Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

BÁO CÁO HẠN CHẾ CỦA LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI CỔ ĐIỂN QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.87 KB, 33 trang )

Họ và tên: Nguyễn Văn Thiệu
Mã sinh viên: 0951010324
Nhóm: 16
Lớp: TAM301(1-1112).1_LT
BÁO CÁO MÔN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
A/ Lời nói đầu
Khi mỗi nước có lợi thế tuyệt đối so với các nước khác về một loại hàng
hóa, lợi ích của ngoại thương là rõ ràng. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một nước có
thể sản xuất có hiệu quả hơn nước kia trong hầu hết tất cả các mặt hàng? Hoặc
những nước không có lợi thế tuyệt đối nào cả thì chỗ đứng của họ trong phân công
lao động quốc tế là ở đâu? David Ricardo đã đưa ra những câu hỏi này và trả lời
trong tác phẩm nổi tiếng của mình: ”những nguyên lý của kinh tế chính trị, 1817”.
Trong tác phẩm này, D.ricardo đã đưa ra một lý thuyết tổng quát chính xác hơn về
cơ chế xuất hiện lợi ích trong thương mại quốc tế. Đó là lý thuyết về lợi thế so
sánh. Bài báo cáo môn chính sách thương mại quốc tế này, xin được trình bày vấn
đề lợi thế so sánh do đâu mà có và nó có thay đổi được không?
B/ Nội dung
Câu hỏi: Câu 4 chương 2
Lợi thế so sánh do đâu mà có? Lợi thế so sánh có thể thay đổi được không? Nếu có
thì thay đổi theo hướng nào?
Phần 1: Câu trả lời của nhóm 13
*) Lợi thế so sánh do sản xuất và xuất khẩu của một nước có hiệu quả hơn quốc gia
khác. Một nước có thể sản xuất hiệu quả hơn các nước khác trên tất cả các mặt
hàng nhưng các quốc gia đó vẫn chỉ sản xuất một số mặt hàng nhất định- có hiệu
quả sản xuất tương đối cao hơn.
Nhóm 13 đưa ra mô hình
Gạo (kg) Vải (mét)
Việt Nam 5 4
Hàn Quốc 9 10
Rõ ràng Hàn Quốc có lợi thế tuyệt đối trên cả 2 mặt hàng là gạo và vải, nhưng trên
thực tế vẫn có quá trình trao đổi 2 mặt hàng này giữa hai quốc gia.


Vì 5/9 > 4/10 nên Việt Nam có lợi thế so sánh về mặt hàng gạo, còn Hàn Quốc có
lợi thế so sánh về mặt hàng vải. Nên mỗi nước tập trung sản xuất mặt hàng nước
mình có lợi thế so sánh. Sau đó họ trao đổi hàng hóa cho nhau.
*) Lợi thế so sánh có thể thay đổi được, khi hiệu quả hoặc sản xuất của các nước
thay đổi. Nó thay đổi theo hướng hiệu quả sản xuất tăng lên
Phần 2: Nhận xét, bổ sung:
Nhận xét: Câu trả lời của bạn nhóm 13 là sai, chưa đi đúng vào trọng tâm
câu hỏi. Ý trả lời thứ hai còn chung chung, chưa nêu rõ, cụ thể thay đổi như thế
nào?
Bổ sung:
*) Lợi thế so sánh của D.Ricardo được xây dựng dựa trên lý thuyết về giá trị lao
động; xuất phát từ hiệu quả sản xuất tương đối. Lợi thế so sánh được bổ sung, mở
rộng từ lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith.
*) Lợi thế so sánh có thể thay đổi được. Các quốc gia vẫn thường chuyên môn hóa
sản xuất mặt hàng có lợi thế so sánh, trao đổi mặt hàng bất lợi thế so sánh, làm
tăng sản lượng thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế ngày nay, các quốc gia không phải
sản xuất một mà là nhiều mặt hàng. Các mặt hàng không có lợi thế so sánh cũng
đang được chú trọng đầu tư, cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Phần 3: Câu hỏi của thầy giáo.
“Theo các lý thuyết cổ điển, tại sao các quốc gia lại trao đổi buôn bán với nhau?”
Trả lời: Theo chủ nghĩa trọng thương thi các quốc gia trao đổi buôn bán với nhau
để gia tăng khối lượng vàng, còn theo các lý thuyết cổ điển khác thì trao đổi và
buôn bán giữa các quốc gia nhằm làm tăng khối lượng hàng hóa.
C/ Kết luận:
Qua bài báo cáo trên ta thấy, lợi thế so sánh có thể thay đổi được bổ sung, mở rộng
từ lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith. Rõ ràng lợi thế so sánh có thể thay đổi
được, tuy nhiên, lý thuyết về lợi thế so sánh của D. Ricardo vẫn được các nhà kinh
tế chấp nhận như một tuyên bố có căn cứ về những lợi ích tiềm tàng của thương
mại quốc tế.
D/ Tài liệu tham khảo:

1.
2.
3. - Giáo trình “ Kinh tế ngoại thương” GS. TS Bùi Xuân Lưu – PGS.TS .
Nguyễn Hữu Khải.
Họ tên : Đào Minh Hoàng
Lớp : TAM301(1-1112).1_LT
Mã sinh viên : 0951010090
Nhóm : 16
BÁO CÁO CÂU HỎI
MÔN : Chính Sách Thương Mại Quốc Tế
Câu hỏi:
Hãy nêu mặt hạn chế của các lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế?
(Câu 2_chương 2, giáo trình Kinh tế ngoại thương)
I.Lời mở đầu:
Các lý thuyết cổ điển có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của
thương mại quốc tế bởi các lý thuyết này đã dặt nền móng cơ bản trong việc giải
thích và khẳng định lợi ích to lớn của ngoại thương. Tuy vậy các lý thuyết vẫn còn
rất nhiều mặt hạn chế cũng như những nhận định sai lầm về thương mại quốc tế.
II.Nội dung:
1.Ý kiến của đại diện nhóm 13:
Mặt hạn chế của các lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế:
+ Chủ nghĩa trọng thương:

- Ít tính lý luận, mang nặng tính kinh nghiệm, chỉ nắm được cái “vỏ bề
ngoài” của hiện tượng.
- Chưa biết đến các quy luật kinh tế.
- Cho rằng phải dựa vào nhà nước mới có thể phát triển kinh tế, vì vậy họ
đánh giá rất cao vai trò của Nhà nước, dựa vào chính quyền của Nhà nước.
- Coi vàng bạc là hình thức của cải duy nhất của 1 quốc gia, gắn mức
cung tiền tệ cao với sự thịnh vượng của quốc gia, coi thương mại là 1 trò chơi có

tổng lợi ích bằng 0 là sai lầm.
- Chưa giải thích được cơ cấu hàng hóa trong Thương mại quốc tế, chưa
thấy được tính hiệu quả và lợi ích từ quá trình chuyên môn hóa sản xuất và trao
đổi, và đặc biệt là họ chưa nhận thức được rằng các kết luận của họ chỉ đúng trong
1 số trường hợp nhất định chứ không phải cho tất cả mọi trường hợp.
+ Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A. Smith:

- Không giải thích được tại sao thương mại vẫn có thể diễn ra khi 1 quốc
gia có lợi thế tuyệt đối (hoặc ở mức bất lợi tuyệt đối) về tất cả các mặt hàng.
+ Lý thuyết lợi thế so sánh của D. Ricardo:

- Chỉ dự đoán 1 mức độ chuyên môn hóa hoàn toàn, nghĩa là mỗi nước sẽ
tập trung vào 1 mặt hàng mà mình có lợi thế. Nhưng trên thực tế, mỗi nước sản
xuất không phải 1 mà là nhiều mặt hàng trong đó có cả những mặt hàng cạnh tranh
với hàng nhập khẩu.
- Chỉ để ý đến cung (hay phí tổn trong thương mại quốc tế) mà lại quên
mất phía cầu vì thế lý thuyết của D. Ricardo ko xác định được tỷ lệ trao đổi quốc
tế, nghĩa là giá cả quốc tế.
Bên cạnh những hạn chế về lý thuyết, các học giả cổ điển còn mắc những sai
lầm cơ bản về phương pháp luận trong nghiên cứu. Trừ D. Ricardo, các học giả cổ
điển khác chưa phân biệt được phương pháp khoa học và tầm thường, vẫn còn dao
động giữa 2 phương pháp này, vì vậy chúng ta có thể thấy rõ được tính 2 mặt của
các lý thuyết. Hơn nữa, họ chưa vận dụng phương pháp trừu tượng hóa trong
nghiên cứu để có thể nắm bản chất các hiện tượng kinh tế.
2.Nhận xét:
Câu trả lời của bạn là đúng và đầy đủ
III.Kết luận :

Nhìn chung, các lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế còn có các mặt hạn
chế sau:

- Đặt giả thiết căn bản hạn hẹp là giá trị được xác định bởi 1 yếu tố là nhân công
(chỉ có 1 yếu tố sản xuất duy nhất là nhân công).
- Không cắt nghĩa chuẩn mực thực tại mà chỉ nhằm chứng minh cái lợi của ngoại
thương, nhắm đến 1 nền kinh tế phúc lợi chứ không nhằm mục tiêu phân tích kinh
tế.
- Không giải thích thỏa đáng mậu dịch giữa các nước do đi từ giả thiết chỉ có 1
yếu tố sản xuất duy nhất.
 Câu hỏi bổ sung :
“Lấy ví dụ mô hình trong thương mại quốc tế mà các lý thuyết cổ điển không
thể giải thích được”?
Câu trả lời :

