Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn đối với con người và định hướng cân bằng sức khỏe cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.96 KB, 13 trang )

Năm học 2008 – 2009

ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM TIẾNG ỒN ĐỐI VỚI CON NGƯỜI
VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÂN BẰNG SỨC KHỎE
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Trần Ánh Nhật Hưởng
Sinh viên năm 3, Khoa Địa lý
GVHD:ThS. Bùi Vũ Thanh Nhật
1.

Đặt vấn đề
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và q trình đơ thị hóa

diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam, âm thanh - tiếng ồn đã vượt mức cho phép và trở
thành mối lo ngại cho sức khỏe và cuộc sống của con người. Thế nhưng, người
dân vẫn cịn thờ ơ đến việc tìm hướng giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và vẫn tiếp
tục sống chung với nó. Điều đó sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng không
thể lường trước được.
Với đề tài này, tôi mong muốn mang lại cho mọi người thông tin về ô nhiễm
tiếng ồn hiện nay và tác được hại của nó đối với sức khỏe con người, để mọi
người có thể nhìn nhận rõ hơn vấn đề và tìm ra hướng giải quyết.
Bên cạnh đó, tơi tiến hành nghiên cứu khả năng nhận thức về ô nhiễm tiếng
ồn và hướng giải quyết của đối tượng học sinh trung học phổ thơng, để từ đó đưa
ra những định hướng cân bằng sức khỏe cho học sinh.
Hi vọng với đề tài này, mọi người sẽ nhìn nhận sâu hơn về vấn đề ô nhiễm
tiếng ồn, và tự tìm hướng giải quyết cho bản thân nhằm cân bằng sức khỏe, đảm
bảo công việc và phù hợp với môi trường xã hội hiện nay.
2.

Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn đối với con người
2.1. Khái niệm cơ bản về âm thanh và tiếng ồn


Âm thanh là dao động cơ học, được dao động dưới hình thức sóng trong

mơi trường đàn hồi và được thính giác của con người tiếp thu. Trong khơng khí,
tốc độ âm thanh là 343 m/s, còn trong nước là 1.450 m/s.
Tần số của âm thanh được đo bằng Hz, là số dao động trong 1 giây.
Sóng âm là sóng cơ học truyền trong các mơi trường khí, lỏng hoặc rắn. Tai
người có thể cảm nhận được sóng âm từ 16 đến 20.000 Hz và không thể nghe

184


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

được dưới 16 Hz (hạ âm) và trên 20.000 Hz (siêu âm). Mức nghe chuẩn nhất là
từ 1.000 đến 5.000 Hz.
Cường độ âm (kí hiệu L, đơn vị là W/m 2) là lượng năng lượng được sóng
truyền âm truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vng
góc với phương truyền âm. Mức cường độ âm được tính theo công thức:
L=

lg

I
I0

I: Cường độ âm thanh tại điểm xét.
I0: Cường độ âm chuẩn (ngưỡng nghe), I0 = 10-12 W/m2
Đơn vị đo của âm thanh là Ben (kí hiệu B), nhưng thường dùng đêxiben (kí
hiệu dB): là thang đo logarit, cịn gọi là mức cường độ âm, gọi tắt là mức âm.
1dB = 10 -1 B

Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần suất khác nhau, sắp
xếp khơng có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá
trình làm việc và nghỉ ngơi của con người. Có thể hiểu tiếng ồn là là những âm
thanh phát ra không đúng lúc, không đúng nơi, âm thanh phát ra với cường độ
quá lớn, vượt mức chịu đựng của con người. Đây là một khái niệm tương đối, tùy
thuộc vào cảm nhan về tiếng ồn khác nhau mà mức ảnh hưởng sẽ khác nhau.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới quy định, mức an toàn của cường độ âm thanh
đối với tai người là 70 dB.
2.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn
2.2.1. Tiếng ồn giao thông
Hiện nay phương tiện giao thông cơ giới rất phổ biến, mỗi xe khi lưu thông
trên đường phố sẽ gây ra tiếng ồn do động cơ hoạt động, tiếng cịi, ống xả, tiếng
rít phanh và sự rung động của các bộ phận trên xe gây nên.
Tiếng ồn giao thông hiện nay chủ yếu là do mật độ xe trên đường phố lớn,
tập hợp nhiều xe sẽ gây ra hỗn hợp tiếng ồn với nhiều tần số khác nhau. Riêng ở
nước ta, còn tồn tại nhiều phương tiện lạc hậu, kém chất lượng nên gây ra tiếng

