Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Kinh tế Việt Nam khi gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.55 KB, 14 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
KINH TẾ VIỆT NAM
Việt Nam là một quốc gia nghèo và đông dân đang dần bình phục và phát
triển sau sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát viện trợ tài chính từ khối các
nước xã hội chủ nghĩa trước đây, và sự yếu kém của nền kinh tế tập trung. Chính
sách Đổi Mới năm 1986 thiết lập nền "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa". Các thành phần kinh tế được mở rộng nhưng các ngành kinh tế then
chốt vẫn dưới sự điều hành của Nhà nước. Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã
có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung
bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997. Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm
1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng
kinh tế Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm 1999. Tăng trưởng GDP
tăng lên từ 6% đến 7% giữa những năm 2000-2002 trong khi tình hình kinh tế
thế giới đang trì trệ. Hiện nay, giới lãnh đạo Việt Nam tiếp tục các nỗ lực tự do
hoá nền kinh tế và thi hành các chính sách cải cách, xây dựng cơ sở hạ tầng cần
thiết để đổi mới kinh tế và tạo ra các ngành công nghiệp xuất khẩu có tính cạnh
tranh hơn.
Việt Nam đã hoàn thành việc xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO). Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam được phép gia nhập sau khi đã
kết thúc đàm phán song phương với tất cả các nước có yêu cầu (trong đó có
những nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Trung
Quốc. Ngày 28 tháng 11, Quốc hội Việt Nam đã chính thức phê chuẩn Nghị
định thư gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới với tỷ lệ phiếu thuận 90,24 %
[1]. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO ngày
11 tháng 1 năm 2007.
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2006
Năm 2006, kinh tế nước ta phát triển trong điều kiện trong nước và thế
giới có những sự kiện nổi bật: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Hội nghị
APEC 2006 tại Hà Nội thành công tốt đẹp, Việt Nam đã chính thức trở thành
thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Bên cạnh đó, cũng có không
1


Website: Email : Tel : 0918.775.368
ít các yếu tố khó khăn tác động không thuận đến sản xuất và đời sống dân cư: Ở
trong nước là ảnh hưởng của bão số 1, bão số 6, bão số 9 và các bất thường về
thời tiết khác; dịch bệnh trong nông nghiệp..., trên thị trường quốc tế, giá cả nói
chung, đặc biệt là giá xăng dầu diễn biến phức tạp và có chiều hướng tăng. Tuy
nhiên, nhờ có sự chỉ đạo và điều hành sát sao của Chính phủ thông qua các
chính sách phù hợp, kịp thời, cùng với sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các
doanh nghiệp và toàn dân, kinh tế tiếp tục phát triển, chính trị, xã hội ổn định.
TÌNH HÌNH KINHTẾ
Tổng sản phẩm trong nước năm 2006 theo giá so sánh ước tính tăng 8,17%
so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng
3,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,37%; khu vực dịch vụ tăng
8,29%.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4%, thấp hơn mức tăng 4%
của năm 2005, chủ yếu do tốc độ tăng của ngành nông nghiệp và thuỷ sản chậm
lại vì ảnh hưởng của thời tiết bất thường và dịch bệnh. Khu vực công nghiệp,
xây dựng tăng trưởng thấp hơn mức tăng của năm ngoái do sản xuất công
nghiệp giảm (dầu thô khai thác đạt 17 triệu tấn, thấp hơn mức 18,5 triệu tấn của
năm 2005; công nghiệp chế biến và điện, nước, ga cũng giảm so với mức tăng
trưởng năm trước. Khu vực dịch vụ tăng cao hơn mức tăng trưởng chung của
nền kinh tế, trong đó một số ngành có tỷ trọng lớn duy trì được mức độ tăng cao
như thương nghiệp; vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch; khách sạn, nhà hàng;
tài chính ngân hàng, bảo hiểm.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực
công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và
thuỷ sản. Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng từ 40,97% năm 2005 lên
41,52% trong năm nay; khu vực dịch vụ tăng từ 38,01% lên 38,08%; khu vực
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 21,02% xuống còn 20,40%.
Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2006 ước tính bằng 110,2% dự toán cả
năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 103%; thu từ dầu thô bằng 126%; thu

