Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

BÁO CÁO THỰC TẾ: TẠI NHA TRANG CỦA ĐHKH HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.59 MB, 21 trang )

1. Mở đầu.
Ngày nay, để công tác giảng dạy không bị nhàm chán,lý thuyết suông thì trong
việc học tập luôn phải chú trọng quan niệm “học đi đôi với hành”. Sau những thời
gian học tập trên lý thuyết,những giờ thực hành trên phòng thí nghiệm thì Khoa
Sinh học – ĐHKH Huế cũng cố gắng tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với thực
tế. Chính vì vậy. ngày 11/08/2014 vừa qua nhà trường đã tổ chức đi thực tập thiên
nhiên cho lớp Sinh học K35 chúng tôi. Đây là cơ hội rất tồt để chúng tôi thực sự
tiếp cận với công việc ở thực tế và có thể quan sát, tìm hiểu, học hỏi thêm nhiều về
ngành nghề của mình.
Dải đất Việt Nam với thiên nhiên tươi đẹp, địa hình đa dạng với hệ động thực vật
phong phú. Ở đâu cũng có thể trở thành điểm để chúng tôi thực hiện chuyến thực
tập thiên nhiên của mình.Nhưng cuối cùng, chúng tôi đã quyết định chọn Nha
Trang – Đà Lạt vì nhều lí do. Nha Trang có hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô,
rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh
thái bãi cát ven bờ,… Ngược lại, các yếu tố tự nhiên từ bao đời nay góp phần hình
thành nên một thảm động, thực vật đa dạng ở Đà Lạt trong các kiều hình rừng
khác nhau như: rừng lá kim, rừng thường xanh, rừng hỗn giao và trảng cỏ cây
bụi
Trong chuyến đi thực tập thiên nhiên này, chúng tôi cùng các thầy cô phụ trách
khoa Sinh học đã cómột chuyến đi thật bổ ích, được đi tham quan rất nhiều nơi.
Chuyến đi thực tế được của tập thể lớp Sinh học K35 chúng tôi đã hoàn thành
thành công, tốt đẹp. Sau chuyến đi, chúng tôi thực hiện bản báo cáo dưới đây để
tổng kết lại những kiến thức quý giá mà chúng tôi học hỏi được sau chuyến thực tế
thiên nhiên này.
2. Mục đích, ý nghĩa và phương pháp tiếp cận.
2.1. Mục đích, ý nghĩa.
Chuyến đi thực tập thiên nhiên này đã tạo cho chúng tôi có cơ hội quan sát được
thực tế từ đó hiểu hơn về những kiến thức mà mình được học tập tại trường cũng
như những kiến thức mà mình chưa biết đến. Như vậy chúng tôi có thể so sánh
được sự khác biệtgiữa lý thuyết và thực hành là như thế nào?
Vì được đi thực tế, thực nghiệm nên chúng tôi nâng cao được kiến thức cũng như


hiểu hơn về ngành nghề ma mình đang học tập và theo đuổi trong tương lai.
Qua chuyến đi thực tế chúng tôi thấy được sự phong phú, đa dạng của các loài
sinh vật cũng như sinh cảnh mà chúng sống, thấy được tầm quan trọng của chúng
trong đời sống con người. Vì vậy, chúng tôi có ý thức bảo vệ các loài sinh vật,nhất
là sinh vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, bảo vệ môi trường sống,
2.2. Phương pháp tiếp cận.
2.2.1. Nghe và quan sát sự vật, hiện tượng.
Trong chuyến thực tập thiên nhiên, chúng tôi được quan sát những cảnh quan,
những con vật, những loài cây,… mà chúng tôi được học trước đó. Chúng tôi được
tận mắt thấy những đặc điểm, hình dạng phong phú của các sinh vật khác nhau.
Ngoài ra, những người hướng dẫn giới thiệu, giải thích cho chúng tôi hiểu hơn về
những gì chúng tôi được quan sát. Từ đó chúng tôi có được thêm những kiến thức
quý báu cho mình.
2.2.2. Phát hiện và đặt vấn đề.
Sau khi quan sát, chúng tôi có những thắc mắc, những câu hỏi đều được thầy cô và
hướng dẫn viên giải đáp. Vì vậy, chúng tôi có thể hiểu rõ hơn, chính xác hơn
những gì mình biết được trong chuyến thực tập thiên nhiên này.
2.2.3. Thu thập tư liệu.
Chúng tôi thu thập các tài liệu đã thành văn: tác phẩm khoa học, sách giáo khoa,
tạp chí chuyên ngành, báo chí, các báo cáo khoa học, tài liệu trên giấy, vải, gỗ, đá,
kim loại,…
Ngoài ra còn có những tài liệu hồi cố, nhân chứng, hiện vật: dạng tồn tại trong
thực tế.
Các phương pháp chủ yếu để chúng tôi thu thập thông tin như: nghiên cứu tài liệu
hoặc đối thoại trực tiếp; quan sát trên đối tượng khảo sát; thực nghiệm trực tiếp
trên đối tượng khảo sát hoặc trên những vật mô phỏng.
2.2.4. Tổng hợp kết quả, kết luận, kiến nghị.
Kết quả thu thập thông tin từ công việc nghiên cứu tài liệu, nghe, quan sát hoặc
thực nghiệm để đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm
của những địa điểm quan sát. Từ đó, chcungs tôi có những nhận xét, đánh giá cho

