Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

BÁO CÁO THỰC TẾ: CHƯƠNG TRÌNH KHẢO SÁT TUYẾN ĐIỂM MIỀN BẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 93 trang )




 !"" #$
%&'(%)*+#,*-./*-'01*-.2134*+567*-'+-8*'
%&
9:*+.;<=>6?
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
@           @  #  " 
Lớp: <
 "AB
Đầu tiên cho phép em được gửi lời chào Ban giám hiệu tới nhà trường, Khoa Lữ
Hành - Hướng Dẫn cùng cô giáo bộ môn Nguyễn Thị Thu Hương - người đồng hành và
giúp đỡ chúng em trên mọi nẻo đường trên tuyến hành trình khám phá Miền Bác 6 ngày 5
đêm lần này.
Thưa quý thầy cô trong mỗi cuộc hành trình chúng ta đi qua thì cuộc hành trình nào
nó cũng để lại cho chúng ta những ấn tượng sâu sắc, những kỉ niệm đẹp và những bài
học quý báu. Không ai có thể chắc chắn được rằng chuyến hành trình của mình sẽ hoàn
toàn tốt đẹp mà không có 1 sai xót nào. Trong chuyến đi này cũng vậy, nó vẫn còn đó
những điều thiếu xót cần được sửa chữa và những kinh nghiệm cần phải học tập và nó
thật sự thực sự bổ ích đối với chúng em. Được sự đồng ý của nhà trường, sự quan tâm
giúp đỡ của của khoa Lữ hành – Hướng dẫn mà lớp chúng em đã thực hiện được 1
chương trình tham quan rất thành công và đầy ý nghĩa.
Dưới đây là bài báo cáo của em về chuyến tham quan mà chúng em đã thực hiện.
Những điều làm được và những điều chưa làm được từ ngày 28/8/2014 – 02/09/2014.
Trong bài báo cáo này em sẽ trình bày rõ và đầy đủ những thông tin mà thầy cô giáo
đang quan tâm về chuyến đi mà lớp chúng em đã thực hiện,từ công tác chuẩn bị cho tới
khi thực hiện. Và dưới đây là bài báo cáo của em.
  C
'(#'D'0 ' #'E '(
 "FDG


96 ngày 5 đêm?
+.;HCHuế - Quảng Bình – Hà Tĩnh – Vinh
Sáng:
4h: xe có mặt tại số 4 Trần Quang khải.
4h30: khởi hành đi Quảng Bình
6h30: ghé thăm Nghĩa Trang Liệt Sỹ Trường Sơn
7h15 : rời nghĩa trang khởi hành đi Phong Nha Kẻ Bàng
8h35: đến Phong Nha Kẻ Bàng, thời gian di chuyển từ bến thuyền đến cửa hang là 30
phút
11h30: ăn trưa tại nhà hàng Sơn Đoòng – Quảng Bình
12h30 khởi hành đi Nghệ An
Chiều:
16h15: dừng chân viếng ngã ba Đồng Lộc
17h: Rời ngả ba Đồng lộc
17h30: ăn tối, nhận phòng tại khách sạn beijing thành phố Vinh
Tối:
Tự do tham quan, khám phá TP Vinh
Ngày 2: Vinh – Ninh Bình – Hà Nội
Sáng
6h: ăn buffet tại khách sạn
7h: làm thủ tục trả phòng, khởi hành đi Hà Nội
7h30: dừng chân tham quan đền Cuông tại Nghệ An
11h15: Đến Ninh Bình
12h30: Ăn trưa tại nhà hàng Anh Dzũng Ninh Bình
Chiều
13h15: Tham quan Tam Cốc
16h10: Tham quan đền vua Đinh vua Lê
Tối
20h: Đến Hà Nội nhận phòng khách sạn Đang Anh 23 hàng Than
Ngày 3: Hà Nội

Sáng:
6h: Dự lể chào cờ tại quãng trường Ba Đình
7h30: Xem tư liệu về những ngày cuối đời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
8h: viếng lăng chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan Phủ chủ tịch - nhà 54, nhà sàn- ao
cá , nhà 67 bảo tàng hồ chí Minh và chùa Một Cột.
10h: khảo sát Văn Miếu – Quốc Tử Giám đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc
12h: ăn trưa tại Hà Nội
Chiều
Tối tự do khám khá Hà Nội
Ngày 4: Hà Nội – Hải Dương – Quảng ninh
Sáng
|5h30: Đi Quảng Ninh
Ăn sáng ở Hải Dương
8h30: Thăm Côn Sơn ở tình Hải Dương
10h: Đi Hạ Long
12h: Ăn trưa taị nhà hàng 61 Hạ Long
Chiều
1h30: Lên thuyền tham quan vịnh Hạ Long
17h: Tự do ăn tối
18h: Khảo sát các dịch vụ tại đảo Tuần Châu
22h: Nghỉ đêm ờ Hạ Long
Ngày 5: Quảng Ninh- Nam Định – Ninh Bình- Vinh
5h30: Ăn sáng trả phòng
9h30: Tham quan đền Trần . Nam Định
12h: Ăn trưa ở Ninh Bình
Chiều
17h: Nhận phòng khách sạn Beijing Vinh
Ngày 6: Vinh – Huế
Sáng
6h: Ăn buffet sang trả phòng

8h: Viếng mộ thân mẫu Hồ Mẫu Hồ Chí Minh
8h30: Thăm quê ngoại Bác
9h: Thăm quê nội Bác
11h: Viếng mộ đại thi hào Nguyễn Du
12h: Ăn trưa ở nhà hàng Hà Tĩnh
Chiều
13h: Trở về Huế
15h: Viếng mộ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
21h: Trả đoàn tại 04 Trần Quang Khải
I
# JKL
TT NỘI DUNG CHI PHÍ F V NỘI DUNG CHI PHÍ
1 Xe 29 chổ 23000000
2 Lưu trú 689000
3 Thuyền vịnh 1600000
4 Thuyền phong nha 640000
5 Thuyền tam cốc 600000
6 Các bữa ăn 823000
7 Hương hoa 1035000
8 Vé tham quan 402000
9 Tuần châu 200000
10 Bồi dưỡng TMV 900000
11 Bồi dưỡng lái xe 1000000
12 Bảo hiểm 19700
13 Nước 195000
14 Phí liên lạc đặt dv 200000
15 Y tế dự phòng 100000
Cộng 29370000 2114300
Giá cho 1 sinh viên
Z = V + F : N = 211300 + 29370000 : 22

= 3449300 / 1SV
G 0MN-56O%5*
1. Phong Nha: 80.000 * 20 = 1.600.000
2. Tam Cốc-Bích Động: 80.000 * 22= 1.760.000
3. Đền vua Đinh vua Lê: 10.000 * 18 = 180.000
4. Văn miếu: 10.000 * 22 = 290.000
5. Côn Sơn: 10.000 * 11 = 110.000
6. Mộ Nguyễn Du: 5000 * 13 = 65.000
7. Hạ Long: 220.000 * 22 = 4.840.000
8. Tuần Châu: 180.000
G -%;P*N-56O%5*
1. Thuyền Phong Nha: 320.000 *2 = 640.000
2. Thuyền Tam Cốc - Bích Động : 100.000 * 6 = 600.000
3. Thuyền Hạ Long:
G Q%NRS
1. Beijing Vinh : (480.000 * 6) *2 = 5.760.000
2. Đặng Anh Hà Nội: ( 500.000 * 7) * 2 = 7.700.000
3. Nhà Nghỉ Hạ Long: 280.000 * 6 = 1.680.000
0G T*RQ5C
1. Nhà hàng Sơn Đòng: 70.000*22 = 1.540.000
2. Trưa ngày 2: 1.540.000
3. Ngày 3: 100.000 * 22 = 2.200.000
4. Ngày 4: hạ Long: 80.000 * 22 = 1.760.000
5. Ngày 5: ăn Thanh Hóa: 1.400.000
6. Ngày 6: Hà Tĩnh: 50 * 22 = 1.100.000
0G T*NU1C
1. Beijing: 1.760.000
2. Ngày 2: 1.200.000
3. Ngày 3 : 80.000 * 22 = 1.760.000
4. Ngày 4: 50.000 * 22 = 1.100.000

5. Ngày 5: 50.000 * 22 = 1.100.000
0 G T*VW*+C
1. Sáng ngày 3 (Hà Nội): 30.000 * 22 = 660.000
2. Sáng ngày 4: 30.000 * 22 = 660.000
3. Sáng ngày 5: 15.000 * 22 =340.000
VII. XYC 23.000.000 + 1.000.000 ( bồi dưỡng)
VIII. #)4-1Z6[%\7]-: 18.000 * 24 = 432.000
IX. 1P*^2_-`*-`%]a*: 415.000 ( 315.000 nước + 100 y tế)
X. #2_-`*NR5*+NRb: 100.000
XI. J-b=18*N-431 : 200.000
X G -1_-b-Qc*+-45
1. Lăng Bác: 550.000
2. Ngã Ba Đồng Lộc : 150.000
3. Nghĩa trang Trường Sơn: 110.000
4. Hương đền Cuông + đền Trần: 15.000
5. Hoa viếng Bác Giáp: 40.000
6. Hoa quê Bác: bà Loan: 15 , quê ngoại + quê nội = 155.000
X G #d1[Qe*+N-%;&N61*-N31=1Z6C
1. Phong Nha: HD + BD = 300.000
2. Ngã Ba Đồng Lộc: 100.000
3. Đền Trần: 100.000
4. Côn sơn :100.000
5. Làng Bác: 200.000
6. Lăng Bác : 100.000
G# " C
(
Xin chào quý khách tôi tên là Nguyễn Bình Minh hôm nay tôi rất vụi và vinh dự
khi cùng đồng hành chuyến tham quan Huế -Quảng Trị -Huế cùng đoàn chúng ta và tôi
cũng xin giới thiệu có thêm anh Tài và anh Lanh là người lái xe và phụ xe hôm nay sẽ
đưa chúng ta đến những điểm tham quan và tôi cũng xin chúc đoàn sẽ có một buổi tham