2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 106,3%; thu viện trợ bằng
148%. Chi ngân sách Nhà nước năm 2006 bằng 108,4% dự toán cả năm, bảo
đảm được các kế hoạch chi cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Bội chi
ngân sách Nhà nước cả năm bằng mức dự toán cả năm, trong đó 74,2% được bù
đắp bằng nguồn vay trong nước và 25,8% từ nguồn vay nước ngoài.
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Giá trị sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2006 (theo giá
cố định) ước tính tăng 4,4% so với năm 2005, trong đó nông nghiệp tăng 3,6%;
lâm nghiệp tăng 1,2%; thuỷ sản tăng 7,7%.
Sản lượng lương thực có hạt năm 2006 ước tính đạt 39,65 triệu tấn, chỉ
tăng tăng 0,1% so với năm trước, tương đương với tăng thêm 26,4 nghìn tấn,
trong đó lúa 35,83 triệu tấn, giảm 0,1% và ngô 3,82 triệu tấn, tăng 0,9%. Sản
lượng lúa giảm nhẹ so với năm trước do diện tích giảm 4,8 nghìn ha và năng
suất chỉ tương đương năm trước. Lúa đông xuân 17,53 triệu tấn, tăng thêm 199,1
nghìn tấn, chủ yếu do diện tích tăng 1,6%. Lúa hè thu 9,71 triệu tấn, giảm 6,9%
(tương đương giảm 721,7 nghìn tấn), do giảm cả diện tích và năng suất (diện tích
giảm 26 nghìn ha và năng suất giảm 2,6 tạ/ha). Lúa mùa 8,58 triệu tấn, tăng
6,4% tương đương với tăng thêm 516,5 nghìn tấn, chủ yếu do năng suất tăng
thêm (trong đó miền Bắc tăng thêm 4,8 tạ/ha, miền Nam tăng thêm 0,5 tạ/ha).
Sản lượng một số cây hàng năm so với năm trước tăng, giảm với mức độ
khác nhau: khoai lang tăng 0,8%; sắn tăng 14,9%; đỗ tương giảm 11,8%; lạc
giảm 5%; rau các loại tăng 6,4%; mía tăng 4,9%... Do thời tiết thuận và giá thu
mua một số nông sản cho xuất khẩu như cao su, cà phê, chè, hồ tiêu tăng cao đã
kích thích người dân mở rộng sản xuất, tăng sản lượng: trong đó sản lượng cao
su tăng 13,4%, cà phê tăng 13,5%, hồ tiêu tăng 2,9%, chè tăng 7,4%; riêng cây
điều tuy diện tích tăng 14,4 nghìn ha (+4,1%) nhưng sản lượng giảm 2%. Diện
tích cây ăn quả tăng 7 nghìn ha so với cùng kỳ năm trước.
Chăn nuôi:

