Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

TÁC ĐỘNG CÙA CHÍNH SÁCH CẮT GIẢM THUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.58 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: Tác động của chính sách cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô kể từ
khi Việt Nam gia nhập ASEAN (1995)
Tên lớp: TMA301(1-1112).1_LT
Giáo viên hướng dẫn: Vũ Hoàng Việt
Nhóm 9: Bùi Thị Kim Tuyến MSV: 0957 010 076
Lê Hải Yến 0951 010 821
Đỗ Thị Thùy Vân 0957 010 083
Trần Thị Ngọc Diệp 0957 010 013
Phạm Thùy Linh 0951 010 480
Nguyễn Xuân Mạnh 0952 010 044
Hà Nội, tháng 11/2011
1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
15
KẾT LUẬN 22
Tài liệu tham khảo: 23
2
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và bối cảnh toàn cầu hóa, một quốc
gia muốn phát triển phải mở rộng cánh cửa, giao lưu với các nền kinh tế trên thế
giới. Hiểu được tình hình đó, Việt Nam đã và đang nỗ lực tham gia và các tổ chức,
hội nhập với nền kinh tế trên thế giới. Kể từ khi thực hiện chính sách Đổi mới vào
năm 1986, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu vẻ vang. Việc gia nhập
vào ASEAN của Việt Nam vào tháng 7/1995 đánh một dấu mốc quan trọng trong
tiến trình Việt Nam hòa nhập với thế giới. Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã thiết lập
rất nhiều các mối quan hệ với bên ngoài và tham gia vào các tổ chức lớn trên thế
giới. Quan trọng phải kể đến là việc gia nhập WTO của Việt Nam vào năm 2007.


Tham gia vào các tổ chức, bên cạnh những ưu đãi nhận được, Việt Nam cũng
phải thực hiện rất nhiều những cam kết trong khối, đặc biệt là những cam kết về
thuế quan. Thực tế hiện nay, tại Việt Nam, ô tô nhập khẩu là mặt hàng bị đánh thuế
suất rất cao. Tuy nhiên, theo cam kết trong khuôn khổ hội nhập, thuế suất đối với
mặt hàng này đang dần được cắt giảm. Là sinh viên trường Đại học Ngoại thương,
chúng em rất muốn tìm hiểu về những tác động của việc cắt giảm thuế nhập khẩu
ô tô khi Việt Nam thực hiện cam kết cắt giảm thuế kể từ năm 1995 khi gia nhập
ASEAN đến nay. Việc cắt giảm thuế có tác động tiêu cực, tích cực gì tới nền kinh
tế quốc gia và những nỗ lực của chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam trong
việc hạn chế tác động tiêu cực và nâng cao tác động tích cực ra sao?
3
I. Tác động của thuế nhập khẩu ô tô
1. Thuế nhập khẩu ô tô
Theo chính sách của chính phủ Việt Nam, cách tính thuế dành cho ô tô mới
nhập khẩu nguyên chiếc được tính theo nguyên tắc thuế chồng thuế.
Để tính được thuế thì cần phải xác định được trị giá tính thuế của loại xe nhập về.
(Trị giá tính thuế của xe nhập được tính dựa trên vào các căn cứ tính thuế theo quy
định tại Nghị định số 40/2007/NĐ- CP ngày 16/3/2007 về việc xác định trị giá hải
quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu).
Xe ô tô mới nhập khẩu nguyên chiếc sẽ chịu 03 loại thuế:
- Thuế nhập khẩu
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế giá trị gia tăng
Xe ôtô cũ nhập khẩu về Việt Nam phải nộp 3 loại thuế: thuế nhập khẩu tuyệt
đối + thuế tiêu thụ đặc biệt + thuế VAT.
2. Tác động của thuế nhập khẩu ô tô
Thuế nhập khẩu có tác động trực tiếp tới giá cả của hàng hoá, khi giá cả của
hàng hoá tăng lên thì dẫn tới người tiêu dùng phải chi trả nhiều hơn để tiêu dùng
loại hàng hoá đó và nhu cầu của hàng hoá nhập khẩu giảm xuống. Đặc biệt là đối
với mặt hàng ô tô thì giá chưa tính thuế của hàng hoá đã là lớn chỉ cần thuế nhập

khẩu tăng lên 1 phần nhỏ thì giá của hàng hoá tăng lên rất nhiều (do tác động của
cơ chế tính thuế thuế tiêu thụ đặc biệt đánh chồng lên thuế nhập khẩu, thuế VAT
đánh chồng lên thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế trước bạ đánh chồng lên thuế VAT).
4
Khi nhu cầu tiêu dùng hàng hoá ngoại nhập giảm xuống mà nhu cầu tiêu
dùng hàng hoá không giảm đi thì nhu cầu đối với hàng hoá nội địa tăng lên. Điều
này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng sản xuất tạo công ăn
việc làm, tăng thu thêm cho nguồn ngân sách nhà nước tăng cường khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong nước.
Do đó, có sự phân phối lại thu nhập từ người tiêu dùng nội địa (vì phải mua
hàng với mức giá cao hơn) sang người sản xuất trong nước (vì nhận được mức giá
cao hơn).
Thuế quan nhập khẩu cũng làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ
thuế. Thuế nhập khẩu cũng đóng góp tích cực vào việc góp phần làm giảm tham
hụt cán cân thương mại do giá của hàng hoá nhập ngoại cao lên làm nhu cầu tiêu
dùng hàng ngoại giảm xuống.
II. Các cam kết thuế quan của Việt Nam trong khuôn khổ hội nhập
Việt Nam đã có những cam kết về thuế nhập khẩu đối với ô tô nguyên chiếc sau
đây:
• Cam kết thuế quan trong khuôn khổ WTO;
• Cam kết thuế quan trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(CEPT/AFTA);
• Cam kết thuế quan trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN –
Trung Quốc (ACFTA);
• Cam kết thuế quan trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn
Quốc (AKFTA).
Ngoài ra Việt Nam cũng đang tiến hành đàm phán ký kết các hiệp định thương
mại tự do với nhiều đối tác khác (New Zealand,…) trong đó có cam kết về thuế
quan đối với ô tô nguyên chiếc và linh kiện ô tô.
5

Nhìn chung việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong khuôn khổ WTO
không lớn bằng mức cắt giảm theo các cam kết tự do hóa thương mại khu vực mà
Việt Nam tham gia.
1. Với ô tô nguyên chiếc
a. Cam kết trong CEPT/AFTA
Theo cam kết tại CEPT/ AFTA các loại xe ô tô chở người 10 chỗ trở lên và
xe tải đều đã được cắt giảm xuống mức 5% vào năm 2006. Riêng đối với các loại
xe dưới 9 chỗ sẽ được cắt giảm xuống mức 0 % vào năm 2018.
b. Cam kết theo Hiệp định ASEAN – Trung quốc
+ Đối với xe chở người:
Hiện chưa đưa vào cắt giảm thuế nhưng theo lộ trình sẽ phải cắt giảm xuống
mức 50% vào 2018. Đối với loại xe được thiết kế đặc biệt (đi trên tuyết, xe ô tô
chơi gôn) đã được cắt giảm xuống 50% vào năm 2006.
+ Đối với xe tải:
Phần lớn đã được đưa vào lộ trình cắt giảm thuế, cụ thể:
- Xe tải dưới 5 tấn: mức thuế suất 100% năm 2005 và sẽ cắt giảm xuống
mức 45% vào năm 2014;
- Xe tải từ 5 tấn đến 10 tấn: mức thuế 30% và 60% năm 2005 và sẽ cắt giảm
xuống 30% vào năm 2012;
c. Cam kết theo Hiệp định ASEAN – Hàn Quốc
Hầu hết các loại xe ô tô được đưa vào danh mục không phải giảm thuế. Đối
với các loại xe thiết kế đặc biệt như xe chở rác, xe đông lạnh, cam kết cắt giảm
xuống 0% vào 2016.
6
d. Cam kết trong WTO
Mức cam kết thuế nhập khẩu đối với ô tô nguyên chiếc không giống nhau
giữa các nhóm cam kết. Cụ thể xem bảng dưới đây:
Bảng: Các cam kết về cắt giảm thuế trong WTO đối với mặt hàng ô tô nguyên
chiếc và phụ tùng ô tô nhập khẩu
STT Thuế suất

Thuế suất
MFN tại thời
điểm gia
nhập (%)
Thuế suất cam kết trong WTO
Khi gia
nhập
(%)
Cuối
cùng (%)
Thời hạn thực
hiện (kể từ khi
gia nhập)
1
Thuế suất bình
quân chung
17,4 17,2 13,4
Chủ yếu cắt
giảm trong 3-5
năm
2 Thiết bị vận tải 35,3 46,9 37,4
Chủ yếu cắt
giảm trong 3-5
năm
3
Một số loại xe
cụ thể
a) Ô tô con
• Xe từ
2.500 cc

trở lên
90
90 52 12 năm
• Xe từ
2.500 cc
trở lên,
loại 2
cầu
90 90 47 10 năm
• Xe dưới
2.500 cc
90 90 70 7 năm
7
và loại
khác
b) Xe tải
• Loại
không
quá 5 tấn
100 80 50
12 năm
• Loại
khác
68;80 60;80 50;70 5 năm và 7 năm
c) Phụ tùng ô tô 20,9 24,3 20,5 3-5 năm
2. Với linh kiện và phụ tùng ô tô
Đối với cam kết trong WTO, mức cam kết về thuế nhập khẩu đối với linh
kiện, phụ tùng ô tô là 12% - 25% tùy theo chủng loại. Theo đó, mức thuế suất bình
quân đối với phụ tùng ô tô sẽ giảm từ 24,3% tại thời điểm gia nhập (2007) xuống
còn 20,5% ở thời điểm cuối cùng (sau 3 đến 5 năm).

