơn La, tháng 05 năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
LÊ THU HƢƠNG
BIỂU TƢỢNG TRĂNG, HỒN, MÁU
TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Công Tho
Sơn La, tháng 05 năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Khóa Luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của
Thạc sĩ Nguyễn Công Tho - Giảng viên bộ môn Văn học Việt Nam – Khoa
Ngữ văn, sự quan tâm của phòng Nghiên cứu khoa học, Ban chủ nhiệm khoa
Ngữ văn, Thư viện nhà trường cùng các thầy cô giáo bộ môn tiếng Việt, Trường
Đại học Tây Bắc.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ đó! Đặc biệt xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn Công Tho người đã tận tình
chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Sơn La, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Lê Thu Hƣơng
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 5
5. Ý nghĩa của đề tài 6
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 6
7. Cấu trúc của đề tài 7
Chƣơng 1: NHƢ
̃
NG VÂ
́
N ĐÊ
̀
CHUNG 8
1. Vài nét về Hàn Mặc Tử 8
2. Khái niệm biểu tượng và biểu tượng Trăng, Hồn, Máu 11
2.1. Khái niệm biểu tượng 11
2.2. Biểu tượng Trăng 12
2.3. Biểu tượng Hồn 13
2.4. Biểu tượng Máu 15
Chƣơng 2: BIỂU TƢỢNG TRĂNG, HỒN, MÁU TRONG THƠ HÀN MĂ
̣
C
TỬ 18
1. Biểu tượng Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử 18
1.1.Trăng - mối lương duyên kì ngộ 18
1.2. Trăng - người bạn tâm giao 22
1.3. Trăng – huyền ảo, ma quái, rùng rợn 26
1.4. Trăng – nhân vật huyền thoại 28
2. Biểu tượng Hồn 30
2.1. Hồn - biểu tượng của sự sống 30
2.2. Hồn trong thơ Hàn Mặc Tử mang màu sắc Thiên Chúa giáo 32
2.3. Hồn là tâm trạng, cảm xúc 33
3. Biểu tương Máu trong thơ Hàn Mặc Tử 38
3.1. Máu - nguồn sinh lực của sự sống 38
3.2. Máu - ẩn dụ về cái chết 41
KẾT LUẬN 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hàn Mặc Tử là một nhà thơ có số phận kì lạ và đau thương. Đường thơ
bất tận và đường đời ngắn ngủi của Hàn Mặc Tử chập nhau trong khoảng mười
năm, để lại những tiếng thơ bất hủ cho hậu thế. Hàn Mặc Tử chính thức gia nhập
phong trào “Thơ mới” năm 1936 với tập thơ Gái quê, ông được xem là nhà thơ
lạ nhất trong phong trào “Thơ mới” (1932-1945), người cai trị Trường thơ Loạn
của các nhà thơ Bình Định. Trong bài viết Hàn Mặc Tử, anh là ai? (Văn Nghệ
Bình Định – 1988 - Số 18 (Xuân Mậu Thìn) nhà thơ Chế Lan Viên đã phân tích
rất hay về Hàn Mặc Tử khiến người đọc phải đặt ra câu hỏi: Không biết sự tồn
tại của ông là huyền thoại hay hiện thực? Ông là thiên tài hay là kẻ mê hoặc điên
loạn?. Nhưng dù Hàn Mặc Tử là người như thế nào, có một điều không thể phủ
nhận: ông đã để lại một dấu ấn không phai mờ trong lịch sử văn chương Việt
Nam thế kỉ XX.
Trên hành trình tinh thần của Hàn Mặc Tử, thơ ca chính là sự cứu rỗi của
linh hồn để anh hòa với thiên nhiên, tìm đến cõi vĩnh hằng của thể xác. Thế giới
thi ca của Hàn Mặc Tử luôn ám ảnh bởi các yếu tố Trăng, Hồn, Máu. Đó là
những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, xuyên suốt trong cảm hứng thi ca của Hàn
Mặc Tử, chính những điều ấy đã tạo ra một giọng thơ đặc biệt và không chia sẻ
âm hưởng với bất kì ai.
Hơn một nửa thế kỉ đã trôi qua từ khi chúng ta phải đau xót tiễn đưa một
tài năng thơ lạ lùng, phức tạp đầy bí ẩn trong phong trào thơ mới 1932 – 1945.
Đó là nhà thơ Hàn Mặc Tử. Bên bờ biển Quy Nhơn xanh thẳm với muôn ngàn
con sóng vỗ dào dạt, cái nắng quyện vào cái gió của mảnh đất miền Trung mặn
mà, chính là nơi thi sĩ đi vào cõi vĩnh hằng, giã từ trần gian với một tâm hồn
thanh khiết. Ông chỉ có mặt trên cuộc đời với khoảng thời gian ngắn ngủi trong
quằn quại đau đớn với căn bệnh quái ác nhưng ông đã sống và cống hiến hết
mình cho khát vọng văn chương làm nên một sức sáng tạo kì lạ: Tôi đã sống
mãnh liệt và đầy đủ, sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn.
Tôi đã phát triển hết cả cảm giác của tình yêu tôi, đã vui, buồn, giận hờn đến gần
2
như đứt sự sống. Một nguồn thơ được nuôi dưỡng bằng tất cả tinh huyết, bằng
giọt lệ cạn khô, bằng giằng xé đau đớn trong bệnh tật để say sưa rung động trong
một trái tim khổ đau.
Nhà thơ Chế Lan Viên đã hơn một lần khẳng định thiên tài hiếm thấy này:
“Tử là một đỉnh cao lòa chói trong văn học thế kỉ thậm chí qua các thế kỉ.
Trước không có ai, sau không có ai Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua
bầu trời Việt Nam với cái đuôi lòa chói rực rỡ của mình” [16].
Ngôi sao ấy đã bay vào vũ trụ bao la, đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vệt sáng
của nó vẫn còn chứa một sức đê mê huyền ảo thấp thoáng hiện lên trong từng thi
phẩm tạo nên sức cuốn hút lạ kì. Những cung đàn vui, buồn, giận hờn, sự quằn
quại và đau đớn đến tê liệt thể xác và tâm hồn, những khát khao và những lời
cầu nguyện đều in dấu trong thơ ông.
Những biểu tượng trong thơ Hàn Mặc Tử được coi là những biểu tượng
tượng lạ lùng, đầy bí ẩn. Thơ ông đã đi từ cuộc đời đến những cõi xa xôi, mơ
mộng, huyền ảo. Thơ đem đến cho tâm hồn Hàn Mặc Tử những phút giây sáng
láng, đê mê, một sức sáng tạo tràn đầy lúc êm dịu, lúc day dứt, lúc mãnh liệt như
những con sóng ào ạt xô bờ, lúc tê tái, buốt giá như băng tuyết. Nghiên cứu về
những biểu tượng Trăng, Hồn, Máu trong thơ Hàn Mặc Tử là ngược dòng quá
khứ trở về với cõi xa xưa trong cuộc đời một con người bất hạnh, tìm về cội
nguồn trong sự sáng tạo bất diệt và nguồn sống mãnh liệt của thơ ca.