chuyến đi thực tập thiên nhiên và rút ra những bài học kinh nghiệm cho các
chuyến đi sau của những khóa tiếp theo.
3. Kết quả quan sát.
3.1. Lịch trình thực tập thiên nhiên.
• Chuyến đi thực tập thiên nhiên của lớp Sinh hoc K35 dưới sự hướng dẫn của
các giảng viên:
+TS. Lương Quang Đốc.
+ThS. Võ Đình Ba.
• Số sinh viên tham gia: lớp Sinh học K35 gồm 49 sinh viên.
• Thời gian đi thực tập thiên nhiên: từ 11/08/2014 – 16/08/2014.
+ Ngày 11: khởi hành từ Huế đi Nha Trang.
+ Ngày 12: đi đảo Hòn Một và Bãi Tranh ở vịnh Nha Trang.
+ Ngày 13:đi tham quan Viện Hải dương học và Bảo tàng Yersin-Viện Pasteur
Nha Trang.
+Ngày 14:- Sáng: xuất phát đi Đà Lạt-Lâm Đồng.
- Chiều: đi tham quan Công ty TNHH trang trại Langbiang Farm và
công ty siêu thị rừng hoa Đà Lạt.
+ Ngày 15: đi tham quan viện nghiên cứu khoa học Tây Nguyên-Bảo tàng sinh
học Tây Nguyên, công ty siêu thị Rừng hoa Đà Lạt và Trung tâm nghiên cứu
khoai tây, rau và hoa (PVFC).
+ Ngày 16: trở về Huế.
3.2. Thực tập thiên nhiên ở Nha Trang
3.2.1. Một số đảo ở Nha Trang: Hòn Một và Bãi Tranh.
Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 507km² bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Hòn
Tre là đảo lớn nhất, với diện tích 3.250 ha; đảo nhỏ nhất là Hòn Nọc chỉ khoảng 4 ha.
Vịnh có khí hậu hai mùa rõ rệt Mùa khô kéo dài từ tháng giêng đến tháng 8, mùa mưa từ
tháng 9 đến tháng 12.
Vịnh Nha Trang
Chuyến đi tham quan đầu tiên khi đến Nha Trang là chúng tôi được xem xét hệ sinh thái
ven bờ, rạn san hô ở một số hòn đảo trong vịnh Nha Trang: đó là Hòn Một và Bãi Tranh.

Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ
thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của
vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm
cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ.
Hòn Một là đảo nhỏ nhất
trong vịnh Nha Trang,
diện tích dưới 1km². Có
một số ngư dân sống trên
đảo, khoảng 200 người,
chủ yếu người dân ở đây
sống bằng nghề đánh bắt
và nuôi trồng hải sản.
Đến Hòn Một bạn sẽ thấy rất nhiều những lồng nuôi hải sản, chủ yếu là nuôi tôm Hùm.
Tại Hòn Một cũng có nhiều rạn san hô
tuy không bằng Hòn Mun nhưng nước
lại cạn hơn, chúng tôi được tắm biển,
xem san hô, cá cảnh tại Hòn Một dễ hơn
và cũng khá hấp dẫn.
Khu du lịch Bãi Tranh nằm trên hòn đảo Trí Nguyên thuộc Vịnh Nha Trang, có chiều dài
bờ biển 500m, được bao bọc trên triền núi hung vĩ mang sắc thái hoang dã. Nơi đây là
một trong những điểm nổi bật của Vịnh Nha Trang, về thiên nhiên, thân thiện gần gũi
với con người – một điểm đến thú vị cùng những trò chơi độc đáo, hấp dẫn trên bờ biển.
3.2.2. Viện Hải dương học.
Viện Hải Dương học Nha Trang là một
trong những cơ sở nghiên cứu khoa học
được ra đời sớm nhất ở Việt Nam. Nó
được coi là cơ sở lưu trữ hiện vật và
nghiên cứu về biển lớn nhất Đông Nam
Á. Viện được thành lập năm 1923 thời
Pháp thuộc. Lúc đó bộ sưu tập của Viện

có hơn 60.000 mẫu. Viện còn là nơi lưu
trữ các dữ kiện về địa chấn học, chu kỳ
thủy triều và hải lưu vùng Biển Đông.
Một số hình ảnh các bể nuôi sinh vật biển:
Cá mao tiên với màu sắc
nâu đỏ, vàng, hai vây
trước xòe rộng, vây lưng
tua tủa 13 chiếc gai độc,
vây đuôi mỏng trong
suốt có chấm, đầu xù xì
như đầu rồng, thân mềm
mại.
Cá búp nẻ xanh.
Cá ngựa. Động vật gai da.
Cá tai tượng
.
Cá thù lù. Cá bò bông bi.

Da gai

Cá chình
Bộ xương cá voi lưng gù này do nhân
dân xã Hải Cường (Hải Hậu, Nam Hà)
khai quật được ngày 8/12/1994 trong khi
đào mương làm thủy lợi. Bộ xương dài
18m , cao 3m, nặng tới 10 tấn với đầy đủ
48 đốt cột sống được phục chế được khai
quật dưới độ sâu 1,2m và cách biển 4km.
Bộ xương bò biển
Dugong. Dugong bị chết

ngày 22/1/1997 tại Lò
Vôi, vườn Quốc gia Côn
Đảo, và được tặng lại
cho Viện Hải dương học
Nha Trang.
Con bò biển này nặng
400kg, dài 2,75m do ngư
dân đảo Phú Quốc bắt
được năm 2004. Bò biển
là động vật có vú, sinh
con và nuôi con bằng
sữa.
Căn phòng này gồm nhiều dãy, kệ trưng bày toàn chai và lọ: trên 20.000 mẫu vật của hơn
4.000 loại sinh vật biển:

Phòng trưng bày và giới thiệu khoáng sản, tài nguyên quý giá, những cảnh quan môi
trường vùng biển ven bờ, các hệ sinh thái giàu có như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm
cỏ biển.
3.2.3. Bảo tàng Yersin.
Năm 1895, bác sĩ Alexandre Émile Jean Yersin (1863-1943) thành lập chi nhánh viện
Pasteur Saigon tại Nha Trang; đến năm 1904, cơ sở này được chính thức mang tên viện
Pasteur Nha Trang. Trong tòa nhà làm việc của viện, có một phòng làm việc và thư viện
riêng của bác sĩ Yersin vẫn được giữ nguyên cho đến năm 1997, bảo tàng Yersin được
xây dựng với sự giúp đỡ của bảo tàng Pasteur Paris (Pháp).

Nằm trong khuôn viên viện Pasteur Nha
Trang, bảo tàng Yersin đặt trên tầng hai
ngôi nhà nằm bên tay trái cạnh cổng
chính vào viện. Căn phòng khoảng 100
m2 là diện tích trưng bày khá khiêm tốn

so với sự nghiệp lớn lao và những gì nhà
bác học này để lại cho nhân loại nói
chung và Việt Nam, hay Nha Trang -
Khánh Hòa nói riêng.

