Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Khảo sát hoạt tính enzyme lipase trên nguồn dầu ăn đã qua sử dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 66 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM HÓA HỌC
  







TÊN ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT HOẠT TÍNH LIPASE TRÊN
NGUỒN DẦU ĂN ĐÃ QUA SỬ DỤNG VÀ BƯỚC ĐẦU
KHẢO SÁT PHẢN ỨNG TRANSESTE HÓA
VỚI XÚC TÁC LIPOZYME TL100L

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: SƯ PHẠM HÓA HỌC



Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên: Tạ Thị Hồng Nhung
TS. Phan Thị Bích Trâm Lớp: Sư phạm Hóa học Khóa 35
Mã số SV: 2091985












CẦN THƠ, 2013

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Bích Trâm
SVTH: Tạ Thị Hồng Nhung
Trang i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã học hỏi đƣợc nhiều điều bổ ích và tích
lũy đƣợc nhiều kiến thức quý báu về lĩnh vực mà tôi nghiên cứu. Do đó, trong trang
đầu tiên của luận văn này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
 Cô Phan Thị Bích Trâm, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, động viên và
tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này.
 Thầy Nguyễn Mộng Hoàng và Cô Phan Thị Ngọc Mai đã truyền đạt cho tôi
nhiều kiến thức và kinh nghiệm hữu ích trong việc nghiên cứu.
 Tất cả quý thầy cô Bộ môn Sƣ Phạm Hóa Học – Khoa Sƣ Phạm, Trƣờng Đại
Học Cần Thơ đã giúp đỡ cũng nhƣ đóng góp những ý kiến cho luận văn của tôi
đƣợc hoàn thiện hơn.
 Gia đình, thầy cô, bạn bè luôn hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!


Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Bích Trâm
SVTH: Tạ Thị Hồng Nhung
Trang ii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
……

……

……

……

……

……

……

……

……

……

……

……

……

……

……


……

……

……

……

……

……

……

……

……

……

……

……

……

……

……


Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Bích Trâm
SVTH: Tạ Thị Hồng Nhung
Trang iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
……

……

……

……

……

……

……

……

……

……

……

……

……


……

……

……

……

……

……

……

……

……

……

……

……

……

……

……


……

……


Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Bích Trâm
SVTH: Tạ Thị Hồng Nhung
Trang iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI x
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI 2
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
3.1. Khảo sát nguồn nguyên liệu và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt tính
của Lipozyme TL100L trên nguồn dầu ăn đã qua sử dụng. 2
3.2. Bƣớc đầu khảo sát phản ứng transeste hóa với xúc tác Lipozyme TL100L. 2
PHẦN NỘI DUNG 3
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
1.1. Tìm hiểu về lipase 3
1.1.1. Định nghĩa lipase 3
1.1.2. Cấu trúc của lipase 3

1.1.3. Cơ chế phản ứng và tính đặc hiệu của lipase 4
1.1.4. Các nguồn thu nhận lipase 5
1.1.4.1. Từ động vật 5
1.1.4.2. Từ thực vật 5
1.1.4.3. Từ vi sinh vật 5
1.1.5. Ứng dụng của lipase 6
1.1.6. Các phƣơng pháp xác định hoạt tính lipase 8
1.1.7. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt tính lipase 8
1.1.7.1. Nhiệt độ 8
1.1.7.2. pH 8
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Bích Trâm
SVTH: Tạ Thị Hồng Nhung
Trang v
1.1.7.3. Cơ chất 8
1.1.7.4. Chất hoạt hóa và chất kiềm hãm 9
1.2. Giới thiệu về Biodiesel 10
1.2.1. Khái quát về biodiesel 10
1.2.2. Ƣu điểm của biodiesel 10
1.2.2.1. Về mặt môi trƣờng 10
1.2.2.2. Về mặt kỹ thuật 11
1.2.2.3. Về mặt kinh tế 11
1.2.3. Nhƣợc điểm của biodiesel 11
1.2.4. Tình hình nghiên cứu và sản xuất biodiesel trong nƣớc và trên thế giới 11
1.2.4.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất biodiesel trên thế giới 11
1.2.4.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất biodiesel trong nƣớc 12
1.2.5. Các phƣơng pháp điều chế biodiesel 13
1.2.5.1. Phƣơng pháp transeste hóa 13
1.2.6. Các phƣơng pháp thực hiện phản ứng transeste hóa 14
1.2.6.1. Phƣơng pháp khuấy – gia nhiệt 14
1.2.6.2. Phƣơng pháp siêu âm 14

1.2.6.3. Phƣơng pháp vi sóng 14
1.2.6.4. Phƣơng pháp siêu tới hạn metanol 15
1.2.7. Xúc tác sử dụng trong phản ứng transeste hóa 15
1.2.7.1. Transeste hóa với xúc tác bazơ 15
1.2.7.2. Transeste hóa với xúc tác axit 15
1.2.7.3. Transeste hóa với xúc tác enzym lipase 16
1.3. Sơ lƣợc về dầu ăn đã qua sử dụng 18
1.3.1. Nguồn cung cấp 18
1.3.2. Thành phần hóa học 18
2. THỰC NGHIỆM 20
2.1. Dụng cụ, thiết bị và hóa chất 20
2.1.1. Dụng cụ và thiết bị 20
2.1.2. Hóa chất 20
2.2. Nguyên liệu 20
2.3. Kiểm tra chất lƣợng và xác định thành phần nguyên liệu 20
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Bích Trâm
SVTH: Tạ Thị Hồng Nhung
Trang vi
2.3.1. Xác định độ ẩm của dầu ăn đã qua sử dụng. 20
2.3.2. Xác định chỉ số axit của dầu ăn đã qua sử dụng và dầu chợ. 21
2.3.2.1. Nguyên tắc 21
2.3.2.2. Tiến hành 21
2.3.2.3. Tính toán 21
2.3.3. Phân tích thành phần axit béo của dầu ăn đã qua sử dụng 21
2.3.4. Xác định hàm lƣợng protein bằng phƣơng pháp Bradford 22
2.3.4.1. Nguyên tắc 22
2.3.4.2. Tiến hành 22
2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt tính lipase 23
2.4.1. Phƣơng pháp xác định hoạt tính lipase 23
2.4.2. Ảnh hƣởng của pH đến hoạt tính lipase 24

