Tải bản đầy đủ (.ppt) (83 trang)

Chính sách tài khóa Việt Nam đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.35 KB, 83 trang )

LOGO
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT
NAM ĐẾN NĂM 2020
NỘI DUNG CHÍNH TRÌNH BÀY
3. Chính sách tài khóa của Việt Nam đến năm 2020
2.Thực trạng chính sách tài khóa ở một số nước và Việt Nam
1. Cơ sở lý luận của chính sách tài khóa
2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA (CSTK)
1.1 Chính sách tài khóa.
1.1.1 Khái niệm về chính sách tài khóa
1.1.2 Phân loại chính sách tài khóa.
1.1.3 Chính sách tài khóa và mục tiêu ổn định
kinh tế vĩ mô.
1.2 Đặc điểm chính sách tài khóa các nước.
1.2.1 Chính sách tài khóa thuận chu kỳ và
ngược chu kỳ.
1.2.2 Đặc điểm chính sách tài khoá của các
nước phát triển.
1.2.3 Đặc điểm chính sách tài khóa của các
nước đang phát triển.
1.2.4 Các nguyên tắc tài khóa
3
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ VIỆT NAM
2.1 Chính sách tài khóa giai đoạn 2000 - 2007
2.2 Chính sách tài khóa giai đoạn 2007 - 2008
2.3 Chính sách tài khóa giai đoạn 2009 đến nay
2.4 Đánh giá tác động của chính sách tài khóa đối
với nền kinh tế nước ta
4


3.1 Mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020
3.1.1 Tình hình đất nước
3.1.2. Quan điểm phát triển kinh tế đến năm 2020
3.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020
3.2 Ba nhóm nhiệm vụ chiến lược:
3.2.1.Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tăng đầu tư
3.2.2. Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chậm nên mặc dù tốc độ tăng
trưởng kinh tế có thể đạt mục tiêu chiến lược nhưng hầu như không có thay
đổi về chất
3.2.3. Thứ ba, mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu trong khi chuyển dịch cơ
cấu hàng hóa và thị trường xuất khẩu hạn chế
3.2.4. Thứ tư, ổn định kinh tế vĩ mô chưa vững chắc
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
5
3.3 Lựa chọn chính sách tài khóa từ nay đến năm 2020
3.3.1. Trọng tâm trong ngắn hạn của chính sách tài khóa là giữ
vững mức động viên vàoNgân sách nhà nước( NSNN).
3.3.2. Mức độ thâm hụt NSNN trong lộ trình tiến tới cân bằng
cán cân NSNN trong dài hạn
3.4 Mục tiêu CSTK từ năm 2011 đến năm 2015 .
3.4.1 Mục tiêu của CSTK năm 2011
3.4.2 Làm thế nào để đạt được mục tiêu: “thực hiện chính sách
tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân
sách nhà nước” ?
3.5 Mục tiêu của CSTK từ năm 2016 đến 2020
6
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA (CSTK)
1.1 Chính sách tài khóa.
1.1.1 Khái niệm về chính sách tài khóa


Chính sách tài khóa (fical policy) là các chính sách của chính phủ nhằm tác động nên
định hướng phát triển của nền kinh tế thông qua việc thay đổi chính sách Thuế và các
khoản chi tiêu của Chính phủ

Việc thay đổi thuế một mặt làm thay đổi thu nhập, mặt khác thuế cũng có thể tác
động đến giá cả hàng hóa.

Việc thay đổi chi tiêu của chính phủ một mặt làm ảnh hưởng đến tổng chi tiêu của
xã hội, mặt khác cũng làm thay đổi thu nhập của dân cư thông qua cac khoản trợ cấp.
Thu nhập dân cư thay đổi lại làm thay đổi mức chi tiêu của hộ gia đình. Từ đó sẽ ảnh
hưởng đến sản lượng giá cả, công ăn việc làm.

Chính sách tài khoá là một công cụ quan trọng giúp Nhà Nước thực hiện mục tiêu
ổn định kinh tế vĩ mô.
7
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA (CSTK)
1.1 Chính sách tài khóa.
8
1.1.2 Phân loại chính sách tài khóa
1.1.2.1 Chính sách tài khóa mở rộng.
Cơ chế tác động của chính sách Tài khoá mở rộng
G→↑ AD →↑ Y ↑
T↓→ YD→↑ C→↑ AD →↑ Y ↑
1.1.2.2 Chính sách tài khóa thu hẹp
* Cơ chế tác động của chính sách Tài khoá thu hẹp
G ↓ → AD ↓ → Y ↓
T↑→ YD→↓C→↓AD ↓ →Y↓
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA (CSTK)
1.1 Chính sách tài khóa.