quan thật vui vẻ và có nhiều điều tú vị.
Kính thứ quý khách :xe của đoàn chúng đang đi trên đường quốc lộ 1 A đường Lê
Duẩn đi từ Huế ra Bắc,đang chuẩn bị đi ngang qua cầu An Hòa nơi đây có cống chém
ngày xưa là pháp trường sử trảm những kẻ can án theo chế độ phong kiến .Chính nơi đây
cũng là nơi chôn cất rất nhiều nghĩa sĩ yêu nước tiêu biểu có Trấn Cao Vân và Thái
Phiên.Bây giời xe của đoàn chúng ta đang chuẩn bị đi ngang qua cầu An Lỗ rẽ về phía
tay phải là đường về sịa còn rẽ về phiá tay trái của quý khách là đường vaò suối nước
nóng thanh tân spa từ đường quốc lộ vào suối nước nóng khoảng 30 km.Suối nước nóng
là nơi vui chơi giải trí tắm và có thể ngâm mình trong những bể tắm nước nóng hoặc
nước mát Bây giờ xe của đoàn chúng ta chuẩn bị đi vào thị trấn phong điền và khi nhắc
đến thị trấn phong điền thì chắc ai cũng nghĩ đến phá tam giang cầu hai trãi dài từ sông ô
lâu đến sông Hương và thuộc địa phận 3 huyện Phong Điền Quảng Điển Hương Trà.
Ngày xưa Phá Tam Giang 2 bên là đầm lầy nên thường có cướp nên thương em
cũng muốn vô nhưng cũng sợ là vì vậy.Nhưng ngày này người con gái xứ Huế đã đạp lại
rằng “Phám Tam Giang ngày nay đã cạn,Truông nhà hồ nội tán dẹ yên.Thương em anh
hãy vô liền .Cơm áo của tiền ở Huế thiếu chi.Học trò xứa quảng ra thi.Thấy cô gái huế
chân đi không rời”.
Vâng thưa quý khách:Huế còn có một ngôi làng rất nổi tiếng mà nhiều khách du
lịch đã đến rất nhiều đó là làng cổ Phước Tích.Nằm ngây bền bờ sông ô lâu nổi tiếng là
làng nghề gốm phước tích đã trãi qua nhiều thời kỳ nhưng sản phẩm của làng nghề gốm
phước tích đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của người dân ở mọi vùng miền và đặc
biệt hơn sản phẩm của làng gốm phước tích là một trong những sản phẩm đã được đưa
vào trong các bữa ăn của vua chúa thời nhà nguyễn nên người dân đã có những câu thơ
như là:”om phước tích ngon cơm hoàng đế.Sen hà trì quý thể phú xuân”.Làng gốm phước
tích đã được bộ văn hóa thể thao du lịch xếp hạn di tích cấp quốc gia quý khách hãy nhìn
về phía tay phải của khách đó chính là con đường đi vào làng gốm phước tích.
Bây giờ xe của đoàn chúng ta đi trên cây cầu có tên gọi là cầu mỹ chánh đây là
ranh giới giữa quảng trị và huế từ mỹ chánh vào quảng trị còn độ khoảng 20 km quảng trị
là nơi từng giao tranh quyết liệt,là nơi trường tích với biệt danh là mùa hè đỏ lửa vào
1972 .Ở đây được coi là nghĩa trang không nấm mồ,nghĩa trang của những người lính đã

ngã xuống vì sự nghiệp đất nước giải phóng hào bình đất nước.Quý khách hãy nhìn về
phía tay trái của đoàn chúng ta đó chính là Thánh Địa La Vang vào khoảng 4 km là đến
đây là nhà thờ tôn nghiêm của những người việt nam theo đạo công giáo với tên gọi là La
Vang có một truyền thuyết dưới thời vua cảnh thịnh nhà tây sơn có chính sách chống đạo
công giáo cho nên để tránh sự trần phatj của nhà tây sơn nhiều giáo dân ở vùng quảng trị
đã chạy lên vùng đất này.Đây là khu vực đồi núi hẻo lánh nên để liên lạc với nhau được
thì họ phải “la”lớn mà la lớn thì vang.Từ đó cái tên LA Vang ra đời.
Bây giờ xe của đoàn chúng ta sắp đến Thành Cổ quảng trị nơi đã hứng chịu một
khối lượng bom đạn khổng lồ tương đương với sức công phá của 7 quả bom nguyên tử
,từng thời khắc đi qua đã san bằng diên tích chưa đầy 3 cây số ,nơi đây đã có hàng ngàn
người dân đã bỏ mạng hy sinh nhưng vẫn chưa tìm ra hài cốt vì bom đan khói lửa qua
lớn .Vào mùa hè năm 1972 để dựt cho được sự kiềm hảm của thành cổ quảng trị thì mỗi
ngày đêm người ta phải vượt qua song thạch hãn tăng cường vào một đại đội để chốt giữ
thành 81 ngày đêm là 81 ngày đêm đại đội phải vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất quảng trị
này 81 ngày đêm khốc liệt hàng ngàn chiến sĩ hy sinh xương máu xe của chúng ta cũng
chuẩn bị đến thành cổ quảng trị quý khách hãy chuẩn bị mũ nón để xuống xe vào tham
quan thành cổ quý khách sẽ biết thêm nhiều lịch sử của thành cổ.
Quảng Điền:là 1 huyện vùng trũng của tĩnh từa thiên huế nằm ở phía bawvs lưu
vưc song bồ và phía tây là phá tam giang nên co nguồn giao thong rất thuận lợi vì được
sông bồ đỗ ra phá tam giang. Sông đôi kim hợp lưu vơi song thanh hà nối liền nhiều kênh
hói nên có nhiều nguồn phù xa màu mỡ bồi đắp nhiều cánh đồng thuộc tỉnh quảng phước
quảng thọ nơi đây còn có nhiều đầm lầy thông với biển cả nên người dân có thêm nhiều
thu nhập từ thủy hải sản và người dân đây đã có câu thơ như là:
“Phá Tam Giang rông lăm ai ơi
Có ai về sịa với tôi thì về
Đất sịa có lịch có bờ có sông tắm mát có nghề làm ăn. Quảng điền là vùng đất có
truyền thông văn hóa yêu nước được hình thành và phát triển từ khi có vùng đất thuận
hóa xác nhập vào,và đây cũng là quê hương của nhiều danh nhân và nhà hoạt động cách
mạng và đây cũng là nơi sản sinh ra nhiều tài tử như đại tương quân nguyễn chí thanh
nhà thơ tố hữu.với biểu tượng vùng đất lua quảng điền còn là vung nhiều tôm cá nên đx

nổi dah với câu “nhất huế nhì sịa”đã từ lâu hình thành và tồn tại ở đây những van chài
như những ngôi làng trên mặt nước ven sông phá tam giang.Cúng bởi vì những giá trị
văn hóa sông nước nên đã xây dựn bảo tàng văn hoă sông nước ở huyện quảng điền
((#
Xe chúng ta đang di chuyển trên địa phận của tỉnh Quảng Trị. Quảng Trị là tỉnh
thuộc vùng bác trung bộ việt nam .Phía bắc giáp với Tinh quảng bình , phía nam giarp
với thừa thiên huế ,phía đông giáp với biển đông , phía tây giáp với lào.QT nằm trên trục
giao thông quan trọng xuyên bắc –nam cả đường bộ và đường sắt lại nằm trên tuyến
đường 9 chạy theo hướng đông – tây nối QL 1A với cưa khẩu La Bảo sang lào .Tỉnh
Quảng Trị nằm ở phần eo của lãnh thổ VN hình chữ S. Trung tâm hành chính của tỉnh
QT là thành phố Đông Hà. Quảng Trị nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc
gia, và nằm ở QL 9 trên tuyến hành lang kinh tế đông tây qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo.
Vì thế rất thuận lợi cho các ngành giao thông, thương mại, dịch vụ và hợp tác đầu tư của
các nước ASIAN
Nơi đây có con sông Bến Hải- cầu Hiền Lương là giới tuyến chia cắt giữa 2 miền
Nam Bắc trong suốt 20 năm từ 1954-1975. Sau hiệp định Gionevo , sông Bến Hải được
chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời. Tỉnh quảng trị tạm thời chia cách 2 vùng . Vùng
bờ nam sông Bến Hải do chính quyền VN cộng hòa quản lí ,vùng Bờ Bắc vĩ tuyến 17 do
nhà nước VN dân chủ cộng hòa quản lí được thành lập đặc khu Vĩnh Linh. Sau hòa bình,
BÌNH-TRỊ-THIÊN đến năm 1989 thì chia lại 3 tỉnh trở về như cũ. Và hiện nay tỉnh
quảng tri phát triển rất nhiều mặt. Và trên địa phận tỉnh QT có rất nhiều khu di tích , di
tích lịch sử mà đoàn chúng ta phải đi ngang qua.
Nhìn về phía bên tay trái của đoàn chúng ta đó chính là Thánh Địa La Vang đi vào
khoảng 40km là đến. Đây là nhà thờ tôn nghiêm của người VN .Họ tin rằng Đức Mẹ
MARIA đã hiện ra ở nhà thờ này vào năm 1798 và được tòa thánh VANTICAN phong là
“Tiểu Vương Cung Thánh Đường La Vang” có rất nhiều cách giải thích cho tên gọi La
Vang này: Theo như truyền thuyết, dưới thời vua Cảnh Thịnh có chế độ chống đạo tôn
giáo nên để tránh sự trần phạt của nhà TÂY SƠN nên người dân đã kéo lên đây và lúc
trước đây là vùng đất hẻo lánh để thuận lợi cho sự liên lạc với nhau nên người ta đã la to
và khi la to thì có tiếng vang nên từ đó đã có tên La Vang ra đời. Và cũng có thêm 1 giả