Với những lí do như đã trình bày tôi mạnh dạn chọn vấn đề Biểu tượng
Trăng, Hồn, Máu trong thơ Hàn Mặc Tử làm vấn đề nghiên cứu. Với hi vọng
kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hữu ích trong việc tìm hiểu thế giới thơ Hàn
Mặc Tử một cách có hiệu quả hơn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể nói từ trước tới nay việc nghiên cứu về Hàn Mặc Tử là một hoạt
động diễn ra khá sôi nổi trong giới phê bình văn học. Về biểu tượng Trăng, Hồn,
Máu trong thơ Hàn Mặc Tử mặc dù đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
xem xét ở góc độ này hoặc góc độ khác nhưng do mục đích của từng công trình
khác nhau nên sự quan tâm chưa được sâu rộng.
3
Năm 1941, công trình nghiên cứu của Trần Thanh Mại Hàn Mặc Tử thân
thế và thi văn một công trình có quy mô và chuyên biệt đầu tiên viết về Hàn
Mặc Tử. Tác giả đã đi sâu phân tích từng cử chỉ tính tình của thi sĩ từng giai
đoạn trong cuộc đời nhà thơ và coi đó như “những cái vòng của sợi dây chuyền
để mà ảnh hưởng cái đích mà người viết sách muốn đi đến để cắt nghĩa thi
phẩm của nhà thơ” [8]. Trần Thanh Mại đã đi sâu nghiên cứu theo một hướng
mới là tiếp cận nghiên cứu số phận đời tư đau khổ, bệnh hoạn, những mối tình
dở, những đêm trăng sáng, màu trắng tinh khiết đến hãi hùng của dòng sông, của
lấp loáng bờ cát trắng trải dài. Tuy nhiên trong công trình nghiên cứu của ông
vẫn mang những trăn trở mà chính ông cũng không thể lí giải hết được. Nhưng
công trình nghiên cứu của ông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì đã đem đến cho
độc giả một cái nhìn tổng quan nhất về thơ Hàn Mặc Tử. Tuy nhiên trong việc
sưu tầm và công bố những tư liệu về Hàn Mặc Tử của ông có đôi chút sơ xuất
nên Quách Tấn đã phát đơn kiện và vụ án Hàn Mặc Tử gây xôn xao dư luận và
có không ít những bất bình trong giới văn nghệ sĩ.
Với tác giả thi nhân Việt Nam - Hoài Thanh và Hoài Chân thực sự đã rất
nhạy cảm tinh tế khi đi vào thế giới thơ Hàn Mặc Tử: “ngót một tháng trời tôi
đã đọc thơ Hàn Mặc Tử. Tôi đã đi theo Hàn Mặc Tử từ lối thơ Đường đến vở
kịch bằng thơ Quần Tiên Hội. Và tôi đã mệt lả… chính những lời Hàn Mặc Tử
nói trong tựa “thơ điên”: “vườn thơ của người rộng rinh không bờ bến càng đi
xa càng ớn lạnh”[11].
Có rất nhiều công trình nghiên cứu cùng những khẳng định đánh giá của
các nhà nghiên cứu văn học trước năm 1945. Đó là những đóng góp đầu tiên
khai phá mở đường cho độc giả đi vào thế giới thơ kì lạ, là những viên gạch đầu
tiên xây lên bức tường thành vĩ đại trong hồn thơ Hàn Mặc Tử.
Nguyễn Tấn Long trong Việt Nam thi nhân tiền chiến đã nói về những
thẩm định của các nhà nghiên cứu về Hàn Mặc Tử: “có những kẻ chiêm ngưỡng
thơ Hàn Mặc Tử như một tâm hồn cảm xúc đầy âm nhạc và màu sắc. Có kẻ
mượn phân tâm học để mổ xẻ thơ Hàn Mặc Tử bằng kết tinh của nhân vật bệnh
4
hoạn, có kẻ ca tụng thơ Hàn Mặc Tử như một sức sống chân thật và mãnh liệt
của cuộc đời” [7].
Ta có thể nhìn lại bức tranh toàn cảnh về các công trình nghiên cứu thơ
Hàn Mặc Tử theo những khuynh hướng sau:
Thứ nhất là nhóm các bài viết theo lối phê bình khách quan:
Những công trình nghiên cứu theo hướng này chủ yếu thiên về đời tư với
căn bệnh hoạn của Hàn Mặc Tử và những mối tình chớm nở của thi sĩ mà rất ít
nói đến sự nghiệp văn chương tiêu biểu là những công trình nghiên cứu của
Hoàng Trọng Miên Những ngày sống chung với Hàn Mặc Tử ở Sài Gòn, Ngọc
Sương với Tưởng niệm Hàn Mặc Tử Phan Công Thiện với Một định mệnh đeo
riết bên mình Hàn Mặc Tử và Xin chút long để lại lối xưa của Đào Trường
Phúc…
Thứ hai là nhóm các bài viết về Hàn Mặc Tử trong mối quan hệ với một
số tôn giáo như Thiên Chúa giáo, đạo Phật, đạo giáo.
Về phương diện này đã gây ra nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề “chất
Đạo” và “chất Đời” trong thơ Hàn Mặc Tử. Những công trình nghiên cứu vẫn
chỉ dừng lại ở mức đặt ra vấn đề đức tin trong thơ Hàn Mặc Tử mà chưa thể lí
giải được vì sao lại có sự hài hòa giữa một bên là yêu cầu đức tin tuyệt đối và
một bên là sự phóng túng của tâm hồn thi sĩ khát khao giao cảm với cuộc đời.
Với công trình Đức tin trong hồn thơ Hàn Mặc Tử Đặng Tiến đã có phần hơi
cực đoan khi nhận định: Toàn bộ thi phẩm của Hàn Mặc Tử là tiếng vọng của
thánh tự, Hàn Mặc Tử đã phải sống cuộc đời đau thương của một người tín đồ
để được tồn sinh sau khi cái chết được phục sinh trong thế giới khải huyền.
Theo cách hiểu quan điểm tôn giáo thần bí siêu hình Dũng Lạc Trần Cao
Tường đã chọn hướng tiếp cận hiện tượng Hàn Mặc Tử để nhận ra cái huyền bí
ở bên kia cõi chết. Tuy chưa có sức thuyết phục về mặt khoa học nhưng cũng là
một hướng nghiên cứu mới
Bước sang thập kỉ 80, không khí của thời kì đổi mới như đem một luồng
sinh khí mới mạnh mẽ và khoáng đạt hơn so với thời kì trước.
5
Lê Đình Kị cho rằng trong Thơ Điên có nỗi đau của riêng Hàn Mặc Tử
hòa vào nỗi đau chung của đất nước. Đây thực sự là một cái nhìn hết sức mới
mẻ về Hàn Mặc Tử và Thơ Điên.