Đối với CEPT/AFTA, mức cam kết là 5% tại thời điểm 1/1/2006 và cắt giảm
xuống còn 0% vào 2015, đối với ASEAN – Trung Quốc, mức cắt giảm cuối cùng
là 5% vào năm 2018.
III. Chính sách thuế của chính phủ Việt Nam đối với mặt hàng ô tô
1. Tình hình thực hiện chính sách thuế của chính phủ
a. Đối với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Cùng với lộ trình gia nhập thì chính phủ Việt Nam phải thực hiện theo cam
kết lộ trình giảm thuế. Tuy nhiên tuỳ theo tình hình của nền kinh tế mà chính phủ
cũng có những điều chỉnh cho phù hợp. Đặc biệt bởi tính chất của mặt hàng ô tô là
mặt hàng được bảo hộ cao, thuế suất áp dụng với mặt hàng này có những sự biến
động theo chiều hướng không ổn định.
Năm 2007 là một năm đáng chú ý của thị trường ôtô nhập khẩu với 3 lần
liên tiếp thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc được điều chỉnh giảm, đưa từ
8
mức 90% xuống còn 60%, mang đến tin vui cho thị trường. Tuy nhiên, hai đợt điều
chỉnh vào tháng 3 và 4/2008 đã tăng thuế ô tô nguyên chiếc nhập khẩu mới lên
70%, rồi lên tiếp đến 83%. Nguyên nhân được đưa ra cho những sự điều chỉnh này
là hạn chế nhập siêu và giảm ùn tắc tại các thành phố lớn.
Năm 2009 chứng kiến không nhiều những biến động về thuế, mức thuế suất
là 83%.
Tuy thế, năm 2010, biểu thuế nhập khẩu có sự thay đổi đối với một vài dòng
xe. Theo biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi do Bộ Tài chính xây dựng để áp dụng từ
1/1/2010, thuế suất thuế nhập khẩu đối với các loại ôtô dưới 9 chỗ ngồi chạy xăng
có dung tích xi-lanh từ 2,5 lít trở lên sẽ giảm 3% xuống còn 80%; đối với các loại
xe 4 bánh 2 cầu chủ động giảm 6% xuống còn 77%. Riêng các loại xe chạy xăng
có dung tích xi-lanh dưới 2,5 lít và xe chạy dầu (diesel) giữ nguyên mức thuế suất
2009 là 83%.
Đầu năm 2011 Bộ tài chính đã ban hành biểu thuế mới. Theo đó, mức thuế
suất mới đối với các dòng xe chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (thuộc nhóm
8703) có dung tích xi-lanh dưới 2.5 lít sẽ giảm nhẹ từ 83% xuống còn 82%. Mức

thuế suất đối với các loại xe có dung tích xi-lanh từ 2.5 lít trở lên có mức giảm
mạnh hơn, từ 83% xuống 77%. Riêng đối với các loại xe 2 cầu chủ động, mức thuế
suất mới được áp dụng từ 2011 sẽ là 72% thay cho mức hiện hành 77%.
Trên đây là mức thuế suất áp dụng với mặt hàng ô tô nhập khẩu mới nguyên
chiếc. Với ô tô cũ nhập khẩu, ngày 6/5/2008, Thủ tướng Chính phủ chính thức
đồng ý với yêu cầu điều cầu điều chỉnh thuế của bộ tài chính như sau:
Dung tích xi-lanh động cơ (lít)
Thuế cũ
(USD/chiếc)
Thuế mới (USD/chiếc)
Xe từ 5 chỗ ngồi trở xuống, kể cả
lái xe
9
Dưới 1.0 3.000 3.500
Từ 1.0 đến 1.5 7.000 8.000
Từ 1.5 đến 2.0 9.000 12.000
Từ 2.0 đến 2.5 13.500 17.000
Từ 2.5 đến 3.0 15.000 18.000
Từ 3.0 đến 4.0 18.000 20.000
Từ 4.0 đến 5.0 26.400 26.400
Trên 5.0 30.000 30.000
Xe từ 6 đến 9 chỗ, kể cả lái xe
Từ 2.0 trở xuống 8.100 10.800
Trên 2.0 đến 3.0 12.600 16.000
Trên 3.0 đến 4.0 16.000 19.000
Trên 4.0 24.000 24.000
Tuy nhiên, vào năm 2011 mức thuế đánh vào mặt hàng này đã có biến động
lớn.
Theo đó, kể từ ngày 15/8/2011, thuế suất thuế nhập khẩu ô tô cũ sẽ được
tính theo 2 cách khác nhau với các mức khác nhau tùy theo số chỗ ngồi (kể cả lái

xe) và dung tích xi-lanh.
Cụ thể, ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi loại có dung tích xi-lanh dưới 1.0 lít
sẽ có mức thuế tuyệt đối là 3.500 USD, loại có dung tích xi-lanh từ 1.0 lít đến dưới
1.5 lít có mức thuế tuyệt đối là 8.000 USD.
10
Đối với mặt hàng ô tô chở người từ 10 - 15 chỗ ngồi loại có dung tích xi-
lanh từ 2.0 lít trở xuống sẽ được áp mức thuế tuyệt đối 9.500 USD. Loại có dung
tích xi-lanh trên 2.0 lít đến 3.0 lít có mức thuế 13.000 USD. Mức thuế tuyệt đối
17.000 USD được áp dụng với xe có dung tích xi-lanh trên 3.0 lít.
Riêng đối với mặt hàng ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi sẽ được áp dụng
phương pháp tính thuế mới.
Trong đó, xe có dung tích xi-lanh từ 1.5 lít đến dưới 2.5 lít được áp dụng
công thức: Mức thuế nhập khẩu = X + 5.000 USD. Xe có dung tích xi-lanh từ 2.5
lít trở lên được áp dụng công thức: Mức thuế nhập khẩu = X + 15.000 USD.
Tại công thức trên, X = giá tính thuế ô tô cũ nhập khẩu x (nhân) với mức
thuế suất thuế nhập khẩu của dòng xe cùng loại chưa qua sử dụng quy định trong
biểu thuế nhập khẩu ưu đãi có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
b. Đối với linh kiện và phụ tùng ô tô.
Mức thuế suất của mặt hàng linh kiện và phụ tùng ô tô trong biểu thuế ban
hành 10/8/2005 dao động từ 0-40%, so sánh với biểu thuế áp dụng từ 1/1/2011,
mức thuế suất dao động từ 0-26%, ta thấy đã có những điều chỉnh giảm của Chính
phủ cho mặt hàng này.
Đối với các loại linh kiện phụ tùng ô tô nhập khẩu từ các nước ASEAN,
mức thuế mới áp dụng chung cho giai đoạn từ 2008 đến 2013 là 5% và thấp hơn
khoảng 5-10% so với các nước nằm ngoài khối.
Có thể thấy từ tất cả các điều chỉnh trên đây, Chính phủ đã thực hiện bám sát
cam kết về lộ trình cắt giảm thuế quan CEPT/AFTA. Tuy nhiên, như đã nói ở trên
11
ô tô là một trong những ngành được bảo hộ hàng đầu ở nước ta nên song song với
sự cắt giảm thuế nhập khẩu là những sự gia tăng lệ phí trước bạ.

Năm 2009, lệ phí trước bạ trong khu vực Hà Nội tăng lên đến 12% so với
mức cũ 10% áp dụng cho ô tô dưới 10 chỗ(kể cả người lái). Thay đổi này nhằm
hạn chế số lượng phương tiện cá nhân để hạn chế tình trạng tắc đường tại thành
phố này.
Tiếp theo, năm 2010, lệ phí trước bạ đối với ôtô chở người sẽ được xây
dựng với mức trần là 15%. Trung ương giao cho cơ quan chức năng xây dựng tỷ lệ
thu lệ phí trước bạ cụ thể, để trình HĐND cấp tỉnh quyết định mức thu cụ thể, phù
hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Năm 2011, theo Nghị định 45/2011/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày
17/6/2011, ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) sẽ phải chịu phí trước bạ
theo mức từ 10% đến 20%, thay cho mức 10-15% hiện tại. Hội đồng nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quyền chủ động quyết định cụ thể
mức thu lệ phí trước bạ cho phù hợp với thực tế tại địa phương. Các loại ô tô khác
sẽ vẫn chịu phí trước bạ là 2%.
2. Đánh giá chung về việc thực hiện cam kết thuế quan của Việt Nam
trong khuôn khổ hội nhập.
Trong cam kết CEPT/AFTA, mặt hàng ô tô đã được đưa vào cam kết cắt
giảm thuế quan giai đoạn 2008-2013. Trong giai đoạn này, thuế suất chung cho
mặt hàng này là 83% duy trì trong các năm 2008, 2009 và 2010; giảm xuống còn
70% trong các năm 2011 và 2012; và cuối cùng giảm xuống còn 60% vào năm
2013.
12
Dựa theo cam kết trên thì Bộ tài chính đã ban hành các quy định về mức
thuế suất cho mặt hàng ô tô nhập khẩu. Trong đó, mức thuế của Chính phủ với mặt
hàng này vào năm 2008 là 83%, mức thuế này vẫn được duy trì trong năm 2009.
Trong năm 2010, mức thuế suất có sự thay đổi từ 3-6% với một vài nhóm hàng và
vẫn giữ nguyên mức 83% với các loại hình ô tô còn lại. Vì thế, Chính phủ Việt
Nam đã thực hiện tốt theo lộ trình cắt giảm thuế quan trong giai đoạn 2008-2010.
Theo như lộ trình đã cam kết, chúng ta phải cắt giảm thuế nhập khẩu mặt
hàng ô tô xuống còn 70% vào năm 2011; tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại

(tháng 10/2011), mức thuế suất thấp nhất hiện này là 72% áp dụng cho loại xe 2
cầu chủ động. Các loại xe khác có sự điều chỉnh giảm xuống từ 1-6% so với năm
2010. Điều nay thể hiện Việt Nam chưa đáp ứng được đúng lộ trình đã cam kết
năm 2011. Xét theo nguyên nhân khách quan thì với một mặt hàng nhập khẩu có
giá trị lớn như ô tô, việc giảm thuế 13% một năm là tương đối khó khăn. Xét theo
nguyên nhân chủ quan là do khả năng cạnh tranh còn thấp của các doanh nghiệp
trong nước và tâm lí người tiêu dùng. Những nguyên nhân trên buộc Chính phủ
phải đưa ra những quy định về mức thuế sao cho vừa đảm bảo được đáp ứng lộ
trình cam kết CEPT/AFTA, vừa phải bảo hộ ngành công nghiệp sẩn xuất ô tô còn
chưa vững mạnh trong nước.
IV. Tác động tích cực của các biện pháp cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô
Khi gia nhập vào tổ chức thương mại tự do thế giới theo lộ trình đối với nhiều
mặt hàng trong đó có mặt hàng ô tô thì giá cả của hàng hoá giảm xuống cụ thể như
sau :
VD: Giá của một chiếc xe mới tại thị trường Mỹ có giá là 16 000$ khi nhập
chiếc xe đó về thị trường Việt Nam thuế nhhập khẩu tại thời điểm gia nhập là 90%,
13
tại thời điểm cuối khi gia nhập theo lộ trình là 60% (xe trên 2500cc). Thuế tiêu thụ
đặc biệt theo thời điểm hiện tại là 50% và thuế VAT 5%, thuế trước bạ là 6%.
Giá của một chiếc xe đến tay người tiêu dùng là :
Giá của xe = giá nhập khẩu + thuế nhập khẩu + thuế TTĐB + thuế VAT +thuế
trước bạ:
Bảng 5: Tính giá của ô tô (ĐVT USD)
Chỉ tiêu Cách tính
Thời điểm gia
nhập
Thời điểm cuối cùng khi
gia nhập
Giá nhập
khẩu

16 000 16 000 16 000
Thuế
nhập khẩu
Giá NK*
thuế suât
16000*90%=
14400
16000*60%= 9600
Thuế
TTĐB
Giá trị xe
* thuế
suất thuế
TTĐB
(16000+14400)50
%
=15200
(16000+9600)*
50%=12800
Thuế
VAT
Giá trị
của xe*
thuế suất
VAT
(16000+14400+15
200)* 5%= 2280
(16000+9600+12800)*5%
= 1920
14

Thuế
trước bạ
Giá trị của
xe * thuế
suất
(16000+14400+15
200+
2280)* 6%
=2872.8
(16000+9600+12800+192
0* 6% =2419.2
Giá phải
trả của
NTD
Giá + tất
cả các loại
thuế trên
1600 + 14400 +
15200 + 2280 +
2872.8 = 50752.8
16000
+9600+12800+1920+
2419.2 = 42739.2
Như vậy khi kết thúc lộ tình giảm thuế thì giá của cùng một chiếc xe ô tô
giảm đi là = 50 752.8- 42739.2= 8013.7$ (đối với cùng một chiếc xe có giá tại thị
trường nước ngoài là 16000$) như vậy khi giảm thuế thì người tiêu dùng sẽ phải
chi trả ít hơn cho cùng một chiếc xe.
Để thấy được tác động của việc giảm thuế ta có đồ thị sau:
15
Qua đồ thị trên ta thấy khi thuế giảm thì giá giảm từ G xuống H làm cho nhu

cầu của ngưòi tiêu dùng tăng lên từ Qd’ đến Qd lượng nhập khẩu tăng lên một
lượng là (Qd-Qd’) + (Qs’-Qs) lượng nhập khẩu tăng lên lượng xe nhập khẩu về
nhiều hơn cơ hội lựa chọn cho người tiêu dùng tăng lên. Sự cạnh tranh tăng lên
giữa người nhà sản xuất lắp ráp trong nước và nhà nhập khẩu không chỉ về giá mà
còn về các dịch vụ khác đi kèm làm tăng lợi ích cho ngưòi tiêu dùng thặng dư tiêu
dùng tăng lên bằng diện tích của hình thang GEDH. Mặt khác lượng ô tô tiêu thụ
từ nhập khẩu tăng lên làm tăng doanh thu cho những nhà nhập khẩu. Đồng thời
phần mất không của xã hội giảm xuống là diện tích là ABF và CDE.
V. Tác động tiêu cực của việc cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô
Dưới tác động gián tiếp của cắt giảm thuế, tính ổn định và bền vững của thu
ngân sách sẽ bị ảnh hưởng. Số thu từ khu vực kinh tế trong nước, nhất là từ các
doanh nghiệp nhà nước sẽ bị ảnh hưởng mạnh do tác động của cạnh tranh quốc tế
và quá trình cải cách doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
những thay đổi thị trường trong quá trình hội nhập cũng sẽ thay đổi nguồn thu.
Qua đồ thị trên, ta thấy: Khi thuế giảm theo lộ trình thì nhu cầu tiêu thụ ô tô
tăng lên nhưng do thuế suất giảm xuống nhà nước sẽ mất một khoản doanh thu từ
thuế là diện tích của hình thang BCEF. Lượng nhập ô tô tăng lên tình trạng nhập
siêu ngày càng tăng lên và dẫn tới tình trạng thâm hụt cán cân thương mại ngày
càng gia tăng. Tình trạng nhập siêu ngày càng tăng ảnh hưởng tới cung và cầu về
ngoại tệ do thiếu ngoại tệ để nhập khẩu ô tô ảnh hưởng tới tỷ giá và ảnh hưởng tới
sụ ổn định của nền kinh tế. Nhà sản xuất trong nước giảm đi phần thặng dư sản
xuất là AHGF.
Hiện nay VAMA có 16 thành viên lắp ráp và sản xuất ô tô trong nước đều là
những chi nhánh của những tập đoàn ô tô lớn trên thế giới khi thuế suất giảm
16
xuống thì giá của xe nhập khẩu giảm xuống canh tranh giữa các došnh nghiệp sản
xuất và lắp ráp trong nước vốn đã gay gắt thì nay càng trở nên khốc liệt hơn và
cạnh tranh về giá ngày càng căng thẳng hơn.Theo như phân tích của tổng giám đốc
của Toyota Việt Nam “Thị trường Việt Nam có quy mô nhỏ nhưng có rất nhiều
dòng xe, sản lượng và doanh số của từng dòng xe sẽ rất nhỏ và phân tán, kết quả là

không dòng xe nào đạt được số lượng đủ lớn cho việc NĐH để hạ giá thành. Hệ
quả là, trong thời gian ngắn từ nay đến 2018, các dòng xe sản xuất trong nước
không cạnh tranh nổi với xe nhập khẩu nguyên chiếc và Việt Nam không những
không phát triển được công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ mà còn gia tăng
thâm hụt thương mại (theo dự tính của Bộ Công Thương, kim ngạch nhập khẩu ô
tô năm 2025 có thể lên tới 12 tỷ USD)”.
Đối với việc nhập khẩu, do chi phí vận chuyển và vị trí địa lý gần nhau của
các đối thủ cạnh tranh sản xuất ô tô, giảm thuế quan sẽ không làm tăng đáng kể
nhập khẩu các sản phẩm ô tô lắp ráp từ châu Âu, bởi lợi ích của việc cắt giảm thuế
quan có thể bị vô hiệu hóa bởi chi phí vận chuyển quá cao. Điều này không đúng
đối với nhập khẩu thiết bị và phụ tùng lắp ráp mà trong một số trường hợp có thể
được nhập khẩu số lượng lớn từ các nhà sản xuất châu Âu. Thực tế, mức độ biến
động giá của các sản phẩm thiết bị và phụ tùng lắp ráp rất cao và giảm thuế quan
về mặt lý thuyết sẽ tác động lên xuất khẩu. Mặt khác, không có một ngành sản xuất
nội địa cạnh tranh và không có các nhà đầu tư châu Âu tại Việt Nam có nhu cầu
lắp ráp thiết bị thì ngay cả giảm thuế cũng sẽ chỉ có tác động hạn chế tới nhập khẩu
Do việc không cạnh tranh được về giá dẫn đến mất thị phần các doanh
nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước nên nhiều doanh nghiệp có xu hướng
chuyển sang nhập khẩu ô tô nguyên chiếc trong đó đứng đầu là Toyota Việt Nam
đã có tối hậu thư gửi lên các chính phủ và thủ tướng yêu cầu có những ưu tiên đối
với ngành công nghiệp ô tô trong nước .
17
VI. Các biện pháp tăng cường tác động tích cực của chính sách thuế
1. Biện pháp của chính phủ
Thứ nhất, là phải tạo thị trường để các hãng ô tô mạnh dạn đầu tư. Cần biết,
năm 2006 Trung Quốc đã sản xuất trên 7 triệu chiếc ô tô và năm 2008 có khả năng
làm ra 9 triệu chiếc. Nếu Việt Nam chỉ giới hạn ở con số 220.000 xe trong năm
2020 như mục tiêu đã đề ra thì đó chỉ là sự “tính toán tiểu thương” mà thôi. Nhưng
muốn mở rộng thị trường trong nước thì ngoài việc giảm thuế nhập khẩu đối với ô
tô nguyên chiếc (theo lộ trình cam kết trong khối ASEAN chúng ta buộc sẽ phải

giảm, nhưng cần giảm sớm hơn lộ trình để cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô “có
dịp cọ sát”), trước hết phải bỏ thuế tiêu thụ dặc biệt 50% đối với ô tô. Đây là loại
thuế không thuyết phục được người tiêu dùng và “không giống ai” trên thế giới.
Thay vào đó sẽ áp dụng các loại thuế và phí sau đây:
- Thuế môi trường: Loại thuế này sẽ đánh cao hay thấp tùy theo kỹ thuật của
xe (ít tiêu hao nhiên liệu, ít khí thải thì thu thuế môi trường thấp và ngược lại).
Làm như vậy không những giá xe sẽ giảm, thị trường tiêu thụ mở rộng mà còn tạo
được sức ép để các nhà sản xuất đưa vào thị trường những sản phẩm kỹ thuật có
chất lượng cao nhất của thế giới. Để được công bằng, những người đã mua xe
trước khi bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được miến giảm thuế môi trường tương
đương trong một thời gian thích hợp.
- Phí tham gia giao thông trong thành phố: Loại phí này mang nhiều ý nghĩa.
Nhiều người tiêu dùng sở hữu một chiếc xe vì nhiều lý do, chưa hẳn họ sử dụng
thường xuyên trong thành phố, nên phí này sẽ là một nghĩa vụ công bằng. Phí này
sẽ tính theo cường độ tham gia giao thông, ai chạy xe trong thành phố nhiều phải
trả nhiều, ai chạy xe ít trả ít, tham gia giao thông giờ cao điểm trả nhiều hơn so với
giờ bình thường. Phương pháp này đã được nhiều nước áp dụng, gần ta nhất là
18
Singapore, ai sang đó sẽ thấy. Kỹ thuật thu phí cũng không có gì là mới mẻ, chỉ
cần tham khảo kinh nghiệm các nước là biết làm. Với phương pháp này, chúng ta
có thể điều tiết giao thông mà không cần phải hạn chế việc mua xe.
- Bảo hiểm: Nhà nước nên ban hành luật lệ căn cứ vào kỹ thuật của xe để
đóng bảo hiểm. Những xe có hệ thống ABS (chống bó thắng xe), ESC (chống
quay), dây an toàn, hệ thống giảm thương tích cho người tham gia giao thông
khác Xe an toàn hơn thì phải giảm phí bảo hiểm. Đây là quy định được áp dụng
trên toàn thế giới và đem lại kết quả tốt. Phương án này đều được những công ty
bảo hiểm trên thế giới áp dụng để giảm thiểu người bị thương tích khi có tai nạn
hay giảm tai nạn giao thông.
Thứ hai, khuyến khích thật sự công nghệ sản xuất linh kiện. Việc tăng dung
lượng thị trường sẽ khiến cho các doanh nghiệp “tự động” đầu tư chiều sâu để tăng