185


Năm học 2008 – 2009

ồn lớn. Tại thành phố Hồ Chí Minh, phương tiện giao thơng đơng đúc và ùn tắc
vào giờ cao điểm là cực điểm của tiếng ồn giao thông.
Bảng 1. Mức ồn do các loại phương tiện giao thông gây ra
Loại phương tiện

Mức ồn

Loại phương tiện


Mức ồn

Xe nhỏ

77 dB

Tiếng còi tàu

75 - 105 dB

Xe khách nhỏ

79 dB

Tiếng máy bay

85 - 90 dB

Xe khách vừa

84 dB

Xe quân sự

120 - 135 dB

Xe thể thao

91 dB


Xe chở rác

82 - 88 dB

Trong giao thông hiện nay phải kể đến tiếng ồn do máy bay, tiếng ồn này
không thường xuyên nhưng gây ra rất lớn cho khu vực dân cư gần sân bay, đặc
biệt là lúc máy bay cất cánh và hạ cánh. Tại khu dân cư gần sân bay Tân Sơn
Nhất, người dân cảm thấy rất khó chịu mỗi khi nghe tiếng rít của máy bay.
Những kết cấu hạ tầng như nhà cửa, cơng trình tại đây cũng có dấu hiệu bị nứt nẻ
do chấn động của âm thanh phát ra từ máy bay.
2.2.2. Tiếng ồn trong xây dựng
Ngày nay, việc sử dụng các phương tiện máy móc trong xây dựng ngày
càng phổ biến. Mức độ ảnh hưởng của các thiết bị này là không nhỏ. Gần những
công trường đang xây dựng, tiếng ồn phát ra liên tục với tần suất lớn.
Bảng 2. Mức ồn do các loại phương tiện xây dựng gây ra
Loại phương tiện

Mức ồn

Loại phương tiện

Máy trộn bê tông

75 dB

Máy khoan

Máy ủi


93 dB

Máy nghiền xi măng

Máy búa 1,5 tấn

80 dB

Máy búa hơi

Mức ồn
87 - 114 dB
100 dB
100 - 110 dB

2.2.3. Tiếng ồn trong công nghiệp và sản xuất
Công nghiệp sử dụng rất nhiều máy móc, khi hoạt động sẽ gây ra tiếng ồn
đáng kể. Khi sản xuất sản phẩm công nghiệp, các vật thể rắn va chạm với nhau,
sự chuyển động hỗn loạn giữa các dịng khí và hơi làm cho âm thanh phát ra
mạnh hơn, tạo nên tiếng ồn lớn hơn.

186


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

Bảng 3. Mức ồn do các loại phương tiện sản xuất công nghiệp gây ra
Loại phương tiện

Mức ồn


Xưởng dệt

110 dB

Xưởng gò

113 - 114 dB

Máy cưa

82 - 85 dB

Loại phương tiện
Xưởng rèn

Mức ồn
100 - 120 dB

Máy nghiền xi măng

100 dB

Máy đập

85 dB

2.2.4. Tiếng ồn trong sinh hoạt
Trong sinh hoạt hằng ngày, con người sử dụng nhiều thiết bị thu phát âm
thanh như tivi, karaoke, hay những nơi tập trung đông người cũng gây ra tiếng ồn

đáng kể như đám cưới, hội chợ, họp chợ, sân trường giờ ra chơi. Những tiếng ồn
kể trên thường được lan truyền trong khơng khí rồi đến tai người, bên cạnh đó
cịn có những tiếng ồn do sửa chữa nhà cửa. Tất cả những loại tiếng ồn này phụ
thuộc chủ yếu vào ý thức của con người.
Bảng 4. Mức ồn do con người gây ra
Tiếng nói nhỏ