2.4.3. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến hoạt tính lipase 24
2.4.4. Khảo sát độ bền nhiệt của lipase 25
2.4.5. Khảo sát ảnh hƣởng của ion kim loại và EDTA đến hoạt tính của lipase 25
2.4.6. Khảo sát ảnh hƣởng của metanol và etanol đến hoạt tính của lipase 26
2.5. Khảo sát phản ứng transeste hóa xúc tác lipase 27
2.5.1. Các bƣớc tiến hành thí nghiệm 27
2.5.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu suất chuyển hóa metyl este……… 28
2.5.2.1. Ảnh hƣởng của lƣợng enzym xúc tác 28
2.5.2.2. Ảnh hƣởng của tỷ lệ mol metanol/dầu 28
2.5.2.3. Ảnh hƣởng của thời gian phản ứng 28
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
3.1. Kiểm tra chất lƣợng và xác định thành phần nguyên liệu 30
3.1.1. Xác định độ ẩm và chỉ số của dầu ăn đã qua sử dụng. 30
3.1.2. Phân tích thành phần axit béo của dầu ăn đã qua sử dụng 30
3.1.3. Xác định hàm lƣợng protein của Lipozyme TL 100L 31
3.2. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt tính lipase 33
3.2.1. Ảnh hƣởng của pH đến hoạt tính lipase 33
3.2.2. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến hoạt tính lipase 33
3.2.3. Khảo sát độ bền nhiệt của lipase 34
3.2.4. Khảo sát ảnh hƣởng của ion kim loại và EDTA đến hoạt tính của lipase 35
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Bích Trâm
SVTH: Tạ Thị Hồng Nhung
Trang vii
3.2.5. Khảo sát ảnh hƣởng của metanol và etanol đến hoạt tính của lipase 36
3.3. Khảo sát phản ứng transeste hóa xúc tác Lipozyme TL100L 37
3.3.1. Ảnh hƣởng của lƣợng xúc tác enzym 37
3.3.2. Ảnh hƣởng của tỷ lệ mol metanol/dầu 39
3.3.3. Ảnh hƣởng của thời gian phản ứng 40
4. Kết luận và kiến nghị 42
4.1. Kết luận 42

4.2. Kiến nghị 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
PHỤ LỤC 46

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Bích Trâm
SVTH: Tạ Thị Hồng Nhung
Trang viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các ứng dụng trong công nghiệp của các lipase từ vi sinh vật 7
Bảng 1.2: So sánh tính chất của biodiesel với diesel đƣợc giảm thiểu lƣu huỳnh 10
Bảng 1.3: So sánh một số tính chất và thành phần axit béo của dầu ăn đã qua sử dụng
với một số loại dầu thực vật điển hình 19
Bảng 2.1: Xây dựng đƣờng chuẩn BSA 22
Bảng 3.1: Chỉ số axit của dầu ăn đã qua sử dụng và dầu ăn chợ 30
Bảng 3.2: Thành phần phần trăm của các axit béo trong nguyên liệu dầu ăn đã qua sử
dụng 31
Bảng 3.3: Kết quả hàm lƣợng protein của Lipozyme TL100L (mg/ml) 32






























Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Bích Trâm
SVTH: Tạ Thị Hồng Nhung
Trang ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình enzym lipase 3
Hình 1.2: Cấu trúc không gian của lipase 3
Hình 1.3: Phản ứng thủy phân triglixerit của lipase 4
Hình 1.4: Phản ứng tổng hợp este của lipase 4
Hình 1.5: Phản ứng transeste hóa của triglixerit với metanol 14
Hình 1.6: Cơ chế xúc tác của enzym lipase trong phản ứng transeste hóa 17
Hình 3.1: Đƣờng chuẩn Albumin 32
Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hƣởng của pH đến hoạt tính của lipase 33
Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hƣởng của nhiệt độ đến hoạt tính của lipase 34
Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn độ bền nhiệt độ theo thời gian của lipase 35

Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn ảnh hƣởng của ion kim loại và EDTA đến hoạt tính lipase
36
Hình 3.6: Đồ thị biểu diễn ảnh hƣởng của dung môi đến hoạt tính lipase 37
Hình 3.7: Đồ thị biểu diễn ảnh hƣởng của lƣợng xúc tác enzym đến hiệu suất chuyển
hóa metyl este 38
Hình 3.8: Sắc ký bản mỏng sản phẩm metyl este ở các lƣợng xúc tác enzym khác nhau
38
Hình 3.9: Đồ thị biểu diễn ảnh hƣởng của tỉ lệ mol metanol/dầu ăn đã qua sử dụng đến
hiệu suất chuyển hóa metyl este 39
Hình 3.10: Sắc ký bản mỏng sản phẩm metyl este ở các tỉ lệ mol metanol/dầu ăn đã
qua sử dụng khác nhau 39
Hình 3.11: Đồ thị biểu diễn ảnh hƣởng của thời gian đến hiệu suất chuyển hóa metyl
este 40
Hình 3.12: Sắc ký bản mỏng sản phẩm metyl este ở các thời gian khác nhau 41
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Bích Trâm
SVTH: Tạ Thị Hồng Nhung
Trang x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SDS: sodium dodecyl sulfate
BSA: bovine serum albumin (albumin huyết thanh bò).
OD: optical density (mật độ quang)
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Bích Trâm
SVTH: Tạ Thị Hồng Nhung
Trang xi
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu nhằm khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt tính lipase trên
nguồn dầu ăn đã qua sử dụng từ đó đƣa ra các thông số cần thiết để tiến hành phản
ứng transeste hóa với xúc tác Lipozyme TL100L đạt hiệu quả cao nhất. Kết quả đề tài
đã khảo sát đƣợc hoạt tính enzym Lipozyme TL100L thƣơng mại từ chủng
Thermomyces lanuginosus hoạt động tốt với cơ chất là dầu ăn đã qua sử dụng trong