Khuynh hướng nghiên cứu theo kiểu sưu tầm tư liệu về cuộc đời cũng như
thơ ca Hàn Mặc Tử là khuynh hướng tiêu biểu. Với công trình nghiên cứu của
Phạm Xuân Tuyển Đi tìm chân dung Hàn Mặc Tử (1997). Sau bao tháng ngày
tìm về với lối xưa, chốn cũ đi theo những dấu chân, những con đường mà nhà
thơ đã đi qua tác giả Phạm Xuân Tuyển đã thu nhặt tập hợp những thi liệu quý
giá ấy để làm nên công trình tương đối trọn vẹn về bức chân dung cuộc đời Hàn
Mặc Tử. Có thể nói đây là một tài liệu rất quý phục vụ cho việc nghiên cứu và
tìm hiểu về tác giả Hàn Mặc Tử.
Ngoài ra, còn một số bài viết rất có ý nghĩa cần nói tới như: Hàn Mặc Tử,
hương thơm và mật đắng của Trần Thị Huyền Trang (1991), Hàn Mặc Tử, thi sĩ
đồng trinh của Nguyễn Thụy Kha (1993)…
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Trong đề tài này tôi sẽ tập trung khảo sát những biểu tượng Trăng, Hồn và
Máu trong thơ Hàn Mặc Tử (biểu hiện thông qua những hình tượng thơ, cảm
hứng nghệ thuật, hình thức nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong thơ ), từ đó để
làm rõ: Biểu tượng Trăng, Hồn và Máu trong thơ Hàn Mặc Tử.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Dựa trên sự khảo sát một số tác phẩm của nhà thơ tập: Thơ Điên, Lệ
Thanh thi tập, Gái quê, Đau thương, Xuân Như Ý, Thượng Thanh Khí, Cẩm
châu duyên, Duyên kì ngộ cùng một số đoạn văn, thư từ do Hàn Mặc Tử viết
và được sưu tầm lại.
4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
4.1. Mục đích
Mục đích của đề tài là trên cơ sở nguồn ngữ liệu thơ Hàn Mặc Tử tìm hiểu
thêm để làm rõ thêm ý nghĩa các biểu tượng Trăng, Hồn và Máu trong thơ Hàn
Mặc Tử.
6
4.2. Nhiệm vụ
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu của đề tài, nhiệm vụ đề tài hướng tới
các nội dung sau:
- Nghiên cứu lí thuyết về biểu tượng Trăng, Hồn, Máu.
- Thấy được một cách tổng quan về hệ thống biểu tượng Trăng, Hồn, Máu
trong thơ Hàn Mặc Tử.
5. Ý nghĩa của đề tài
5.1. Ý nghĩa lí luận
Nghiên cứu đề tài “Biểu tượng Trăng, Hồn, Máu trong thơ Hàn Mặc
Tử”, tôi chọn cách tiếp cận với thế giới biểu tượng nghệ thuật mới mẻ trong
dòng văn học đương đại, khai thác những đặc sắc và những đặc trưng thẩm mỹ
của một phong cách thơ độc đáo. Với hi vọng rằng sau khi nghiên cứu thành
công đề tài này sẽ góp phần nhận diện thơ Hàn Mặc Tử sâu hơn, rộng hơn và
đưa ra được cái nhìn đầy đủ có hệ thống về tác giả
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Tôi hi vọng với đề tài này có thể sử dụng làm một trong những tư liệu
tham khảo cho những ai yêu thơ Hàn Mặc Tử, những ai quan tâm tới tác giả văn
học này một lần nữa được sống trong thế giới thơ ông và chiêm nghiệm về nó
trong kiếp nhân sinh của cuộc đời.
Có thể sẽ làm tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy ở trường phổ thông sau
này của tôi cũng như độc giả đón đọc nó.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Đi sâu nghiên cứu vấn đề Biểu tượng Trăng, Hồn, Máu trong thơ Hàn
Mặc Tử là một vấn đề không hề đơn giản. Để tiếp cận và nghiên cứu tìm ra nét
mới và để tránh sự trùng lặp trong đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp
cơ bản sau:
6.1. Phƣơng pháp phân tích
Đây là phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong khóa luận
này. Từ những tài liệu nhận xét, đánh giá của các nhà phê bình nghiên cứu cùng sự
tìm tòi sáng tạo của bản thân, tôi vận dụng đưa vào đề tài. Qua đây chúng ta sẽ thấy
7
rõ hơn những nét đặc sắc trong biểu tượng Trăng, Hồn, Máu trong thơ Hàn Mặc Tử,
thấy được những khám phá sáng tạo phi thường của nhà thơ.
6.2. Phƣơng pháp so sánh
Trong quá trình phân tích Biểu tượng Trăng, Hồn và Máu trong thơ
Hàn Mặc Tử, tôi tiến hành liên hệ, so sánh điểm khác biệt của ông với các nhà
thơ khác. Như vậy sẽ giúp cho đề tài thêm sức thuyết phục và góp phần khẳng
định tài năng cùng những đóng góp của Hàn Mặc Tử cho nền văn học nước nhà.
6.3. Phƣơng pháp hệ thống
Người viết nhận thấy rằng sáng tác thơ của Hàn Mặc Tử là một chỉnh thể
nghệ thuật trọn vẹn và mang tính hệ thống. Vì thế, khi nghiên cứu người viết đặt
nó trong một hệ thống chung theo một trật tự nhất định.
6.4. Phƣơng pháp thống kê – phân loại
Phương pháp này sẽ giúp cho việc phân tích những nhận xét về thơ Hàn
Mặc Tử có chứng cứ cụ thể. Một mặt nào đó giúp cho việc so sánh đối chiếu có
thêm sức thuyết phục.
7. Cấu trúc của đề tài
Trong đề tài này ngoài phần mở đầu, kết luận, phần mục lục và thư mục
tham khảo còn có 2 chương, cụ thể:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Biểu tượng Trăng, Hồn, Máu trong thơ Hàn Mặc Tử
8
Chƣơng 1: NHƢ
̃
NG VÂ
́
N ĐÊ
̀
CHUNG
1. Vài nét về Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới,
Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình theo đạo
Công giáo. Hàn Mặc Tử có duyên với 4 chữ Bình: sinh tại Quảng Bình, làm báo
Tân Bình, có người yêu ở Bình Thuận và mất tại Bình Định. Tổ tiên Hàn Mặc
Tử gốc họ Phạm ở Thanh Hóa. Ông cố là Phạm Chương vì liên quan đến quốc
sự, gia đình bị truy nã, nên người con trai là Phạm Bồi phải di chuyển vào Thừa
Thiên Huế đổi họ Nguyễn theo mẫu tánh. Sinh ra ông Nguyễn Văn Toản lấy vợ
là Nguyễn Thị Duy (con cụ Nguyễn Long, ngự y có danh thời vua Tự Đức), sinh
hạ được 8 người con:
1- Nguyễn Bá Nhân (tức nhà thơ Mộng Châu) cũng là người dìu dắt Hàn
Mặc Tử trên con đường thơ văn.
2- Nguyễn Thị Như Lễ.