thiết nữa rằng: khi người dân kéo lên đây đã mắc bệnh dịch và mẹ MARIA đã hiện ra ở
đây và vẽ cho người dân đi tìm lá vằng để uống mà viết không dấu thành La vang và từ
đó cái tên La Vang cũng ra đời. Nếu có dịp thì đoàn chúng ta ghé vào tham quan thì tôi sẽ
nói rõ hơn.
Và bây giờ tôi xin nói qua về Đức Mẹ MARIA. Trong cuộc chiến tranh VN chúng
ta biết là mùa hè đỏ lửa 1972 thì tất cả mọi nơi điều đầy vết đạn, nhà thờ nát hết nhưng
tượng Đức Mẹ MARIA thì vẫn nguyên vẹn 1 điều nữa nói lên sự linh thiêng và sự tinh
tưởng Vào đức mẹ MARIA, nếu chúng ta thường thấy tượng mẹ MARIA thường mặc
theo kiểu Châu Âu nhưng ở đây là đất VN, áo dài khăn đống với cái Thánh bên trên. Thể
hiện Đức Mẹ có thể hiện thân ở mọi nơi để cứu giúp tất cả mọi người
Dạ Vâng! Bây giờ đoàn chúng ta nhìn về phía tây phải đi ,vâng đây chính là con
đường đến với thành cổ Quảng Trị ,đây từng là nơi chứng kiến cuộc chiến 81 ngày đêm
vào mùa hè đỏ lửa năm 1972 bằng cuộc chiến đấu anh hung, kiên cường của quân và dân
ta góp phần thắng lợi trên bàn hội nghị Paris giải phóng miền nam – thống nhất đất nước.
Trong cuộc chiến 81 ngày đêm khốc liệt ấy, hàng ngàn chiến sĩ đã anh hùng hy sinh và
nằm vĩnh viễn trên mãnh đất này, máu của các anh đã hòa vào long đất cho non sông, đất
nước có ngày độc lập, nhân dân được ấm no hạnh phú.Có 1 cựu chiến binh khi trở về
thăm chiến trường xưa đã thốt lên rằng:” đồng đội tôi trong chiến dịch 72. Xương thịt
nhiều hơn đất đai cằn cõi. Vâng! Đúng như vậy , vào mùa hè 1972 để dịch cho sự kìm
hãm của Thành Cổ QT và thị xã QT thì mỗi đêm như vậy ta phãi vượt qua sông Thạch
Hãn, tăng cường vào một đại đội để chốt giữ thành và 81 ngày đêm là 81 đại đội phải
vĩnh viễn nằm lại trên mãnh đất này và để bảo vệ cho Thành Cổ QT thì hàng ngàn người
con ưu tú trên khắp mọi miền đất nước đã vĩnh viễn nằm lại nơi đây.Đây là một thiêng
liêng một địa chỉ đỏ giáo dục cho lòng yêu nước cho thế hệ sau này.
Dạ vâng! Bây giờ thì đoàn mình đang đi trên cầu Thạch Hãn bắt qua sông Thạch
Hãn. Vào mùa hè 1972 thì sông Thạch Hãn là con đường duy nhất là tiếp tế nhân lực và
vật lực cho chiến sĩ ta tại Thành Cổ QT : địch đã ném xuống sông Thạch Hãn một khối
lượng bom đạn rất lớn và nhiều chiến sĩ ta đã hy sinh trên dòng sông này.Nên nó được
xem là dòng sông máu.Cựu chiến binh Lê Bá Dương khi quay về thăm chiến trường xưa
sau khi thắp nén hương cho đồng đội, ra đứng bên dòng sông Thạch Hãn mà nhắn nhũ

rằng:
Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi đôi mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm
D FD
Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi quy tập phần mộ các liệt sĩ trên tuyến
đường Trường Sơn, còn đường gọi là đường mòn Hồ Chí Minh, dùng để tôn vinh những
chiến sĩ đã hi sinh trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước trong những năm chiến tranh
thống nhất đất nước.
Nghĩa trang được xây dựng tại khu vực Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa
phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách thành phố Đông Hà, tỉnh lỵ của tỉnh Quảng
Trị khoảng 38 km về phía tây bắc, cách quốc lộ 1A (đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh)
chừng hơn 20 km về phía tây bắc. Nghĩa trang có diện tích 140.000m², nằm trên 3 quả
đồi ở cạnh thượng nguồn sông Bến Hải, ranh giới cắt chia hai miền Bắc - Nam
thời kháng chiến chống Mỹ. Đây là nơi Bộ tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn đã chọn. Đây
là một trong 72 nghĩa trang liệt sỹ của tỉnh Quảng Trị.
Mộ bắt đầu được quy tập tại đây từ cuối năm 1974. Nghĩa trang được xây dựng từ
ngày 24/10/1975 và hoàn thành ngày 10/4/1977, đây là nghĩa trang có quy mô lớn nhất
Việt Nam, có kiến trúc, bố cục độc đáo, không giống đa phần nghĩa trang liệt sĩ khác ở
Việt Nam. Khu trung tâm nằm trên một ngọn đồi cao 32,4m có đài tưởng niệm bằng đá
trắng cao vút uy nghiêm, rỗng ruột và khuyết ba mặt, thể hiện nỗi mất mát vô cùng. Bốn
khu đặt mộ liệt sĩ được xếp theo tỉnh, thành phố trải trên năm quả đồi. Xen kẽ các khu mộ
là những cánh rừng. Lối đi được lát đá, gạch hoặc tráng xi măng, hoa nở bốn mùa hai
bên. Mỗi khu đều có nhà tưởng niệm với kiến trúc phảng phất hình ảnh các vùng quê đất
nước. Đây là khu an nghỉ của 10333 anh hùng liệt sĩ. Vào ngày 19 tháng 5 năm 1999
nhân kỉ niệm 40 năm ngày thành lập binh đoàn Trường Sơn. Chính phủ nhà nước quyết
định nâng cấp và tân trang khu liệt sĩ để một phần nào thể hiện lòng biết ơn đối với
những người đã khuất, đã hy sinh vì đồng bào tổ quốc.
Tại thời điểm tháng 4 năm 2006 ở đây có 10.263 phần mộ; được chia thành 10 khu

vực theo địa phương: Hà Nội, Bình Trị Thiên, Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình, Hải
Hưng, Thái Bình, Hà Bắc,Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hải
Phòng, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Hà Tiên nơi liệt sĩ sinh ra và một khu dành cho 68
liệt sĩ khuyết danh. Các phần mộ được xây kiên cố, có sơ đồ mộ chí, được 21 quản trang
trông nom, giữ gìn chu đáo.
Hàng năm có khoảng 20,000 khách đến thăm đến từ trong nước lẫn ngoài nước.
Jf#
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình – miền Trung Việt
Nam. Với diện tích khoảng 200.000 ha, Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc địa phận các huyện
Quảng Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa, cách thành phố Đồng Hới 50km về
hướng tây bắc.
Bên cạnh giá trị về lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo, Phong Nha – Kẻ Bàng còn
được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những cảnh quan kì bí, hùng vĩ. Vườn Quốc gia
Phong Nha – Kẻ Bàng ẩn chứa bao điều bí ẩn của tự nhiên, những hang động như những
lâu đài lộng lẫy trong lòng núi đá vôi được tạo tác từ hàng triệu năm trước.
Phong Nha – Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và
mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như
sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi chứa silic, đá mac-nơ, đá granodiorite, đá diorite,
đá aplite, pegmatite Phong Nha – Kẻ Bàng cũng chứa đựng lịch sử phát triển địa chất
phức tạp, lâu dài từ 400 triệu năm trước của trái đất. Trải qua các giai đoạn kiến tạo quan
trọng và các pha chuyển động đứt gãy, phối tảng, uốn nếp đã tạo ra các dãy núi trùng
điệp và các bồn trầm tích bị sụt lún. Những biến động trên cũng đã góp phần tạo nên sự
đa dạng về địa chất, địa hình, địa mạo.
Vùng đá vôi Phong Nha – Kẻ Bàng có những đặc trưng toàn cầu trong nhiều giai
đoạn phát triển từ kỷ Ordovic muộn – Silur (463,9 – 430 triệu năm trước) đến kỷ Đệ Tứ
(1,75 triệu năm trước). Một đặc điểm mang tính đặc thù ở đây là hệ thống sông chảy
ngầm và các hang động trong lòng núi đá vôi.
Vùng địa mạo phi đá vôi có đặc điểm chung là núi thấp với thảm thực vật phủ trên
bề mặt. Quá trình bào mòn tạo ra các thềm dọc theo các thung lũng của các sông Son,
sông Chày hay tại các bờ của các khối núi đá vôi ở vùng trung tâm. Vùng địa hình

chuyển tiếp là những dạng khác nhau xen giữa các núi đá vôi.
Nằm trong vùng có lượng mưa trung bình hàng năm khá cao nhưng nước ở đây đã
ngấm và chảy ngầm trong lòng các núi đá vôi, trải qua hàng chục triệu năm đã tạo nên vô
số hang động ở khu vực này. Tại Phong Nha - Kẻ Bàng có khoảng 300 hang động lớn
nhỏ được chia thành ba hệ thống chính: hệ thống động Phong Nha, hệ thống hang Vòm
và hệ thống hang Rục Mòn.
Hệ thống động Phong Nha có tổng chiều dài trên 57km bắt nguồn từ phía nam của
vùng núi đá vôi Kẻ Bàng. Cửa chính của hệ thống động này là động Khe Ry và động Én
nằm ở độ cao khoảng 300m so với mặt nước biển. Các hang trong hệ thống này phân bổ
theo dạng cành cây chạy theo hướng đông bắc – tây nam.
Hệ thống hang Vòm có tổng chiều dài trên 35km bắt nguồn từ hang Rục Cà
Roòng, nằm ở độ cao 360m so với mặt nước biển và kết thúc là hang Vòm. Hệ thống
hang Vòm nằm trên trục có hướng chung là nam – bắc. Sông Rục Cà Roòng lúc ẩn mình
trong núi đá, lúc lại xuất hiện trên những thung lũng hẹp và sâu, cuối cùng đổ ra sông
Chày ở cửa hang Vòm.
Hệ thống hang Rục Mòn nằm ở địa phận huyện Minh Hóa cũng là một trong
những hang động lớn nhưng chưa được khai thác nhiều.
Một số hang động tiêu biểu ở Phong Nha – Kẻ Bàng là động Phong Nha, động
Tiên Sơn, động Thiên Đường, hang Tối, hang Én, hang Khe Ry, đặc biệt hang Sơn
Đoòng được đánh giá là hang động lớn nhất thế giới với chiều cao khoảng 200m, có nơi
lên đến 250m, rộng 200m, chiều dài ít nhất là 8,5km.
Với đặc điểm về địa hình, khí hậu, đất đai, thủy văn của Phong Nha – Kẻ Bàng đã
hình thành hệ thực vật phong phú, đa dạng và độc đáo. Kết quả hoạt động điều tra, khảo
sát đã ghi nhận Phong Nha – Kẻ Bàng có thảm rừng nhiệt đới rộng lớn, phủ kín 96,2%
diện tích tự nhiên, trong đó gần 90% diện tích được che phủ bởi rừng nguyên sinh hoặc
gần như rừng nguyên sinh. Sự phong phú, đa dạng về thành phần, chủng loại động thực
vật quý hiếm ở Phong Nha – Kẻ Bàng là hệ quả tất yếu của điều kiện sinh cảnh và là đặc
trưng tiêu biểu về sinh thái rừng tại đây.
Bước đầu ở Phong Nha – Kẻ Bàng đã điều tra và thống kê về thực vật có mạch
gồm 152 họ, 511 chi, 876 loài, trong đó có 38 loài nằm trong danh mục Sách Đỏ Việt