Chúng tôi vào thăm bảo tàng phải mua vé 26.000 đồng/người. Trên bốn cái tủ gỗ
đặt sát tường, một số tài liệu cung cấp cho chúng tôi thông tin về cuộc đời, sự
nghiệp khoa học những công trạng của ông đối với nhân loại được trình bày trang
trọng.
Trước đây, bộ kính thiên văn khá lớn này đặt ở hành lang, bên ngoài thư viện và
phòng làm việc của bác sĩ Yersin trong tòa nhà lớn. Những đồ vật khác trong thư
viện và phòng làm việc của bác sĩ được giữ nguyên vị trí ban đầu của nó. Ngày
nay, mọi vật được sắp xếp lại trong một căn phòng mới, chúng tôi chỉ được xem
vật dụng và tài liệu của Yersin để lại.
.Viện Pasteur chỉ là nơi ông làm việc, nhưng ông cũng có giường nghỉ trưa, ngoài
bộ bàn ghế làm việc và chiếc ghế mây ngồi đọc sách. Chung quanh vách tường là
những tủ sách với gần cả ngàn cuốn sách đủ thể loại được đóng gói cẩn thận.
Trên bàn làm việc của
ông còn một cái máy
tính (calculator) cổ được
ghi chú sản xuất năm
1920.
Chiếc đồng hồ được ghi chú là "Đồng hồ
chính xác của bác sỹ Yersin". Đây là
thiết bị đo sức gió và nhiệt độ. Khác với
các loại đồng hồ chỉ giờ, nó chỉ có một
cây kim, quay một vòng 60 vạch đo,
đánh số từ 10 đến 60.
Chiếc kính hiển vi này được ghi
chú là đã được bác sỹ Yersin dùng

để phát hiện ra vi trùng bệnh dịch
hạch(?!).
Mô hình chiếc thuyền buồm này, trước
đây đặt trong phòng làm việc của bác sĩ
Yersin, nay được đặt ở cầu thang đi lên
bảo tàng.
Đây là chiếc máy xem ảnh ba
chiều (3D) của bác sĩ Yersin.
Ngoài ra, chúng tôi còn được xem những phim về bác sĩ Yersin.
3.3. Thực tập thiên nhiên ở Đà Lạt.
3.3.1. Công ty TNHH trang trại Langbiang Farm.
Nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 5 km (trên đường đi đến Khu du
lịch Suối Vàng và đỉnh Lang Biang), trang trại hoa Lang Biang (Lang Biang
Farm), được nhiều người biết đến không chỉ là một trong những hoa viên đẹp nổi
tiếng của Đà Lạt mà còn là một địa chỉ hoa đầu tiên của Việt Nam lên mạng
Internet.
Vườn địa lan
Trong khuôn viên gần 6000 m2, bao gồm nhà ở, nhà trưng bày hoa, những vườn
hoa bát ngát muôn hồng nghìn tía, vườn ươm… nhìn từ dưới lên, Lang Biang
Farm trông thật “hùng vĩ”.

Vườn dâu tây
Đây là phương pháp
sinh sản sinh dưỡng ở
dâu tây, tạo dâu tây con
nhanh chóng.

Hơn 10 năm gắn với nghề hoa. Ban đầu khởi nghiệp từ địa lan, sau địa lan bị dịch
bệnh chết không trồng nữa chuyển sang các loại hoa khác. Khu vườn ươm của chị
Tâm có diện tích khoảng 6 ha, nhưng chỉ đưa vào khai thác mới có một nửa, trồng

chủ yếu hai loại là cát tường, ly và một số ít hoa khác xen kẽ như đồng tiền, địa
lan, hoa chuông, lan hài, các loại hoa chậu…
3.3.2. Công ty siêu thị Rừng hoa Đà Lạt.
Thành phố Đà Lạt có hàng chục điểm tham quan du lịch, nhưng hầu hết đều bán
vé vào cửa, riêng khu du lịch Rừng Hoa Đà Lạt rộng cửa đón du khách tham quan
miễn phí.
• Các loài hoa tươi, chậu cây cảnh với nhiều màu sắc…
• Hoa tươi mãi mãi. Showroom hoa tươi với trên 100 loại hoa , cây cảnh,…