3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Theo kết quả điều tra, tính đến 1/8/2006, đàn trâu cả nước đạt 2,92 triệu
con, đàn bò 6,51 triệu con (trong đó đàn bò sữa 113,2 nghìn con); đàn lợn 26,86
triệu con; đàn gia cầm 214,6 triệu con (trong đó đàn gà 152 triệu con). Tổng sản
lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 3,1 triệu tấn, tăng 9,3% so với năm 2005, trong
đó thịt trâu tăng 7,5%; thịt bò tăng 12,2%; thịt lợn tăng 9,5%; gia cầm tăng 7%.
Sản lượng sữa bò đạt 215,9 nghìn tấn, tăng 9,2%. Sản lượng trứng gia cầm các
loại 4 triệu quả, tăng 0,5%.
Sau gần 12 tháng không phát sinh thêm ổ dịch cúm gia cầm mới (trung
tuần tháng 12/2006 đã phát sinh cúm gia cầm ở 3 xã, phường của 2 huyện thuộc
tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu nhưng cũng chỉ có trên 8 nghìn con gia cầm bị chết và
tiêu huỷ). Dịch lở mồm long móng ở gia súc đã được khống chế và cơ bản đã
được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Đến nay, chỉ còn 26 xã của 16 huyện
thuộc 7 tỉnh dịch chưa qua 21 ngày, với 496 con trâu bò và 338 con lợn bị dịch.
Lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng tập trung cả nước ước tính đạt 184 nghìn ha, bằng
103,7% năm trước; trồng cây phân tán 202,5 triệu cây, bằng 99,2%; diện tích
rừng trồng được chăm sóc 486,7 nghìn ha, tăng 0,9%; diện tích rừng khoanh nuôi
tái sinh 911,4 nghìn ha, tăng 0,4%; sản lượng gỗ khai thác 3011,2 nghìn m3, tăng
0,5% (chủ yếu là gỗ rừng trồng). Diện tích rừng bị thiệt hại năm 2006 chỉ bằng
45,8% năm trước, do thời tiết không nắng, nóng nhiều và công tác bảo vệ rừng
được quan tâm hơn (trong đó bị cháy 2,1 nghìn ha, bị chặt phá 2,5 nghìn ha).
Thuỷ sản
Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2006 ước tính đạt 3695,9 nghìn tấn, tăng
6,6% so với năm trước, trong đó nuôi trồng tăng 14,6% và khai thác tăng 0,7%
(khai thác biển tăng 0,9%). Trong tổng sản lượng thuỷ sản, cá 2633,1 nghìn tấn,
tăng 6,6% ; tôm 459,3 nghìn tấn, tăng 5,6%.
Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 1694
,2 nghìn tấn, trong đó cá 1148 nghìn

tấn, tăng 18,2%; tôm 354,6 nghìn tấn, tăng 8,4%.
Mặc dù bị ảnh huởng của bão,
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
lũ lớn, nhiều diện tích nuôi trồng thuỷ sản ven biển bị mất trắng hoặc giảm năng
suất, nhưng nuôi trồng thuỷ sản tăng khá do diện tích nuôi tăng 3,3%; các địa
phương tiếp tục đa dạng hóa đối tượng và hình thức nuôi theo hướng đạt hiệu quả
cao và phát triển bền vững, không những phục vụ cho xuất khẩu mà còn tiêu thụ
mạnh trên thị trường trong nước. Sản lượng thuỷ sản khai thác 2 triệu tấn, tăng
0,7% so với 2005, trong đó khai thác biển 1,81 triệu tấn, tăng 0,9%.
Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 490,82 nghìn
tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực doanh nghiệp Nhà
nước tăng 9,1% (Trung ương quản lý tăng 11,9%; địa phương quản lý tăng 2%);
khu vực ngoài Nhà nước tăng 23,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng
18,8% (Dầu mỏ và khí đốt giảm 6,5%, các ngành khác tăng 25,4%). Nguyên nhân
khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng thấp hơn, chủ yếu do giảm số doanh nghiệp,
giảm nhiều nhất là doanh nghiệp Nhà nước địa phương quản lý do tiếp tục thực
hiện triệt để hơn chủ trương của Nhà nước về đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp
Nhà nước.
Trong ba ngành công nghiệp cấp I, giá trị sản xuất công nghiệp khai thác
chiếm 7,8% giá trị sản xuất công nghiệp, chỉ tăng 1,1% so với năm trước (chủ
yếu do dầu thô khai thác giảm 8,2% trong khi than sạch khai thác tăng 18,7%);
sản xuất, phân phối điện, ga và nước chiếm 5,7%, tăng 13% (trong đó sản lượng
điện tăng 13,4%); công nghiệp chế biến chiếm 86,4%, tăng 18,9% và đóng góp
chính vào tăng giá trị sản xuất công nghiệp 2006.
Trong công nghiệp chế biến, một số ngành chủ yếu giữ được tốc độ tăng
cao ổn định đã quyết định tốc độ tăng cao của toàn ngành công nghiệp so với
năm 2005 như: sản xuất thực phẩm và đồ uống tăng trên 17%; sản xuất các sản
phẩm từ da, giả da tăng 18,5%; sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tăng trên 23%; sản

xuất các sản phẩm từ cao su và plastic tăng 27%; sản xuất các sản phẩm từ kim
loại tăng 24%; sản xuất thiết bị điện tăng trên 28%; sản xuất radio và thiết bị
5

×