khoảng pH từ 7-8, nhiệt độ tối ƣu là 65
0
C, bền trong khoảng nhiệt độ từ 50
0
C đến
55
0
C. Ở nồng độ 10mM cation Ca
2+
có khả năng làm tăng hoạt tính của lipase và bị
ức chế nhẹ bởi các cation Pb
2+
, Cu
2+
và EDTA. Cả hai dung môi metanol và etanol
đều làm giảm hoạt tính của enzym với các mức độ khác nhau. Khi thực hiện phản ứng
transeste hóa dầu ăn đã qua sử dụng với xúc tác Lipozyme TL100L thƣơng mại ở
nhiệt độ phản ứng 55
o
C, tỉ lệ enzym/dầu ăn khoảng 14 %, tỉ lệ mol metanol/dầu ăn là
8:1 trong thời gian 36 giờ thì hiệu suất chuyển hóa của phản ứng điều chế metyl este
đạt cao nhất (61,43%) và sản phẩm metyl este trên sắc ký bản mỏng tƣơng đối sạch.













Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Bích Trâm
SVTH: Tạ Thị Hồng Nhung
Trang 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, với sự bùng nổ dân số và tốc độ phát triển kinh tế - xã
hội thì nhu cầu về sử dụng nhiên liệu ngày càng nhiều. Nguồn nhiên liệu hóa thạch
hiện nay đang ngày càng cạn kiệt. Vì vậy việc tìm một nguồn năng lƣơng mới để thay
thế cho nguồn nhiên liệu hóa thạch là hết sức cần thiết. Biodiesel là một trong những
nhiên liệu sinh học có nhiều ƣu điểm: không độc hại, phân hủy đƣợc trong tự nhiên,
giảm lƣợng khí thải khi sử dụng cho động cơ, đặc biệt biodiesel có thể sản xuất từ các
loại chất thải nhƣ: dầu thực vật, mỡ cá basa,… đã qua sử dụng.
Ở Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu tổng hợp biodiesel từ các nguồn
nguyên liệu sẵn có trong nƣớc nhƣ dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu cao su, mỡ cá
basa,… và đã thu đƣợc kết quả khá tốt. Tuy nhiên, nền công nghiệp sản xuất biodiesel
ở nƣớc ta vẫn chƣa phát triển đúng mức, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng biodiesel
ở quy mô lớn. Ngoài ra, nếu sản xuất biodiesel từ dầu ăn tinh chế thì giá thành khá
cao. Do đó, việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu rẻ tiền, phù hợp với điều kiện của nƣớc
ta vẫn đang đƣợc tiếp tục nghiên cứu. Với mục đích đó, việc tận dụng nguồn dầu ăn đã
qua sử dụng làm nguyên liệu cho tổng hợp biodiesel có ý nghĩa thực tế rất lớn. Đã có
khá nhiều đề tài nghiên cứu về việc điều chế biodiesel từ nguồn dầu ăn đã qua sử dụng
bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau đặc biệt là sử dụng phƣơng pháp transeste hóa xúc
tác axit, xúc tác bazơ, xúc tác rắn, xúc tác enzym, Tuy nhiên việc nghiên cứu và sử
dụng xúc tác lipase vẫn còn khá mới mẻ. So với xúc tác hóa học, transeste hóa xúc tác
lipase có nhiều ƣu điểm: điều kiện phản ứng ôn hòa hơn, không có sản phẩm phụ, việc
tách pha và thu hồi glixerol dễ dàng, xúc tác có thể tái sử dụng nhiều lần, hiệu suất

phản ứng cao,… Lipase không bị ảnh hƣởng bởi hàm lƣợng các axit béo tự do và nƣớc
có trong dầu mỡ do đó thuận lợi cho việc sản xuất bằng nguồn nguyên liệu dầu ăn đã
qua sử dụng. Với những ƣu điểm trên thì việc nghiên cứu và tiến đến sử dụng lipase
làm xúc tác cho phản ứng transeste hóa để điều chế biodiesel là hết sức cần thiết. Từ
những lý do trên mà đề tài “Khảo sát hoạt tính lipase trên nguồn dầu ăn đã qua sử
dụng và bước đầu khảo sát phản ứng transeste hóa với xúc tác Lipozyme TL100L”
đƣợc thực hiện.


Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Bích Trâm
SVTH: Tạ Thị Hồng Nhung
Trang 2
2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
Xác định đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt tính của lipase trên nguồn dầu ăn
đã qua sử dụng nhằm đƣa ra những thông số quan trọng làm nền tảng bƣớc đầu cho
việc thực hiện phản ứng transeste hóa bằng xúc tác lipase đạt hiệu quả cao nhất.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khảo sát nguồn nguyên liệu và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt tính
của Lipozyme TL100L trên nguồn dầu ăn đã qua sử dụng.
3.2. Bƣớc đầu khảo sát phản ứng transeste hóa với xúc tác Lipozyme TL100L.



























Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Bích Trâm
SVTH: Tạ Thị Hồng Nhung
Trang 3
PHẦN NỘI DUNG

1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tìm hiểu về lipase
1.1.1. Định nghĩa lipase
Lipase (triacylglycerol acylhydrolase, EC 3.1.1.3) là enzym xúc tác thủy phân
triglixerit thành điglixerit, monoglixerit hoặc glixerol và các axit béo tiếp diện phần
pha dầu nƣớc. Lipase là enzym linh hoạt có thể sử dụng xúc tác nhiều loại phản ứng
khác nhau, có khả năng chịu kiềm, chịu nhiệt. Lipase phân bố rộng rãi trong tự nhiên,
tuy nhiên chỉ lipase vi sinh vật có giá trị thƣơng mại cao. Trong thị phần enzym thế
giới, lipase chiếm 5% và chỉ xếp sau protit và cacbohiđrat.

[26]

1.1.2. Cấu trúc của lipase
Dùng phƣơng pháp tia X đã phát hiện cấu trúc α/β của lipase.












Hình 1.1: Mô hình enzym lipase
[19]
Hình 1.2: Cấu trúc không gian 3D của lipase
Cấu trúc chung của enzym lipase gồm một phiến  ở giữa với các nhóm serin
hoạt động. Trên serin là một khe kỵ nƣớc đƣợc hình thành sau sự hoạt hóa. Khe ƣa
nƣớc là một túi dài tùy theo cơ chất gắn khít vào. Cấu trúc ba chiều của tất cả các
lipase đều theo một kiểu chung, trong nếp gấp ,  của enzym có 8 liên kết  song
song, chủ yếu đƣợc bao quanh bởi xoắn .
[22]

Tâm hoạt động của lipase là bộ ba: Ser, His và Asp (hoặc Glu). Phía trên
trung tâm hoạt động có vùng kỵ nƣớc đƣợc hình thành sau khi lipase đƣợc hoạt hóa.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Bích Trâm
SVTH: Tạ Thị Hồng Nhung

Trang 4
Ngoại trừ các điểm chung về khả năng xúc tác thông dụng thì lipase từ những nguồn
khác nhau có rất ít điểm chung ở cấp độ amino axit. Trong hầu hết cấu trúc lipase, đầu
serin hoạt động trong chuỗi pentapeptit có trình tự Gly-X
1
-Ser-X
2
-Gly.
[2], [13], [14]
.
1.1.3. Cơ chế phản ứng và tính đặc hiệu của lipase
Lipase xúc tác cho nhiều phản ứng khác nhau nhƣng đƣợc quan tâm nhiều nhất
là phản ứng thủy phân và phản ứng tổng hợp este,…
Lipase thủy phân triglixerit theo từng bậc, tạo ra điglixerit, monoglixerit và axit
béo tự do, rồi cuối cùng thủy phân hoàn toàn tạo ra glixerol và axit béo tự do
[22]
.















Hình 1.3: Phản ứng thủy phân triglixerit của lipase



Hình 1.4: Phản ứng tổng hợp este của lipase
Trong tự nhiên, lipase có từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Chính sự đa dạng này
đã ảnh hƣởng đến tính đặc hiệu trong các phản ứng chúng xúc tác. Khi xét đến tính
đặc hiệu đối với các axit béo trong phân tử triglixerit thì một số lipase có ái lực với
triglixerit chứa các gốc axit béo chuỗi ngắn (axetic, butyric, capric, caproic,
caprylic, ), số khác lại đặc hiệu cho triglixerit gồm những axit béo chƣa bão hòa
(oleic, linoleic, linonic, ). Trong trƣờng hợp là sƣờn glixerol của triglixerit, lipase có
tính đặc hiệu theo vị trí và phân cắt axit béo liên kết với C
1
hoặc C
3
của phân tử
glixerol hoặc ở cả 2 vị trí trên nhƣng không tác động đến axit béo ở vị trí C
2
của
glixerol. Bên cạnh đó nhiều lipase không có tính đặc hiệu và sẽ cắt ngẫu nhiên các axit
béo từ triglixerit
[5], [13]
.
Do lipase chỉ hoạt động ở bề mặt phân cách giữa hai pha dầu - nƣớc, nên lƣợng
dầu tồn tại ở mặt phân cách sẽ quyết định hoạt tính của lipase. Điều này có thể khắc
OOC
OOC
OOC
R

1
R
2
R
3
OH
OOC
OOC R
2
R
3
OOC
OOC
OH
R
1
R
3
OH
OOC
OH
R
3
OH
OH
OOC R
2
OH
OH
OH

1- monoglixerit
2- monoglixerit
1,2 - diglixerit
1,3 - diglixerit
Triglixerit
Lipase
Lipase
LipaseLipase
Glixerol
L
i
p
a
s
e
L
i
p
a
s
e
L
i
p
a
s
e
R
1
COOH + R

2
OH R
1
COOR
2
+ H
2
O
Lipase
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Bích Trâm
SVTH: Tạ Thị Hồng Nhung
Trang 5
phục theo hƣớng tăng diện tích ở bề mặt tiếp xúc giữa hai pha bằng cách tạo thể nhũ
tƣơng dầu bởi sự khuấy động mạnh với tác nhân nhũ hóa. Hoạt tính của lipase có thể
tăng rõ rệt khi sử dụng thể nhũ hóa dầu. Do đó, cần áp dụng phƣơng pháp nhũ hóa
thích hợp để làm tăng diện tích tiếp xúc của các tế bào nhũ hóa
[5], [13], [23]
.
1.1.4. Các nguồn thu nhận lipase
Lipase đƣợc thu nhận từ nhiều nguồn khác nhau: lipase từ thực vật, lipase từ
động vật và lipase từ vi sinh vật, song trong công nghiệp nguồn thu lipase lớn nhất là
từ vi sinh vật. Đặc biệt là từ vi khuẩn và nấm, đã có một vài lipase thu nhận từ vi sinh
vật có giá trị thƣơng mại
[19]
.
1.1.4.1. Từ động vật
[28]