Các lý thuyết cổ điển chỉ có thể giải thích được mô hình thương mại hàng hóa,
còn mô hình về thương mại dịch vụ thì các lý thuyết này lại không thể giải thích
được.
IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO :
- Giáo trình Kinh tế Ngoại thương – GS. TS. Bùi Xuân Lưu – PGS. TS.
Nguyển Hữu Khải

Họ tên: Đinh Kim Phượng
Mã sinh viên: 0951010544
Lớp: TAM301(1-1112).1_LT
Nhóm: 16
BÁO CÁO MÔN HỌC
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Câu hỏi:
“Trình bày nội dung cơ bản của lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm”
(câu 7, chương 2_giáo trình Kinh tế ngoại thương)
I. Lời mở đầu:
Lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm được S.Hirsch đưa ra trước tiên và

sau đó được R.Vernon phát triển một cách có hệ thống từ năm 1966.
Lý thuyết này giải thích các mô hình thương mại công nghệ phẩm giữa thế
kỷ XX, lý luận dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh và sự phát triển công nghệ.
Lý thuyết cho thấy vai trò của các phát minh, sáng chế trong thương mại và
đầu tư quốc tế bằng cách phân tích quá trình quốc tế hoá sản xuất theo các giai
đoạn nối tiếp nhau.
Hai ý tưởng làm căn cứ xuất phát của lý thuyết này rất đơn giản, đó là:
- Mỗi sản phẩm có một vòng đời, từ khi xuất hiện cho đến khi bị đào
thải; vòng đời này dài hay ngắn tuỳ vào từng sản phẩm.
- Các nước công nghiệp phát triển thường nắm giữ những công nghệ
độc quyền do họ khống chế khâu nghiên cứu và triển khai và có lợi thế về quy mô.
Theo lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm , ban đầu phần lớn các sản
phẩm mới được sản xuất tại nước phát minh ra nó và được xuất khẩu đi các nước
khác. Nhưng khi sản phẩm mới đã được chấp nhận rộng rãi trên thị trường thế giới
thì sản xuất bắt đầu được tiến hành ở các nước khác. Kết quả rất có thể là sản phẩm
sau đó sẽ được xuất khẩu trở lại nước phát minh ra nó.
II. Nội dung:
1. Ý kiến của đại diện nhóm 13:
a.Trả lời cho câu hỏi: “Trình bày nội dung cơ bản của lý thuyết vòng đời
quốc tế của sản phẩm”
 Lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm thực chất là sự mở rộng của
lý thuyết về khoảng cách công nghệ. Nội dung chính của lý thuyêt khoảng cách
công nghệ gồm các ý sau:
- Sau khi một phát minh ra đời, một sản phẩm mới xuất hiện và trở
thành mặt hàng mà quốc gia phát minh có lợi thế tuyệt đối tạm thời. Ban đầu hãng
phát minh giữ vị trí độc quyền, sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường nội địa. sau
một thời gian, nhu cầu từ phía nước ngoài xuất hiện và sản phẩm bắt đầu được xuất
khẩu.
- Dần dần các nhà sản xuất nước ngoài sẽ bắt chước công nghệ và sản
phẩm được sản xuất ngay tại nước ngoài một cách có hiệu quả hơn. Khi đó, lợi thế

so sánh về sản xuất sản phẩm này lại thuộc về cac quốc gia khác.
- Ở quốc gia phát minh một sản phẩm mới khác có thể ra đời và quá
trình mô tả ở trên lại được lặp lại.
- Tuy nhiên, lý thuyết này chưa trả lời được câu hỏi là phải chăng các
hãng phát minh sẽ tiến hành sản xuất tại những nước có điều kiện thích hợp nhất
(tài nguyên, các yếu tố sản xuất) đối với mặt hàng mới.
 Nội dung cơ bản của lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm:
Vernon cho rằng các nhân tố cần thiết cho sản xuất một sản phẩm mới sẽ
thay đổi tùy theo vòng đời của sản phẩm đó. Lý thuyết này có thể được minh họa
bằng hình vẽ:
Từ hình vẽ trên có thể thấy:
- Sản phẩm mới được giới thiệu tại t
0,
khi đó:
+ Việc sản xuất và tiêu thụ chưa chắc chắn, phụ thuộc nhiều vào nguồn
cung cấp công nhân lành nghề và khoảng cách cách địa lý với thị trường
+ Sản phẩm được sản xuất với chi phí cao, xuất khẩu (tại t
1
)

