Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Chính sách tài khóa Việt Nam giai đoạn 2006 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.81 KB, 13 trang )

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2006
ĐẾN NAY
I. Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế và thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính
năm 1997 nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng. Mục tiêu đề ra cho kế hoạch 5
năm (2006-2010) là tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
cuối năm 2007 đã làm cho nền kinh tế Việt Nam nói riêng và các nước khác trên thế giới
nói chung chịu ảnh hưởng nặng nề. Có thể nói, giai đoạn từ năm 2006 đến nay là giai
đoạn chứng kiến nhiều diễn biến phức tạp của nền kinh tế Việt Nam. Từ giai đoạn tăng
trưởng nhanh (năm 2006 đến cuối năm 2007), đến giai đoạn rơi vào suy thoái (cuối năm
2007 đến đầu năm 2009) và bắt đầu chứng kiến sự phục hồi từ quý II năm 2009 đến nay.
Song song với những thay đổi phức tạp của nền kinh tế thì hàng loạt chính sách vĩ mô đã
được đưa ra, trong đó không thể không kể đến các chính sách tài khóa đã được đưa vào
thực hiện nhằm ổn định và tăng trưởng kinh tế. Để tìm hiểu rõ hơn về việc thực hiện và
vai trò của các chính sách tài khóa, nhóm quyết định chọn đề tài “Chính sách tài khóa
Việt Nam giai đoạn 2006 đến nay” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nêu lên những chính sách tài khóa được thực hiện ở Việt Nam giai
đoạn từ năn 2006 đến nay. Qua đó thấy được các tác động của những chính sách này lên
nền kinh tế Việt Nam, đánh giá những mặt tích cực cũng như tiêu cực của chính sách tài
khóa trong giai đoạn này. Đồng thời đưa ra những giải pháp cho việc thực hiện chính
sách tài khóa có được hiệu quả hơn.
3. Câu hỏi nghiên cứu
a. Những chính sách tài khóa nào đã được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2006 đến
nay?
b. Ảnh hưởng của các chính sách tài khóa đó lên nền kinh tế Việt Nam trong giai
đoạn từ năm 2006 đến nay là gì?
1
c. Những kiến nghị chính sách nào cho việc thực hiện chính sách tài khóa đạt hiệu
quả hơn?


II. Chính sách tài khóa
1. Một số khái niệm:
a. Chính sách tài khóa: là các chính sách của Chính phủ nhằm tác động lên các định
hướng phát triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ và
thuế khóa.
b.Chính sách tài khóa mở rộng: là chính sách tăng cường chi tiêu của chính phủ
hoặc giảm bớt nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả 2. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân
sách nặng nề hơn hoặc thặng dư ngân sách ít hơn nếu trước đó có ngân sách cân bằng.
c.Chính sách tài khóa trung lập: là chính sách cân bằng ngân sách. Chi tiêu của
chính phủ hoàn toàn được cung cấp do nguồn thu từ thuế và nhìn chung kết quả có ảnh
hưởng trung tính lên mức độ của các hoạt động kinh tế.
d.Chính sách tài khóa thu hẹp:là chính sách trong đó chi tiêu của chính phủ ít đi
thông qua việc tăng thu từ thuế hoặc giảm chi tiêu hoặc kết hợp cả 2. Việc này sẽ dẫn đến
thâm hụt ngân sách ít đi hoặc thặng dư ngân sách lớn lên so với trước đó, hoặc thặng dư
nếu trước đó có ngân sách cân bằng.
2. Ý nghĩa của việc thực hiện chính sách tài khóa:
Nội dung cơ bản của Chính sách tài khóa là kiểm soát thu chi ngân sách do những
khoản thu chi này có tác động trực tiếp đến tăng trưởng, lạm phát và nhiều chỉ số kinh tế vĩ
mô khác. Vì thế, Chính sách tài khóa được coi là một trong những chính sách quan trọng
đối với việc ổn định và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô. Một Chính sách tài khóa vững
mạnh sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và làm cơ sở để các doanh nghiệp đưa ra các quyết
định đầu tư lớn. Trong mối quan hệ với giá cả, Chính sách tài khóa là một trong những
nguyên nhân cơ bản của lạm phát, một sự nới lỏng Chính sách tài khóa đều gây áp lực tăng
giá cả hàng hóa dịch vụ trên hai kênh là thúc đẩy tăng tổng cầu và tài trợ thâm hụt.
3. Công cụ thực hiện:
2
Hai công cụ chính của chính sách tài khóa là chi tiêu của chính phủ và hệ thống thuế.
Những thay đổi về mức độ và thành phần của thuế và chi tiêu của chính phủ có thể ảnh
hưởng đến các biến số sau trong nền kinh tế:
• Tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế

• Kiểu phân bổ nguồn lực
• Phân phối thu nhập
4. Nguyên tắc thực hiện:
Chính sách tài khóa sử dụng chi tiêu chính phủ và các chương trình thuế để kích thích
nền kinh tế quốc gia trong thời gian thất nghiệp cao và lạm phát thấp ( nền kinh tế suy
thoái), hoặc để xoa dịu nền kinh tế trong thời kỳ lạm phát cao và thất nghiệp thấp.
Khi nền kinh tế suy thoái: biểu hiện tình trạng sản lượng quốc gia ở mức thấp hơn mức
sản lượng tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Chính phủ áp dụng chính sách tài khóa mở
rộng bằng cách tăng chi ngân sách hoặc giảm thuế hoặc cả hai. Kết quả là làm tổng cầu
tăng lên, sản lượng tăng, tạo thêm nhiều việc làm và giảm thất nghiệp.
Khi nền kinh tế có lạm phát cao: biểu hiện sản lượng quốc gia vượt quá mức sản lượng
tiểm năng, đồng thời chỉ số giá cũng tăng cao tác động xấu đến nền kinh tế. Chính phủ cần
áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp, cụ thể giảm chi ngân sách, tăng thuế. Kết quả là làm
giảm tổng cầu, sản lượng giảm, lạm phát giảm và việc làm có xu hướng giảm.
III. Thực trạng thực hiện chính sách tài khóa Việt Nam
1. Chính sách tài khóa giai đoạn 2006 – 2008
Giai đoạn 2006 – 2010, mục tiêu mà Chính phủ đặt ra là tăng GDP từ 7,5% lên 8% và
có thể cao hơn nữa nhằm đặt mức thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 1.100USD
vào năm 2020. Như vậy, mục tiêu hàng đầu của giai đoạn này là tăng trưởng kinh tế. Và để
đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đã đề ra, Chính phủ đã áp dụng chính sách tài khóa mở
rộng, kết hợp với chính sách tiền tệ mở rộng để kích thích nền kinh tế. Chính phủ đã mở
rộng đầu tư công qua các chương trình phát triển và hỗ trợ dưới nhiều hình thức cho khu
vực doanh nghiệp nhà nước.
3
Năm 2006 tốc độ tăng trưởng vẫn ổn định và giữ ở mức tương đối cao. Tốc độ tăng
trưởng GDP tăng 8,2. Tổng thu ngân sách năm 2006 đạt trên 261,1 nghìn tỉ đồng tăng
20,3% so năm 2005. Tổng chi ngân sách ước đạt trên 315 nghìn tỉ đồng tăng 20% so với
năm 2005. Các khoản chi lớn như: đầu tư phát triển, lương và bảo hiểm xã hội, phát triển y
tế, văn hóa, giáo dục, điều chỉnh lương tối thiểu, chi đột xuất hỗ trợ vùng bị thiên tai, phòng
chống dịch bệnh, sâu bệnh... đã được thực hiện. Bội chi ngân sách nhà nước ước bằng 5%

GDP (dự toán 5%), trong đó trên 80% được bù đắp bằng vay trong nước, 20% vay nước
ngoài
Tỉ lệ lạm phát có xu hướng giảm đi rõ rệt, từ mức 8,4% năm 2005 xuống còn 6,6% năm
2006.
Tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam từ 1998-2007
Nguồn: tính toán từ số liệu niên giám thống kê, VN, WB, IMF
Qua năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn giữ ở mức ổn định 8,44%,. Tổng sản
phẩm trong nước ước tăng 8,44%, .
4
Nền kinh tế tăng trưởng cao dẫn theo việc thu chi ngân sách nhà nước cân đối, bội chi
ngân sách trong phạm vi cho phép. Tổng thu ngân sách của cả năm 2007 đạt 287.900 tỉ
đồng. Tổng chi ngân sách nhà nước cả năm là 56.500 tỉ đồng , chiếm 5% GDP.
Chỉ số giá tiêu dùng tăng 12,4% so với năm 2006. Mức lạm phát là 12,6%. Điều này
cho thấy dường như Việt Nam đã đánh đổi lạm phát với tăng trưởng kinh tế.
Cuối năm 2007 và đầu năm 2008 , kinh tế thế giới biến động mạnh và bước vào thời kỳ
suy thoái, và có ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, thị trường tài chính trong nước
không ổn định, lãi suất và tỉ giá biến động mạnh, lạm phát liên tục leo thang. Tuy nhiên, để
chống lạm phát, Bộ tài chính lại thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng, duy trì mức bội chi,
trong khi chính sách tiền tệ lại được thắt chặt ( 6/2007 – 9/2008 ). Chính vì điều này đã tạo
ra áp lực lạm phát và làm lãi suất ngày càng tăng. Giá tiêu dùng năm 2008 so với năm 2007
đã tăng 22,97%.
5

×