3- Nguyễn Thị Như Nghĩa.
4- Nguyễn Trọng Trí (tức nhà thơ Hàn Mặc Tử).
5- Nguyễn Bá Tín (người dời mộ Hàn Mặc Tử từ Quy Hòa về Ghềnh Ráng
vào ngày 13-02-1959).
6- Nguyễn Bá Hiếu.
7- Nguyễn Văn Hiền.
8- Nguyễn Văn Thảo.
Hàn Mặc Tử mang vóc mình ốm yếu, tính tình hiền từ, giản dị, hiếu học và
thích giao du bè bạn trong lĩnh vực văn thơ. Do thân phụ là ông Nguyễn Văn
Toản làm thông ngôn, ký lục thường di chuyển nhiều nơi, nên Hàn Mặc Tử cũng
đã theo học ở nhiều trường khác nhau như Sa Kỳ (1920), Qui Nhơn, Bồng Sơn
(1921-1923), Pellerin Huế (1926).
Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần là các bút danh khác của ông. Ông có
tài năng làm thơ từ rất sớm khi mới 16 tuổi. Ông cũng đã từng gặp gỡ Phan Bội
Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn của chí sỹ này. Ông được Phan Bội Châu giới
9
thiệu bài thơ Thức khuya của mình lên một tờ báo. Việc xướng họa thơ văn với
nhà yêu nước Phan Bội Châu đã làm cho Hàn Mặc Tử, khi đó lấy bút hiệu
Phong Trần, nổi tiếng ngay lập tức. Làng văn xôn xao trước sự xuất hiện đầy ấn
tượng của một thi sĩ mới. Đặc biệt hơn nữa, tác giả còn được Phan Bội Châu tôn
xưng là tiên sinh. Tiếp sau đó, Hàn Mặc Tử ra Huế để tìm thăm Phan Bội Châu.
Đây là một việc làm hết sức nguy hiểm, vì thực dân Pháp sẽ chú ý đến tất cả
những ai có mối quan hệ mật thiết với nhà yêu nước này. Sau cuộc gặp gỡ, Hàn
Mặc Tử thường xuyên liên hệ thư từ với Phan Bội Châu, chàng còn gửi thơ của
những người bạn khác ra cho ông. Mật thám Pháp sau một thời gian theo dõi,
cuối cùng đã quyết định gạt tên chàng ra khỏi danh sách những người được bảo
trợ sang Pháp du học. Tiếp đó, Sogny, Chánh sở mật thám Huế gửi công văn
vào Quy Nhơn yêu cầu điều tra về chàng. Chánh sở mật thám Quy Nhơn là
Véran gọi chàng lên tra hỏi nhiều lần làm cho gia đình hết sức lo lắng. Người
anh đầu của chàng phải gửi thư ra Huế nhờ Thượng thư Nguyễn Hữu Bài, một
người quen thân với gia đình chàng xưa nay, can thiệp. Từ đó chính quyền mới
để ông được yên.
Không được đi du học, cuộc đời Hàn Mặc Tử rẽ sang một ngả khác. Từ
đây, chàng bắt đầu bước chân vào con đường viết báo. Thời gian này, tình hình
kinh tế nói chung rất khó khăn. Nạn thất nghiệp tràn lan. Chàng làm thêm công
việc biên chép các tờ trích lục cũ cho Sở Đạc điền Quy Nhơn. Nhưng công việc
này chỉ đem đến cho chàng một khoản tiền đủ để mua báo, giấy viết và tem thư
gửi bài. Rồi xảy ra cơn bão lớn năm 1934 làm sập căn nhà của chàng đang ở. Nợ
nần ập đến. Hàn Mặc Tử quyết định rời Quy Nhơn, vào Sài Gòn lập nghiệp, năm
đó ông 21 tuổi.
Đến Sài Gòn, ông làm phóng viên phụ trách trang thơ cho tờ báo Công
luận. Khi ấy, Mộng Cầm ở Phan Thiết cũng làm thơ và hay gửi lên báo. Hai
người bắt đầu trao đổi thư từ với nhau, và ông quyết định ra Phan Thiết gặp
Mộng Cầm. Một tình yêu lãng mạn, nên thơ nảy nở giữa hai người.
Theo gia đình Hàn Mặc Tử, thì vào khoảng đầu năm 1935, họ đã phát hiện
những dấu hiệu của bệnh phong trên cơ thể ông. Tuy nhiên, ông cũng không
10
quan tâm vì cho rằng nó là một chứng phong ngứa gì đó không đáng kể. Cho
đến năm 1936, khi ông được xuất bản tập Gái quê, rồi đi Huế, Sài Gòn, Quảng
Ngãi, vào Sài Gòn lần thứ hai, được bà Bút Trà cho biết đã lo xong giấy phép
cho tờ Phụ nữ tân văn, quyết định mời Hàn Mặc Tử làm chủ bút, bấy giờ ông
mới nghĩ đến bệnh tật của mình. Nhưng ý ông là muốn chữa cho dứt hẳn một
loại bệnh thuộc loại “phong ngứa” gì đấy, để yên tâm vào Sài Gòn làm báo chứ
không ngờ đến một căn bệnh nan y. Năm 1938 - 1939, Hàn Mặc Tử đau đớn dữ
dội. Tuy nhiên, ở bên ngoài thì không ai nghe ông rên rỉ than khóc. Ông chỉ gào
thét ở trong thơ mà thôi. Trước ngày Hàn Mặc Tử vào trại phong Quy Hòa,
Nguyễn Bá Tín, em ruột của nhà thơ cho biết tình trạng bệnh tật của anh mình
như sau: “Da anh đã khô cứng, nhưng hơi nhăn ở bàn tay, vì phải vận dụng sức
khỏe để kéo các ngón khi cầm muỗng ăn cơm. Bởi vậy, trông như mang chiếc
“găng” tay bằng da thô. Toàn thân khô cứng” [12].
Ông Nguyễn Bá Tín, trong một chuyến thăm Bệnh viện Quy Hòa, có đến
thăm bác sĩ Gour Vile. Bác sĩ nói rằng: Bệnh cùi rất khó phân biệt. Giới y học
(thời đó) chưa biết rõ lắm. Tuy triệu chứng giống nhau, nhưng lại có nhiều thứ.
Ông bác sĩ quả quyết bệnh cùi không thể lây dễ dàng được. Nhiều thông tin cho
rằng, một hôm Hàn Mặc Tử đi dạo với bà Mộng Cầm ở lầu Ông Hoàng (Phan
Thiết), qua một cái nghĩa địa có một ngôi mộ mới an táng thì gặp mưa. Bỗng
ông phát hiện ra từng đốm đỏ bay lên từ ngôi mộ. Sau đó ông về nhà nghỉ, để rồi
sớm mai ông phát hiện ra mình như vậy. Đó là căn bệnh do trực khuẩn
Hansen gây nên.