30 dB

Tiếng khóc của trẻ

80 dB

Tiếng nói chuyện bình thường

60 dB

Tiếng hát to

110 dB

Tiếng nói to

80 dB

Tiếng cửa cọt kẹt

78 dB

2.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn đối với con người

Cùng với xu thế phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, vấn đề tiếng ồn càng trở nên nan giải, tiếng ồn đã vượt quá mức cho
phép, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống hằng ngày của con người.
Theo thống kê năm 2003, trên thế giới có 57 triệu người bị điếc hoặc nghe
kém mà ngun nhân chính là do ơ nhiễm tiếng ồn. Ở nước ta hiện nay có hàng
trăm nghìn người bị điếc hay nghe kém, trong đó số người khơng phải lao động
trong môi trường ồn chiếm tỷ lệ lớn. Bệnh điếc hay nghe kém do tiếng ồn, đặc
biệt là tiếng ồn giao thông đang ngày càng gia tăng.
Hiệu suất làm việc của con người bị sẽ bị suy giảm trong mơi trường có
tiếng ồn 50 dB, nhất là đối với lao động trí óc. Tiếng ồn từ 70 dB có thể làm tăng
nhịp thở và nhịp đập của tim, tăng nhiệt độ cơ thể và tăng huyết áp, ảnh hưởng

187


Năm học 2008 – 2009

đến hoạt động của dạ dày và giảm hứng thú lao động. Khi tiếng ồn từ 90 dB sẽ
gây mất ngủ, mệt mỏi, tổn thương chức năng thính giác, mất thăng bằng cơ thể
và suy nhược thần kinh.
Tiếng ồn hại sức khoẻ trên cả 2 phương diện. Về sinh lý, nó gây mệt mỏi
tồn thân, nhức đầu, chống váng, ăn khơng ngon, gầy yếu. Về tâm lý, nó gây
khó chịu, lo lắng, bực bội, dễ cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh, mất tập trung, dễ nhầm lẫn,
thiếu chính xác. Người tiếp xúc với tiếng ồn lâu dài thường mất ngủ (khoảng
70% - 80%), suy nhược (35%), đau đầu (40%); năng suất lao động của viên chức
trong điều kiện yên tĩnh sẽ cao hơn khoảng 9% và sai sót trong việc ghi chép tài
liệu ít hơn khoảng 29%. Ở các văn phịng có mức ồn 100 người ta phạm sai sót
nhiều gấp 2 lần so với làm việc ở mức ồn 70 dB.
Tiếng ồn cịn có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng các bệnh thần
kinh, tim mạch, tăng lượng catecholamin trong nước tiểu, tăng tỷ lệ mắc hội
chứng dạ dày - tá tràng, rối loạn tiêu hoá. Tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn sẽ bị

ngễnh ngãng, dần dần dẫn đến điếc hoàn tồn. Thống kê về bệnh điếc nghề
nghiệp của cơng nhân trong các ngành cơng nghiệp cho thấy: ngành đóng tàu và
vận hành máy trên tàu biển có từ 10% - 19% người mắc bệnh; ngành khai thác
than đá từ 16% - 18%; ngành sản xuất xi măng từ 5% - 10%; ngành dệt từ 8% 12%; ngành bưu chính viễn thông khoảng 7,4%.
2.3.1. Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với giấc ngủ
Nhiều nghiên cứu chứng minh tiếng ồn từ 35dB trở lên đã đủ để gây ra rối
loạn cho giấc ngủ bình thường. Tiếng động ban đêm tạo ra những cơn thức giấc
bất thường, làm thay đổi chu kỳ các giai đoạn của giấc ngủ và gây khó khăn đi
vào giấc ngủ, con người sẽ khơng có cảm giác ngủ ngon khi có nguồn ồn thường
xuyên quấy nhiễu bên cạnh, lúc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và năng
suất công việc của ngày hôm sau, con người sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không
tỉnh táo để sẵn sàng cho công việc của ngày mới. Tiếng động trong khi ngủ cũng
làm tăng huyết áp, nhịp tim, co mạch máu ngoại vi và các cử động của cơ thể
như trằn trọc, trở mình, co chân duỗi tay.