Ở ngƣời và động vật có xƣơng sống, lipase kiểm soát sự thủy phân, sự hấp thụ,
sự tạo thành chất béo và chuyển hóa lipoprotein. Lipase động vật chia làm 3 nhóm dựa

trên vị trí và hoạt động của chúng: lipase thực phẩm, lipase mô và lipase sữa.
Enzym lipase từ tụy tạng là enzym lipase tốt nhất từ nguồn động vật. Enzym này
hiện diện trong tụy tạng và dịch tụy tạng, có khối lƣợng phân tử là 45000 – 50000
Dalton.
1.1.4.2. Từ thực vật
[28]

Ở thực vật, lipase đƣợc tìm thấy ở mô dự trữ của hạt dầu, hạt ngũ cốc trong quá
trình nảy mầm của hạt. Hầu hết các lipase không hoạt động trong thời kỳ ngủ đông,
ngoại trừ lipase tìm thấy ở hạt đậu caston.
Enzym lipase từ nguồn thực vật có nhiều trong các hạt dầu bao gồm: hạt đậu
nành, đậu phộng, thầu dầu và hạt của các cây nhƣ cây mù tạt, cây cải dầu, cây bông,…
1.1.4.3. Từ vi sinh vật
Lƣợng lớn lipase trong công nghiệp đƣợc sản xuất từ các loại vi sinh vật: vi
khuẩn, nấm mốc, nấm men.
Từ vi khuẩn
Lipase từ vi khuẩn đƣợc nghiên cứu từ khá sớm và đầy đủ
[14]
. Đa số lipase của vi
khuẩn là các glycoprotein, nhƣng một số lipase ngoại bào là lipoprotein hay còn gọi là
lipase thật (EC 3.1.1.3). Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lipase vi khuẩn đƣợc biết cho
tới nay thƣờng không đặc hiệu và chỉ có một số ít có tính bền nhiệt. Trong số các vi
khuẩn thì Acromobacter sp., Alcaligenes sp., Arthrobacter sp., Pseudomonas sp. và
Chromobacterium sp. đã đƣợc đƣa vào sản xuất lipase công nghiệp
[2], [12], [13], [16], [24]
.

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Bích Trâm
SVTH: Tạ Thị Hồng Nhung
Trang 6


Từ nấm
[28]

Lipase từ nấm đã đƣợc nghiên cứu từ những năm 1950. Ƣu điểm của loại lipase
này là dễ thu nhận, tính ổn định theo pH và nhiệt độ, tính đặc hiệu với cơ chất và khả
năng hoạt động trong dung môi hữu cơ.
Lipase thƣơng mại thƣờng đƣợc sản xuất bởi Aspergillus niger, Candida
cylindracea, Hummicola lanuginosa, Mucor miehei, Rhizopus arrhizus, Rhizopus
delemar, Rhizopus japonicus, Rhizopus niveus và Rhizopus oryzae.
 Nấm mốc: Lipase đƣợc tìm thấy ở một số loài nhƣ: Aspergillus, Rhizopus (tách
từ quả dừa), Rhizopus oryzae (phân lập từ dầu dừa), Pythiumnltimum (trong
dung dịch hữu cơ, không có nhũ tƣơng), và Mucor sp humicola lamuginosa.
 Nấm men: Nấm men Candida rugosa là một nguồn sản xuất lipase quan trọng.
Các đặc tính xúc tác cấu trúc hoá sinh của lipase trong loài nấm men Candida
rugosa đã đƣợc công bố trên nhiều tài liệu. Có ít nhất 7 giống lipase từ Candida
rugosa trong đó có 4 giống đã đƣợc xác định đặc tính và 3 giống đã đƣợc dùng
để sản xuất enzym thƣơng phẩm.
1.1.5. Ứng dụng của lipase
Trong khoảng cuối thế kỷ 20, lipase đƣợc ứng dụng rộng rãi trong công nghệ
sinh học, dƣợc phẩm, protein đơn bào, xử lý chất thải và các chế phẩm sinh học khác.
Lipase trở thành một phần quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm hiện đại và
đƣợc sử dụng rộng rãi trong quá trình chế biến nhiều loại sản phẩm nhƣ: nƣớc trái cây,
rau quả, các sản phẩm từ sữa,… Lipase cũng đƣợc dùng trong ngành công nghiệp
thuộc da và giặt tẩy
[10], [16], [27], [28]
.











Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Bích Trâm
SVTH: Tạ Thị Hồng Nhung
Trang 7

Những ứng dụng chính của lipase đƣợc tóm tắt trong bảng 1.1.
Bảng 1.1: Các ứng dụng trong công nghiệp của các lipase từ vi sinh vật
[28]
.
Công nghiệp
Hoạt tính
Sản phẩm hay ứng dụng
Chất tẩy rửa
Thủy phân chất béo
Loại các vết bẩn dầu từ vải
Thực phẩm sữa
Thủy phân chất béo của sữa,
làm chín phomát, biến đổi
chất béo của bơ.
Tăng cƣờng các chất mùi
thơm trong sữa, phomát và
bơ.
Các loại bánh
Cải thiện mùi thơm

Kéo dài thời gian sử dụng
Nƣớc giải khát
Cải tiến mùi hƣơng
Các loại nƣớc giải khát
Bao bì thực phẩm
Cải tiến chất l
ƣợ
ng
Mayonnaise, các loại bao bì
và các loại chỉ khâu.
Thực phẩm
chức năng
Chuyển đổi sự este hóa