bởi nhiều
nước lớn và giàu có
XK-NK
t
3
t
2
t
4
t

0
t
1
Nước phát minh
Các nước phát triển khác
Các nước kém phát triển
- Khi sản phẩm chín muồi, công nghệ sản xuất dần dần trở nên chuẩn
hóa và được phát triển rộng rãi:
+ Thị trường tiêu thụ mở rộng tạo điều kiện sản xuất quy mô lớn, chi phí
thấp
+ Các quốc gia phát triển, dồi dào vốn có thể bắt chước công nghệ để sản
xuất (tại t
2
). Khi đó, các nước này có lợi thế so sánh chuyển từ nước phát minh
sang và nước phát minh chuyển từ xuất khẩu sang nhập khẩu (tại t
3
)
- Khi công nghệ được chuẩn hóa hoàn toàn, quá tình sản xuất có thể
chia làm nhiều công đoạn và tương đối đơn giản. Khi đó, lợi thế so sánh chuyển
sang các nước đang phát triển có lượng lao động dồi dào và lương thấp, từ đó các
nước đang phát triển trở thành nước xuất khẩu ròng (tại t
4
)
b.Trả lời câu hỏi mở rộng: “Đặc điểm gì trong thực tiễn thương mại hiện
nay có thể làm đảo lộn lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm theo quan điểm
của Vernon?”
Đặc điểm trong thực tiễn thương mại hiện nay có thể làm đảo lộn lý thuyết
vòng đời quốc tế của sản phẩm theo quan điểm của Vernon là bản quyền phát
minh, sáng chế: nếu nước phát minh có bản quyền phát minh, sáng chế một sản
phẩm thì các nước khác không thể bắt chước công nghệ để sản xuất và chiếm lợi

thế so sánh, trở thành nước xuất khẩu mặt hàng đó như nội dung của lý thuyết vòng
đời quốc tế của sản phẩm của Vernon được.
2. Nhận xét, bổ sung:
a.Về câu trả lời cho câu hỏi: “Trình bày nội dung cơ bản của lý thuyết
vòng đời quốc tế của sản phẩm”
 Nhận xét:
- Ưu điểm:
+ Bạn đã trình bày đúng nội dung chính của lý thuyết vòng đời quốc tế
của sản phẩm
+ Việc sử dụng hình vẽ để trình bày là khoa học, hợp lý
+ Bạn cũng đã trình bày sơ qua những nội dung chủ yếu của lý thuyết về
khoảng cách công nghệ, điều này giúp giải thích rõ ràng hơn mối liên hệ giữa lý
thuyết này với lý thuyêt vòng đời quốc tế của sản phẩm
- Hạn chế:
+ Nội dung phần trả lời hoàn toàn nằm trong giáo trình, chưa có sự mở
rộng thông tin từ các nguồn tài liệu khác nên câu trả lời chưa thực sự sinh động.
+ Nội dung lý thuyết được trình bày chưa hoàn toàn đầy đủ, chưa nhắc
tới yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hoạt động sản xuất từ nước
phát minh sang các nước phát triển có nguồn vốn tương đối dồi dào, và từ các nước
này sang các nước đang phát triển, đó là yếu tố đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
(FDI)
 Bổ sung:
- Bạn có thể ví dụ một số sản phẩm cụ thể để minh họa cho lý thuyết
vòng đời quốc tế của sản phẩm như tivi màu, lò vi sóng, tàu ngầm, máy điều hòa
không khí…
- Bạn nên đưa thêm vai trò của FDI vào quá trình chuyển giao công
nghệ, mở rộng hoạt động sản xuất từ nước phát minh lần lượt sang nước phát triển
dồi dào về nguồn vốn, rồi sang các nước đang phát triển.
b.Về câu trả lời cho câu hỏi mở rộng: “Đặc điểm gì trong thực tiễn
thương mại hiện nay có thể làm đảo lộn lý thuyết vòng đời quốc tế của sản