Trước đây vì thành kiến sai lầm rằng đây là căn bệnh truyền nhiễm nên
bao nhiêu bệnh nhân đã bị hắt hủi, cách ly, xa lánh thậm chí bị ngược đãi, thì
Hàn Mặc Tử cũng không là ngoại lệ. Lúc này, gia đình ông phải đối phó
với chính quyền địa phương vì họ đã hay tin ông mắc căn bệnh truyền nhiễm,
đòi đưa ông cách ly với mọi người. Sau đó gia đình phải đưa ông trốn tránh
nhiều nơi, xét về mặt hiệu quả chữa trị thì đúng là phản khoa học vì lẽ ra cần
phải sớm đưa ông vào nơi có đầy đủ điều kiện chữa trị nhất lúc bấy giờ là Bệnh
viện phong Quy Hòa. Trong câu chuyện với người em của thi sĩ Hàn Mặc
11
Tử, bác sĩ Gour Vile cũng nói rằng kinh nghiệm từ các trại cùi, không có bệnh
nhân nào chỉ đau có từng ấy năm mà chết được. Ông trách gia đình Hàn Mặc Tử
không đưa nhà thơ đi trại phong sớm. Và bác sĩ cho rằng, Hàn Mặc Tử chết là
do nội tạng hư hỏng quá nhanh do uống quá nhiều thuốc tạp nham của lang băm
trước khi nhập viện phong Quy Hòa. Hàn Mặc Tử bỏ tất cả quay về Quy
Nhơn vào nhà thương Quy Hòa (20 tháng 9 năm 1940) mang số bệnh nhân
1.134 và từ trần vào lúc 5 giờ 45 phút rạng sáng 11 tháng 11 năm 1940 tại nhà
thương này vì chứng bệnh kiết lỵ, khi mới bước sang tuổi 28.
Cuộc đời của ông được biết đến với nhiều mối tình, với nhiều người phụ
nữ khác nhau, đã để lại nhiều dấu ấn trong văn thơ của ông - có những người
ông đã gặp, có những người ông chỉ giao tiếp qua thư từ, và có người ông chỉ
biết tên như Hoàng Cúc, Mai Đình, Mộng Cầm, Thương Thương, Ngọc Sương,
Thanh Huy, Mỹ Thiên.
Hàn Mặc Tử để lại cho đời một số lượng thơ và kịch thơ khá lớn với
nhiều tập thơ nổi tiếng Thơ điên, Lệ Thanh thi tập, Thượng thanh khí, Cẩm châu
duyên. Thơ anh trước không ai có, sau không ai có. Hàn Mặc Tử như một ngôi
sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình (Phan
Cự Đệ). Với lối thơ kinh dị lạ thường, đặc biệt trong tất cả các tập thơ của Hàn
Mặc Tử đều chủ yếu nói về Trăng. Trăng như một người bạn có linh hồn biết
cười, biết khóc, biết gào thét, đôi khi lại như là người tình trong mộng.
2. Khái niệm biểu tƣợng và biểu tƣợng Trăng, Hồn, Máu
2.1. Khái niệm biểu tƣợng
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán (chủ biên), biểu tượng là
khái niệm dùng để chỉ một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác và cho
con người hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu, sau khi tác động của sự vật
vào giác quan đã chấm dứt. Trong nghĩa hẹp, biểu tượng là “một phương thức
chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả
năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy,
vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa với con người
12
và cuộc đời” [6; 24]. Trong nghĩa rộng, biểu tượng là “đặc trưng phản ánh cuộc
sống bằng hình tượng văn học nghệ thuật” [6; 24].
Biểu tượng còn được hiểu là cổ mẫu (mẫu gốc, siêu mẫu, siêu tượng…).
Còn trong Từ điển biểu tượng thế giới thì diễn giải “các mẫu gốc hiển hiện ra
như những cấu trúc tâm thần gần như phổ biến, bẩm sinh hay được thừa kế, một
thứ ý thức tập thể; chúng thể hiện qua các biểu tượng đặc biệt chứa đầy một
công suất năng lượng lớn. Chúng đóng một vai trò động lực và thống nhất đáng
kể trong sự phát triển nhân cách” [2]. Theo các tài liệu chúng tôi có được, khái
niệm cổ mẫu (archetype) này được nhà phân tâm học người Thuỵ Sĩ Carl Gustav
Jung (1875 - 1961) nghiên cứu và đề xuất. Jung đã phát triển thuyết vô thức của
Sigmund Freud (1856 - 1939, người Áo) và đưa ra một cái nhìn mới về hệ tâm
thức con người. Trong đó vô thức tập thể - ngôi nhà xuyên thời đại của cổ mẫu -
là khái niệm cốt lõi [3]. Như vậy cổ mẫu là cấu trúc tinh thần bẩm sinh, cấu trúc
tâm thần gần như phổ biến hoặc thừa kế; và nếu biểu tượng bắt nguồn từ văn
hóa, tôn giáo, lịch sử – những lĩnh vực thuộc về ý thức – của các cộng đồng thì
cổ mẫu hình thành từ nguồn cội xa xưa, quan trọng sinh tạo trong vô thức tập
thể . Và đọc cổ mẫu là cách nhìn tác phẩm văn chương từ bên ngoài. Nhưng
cách nhìn từ bên ngoài này không quy chiếu những chuẩn mực và tiêu chí có
trước vào tác phẩm, để mà giải thích nó. Đọc cổ mẫu là đi tìm, chăm chú ghi
nhận các hiện tượng cùng những cuộc gặp gỡ thường rất bất ngờ của chúng
trong tác phẩm, xuyên qua thời gian và không gian, tra vấn và thử trả lời.
2.2. Biểu tƣợng Trăng
Từ lâu Trăng đã là một biểu tượng văn hóa lớn. Theo quan niệm Á Đông
Trăng là biểu tượng của điềm lành, hạnh phúc. Đạo giáo cho rằng, mặt trăng là
nơi cư trú của chú thỏ ngọc, đang nghiền thuốc trường sinh ở gốc đa. Trong cách
hiểu như vậy, trăng là nơi chứa đựng nguồn sống bất tử. Trăng đã trở thành chủ
đề chính trong nhiều tác phẩm văn học và nghệ thuật và cảm hứng cho vô số
những thứ khác. Nó là môtip trong nghệ thuật thị giác, nghệ thuật trình diễn,
thơ, văn xuôi và âm nhạc. Trong nhiều nền văn hóa tiền sử và cổ đại, Trăng
được nhân cách hóa thành Thần Mặt Trăng hay những hiện tượng siêu
13
nhiên khác. Mặt Trăng từ lâu đã được một số người gắn với bệnh điên và sự phi
lý; các từ lunacy (điên rồ) và loony (người điên) có nguồn gốc từ tiếng Latin cho
tên gọi của Mặt Trăng, Luna.