Tọa lạc trên ngọn đồi cao, cạnh Thung lũng Tình yêu, khu du lịch Rừng Hoa Đà Lạt là
điểm tham quan đa dạng tiếp theo củachúng tôi. Tại đây có showroom hoa tươi bảo quản
nghệ thuật lớn nhất Việt Nam. Hàng chục loại hoa, lá được sấy khô và bảo quản theo
công nghệ Nhật Bản, giúp lưu giữ hoa từ 3 đến 5 năm. Hoa sấy khô đa sắc màu được các
nghệ nhân cắm và trưng bày theo nhiều phong cách đầy sáng tạo và ấn tượng, hoặc “biến
hóa” thành những con búp bê hoa ngộ nghĩnh, xinh xắn.
Những bức tranh phong cảnh Đà Lạt sống động được “vẽ” bằng hoa tươi sấy khô rất đẹp.
Tại đây còn có một showroom hoa chậu và cây cảnh với hơn 100 loại do công ty sản xuất
bằng công nghệ tiên tiến nhất, hoa được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
3.3.3. Viện nghiên cứu khoa học Tây Nguyên.
Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên
là đơn vị nghiên cứu khoa học thuộc
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam đóng ở địa bàn Tây Nguyên có
chức năng nghiên cứu cơ bản, phát triển
công nghệ, tổ chức cung ứng dịch vụ và
đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao
trong lĩnh vực sinh học, hóa học, môi
trường và các lĩnh vực khác có liên quan
theo quy định của pháp luật.

Hoạt động của viện:
+ Điều tra nghiên cứu khu hệ động, thực vật Tây Nguyên, Bảo vệ, phục hồi và phát
triển các loài sinh vật quý hiếm, các nguồn gen, lưu trữ tiêu bản, thực vật, động vât;
Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ việc sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên
sinh vật Tây Nguyên.
+ Nghiên cứu thuần hóa nhập nội các loài động, thực vật có giá trị kinh tế thích hợp
với vùng cao nguyên và núi cao.
+ Nghiên cứu ứng
dụng các phương
pháp sinh học hiện đại trong công tác nhân giống và
cải tạo cây trồng, vật nuôi, bảo quản nguồn gen. Xây
dựng ngân hàng gen
thực vật Tây Nguyên.
+ Nghiên cứu cơ bản về công nghệ vi sinh vật trong việc bảo vệ môi trường, chế biến,
bảo quản thực phẩm. Thuần dưỡng và phát triển một số loài vi sinh vật và nấm có giá
trị kinh tế. Xây dựng bộ giống vi sinh vật và nấm.
+ Nghiên cứu chiết tách các hoạt chất sinh học từ thực vật, bán tổng hợp các hợp chất
có hoạt tính sinh học cao phục vụ cho các lĩnh vực dược liệu, mỹ phẩm, nông nghiệp.
+ Xây dựng Bảo tàng, tổ chức sưu tầm, xây dựng và quản lý bộ sưu tập mẫu vật đạt
chuẩn quốc gia; tổ chức trưng bày, phổ biến kiến thức, tuyên truyền giáo dục về thiên
nhiên và bảo vệ môi trường.
+ Thực hiện hợp tác quốc tế trong nghiên cứu sinh học.
+ Tham gia đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ cho vùng Tây Nguyên.
Các nhà khoa học của Viện đã tiến hành điều tra, thu thập được 230 loài nấm thuộc 30
họ, đã xác định được 23 loài ăn được và 6 loài nấm độc; Xây dựng được quy trình nuôi
trồng Nấm Bunashimejii và gây nhiễm thành công Nấm cộng sinh (Tricholoma
matsutake) vào cây thông Ba lá (Pinus kesiya) tại Đà Lạt-Lâm Đồng; Bảo tồn trên 200
loài lan rừng, thu hơn 500 loài thực vật, lưu giữ gần 5000 tiêu bản thực vật khác nhau,
trong đó có nhiều loài cây thuốc, loài đặc hữu, quý hiếm của tỉnh Lâm Đồng và Tây
Nguyên; Đã phát hiện và công bố 3 loài lan mới cho hệ thực vật Việt Nam: Corybas