188


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

Theo thống kê của ngành y tế cho thấy lượng thuốc an thần, thuốc ngủ được
sử dụng tính trên đầu người ở khu vực gần sân bay và các đường giao thông lớn
gấp 2 - 3 lần so với ở khu vực không bị ô nhiễm tiếng ồn.
Một điểm đáng lưu ý là trẻ em dường như có một cơ chế bảo vệ với tiếng
động khi ngủ ban đêm, nên các cháu vẫn ngủ ngon, ít bị thức giấc như người lớn.
Tuy nhiên hệ thần kinh của trẻ vẫn dễ bị ảnh hưởng và phản ứng.
2.3.2. Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với sức khỏe con người
Ảnh hưởng của tiếng ồn lên thính giác đã được biết tới từ thuở xa xưa, khi
người thợ rèn, thợ hầm mỏ hoặc người giật chuông nhà thờ làm việc lâu năm với
nghề của mình.

Thính giác của họ giảm dần, rồi đưa tới điếc hoàn toàn. Tiếp xúc với tiếng
động đột ngột và liên tục có thể gây ra mất thính lực tạm thời, nhưng thường thì
thính lực trở lại bình thường sau 16 - 18 giờ khi khơng cịn tiếng động. Ảnh
hưởng của tiếng động lên tai tùy thuộc ở cường độ của tiếng động và số lượng
thời gian tiếp cận với chúng. Hậu quả có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Nếu tiếp xúc nhiều với tiếng ồn sẽ tạo ra tâm lý rất nặng nề cho cơ thể con
người, ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác, gây ra bệnh lãng tai, điếc nghề nghiệp,
gây ra chứng nhức đầu dai dẳng, rối loạn sinh lý, bệnh lý và suy nhược thần kinh,
tim mạch, nội tiết. Lúc này con người thường mệt mỏi, dễ cáu kỉnh, giảm trí nhớ,
run mi mắt và phản xạ xương khớp giảm. Tiếng ồn mạnh từ 120 dB trở lên có thể
gây chói tai, đau tai, thậm chí thủng màng nhĩ.
Tại Bắc Kinh, theo một nghiên cứu cho thấy hậu quả của tiếng ồn đối với
hơn 1.000 công nhân dệt vải là sau 5 năm làm việc trong tiếng ồn, huyết áp của
họ lên cao đáng kể.
Nghiên cứu của TS. Wolfgang Babisch, Đức cho thấy liên tục nghe tiếng ồn
giao thông ở mức độ 70 dB có thể tăng rủi ro bệnh nhồi máu cơ tim.
2.3.3. Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với năng suất và hiệu quả làm việc
Nếu làm việc trong môi trường tiếng ồn sẽ làm giảm một cách đáng kể khả
năng tập trung của người lao động, độ chính xác của cơng việc sẽ giảm, sai sót

189


Năm học 2008 – 2009

trong công việc và sản xuất cao, phát sinh hoặc làm tăng các tai nạn lao động.
Thực tế năng suất lao động sẽ giảm từ 20 - 40%.
2.3.4. Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với hành vi của con người
Sống trong khu xóm ồn ào, nhiều tiếng động, con người trở nên bực bội,
giận giữ, khó chịu, hay gây gổ, ít giao thiệp với lối xóm.