Trong văn học, không biết tự bao giờ, Trăng đã là nguồn cảm hứng bất
tận muôn đời của các thi sĩ văn nhân. Trong cảm quan của người nghệ sĩ, Trăng
không đơn thuần là nguồn sáng trong đêm mà đã trở thành một biểu tượng độc
đáo. Ở đó, nó đã trở thành một âm hưởng đa thanh xoáy sâu vào tâm hồn có sức
ám ảnh, khơi gợi cho người đọc nhiều xúc cảm về chiến tranh và hòa bình, hạnh
phúc và khổ đau, quê hương và gia đình, tình yêu và thân phận con người…
Trong văn học Trung đại Trăng đã được các nhà thơ vận dụng trong trường liên
tưởng một cách tinh tế, sáng tạo. Có thể đấy là tuổi xuân, hạnh phúc, là vẻ đẹp,
niềm vui, là nỗi buồn cô đơn tuyệt vọng, đôi khi là một người bạn, người tình
yêu dấu Đến văn học hiên đại Trăng không còn được miêu tả theo lối ước lệ
tượng trưng như thời kì trước mà đã được các tác giả thổi hồn vào làm cho nó
thực sự trở thành một chủ thể mang một sức sống mới, một màu sắc cá thể hóa
rõ rệt, cao độ. Trăng cũng như người, biết chờ đợi, hẹn hò, có tâm trạng vui,
buồn, cô đơn khi xa cách… Trăng ở đây đã là em, là nàng, là biểu tượng của cái
đẹp, là nguồn cảm hứng khơi gợi sáng tạo bất tận của các thi nhân. Đọc thơ Hàn
Mặc Tử, quả đúng như nhận xét: “Trăng, toàn trăng, một ánh trăng gắt gao…
linh động lòng người. Trăng ở đây cũng ghen, cũng giận, cũng cay nghiệt, cũng
trơ tráo và cũng nao nức dục tình…” [11]. Trong thơ Hàn Mặc Tử, Trăng không
những được thi vị hóa, nhân cách hóa như nhiều nhà thơ khác mà còn được hiện
thực hóa ngay trong cái không khí thi vị ấy. Trăng giăng mắc khắp cả không
gian, thời gian của sự sống. Có thể nói Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử đâu còn là
một khách thể mà đã trở thành một bản ngã ở trong thơ. Nó đã hòa quyện vào
từng tế bào nơi cơ thể và độ sâu thẳm của tâm linh. Nó có khả năng vỗ về, yêu
đương, đối thoại như một hiện hữu người. Đúng như ai đó đã nói, Trăng trong
thơ Hàn Mặc Tử được kết tinh như hạt muối, vừa có vị mặn của muối, vừa có vị
mặn của đời.
2.3. Biểu tƣợng Hồn
14
Tùy quan niệm mỗi bộ tộc, mỗi vùng mà Hồn được biểu trưng qua những
hình ảnh khác nhau, có thể dẫn ra một số ví dụ tiêu biểu sau. Thời Ai Cập cổ
đại, con chim đầu người biểu trưng cho linh hồn của từng cá thể. Hay theo
truyền thống của của người Maya, người chết phải đặt “nằm ngửa duỗi thẳng
chân tay để linh hồn có thể tự do thoát ra khỏi thân xác qua miệng” [2; 451].
Trong Kinh Thánh, hồn chính là Thần Khí mà Thượng Đế thổi hơi vào con
người (làm bằng đất sét) để trao ban sự sống. Còn hầu hết người Á Đông thì
quan niệm “vạn vật hữu linh” tức mọi thứ đều có linh hồn. Nó (linh hồn) có thể
nằm trong con người, con vật, cây cối và thậm chí là những đồ vật vô tri vô giác
như nhà cửa, ấm chén… Từ thuyết trên có thể hiểu một cách đơn giản về linh
hồn con người trong quan niệm của người Á Đông như sau: Con người có hai
phần linh hồn và thể xác. Trong đó, hồn quyết định sự sống của con người. Khi
con người chết đi thì linh hồn rời khỏi xác và trở thành ma (theo văn hóa người
Việt) hay Phỉ (theo quan niệm của Lào, Thái Lan). Trong văn hóa của người
Việt, quan niệm về linh hồn đã có từ rất lâu và được chia làm hai bậc: Hồn và
vía. Vía được hiểu như là những bộ phận gắn trên cơ thể của con người, nó
có chức năng làm công cụ hoạt động của cơ thể sống. Ngoài ra chúng còn là
những bộ phận làm phương tiện thể hiện, bộc lộ cái bên trong của con người khi
giao tiếp với thế giới bên ngoài. Cho nên dân gian có câu nói đôi mắt là cửa sổ
của tâm hồn, là vậy. Còn từ góc độ phân tâm học, cụ thể theo Jung, Hồn là “một
trạng thái tâm lý cần phải được dành cho một sự độc lập nhất định trong khuôn
khổ ý thức…” [2; 452]. Theo quan niệm dân tộc học và sử học về tâm hồn, “nó
ban đầu là một nội hàm thuộc về cá nhân, nhưng nó cũng thuộc về thế giới của
cái linh thiêng, nó là vô thức. Tâm hồn vì thế luôn luôn tự thân là một cái gì đó
vừa trần thế vừa siêu nhiên” [2; 452]. Nhưng chủ yếu, Hồn là biểu tượng của
tâm linh, là hơi thở, là sinh khí của một con người. Nói một cách chung nhất,
Hồn là nguyên khí của một sinh thể. Cùng một dòng chảy bất tận ấy, Hồn trong
thơ Hàn Mặc Tử đã kế thừa và phát triển thành những cái rất riêng, rất lạ. Đọc
thơ Hàn Mặc Tử, người ta không chỉ chơi vơi trong ánh sáng lung linh kì ảo của
15
ánh trăng huyền bí, mà còn rùng mình ớn lạnh bởi họ đang chìm ngập trong
vũng cô liêu của một tâm hồn sâu thẳm.
2.4. Biểu tƣợng Máu
Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, thì Máu “tượng trưng cho tất
cả những giá trị liên đới với lửa, với sức nóng và sự sống, gắn với mặt trời”. [2;
566] Ngoài ra Máu được coi là phương tiện truyền dẫn sự sống, là bản nguyên
của sự sinh thành. Máu hòa với nước là hình ảnh chảy ra từ vết thương nơi cạnh
sườn Đức Giêsu Kitô, cùng trong ý nghĩa đó, máu là trường hợp siêu chuyển
thánh thể thành bánh. Máu còn ứng với nhiệt, nhiệt của sự sống và nhiệt của
thân thể. Và cùng với một quan điểm trên “Máu là bản nguyên của thân xác và
là phương tiện truyền dẫn những đam mê” [2; 566]. Với một số dân tộc khác thì
máu là vật dẫn linh hồn. Ngoài ra còn những ý kiến khác nhau về hình ảnh máu.
Nhưng về cơ bản, Máu biểu trưng cho sự sống nhưng cũng hàm ý về cái chết.
Như vậy biểu tượng Máu có hai hàm ý đối lập nhau, sống - chết. Nói đến máu
người ta vừa hi vọng nhưng cũng vừa sợ hãi. Bởi ở đâu có máu, ở đó có sự sống
nhưng ở đâu có đổ máu là nơi đó có hận thù, chết chóc, thương vong….Trong
văn hóa và văn học Việt Nam, Máu còn biểu trưng cho tình ruột thit. Cho nên
mới có câu Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Máu như thế biểu hiện cho sự
sống, nhiệt huyết và tình yêu.