Thực phẩm chức năng

Thịt và cá
Tăng cƣờng hƣơng vị
Các sản phẩm thịt và cá,
loại bỏ chất béo
Các chất béo và dầu
Chuyển đổi sự este hóa,
thủy phân
Bơ cacao, magarin, các axit
béo, glixerol, các glixerit đơn,
đôi.
Hóa chất
Chọn lọc đối kháng, tổng hợp
Các khối kết tinh, hóa chất
Dƣợc ph


m
Chuyển đổi sự este hóa,
thủy phân
Các lipid đặc trƣng, các
chất trợ tiêu hóa
Mỹ phẩm
Tổng hợp
Chất nhũ tƣơng hóa, chất tạo
ẩm
Da Các sản phẩm da Loại bỏ chất béo
Thủy phân
Các sản phẩm da
Giấy
Thủy phân
Cải thiện chất lƣợng giấy
Chất tẩy trắng
Thủy phân
Loại bỏ chất béo


Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Bích Trâm
SVTH: Tạ Thị Hồng Nhung
Trang 8
1.1.6. Các phương pháp xác định hoạt tính lipase
[11], [13]
.
Hoạt tính lipase đƣợc xác định dựa trên lƣợng axit béo tự do đƣợc giải phóng. Có
nhiều phƣơng pháp xác định hoạt tính lipase trong đó có 2 phƣơng pháp thông dụng:
 Phƣơng pháp quang phổ sử dụng cơ chất đặc hiệu là p-nitrophenyl este

 Phƣơng pháp chuẩn độ bằng cách thủy phân trực tiếp trên cơ chất triglixerit:
 Định phân lƣợng axit béo tự do sinh ra với dung dịch NaOH.
 Định lƣợng axit béo tự do sinh ra bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).
1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính lipase
1.1.7.1. Nhiệt độ
Dƣới tác động của nhiệt độ, enzym đều bị biến tính ít nhiều và ảnh hƣởng tới
hoạt tính. Nhiệt độ có thể làm cho một số liên kết hiđro trong mạng lƣới liên kết hiđro
tham gia vào việc giữ vững cấu trúc của enzym bị đứt gãy
[26]
.
Đa số lipase hoạt động ở nhiệt độ 50C - 60ºC, tuy nhiên có một vài chủng hoạt
động ở nhiệt độ thấp hơn. Chủng Penicillium cyclopium, Pythium ultium và Rhizopus
oryae chịu nhiệt kém, sẽ bị ức chế khi nhiệt độ lên tới 50ºC
[28]
.
1.1.7.2. pH
pH môi trƣờng phản ứng ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt tính enzym vì nó ảnh hƣởng
đến mức độ ion hóa cơ chất, enzym và ảnh hƣởng đến độ bền của cấu trúc protein
[24]
.
pH tối ƣu của lipase tái tổ hợp LipA chủng Ralstonia sp. M1 là 10,75 và enzym
có độ bền ở dải pH kiềm (8,0 – 10,5)
[28]
.
Lipase từ Candida rugosa ổn định ở trong môi trƣờng kiềm pH từ 7- 10 và có
hoạt độ mạnh nhất ở pH 8,5
[28]
.
Ở điều kiện pH và nhiệt độ không thích hợp, lipase đều bị kìm hãm hoạt động và
giảm tính bền. Ủ enzym ở pH 9,5; nhiệt độ 23ºC sau 24 giờ hoạt độ giảm 5%, ở pH

(10-11) hoạt độ giảm 55%. Ở nhiệt độ 30ºC hoạt độ giảm còn 25%, ở 90ºC hoạt độ
còn 30% so với hoạt độ lipase tại 55ºC
[28]
.
1.1.7.3. Cơ chất
Lipase là enzym có tính đặc hiệu nhóm tƣơng đối. Do các loại dầu, mỡ khác nhau
về thành phần và hàm lƣợng axit béo, số liên kết no và không no cho nên đối với mỗi
loại dầu, mỡ khác nhau thì khả năng phân giải của cùng một lipase cũng khác nhau
[25]
.
Tính chuyên biệt của lipase đƣợc hình thành do cấu trúc không gian của enzym và cơ
chất, các yếu tố ảnh hƣởng đến liên kết giữa enzym với cơ chất. Đa số các vi sinh vật
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Bích Trâm
SVTH: Tạ Thị Hồng Nhung
Trang 9
tổng hợp nhiều loại lipase ngoại bào với tính chuyên biệt cơ chất khác nhau
[11], [13], [24]
.
1.1.7.4. Chất hoạt hóa và chất kiềm hãm
Phản ứng do enzym xúc tác phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chất hoạt hoá
và chất kìm hãm cũng ảnh hƣởng tới vận tốc phản ứng và hoạt độ enzym trong phản
ứng. Hoạt độ enzym có thể bị thay đổi dƣới tác dụng của một số chất có bản chất hoá
học khác nhau
[28]
.
 Chất hoạt hóa
Chất này làm tăng hoạt độ xúc tác của enzym. Các chất này có bản chất hoá học
khác nhau, có thể là các anion, các ion kim loại hoặc các chất hữu cơ có cấu tạo phức
tạp hơn
[26]

.
Lipase hoạt động không cần cofactor, tuy nhiên sự hiện diện của một số các
cation kim loại nhƣ Ca
2+
, Mg
2+
sẽ làm tăng hoạt tính của lipase.
[19]
.
Mỗi chất hoạt hóa lại tác động hoạt hóa ở từng mức độ khác nhau, có khi chất
hoạt hóa cho loại lipase từ nguồn gốc này lại không hoạt hóa cho lipase từ nguồn gốc
khác.
Ví dụ:
Lipase từ Candida antaractica có thể đƣợc hoạt hoá bởi các chất hoạt động bề
mặt. Trong môi trƣờng cơ chất là axetat p-nitrophenyl có chứa chất hoạt động ion SDS
thì tốc độ phản ứng tăng lên. Chứng tỏ SDS có tác dụng trong việc tăng cƣờng tốc độ
phản ứng của lipase
[28]
.
Tuy nhiên tác dụng kích hoạt chỉ giới hạn ở những nồng độ xác định, vƣợt quá
giới hạn này có thể làm giảm hoạt tính của enzym
[28]
.
 Chất kìm hãm [27]
Các chất làm giảm hoạt độ của enzym gọi là chất kìm hãm (ức chế), kí hiệu là I.
Các chất này có thể là những ion, các phân tử vô cơ, hữu cơ, kể cả các protein. Các
hợp chất kìm hãm hoạt tính lipase có thể bằng cách thay đổi cấu trúc lipase hoặc tác
động vào tính chất bề mặt.
Ví dụ:
Hoạt tính của lipase bị bất hoạt bởi Co

2+
, Ni
2+
, Hg
2+
và Sn
2+
bị kìm hãm nhẹ bởi
Zn
2+
, Mg
2+
và EDTA
[19]
.


Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Bích Trâm
SVTH: Tạ Thị Hồng Nhung
Trang 10
1.2. Giới thiệu về Biodiesel
1.2.1. Khái quát về biodiesel
[30]

Biodiesel còn đƣợc gọi là diesel sinh học là một loại nhiên liệu có tính chất giống
với dầu diesel nhƣng không phải sản xuất từ dầu mỏ mà từ dầu thực vật hay mỡ động
vật. Biodiesel là một loại năng lƣợng sạch, chúng không độc, dễ phân giải trong tự
nhiên và là loại năng lƣợng tái tạo. Về phƣơng diện hóa học thì biodiesel là ankyl este
(metyl este hay etyl este) của những axit béo trong dầu hay mỡ khi đƣợc este hóa bởi
ancol metanol hoặc etanol.

Biodiesel là một chất lỏng có màu giữa vàng hay nâu tối phụ thuộc vào nguyên
liệu chế biến. Metyl este điển hình có điểm bốc cháy khoảng 150
0
C (3000 F), tỷ
trọng thấp hơn nƣớc (d=  0,88g/cm
3
), có độ nhớt tƣơng tự diesel từ dầu mỏ.
Biodiesel có thể sản xuất từ các loại dầu khác nhau nhƣ: dầu thực vật, mỡ động
vật hoặc dầu mỡ phế thải sau khi đã đƣợc làm sạch. Một số tính chất cơ bản biodiesel
đƣợc so sánh với nhiên liệu

diesel đã đƣợc giảm thiểu lƣu huỳnh đƣợc trình bày ở
bảng 1.2
Bảng 1.2: So sánh tính chất của biodiesel với diesel được giảm thiểu lưu huỳnh
[7]

Tính chất
Biodiesel
Diesel giảm thiểu lƣu huỳnh
Điểm bốc cháy,
0
C
130
60
Chỉ số cetan
55
44
Lƣu huỳnh, ppm
<15
15

Khối lƣợng riêng tƣơng đối, 15
0
C
0,88
0,85
Độ nhớt động học ở 40
0
C, mm
2
/s
6,0
2,6
Nhiệt trị, kJ/kg
40600
42700
1.2.2. Ưu điểm của biodiesel [17]
1.2.2.1. Về mặt môi trường
 Giảm lƣợng phát thải khí CO
2
.
 Không có hoặc chứa rất ít các hợp chất của lƣu huỳnh.
 Có khả năng tự phân huỷ và không độc (phân huỷ nhanh hơn diesel 4 lần, phân
huỷ từ 85¸ 88% trong nƣớc sau 28 ngày).
 Giảm ô nhiễm môi trƣờng.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Bích Trâm
SVTH: Tạ Thị Hồng Nhung
Trang 11
1.2.2.2. Về mặt kỹ thuật
 Có chỉ số cetan cao hơn diesel.
 Biodiesel có điểm chớp cháy cao hơn diesel, đốt cháy hoàn toàn, an toàn trong

tồn chứa và sử dụng.
 Biodiesel có tính bôi trơn tốt.
 Do có tính năng tƣợng tự nhƣ dầu diesel nên nhìn chung khi sử dụng không cần
cải thiện bất kì chi tiết nào của động cơ (riêng đối với các hệ thống ống dẫn,
bồn chứa làm bằng nhựa ta phải thay bằng vật liệu kim loại)
1.2.2.3. Về mặt kinh tế
 Thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, tận dụng tiềm năng sẵn có của ngành
nông nghiệp nhƣ dầu phế thải, mỡ động vật, các loại dầu khác ít có giá trị sử
dụng trong thực phẩm.
 Biodiesel đƣợc chế biến từ nguồn nguyên liệu tái tạo nên việc sử dụng biodiesel
giúp giải quyết bài toán năng lƣợng cho những quốc gia có nguồn dầu mỏ hạn
chế cũng nhƣ giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào dầu mỏ.
 Tạo ra sản phẩm phụ glixerol có nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp.
1.2.3. Nhược điểm của biodiesel
[17]

 Biodiesel có nhiệt độ đông đặc cao hơn diesel một ít gây khó khăn cho các
nƣớc có nhiệt độ vào mùa đông thấp. Tuy nhiên đối với các nƣớc nhiệt đới, nhƣ
Việt Nam thì ảnh hƣởng này không đáng kể.
 Biodisel có nhiệt trị thấp hơn so với diesel.
 Biodisel dễ hấp thu nƣớc nên cần những biện pháp bảo quản đặc biệt để tránh
tiếp xúc với nƣớc. Biodisel không bền rất dễ bị oxi hóa nên gây nhiều khó khăn
trong việc bảo quản.
 Việc sử dụng nhiên liệu chứa nhiều hơn 5% biodisel có thể những vấn đề sau:
ăn mòn các chi tiết của động cơ và tạo cặn trong bình nhiên liệu do tính dễ bị
oxi hóa của biodisel làm hƣ hại nhanh các vòng đệm cao su do sự không tƣơng
thích của biodisel với chất liệu làm vòng đệm.
1.2.4. Tình hình nghiên cứu và sản xuất biodiesel trong nước và trên thế giới
1.2.4.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất biodiesel trên thế giới
[17]