Nam, 25 loài nằm trong danh mục Sách Đỏ của IUCN (Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên
Quốc tế) và 13 loài đặc hữu ở Việt Nam.
Một phát hiện rất quan trọng ở Vườn Quốc gia này là có 3 loài thú : Sao La, Mang
Lớn và Mang Trường Sơn, trong đó Sao La và Mang Lớn là loài thú mới được phát hiện
trên toàn cầu. Về bò sát và lưỡng cư đã phát hiện 81 loài trong đó có 18 loài nằm trong
danh mục Sách Đỏ Việt Nam và 6 loài nằm trong danh mục Sách Đỏ của IUVN. Cũng tại
đây đã xác định 259 loài bướm, 162 loài cá, trong đó có 4 loài đặc hữu hẹp chỉ gặp ở
Quảng Bình và một loài cá lần đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam ; 302 loài chim, trong đó có
15 loài nằm trong danh mục Sách Đỏ Việt Nam, 19 loài nằm trong danh mục Sách Đỏ
của IUCN. Đặc biệt loài gà lôi lam mào đen, gà lôi lam đuôi trắng, loài công vừa ở mức
độ nguy cấp vừa đe dọa ở mức toàn cầu. Phong Nha – Kẻ Bàng có ý nghĩa như một bảo
tàng sinh vật khổng lồ ở Việt Nam.
Với giá trị đặc sắc về địa chất, địa mạo, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã
được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào tháng 7/2003 tại Hội nghị
lần thứ 27 họp tại Paris.
g#hE
Hà Tĩnh, mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống cách mạng và văn hóa, nơi
có nhiều tên đất, tên người đã gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc. Trong
đó, Ngã ba Đồng Lộc là địa danh đã trở thành huyền thoại trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Ngã ba Đồng Lộc được xếp hạng Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1989;
được Đảng, Nhà nước, Trung Ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân tỉnh
Hà Tĩnh đầu tư xây dựng thành Khu tưởng niệm các liệt sỹ TNXP toàn quốc.
Từ năm 1964 đến năm 1972, tuyến đường quốc lộ 1A đi qua địa bàn Hà Tĩnh bị
đánh phá và chia cắt hoàn toàn, thời điểm đó mọi thông thương từ miền Bắc vào miền
Nam phải đi qua con đường 15A. Trong đó Ngã ba Đồng Lộc là một địa điểm hiểm trở
trên con đường này. Nơi đây được ví như là yết hầu, là mạch máu giao thông nối liền hậu
phương lớn miền Bắc với tuyền tuyến lớn miền Nam.
Xác định được vị trí chiến lược của Ngã ba Đồng lộc, từ năm 1964 đến năm 1972
Ngã ba Đồng Lộc bị đánh phá liên tục và năm 1968 là năm ác liệt nhất. Từ tháng 4 đến

tháng 10 năm 1968, Ngã ba Đồng Lộc phải gánh chịu gần 50.000 quả bom các loại, bình
quân mỗi 1m2 đất nơi đây phải gánh chịu trên 3 quả bom, đất đá bị cày đi xới lại, hố bom
chồng lên hố bom.
Tại chiến trường Ngã ba Đồng Lộc lúc bấy giờ có nhiều lực lượng như: Bộ đội,
Thanh niên xung phong, công nhân giao thông, công an, dân quân du kích… làm nhiệm
vụ cảnh giới, giải tỏa giao thông, san lấp hố bom, phá bom nổ chậm đảm bảo an toàn cho
người và hàng hóa chi viện vào chiến trường Miền Nam.
Để giữ cho mạch máu giao thông từ Bắc vào Nam được thông suốt, biết bao nhiêu
xương máu của các chiến sỹ và nhân dân đã đổ xuống. Trong đó phải kể đến sự hy sinh
anh dũng của tiểu đội 10 cô gái TNXP thuộc Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội 55. Trưa
ngày 24 tháng 7 năm 1968, một ngày như mọi ngày, 10 chị ra đường làm nhiệm vụ. Đến
16 giờ 30 phút, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, 1 quả bom đã nổ gần
căn hầm chữ A, nơi 10 chị đang tránh bom, làm sập hầm và tất cả 10 chị đã hy sinh khi
tuổi đời còn rất trẻ. Người trẻ tuổi nhất là 17 tuổi, ba người chị lớn tuổi nhất cùng 24
tuổi Ngày nay, Khu di tích TNXP Ngã ba Đồng Lộc đã và đang được đầu tư xây dựng
ngày một khang trang, nhiều công trình kiến trúc đặc biệt được xây dựng như: Khu mộ
10 nữ TNXP, Nhà bia tưởng niệm TNXP toàn quốc, Sa bàn chiến đấu, Nhà bảo tàng,
Tháp chuông Đồng Lộc và nhiều công trình văn hóa tâm linh khác đang được đầu tư xây
dựng.
Khu di tích TNXP Ngã ba Đồng Lộc là địa chỉ đỏ giáo dục đạo đức truyền thống,
cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau, là điểm du lịch tâm linh thu hút được sự
quan tâm của đồng bào cả nước và du khách quốc tế.
Giờ đây chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống đã hồi sinh ngay trên tọa độ chết năm
xưa, thời gian có thể khiến cho người ta quên đi bao nhiêu ngã ba trong cuộc đời nhưng
khó có ai một lần đi qua mà có thể quên được Ngã ba Đồng Lộc. Sự hy sinh anh dũng
của Mười cô gái TNXP Ngã ba Đồng Lộc cùng với hàng trăm, hàng ngàn các anh hùng
liệt sĩ khác sẽ còn vang vọng mãi đến mai sau. Hình ảnh Ngã ba Đồng Lộc quật khởi
vươn lên giữa mưa bom lửa đạn còn ghi đậm mãi trong tâm khảm mỗi người dân Việt
Nam và bạn bè yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
FJi0 

Lời đầu tiên , cho phép HDV Bình Minh Gởi đến đoàn 1 lời chào và 1 lời chúc tốt
đẹp nhất. Hiện tại thì xe của đoàn ta đang di chuyển trên quốc lộ 1A để đến với tỉnh Nghệ
An. Bây giờ HDV Nguyễn Loan xin cung cấp cho đoàn một số thông tin về tỉnh Nghệ An
cũng như thành phố Vinh.
Vâng ! Thưa quý khách Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc
vùng Bắc Trung Bộ. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô
Hà Nội 291 km về phía nam.
Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía đông giáp biển
Đông, phía tây bắc giáp tỉnhHuaphanh (Lào), phía tây giáp tỉnh Xiengkhuang (Lào), phía
tây nam giáp tỉnh Borikhamxay (Lào). Nghệ An có 37 dân tộc cùng người nước ngoài
sinh sống.
Sau đây , mình xin giới thiệu một số tên gọi của tình Nghệ An dưới các thời .
Trước thời Hùng Vương, vùng Nghệ An và Hà Tĩnh là nước Việt Thường, quốc
gia độc lập cổ đại với kinh đô là vùng chân núi Hồng Lĩnh. Đến thời Hùng Vương nước
Việt Thường bị sát nhập thành bộ thứ 15 của Văn Lang.
Thời Hùng Vương và An Dương Vương, tỉnh Nghệ An bao gồm bộ Hoài Hoan và
phần bắc bộ Cửu Đức.
Đời nhà Tấn là quận Cửu Đức.
Đời nhà Tùy là quận Nhật Nam.
Năm 628 đổi là Đức Châu, rồi lại đổi thành Châu Hoan, lại Châu Diễn.
Đời nhà Đường là quận Nam Đức.
Thời nhà Ngô, tách ra khỏi quận Cửu Chân đặt làm quận Cửu Đức.
Thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê gọi là Hoan Châu.
Năm 1030 (năm Thiên Thành thứ 3 đời Lý Thái Tông), bắt đầu gọi là châu Nghệ
An.
Từ năm 1490 gọi là xứ Nghệ An.
Thời Tây Sơn, gọi là Nghĩa An trấn.
Năm đầu niên hiệu Gia Long lại đặt làm Nghệ An trấn.
Năm 1831, vua Minh Mệnh chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An (phía
Bắc sông Lam); Hà Tĩnh (phía nam sông Lam). Sau đó hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáp

nhập lại, lấy tên là tỉnh An Tĩnh.
Từ năm 1976 đến 1991, Nghệ An và Hà Tĩnh là một tỉnh và được gọi là tỉnh
"Nghệ Tĩnh".
Qua đó , chúng ta cũng thấy được sự thay đổi tên gọi của tỉnh Nghệ An rất phức
tạp .
Nhưng từ năm 1991 thì tỉnh Nghệ Tĩnh lại tách ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh . Và
tên gọi Nghệ An cũng bắt đầu từ năm đó cho đến bây giờ.
Chúng ta cùng nhìn lại lịch sử của tỉnh Nghệ An một chút nhé.
Cũng như mình đã giới thiệu thì trước thời Hùng Vương, vùng Nghệ An và Hà
Tĩnh là nước Việt Thường, kinh đô là vùng chân núi Hồng Lĩnh. Đến thời Hùng
Vương nước Việt Thường bị sát nhập thành bộ thứ 15 của Văn Lang.
Từ thế kỷ thứ VIII, Mai Hắc Đế đã phất cao cờ nghĩa, xây thành Vạn An ở Sa
Nam (Nam Đàn) để chống lại ách thống trị của nhà Đường.
Năm 1285, trước họa xâm lăng của quân xâm lược Nguyên Mông, vua Trần Nhân
Tông đã dựa và nguồn nhân lực hùng hậu của vùng đất này.
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh, năm 1424, Lê Lợi tiến
quân vào xứ Nghệ An lập đại bản doanh ở đây 4 năm.
Cuối năm 1788, Nguyễn Huệ trên đường hành quân cấp tốc ra Bắc để đánh đuổi
29 vạn quân Thanh sang xâm chiếm nước ta, ông đã dừng lại ở Nghệ An tuyển thêm 5
vạn quân sĩ.
Những tân binh này được tổ chức thành cánh Trung quân, do Quang Trung trực
tiếp chỉ huy, đã hăng hái thần tốc tiến ra Thăng Long, góp phần làm nên chiến công vang
dội ở Ngọc Hồi, Đống Đa giữa tết năm Kỷ Dậu (1789).
Trong buổi đầu chống thực dân Pháp, dưới ngọn cờ của tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn
và Phó bảng Lê Doãn Nhạ, nhân dân Nghệ An đã dấy lên một trong trào kháng Pháp
mạnh mẽ, đứng hàng đầu trong cả nước.
Đầu thế kỷ XX xuất hiện Phan Bội Châu, một con người đầy nhiệt huyết yêu
nước, đã bôn ba hải ngoại, với khát vọng tiếp thu cái hay, cái mới, hy vọng cứu nước
thắng lợi.
Cùng với Hà Tĩnh, Nghệ An là nơi ghi dấu ấn đầu tiên của truyền thống đấu tranh