Ở các tập thơ đầu, hình ảnh máu rất ít, hầu như không được Hàn Mặc Tử
thể hiện trong thơ của mình. Nó bắt đầu xuất hiện và xuất hiện ngày càng nhiều.
Tập thơ Điên Đau thương, đã có 12 bài viết về máu trên tổng số 53 bài thơ. Nói
như Hoài Thanh, Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam thì “Hàn Mặc Tử đi trong
trăng, há miệng cho máu tung ra biển cả, cho hồn văng ra và rú lên những tiếng
ghê người”[2; 205]. Đọc thơ Điên của ông, ta bắt gặp những câu thơ đầy máu.
Máu trong thơ Hàn Mặc Tử là biểu tượng của sự sống, niềm đam mê và gắn với
mặt trời.
Tiểu kết
16
Hàn Mặc Tử là một tài năng thơ lạ lùng, phức tạp đầy bí ẩn trong phong
trào thơ mới. Ông chỉ có mặt trên cuộc đời với khoảng thời gian ngắn ngủi trong
quằn quại đau đớn với căn bệnh quái ác nhưng ông đã sống và cống hiến hết
mình cho khát vọng văn chương làm nên một sức sáng tạo kì lạ. Những biểu
tượng trong thơ Hàn Mặc Tử được coi là những biểu tượng tượng lạ lùng, đầy bí
ẩn. Thơ ông đã đi từ cuộc đời đến những cõi xa xôi, mơ mộng, huyền ảo. Thơ
đem đến cho tâm hồn Hàn Mặc Tử những phút giây sáng láng, đê mê, một sức
sáng tạo tràn đầy lúc êm dịu, lúc day dứt, lúc mãnh liệt như những con sóng ào
ạt xô bờ, lúc tê tái, buốt giá như băng tuyết. Nghiên cứu về những biểu tượng
Trăng, Hồn, Máu trong thơ Hàn Mặc Tử là ngược dòng quá khứ trở về với cõi
xa xưa trong cuộc đời một con người bất hạnh, tìm về cội nguồn trong sự sáng
tạo bất diệt và nguồn sống mãnh liệt của thơ ca.
Biểu tượng là khái niệm dùng để chỉ một hình thức của nhận thức cao hơn
cảm giác và cho con người hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu, sau khi tác
động của sự vật vào giác quan đã chấm dứt. Trong nghĩa hẹp, biểu tượng là một
phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc
biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện
tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa
với con người và cuộc đời. Trong nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh
cuộc sống bằng hình tượng văn học nghệ thuật.
Trăng không đơn thuần là nguồn sáng trong đêm mà đã trở thành một
biểu tượng độc đáo. Trăng là một âm hưởng đa thanh xoáy sâu vào tâm hồn có
sức ám ảnh, khơi gợi cho người đọc nhiều xúc cảm về chiến tranh và hòa bình,
hạnh phúc và khổ đau, quê hương và gia đình, tình yêu và thân phận con
người… Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử không là một thực thể ngoại giới, một
khách thể của thiên nhiên nữa, mà trăng được nhân tính hóa, quay cuồng trong
những biến ảnh liên tiếp qua cái ống kính vạn hoa của một tâm thức mê sảng
hoảng loạn. Trăng trong vùng khí quyển này là những biến ảnh, trên cái biên
giới xa nhất của cơn mê sảng: trăng trong vực thẳm đọa đày, Trăng đồng thể và
Trăng xuất thể, Trăng sáng trong, Trăng quạnh quẽ cô đơn, trăng yêu ma kì dị,
17
Trăng linh loạn rùng rợn, Trăng âm u - sáng láng, Trăng bám riết giày vò, Trăng
nhức nhối quằn quại, Trăng rên siết, kêu thương, trăng cười, Trăng khóc, Trăng
chạy, Trăng ngã, Trăng tan, Trăng vỡ, Trăng réo gào thảm thiết…
Hồn đã là một biểu tượng lớn trong văn hóa thế giới. Tùy quan niệm mỗi
bộ tộc, mỗi vùng mà Hồn được biểu trưng qua những hình ảnh khác nhau, Hồn
là biểu tượng của tâm linh, là hơi thở, là sinh khí của một con người. Nói một
cách chung nhất, Hồn là nguyên khí của một sinh thể. Cùng một dòng chảy bất
tận ấy, Hồn trong thơ Hàn Mặc Tử đã kế thừa và phát triển thành những cái rất
riêng, rất lạ. Đọc thơ Hàn Mặc Tử, người ta không chỉ chơi vơi trong ánh sáng
lung linh kì ảo của ánh trăng huyền bí, mà còn rùng mình ớn lạnh bởi họ đang
chìm ngập trong vũng cô liêu của một tâm hồn sâu thẳm.
Máu biểu trưng cho sự sống nhưng cũng hàm ý về cái chết. Như vậy biểu
tượng Máu có hai hàm ý đối lập nhau, sống - chết. Nói đến máu người ta vừa hi
vọng nhưng cũng vừa sợ hãi. Bởi ở đâu có máu, ở đó có sự sống nhưng ở đâu có
đổ máu là nơi đó có hận thù, chết chóc, thương vong… Máu trong thơ Hàn Mặc
Tử là biểu tượng của sự sống, niềm đam mê và gắn với mặt trời.
18
Chƣơng 2
BIỂU TƢỢNG TRĂNG, HỒN, MÁU TRONG THƠ HÀN MĂ
̣
C TỬ
1. Biểu tƣợng Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử
1.1.Trăng - mối lƣơng duyên kì ngộ
Trăng không phải là ám ảnh của bệnh cùi như Trần Thanh Mại và một số
người đã nhận định. Trăng nơi Hàn Mặc Tử có nguồn gốc sâu xa hơn, gắn bó
với tuổi thơ. Con người nào cũng gắn bó với ký ức đầu đời: một đứa trẻ bị hành
hạ, lớn lên có thể trở thành tội phạm ; kẻ viết văn thường dựa vào ký ức tuổi thơ
để xây dựng đời văn. Hàn Mặc Tử là một trường hợp vận dụng tưởng tượng
trong ký ức; và trăng đối với Hàn là nguồi cội của tuổi thơ: Trăng Sa Kỳ.
Nguyễn Bá Tín, viết về động cát Sa Kỳ, thủa nhỏ hai anh em thường đi
chơi: “Địa phương gọi là Động, kỳ thực là một vùng rộng lớn, cát trắng phau,
thứ cát ánh ngời như mảnh vụn pha lê, chạy dài 4,5 cây số bên bờ đại dương.
( ) Vào những đêm trăng sáng thì tuyệt đẹp, nhưng huyền ảo đến rợn người
như đi vào một thế giới xa lạ. Dân địa phương không dám băng ngang. Người đi
chỉ còn nghe hơi thở của mình và mơ hồ se siết bước chân trên cát giữa vắng
lặng hoàn toàn.