phẩm theo quan điểm của Vernon?”
 Nhận xét:
Câu trả lời của bạn là chưa chính xác, vì bản quyền phát minh, sáng chế chỉ
hạn chế được việc bắt chước công nghệ một cách đại trà, không có sự quản lý chứ
không ngăn chặn quá trình chuyển giao công nghệ từ các nước phát minh sang các
nước khác nên không làm đảo lộn lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm.
 Bổ sung:
Đặc điểm trong thực tiễn thương mại hiện nay có thể làm đảo lộn lý thuyết
vòng đời quốc tế của sản phẩm theo quan điểm của Vernon đó là: thương mại quốc
tế hiện nay đa phần nằm trong tay các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia. Các
công ty này sản xuất và bán sản phẩm ở nhiều quốc gia, sử dụng những chiến lược
kinh doanh có sự kết hợp thương mại và sản xuất phân tán. Vì vậy, các sản phẩm
không nhất thiết phải được phát minh ra từ các nước lớn và giàu có như Mỹ. Do
đó, lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm của Vernon bị đảo lộn.
III.Kết luận:
Lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm của tác giả Vernon là lý thuyết
tương đối toàn diện nhằm giải thích các mô hình thương mại công nghệ phẩm giữa
thế kỷ XX, giải thích vì sao nước Mỹ lại là người dẫn đầu trong nhiều loại sản
phẩm tiên tiến.
Ưu điểm của lý thuyết này là đưa vào được nhiều yếu tố cho phép lý giải sự
thay đổi theo ngành hoặc việc dịch chuyển dần các hoạt động công nghiệp của các
nước tiên phong về công nghệ, trước tiên là đến các nước "bắt chước sớm", sau đó
là đến các nước "bắt chước muộn"
Tuy nhiên, lý thuyết còn tồn tại một số hạn chế như:
- Các giả thuyết mà lý thuyết này đưa ra căn cứ chủ yếu vào tình hình
thực tế của đầu tư trực tiếp của Mỹ ra nước ngoài trong những năm 1950-1960
nhưng không thể lý giải được đầu tư của Châu Âu sang Mỹ.
- Về bản chất của các phát minh, R. Vernon không phân biệt được các
hình thức phát minh khác nhau. Tác giả chỉ xem xét trường hợp duy nhất đó là
những thay đổi về công nghệ diễn ra đồng thời cả đối với đặc điểm của sản phẩm

và qui trình sản xuất. J.M. Finger (1975) phân biệt hai loại phát minh khác nhau đó
là phát minh liên quan đến đặc điểm sản phẩm và phát minh liên quan đến qui trình
sản xuất và chỉ ra rằng xuất khẩu của Mỹ bị ảnh hưởng nhiều của sự khác biệt về
sản phẩm chứ ít chịu ảnh hưởng của những tiến bộ trong qui trình sản xuất.
- Lý thuyết này không giải thích được hoạt động thương mại quốc tế
hiện nay khi các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia ngày càng phát triển, chiếm
lĩnh thị trường thế giới dẫn đến thực tế là các sản phẩm không phải lúc nào cũng
được sản xuất tại nước phát minh như trong lý thuyết
IV.Tài liệu tham khảo:
1. GS.TS. Bùi Xuân Lưu – PGS.TS. Nguyễn Hữu Khải, Giáo trình Kinh tế ngoại
thương, 2009, NXB Thông tin và truyền thông
2.
3.
Họ và tên : Phạm Thị Mỹ Thu
Mã sinh viên : 0951010574
Lớp : TAM301(1-1112).1_LT
Nhóm: 16
BÁO CÁO MÔN HỌC
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Câu hỏi :
“Trình bày nội dung cơ bản của lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của
M.Porter”
1. Lời mở đầu :
Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia do Michael Porter đưa ra vào những năm
1990. Lý thuyết này giải thích tại sao một số quốc gia có được ví trí đầu trong việc
sản xuất một số sản phẩm , có lợi thế cạnh tranh về một số sản phẩm. Nó dựa trên
lập luận : khả năng cạnh tranh của một ngành công nghiệp được thể hiện tập trung
ở khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó. Lý thuyết của M.Porter đã kết hợp
đưa ra cách giải thích khác nhau và đưa ra một khái niệm “ lợi thế cạnh tranh quốc
gia”

2. Nội dung:
a . Phần trả lời của bạn :
 Khái quát :
+ Lợi thế cạnh tranh quốc gia do Michael Porter đưa ra vào những năm 1990
+ Mục đích : Giải thích vì sao một quốc gia lại có lợi thế cạnh tranh vế một số sản
phẩm
+ Lý thuyết này thể hiện một mối liên kết , tạo thành mô hình kim cương bao gồm
• Yếu tố sản xuất đầu vào
• Nhóm nhu cầu trong nước
• Chiến lược cơ cấu
• Ngành liên quan – hỗ trợ
ngoài ra là 2 yếu tố tác động đến 4 yếu tố trên : chính phủ và cơ hội
 Cụ thể :
• Yếu tố sản xuất đầu vào : có vai trò nhất định đối với lợi thế cạnh tranh quốc
gia
- Đầu vào quan trọng nhất đối với hầu hết các ngành không phải do yếu tố tự nhiên
mà do con người sáng tạo ra.
- Có 2 loại đầu vào : Cơ bản – cơ bản
+ Cơ bản : nguồn tài nguyên, khí hậu , lao động giản đơn …
+ Cao cấp : hệ thống hạ tầng viễn thông hiện đại, loa động có tay nghề …
Ngày nay , các đầu vào cao cấp – chuyên ngành có vai trò quyết định và bền vững
hơn trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh
- Đánh giá năng lực cạnh tranh theo yếu tố đầu vào được xây dựng từ 5 nhóm đầu
vào: nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, nguồn tri thức, nguồn vốn và cơ sở hạ
tầng.
• Nhu cầu trong nước:
- Xác định mức đầu tư, tốc độ và động cơ đổi mới của DN
- Ba khía cạnh của nhu cầu trong nước có ảnh hưởng lớn đến cạnh tranh của doanh
nghiệp: bản chất, dung lượng mô hình và cơ chế lan truyền của nhu cầu trong nước
ra thị trường nước ngoài