cách mạng vô sản ở Việt Nam với cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931, mở đầu cho
cao trào cách mạng vô sản trong cả nước. Trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, Nghệ
An là quê hương của các phong trào “Tiếng hát át tiếng bom”, “Thóc không thiếu một
cân, quân không thiếu một người”, “Xe chưa qua, nhà không tiếc”, “Tất cả cho miền
Nam ruột thịt”.v.v để góp phần mình cùng cả nước đi đến toàn thắng mùa xuân năm
1975.
Nghệ An có truyền thống hiếu học, có nhiều dòng họ, nhiều làng học nổi tiếng, là
cái nôi sản sinh cho đất nước nhiều danh tướng, lương thần, nhiều nhà khoa học, nhà văn
hoá có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Số người Nghệ An đậu đại khoa thời phong kiến (tiến
sĩ trở lên) xếp thứ 4 toàn quốc (sau Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội và trên Thanh Hoá, Hà
Tĩnh).
Chỉ riêng làng Quỳnh Đôi, dưới thời phong kiến đã có 13 người đậu đại khoa (Phó
bảng trở lên), còn cử nhân dưới triều Nguyễn (1807 - 1918) đã có 47 người. Khoa
thi Hương Tân Mão (1891), trường Nghệ lấy đậu 20 cử nhân, thì huyện Nam Đàn đã có 6
người đậu; khoa thi năm Giáp Ngọ (1894), trường Nghệ lấy đậu 20 cử nhân, Nam Đàn có
8 người đậu; khoa thi hội năm Tân Sửu (1901), cả nước có 22 người đậu tiến sĩ và Phó
bảng thì Nam Đàn có 3 người là tiến sĩ Nguyễn Đình Điển, Phó bảng Nguyễn Xuân
Thưởng và Nguyễn Sinh Sắc.
Vâng! Từ xa xưa đến nay thì Nghệ An là một khu vực rất nổi tiếng về truyền
thông hiếu học . Có lẽ , do đây là quê hương của Bác Hồ vĩ đại nên tất cả con cháu ở đây
đã noi gương Bác , đã học tập và làm theo tấm gương của Bác , nên tất cả đều học rất
giởi.
Mình sẽ nói sơ qua về khí hậu ở Nghệ An nhé !
Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ,
thu, đông. Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, tỉnh chịu ảnh hưởng của gió
phơn tây nam khô và nóng. Vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và
ẩm ướt.
Về kinh tế thì hiện nay ngành công nghiệp của Nghệ An tập trung phát triển ở 3
khu vực là Vinh - Cửa Lò gắn với Khu kinh tế Đông Nam, Khu vực Hoàng Mai và khu
vực Phủ Quỳ. Phấn đấu phát triển nhiều ngành công nghiệp có thế mạnh như các ngành

chế biến thực phẩm - đồ uống, chế biến thuỷ hải sản, dệt may, vật liệu xây dựng, cơ khí,
sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, chế tác đá mỹ nghệ, đá trang trí, sản xuất bao bì, nhựa,
giấy Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm
2011, tỉnh Nghệ An xếp ở vị trí thứ 49/63 tỉnh thành.
Ngoài ra thì Nghệ An rất phát triển về du lịch có bãi tắm Cửa Lò là khu nghỉ mát;
Khu du lịch biển diễn Thành, huyện Diễn Châu - một bãi biển hoang sơ và lãng mạn; khu
di tích Hồ Chí Minh, khu di tích đền Cuông. Năm 2008, Khu du lịch Bãi Lữ được đưa
vào khai thác.
Nghệ An là xứ sở của những lễ hội cổ truyền diễn ra trên sông nước như lễ hội
Cầu Ngư, Rước hến, Đua thuyền Lễ hội làm sống lại những kỳ tích lịch sử được nâng
lên thành huyền thoại, giàu chất sử thi, đậm đà tính nhân văn như lễ hội đền Cuông, lễ
hội làng Vạn Lộc, làng Sen. Miền núi có các lễ hội như Hang Bua, lễ hội Xàng Khan, lễ
Mừng nhà mới, lễ Uống rượu cần.
Nghệ An còn lưu giữ được nhiều di tích văn hoá lịch sử, nhiều danh lam thắng
cảnh, lễ hội văn hoá truyền thống - đó là những yếu tố thuận lợi giúp cho du lịch Nghệ
An phát triển.
Hiện nay Nghệ An có trên 1 ngàn di tích lịch sử văn hóa, trong đó có gần 200 di
tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, đặc biệt là Khu di tích Kim Liên, quê hương của Hồ
Chí Minh, hàng năm đón xấp xỉ 2 triệu lượt nhân dân và du khách đến tham quan nghiên
cứu.
Khu di tích lịch sử Kim Liên, cách trung tâm thành phố Vinh 12 km về phía Tây
Nam, là khu di tích tưởng niệm Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Nơi đây
gắn với thời niên thiếu của Hồ Chí Minh và còn lưu giữ những kỷ niệm thuở nhỏ của cậu
bé Nguyễn Sinh Cung, những dấu tích và những kỷ vật của gia đình.
Làng Sen, quê nội của Hồ Chí Minh, tên chữ là Kim Liên (bông sen vàng). Làng
có nhiều hồ thả sen suốt hai bên đường làng. Ngôi nhà của Hồ Chí Minh sống thuở nhỏ
dựng bằng tre và gỗ, 5 gian, lợp tranh. Trong nhà có những đồ dùng giống như các gia
đình nông dân: phản gỗ, chõng tre, cái võng gai, bàn thờ Nhà được dựng năm 1901 do
công sức và tiền của dân làng góp lại làm tặng ông Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Hồ
Chí Minh khi ông Sắc đỗ Phó Bảng đem lại vinh dự cho cả làng.

Cách làng Sen 2 km là làng Chùa (tên chữ là Hoàng Trù) - quê ngoại của Hồ Chí
Minh - và cũng là nơi ông cất tiếng khóc chào đời, được mẹ nuôi dạy những năm
Bây giờ , mình giới thiệu một đôi nét về thành phố Vinh !
Khu du lịch thành phố Vinh nằm ở vị trí giao thông thuận tiện, có quốc lộ 1a và
tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có sân bay Vinh nằm cách trung tâm thành phố
không xa. Thành phố Vinh còn là đầu mối giao thông quan trọng giữa miền Bắc và miền
Nam. Khách đi du lịch theo tuyến quốc lộ 1A ngày càng tăng, lượng du khách đến với
Nghệ An theo đó cũng tăng.
Thành phố Vinh từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với
những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ. Đến với thành phố Vinh, du khách
có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng.
Cách thành phố Vinh 120 km về phía Tây Nam, Vườn Quốc gia Pù Mát thuộc
huyện Con Cuông, nằm trên sườn Đông của dải Trường Sơn, dọc theo biên giới Việt Lào.
Nơi đây có một số loài động vật, thực vật quý hiếm cần phải được bảo tồn nghiêm ngặt
như: sao la, thỏ vằn, niệc cổ hung và một số loài thực vật như pơ mu, sa mu, sao hải
nam Nơi đây đã được được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển thế
giới với tên gọi Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An.
Hiện nay, nhiều tổ chức bảo vệ môi trường thế giới cũng như trong nước, đang có
các dự án để bảo tồn và phát triển vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn thiên nhiên Pù
Huống tạo thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn.
Khu du lịch Cửa Lò là điểm du lịch biển hấp dẫn với bãi cát trắng mịn chạy dài
gần 10 km, thông ra Hòn Ngư, Hòn Mắt, Đảo Lan Châu e ấp ven bờ như một nét chấm
phá của bức tranh thuỷ mạc. Tất cả đã tạo ra cho Cửa Lò có một sức hấp dẫn mạnh mẽ
với du khách thập phương.
Nghệ An còn là nơi có nhiều món ăn ngon, đặc sản nổi tiếng: cháo lươn Vinh,
cơm lam, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, cam xã Đoài là những sản phẩm du
lịch có sức cuốn hút khách du lịch quốc tế và trong nước.
Với nhiều lắm những danh lam thắng cảnh, hệ thống di tích, văn hoá phong phú về
số lượng, độc đáo về nội dung, đa dạng về loại hình, Nghệ An đang là miền đất hứa, là