Tiếng ồn dường như cũng khiến con người giảm đặc tính giúp đỡ và tăng sự
hung hổ, gây hấn. Một quan sát cho thấy, khi đang định giúp nhặt một vật rơi cho
người khác mà có tiếng ồn dội tới, thì động tác giúp đỡ này ngưng lại.
Mặc dù chưa có bằng chứng xác đáng nhưng nhiều nhận xét, nghiên cứu
cho thấy tiếng ồn ảnh hưởng tới sự học hỏi của con em. Theo Sheldom Cohen,
Đại học Oregon, trẻ em sống trong các căn phòng ở tầng thấp trong một cao ốc
gần trục lộ giao thơng có khó khăn tập đọc, làm tốn, phân biệt chữ có âm tương
tự, so với các em sống ở tầng trên cao, xa tiếng ồn. Nhiều nghiên cứu cho hay,
tiếng ồn có thể ảnh hưởng tới bào thai còn trong bụng mẹ và thai nhi đáp ứng
bằng tăng nhịp tim và chuyển động thân mình. Một nghiên cứu khác cho hay bà
mẹ sống gần phi trường có tỷ lệ sinh non cao hơn.
2.3.5. Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với việc trao đổi thông tin
Thông tin thường bị tiếng ồn gây nhiễu, che lấp, làm cho việc tiếp nhận
thơng tin sẽ khó khăn hơn, độ chính xác của thơng tin nhận được sẽ khơng cao,
ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của con người. Do đó trong trao đổi thơng tin
cần phải quy định giới hạn tiếng ồn cho phép để tránh các ảnh hưởng do tiếng ồn
gây ra.
3.

Định hướng cân bằng sức khỏe cho học sinh trung học phổ thông
3.1. Đánh giá sự hiểu biết của học sinh trung học phổ thông về ô nhiễm

tiếng ồn
Để đánh giá sự hiểu biết của học sinh trung học phổ thông về ô nhiễm tiếng
ồn, tôi tiến hành khảo sát học sinh tại một số trường trung học phổ thơng trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu là khu vực nội thị.

190



Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

Phần lớn học sinh đều biết hoặc từng nghe nói đến âm thanh vượt quá mức
cho phép (93%), nhưng trong số đó khi được hỏi thêm về khái niệm ơ nhiễm
tiếng ồn thì phần lớn các em đều cịn mơ hồ, chỉ có một số ít biết rõ khái niệm
này thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này khẳng định học
sinh biết được sự vượt mức cho phép của âm thanh chỉ thông qua cảm nhận cá
nhân, chưa được biết kỹ về khái niệm ơ nhiễm tiếng ồn. Trong khi đó, từ phía
nhà trường và gia đình chưa có hướng dẫn, giúp đỡ học sinh hiểu biết về vấn đề
này.
Học sinh khu vực nội thị có nhà nằm chủ yếu ở trung tâm thành phố, chính
vì thế mà hầu hết các em đều trả lời mỗi ngày tiếng ồn từ xe cộ làm các em cảm
thấy khó chịu nhất. Ngồi ra, các âm thanh khác mà các em cho là tiếng ồn là
tiếng xì xầm trong khu vực chợ, tiếng cãi nhau, tiếng nhạc mở quá lớn của các
cửa hàng thời trang. Khi được hỏi những âm thanh nào bạn cho là ô nhiễm tiếng
ồn, đa số học sinh trả lời được như tiếng xe cộ, tiếng máy nổ (80%), một số ít cho
rằng các loại nhạc như rock, dance là nguyên nhân của ô nhiễm tiếng ồn. Khi
được hỏi về tiếng nói chuyện có phải là một dạng tiếng ồn thì đa số học sinh cho
là khơng phải vì đây là âm thanh phát ra bình thường (74%), số cịn lại (14%)
cho rằng nói chuyện được xếp vào tiếng ồn khi nó cắt ngang một hoạt động yên
tĩnh khác (học bài, nghỉ ngơi), một số ít (12%) cho rằng tùy vào khi nói chuyện
phát ra âm thanh lớn hay nhỏ thì mới có thể biết là hình thành tiếng ồn hay
khơng. Như vậy, có thể thấy rằng học sinh chỉ cho rằng âm thanh gây ô nhiễm là
những âm thanh phát ra mạnh, cường độ lớn; còn những âm thành nhỏ khác thì
khơng. Điều đó chứng tỏ sự đánh giá của học sinh về tiếng ồn còn hạn chế, bởi
ngay cả những âm thanh bình thường như tiếng nói chuyện đã đạt 60 dB, và khi
nói chuyện to tiếng thì con số đã là 80 dB, có nghĩa rằng đã vượt mức an toàn đối
với tai người.
Đối với âm thanh phát ra từ môi trường xung quanh, đa số học sinh cho
rằng có cảm nhận bình thường. Phần lớn học sinh khẳng định rằng, chỉ khi nào