- Nhu cầu thị trường chia thành nhiều phân đoạn, sự đa dạng phân đoạn này giúp
các DN thâm nhập thị trường thu được lợi từ việc tiếp cận khách hàng
- Tốc độ tăng trưởng nhu cầu trong nước sẽ kích thích DN áp dụng công nghệ mới
nhanh chóng.
• Ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ:
- Ngành CN hỗ trợ: cung ứng đầu vào cho chuỗi hoạt động SX-KD
Ngành CN liên quan: là ngành mà DN có thể phối hợp hoặc chia sẻ các hoạt động
SXKD.
- Khi quốc gia có lợi thế về 2 ngành này thì sẽ có lợi thế cạnh tranh tiềm tang cho
DN : cung cấp trong thời gian ngắn, chi phí thấp, duy trì quan hệ hợp tác liên tục,
giúp DN nhận thức phương pháp và cơ hội mới để áp dụng công nghệ mới.
- Ngành hộ trợ là chất xức tác chuyển tải thông tin đổi mới từ doanh nghiệp này
đến doanh nghiệp khác.
• Chiến lược cơ cấu :
- Lợi thế cạnh tranh thường là kết quả của việc kết hợp tất cả các yếu tố : mục tiêu,
chiến lược, cách thức tổ chức DN với cơ sở của lợi thế cạnh tranh. Trình độ quản
lý và kỹ năng tổ chức tốt sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho DN
- Môi trường cạnh tranh , thay đổi cách thức cải tiến cạnh tranh: tạo sức ép đổi mới
, tạo đà đưa ra những sản phẩm độc đáo, do đó mà thúc đẩy ngành công nghiệp tiến
bộ nhanh.
 Chính phủ :
- CP tác động tới yếu tố đầu vào qua các công cụ chính sách , thị trường vốn …
- CP tác động tới nhu cầu trong nước: phức tạp hơn và có thể thúc đẩy hoặc gây bất
lợi …
- CP cũng có thể tác động đến chiến lược cơ cấu, môi trường cạnh tranh bằng công
cụ : quy định thị trường vốn, chính sách thuế, luật chống độc quyền …tạo môi
trường pháp lý cho các chủ thể kinh tế môi trường cạnh tranh lành mạnh
 Cơ hội:
- Cơ hội là những sự kiện xảy ra ít liên quan đến tình trạng hiện tại của quốc gia,
nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của cty

- Cơ hội tạo ra sự thay đổi bất ngờ cho phép dịch chuyển vị thế cạnh tranh
- Cơ hội cũng có khả năng thay đổi mô hình kim cương.
b. Nhận xét :
- Nhìn chung , phần trả lời của bạn đầy đủ , đúng , thể hiện được đúng nội dung
của lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia
- Tuy nhiên, một số yếu tố bạn trả lời còn dài dòng chưa nêu bật được cốt lõi , một
số lại quá sơ sài . Hơn nữa , theo em mặc dù câu hỏi lý thuyết nhưng nếu bạn đưa
ra được những ví dụ trên thực tế thì câu trả lời sẽ sinh động và xác đáng hơn . Từ
đó , có thể hình dung tinh thần của lý thuyết Lợi thế cạnh tranh biểu hiện như nào
trong thực tế phát triển của quốc gia.
c. Câu hỏi thêm thầy đưa ra:
“ Tại sao khả năng cạnh tranh ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào khả năng sáng
tạo đổi mới của quốc gia đó?”
- Phần trả lời của bạn :
Vì : khi đánh giá yếu tố sản xuất đầu vào không dựa vào số lượng mà dựa vào chất
lượng , cụ thể là đầu vào chuyên ngành , đầu vào cao cấp. Các quốc gia có được lợi
thế cạnh tranh khi trong quá trình sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào mà có chi
phí thấp , chất lượng cao như vậy sẽ tạo ra sức cạnh tranh …
- Nhận xét :
Theo em , có thể bạn hiểu nhưng khi diễn đạt câu trả lời thì chung chung , chưa đề
cập thẳng vào vấn đề là “ khả năng cạnh tranh và sáng tạo của quốc gia”, đồng thời
chưa đưa ra được ví dụ cụ thể .
- Em xin đưa ra ý kiến của bản thân :
- “ năng lực cạnh tranh của một quốc gia “ là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
quốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách,
thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác” .
- Vì khả năng sáng tạo tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của các đấu
vào , yếu tố sản xuất cao cấp, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao , độc đáo
đưa lại ưu thế đặc biệt khi xuất hiện trên thị trường , và từ đó nâng cao năng lực
cạnh tranh