địa chỉ du lịch hấp dẫn đối với du khách.
j
Diễn Châu (Nghệ An) được biết đến không chỉ là nơi sản sinh ra nhiều nhân vật
lịch sử nổi tiếng như Phùng Chí Kiên, Nguyễn Xuân Ôn, Đặng Văn Thụy, Cao Xuân
Dục mà còn là vùng đất có nhiều di tích lịch sử và các danh lam thắng cảnh. Theo thống
kê trong số 91 di tích lịch sử văn hóa thì đã có tới 13 di tích được công nhận là di tích
lịch sử cấp quốc gia. Một trong số các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng là Đền Cuông nơi
gắn liền với Thục An Dương Vương – vị vua huyền thoại của lịch sử dựng nước thời xa
xưa.
Đền Cuông thuộc địa bàn xã Diễn An, huyện Diễn Châu, cách thành phố Vinh
khoảng 30 km về phía Bắc, nằm trên núi Mộ Dạ, một ngọn núi thuộc dãy Đại Hải, cận kề
quốc lộ 1A. Đền Cuông là một di tích lịch sử đã được Nhà nước xếp hạng, đồng thời
cũng là một danh thắng nổi tiếng – nơi kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và cảnh sắc thiên
nhiên như thể đã có một sự thỏa thuận trước giữa tạo hóa và bàn tay con người.
Nhìn về tổng thể kiến trúc Đền Cuông được xây dựng theo kiểu chữ "Tam". Trải
qua hàng nghìn năm, tam quan hiện nay đã chằng chịt rễ cây si leo bám, càng tạo nên nét
cổ kính cho ngôi đền. Tòa trung điện theo kiểu chồng diêm 8 mái, các tòa khác trong đền
đều có kiến trúc 4 mái, đầu đao cong vút. Các công trình đều đồ sộ, cột to, tường dày
vững chắc nhưng không thô vì các chi tiết, hoa văn được đắp, chạm tinh tế, mà lại toát
lên vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát. Thượng điện đặt ban thờ Thục An Dương Vương, qua
khoảng sân hẹp sang trung điện đặt ban thờ Cao Lỗ, tướng giúp vua chế tác nỏ thần. Đền
Cuông có nhiều di vật quý: trống, chiêng, tượng thờ, đồ tế khí Nơi đây còn lưu giữ
nhiều tư liệu bằng chữ Hán trên các bức hoành phi, cột, trụ biểu nhắc nhở con cháu,
muôn dân luôn nhớ ân đức Thục An Dương Vương.
Đền Cuông được xây dựng trên một vị trí thông thoáng, giàu chất sử thi. Trên núi
Mộ Dạ ngày nay là cả một cánh rừng thông bạt ngàn. Sau núi là biển cả mênh mông,
ngày đêm rì rào sóng vỗ. Ở phía Bắc chân núi là cửa Tư Hiền gắn với sự kiện bi hùng của
đất nước - nơi cha con Thục An Dương Vương trên đường chạy giặc gặp bước đường
cùng đã được Rùa Vàng hiển linh rẽ sóng mở đường cho vua cha về với biển. Tục truyền
ở trên núi này có hơn 50 tướng sĩ của vua Thục trong bước đường cùng đã tuẫn tiết ở

đây.
Theo truyền thuyết, sau khi chém Mỵ Châu, An Dương Vương phi ngựa lên đỉnh
núi Mộ Dạ. Từ trên đó, Ngài đã cởi mũ, cởi cờ, cởi áo bào, tháo kiếm và yên ngựa rồi
tung ra bốn phía. Kỳ lạ thay, tất cả các thứ đó biến thành 5 ngọn núi có hình giống như
cái mũ, cái kiếm, chiếc vành khăn… châu tuần quanh núi Mộ Dạ. Không những thế, Ngài
còn dẫm mạnh chân xuống một tảng trên đỉnh núi và để lại một vết chân rồi mới gieo
mình xuống biển tự vẫn. Nơi ấy một thời gian sau nổi lên phiến đá có hình bàn cờ tướng
và dân đi biển thi thoảng vẫn thấy hình bóng An Dương Vương cùng thần Kim Quy ngồi
đánh cờ trên đó
Thăm Đền Cuông trên núi Mộ Dạ bất chợt ngẫm câu thơ của Tố Hữu “ Trái tim
lầm chỗ để trên đầu/ Nỏ thần vô ý trao tay giặc/ Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu” lại thấy
thương cho Mỵ Châu và mối tình oan nghiệt của nàng. Vào ngày đẹp trời, đứng trên núi
Mộ Dạ phóng tầm mắt ra bốn phương mới thấy được hết những điều kỳ thú của một vùng
non xanh nước biếc hữu tình. Sách xưa đã từng liệt kê trong số 8 cảnh đẹp của “Đông
Yên Nhị Châu” (vùng đất thuộc tổng Yên Thành xưa) thì có 6 cảnh đẹp thuộc về Diễn
Châu, một trong số các cảnh đẹp đó là Dạ Sơn Linh Tích (Dấu thiêng núi Mộ Dạ).
Hằng năm, vào các ngày 14, 15,16 tháng Hai âm lịch diễn ra lễ hội Đền Cuông.
Đây là lễ hội lớn không chỉ của cộng đồng cư dân vùng Diễn Châu mà còn cả đối với
cộng đồng cư dân cả nước để nhớ tới ân đức của Thục An Dương Vương. Vào dịp lễ hội,
khách thập phương ở mọi miền đất nước tụ hội về đây. Những người con Diễn Châu xa
quê cũng cố gắng thu xếp để về thăm quê vào đúng dịp này. Theo lễ tục, chiều ngày 14
tháng Hai là Lễ yết cáo để tạ ơn Thục An Dương Vương và trời đất; đêm ngày 14 là Lễ
yến vị diễn ra mang đậm màu sắc tâm linh đồng thời phản ánh rõ nét văn hóa ẩm thực
của cả vùng; sáng ngày 15 diễn ra hoạt động khá quan trọng của lễ hội Đền Cuông, đó là
phần rước kiệu từ đình Xuân Ái (Diễn An), nhà thờ họ Cao (Diễn Thọ) ra Đền Cuông, lễ
rước thường diễn ra rất sôi động, thu hút sự chú ý của mọi người; chiều 15 tháng Hai là
phần Lễ tạ…
Sau phần lễ tục là phần hội, phần này diễn ra từ ngày 15 đến hết ngày 16 tháng
Hai âm lịch. Ở lễ hội Đền Cuông, có nhiều hoạt động văn hóa dân gian như: chọi gà, cờ
người, vật, đánh đu cùng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như hát chầu văn,

thi nét đẹp Đền Cuông, bóng bàn, kéo co, chọi gà, leo núi
Người dân Diễn Châu cũng như người dân khác trong tỉnh và cả nước đến với lễ
hội Đền Cuông không chỉ là dịp cầu phúc cầu tài mà còn là dịp để lòng người ghi nhớ
đoạn kết của câu chuyện Loa Thành: An Dương Vương đem công chúa Mỵ Châu trốn kẻ
thù, tới Diễn Châu thì dừng lại. Nhận ra sự thật, vua chém con gái yêu rồi theo thần Kim
Quy đi về phía biển… Truyền thuyết và lịch sử, thực và hư, những dấu tích đã rêu phong,
đã hoen mờ cùng thời gian, chỉ còn lại đó là một Đền Cuông linh thiêng và lòng ngưỡng
vọng của nhân dân cũng đủ để rút ra bao điều đáng chiêm nghiệm…
Đến với lễ hội Đền Cuông du khách còn có thể đi thăm các chứng tích, nhất là các
địa danh như núi Kiếm, núi Đầu Cân ở xã Nghi Thiết (Nghi Lộc), núi Mụa (núi Mũ) ở xã
Diễn Phú, núi Mã Yên (Yên Ngựa) ở xã Diễn Thọ (Diễn Châu) Đến với Đền Cuông là
đến với một danh thắng có nhiều phong cảnh đẹp, đắm trong huyền thoại thiêng liêng
đậm chất bi hùng lịch sử. Đó cũng là cách trở về cội nguồn, được hòa mình vào hồn
thiêng sông núi của nước non Âu Lạc.
Tài liệu xưa cho rằng, tên Đền Cuông do ngày xưa trên núi Mộ Dạ có nhiều chim
công, tiếng địa phương gọi là cuông, từ đó hình thành nên tên Đền Cuông. Truyền thuyết
về Đền Cuông thì vô số, nhưng phổ biến nhất có lẽ là câu chuyện về An Dương Vương.
Sau khi lên ngôi, An Dương Vương đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc, dời đô từ
Phong Châu về Cổ Loa, trị vì đất nước trong 50 năm (từ năm 257 đến năm 208 TCN).
Năm 208 TCN, do mất cảnh giác, Thục An Dương Vương bị Triệu Đà đem quân bất ngờ
tấn công, phải rút lui về phương Nam và tuẫn tiết tại Cửa Hiền, phía Bắc chân núi Mộ
Dạ.
Để tưởng nhớ công ơn của Thục An Dương Vương, nhân dân vùng Diễn Châu đã
lập miếu thờ ngài ở Cửa Hiền. Ở đó còn có ngôi mộ công chúa Mỵ Châu. Chuyện kể
rằng, tuy đã có miếu thờ, nhưng mỗi khi màn đêm buông xuống, có những đốm lửa lập
lòe trên sườn núi Mộ Dạ, nhiều người cho đó chính là linh hồn của vua Thục muốn yên
ngự trên sườn núi nên đã lập đền thờ và rước linh hồn Ngài về đó thờ phụng.
Ðền Cuông là một di tích lịch sử được Nhà nước xếp hạng và cũng là một danh
thắng mà bất cứ ai đã đến sẽ khó quên bởi sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và cảnh sắc
thiên nhiên. Kiến trúc đền theo kiểu chữ “Tam”. Thượng điện đặt bàn thờ Thục An

Dương Vương, qua khoảng sân hẹp sang trung điện đặt bàn thờ Cao Lỗ, tướng giúp vua
chế tác nỏ thần.
Đền có ba tòa. Tòa trung điện xây theo kiểu chồng diêm tám mái, còn các tòa khác
trong đền đều có kiến trúc bốn mái, đầu đao cong vút. Tòa nào cũng đồ sộ, cột to, thành
dày với hoa văn, tứ linh chạm trổ tinh xảo. Trên các cột có nhiều câu đối, thơ đề bằng
chữ Hán của các quan lại, danh nho thời trước.
Xung quanh Đền Cuông, những ngọn núi, những tảng đá đều mang tên những
truyền thuyết, những huyền thoại về Thục An Dương Vương. Tảng đá bàn cờ là nơi Thục
An Dương Vương ngồi đánh cờ với Thần Kim Quy. Tảng đá gạo dưới chân núi Mộ Dạ
trông như một khối gạo đông lại. Tương truyền từ Cổ Loa vào đến đây, Thục An Dương
Vương phát gạo, cho quân sĩ về nhà làm ăn sinh sống. Số gạo còn lại đông thành tảng đá
đó. Núi Cờ, núi Kiếm, núi Áo, núi Mão, núi Gươm, núi Đầu Cân… mỗi núi mang tên
một vật trên mình của Thục An Dương Vương.
Lễ hội Đền Cuông vào ngày 15/2 hàng năm cũng là một trong những lễ hội nổi
tiếng ở nước ta, thu hút người dân khắp nơi về tham gia.
Đến Đền Cuông, khách không thể bỏ qua một đặc sản chỉ có ở đây, đó là trà lá
vung. Dưới chân núi có một gia đình chuyên làm nghề hái lá vung trên núi về phơi khô
bán cho khách. Có người cho rằng, lá vung có thể chữa các bệnh như đau dạ dày, cao
huyết áp… không biết có đúng không nhưng uống rất ngon.
Hôm ấy, chúng tôi đến Đền Cuông vào buổi chiều, sau khi tham quan đền chúng
tôi ngồi lại quán dưới chân đền để nghe kể về những câu chuyện xưa và thưởng thức chén
trà lá vung. Trong buổi chiều mùa hè, vị trà ngon, không khí trong lành, yên ả, Đền
Cuông đã để lại trong mỗi người chúng tôi ấn tượng khó quên!
Sự tích đền Cuông
Sự tích về An Dương Vương cũng như chuyện tình của công chúa Mỵ Châu với
Trọng Thủy đã đi vào lòng người dân xứ Nghệ từ xa xưa. Căn cứ vào sử sách còn lưu
truyền, thì Đền Cuông (thuộc xã Diễn Châu – Nghệ An) là nơi chôn cất và thờ cúng An
Dương Vương, một trong những vị vua ở buổi đầu dựng nước. Hàng năm vào ngày 15
tháng 2 âm lịch, người dân nơi đây lại bắt đầu lễ hội để tưởng nhớ đến cái chết đầy bi đát
của thần thục An Dương Vương. Không những vậy, xung quanh lễ hội này còn có những