sản lượng, hệ quả là sẽ thúc đẩy việc hình thành các ngành sản xuất linh kiện để
phục vụ chủ trương “nội địa hóa”. Và Nhà nước sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực này
bằng cách ưu đãi tối đa về thuế cho những nhà sản xuất linh kiện đạt tiêu chuẩn kỹ
thuật tiên tiến của các hãng sản xuất ô tô. Nếu sản phẩm được nhà sản xuất ô tô
tiêu thụ hay những phụ tùng được những nhà sản xuất ô tô chính thức công nhận,
sẽ được miến thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp từ 10 năm trở nên chẳng
hạn.
Thứ ba, để có một nền công nghệ cao về ô tô, nên áp dụng tiêu chuẩn cao
hơn về khí thải (Euro 3, Euro4 hoặc cao hơn), đồng thời chỉ cho lưu hành xăng dầu
“sạch” không cần có lộ trình. Làm điều này Việt Nam không mất gì cả, không tốn
kém gì cả, chỉ mất các “xiềng xích” kỹ thuật lạc hậu và ô nhiễm môi trường mà
thôi. Nhưng cái được thì rất lớn. Khi đó, thị trường càng được mở rộng, vì ô tô sản
xuất ở Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu ra nước ngoài.
19
2. Các biện pháp của nhà sản xuất trong nước
Trong thời gian tới để theo đuổi mục tiêu nội địa hoá ngành công nghiệp ô tô
chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm đi trước của các nước trong khu vực ví dụ như
cần phải xác định được dòng xe chiến lược, dòng xe chủ lực mà chúng ta có điều
kiện và thế mạnh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước. Như
Thái Lan xác định được pick-up là dòng xe chiến lược rất đúng đắn. Về dòng xe
chiến lược thì mỗi doanh nghiệp phải tự xác định trước đã, như việc sẽ định hướng
vào phân khúc nào. Ví dụ, họ hướng tới nông thôn, sau này, sẽ có hàng vạn xe
công nông cần thay thế, đường sá chưa phát triển, sản xuất còn mang tính gia đình
thì dòng xe tải nhỏ, đa dụng có thể là chiến lược. Còn với xe du lịch, xe con, họ sẽ
phải tính đến nhằm đối tượng nào, phổ biến hay thu nhập cao. Đó là việc của từng
doanh nghiệp.
Hầu hết các liên doanh ô tô trong nước đều là một chi nhánh của tập đoàn
đa quốc gia trên thế giới. Thay vì nhập khẩu các linh phụ kiện từ các chi nhánh
khác của tập đoàn trên thế giới hay từ các nhà cung cấp phụ kiện nước ngoài thì
các liên doanh của Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của tập

đoàn. Chúng ta cũng có những lợi thế để trở thành một nhà cung cấp linh kiện ô tô
lớn của quan trọng của tập đoàn là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú để phát
triển công nghiệp luyện kim, cung cấp vật liệu chất dẻo cho sản xuất ô-tô; nguồn
lao động trẻ dồi dào, có tay nghề cao và sáng tạo trong tiếp thụ công nghệ mới; đất
nước có chế độ chính trị ổn định, số dân đông, nền kinh tế phát triển liên tục trong
nhiều năm.
Doanh nghiệp cũng cần đầu tư vào phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật xây
dựng trung tâm nghiên cứu để cho ra đời những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng và chiếm lĩnh thị trường. Ngoài ra ô tô cũng là một ngành khó
20
và đòi hỏi nhiều vốn. Ngoài việc huy động vốn theo các kênh truyền thống như
huy động từ công ty, tập đoàn mẹ, vay tiền ngân hàng … thì doanh nghiệp có thể
huy động vốn một cách rộng rãi từ nhiều nhà đầu tư khác trên thị trường tài chính,
bằng cách phát hành cổ phiếu, niêm yết cổ phiếu thông qua thị trường chứng
khoán.
21
KẾT LUẬN
Việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế là một hành động tất yếu của Việt
Nam trong khuôn khổ hội nhập. Bên cạnh những mặt lợi mà hội nhập đem lại cho
nước ta, Việt Nam cần phải nỗ lực để đối phó với những mặt tiêu cực và tăng
cường các biện pháp để thúc đẩy các mặt lợi. Đối với ô tô, một mặt hàng mà khả
năng sản xuất trong nước còn kém do thiếu nhưng trình độ kỹ thuật còn non yếu,
các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển,… tốc độ giảm thuế đối với mặt
hàng đó là rõ rệt nhất trong cam kết hội nhập của Việt Nam.
Bài tiểu luận của chúng em còn có nhiều thiếu sót và hạn chế. Rất mong
nhận được sự đóng góp và chỉ bảo của thầy giáo để chúng em có thể hoàn thiện bài
hơn.
22
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Kinh tế Ngoại thương, GS.TS Bùi Xuân Lưu – PGS. TS Nguyễn

Hữu Khải, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông, 2009
2. />vuc-thuong-mai-hang-hoa/nganh-o-to
3. />oto.htm
4. />23

×