- Ví dụ : Vào năm 1980, lãnh đạo các hãng xe Mỹ cảm thấy sốc khi biết tin Nhật
Bản đã giành ngôi vị nước sản xuất ô tô số 1 thế giới của nước Mỹ và họ ngay lập
tức tìm đến đất nước mặt trời mọc để tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra. Làm thế
nào mà xe Nhật vượt được xe Mỹ cả về mặt giá cả lẫn chất lượng? Và làm thế nào
mà nước Nhật có thể sản xuất được những mẫu xe mới nhanh tới vậy?
Sau đó, người Mỹ phát hiện ra rằng, câu trả lời không nằm ở chính sách sản
xuất công nghiệp hay các khoản trợ giá của Chính phủ Nhật như họ nghĩ tới trước
đó, mà nằm ở khả năng sáng tạo của doanh nghiệp Nhật. Người Nhật đã phát minh
ra một hệ thống sản xuất mới được biết đến với cái tên “sản xuất tinh gọn”.
3. Kết luận:
“Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia” của Michael Porter đã thay đổi hoàn
toàn quan niệm của chúng ta về quá trình tạo dựng và duy trì sự thịnh vượng trong
nền kinh tế toàn cầu hiện đại. Nghiên cứu đột phá của Porter về cạnh tranh quốc tế
đã định hình chính sách quốc gia cho nhiều nước trên thế giới
Dựa trên nghiên cứu tại mười quốc gia thương mại hàng đầu, “Lợi thế cạnh
tranh của các quốc gia” - lý thuyết đầu tiên về sức cạnh tranh dựa trên năng suất,
nhờ đó các công ty cạnh tranh với nhau. Porter cho thấy những lợi thế so sánh
truyền thống như tài nguyên thiên nhiên hay lực lượng lao động đã không còn là
nguồn gốc của thịnh vượng và những lý giải vĩ mô về sức cạnh tranh là không đầy
đủ. Mô hình “kim cương” của Porter, một phương pháp mới để hiểu vị trí cạnh
tranh của một quốc gia (hay một đơn vị địa lý khác) trong cạnh tranh toàn cầu, mô
hình giờ đây đã trở thành một phần trong tư duy kinh doanh quốc tế. Khái niệm “tổ
hợp” (cluster) hay nhóm những doanh nghiệp, nhà cung cấp, ngành công nghiệp và
thể chế có liên quan chặt chẽ, hình thành ở những đơn vị địa lý nhất định, đã trở
thành phương pháp để doanh nghiệp và chính phủ tư duy về nền kinh tế, tiếp cận
lợi thế cạnh tranh địa lý và hoạch định chính sách công Trong kỷ nguyên cạnh
tranh toàn cầu khốc liệt, lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia dường như khai phá
về sự giàu có của các quốc gia và đã trở thành chuẩn mực mà việc đánh giá các
nghiên cứu tương lai phải dựa vào nó.
4. Tài liệu tham khảo :

- Giáo trình “ Kinh tế ngoại thương” GS. TS Bùi Xuân Lưu – PGS.TS . Nguyễn
Hữu Khải.
-Báo cáo của diễn đàn kinh tế thế giới ( WEF) 1997.
-
Họ tên: Quách Đăng Hưng
Mã sinh viên: 0951010115
Lớp: TAM301(1-1112).1_LT
Nhóm: 16
BÁO CÁO MÔN HỌC
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Câu hỏi:
Lấy ví dụ chứng minh: “Lợi thế tuyệt đối nếu thiếu lợi thế so sánh thì không
thể có lợi ích thương mại”
(câu 3, chương 2_giáo trình Kinh tế ngoại thương)
I, Câu trả lời của đại diện nhóm 13:
• Lợi ích thương mại là lợi ích thu được do trao đổi buôn bán.
• Ví dụ đưa ra:
Lùa gạo (tạ) Vải vóc (m2)
Việt Nam 5 4
Hàn Quốc 9 10
• Đưa ra các giả định: Thế giới chỉ có 2 nước: Việt Nam và Hàn Quốc
Chỉ có 2 mặt hàng: Lúa gạo và vải vóc
Chi phí vận chuyển bằng 0
Chỉ dùng lao động trong nước
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
• Giải thích: Theo lợi thế tuyệt đối, Việt Nam hoàn toàn bất lợi về cả 2 mặt
hàng Lúa gạo và Vải vóc. Hàn Quốc có thể tự sản xuất cả 2 mặt hàng này.
Theo lợi thế so sánh của D. Ricardo, tuy Việt Nam bất lợi thế tuyệt đối về cả
hai mặt hàng nhưng mức độ bất lợi của Việt Nam về mặt hàng gạo nhỏ hơn
mặt hàng vải