sự trùng lặp kỳ lạ đầy bí ẩn.
Mối tình và sự kết thúc của một triều đại
Thục phán An Dương Vương nổi tiếng với tài binh lược và đặc biệt gắn liền với
ông là ngôi thành Cổ Loa huyền thoại. Không chỉ vậy, ngôi thành này còn gắn liền với vị
thần Kim Quy và cái nỏ thần. Bắt đầu từ đó, đất nước Âu Lạc thời bước vào thời kỳ hưng
thịnh và không lo nạn giặc ngoại xâm. Vào cuối đời Tần, Triệu Đà gốc Hán chiếm cứ Uất
Lâm (Quý Huyện – Quảng Tây), Nam Hải (Quảng Châu – Quảng Tây), Tượng Quận
(Quảng Tây), lập nước Nam Việt, xưng vương đóng đô ở Phiên Ngung. Triệu Đà mang
mộng xâm lấn mở mang bờ cõi nên y nhiều lần đem quân nhằm thôn tính nước Âu Lạc,
thế nhưng mấy lần đem quân sang đều bị thất bại bèn lập kế cầu hòa.
Thục An Dương Vương không những chấp nhận mà còn gả con gái yêu là Mỵ
Châu cho Trọng Thủy, con trai vua Triệu Đà. Sau khi được “nhạc phụ” tin tưởng, Trọng
Thủy bắt đầu ý đồ ăn cắp lẫy nỏ thần và báo về cho vua cha. Có lẫy nỏ thần trong tay,
chắc thắng sẽ đánh bại Âu Lạc, Triệu Đà hí hửng cất quân đánh. Do chủ quan có nỏ thần
hộ mệnh, giặc đến sát chân thành mà quân Thục vẫn đủng đỉnh không thèm nghênh
chiến, nên thua to. Mất thành, An Dương Vương cùng con gái chạy vào Nghệ An lánh
nạn.
Một số sách sử Nghệ An chép rằng: Sau khi cùng Mỵ Châu lên ngựa phóng về
phương Nam, tới nơi bờ biển chắn ngang, đường bị cắt đứt, đò giang không thấy bóng
người, An Dương Vương kêu lên rằng: “Trời đã bỏ ta, hỡi sứ giả đại giang mà ta đã gặp,
hãy cứu ta!”. Từ mặt nước, thần Kim Quy nhô lên và nói: “Bệ hạ đang mang theo kẻ thù
trên lưng ngựa. Cớ sao còn để làm gì?”. Thục An Dương Vương rút kiếm định chém đầu
Mỵ Châu, thì nàng khẩn khoản lạy thưa: “Nếu vì lòng phản bội mà hại phụ vương thì sau
khi chết con sẽ trở thành cát bụi. Nhưng có hiếu nghĩa mà chết oan, thì con sẽ trở thành
ngọc quý…”. Vừa dứt lời, An Dương Vương chém Mỵ Châu. Nàng nằm sóng soài trên
cát trắng, máu nàng chảy xuống biển, những con trai hớp được, cô lại trong lòng thành
ngọc quý lấp lánh kỳ diệu. Những sự kiện trên diễn ra ở núi Mộ Dạ, tống Cao Xá, phủ
Diễn Châu.
Như vậy, có thể thấy, dòng truyền thuyết về An Dương Vương trên mảnh đất
Nghệ An đã thu hút không chỉ những câu chuyện về các nhân vật chính trong truyền

thuyết mà ngay cả những mẩu chuyện về vết tích quân tướng của vua Thục lưu lại nơi
đây. Đó có thể là chuyện về một hiện vật kỳ lạ (như chuyện tảng đá gạo trên núi Mộ Dạ),
hoặc là chuyện về nghề nghiệp làm vàng mã hay tục dùng vàng mã trong cỗ bàn cúng tế.
Niềm tin về sự hiện diện của Thục phán An Dương Vương thuở xa xưa đã ăn sâu vào tâm
khảm những người dân xứ Nghệ. Dù là chuyện làm ăn, dù là chuyện phong tục, dù là để
lý giải những hiện tượng kỳ lạ của tự nhiên, họ đều nhìn thấy ẩn hiện phía sau là bóng
dáng vị vua huyền thoại ấy.
Đền Cuông huyền thoại…
Đền Cuông nằm trên núi Mộ Dạ, một ngọn núi thuộc dãy Đại Hải, bên quốc lộ 1A, trên
địa bàn xã Diễn An (Diễn Châu – Nghệ An); cách thành phố Vinh khoảng 30km về phía
Bắc. Đền Cuông được kiến trúc theo kiểu chữ “Tam”. Tam quan đồ sộ, cổ kính rêu
phong. Cổng giữa có ba lầu, chằng chịt rễ cây si đeo bám khiến cho cảnh trí càng thêm u
tịch. Tòa trung điện xây theo kiểu chồng diêm 8 mái, còn các tòa khác trong đền đều có
kiến trúc 4 mái, đầu đao cong vút.
Các công trình của đền đều đồ sộ, cột to, tường dày vững chãi nhưng không thô vì
các chi tiết, hoa văn được chạm đắp tinh tế toát lên vẻ đẹp thanh thoát. Đền Cuông được
xây dựng trên một vị trí thông thoáng, giàu chất sử thi. Trên núi Mộ Dạ ngày nay là cả
một cánh rừng thông bạt ngàn. Sau núi là biển cả mênh mông, ngày đêm rì rào sóng vỗ.
Ở phía Bắc chân núi là cửa Tư Hiền gắn với sự kiện bi hùng của đất nước - nơi có ngôi
mộ công chúa Mỵ Châu. Từ đền Cuông nhìn về hướng Tây là núi Mụa có dáng voi phục,
đăm đắm chầu về đền.
Trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, đền bị hư hại khá nhiều,
miếu thờ Mỵ Châu và tường của đền bị bom phá tan. Nhiều năm liền lễ hội đền Cuông bị
lãng quên. Mãi đến năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí
Minh, đền Cuông mới được trùng tu một cách quy mô, và “hoạt động” trở lại. Năm 1995,
sau một thời gian dài gián đoạn, Lễ hội đền Cuông được tổ chức trở lại, với quy mô và
tầm ảnh hưởng lớn, thu hút sự quan tâm của của không chỉ người dân ở Nghệ An.
k'h
Thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Thanh
Hóa và là một đô thị phát triển của khu vực Bắc Trung Bộ đồng thời có sức lan tỏa tới

khu vực Nam Bắc Bộ, thành phố Thanh Hóa nằm hai bên bờ sông Mã hùng vĩ, phía bắc
và đông bắc giáp huyện Hoằng Hóa, phía nam và đông nam giáp huyện Quảng Xương,
phía tây giáp huyện Đông Sơn, phía tây bắc giáp với huyện Thiệu Hóa. Thị xã Thanh
Hóa trở thành thành phố Thanh Hóa năm 1994. Thành phố Thanh Hóa hiện nay có diện
tích tự nhiên 146,77 km² với 20 phường và 17 xã, dân số 393.294 người và thành phố đã
trở thành một trong những đô thị lớn nhất của khu vực phía bắc về dân số.
Hệ thống đô thị Thanh Hóa hình thành từ lâu đời và có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Trong đó, thành phố Thanh Hóa là đô thị trẻ, nằm hai bên bờ sông Mã, có vị trí,
cảnh quan sinh thái rất thuận lợi, khí hậu khá ôn hòa.
Quốc lộ 1A xuyên Việt chạy qua địa giới hành chính thành phố dài gần 20 km,
cảng Lễ Môn, Sầm Sơn ở phía Ðông, đường sắt Bắc - Nam chạy ở phía Tây, tạo thành
một mạng lưới giao thông đa dạng và thuận tiện. Nhờ đó, thành phố Thanh Hóa đã trở
thành trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh Thanh Hóa, đồng thời ở vào vị thế
thuận lợi trong việc giao thương với tất cả các tỉnh trong nước.
Thành phố Thanh Hóa là cầu nối giữa Bắc bộ với Trung bộ, là đô thị có vai trò
quan trọng về an ninh, quốc phòng, được định hướng để trở thành một trong những trung
tâm tài chính, du lịch, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe của vùng phía nam Bắc Bộ và
Bắc Trung Bộ, thành phố đang cố gắng trở thành đô thị loại 1 vào năm 2014.
Thành phố Thanh Hóa nằm ở trung tâm đồng bằng Thanh Hóa, có nhiều núi đất,
núi đá nằm rải rác với những cánh đồng rộng - hẹp, nông - sâu.
Núi:
+ Hàm Rồng: Chạy từ làng Dương Xá xã Thiệu Dương, men theo hữu ngạn sông Mã về
đến chân cầu Hàm Rồng. Núi Hàm Rồng vừa dài vừa uốn lượn,đến khúc cuối thì phình to
ra như một cái đầu có miệng khổng lồ, vì thế, dân gian đặt tên là núi Hàm Rồng. Núi
Hàm Rồng nằm án ngữ cửa ngõ phía Bắc thành phố, theo tương truyền, núi Hàm Rồng có
99 đỉnh. Đặc điểm địa hình độc đáo đã vô tình tạo nên một cứ điểm phòng không vững
chắc góp phần tạo ra huyền thoại về chiếc cầu Hàm Rồng không thể bị đánh sập trong
chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
+ Núi Mật Sơn: Là núi sót thấp nằm trên địa phận phường Đông Vệ.
Sông:

+ Sông Mã: Theo tương truyền, nước sông chảy xiết và dũng mãnh như một con ngựa
phi nước đại nên có tên là sông Mã. Con sông mở đầu bài thơ Tây Tiến của nhà
thơ Quang Dũng ('Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi') khi chảy vào địa phận thành phố trở nên
hiền hòa, uốn lượn quanh núi Hàm Rồng trước khi đổ ra biển. Sông Mã đã được chọn
làm trục xương sống để xây dựng một thành phố hiện đại bên bờ sông Mã trong tương
lai.
+Hệ thống sông đào bao gồm: sông Thọ Hạc, sông Cốc, sông Lai Thành, sông Nhà Lê,
sông Kênh Bắc trước đây được xây dựng để cung cấp tưới tiêu, chống hạn, chống lụt cho
nhân dân trên địa bàn thành phố. Cùng với những con sông đào này là những cây cầu mà
người dân thành phố thường dùng tên chúng để chỉ những khu vực không mang địa danh
hành chính chính thức như cầu Cốc, cầu Sâng, cầu Hạc
Năm 1804, vua Gia Long ra chỉ dụ dời trấn thành Thanh Hóa từ làng Dương Xá
(xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa nay là xã Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa) về
làng Thọ Hạc (huyện Đông Sơn), gọi là Hạc Thành.
Ngày 22 tháng 7 năm 1889, vua Thành Thái ký đạo dụ thành lập thị xã Thanh Hóa
bao gồm 7 làng: Đức Thọ Vạn, Cẩm Bào Nội, Cốc Hạ, Phủ Cốc (thuộc tổng Bố Đức,
huyện Đông Sơn); Thọ Hạc, Đông Phố, Nam Phố (thuộc tổng Thọ Hạc, huyện Đông
Sơn).
Ngày 29 tháng 5 năm 1929, người Pháp quyết định thành lập thành phố Thanh
Hóa, là mộtthành phố cấp 3.
Sau Cách mạng tháng 8 thành công (1945), chuyển thành thị xã Thanh Hóa.
Về du lịch :
Thành phố Thanh Hoá có nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị để phát triển du
lịch:
- Phía Bắc thành phố là khu thắng cảnh Hàm Rồng, đây là khu du lịch trung tâm
của cả thành phố và tỉnh Thanh Hoá, khu thắng cảnh này đã được sử sách lưu danh với
nhiều di tích lịch sử, cách mạng có di chỉ khảo cổ nổi tiếng trong và ngoài nước, có nhiều
cảnh quan địa danh thắng cảnh đẹp: có sông, có núi, có hang động, như: động Long
Quang, động Tiên, Núi Phượng, núi Voi, núi Rồng, cùng với sông Mã là những cảnh
quan thiên nhiên kỳ thú. Các di tích như đền thờ danh tướng Lê Uy, Chu Văn Lương, đặc

biệt là khu di tích văn hóa - làng cổ Đông Sơn với trống đồng Đông Sơn nổi tiếng.Hiện
nay Khu Du lịch Văn Hóa Hàm Rồng đang chuẩn bị khánh thành Đền thờ Các Bà mẹ
Việt Nam anh hùng và các anh hùng liệt sỹ, đây là một công trình tâm linh vô cùng ý
nghĩa, đồng thời tạo địa điểm tham quan du lịch trong tổng thể Khu Du lịch văn hóa lịch
sử Hàm Rồng. .Trong Khu du lịch Văn hóa Hàm Rồng còn có Thiền viện Trúc Lâm
Hàm Rồng cũng đang được xây dựng,là công trình không chỉ để đáp ứng nhu cầu tâm
linh, tín ngưỡng của nhân dân, mà còn góp phần thực hiện thành công dự án( Khu du lịch
văn hóa Hàm Rồng) nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần cải thiện, nâng
cao đời sống nhân dân.
- Phía Nam thành phố là khu di tích thắng cảnh đẹp mà trung tâm là núi Mật Sơn
có các hòn non bộ bao quanh như núi Long, núi Hổ, núi Vọng Phu, và các di tích lịch
sử khác như chùa Đại Bi, và đặc biệt là Thái Miếu nhà Lê - một di tích lịch sử văn hóa
quốc gia mang nhiều dấu ấn dân tộc.
- Trung tâm thành phố Thanh Hoá là Bảo tàng lịch sử, giới thiệu cho du khách đến
tham quan những khái niệm chung nhất về lịch sử Việt Nam và diện mạo văn hóa đặc sắc
của tỉnh Thanh Hoá.
- Xung quanh thành phố là các điểm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng của Thanh Hoá
như khu du lịch bãi tắm Sầm Sơn, rừng quốc gia Bến En, thành nhà Hồ hoặc khu di tích
lịch sử Lam Kinh, bãi chim Tiến Nông, động Từ Thức, đền Bà Triệu, đèo Ba Dọi.
Nhìn chung: Tài nguyên di tích lịch sử văn hóa ở thành phố nói riêng và cả tỉnh
Thanh Hoá rất phong phú đa dạng, có điều kiện để phát triển nhanh chóng ngành du lịch
dịch vụ. Với sự thuận lợi đó, thành phố Thanh Hoá có đủ điều kiện để trở thành trung tâm
dịch vụ du lịch lớn trong tuyến du lịch Bắc Nam. Hiện nay Tp Thanh Hóa có đủ các cơ sỏ
lưu trú tiện nghi, sang trọng để đón tiếp du khách như: Khách sạn quốc tế 4 sao Lam
Kinh, Khách sạn 4 sao Thiên Ý, Khách sạn 3 sao Sao Mai, Khách sạn 3 sao Phù Đổng,
Khách sạn 3 sao Phú Hưng, Khách sạn 3 sao Lam Sơn
h
Thành nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây
Kinh hay thành Tây Giai) là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ),
nằm trên địa phận nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc

đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn
lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới[1].
Thành được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến
tháng 3 năm 1397) và cho đến nay, dù đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng một số đoạn của tòa
thành này còn lại tương đối nguyên vẹn.
Khu di tích thành nhà Hồ với trung tâm là thành nhà Hồ, nằm ở phía tây
huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, gần quốc lộ 45. Khu di tích này nằm giữa sông Mã và sông
Bưởi, thuộc địa giới hành chính các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Thành, Vĩnh Long, Vĩnh Yên,
Vĩnh Quang, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, thị trấn Vĩnh Lộc, một phần xã Vĩnh Phúc (huyện
Vĩnh Lộc) và một phần xã Thạch Long (huyện Thạch Thành). Ngoài thành nhà Hồ, được
gọi là thành trong, khu di tích này có:
Tường thành và Hào thành:
Từ bên ngoài, có thể thấy toàn bộ các bức tường của tòa thành được xây bằng các
khối đá khổng lồ có hình khối chữ nhật hoặc gần vuông, xếp không trùng mạch theo hình
chữ Công “I”. Trên thực tế, tường thành được cấu tạo bởi ba lớp gắn kết chặt chẽ với
nhau bằng một kỹ thuật xây dựng đặc biệt:
Lớp ngoài: tường thành được xây dựng bằng “những khối đá vôi to lớn, được đẽo
gọt và ghép một cách tài tình”(13). Tất cả các khối đá xây được đẽo gọt công phu thành
các khối vuông thành sắc cạnh, với kích thước trung bình 2,2 x 1,5 x 1,2m, cá biệt có
khối có kích thước tới 4,2 x 1,7 x 1,5m và 5,1 x 1 x 1,2m. Những khối đá lớn nhất nặng
tới khoảng 26,7 tấn.
Đại Việt sử ký toàn thư cũng cho biết, năm Tân Tỵ (1401) “Hán Thương hạ lệnh
cho các lộ nung gạch để dùng vào việc xây thành. Trước đây xây thành Tây Đô, tải nhiều
đá tới xây, ít lâu sau lại bị sụp đổ, đến đây mới xây trên bằng gạch, dưới bằng đá”(14).
Đến nay, qua nghiên cứu sưu tầm, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phát hiện
có 294 địa danh hành chính trong cả nước đóng góp xây dựng Thành Nhà Hồ.
Để hoàn chỉnh công trình này, con số ước tính hơn 100,000m3 đất đã được đào
đắp, hơn 20,000m3 đá, trong đó có nhiều khối đá nặng trên 20 tấn đã được khai thác, vận
chuyển và lắp đặt .
Bao quanh các bức tường thành đồ sộ là hệ thống hào thành, như thường thấy ở

các tòa thành Đông Á. Ngày nay, nhiều phần của hào thành đã bị lấp cạn. Tuy nhiên, vẫn
có thể nhận thấy rất rõ dấu tích của hào thành ở bốn phía với chiều rộng trung bình 50m.
La Thành:
Bao quanh toàn bộ tòa thành đá và hào thành là La Thành. La Thành hiện còn là
một tòa thành đất cao khoảng 6m, mặt cắt dạng hình thang với bề mặt rộng 9,20m, chân
thành rộng khoảng 37m. Mặt ngoài dốc đứng, phía trong thoai thoải kiểu bậc thang, mỗi
bậc cao 1,50m, một số vị trí có trộn thêm sạn sỏi gia cố.
Thành nhà Hồ đã được xếp hạng di tích quốc gia từ năm 1962. Mặc dù có nhiều
dự án tôn tạo nhưng vẫn chưa được triển khai và thiếu công tác nghiên cứu cơ bản, các cổ
vật đang bị phân tán và tòa thành bị tôn tạo "không đúng cách".
Tháng 6 năm 2011, thành Tây Đô đã được Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo
dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Đây là Di sản văn
hóa thế giới thứ 5 của Việt Nam sau phố cổ Hội An, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn,
và Hoàng thành Thăng Long.
 #
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc và khu vực đồng bằng
Bắc Bộ, Việt Nam. Theo quy hoạch xây dựng phát triển kinh tế thì tỉnh này thuộc vùng
duyên hải Bắc Bộ. Mặc dù được xếp vào khu vực đồng bằng Bắc Bộ nhưng Ninh Bình
chỉ có 2 huyện duyên hải là Yên Khánh và Kim Sơn không thuộc miền núi. Vùng đất này
từng là kinh đô của Việt Nam ở thế kỷ X, là địa bàn quan trọng về quân sự qua các thời
kỳ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Tây Sơn. Với vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình và lịch sử
văn hóa, Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng. Ninh Bình được
ví như một Việt Nam thu nhỏ.

×