annamensis Aver.; Phaius baolocensis N.V.Duy, T.Chen & D.X.Zhang; Hymenorchis
phitamii Aver. và 3 loài thực vật khác đã được tạp chí quốc tế chấp nhận đăng trong thời
gian tới.
Viện đã phối hợp với các trường Đại học đào tạo nhiều sinh viên đại học và học viên cao
học trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Bảo tàng trực thuộc Viện hằng năm đón
tiếp nhiều khách, sinh viên học sinh đến tham quan và học tập.
Bảo tàng Sinh học thuộc Viện Sinh học
Tây Nguyên, Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam, nằm trên đỉnh đồi Tùng
Lâm cao 1.548m, giữa khu rừng thông
cách trung tâm thành phố Đà Lạt gần 10
km trên đường đi Suối Vàng. Được xây
dựng từ năm 1950, tiền thân của ngôi
nhà Bảo tàng là Học viện của giáo hội
Công giáo.
Bảo tàng sinh học Tây Nguyên là nơi sưu tầm, trưng bày các mẫu động, thực vật tiêu
biểu, có giá trị cao về kinh tế và nghiên cứu khoa học của vùng Tây Nguyên. Hiện bảo
tàng có một vườn thực vật, 7 gian trưng bày và 6 phòng lưu trữ 1.300 mẫu động vật dưới
dạng xương, xác khô, nhồi bông hoặc ngâm dung dịch, trong đó có 226 mẫu xương của
49 loài động vật, hơn 600 mẫu của các loài côn trùng thuộc 10 bộ côn trùng, 422 mẫu thú
của 68 loài, 310 mẫu chim của 112 loài, 54 mẫu lưỡng thể của 18 loài, 245 mẫu nấm của
240 loài cùng rất nhiều loài thực vật quý hiếm, được sắp xếp theo từng loài, lớp, bộ, họ…
từ bậc thấp đến bậc cao. Các mẫu động vật được xử lý bằng công nghệ hiện đại và bài trí
khéo léo trở nên sống động y như thật.

Bộ sưu tập xương linh
trưởng
Xương
voi

Nhiều mẫu thú quý hiếm của Việt Nam chỉ có tại bảo
tàng này như: Hoẵng bạch tạng, sóc đỏ quế, báo lửa xám.
Đặc biệt, bảo tàng còn trưng bày một mẫu nhồi voi cao
gần 3m, nặng 3,5 tấn.
Thăm Bảo tàng sinh học Tây Nguyên, du khách vừa choáng ngợp trước sự giàu có mà
“mẹ tạo hóa” đã ban tặng cho mảnh đất Tây Nguyên nhưng cũng xót xa, nuối tiếc khi biết
có nhiều loài động, thực vật quý hiếm trong vùng như tê giác, hổ, báo gấm, báo lửa đã
tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, hình ảnh của chúng chỉ còn lại với
chúng ta qua những bộ xương hoặc da được nhồi bông. “Hành vi phá rừng và nạn săn bắn
bừa bãi là lý do chủ yếu gây nên thảm trạng trên.
Thăm Bảo tàng sinh học
Tây Nguyên, du khách
sẽ có những khám phá
đầy thú vị, đồng thời có
thêm bài học bổ ích về
tình yêu và trách nhiệm
đối với môi trường.

3.3.4. Trung tâm nghiên cứu khoai tây,rau và hoa Đà Lạt.
Trung tâm nghiên cứu khoai tây,rau và hoa nằm ở 79 Hồ Xuân Hương- P12- Đà Lạt là nơi
chuyên lưu giữ, bảo tồn nguồn gen Khoai tây, dâu tây. Trong những năm qua Trung tâm đã có
được nhiều những thành tựu nỗi bật như:
- Chuyển giao KH-KT nông nghiệp công nghệ cao trên các đối tượng rau, hoa cho bà con
nông dân trong tỉnh nói riêng và nhiều tỉnh lân cận.
- Cung cấp cây giống chất lượng cao trên các đối tượng Khoai tây, dây tây, các loại giống hoa
và giống rau.
- Lai tạo nhiều giống Dâu tây trong đó có giống Langbiang 2 đã được công nhận.
- Lai tạo nhiều dòng/giống Khoai tây trong đó có hai giống PO3 và TK96.1 đạt chất lượng tốt
được bà con nông dân rất ưa chuộng.
- Trung tâm cũng đã lai tạo và được công nhận 7 giống hoa mới.