9
1.1.3 Chính sách tài khóa và mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
1.1.3.1 Khi nền kinh tế suy thoái.
Khi nền kinh tế suy thoái tức là mức sản lượng thực tế thấp hơn
mức sản lượng tiềm năng, điều đó có nghĩa là vẫn có một lượng tài nguyên
chưa được sử dụng hết, sản lượng đang nằm dưới mức sản lượng tiềm
năng. Thường là không phải vốn vật chất (vì trong ngắn hạn, vốn là cố định),
mà là các nguồn lực có thể thay đổi được, như là lao động hay các nguồn tài
nguyên có thể linh hoạt đưa vào sử dụng khác.






CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA (CSTK)
1.1 Chính sách tài khóa.
10
1.1.3 Chính sách tài khóa và mục tiêu ổn định kinh tế
vĩ mô.
1.1.3.1 Khi nền kinh tế suy thoái.
Trong giai đoạn này chính phủ thường dùng chính
sách kích cầu để kích thích nền kinh tế. Thông thường có
ba cách để bơm cầu vào nền kinh tế.
- Chính phủ tăng chi tiêu, tăng các khoản chuyển
nhượng, hay giảm thuế.
- Khu vực tư nhân chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm (C
và I tăng, S giảm)
- Xuất khẩu tăng nhiều hơn nhập khẩu
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA (CSTK)

1.1 Chính sách tài khóa.
11
1.1.3 Chính sách tài khóa và mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
1.1.3.2 Khi nền kinh tế lạm phát.
Khi nền kinh tế lạm phát tức là sản lượng thực tế cao hơn
mức sản lượng tiềm năng thì chúng ta cần sử dụng chính sách tài
khóa thắt chặt bằng cách.
- Giảm chi tiêu, hay tăng thuế
- Khu vực tư nhân giảm chi tiêu và đầu tư (C và I)
- Nhập khẩu phải tăng nhiều hơn xuất khẩu.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA (CSTK)
1.2. Đặc điểm CSTK các nước.
12
1.2.1 Chính sách tài khóa thuận chu kỳ và ngược chu kỳ.
Chính sách tài khóa thuận chu kỳ: là chính sách tài khóa
được chính phủ các nước tiến hành chính sách tài khóa mở rộng
vào lúc có lạm phát, và tiến hành chính sách tài khóa thu hẹp vào
lúc suy thoái.
Chính sách tài khóa ngược chu kỳ: là chính sách tài khóa
được chính phủ các nước tiến hành chính sách tài khóa thắt chặt
(giảm chi tiêu và tăng thuế) khi nền kinh tế đang ở trạng thái tốt, và
chính sách tài khóa mở rộng (tăng chi tiêu và giảm thuế) khi nền
kinh tế đang ở trạng thái suy yếu.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA (CSTK)
1.2. Đặc điểm CSTK các nước.
13
1.2.2 Đặc điểm chính sách tài khoá của các
nước phát triển.
Ở các nước phát triển có nền kinh tế phát triển cho nên chế
độ phúc lợi xã hội rất tốt đồng thời thu nhập của người dân cũng

rất cao vì vậy mức đóng góp của họ cũng chiếm tỷ trọng lớn trong
ngân sách quốc gia.
Các nước phát triển có thể thực hiện chính sách tài khóa
ngược chu kỳ thông qua các công cụ bình ổn tự động (autonomatic
stabilizers). Gọi là công cụ bình ổn tự động bởi vì chính cơ chế vận
hành của các công cụ này “tự động” đảm bảo chính sách tài khóa
ngược chu kỳ.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA (CSTK)
1.2. Đặc điểm CSTK các nước.
14
1.2.3 Đặc điểm chính sách tài khóa của các nước đang phát
triển.
Ở các nước đang phát triển, chính phủ chi tiêu nhiều hơn cho các khoản đầu
tư và các khoản công ích xã hội vào thời thịnh, và cắt giảm chi tiêu vào thời suy. Và
chính phủ cũng rất khó cắt giảm nhu cầu chi tiêu cho y tế, giáo dục, và cơ sở hạ tầng
vào những lúc kinh tế phát triển.
Có nhiều lý do khiến cho ở các nước đang phát triển, chính sách tài khóa có
xu hướng thuận chu kỳ. Ví dụ khi chi tiêu của chính phủ tăng (G tăng) khi tổng cầu AD
đang rất cao. Một lý do lớn là do đầu tư nước ngoài. Trong thời kỳ kinh tế phát triển,
dòng vốn lớn đổ vào nền kinh tế, tạo áp lực cho tỷ giá tăng lên, thúc đẩy xuất khẩu. Kết
quả là, các nguồn đầu tư này làm tăng doanh thu thuế cho Chính phủ.
Chính phủ cảm thấy ngân sách “xông xênh hơn” do hiệu ứng của cải, tăng đầu
tư công, mở rộng các dự án nhà nước. Trong thời thịnh, giá nhiên liệu tăng lên, tạo áp
lực cho mức giá chung, thuế thu được cho chính phủ cũng tăng theo, và chính phủ tiếp
tục tăng chi tiêu. Áp lực chính trị cũng tạo động cơ cho chính phủ tăng chi tiêu vào thời
kỳ kinh tế phát triển tốt.
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ VIỆT NAM
2.1 Chính sách tài khóa giai đoạn 2000 - 2007
2.2 Chính sách tài khóa giai đoạn 2007 - 2008