Trăng bao phủ tứ phía bằng một ánh sáng lung linh chờn chợn khó phân
biệt từ trên trăng toả xuống, hay từ cát trắng chiếu lên. Tơ trăng dầy đặc, mỗi
cử động hay di chuyển đều như lùa cả trăng theo” [12;19].
Thiện Nam Nguyễn Bá Tín đã viết về vùng trăng Sa Kỳ của anh mình với
một bút pháp đầy thơ mộng. Với Hàn Mạc Tử, trăng Sa Kỳ không còn là trăng
nữa mà đã hoá thành thơ. Nói đúng ra, trăng Sa Kỳ là điểm tựa đầu tiên, để Hàn
Mặc Tử xây dựng cõi thơ, cõi hư ảo của mình.
Trong bài thơ văn xuôi Chơi giữa mùa trăng (có thể coi là bản tuyên ngôn
thơ của Hàn Mặc Tử) Hàn đã ghi lại những thắc mắc về bản chất Trăng : Cuộc
gặp gỡ đầu tiên với trăng đã gây cho cậu bé Nguyễn Trọng Trí những câu hỏi về
thơ, đã manh nha trong lòng Trí, một định nghĩa thơ, qua trăng, bằng trăng, coi
trăng, như một thực thể sáng tạo:
19
“ Trăng là ánh sáng? Nhất là trăng giữa mùa thu, ánh sáng càng thêm kỳ
ảo, thơm thơm, và nếu người thơ lắng nghe một cách ung dung, sẽ nhận thấy có
nhiều tiếng nhạc say say gió xé rách lả tả Và rơi đến đâu, chạm vào thứ gì là
chỗ ấy, thứ ấy vang lên tuy chẳng một ai thấy rõ sức rung động. Nghiã là trăng
rằm trung thu: một đêm siêu hình, vô lượng, tượng trưng của một mùa ao ước
xây bằng châu lệ, làm bằng chia ly, và hơn nữa, hiện hình của một nguồn khoái
lạc chán chê” (Chơi giữa mùa trăng).
Trăng, như thế, đối với Hàn, ngay từ thủa nhỏ, đã thoát khỏi tất cả những
ý nghiã thông thường mà chúng ta gán cho vừng trăng, ánh nguyệt. Trăng trở
thành thơ, trăng trở thành nhạc. Trăng là thơ và là nhạc, ở Hàn, ngay từ những
suy nghĩ đầu tiên của một cậu bé. Và khi lớn lên, trăng sẽ là chia ly, dục lạc, là
cõi siêu hình, vô lượng, là sự rung động tận cùng trong tạo tác.
Hàn Mặc Tử viết tiếp: “Chị tôi bỗng reo to lên: Đã gần tới sông Ngân
rồi ! Chèo mau lên em! Ta cho thuyền đậu ở bến Hàn giang!( )
Tôi muốn hỏi xem chị tôi có thấy ngọt ngào trong cổ họng như vừa uống
xong một ngụm nước lạnh, mát đến tê hết cả lưỡi và hàm răng ? Chị tôi làm
thinh, - mà từng lá trăng rơi lên xiêm áo như những mảnh nhạc vàng. ( ) Ở chỗ
nào cũng có trăng, có ánh sáng cả, tưởng chừng như bầu thế giới chở chúng tôi
đây cũng đang ngập lụt trong trăng và đang trôi nổi bình bồng đến một địa cầu
nào khác. Ánh sáng tràn trề, ánh sáng tràn lan, chị tôi và tôi đều ngả vạt áo ra
bọc lấy, như bọc lấy đồ châu báu ( )
A ha, chị Lễ ơi ! chị là trăng mà em đây cũng là trăng nữa ! Ngó lại chị
tôi và tôi thì quả là trăng thiệt.” (Chơi giữa mùa trăng)
Chơi giữa mùa trăng là một bài thơ văn xuôi tuyệt bút, trong đó Hàn Mặc
Tử đã giải thích nguồn cội thi ca nơi Hàn và kể lại sự tan biến của hình hài trong
trăng và sự hoá thân của trăng thành nước, thành thơ, trong một khung cảnh thần
tiên: Hai chị em đi thuyền trên sông, dưới ánh trăng, nhưng tất cả đã bị ảo hoá,
tất cả là mơ, là thơ, là họa, là nhạc. Dòng sông của họ ở trên trời hay dưới đất?
Bến mà họ ghé là bến Hàn giang hay bến Ngân hà? Ánh sáng của họ là sáng
trăng hay là một thứ ánh sáng huyền diệu toả ra từ cõi nhạc tiên, trên thiên đàng,
20
vô chung vô thỉ? Và có lẽ từ khi ấy, từ những cuộc đi chơi dưới trăng Sa Kỳ
thủa nhỏ ấy, mà nguồn thơ Hàn luôn luôn bị quyến dụ bởi tầng cao:
Gió nâng khúc hát lên cao vút
Vần thơ uốn éo lách rừng mây.
(Ngủ với trăng).
Đó chính là “lý thuyết thơ” trong vũ trụ mới của Hàn Mặc Tử. Theo lời
Nguyễn Bá Tín – em trai Hàn Mặc Tử kể lại trong cuốn Hàn Mặc Tử anh tôi thì
từ những ngày thơ ấu, Trăng đã gắn bó với Hàn Mặc Tử, ông đã từng mải mê
ngắm Trăng một mình trên bãi cát trắng, bên bờ sông. Trăng không phải là ám
ảnh của bệnh phong như Trần Thanh Mai và một số người đã nhận định ( Thụy
Khuê ). Mà Trăng ở đây là cội nguồn của tuổi thơ ông. Từ đó mà hình thành nên
một hồn thơ qua Trăng, bằng Trăng, viết về Trăng. Xuyên suốt cuộc đời Hàn
Mặc Tử là một hình ảnh Trăng. Từ lúc tuổi thơ ấu Trăng đẹp, Trăng tươi, huyền
diệu, lung linh bao nhiêu:
Nước hóa thành trăng, trăng ra nước
Lụa là ướt đẫm cả trăng thơm
Người trăng ăn vận toàn trăng cả.
(Say Trăng)
Vui thay cảnh sáng trăng
Ái tình bắt đầu căng
Hoa thơn thì nín lặng
Hương thơm thì bay lay
(Sáng trăng)
Ngoài nguồn gốc sâu xa ấy, còn có một lý do cụ thể hơn. Vì bệnh phong hủi
đang làm cho thể xác ông “tan rữa” từng ngày, từng đêm, qua từng mùa Trăng.
Chính Trăng là người bạn cho ông niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp của trần thế.
Và cũng chính Trăng - động lực siêu hình đã đưa ông về cõi chết. Sau một thời
gian làm ở sở đạc điền, bệnh tình ông bắt đầu chớm nở và ông bị mọi người xa
lánh. Đây cũng chính là thời gian ông làm thơ nhiều nhất. Nhiều đến nỗi ông
không biết mình đã chơi, đã thân thiết với Trăng: