LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, nền kinh tế thế giới đã chuyển từ đối đầu
sang đối thoại. Từ đó đã dẫn tới hình thành các khu vực kinh tế, các liên minh kinh
tế, trong đó lớn nhất là tổ chức thương mại thế giới là ngôi nhà chung của thế giới.
Các nước khi tham gia vào các khu vực kinh tế, tổ chức kinh tế thì đều được hưởng
những ưu đãi của các nước thành viên dành cho nhau.
Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng quốc tế hoá toàn cầu đó,
năm 1995 Việt Nam gia nhập ASEAN và gia nhập WTO vào năm 2007. Khi gia
nhập vào các tổ chức kinh tế, thương mại thì Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi
từ các quốc gia thành viên khác trong tổ chức ngược lại Việt Nam cũng phải có
những ưu đãi lại cho các quốc gia thành viên khác. Khi gia nhập vào các tổ chức
thương mại thì hàng hoá, vốn và lao động luân chuyển giữa các quốc gia dễ
dàng hơn. Một trong những bước đệm để luân chuyển hàng hoá, vốn, và lao
động là các rào cản thương mại và phi thương mại dần giảm xuống tiến tới xoá
bỏ. Trong rào cản thương mại thì tiêu biểu là thuế nhập khẩu, gia nhập vào tổ
chức kinh tế khu vực, thương mại thế giới thì thuế suất được cắt giảm theo lộ
trình cam kết. Khi thuế suất được cắt giảm thì có nhiều tác động khác nhau tới
chủ thể của nền kinh tế, bao gồm các doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp lắp
ráp sản xuất trong nước, chính phủ, và cuối cùng là người tiêu dùng.
Là một sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh quốc tế em xin chọn
đề tài “Tác động của chính sách cắt giảm thuế đối với ô tô xe máy khi thực hiện
cam kết trong khối ASEAN.” Để thấy rõ ảnh hưởng của thuế nhập khẩu đối với
đối với các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất ô tô trong nước.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : ngành ô tô Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu :
- Tác động của thuế nhập khẩu đối với ngành ô tô Việt Nam
1
- Thời gian nghiên cứu sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN
3. Phương pháp và kết cấu của đề án
Phương pháp sử dụng trong đề án : phân tích, tổng hợp, thống kê và so
sánh ….
Kết cấu của đề án bao gồm 3 chương
Chưong I: Tác động của chính sách cắt giảm thuế đối với ô tô và xe máy
khi thực hiện cam kết trong khối ASEAN
Chương II: Phân tích tác động của chính sách cắt giảm thuế nhập khẩu ô
tô theo cam kết khi Việt Nam gia nhập ASEAN
Chương III: Một số giải pháp tăng cường ảnh hưởng tích cực của chính
sách thuế
2
CHƯƠNG I
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CẮT GIẢM THUẾ
ĐỐI VỚI Ô TÔ VÀ XE MÁY KHI THỰC HIỆN CAM KẾT
TRONG KHỐI ASEAN
I. TÁC ĐỘNG TỪ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
1. Các cam kết về thuế quan trong khuôn khổ hội nhập.
a. Đối với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc
Theo cam kết tại CEPT/ AFTA các loại xe ô tô chở người 10 chỗ trở lên
và xe tải đều đã được cắt giảm xuống mức 5% vào năm 2006. Riêng đối với các
loại xe dưới 9 chỗ sẽ được căt giảm xuống múc 0 % vào năm 2018.
Xe thiết kế đặc biệt nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước thuộc khối
ASEAN sẽ được hưởng thuế suất 5%, thay cho mức 10% cũ. Dòng xe du lịch
loại dưới 9 chỗ ngồi sẽ có mức thuế 60-70% trong những năm tiếp từ 2011 đến
2013, thay cho mức 83% hiện hành.
Danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt
Nam để thực hiện Hiệp định CEPT/AFTA giai đoạn 2008-2013 vừa được Bộ
Tài chính ban hành, các mặt hàng ôtô, xe máy đồng loạt được điều chỉnh thuế
suất.
Theo đó, các loại xe thiết kế đặc biệt để đi trên tuyết, xe hạng golf, kể cả
xe chở người có khoang chứa hành lý và ô tô đua đều được áp dụng thuế suất
5%, thay cho mức 10% hiện hành.
Các dòng xe du lịch loại dưới 9 chỗ ngồi có dung tích xi-lanh từ 1,0 trở
lên vẫn áp dụng thuế suất cũ 83% như đối với các nước nằm ngoài khối
ASEAN. Thuế suất này được giữ nguyên trong 3 năm 2008, 2009 và 2010. Đến
năm 2011-2012 thuế được giảm xuống còn 70% và đến năm 2013 chỉ còn 60%.
b. Đối với linh kiện và phụ tùng ô tô
Đối với các loại linh kiện phụ tùng ô tô nhập khẩu từ các nước ASEAN,
mức thuế mới áp dụng chung cho giai đoạn từ 2008 đến 2013 là 5% và thấp hơn
3
khoảng 5-10% so với các nước nằm ngoài khối. Các loại xe máy phân khối lớn
tạm thời vẫn giữ thuế suất 90% hiện hành. Mức thuế này sẽ được giảm xuống
75% vào 2012 và còn 60% vào năm 2013.