2.3 Chính sách tài khóa giai đoạn 2009 đến nay
2.4 Đánh giá tác động của chính sách tài khóa đối
với nền kinh tế nước ta
15
2.1 Chính sách tài khóa giai đoạn 2000 - 2007
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ VIỆT NAM
16
Có thể chia tăng trưởng kinh tế Việt Nam thành 2 giai đoạn: suy thoái (2000
- 2001), phục hồi (2002 - 2007). Như vậy, từ năm 2000 đến năm 2007, nền
kinh tế đã trải qua giai đoạn suy thoái và Chính phủ đã sử dụng biện pháp
kích thích bằng chính sách tài khóa năng động khác nhau để kích thích kinh
tế, như cải cách thể chế kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường; mở cửa
thu hút vốn đầu tư và thúc đẩy thương mại quốc tế; đẩy mạnh tự do hóa hệ
thống tài chính và phát triển thị trường tài chính năng động...
2.1 Chính sách tài khóa giai đoạn 2000 - 2007
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ VIỆT NAM
17
2.1 Chính sách tài khóa giai đoạn 2000 - 2007
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ VIỆT NAM
18
2.1 Chính sách tài khóa giai đoạn 2000 – 2007
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ VIỆT NAM
19
Như vậy, vấn đề tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2000
đến nay không thể chỉ giải thích ở biến số chính sách tài khóa
duy nhất. Có điều cần lưu ý, sự thay đổi tỷ lệ tăng trưởng từ

năm “đáy” của suy thoái đến năm sau đó là lớn hơn khi có
những thay đổi cơ bản của chính sách tài khóa như: giảm mức
huy động nguồn thu thuế thông qua chương trình cải cách
thuế; đặc biệt gia tăng chi đầu tư công thông qua các chương
trình kích cầu từ nguồn vốn ngân sách và phát hành trái phiếu
chính phủ...
Tuy vậy, điều này cũng chưa đủ cơ sở khoa học để khẳng
định, chính sách tài khóa có hiệu ứng tốt đến ổn định chu kỳ và
khắc phục suy thoái kinh tế, mà cần có sự đo lường bằng
phương pháp định lượng.
2.2 Chính sách tài khóa giai đoạn 2007 – 2008
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ VIỆT NAM
20
Đây là giai đoạn mà kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói
riêng có nhiều biến đổi đáng kể. Trong giai đoạn này, Chính phủ Việt
Nam đã thực hiện quyết liệt 8 nhóm giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ
mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng bền vững và thực thi chính sách an
sinh xã hội mà Nghị quyết số 10/2008/NĐ-CP ngày 17- 4-2008 đã đề ra:
Trong tháng 8-2008 đã có hai lần điều chỉnh giảm giá bán xăng và dầu
hỏa, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người sử
dụng; tăng cường công tác thu ngân sách để bảo đảm nhiệm vụ được
giao, kết hợp với việc rà soát nợ đọng thuế, chống thất thu; tiếp tục rà
soát lại chi ngân sách, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cắt giảm,
đình hoãn các dự án đầu tư chưa thực sự cấp bách và dự án đầu tư
không có hiệu quả; không tăng chi ngoài dự toán, dành nguồn kinh phí
cho bảo đảm an sinh xã hội; xem xét điều chỉnh giảm mức thuế xuất
khẩu, nhập khẩu nhằm bình ổn thị trường, hạn chế nhập siêu...
2.2 Chính sách tài khóa giai đoạn 2007 – 2008
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ VIỆT NAM
21

Năm 2008 mặc dù kinh tế tăng trưởng chậm hơn 2007,tốc độ tăng
trưởng chỉ đạt 6,2%. Nhưng các nguồn thu có yếu tố nước ngoài như
dầu thô, thu từ cân đối xuất, nhập khẩu tăng mạnh nên thu ngân sách
Nhà nước năm nay vẫn tăng tương đối khá so với năm 2007 và vượt kế
hoạch cả năm. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách Nhà
nước năm 2008 ước tính tăng 26,3% so với năm 2007 và bằng 123,8%
dự toán năm, trong đó thu nội địa bằng 110,9%; thu từ dầu thô bằng
143,3%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng
141,1%
2.2 Chính sách tài khóa giai đoạn 2007 – 2008
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ VIỆT NAM
22

Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính bằng 13,7% tổng số
chi và bằng 97,5% mức bội chi dự toán năm đã được Quốc hội thông
qua đầu năm, trong đó 77,3% được bù đắp bằng nguồn vay trong nước
và 22,7% được bù đắp từ nguồn vay nước ngoài.