gặp phải tiếng ồn q lớn thì mới cảm thấy khó chịu. Một số ít học sinh (5%) còn

191


Năm học 2008 – 2009

cảm thấy đau tai và hồi hộp (tim đập nhanh) khi gặp phải tiếng ồn lớn, đặc biệt là
tiếng xe rú ga, tiếng nhạc mở lớn, số cịn lại chỉ cảm thấy khó chịu trong người.
Cách để học sinh làm giảm đi sự khó chịu từ tiếng ồn cũng đa dạng, trong
đó đa số chọn các phương án như đóng cửa phịng riêng (32%), đến rạp chiếu
phim (22%), đeo tai phone nghe nhạc để cách biệt với âm thanh bên ngoài
(14%), đi dạo để thư giãn (21%), và vào các nơi yên tĩnh có cây xanh như cơng
viên (11%). Có thể nhận biết được rằng học sinh chọn cách giải quyết trên là dựa
vào tính cách và sở thích cá nhân, nhưng điều đáng lo ngại là trong các cách giải
quyết ở trên thì những cách được đa số học sinh chọn lại là những cách làm tăng
thêm tiếng ồn đối với tai hoặc tăng thêm hậu quả của ơ nhiễm tiếng ồn. Vì khi
đến rạp hát hay rạp chiếu phim thì cường độ tiếng ồn đo được có thể lên tới 110
dB, điều này càng ảnh hưởng trầm trọng đến học sinh. Một suy nghĩ sai lầm hơn
là sử dụng tai phone nghe nhạc, bởi khi đặt âm lượng của máy nghe nhạc ở
cường độ tối đa nghĩa là học đã “hấp thụ” âm thanh một cách “trọn vẹn” qua tai
phone ở cường độ 120 dB và nó trở thành “sát thủ” đối với đơi tai của học sinh.
Thật nghiêm trọng khi theo một nghiên cứu mới đây cho thấy, chịu đựng cường
độ âm thanh trên 100 dB trong vòng 15 phút đã gây hại đến sức khỏe con người,
mà học sinh thì có bao giờ đi xem phim, nghe nhạc trong vòng 15 phút? Hay là
thời gian phải lâu hơn?
Cách chọn có khả quan hơn là đi dạo để thư giãn, điều này có thể tạo ra tâm
lý thoải mái cho học sinh, nhưng khi đi dạo vẫn có thể bị các tiếng ồn khác phá
tan đi sự thư giãn bởi vì trong mơi trường thành phố với mức sống nhộn nhịp thì
khơng thể thiếu vắng tiếng ồn. Cách tốt nhất nhưng lại được lựa chọn ít nhất là

chọn các cơng viên cây xanh yên tĩnh làm nơi thư giãn. Có thể do nhiều ngun
nhân khác nhau như nhà xa cơng viên, khơng thích nơi vắng vẻ. Nhưng phải
khẳng định rằng đây là môi trường tốt nhất để chống lại tiếng ồn bởi không chỉ
không gian yên tĩnh của khung viên công viên, mà cây xanh cịn có khả năng hấp
thụ tiếng ồn hữu hiệu.