Đối với CEPT/AFTA mức cam kết là 5% tại thời điểm 1/1/2006 và cắt
giảm xuống 0% vào năm 2015. Đối với ASEAN –Trung Quốc mức cắt giảm còn
0% vào năm 2018.
2. Chính sách thuế của chính phủ đối với mặt hàng ô tô
Cùng với lộ trình gia nhập thì chính phủ Việt Nam phải thực hiện theo
cam kết lộ trình giảm thuế. Tuy nhiên tuỳ theo tình hình của nền kinh tế mà
chính phủ cũng có những điều chỉnh cho phù hợp. Điển hình năm 2008 được coi
là năm đầy biến động đối với mặt hàng ô tô :
Sau 3 lần điều chỉnh giảm vào năm ngoái, từ 90% xuống còn 60%, đem
tin vui đến cho thị trường ô tô trong nước, thì vào tháng 3 và tháng 4/2008, thuế
nhập khẩu ô tô mới nguyên chiếc đã tăng trở lại, từ 60% lên 70%, rồi 83%. Lý
do được đưa ra là nhằm giảm nhập siêu và tình trạng ùn tắc giao thông tại các
thành phố lớn.
Với ô tô cũ nhập khẩu, ngày 6/5/2008, Thủ tướng Chính phủ chính thức
đồng ý với yêu cầu điều cầu điều chủnh thuế của bộ tài chính như sau:
Bảng 1: Biểu thuế nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc
Mặt hàng
Thuế suất hiện hành
(USD/chiếc)
Thuế mới(USD/chiếc)
Xe từ 5 chỗ ngồi trở xuống, kể cả lái xe, có dung tích xi-lanh động cơ:
Dưới 1,0 2.700 3.000
Từ 1,0 đến 1,5 6.300 7.000
Từ 1,5 đến 2,0 8.500 9.000
Từ 2,0 đến 2,5 12.000 13.500
4
từ 2,5 đến 3,0 12.000 15.000
Từ 3,0 đến 4,0 16.200 18.000
Từ 4,0 đến 5,0 26.400 26.400
Trên 5,0 30.000 30.000
Xe từ 6 đến 9 chỗ, kể cả lái xe, có dung tích xi-lanh động cơ:
Từ 2,0 trở xuống 7.200 8.100
Trên 2,0 đến 3,0 11.200 12.600
Trên 3,0 đến 4,0 14.400 16.000
Trên 4,0 24.000 24.000
5
Qua bảng trên ta thấy dòng xe từ 2.5 đến 3,0 có mức tăng cao nhất
Cũng trong năm 2008, Bộ Tài chính đã 3 lần ra quyết định tăng thuế nhập
khẩu phụ tùng, linh phụ kiện ô tô:
bảng 2: Bảng tăng thuế nhập khẩu linh phụ kiện ô tô
thời gian Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6
Mức tăng giảm 3 – 5% 5 -10% 15%
Theo bảng trên ta thấy chính sách thuế nhập khẩu linh phụ kiện ô tô
không ổn định; trong vòng 3 tháng liền nhau thì liên tục tăng thuế và mức tăng
khá lớn.
Thị trường ô tô chưa hết sốc trước việc tăng ồ ạt các loại thuế nhập khẩu,
thì ngày 29/7, Chính phủ lại quyết định tăng lệ phí trước bạ đối với ô tô dưới 10
chỗ ngồi lên 10-15%, thay cho mức 5% trước đó. Từ ngày 25/8, tất cả 64 tỉnh
thành trong cả nước tạm thời áp dụng mức phí trước bạ chung là 10%, cho đến
khi UBND các tỉnh/thành căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để ban
hành mức phí mới phù hợp, trong phạm vi 10-15%.
3 Tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam trong thời gian gần đây
Trong thời gian gần kinh tế của chúng ta được coi là nền kinh tế mới nổi
tốc độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta cao và khá ổn định kể cả khi cuộc khủng
hoảng kinh tế đang diễn ra trên thế giới cụ thể là:
6
Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Năm 2005 2006 2007 2008
9 Tháng
đầu năm
2009
Tốc độ
tăng
trưởng
kinh tế %
8.4 8.3 8.48 6.23 4.59
Qua tốc độ tăng trưởng kinh tế tên chúng ta thấy nền kinh tế của chúng ta
không bị ảnh hưởng nhiều của cuộc khủng hoảng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao và khá ổn định trong thời gian qua giúp thu nhập của người dân tăng
lên và do đó đời sống của người dân cũng tăng, nhu cầu của người dân đối với
những hàng hoá xa xỉ trong đó có ô tô tăng lên. Điều này được thể hiện, trong
thời gian gần đây khi người dân có nhu cầu mua xe thì phải chớ tầm 3 đến 4
tháng mới có xe như thời điểm cuối năm 2008 hay thời điểm hiện tại tháng
9/2009 thì phải đầu năm sau mới có xe.