Nhờ những chính sách tài khóa quyết liệt trên của Chính phủ mà kinh
tế Việt Nam đã có kết quả tích cực. Những biện pháp điều hành của
Chính phủ đã phát huy hiệu quả bước đầu. Tuy nhiên, nền kinh tế còn
đối mặt với nhiều thách thức đòi hỏi Chính phủ phải có những điều hành
quyết liệt hơn nữa bảo đảm ngăn chặn đà suy giảm, ổn định kinh tế vĩ
mô, hướng tới mức tăng trưởng cao hơn.
2.3 Chính sách tài khóa giai đoạn 2009 đến nay
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ VIỆT NAM
23
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, kinh tế trong nước đang đối mặt với
nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi thị trường Việt Nam có độ mở
cao (xuất, nhập khẩu trên 150% GDP); khu vực FDI tuy chỉ chiếm trên 27%
tổng đầu tư xã hội, nhưng luôn đạt từ 55% đến 70% tổng kim ngạch xuất, nhập
khẩu, nên sau khi khủng hoảng nổ ra, thị trường xuất khẩu và đầu tư thế giới
giảm sút đột ngột, nền kinh tế Việt Nam đã lập tức rơi vào suy giảm, từ mức
tăng trưởng trên 7% (năm 2008) xuống còn 3,1% vào quý I-2009. Giá một số
mặt hàng xuất khẩu chính giảm mạnh, như giá gạo trong tháng 10-2009 giảm
tới 20%; cà phê giảm tới 34,5%; cao su giảm gần 50%... Một vấn đề nữa là, với
quy mô nền kinh tế còn nhỏ, xuất phát điểm thấp nhưng đã hội nhập sâu, rộng
vào khu vực và thế giới trên tất cả các cấp độ, kèm theo đó, trong năm 2008 và
2009, thiên tai, dịch bệnh lại liên tiếp xảy ra với cường độ và mức độ lớn. Đời
sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng, thất nghiệp cao... Nền kinh
tế yếu đi, các doanh nghiệp rơi vào tình trạng suy kiệt. Một số doanh nghiệp bị
phá sản, số còn lại liên tục gặp khó khăn.
2.3 Chính sách tài khóa giai đoạn 2009 đến nay
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ VIỆT NAM
24
Cùng với xu hướng chung của thế giới, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp
điều hành quyết liệt nhằm chặn đà suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô và hướng tới
tăng trưởng bền vững. Một trong những giải pháp chủ yếu là Chính sách tài
khóa mở rộng, gồm các gói kích cầu. Gói kích cầu thứ nhất đã được triển khai
nhằm hỗ trợ lãi suất khoảng 17.000 tỉ đồng, gói kích cầu thứ hai, với tổng
nguồn vốn khoảng 8 tỉ USD, hỗ trợ lãi suất trong trung và dài hạn nhằm kích
cầu đầu tư, phát triển sản xuất. Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và tạo việc làm,
đây là hai điều quan trọng nhất thể hiện khá rõ vai trò của Nhà nước thông qua
các gói kích cầu..

2.3 Chính sách tài khóa giai đoạn 2009 đến nay
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ VIỆT NAM
25
Tổng thu ngân sách năm 2009 tiếp tục tăng, đạt khoảng 390,65 nghìn tỷ, bằng
100,2% kế hoạch dự toán, trong đó các khoản thu nội địa bằng 102,5%; thu từ
dầu thô bằng 86,7%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu bằng
101,6%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng
106,2%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô)
bằng 88,8%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước bằng
95,6%; thuế thu nhập cá nhân bằng 87%; thu phí xăng dầu đạt 157,5%; thu phí,
lệ phí bằng 90,8%. Tổng chi ngân sách Nhà nước năm đến 2009 ước tính đạt
96,2% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 95,2% (riêng chi đầu tư
xây dựng cơ bản đạt 93,4%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể đạt 99,6%; chi trả nợ và
viện trợ đạt 102,7%. bội chi ngân sách khống chế dưới 7% GDP, thực hiện
được mức bội chi Quốc hội đề ra, trong đó 81,2% mức bội chi được bù đắp
bằng nguồn vay trong nước; 18,8% bù đắp bằng nguồn vay nước ngoài.

×