- Hiện tại Trung tâm vẫn tiếp tục nghiên cứu và lại tạo nhằm tạo ra nhiều giống rau, hoa có
chất lượng tốt cung cấp cho bà con nông dân.
- Trong thời gian qua Trung tâm cũng đã tham gia hưỡng dẫn cho nhiều lượt các em sinh viên
từ các trường Đại học trên khắp cả nước vể thực tập tốt nghiệp cũng như thực tập thực tế.
- Trung tâm cũng đã hướng dẫn làm đề tài thạc sỹ cho nhiều thế hệ nghiên cứu viên.
Một số hình ảnh tiêu biểu
Dâu tây

Khoai tây
4. Kết luận và kiến nghị.
4.1. Kết luận.
Qua chuyến đi thực tế thiên nhiên, chúng tôi rút ra những kết luận sau:
• Thực tập thiên nhiên tại Nha Trang-Khánh Hòa:
- Vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống
vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm
của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập
mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi
cát ven bờ.
- Viện hải dương học được xem như là Bảo tàng sinh vật biển với trên
20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loại sinh vật biển và nước ngọt đã được sưu
tầm, gìn giữ từ nhiều năm, bên cạnh những mẫu vật sống được nuôi thả
trong những bể kính.
- Alexandre Émile Jean Yersin là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, và nhà
thám hiểm người Pháp gốc Thụy Sĩ. Ông là người khám phá Cao nguyên
Lâm Viên và vạch ra một con đường bộ từ Trung Kỳ sang Cao Miên, cũng
là người thành lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương
(tiền thân của Đại học Y Hà Nội).
• Thực tập thiên nhiên tại Đà Lạt-Lâm Đồng:
- Đà Lạt với khí hậu tuyệt vời, cảnh quan kỳ thú là thành phố muôn hoa,
thành phố sương mù với tiếng suối đàn, thác đổ, tiếng chim hót, thông reo,

…Đây là một nơi có độ đa dạng sinh học cao, có nhiều điều khiện để phát
triền nông nghiệp về mọi mặt: chăn nuôi, rừng, trồng trọt,…
- Các công ty, các viện nghiên cứu không ngừng hoạt động để cho ra nhiều
giống cây tốt,năng suất cao,hiệu quả góp phần đẩy mạnh nền nông nghiệp ở
đây.
- Bảo tàng sinh học Tây Nguyên nơi trưng bày những hiện vật mang nhiều ý
nghĩa: phản ánh độ đa dạng sinh học cao ở Tây Nguyên, cảnh báo về sự suy
giảm nghiêm trong của đa dạng sinh học nơi đây,…
4.2. Đánh giá chuyến đi và kiến nghị.
Trải qua chuyến thực tập thiên nhiên, với những gì tiếp thu và tìm hiểu được, tôi
có một số đánh giá và kiến nghị sau:
• Sau chuyến đi, chúng tôi học hỏi được nhiều điều, tham quan qua nhiều vùng
đất mới, tìm hiểu được những điều lí thú trong chuyên ngành mà mình theo
đuổi,…
• Chuyến đi thực tập thiên nhiên quá ngắn, khiến chúng tôi khó để nắm bắt kiến
thức kĩ càng, không có nhiều thời gian đúc kết, xâu chuỗi kiến thức mới. Đồng
thời không có thời gian quan sát, học hỏi nhiều nơi và lịch trình cũng khá kín.
• Thời gian cho mỗi địa điềm thực tập thiên nhiên quá ngắn không đủ cho chúng
tôi tìm hiểu đầy đủ các vấn đề cần quan tâm.
Chính vì vậy, tôi đề nghị vẫn giữ những chuyến đi bổ ích như thế này cho các
sinh viên khóa sau của Khoa Sinh học, nhưng đồng thời phải tăng thời gian thực
tập thiên nhiên và thêm nhiều địa điểm mới để bổ sung thêm nhiều kiến thức hơn
nữa cho sinh viên sau này. Ví dụ: có thể cho sinh viên thực hiện vài quy trình sản
xuất, chăn nuôi, trồng trọt,…

×