Ngày 31/8/1937, tại trƣờng Đại học Brussel (Bỉ), G.Chavanne đã sớm nhận đƣợc
bằng sáng chế (bằng sáng chế Bỉ - 422,877) về việc lần đầu tiên cho dầu thực vật phản
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Bích Trâm
SVTH: Tạ Thị Hồng Nhung
Trang 12
ứng với etanol, metanol và đó chính là biodiesel hiện nay.
Tại Mỹ, năm 2005, bang Minnesota đã trở thành bang đầu tiên ở Mỹ đƣợc uỷ
quyền bán toàn bộ nhiên liệu diesel chứa biodiesel. Hiện nay ở trên thế giới đã có
những nƣớc dùng tới 100% biodiesel chạy ô tô, và các phƣơng tiện vận tải. Biodiesel
cũng có thể dùng làm nhiên liệu đốt trong gia đình, tại Anh ngƣời ta cho rằng
biodiessel sẽ là nhiên liệu đốt cho tƣơng lai. Kết quả này đã đƣợc đƣa ra từ các thí
nghiệm do Andrew J.Robertson thực hiện khi dùng biodiesel để đun nấu. Theo
Sperbeck, Jack. (Đại học Minnesota- 2001, 2007) sản xuất biodiesel toàn cầu đang
vƣơn tới mục tiêu đạt khoảng 85% biodiesel đƣợc sử dụng trong các phƣơng tiện vận
tải.
1.2.4.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất biodiesel trong nước
[17], [31]

Việt Nam đã quan tâm đến diesel sinh học (biodiesel) cách đây 20 năm. Và Đề
án phát triển ngành Nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 đã
đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt ngày 20/11/2007với mục tiêu chủ yếu phát triển
nhiên liệu sinh học để thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống, góp phần
bảo đảm an ninh năng lƣợng và bảo vệ môi trƣờng.
Việc điều chế và thử nghiệm nhiên liệu biodiesel từ dầu thực vật đƣợc quan tâm
từ những năm 1980 và những năm gần đây đƣợc thực hiện ở Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh. Tuy nhiên, các kết quả đạt đƣợc chỉ mang tính định hƣớng và việc thử
nghiệm biodiesel chƣa phát triển rộng khắp.
Tính tới thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có một số nơi sản xuất thành công
nhiên liệu biodiesel:

• Tháng 6/2006: tại An Giang, đề tài nghiên cứu khoa học của ông Hồ Xuân
Thiên cùng một số cán bộ kỹ thuật thuộc công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản
An Giang (AGIFISH) nghiên cứu công nghệ sản xuất biodiesel từ mỡ cá tra, cá
basa hiện đang đƣợc áp dụng ở các công ty trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu
Long nhƣ: công ty AGIFISH, công ty MINH TÚ ở Thốt Nốt (Cần Thơ), và các cơ
sở sản xuất nhỏ lẻ khác,
Năm 2004, Phân viện khoa học vật liệu tại thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên
cứu thành công công nghệ sản xuất dầu biodiesel từ dầu, mỡ động thực vật. Trong đó
nhóm nghiên cứu của TS.Nguyễn Đình Thành đã ra mắt công nghệ sản xuất biodiesel
từ dầu rán phế thải và mỡ cá basa.


Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Bích Trâm
SVTH: Tạ Thị Hồng Nhung
Trang 13
1.2.5. Các phương pháp điều chế biodiesel
[17]

Có nhiều phƣơng pháp điều chế biodiesel nhƣ: phƣơng pháp sấy nóng, phƣơng
pháp pha loãng, phƣơng pháp nhũ tƣơng hóa, phƣơng pháp crackinh, phƣơng pháp
transeste hóa. Trong đó phƣơng pháp transeste hóa đƣợc sử dụng phổ biến hiện nay do
sản phẩm thu đƣợc có những tính chất tƣơng tự nhƣ nhiên liệu diesel, và sản phẩm phụ
glixerol có giá trị sử dụng cao trong công nghiệp mỹ phẩm và dƣợc phẩm.
1.2.5.1. Phương pháp transeste hóa
[15]

Transeste hóa là phản ứng chuyển hóa các phân tử triglixerit thành các ankyl este
của các axit béo mạch dài bằng cách sử dụng các loại ancol nhƣ metanol, etanol. Phản
ứng này có thể đƣợc xúc tác bằng nhiều xúc tác khác nhau nhƣ axit, bazơ hoặc lipase.
Transeste hóa bao gồm nhiều phản ứng thuận nghịch nối tiếp nhau. Trong đó, phân tử

triglixerit nếu phản ứng với metanol đƣợc chuyển hóa từng bƣớc thành điglixerit,
monoglixerit và cuối cùng là thành glixerol và các metyl este gọi biodiesel (hình 1.5).
Transeste hóa đƣợc xem là lựa chọn tốt nhất để chuyển hóa dầu mỡ động thực
vật thành nhiên liệu sử dụng đƣợc (biodiesel) vì các ƣu điểm chính sau đây:
 Các tính chất của ankyl este rất giống với tính chất vật lý của nhiên liệu
diesel, hơn nữa, metyl hoặc etyl este của các axit béo có thể cháy trực tiếp
trong các động cơ diesel thông thƣờng mà không yêu cầu phải cải tiến động
cơ, và không hình thành cặn lắng.
 Quy trình thực hiện cũng tƣơng đối đơn giản, nên dễ dàng áp dụng vào sản
xuất trong công nghiệp.
 Tạo ra phụ phẩm glixerol có nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp.














×