II. TÌNH HUỐNG “ TỐI HẬU THƯ CỦA TOYOTA”
1. Tình huống tối hậu thư của TOYOTA VIỆT NAM
Các nhà sản xuất sẽ chuyển sang nhập khẩu nếu Chính phủ không đưa ra
được chính sách nhất quán và khuyến khích hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô Việt
Nam phát triển. Đó là thông điệp mà Toyota Việt Nam (TMV) - liên doanh sản
xuất ô tô lớn nhất tại Việt Nam - đưa ra.
Tổng giám đốc TMV, ông Akito Tachibana vừa có một văn bản gửi lên
Quốc hội và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các bộ ngành chức năng bày tỏ
quan điểm của mình về chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
trong thời gian tới.
Sản phẩm nhập khẩu nguêyn chhiếc đe dạo sản phẩm trong nước
7
Vị Tổng giám đốc này lo lắng cho số phận của các liên doanh snả xuất ô
tô tong nước trước sức ép cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt trong bối
cảnh Việt Nam thực hiện các cam kết CEPT về mở cửa thị trường ô tô trong
nước.
Theo cam kết CEPT, thuế nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc giảm dần
xuống 60% vào năm 2013 và xuống 0% vào năm 2018, đồng nghĩa với việc giá
xe nhập khẩu sẽ giảm dần và đi ngang từ năm 2018. Như vậy sản xuất ô tô trong
nước sẽ phải cạnh tranh hết sức quyết liệt với xe nhập khẩu nguyên chiếc.
Phân tích từ lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô mà Việt Nam đã cam kết,
ông Akito Tachibana cho rằng, sẽ có 2 khả năng xảy ra đối với sản xuất lắp ráp
trong nước.
Một là, nếu Nhà nước có chính sách ưu tiên cho dòng xe chiến lược, dòng
xe này sẽ tăng nhanh doanh số bán, đủ để mở rộng đầu tư phát triển công nghiệp
phụ trợ, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá (NĐH), hạ giá thành sản xuất và nâng cao
năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nhờ đó, đến năm 2018, dòng xe chiến lược
sản xuất lắp ráp trong nước có thể cạnh tranh được với xe nguyên chiếc nhập
khẩu; giúp ngành công nghiệp phụ trợ có thể tồn tại và phát triển sau khi thị
trường mở cửa hoàn toàn.
Khả năng thứ 2 sẽ xảy ra khi chính sách của Nhà nước không xác định rõ
ưu tiên cho dòng xe chiến lược. Thị trường Việt Nam có quy mô nhỏ nhưng có
rất nhiều dòng xe, sản lượng và doanh số của từng dòng xe sẽ rất nhỏ và phân
tán, kết quả là không dòng xe nào đạt được số lượng đủ lớn cho việc NĐH để hạ
giá thành. Hệ quả là, trong thời gian ngắn từ nay đến 2018, các dòng xe sản xuất
trong nước không cạnh tranh nổi với xe nhập khẩu nguyên chiếc và Việt Nam
không những không phát triển được công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ mà
còn gia tăng thâm hụt thương mại (theo dự tính của Bộ Công Thương, kim
ngạch nhập khẩu ô tô năm 2025 có thể lên tới 12 tỷ USD).
8
Là nhà sản xuất, đương nhiên TMV muốn Chính phủ có chính sách ưu
tiên cho dòng xe chiến lược
Đâu là “xe chiến lược”?
(Ảnh: Việt Hưng)
TMV cho rằng dòng xe 6 - 9 chỗ là dòng xe chiến lược tại Việt Nam.
Ngoài các lý do dễ thấy như đây là dòng xe phù hợp cho gia đình; ít bị cạnh
tranh hơn so với xe 1 - 5 chỗ (hiện rất nhiều nước đã tập trung sản xuất xe 1 - 5
chỗ hoặc bán tải, chỉ riêng Indonesia tập trung cho dòng xe 6 - 9 chỗ); đã và
đang được ưu đãi về thuế (mức thuế thường thấp hơn so với dòng xe 1 - 5
chỗ)..., còn một lý do sâu xa hơn. Hiện nay, sản phẩm chủ lực chiếm tỷ trọng
cao nhất (65%) của TMV là dòng sản phẩm 6 - 9 chỗ: Innova. Đây cũng là sản
phẩm bán chạy nhất tại thị trường Việt Nam trong thời gian qua (15.000
xe/năm).
Đưa ra 3 yếu tố cơ bản để phát triển dòng xe chiến lược (phù hợp với thị
hiếu của khách hàng, có chính sách khuyến khích ổn định, lâu dài và có công
nghiệp phụ trợ đủ mạnh) TMV cũng ngầm chứng minh rằng, dòng xe như
Innova là phù hợp nhất để Chính phủ ưu tiên phát triển. Được biết, hiện Innova
có tỉ lệ NĐH cao nhất, đạt 37%. Nhà sản xuất này cũng đã xây dựng kế hoạch 4
9