192


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

Qua khảo sát, có thể thấy rằng khả năng nhận thức của học sinh trung học
phổ thơng về ơ nhiễm tiếng ồn cịn hạn chế, chính vì thế cần phải đưa ra một định
hướng để giúp các em có cách hiểu sâu hơn về vấn đề này, từ đó đưa ra định
hướng cân bằng sức khỏe cho bản thân.
3.2. Định hướng cân bằng sức khỏe cho học sinh trung học phổ thông
Để hạn chế tác hại của tiếng ồn đối với con người, cần tuyên truyền sâu
rộng cho mọi người cùng biết. Thông qua phương pháp thông tin giáo dục con
người, dùng thông tin đại chúng để mọi người biết được các tác hại của tiếng ồn
và phải có trách nhiệm trong vấn đề tiếng ồn do mình gây nên, tăng thêm ý thức
tự giác, ý thức tôn trọng người khác, đảm bảo trật tự yên tĩnh mọi lúc mọi nơi
nhằm tăng hiệu quả công việc, đảm bảo sức khỏe và chất lượng môi trường sống.
Việc đảm bảo sức khỏe, tránh tác hại của ô nhiễm tiếng ồn cho học sinh
trung học phổ thông - thế hệ tương lai của đất nước, là công việc cần thiết. Muốn
học sinh tự định hướng cân bằng sức khỏe cho bản thân, cần cho học sinh nhận
thức đầy đủ về khái niệm và tác hại của ô nhiễm tiếng ồn đối với con người. Đây
không phải là trách nhiệm của một cá nhân, tổ chức mà phải là sự kết hợp của cả
cộng đồng.
Giáo dục trên cơ sở nhà trường phổ thơng kết hợp với gia đình và toàn xã
hội. Nhà trường cung cấp tri thức khoa học một cách hệ thống cho học sinh, qua

đó hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học về tiếng ồn và tác hại của nó.
Qua tri thức tiếp nhận được tại trường học, học sinh có thể tự nhận thức được vấn
đề, qua đó tự định hướng cho bản thân.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng, nội dung trong sách giáo khoa ít quan tâm đến
vấn đề này. Có thể xây dựng trong chương trình dạy học thêm một số tiết học
hoặc sinh hoạt ngoại khóa về vấn đề này để học học có thể nắm bắt kịp thời.
Gia đình cần hiểu và động viên con cái thực hiện bảo vệ sức khỏe, tránh
tiếng ồn. Điều này còn tùy thuộc vào tri thức, sự hiểu biết của các bậc cha mẹ
học sinh, nên khơng thể bắt buộc gia đình phải giáo dục con cái nhưng cần có sự

193


Năm học 2008 – 2009

kết hợp từ phía nhà trường với gia đình và xã hội để mức độ giáo dục được tốt
hơn.
Tuy nhiên, có thể thấy một điều rằng ngay cả trong cộng đồng xã hội cũng
chưa được hiểu biết về vấn đề ô nhiễm tiếng ồn một cách cặn kẽ, điều này gây ra
những khó khăn khi thực hiện các định hướng bảo vệ sức khỏe. Những định
hướng dưới đây cũng nằm trên cơ sở lý thuyết, việc áp dụng vào thực tế cịn phải
tùy thuộc vào trình độ hiểu biết, mối quan tâm của xã hội đối với sức khỏe con
người nói chung và thế hệ trẻ nói riêng.
Trước hết, nên tránh những khu vực có tiếng ồn cao. Trong môi trường
thành phố, việc tránh tiếng ồn giao thông hầu như là không thể, nên hạn chế tiếp
xúc với tiếng ồn giao thông vào giờ cao điểm. Có thể hạn chế đến các nơi ồn ào
như chợ, rạp chiếu phim, ca nhạc, vũ trường.
Trong các giờ ra chơi ở trường, tiếng ồn là một điển hình cho tính cách hiếu
động của học sinh. Cần giáo dục cho học sinh biết được ảnh hưởng của nó đến
sức khỏe, từ đó định hướng cho học sinh hạn chế la hét, vui chơi quá mức trong