( thể hiện qua bất đẳng thức 4/10 < 5/9). Tương tự, mức độ lợi thế của Hàn
Quốc về mặt hàng vải lớn hơn mặt hàng gạo (thể hiện qua bất đẳng thức
10/4 > 9/5). Do đó, Việt Nam sẽ có lợi thế so sánh về gạo còn Hàn Quốc có
lợi thế so sánh về vải. Mỗi nước sẽ chuyên môn hóa mặt hàng mình có lợi
thế so sánh. Khi trao đổi hàng hóa diễn ra thì vẫn mang lại lợi ích thương
mại.
• Kết luận: Như vậy, mặc dù không có lợi thế tuyệt đối nhưng có lợi thế so
sánh vẫn có lợi ích thương mại. Do đó, “lợi thế tuyệt đối nếu thiếu lợi thế so
sánh thì không thể có lợi ích thương mại”.
Câu hỏi mở rộng của thầy:
• Trường hợp dưới đây có lợi ích thương mại không?
Lùa gạo (tạ) Vải vóc (m2)
Việt Nam 5 4
Hàn Quốc 10 8
 Bạn trả lời: Vẫn có lợi thế so sánh và có lợi ích thương mại.
II. Đánh giá, nhận xét câu trả lời của đại diện nhóm 13:
• Nội dung bạn muốn diễn đạt là: “Không có lợi thế tuyệt đối nhưng có lợi thế
so sánh vẫn có lợi ích thương mại”. Mệnh đề này và mệnh đề câu hỏi của
bài: “lợi thế tuyệt đối nếu thiếu lợi thế so sánh thì không thể có lợi ích
?
thương mại” là 2 mệnh đề không đồng nhất. Lấy ví dụ cho mệnh đề này để
làm ví dụ chứng minh cho mệnh đề kia là HOÀN TOÀN SAI. Cần phải lấy
ví dụ cho trường hợp khi có lợi thế tuyệt đối mà không có lợi thế so sánh (ví
dụ như trường hợp thầy đưa ra) để chứng tỏ rằng trong trường hợp đó không
thể có lợi ích thương mại.
• Không hiểu rõ về lợi thế so sánh của D. Ricardo khi cho rằng trường hợp
thầy đưa ra vẫn có lợi thế so sánh. Câu trả lời cho câu hỏi của thầy là: Đây là
trường hợp lợi thế “cân bằng” nên không có lợi ích thương mại.
Tóm lại, bạn không giải quyết được yêu cầu của câu hỏi.
III. Trả lời lại câu hỏi số 3 trang 88:

Lấy ví dụ chứng minh: “Lợi thế tuyệt đối nếu thiếu lợi thế so sánh thì không thể có
lợi ích thương mại”
Trả lời:
Giả định: chỉ có 2 nước tham gia trao đổi thương mại là Việt Nam và Hàn Quốc và
chỉ có 2 mặt hàng được sản xuất, trao đổi là “Lúa gạo” và “Vải vóc”. Coi chi phí
vận chuyển hàng hóa giữa 2 quốc gia bằng 0, mỗi quốc gia chỉ dùng lao động trong
nước và thị trường về 2 loại hàng hóa này ở 2 nước là cạnh tranh hoàn hảo.
Ta có bảng sau:
Bảng 1: Số đơn vị “lúa gạo” và “vải vóc” có thể được sản xuất ra với cùng một đơn
vị nguồn lực ở mỗi nước.
Lùa gạo (tạ) Vải vóc (m2)
Việt Nam 5 4
Hàn Quốc 10 8
Từ bảng số 1 ta có thể biểu diễn lại qua bảng giá tương quan giữa 2 mặt hàng của 2
quốc gia như sau:
Bảng 2: Bảng giá tương quan giữa 2 mặt hàng của 2 quốc gia
Lùa gạo Vải vóc
Việt Nam 1 tạ = 0.8 m2 1 m2 = 1.25 tạ
Hàn Quốc 1 tạ = 0.8 m2 1 m2 = 1.25 tạ
Từ bảng 2 ta có nhận xét:
Ở cả 2 quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc, giá tương quan giữa 2 mặt hàng lúa gạo
và vải vóc là hoàn toàn như nhau. Do vậy, sẽ không có hiện tượng sản phẩm lúa
gạo hoặc vải vóc “chảy” từ nơi có giá thấp sang nơi có giá cao hơn. Vì không có sự
trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia nên sẽ không có lợi ích thương mại. Như vậy,
“lợi thế tuyệt đối nếu thiếu lợi thế so sánh thì không thể có lợi ích thương mại”.
Đây là trường hợp năng suất lao động tương đối của các quốc gia về các mặt hàng
là như nhau.

×