giờ chơi nhằm đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân.
Khi bị tiếng ồn làm cho cơ thể mệt mỏi, khó chịu, học sinh nên tìm cách thư
giãn cho tinh thần thoải mái. Một cách khá tốt đối với học sinh là thường xuyên
đến các cơng viên cây xanh n tĩnh. Vì riêng đối với cây xanh, sóng âm khi
truyền qua sẽ bị phản xạ đi, phản xạ lại nhiều lần làm giảm năng lượng âm một
cách đáng kể. Các dải cây xanh rộng từ 10 - 15 m có thể làm giảm tiếng ồn từ 15
- 18 dB. Đứng bên dưới những tán cây xanh cịn có thể giảm bớt được lượng bụi
trong khơng khí vì cây xanh đã hấp thụ chúng.
Khả năng giảm tiếng ồn của cây xanh không những phụ thuộc vào loại cây
mà cịn phụ thuộc vào cách bố trí cây, phối hợp các cây có tán, có lùm, các khóm
cây, bụi cây. Các cơ quan chức năng, đơn vị có thẩm quyền cần nghiên cứu vấn
đề này để bố trí cây xanh trong khuôn viên công viên hợp lý, mang lại lợi ích cho
sức khỏe con người.

194


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

Một cách khác có thể phù hợp với lứa tuổi học sinh hơn, đó là sử dụng xe
đạp. Đi xe đạp sẽ không ô nhiễm mơi trường, ơ nhiễm tiếng ồn và an tồn, nếu có
gây tai nạn thì mức độ cũng khơng trầm trọng. Đi xe đạp vừa thanh lịch vừa đảm
bảo sức khỏe, phù hợp với sự năng động của học sinh. Học sinh sử dụng xe đạp
cũng là một phương pháp tuyên truyền ngược lại cho xã hội về hành động chống
lại ô nhiễm tiếng ồn. Nếu trong môi trường trường học có thể khuyến khích học
sinh thực hiện tốt việc tuyên truyền này thì sẽ giảm đi một lượng tiếng ồn đáng
kể gây ra từ giao thơng.
Ngồi những biện pháp nhằm định hướng cho học sinh cân bằng sức khỏe,
thì việc giáo dục ô nhiễm tiếng ồn và hậu quả của nó và việc làm cần thiết và cần
đươc tuyên truyền sâu rộng trong học sinh, để các em có tri thức để nhận biết và

tự đưa ra hướng cân bằng sức khỏe cho bản thân.
4.

Kết luận
Tiếng ồn và hậu quả của nó đang đi đơi với nhịp độ phát triển của xã hội

hiện đại. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền rộng rãi trong toàn xã hội để
mỗi người nâng cao nhận thức, cùng nhau bảo vệ môi trường sống bằng những
hành động thiết thực hằng ngày. Vì sự phát triển bền vững, vì tương lai đất nước,
tương lai của thế hệ trẻ, chúng ta cùng nhau hành động để đẩy lùi ô nhiễm tiếng
ồn.
Một số giải pháp có khả năng thực hiện được đó là thiết kế cơ sở hạ tầng kỹ
thuật trong việc xây dựng trường học. Khi xây dựng trường học, các cơ quan
chức năng cần lưu ý đến vấn đề chọn vị trí xây dựng thích hợp, đảm bảo các yếu
tố cơ bản tránh những tiếng ồn (cách xa chợ, khu vui chơi giải trí, …).
Trong mơi trường trường học, cây xanh có ảnh hưởng không nhỏ đến học
tập, tâm lý của học sinh. Cây xanh là nơi các em vui chơi, thư giãn sau những tiết
học, và cây xanh giúp hạn chế ô nhiễm tiếng ồn. Việc trồng cây xanh trong
trường học sẽ rất có ích đối với học sinh.
Một giải pháp cần thiết trong việc tuyên truyền để hạn chế ô nhiễm tiếng ồn
do con người đó là nghiên cứu về tiếng ồn trong sinh hoạt gia đình và trong quá

195


Năm học 2008 – 2009

trình dạy – học. Thơng qua việc tuyên truyền giúp bố mẹ, thầy cô hiểu được tác
hại của tiếng ồn đối với học sinh khi bị la mắng, to tiếng. Từ đây có thể định
hướng về cách ứng xử như thế nào cho hợp lý mà vẫn đảm bảo việc giáo dục học

sinh được tốt. Đây là định hướng để có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường.

196



×